Hôn Lễ Của Bạn Trai Cũ
-
Chương 35
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Con đường ở thành phố M đã được tu sửa nhiều lần, nó không còn như trước nữa, nhưng tôi vẫn tìm thấy căn hộ nhỏ năm ấy.
Nó là một tòa nhà nhỏ theo phong cách thời Trung Hoa Quốc. Tường đá xưa cũ với dây thường xuân và tường vi bao lấy. Cửa sắt đã hoen rỉ.
Đàm Sơ vẫn không bán đi nơi này. Cô ấy sợ tôi không còn nơi để về, cho nên vẫn luôn để chìa khóa cho tôi.
Tôi mở cửa, đi vào, đồ đạc trong phòng vẫn như cũ trước lúc rời đi.
Thảm hoa văn, sàn nhà màu nâu gỗ, đá hoa cương gạch men sứ, hai chậu hoa thủy tiên và hoa mắc cỡ tự trồng bên ngoài cửa sổ, đã héo úa.
Chiếc xích đu nhỏ trong sân vẫn còn được treo, chiếc nệm bông trên đó đã không còn màu sắc tươi sáng ban đầu.
Tôi lau bụi rồi ngồi lên đó, xích sắt phát ra âm thanh kẽo kẹt khô khốc. Giống như giây tiếp theo sẽ gãy đi.
Tôi nhớ tôi ở đây nửa năm, cái sân này cũng chứng kiến bụng tôi dần dần nhô cao.
Tôi thường xuyên ngồi ở trên xích đu đọc sách, hoặc ngồi trên ban công tầng hai ngắm hoàng hôn bên ngoài, tựa như giờ phút này, trên bầu trời mây trắng trôi, sau đó nói cho bé con, thế giới bên ngoài xinh đẹp biết bao, cho nên nhất định chớ có trách tôi, chớ có trách tôi đã đưa bé con tới thế giới này.
Lúc bụng tôi còn chưa to, tôi đã tìm một công việc bán thời gian là phiên dịch, rốt cuộc thì tấm bằng đại học F cũng có chút hữu ích.
Sau này không tiện đi ra ngoài, vì vậy tôi đã nhận một số công việc soạn bản thảo có thể làm ở nhà.
Đàm Sơ thường xuyên tới thăm tôi, mua cho tôi rất nhiều trái cây, sau đó đốc thúc tôi mỗi ngày phải đi một trăm vòng trong sân. Đương nhiên, lúc có cô ấy, buổi tối sẽ lôi kéo tôi đến bờ sông tản bộ, cô ấy không yên tâm để một mình tôi đi ra ngoài, hoàn toàn nhìn tôi như một "ông bầu" mong manh yếu ớt.
May mắn Tiểu Sư rất ngoan, mấy phản ứng khi mang thai cũng không nghiêm trọng, mỗi ngày đều ăn được ngủ ngon, cân nặng cứ tăng dần, lên xuống cầu thang cũng thấy hơi mệt.
Đàm Sơ sợ tôi sẽ cảm thấy buồn chán, nên đã mang cho tôi rất nhiều sách, hoặc là đ ĩa DVD, bên trong còn có video dưỡng thai, tôi xem đến dở khóc dở cười.
Từ Thông Chiêu báo cho tôi buổi tối cô và Tiểu Sư sẽ đi ăn buffet, còn nói trẻ em dưới 1m4 được giảm nửa giá vé.
Sau khi đi đón Tiểu Sư xong, cô ấy gọi điện thoại cho tôi, trong điện thoại Tiểu Sư làm nũng gọi "Ba ơi", hỏi tôi khi nào trở về?
Tôi khi nghe giọng thằng bé còn có thể tưởng tượng ra khuôn mặt làm bộ đáng thương của bé.
Từ Thông Chiêu đứng cạnh bên: "Được rồi đó nhóc con, hạ màn đi nào."
Tiểu Sư cho rằng tôi không nghe rõ, tiếp tục đáng thương mà nói nhớ tôi biết bao, còn nói nhớ bé Alpaca ở nhà.
Khi ngủ thằng bé rất thích ôm mấy món bông xù mềm mềm, đặc biệt là con thú bông Alpaca kia. Trước khi đi thì tôi đem nó đi giặc, phơi ở bên ngoài, cũng không mang theo, vì thế Từ Thông Chiêu liền đến cửa hàng thú bông mua cho thằng bé con chuột bông tạm.
Lúc tôi tắt máy, sắc trời đã tối sầm.
Ngay khi chuẩn bị bật đèn trong sân, Phó Dư Dã đã gọi điện thoại tới.
"Thầy không ở khách sạn."
Cậu ấy dường như đang thông báo cho tôi.
"Tôi đi ra ngoài rồi."
Tôi mở đèn, ánh đèn phủ một dải lụa cam lên tro bụi chất đầy cùng lá rụng sân. Thật ảm đạm. Có lẽ là bị cảnh sắc ảnh hưởng, giọng nói của tôi cũng trầm tĩnh không ít, tâm như đang ở một nơi rất xa rất xa.
"Đã ăn cơm chiều chưa?"
Tôi dừng một chút, đột nhiên có dự cảm về câu hỏi tiếp theo của cậu ấy là gì, vì thế liền hỏi: "Cậu có muốn biết tôi đang ở đâu không?"
Tôi nhìn cây hải đường khô héo, nói cho Phó Dư Dã địa chỉ của tôi.
Mặt trời dần khuất đi, bóng tối dần bao phủ, gió lạnh cũng bao trùm toàn bộ thành phố như một bức màn khổng lồ.
Cửa sắt lạch lạch rung lên, như thể ai đó đang gõ cửa trong đêm tuyết.
Chờ chưa bao lâu, Phó Dư Dã đã tới rồi.
Thời điểm này ở thành phố M ùn tắc giao thông nghiêm trọng, nếu cậu ấy lái xe tới, ít nhất phải bị kẹt trên đường một tiếng, nhưng chỉ qua nửa tiếng thôi, cậu ấy đã đến đây.
Tôi mở cửa, nhìn thấy khuôn mặt cậu bị gió lạnh thổi đến tái nhợt, còn có tóc ngắn rối bù, ngũ quan trên khuôn mặt nhìn rất rõ ràng, đường nét tỷ mỉ, phía sau còn không có xe.
Bên ngoài quá lạnh. Tôi và cậu ấy liền đi vào trong nhà.
Vừa vào cửa, cậu đã cau mày ném áo khoác lên sô pha, nhìn xung quanh, thấy mấy món đồ cũ kỹ này, mày lại nhăn chặt thêm. Nhưng cậu sẽ không nói gì. Bởi vì do tôi kêu cậu tới, cho dù khung cảnh trước mặt làm cậu khó chịu, cậu cũng chỉ nhịn xuống. Tựa như cậu ấy sẽ không nói cho tôi là ngồi xe điện ngầm tới, tàu điện ngầm ở thời điểm này rất đông người tan làm và tan học. Có thể hình dung được môi trường trên tàu điện ngầm tồi tệ như thế nào. Nhưng nếu tôi không hỏi, cậu ấy sẽ không nói một lời..
Trong phòng bếp có có sẵn đồ dụng cụ, nhưng không có thức ăn.
Tôi lục các ngăn tủ, tìm khăn trải bàn và đệm ghế sạch sẽ, trải lên bàn ghế.
Nước sôi, tôi rót cho cậu một ly.
Cái ly này rửa sạch sẽ rồi đặt vào tủ khử trùng, lúc nãy tôi còn dùng nước sôi trụng qua, không có mùi lạ.
Cậu ấy đi cả đoạn đường tới đây chắc hẳn đã khát rồi, cho nên cũng chỉ do dự đôi chút rồi ngoan ngoãn mà uống.
Cậu uống hai ngụm, cũng không thèm chạm vào nữa.
Tôi nói: "Gần đây có chợ, tối nay cậu muốn ăn gì?"
Cậu ấy mặc một chiếc áo len màu trắng, lúc này đang không hiểu mà nhìn tôi.
Bộ dạng ngoan ngoãn thật giống chú mèo con. Tôi không khỏi hỏi lại: "Buổi tối tôi nấu cơm, cậu có muốn ăn hay không?"
Lần này cậu thực sự sững người. Cậu khẽ mở môi, như là hồn phi phách tán, sau đó đột nhiên tỉnh táo lại, trong đôi mắt hổ phách hiện lên vẻ kinh ngạc.
"Thầy......"
"Vậy đi mua đồ ăn với tôi. Hiện tại, mặc áo khoác vào."
Tôi ra lệnh.
Phó Dư Dã đầu tiên là đứng lên, đi lấy áo khoác, nhưng khi ngón tay đụng tới áo khoác lại do dự, tôi nhìn thất sự bối rối trong đôi mắt cậu, biết trong lòng cậu nhất định không muốn mặc cái áo khoác này vào rồi chen chúc trong đám người để dính các loại mùi kỳ lạ và các loại vi khuẩn không nhìn thấy.
Tôi đứng ở cửa như đang xem kịch, lại thúc giục: "Mau lên đi, chốc nữa người ta bán hết đồ bây giờ."
Tôi nhìn thấy Phó Dư Dã hạ thấp người, sau đó ngoan ngoãn mà mặc áo khoác vào.
Áo khoác cậu ấy dựng cao cổ, hiệu quả giữ ấm rất tốt.
Nhưng lúc này cậu ấy đi ra ngoài cùng tôi cũng không kéo khoá kín cổ, tôi bước ra ngoài thì bị gió lạnh thổi đến run run, lại nhìn cái cổ trắng như tuyết kia lộ ra ngoài.
Tự dưng vừa giận lại vừa buồn cười.
Tôi bước nhanh đi đến trước mặt cậu, kéo khoá áo khoác cậu cao lên đến cao nhất, cằm Phó Dư Dã bị che khuất sau cổ áo.
Khuôn mặt cậu ấy lúc này rất bối rối, nhưng cậu ấy cũng chẳng trốn tránh.
Có lẽ là rất vui, cho nên đôi mắt đều sáng lấp lánh.
Nhưng lại có vẻ không muốn, khóe miệng cũng không cong lên được.
Như là không biết nên giận dỗi với ai.
Tôi nhịn không được vuốt gọn tóc cho cậu. Nói: "Được rồi, tối nay nấu món cá trích om dưa cho cậu."
Tôi xoay người đi ở phía trước cậu ấy, khóe miệng cũng hơi cong lên trong vô thức.
Xem đó, ai cũng nói Phó Dư Dã thông minh, nhưng cũng có lúc cậu ấy cũng ngốc, ngốc đến để mặc cho tôi động tay động chân.
Đi vào chợ bán thức ăn, may mắn nó không còn lộn xộn như mấy năm trước, sạch sẽ hơn nhiều. Người cũng không nhiều, có lẽ là do chúng tôi tới trễ.
Phó Dư Dã đi bên cạnh tôi, không nói một lời, nhưng mỗi lần có người đi qua cậu đều lặng lẽ bảo vệ cho tôi, tôi giả vờ như không nhìn thấy một dì xách theo hai con cá đi ngang qua cậu ấy, con cá cọ vào áo cậu ấy để lại một vệt nước.
Sau khi mua rau dưa xong, tôi đến khu hải sản. Khu hải sản có nhiều người, mặt đất đầy vết nước.
Tôi nhanh chóng mua cá tôm, sau đó kéo Phó Dư Dã đi ra ngoài.
Cậu ấy muốn giúp tôi xách đồ, tôi đưa mớ rau cho cậu, hải sản thì tôi xách, nhưng Phó Dư Dã lại xách hết.
Được thôi, lát nữa cậu đừng có nhăn mày khó chịu khi ngửi thấy mùi cá trên này nhé, tôi cười thầm.
Tôi nói: "Đây là lần đầu tiên cậu đi chợ à?"
Thấy tôi như coi thường, cậu có chút bất mãn mà nhíu mày, lại giải thích nói: "Quân tử xa nhà bếp."
"À, hiện tại cũng nhớ rồi sao? Chắc không còn viết sai nữa đâu ha......"
Tôi không thể ngừng trêu cậu ấy được.
Lúc trước khi tôi dạy cậu về《 Lương Huệ Vương Chương Cú Thượng của Mạnh Tử》, còn nhớ rõ bên trong có hai chữ cực kỳ khó viết, cậu ấy không giỏi viết Hán tự, tôi cho cậu ấy biết hai trang mới có thể nhìn ra được mặt chữ trong cái sớ như vẽ bùa kia.
Cậu ấy cũng nhớ ra, cho nên xấu hổ mà cũng không dám nhìn tôi.
Tôi nghẹn cười, mãi đến cầm cá vào phòng bếp, mới cười ra tiếng, Nhưng tôi biết ngôi nhà này cách âm không tốt, hơn nữa tôi cười lớn như thế, cậu ấy nhất định sẽ nghe thấy. Tôi nghe thấy tiếng người nào đó giấu đầu lòi đuôi mà đi ra bên ngoài, chờ khi tôi cười đủ rồi, mới bắt đầu nấu cơm.
Có lẽ là tâm trạng khá tốt, cho nên nấu ăn cũng rất thuận tay. Khi tôi múc địa tam tiên (*) từ trong nồi ra, liền thấy Phó Dư Dã không biết từ khi nào đã đứng ở sau lưng tôi.
Tôi liếc nhìn nồi cơm điện rồi nói: "Sắp xong rồi, cậu vào bật sưởi trong nhà đi."
Tôi ở trong phòng bếp nấu ăn không cảm thấy lạnh, nhưng nhìn thấy cậu ấy chỉ mặc cái áo len chắc hẳn cậu ấy sẽ bị lạnh.
Chờ khi tôi bưng đồ ăn đi ra ngoài, phòng khách đã thực ấm áp.
Phó Dư Dã đang sắp chén đũa.
Cậu ấy thích sắp theo một bộ đồ dùng để ăn uống, có lẽ từ nhỏ cậu ấy đã ăn rất nhiều đồ ăn phương Tây, ngay cả đũa thìa cũng được đặt ngay ngắn như sắp ăn đồ Âu.
Tôi đã quen với sự tỉ mỉ của cậu ấy, dù sao tủ mỉ một chút cũng không sai.
Bốn năm trôi qua, tôi lại quay về đây để ăn cơm.
Trước kia khi ăn cơm một mình, tôi nghĩ rất nhiều chuyện, nếu có Phó Dư Dã ngồi bên cạnh thì hạnh phúc biết bao, hiện tại nguyện vọng này đã thành hiện thực.
Tôi lén liếc nhìn khuôn mặt của cậu dưới ánh đèn.
Sạch sẽ, góc cạnh rõ ràng.
Ngay cả động tác ăn cơm cũng không có tật xấu nào.
Khẩu vị của cậu ngả về phương Tây, không thích đồ ăn được làm theo kiểu om kho của Trung Quốc.
Cho nên cậu ấy chẳng thích món cá trích om dưa chút nào.
Nhưng tôi vẫn gắp một tảng thịt cá to vào trong chén của cậu, bên trên còn có hành tỏi.
Cậu ấy chỉ khựng một chút, rồi cẩn thận gỡ hết xương ra.
Ngoan hơn Tiểu Sư nhiều, mỗi lần dỗ Tiểu Sư ăn cá đều phải chạy theo thằng bé mấy vòng nhà.
Món canh sườn ấm áp khiến cả hai chúng tôi đều ăn hết cả một bát canh to.
Cơm nước xong, cậu ấy tự giác dọn bàn.
Trước kia khi chúng tôi ở bên nhau, cũng là tôi nấu ăn, cậu ấy dọn dẹp bàn.
Còn về rửa chén, hoặc là bảo mẫu làm hoặc là để vào máy rửa chén.
Nhưng chỗ này không có máy rửa chén cũng không có bảo mẫu, tôi sợ cậu ấy kia không biết rửa chén sẽ làm vỡ hết, nghĩ nghĩ, cuối cùng vẫn là tự mình làm.
Lúc tôi rửa chén, cậu ấy đi nghe điện thoại. Không biết cậu ấy đang nói gì.
Sau đó lại hỏi tôi: "Đêm nay thầy ở đây?"
Tôi vừa lau chén vừa nói: "Tôi sẽ ở đây, cậu về khách sạn đi."
Phó Dư Dã nghe xong, không trả lời tôi, lấy di động lại đi ra ngoài.
Chú thích
(*) Địa tam tiên: là một món ăn Trung Quốc được làm từ khoai tây, cà tím và ớt chuông xào. Các thành phần khác có thể bao gồm tỏi, hành lá, v.v. Cái tên này có nghĩa là "ba báu vật của trái đất" bởi vì nó bao gồm ba thành phần chính được liệt kê ở trên. Nó là một món ăn phổ biến ở miền bắc Trung Quốc.
Con đường ở thành phố M đã được tu sửa nhiều lần, nó không còn như trước nữa, nhưng tôi vẫn tìm thấy căn hộ nhỏ năm ấy.
Nó là một tòa nhà nhỏ theo phong cách thời Trung Hoa Quốc. Tường đá xưa cũ với dây thường xuân và tường vi bao lấy. Cửa sắt đã hoen rỉ.
Đàm Sơ vẫn không bán đi nơi này. Cô ấy sợ tôi không còn nơi để về, cho nên vẫn luôn để chìa khóa cho tôi.
Tôi mở cửa, đi vào, đồ đạc trong phòng vẫn như cũ trước lúc rời đi.
Thảm hoa văn, sàn nhà màu nâu gỗ, đá hoa cương gạch men sứ, hai chậu hoa thủy tiên và hoa mắc cỡ tự trồng bên ngoài cửa sổ, đã héo úa.
Chiếc xích đu nhỏ trong sân vẫn còn được treo, chiếc nệm bông trên đó đã không còn màu sắc tươi sáng ban đầu.
Tôi lau bụi rồi ngồi lên đó, xích sắt phát ra âm thanh kẽo kẹt khô khốc. Giống như giây tiếp theo sẽ gãy đi.
Tôi nhớ tôi ở đây nửa năm, cái sân này cũng chứng kiến bụng tôi dần dần nhô cao.
Tôi thường xuyên ngồi ở trên xích đu đọc sách, hoặc ngồi trên ban công tầng hai ngắm hoàng hôn bên ngoài, tựa như giờ phút này, trên bầu trời mây trắng trôi, sau đó nói cho bé con, thế giới bên ngoài xinh đẹp biết bao, cho nên nhất định chớ có trách tôi, chớ có trách tôi đã đưa bé con tới thế giới này.
Lúc bụng tôi còn chưa to, tôi đã tìm một công việc bán thời gian là phiên dịch, rốt cuộc thì tấm bằng đại học F cũng có chút hữu ích.
Sau này không tiện đi ra ngoài, vì vậy tôi đã nhận một số công việc soạn bản thảo có thể làm ở nhà.
Đàm Sơ thường xuyên tới thăm tôi, mua cho tôi rất nhiều trái cây, sau đó đốc thúc tôi mỗi ngày phải đi một trăm vòng trong sân. Đương nhiên, lúc có cô ấy, buổi tối sẽ lôi kéo tôi đến bờ sông tản bộ, cô ấy không yên tâm để một mình tôi đi ra ngoài, hoàn toàn nhìn tôi như một "ông bầu" mong manh yếu ớt.
May mắn Tiểu Sư rất ngoan, mấy phản ứng khi mang thai cũng không nghiêm trọng, mỗi ngày đều ăn được ngủ ngon, cân nặng cứ tăng dần, lên xuống cầu thang cũng thấy hơi mệt.
Đàm Sơ sợ tôi sẽ cảm thấy buồn chán, nên đã mang cho tôi rất nhiều sách, hoặc là đ ĩa DVD, bên trong còn có video dưỡng thai, tôi xem đến dở khóc dở cười.
Từ Thông Chiêu báo cho tôi buổi tối cô và Tiểu Sư sẽ đi ăn buffet, còn nói trẻ em dưới 1m4 được giảm nửa giá vé.
Sau khi đi đón Tiểu Sư xong, cô ấy gọi điện thoại cho tôi, trong điện thoại Tiểu Sư làm nũng gọi "Ba ơi", hỏi tôi khi nào trở về?
Tôi khi nghe giọng thằng bé còn có thể tưởng tượng ra khuôn mặt làm bộ đáng thương của bé.
Từ Thông Chiêu đứng cạnh bên: "Được rồi đó nhóc con, hạ màn đi nào."
Tiểu Sư cho rằng tôi không nghe rõ, tiếp tục đáng thương mà nói nhớ tôi biết bao, còn nói nhớ bé Alpaca ở nhà.
Khi ngủ thằng bé rất thích ôm mấy món bông xù mềm mềm, đặc biệt là con thú bông Alpaca kia. Trước khi đi thì tôi đem nó đi giặc, phơi ở bên ngoài, cũng không mang theo, vì thế Từ Thông Chiêu liền đến cửa hàng thú bông mua cho thằng bé con chuột bông tạm.
Lúc tôi tắt máy, sắc trời đã tối sầm.
Ngay khi chuẩn bị bật đèn trong sân, Phó Dư Dã đã gọi điện thoại tới.
"Thầy không ở khách sạn."
Cậu ấy dường như đang thông báo cho tôi.
"Tôi đi ra ngoài rồi."
Tôi mở đèn, ánh đèn phủ một dải lụa cam lên tro bụi chất đầy cùng lá rụng sân. Thật ảm đạm. Có lẽ là bị cảnh sắc ảnh hưởng, giọng nói của tôi cũng trầm tĩnh không ít, tâm như đang ở một nơi rất xa rất xa.
"Đã ăn cơm chiều chưa?"
Tôi dừng một chút, đột nhiên có dự cảm về câu hỏi tiếp theo của cậu ấy là gì, vì thế liền hỏi: "Cậu có muốn biết tôi đang ở đâu không?"
Tôi nhìn cây hải đường khô héo, nói cho Phó Dư Dã địa chỉ của tôi.
Mặt trời dần khuất đi, bóng tối dần bao phủ, gió lạnh cũng bao trùm toàn bộ thành phố như một bức màn khổng lồ.
Cửa sắt lạch lạch rung lên, như thể ai đó đang gõ cửa trong đêm tuyết.
Chờ chưa bao lâu, Phó Dư Dã đã tới rồi.
Thời điểm này ở thành phố M ùn tắc giao thông nghiêm trọng, nếu cậu ấy lái xe tới, ít nhất phải bị kẹt trên đường một tiếng, nhưng chỉ qua nửa tiếng thôi, cậu ấy đã đến đây.
Tôi mở cửa, nhìn thấy khuôn mặt cậu bị gió lạnh thổi đến tái nhợt, còn có tóc ngắn rối bù, ngũ quan trên khuôn mặt nhìn rất rõ ràng, đường nét tỷ mỉ, phía sau còn không có xe.
Bên ngoài quá lạnh. Tôi và cậu ấy liền đi vào trong nhà.
Vừa vào cửa, cậu đã cau mày ném áo khoác lên sô pha, nhìn xung quanh, thấy mấy món đồ cũ kỹ này, mày lại nhăn chặt thêm. Nhưng cậu sẽ không nói gì. Bởi vì do tôi kêu cậu tới, cho dù khung cảnh trước mặt làm cậu khó chịu, cậu cũng chỉ nhịn xuống. Tựa như cậu ấy sẽ không nói cho tôi là ngồi xe điện ngầm tới, tàu điện ngầm ở thời điểm này rất đông người tan làm và tan học. Có thể hình dung được môi trường trên tàu điện ngầm tồi tệ như thế nào. Nhưng nếu tôi không hỏi, cậu ấy sẽ không nói một lời..
Trong phòng bếp có có sẵn đồ dụng cụ, nhưng không có thức ăn.
Tôi lục các ngăn tủ, tìm khăn trải bàn và đệm ghế sạch sẽ, trải lên bàn ghế.
Nước sôi, tôi rót cho cậu một ly.
Cái ly này rửa sạch sẽ rồi đặt vào tủ khử trùng, lúc nãy tôi còn dùng nước sôi trụng qua, không có mùi lạ.
Cậu ấy đi cả đoạn đường tới đây chắc hẳn đã khát rồi, cho nên cũng chỉ do dự đôi chút rồi ngoan ngoãn mà uống.
Cậu uống hai ngụm, cũng không thèm chạm vào nữa.
Tôi nói: "Gần đây có chợ, tối nay cậu muốn ăn gì?"
Cậu ấy mặc một chiếc áo len màu trắng, lúc này đang không hiểu mà nhìn tôi.
Bộ dạng ngoan ngoãn thật giống chú mèo con. Tôi không khỏi hỏi lại: "Buổi tối tôi nấu cơm, cậu có muốn ăn hay không?"
Lần này cậu thực sự sững người. Cậu khẽ mở môi, như là hồn phi phách tán, sau đó đột nhiên tỉnh táo lại, trong đôi mắt hổ phách hiện lên vẻ kinh ngạc.
"Thầy......"
"Vậy đi mua đồ ăn với tôi. Hiện tại, mặc áo khoác vào."
Tôi ra lệnh.
Phó Dư Dã đầu tiên là đứng lên, đi lấy áo khoác, nhưng khi ngón tay đụng tới áo khoác lại do dự, tôi nhìn thất sự bối rối trong đôi mắt cậu, biết trong lòng cậu nhất định không muốn mặc cái áo khoác này vào rồi chen chúc trong đám người để dính các loại mùi kỳ lạ và các loại vi khuẩn không nhìn thấy.
Tôi đứng ở cửa như đang xem kịch, lại thúc giục: "Mau lên đi, chốc nữa người ta bán hết đồ bây giờ."
Tôi nhìn thấy Phó Dư Dã hạ thấp người, sau đó ngoan ngoãn mà mặc áo khoác vào.
Áo khoác cậu ấy dựng cao cổ, hiệu quả giữ ấm rất tốt.
Nhưng lúc này cậu ấy đi ra ngoài cùng tôi cũng không kéo khoá kín cổ, tôi bước ra ngoài thì bị gió lạnh thổi đến run run, lại nhìn cái cổ trắng như tuyết kia lộ ra ngoài.
Tự dưng vừa giận lại vừa buồn cười.
Tôi bước nhanh đi đến trước mặt cậu, kéo khoá áo khoác cậu cao lên đến cao nhất, cằm Phó Dư Dã bị che khuất sau cổ áo.
Khuôn mặt cậu ấy lúc này rất bối rối, nhưng cậu ấy cũng chẳng trốn tránh.
Có lẽ là rất vui, cho nên đôi mắt đều sáng lấp lánh.
Nhưng lại có vẻ không muốn, khóe miệng cũng không cong lên được.
Như là không biết nên giận dỗi với ai.
Tôi nhịn không được vuốt gọn tóc cho cậu. Nói: "Được rồi, tối nay nấu món cá trích om dưa cho cậu."
Tôi xoay người đi ở phía trước cậu ấy, khóe miệng cũng hơi cong lên trong vô thức.
Xem đó, ai cũng nói Phó Dư Dã thông minh, nhưng cũng có lúc cậu ấy cũng ngốc, ngốc đến để mặc cho tôi động tay động chân.
Đi vào chợ bán thức ăn, may mắn nó không còn lộn xộn như mấy năm trước, sạch sẽ hơn nhiều. Người cũng không nhiều, có lẽ là do chúng tôi tới trễ.
Phó Dư Dã đi bên cạnh tôi, không nói một lời, nhưng mỗi lần có người đi qua cậu đều lặng lẽ bảo vệ cho tôi, tôi giả vờ như không nhìn thấy một dì xách theo hai con cá đi ngang qua cậu ấy, con cá cọ vào áo cậu ấy để lại một vệt nước.
Sau khi mua rau dưa xong, tôi đến khu hải sản. Khu hải sản có nhiều người, mặt đất đầy vết nước.
Tôi nhanh chóng mua cá tôm, sau đó kéo Phó Dư Dã đi ra ngoài.
Cậu ấy muốn giúp tôi xách đồ, tôi đưa mớ rau cho cậu, hải sản thì tôi xách, nhưng Phó Dư Dã lại xách hết.
Được thôi, lát nữa cậu đừng có nhăn mày khó chịu khi ngửi thấy mùi cá trên này nhé, tôi cười thầm.
Tôi nói: "Đây là lần đầu tiên cậu đi chợ à?"
Thấy tôi như coi thường, cậu có chút bất mãn mà nhíu mày, lại giải thích nói: "Quân tử xa nhà bếp."
"À, hiện tại cũng nhớ rồi sao? Chắc không còn viết sai nữa đâu ha......"
Tôi không thể ngừng trêu cậu ấy được.
Lúc trước khi tôi dạy cậu về《 Lương Huệ Vương Chương Cú Thượng của Mạnh Tử》, còn nhớ rõ bên trong có hai chữ cực kỳ khó viết, cậu ấy không giỏi viết Hán tự, tôi cho cậu ấy biết hai trang mới có thể nhìn ra được mặt chữ trong cái sớ như vẽ bùa kia.
Cậu ấy cũng nhớ ra, cho nên xấu hổ mà cũng không dám nhìn tôi.
Tôi nghẹn cười, mãi đến cầm cá vào phòng bếp, mới cười ra tiếng, Nhưng tôi biết ngôi nhà này cách âm không tốt, hơn nữa tôi cười lớn như thế, cậu ấy nhất định sẽ nghe thấy. Tôi nghe thấy tiếng người nào đó giấu đầu lòi đuôi mà đi ra bên ngoài, chờ khi tôi cười đủ rồi, mới bắt đầu nấu cơm.
Có lẽ là tâm trạng khá tốt, cho nên nấu ăn cũng rất thuận tay. Khi tôi múc địa tam tiên (*) từ trong nồi ra, liền thấy Phó Dư Dã không biết từ khi nào đã đứng ở sau lưng tôi.
Tôi liếc nhìn nồi cơm điện rồi nói: "Sắp xong rồi, cậu vào bật sưởi trong nhà đi."
Tôi ở trong phòng bếp nấu ăn không cảm thấy lạnh, nhưng nhìn thấy cậu ấy chỉ mặc cái áo len chắc hẳn cậu ấy sẽ bị lạnh.
Chờ khi tôi bưng đồ ăn đi ra ngoài, phòng khách đã thực ấm áp.
Phó Dư Dã đang sắp chén đũa.
Cậu ấy thích sắp theo một bộ đồ dùng để ăn uống, có lẽ từ nhỏ cậu ấy đã ăn rất nhiều đồ ăn phương Tây, ngay cả đũa thìa cũng được đặt ngay ngắn như sắp ăn đồ Âu.
Tôi đã quen với sự tỉ mỉ của cậu ấy, dù sao tủ mỉ một chút cũng không sai.
Bốn năm trôi qua, tôi lại quay về đây để ăn cơm.
Trước kia khi ăn cơm một mình, tôi nghĩ rất nhiều chuyện, nếu có Phó Dư Dã ngồi bên cạnh thì hạnh phúc biết bao, hiện tại nguyện vọng này đã thành hiện thực.
Tôi lén liếc nhìn khuôn mặt của cậu dưới ánh đèn.
Sạch sẽ, góc cạnh rõ ràng.
Ngay cả động tác ăn cơm cũng không có tật xấu nào.
Khẩu vị của cậu ngả về phương Tây, không thích đồ ăn được làm theo kiểu om kho của Trung Quốc.
Cho nên cậu ấy chẳng thích món cá trích om dưa chút nào.
Nhưng tôi vẫn gắp một tảng thịt cá to vào trong chén của cậu, bên trên còn có hành tỏi.
Cậu ấy chỉ khựng một chút, rồi cẩn thận gỡ hết xương ra.
Ngoan hơn Tiểu Sư nhiều, mỗi lần dỗ Tiểu Sư ăn cá đều phải chạy theo thằng bé mấy vòng nhà.
Món canh sườn ấm áp khiến cả hai chúng tôi đều ăn hết cả một bát canh to.
Cơm nước xong, cậu ấy tự giác dọn bàn.
Trước kia khi chúng tôi ở bên nhau, cũng là tôi nấu ăn, cậu ấy dọn dẹp bàn.
Còn về rửa chén, hoặc là bảo mẫu làm hoặc là để vào máy rửa chén.
Nhưng chỗ này không có máy rửa chén cũng không có bảo mẫu, tôi sợ cậu ấy kia không biết rửa chén sẽ làm vỡ hết, nghĩ nghĩ, cuối cùng vẫn là tự mình làm.
Lúc tôi rửa chén, cậu ấy đi nghe điện thoại. Không biết cậu ấy đang nói gì.
Sau đó lại hỏi tôi: "Đêm nay thầy ở đây?"
Tôi vừa lau chén vừa nói: "Tôi sẽ ở đây, cậu về khách sạn đi."
Phó Dư Dã nghe xong, không trả lời tôi, lấy di động lại đi ra ngoài.
Chú thích
(*) Địa tam tiên: là một món ăn Trung Quốc được làm từ khoai tây, cà tím và ớt chuông xào. Các thành phần khác có thể bao gồm tỏi, hành lá, v.v. Cái tên này có nghĩa là "ba báu vật của trái đất" bởi vì nó bao gồm ba thành phần chính được liệt kê ở trên. Nó là một món ăn phổ biến ở miền bắc Trung Quốc.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook