Hoạt Sắc Sinh Kiêu
Chương 350: Thần kỳ

Cát lão gia thành Thanh Dương là một nhân vật lớn, theo chính ông ta nói, trước kia ông ta ở bên ngoài phi ngựa giúp việc buôn bán, sau này lớn tuổi, trên tay lại kiếm được chút tiền, sẽ không vất vả bôn ba, bởi vì thích thành Thanh Dương phồn hoa náo nhiệt, cho nên ở lại nơi này, đem tấm lòng thành thản làm một phú ông.

Cát lão gia tính tình không tệ, ngày thường đều cười ha hả, thích nhất ngồi lì trong quán trà cùng người ngoài nói chuyện trên trời dưới đất, người này thời tuổi trẻ hẳn đã đọc rất nhiều sách, trong bụng có rất nhiều điển cố, ở chung với ông ta một thời gian dài sẽ hiểu việc lớn nhỏ đều qua tham khảo ý kiến của ông ta, Cát lão gia cầu được ước thấy, thật là trời sinh một tấm lòng nhiệt tình.

Dần dần, Cát lão gia ở quê nhà có được chút uy vọng, khi trước trong thành tuyển chọn Lý trưởng, láng giếng nhất loạt đều tiến cử ông ta, nhưng ngoài dự kiến của mọi người, ông ta chính là người kiên quyết từ chối, mặc cho mọi người ra sức khuyên giải cũng không làm thay đổi được quyết định của ông… Tất cả mọi người đều hiểu ông ta không thiếu tiền, Lý trưởng về điểm này không lọt vào tầm ngắm của ông ấy, nhưng đây là chỗ dựa tốt cho đám sai nha.

Lý trưởng không coi là chức quan, không có thực quyền gì, nhưng mấu chốt là ông ta có thể kết giao cùng quan trên, Cát lão gia có tiền thế nào cũng chỉ là tài chủ, ông ta cơm áo không lo, nhưng phú chẳng qua được ba đời, chung quy nên vì nữ nhân tính toán một chút, có thể có cơ hội cùng quan trên kết giao, tương lai có thể kiếm chút bạc, chưa chắc không thể giúp con cháu bán một cái chức, trong nhà có ăn lương của hoàng thượng, người nằm quyền, mới chân chính là vinh dự của khắp cả mọi người trong tộc.

Cuối cùng ông ta cũng không đi làm chức lý trưởng kia, làng xóm láng giếng đều thay ông ta cảm thấy tiếc nuối không thôi, cảm thấy Cát lão gia lần này quả thực hồ đồ lắm rồi, phạm phải sai lầm khó sửa chữa được. Nhưng đám láng giềng nào biết, Cát lão gia tuyệt đối tuyệt đối không dám cùng quan trên giáp mặt đặt mối quan hệ, bởi vì ông ta vốn không phải họ Cát, ông ta họ Chu. Đương nhiên ông ta cũng chưa từng làm qua chuyện gì phạm pháp, trước kia đường đường là mệnh quan triều đình, Đại lão gia thanh thiên nắm quyền một phương, quan phụ mẫu của trấn nhỏ Yến Tử Bình, Chu đại nhân.

Theo Hồng Ba phủ được chút ngân lượng, thay đổi danh tính Chu lão gia ngày qua ngày vẫn sống được khá thoải mái, nhưng mấy tháng gần đây ông ta luôn lo sợ, không phải ông ta nhát gan, mà có một tin tức mới thật có chút kinh người.

Đầu tiên là dân tộc Hồi Hột kết nghĩa huynh đệ cùng Nam Lý hưng binh tấn công Khuyển Nhung, một bên là đại mạc hùng binh, một bên khác là thảo nguyên á clang, hai đầu mãnh thú này đấu nhau lập tức khiếp trung nguyên khiếp sợ. Tuy rằng bọn họ đánh ở phương bắc xa xôi, đánh náo nhiệt thế nào cũng không lan được tới Nam Lý, Chu lão gia quan tâm tới song cũng không lo lắng nhiều lắm.

Không lâu sau khi Phật chủ Bác Kết của Tây Vực chết bất đắc kỳ tử truyền khắp Trung Thổ, cho tới nay Thổ Phiên đều ức hiếp Nam Lý, nghe nói Hoàng đế nhà họ chết, mỗi người dân Nam Lý trong lòng đều cao hứng không thôi. Đám láng giềng Chu lão gia cùng cũng không ngoại lệ, ngồi trong quán trà thảo luận về việc này, thỉnh thoảng lại rộ lên những trận cười vui vẻ, duy chỉ có lão Chu ngồi ở một chỗ có vẻ lo lắng, dù sao cũng là người đọc sách, làm quan một thời gian, kiến thức của ông ta so với đám dân thường vẫn cao hơn một bậc. Đối với việc này ông có cái nhìn khác: Bác Kết nắm quyền cao nguyên mấy năm nay, tuy rằng cũng làm việc ác không ngừng, nhưng cũng không phát động chiến tranh, ít nhất trên một cục diện tổng thể vẫn duy trì yên ổn, y chết đột ngột, về sau cao nguyên đối với Nam Lý sẽ thế nào?

Quả nhiên, trên cao nguyên mới tuyển ra một linh đồng chuyển thế, nội chính hơi ổn định liền cứng rắn đáp trả Nam Lý thủ phạm hành thích vua. Tin tức từ Sài Thố Tháp đáp truyền ra, Nam Lý lập tức nổ tung rồi, kế đó là thảm họa chiến tranh phía Tây, biên quan chiến hỏa cuồn cuồn nổi lên cháy trời.

Tây tuyến Nam Lý đang chiến đấu quyết liệt, Đại Yến, người hàng xóm của Nam Lý cũng truyền ra tin tức kinh người: Một trong hai chủ nhân của Yến quốc, Quốc sư Yến Đỉnh pháp danh Thịnh Cảnh thân bại danh liệt, mang theo trọng tội phản quốc.

Hơn nữa không lâu trước đó Thổ Phiên từng dẫn binh tấn công Đại Yến, từ Đông đến Tây, từ Nam sang Bắc, năm nước trong thiên hạ không có một nước nào yên bình, không khỏi khiến Chu lão đại thở dài não nề: thời kỳ loạn lạc bắt đầu rồi!

Nhưng Nam Lý bên này dường như còn ngại mình chưa đủ phiền toái, còn ngại tế cục Trung thổ chưa đủ hỗn loạn, hơn một tháng trước đột nhiên truyền triệu thiên hạ, tuyên chiến với quốc gia Khuyển Nhung… Tiểu Hoàng đế Phúc Nguyên đặt ngọc tỷ trên chiến thư từ trong hoàng cung truyền ra, đồng thời đưa tới thảo nguyên xa xôi, vô số tin tước cũng từ bốn phía thành Phượng Hoàng tung ra, đem tin này truyền khắp cả nước.

Khi tin tức này truyền tới thành Thanh Dương, khi nhà nhà đều biết, Chu lão gia đang ngồi ở quán trà, nghe được tin này đầu tiên ông ta sửng sốt, Nam Lý tuyên chiến với Khuyển Nhung? Đây không phải thiếu tầm nhìn sao? Giữa hai nước còn có Đại Yến, không phải chuyện đánh không thắng được, mà căn bản là đánh không tới.

Nếu đánh không tới thì làm sao mà tuyên chiến? Chẳng lẽ phái binh mượn đường Đại Yến đi tới thảo nguyên? Trong quán trà mọi lời nghij luận không thôi, mỗi người đều không hiểu rõ. Lúc này lại có Chu lão gia hiểu biết hơn người, trầm tư đăm chiêu một lát liền đập mạnh cái bàn, cười ha hả nói:

- Kỳ diệu, quả thật kỳ diệu!

Nhất cử nhất động của ông ta, lập tức thu hút mọi ánh nhìn lại đây, tất cả mọi người đều biết ông ta là người có hiểu biết, liền xúm lại mồm năm miệng mười hỏi rõ nguyên nhân, ngay cả chủ quán trà cũng chen tới trước mọi người. Chu lão giao trước tiên vuốt râu mỉm cười không nói, đứng đắn bày ra một dáng vẻ cao nhân bất lộ thiên cơ, sau một lúc lâu đem bộ mặt kiêu ngạo đủ rồi, ông ta cảm thấy mỹ mãn mới ho khan một tiếng, chậm rãi mở miệng:

- Tuyên chiến cũng không phải thật sự phải phái quân tham chiến, lại nói cho dù thực sự phái quân đi, Đại Yến cũng không cho chúng ta mượn đường… Tuy nhiên cứ cho là thái độ đi, mặc kệ là dùng cớ gì tuyên chiến với thảo nguyên, đều là triều đình Nam Lý chúng ta bày ra thái độ cho Đại Khả Hãn xem!

Từng là huyện thái gia, lập tức nghĩ ra nguyên nhân này đó là khiếu làm quan, Nam Lý liều mạng muốn đem mình và Hồi Hột buộc vào một chỗ, hôm nay Nam Lý vì Hồi Hột mà tuyên chiến với Khuyển Nhung, mặc kệ nói thế nào cũng là bổn phận của huynh đệ kết nghĩa, ngày sau phương bắc chiến sự chấm dứt, dân tộc Hồi Hột nhìn Thổ Phiên xâm lược Nam Lý có thể thờ ơ sao?

Về phần đắc tội Khuyển Nhung, về sau sẽ đưa tới hậu quả thế nào, hiện nay Nam Lý quốc nạn ập xuống đầu, chỉ có thể niệm cầu A Di Đà Phật để vượt qua cửa ải khó khăn trước mắt, những việc khác thật sự không muốn để tâm.

Chu lão gia uống từng ngụm nước trà, đang chuẩn bị giải thích tỉ mỉ đạo lý cho đám láng giềng, bên ngoài bỗng nhiên truyền tới tin tức, nghiêm túc nói chỉ là nửa tin tức… Nửa phần sau của sự tình tuyên chiến. Vừa mới truyền ra tin tức Nam Lý tuyên chiến với Khuyển Nhung, nhưng lý do tuyên chiến mọi người vẫn chưa biết, giờ phút này lý do mới truyền tới: Khuyển Nhung tổn hại tín nghĩa, hãm hại sứ đoàn Nam Lý quá cảnh, mấy trăm đặc phái viên đã bị tàn sát dưới tay lang tốt.

Sứ đoàn đi chúc mừng Nhật Xuất Đông Dương của Hồi Hột đăng cơ, Khuyển Nhung nói đã đưa bọn họ qua biên cảnh, dân tộc Hồi Hột thì nói không thấy người. Việc này vốn không giải quyết đươc gì, hiện giờ lại được triều đình Nam Lý lấy ra làm lý do tuyên chiến. Mà mấu chốt chính là, tiểu Hoàng đế thông báo rõ ràng trong cáo thị khắp cả nước: Thường Xuân Hầu Nam Lý cùng đi ở trong sứ đoàn này, cùng các bạn đồng liêu gặp nạn.

Loảng xoảng tạo nên những âm thanh vang dội, chén trà trong tay Chu lão gia rớt trên mặt đất. Đại lão gia sắc mặt không thật tốt, nhẹ nhàng tới xem "Đứa trẻ Dương đã chết chưa?", ông ở Yến Tử Bình làm Huyện thái gia mười năm, coi như đã nhìn thấy Tống Dương lớn lên. Hiện giờ đột nhiên nghe tin hắn chết, trong lòng nặng trĩu, lại không có hứng thú bốc phét, thở dài đứng lên rồi đi.

Tống Dương đương nhiên không biết Chu lão gia hiện tại như thế nào, hắn vừa mới vào cảnh nội Nam Lý, trong lòng tính toán lập tức về phong ấp, nhưng Tả thừa tướng phái Lý đại nhân tới đón hắn lại lắc đầu nói:

- Tả thừa tướng chính miệng dặn dò, bất kể thế nào cũng phải mời ngài đi thăm thú thành Phượng Hoàng, không chỉ đi kinh sư, nhất định phải đi ra đại lộ, đi một vòng khắp những trấn quan trọng của đại thành.

Còn có chuyện gì quan trọng hơn so với việc về nhà, Tống Dương nhíu mày đang định cự tuyệt, Lý đại nhân chặn lại nói:

- Bốn mươi ngày trước, Hoàng đế thông báo tới Cửu châu, nói Thường Xuân Hầu đã vì nước hy sinh ở thảo nguyên.

Tống Dương ngạc nhiên:

- Ta chết? Có ý gì?

Bốn mươi ngày trước, Tống Dương đang ở thảo nguyên lặn lội đường xa trở về nhà, thời điểm đó ở nhà, triều đình cũng biết hắn đang mau chóng trở về, như thế nào lại đi rêu rao khắp nơi hắn đã chết? Tuy nhiên Tống Dương là người trải hai đời tâm tư không phải tầm thường, thoáng suy nghĩ liền bừng tỉnh đại ngộ, lúc này gật đầu nói:

- Vậy về thành Phượng Hoàng trước!

Lý đại nhân sắc mặt lộ vẻ vui mừng, lúc này truyền lệnh cho thuộc hạ, đoàn người lập tức khởi hành đi Hoàng thành. Nguồn tại http://TruyệnFULL.vn

Từ Đại Yến trở về, Tống Dương đi qua Chiết Kiều quan tiến vào cảnh nội, sau khi nhập quan nhận được sự tiếp đón nồng hậu của quan viên và tụ họp cùng người nhà… Sau vài giờ, phía sau trấn Nam hùng quan Chiết Kiều quan, trấn Hồng một tòa, trấn quan trọng khác trong thành của Nam Lý, bỗng nhiên vó ngựa ầm ầm truyền tới, trong phố lớn ngõ nhỏ đều có quan sai thúc ngựa đi vội, ven đường lớn vang vọng tiếng tuyên bố tin vui: Thường Xuân Hầu vốn tưởng đã vì đất nước hy sinh trên thảo nguyên giờ đã bình an trở về.

Đi theo quan phủ thành Hồng đến trước cửa quảng trường và bảng cáo thị dán trên bốn cửa, nói rõ Thường Xuân Hầu trên đường về đã gặp Đại Khả Hãn của Hồi Hột, Đại Khả Hãn hứa vài ngày nữa sẽ khởi binh xuôi Nam đánh một trận giòn giã với quân Thổ Phiên.

Trong mấy tháng, tin tức làm lòng người vui mừng phấn chấn cùng lắm cũng chỉ đạt đến mức này thôi.

Trong vài năm gần đây, quốc nội Nam Lý nổi lên một nhân vật là Tống Dương, từ cuộc tuyển hiền tại Thanh Dương bộ lộ tài năng, trong Phượng Hoàng thành chỉ từ một tấm ảnh khổ chủ có nụ cười quá cỡ mà phá được vụ án không đầu mối, đi Đại Yến anh dũng đoạt Nhất phẩm lôi, ở trong bạo loạn vạn dân Tình thành tựa như kỳ tích còn sống trở về, kết nghĩa kim lan cùng Đại Khả Hãn dân tộc Hồi Hột, náo loạn linh đường khóc lóc gọi hồn Công chúa của Hồng Ba phủ trở về, Công chúa Quận chúa toàn vẹn thu về một mối… Trên người hắn phát sinh hết sự kiện này sang sự kiện khác, chỉ cần nhắc tới vị Hầu gia này, trong lòng người Nam Lý sẽ tự nhiên trào dâng hai chữ: thần kỳ.

Mà sau khi hắn "chết", triều đình theo lệ dán thông báo những công tích của Thường Xuân Hầu khi còn sống, bảng cáo thị có sử dụng chút ngôn ngữ địa phương không rõ ràng, từ ngữ ẩn ý, nhưng dân chúng vẫn có thể đại khái hiểu được, hóa ra phá giải ôn dịch Hồng thành năm đó, diệt trừ Yến binh tại Chiết Kiều quan đều là một tay Tống Dương dựng lên; thảm họa hoàng gia đi dạo trung thu năm trước, đại án động trời Tĩnh Vương mưu nghịch, cũng là Tống Dương âm thầm chủ trì mới có thể phá giải thành công, cuối cùng nghịch tặc đền tội, ấu đế kế vị, Thường Xuân Hầu công không thể không kể tới.

Người như vậy khẳng định chính là thiên tài, chỉ tiếc đang lúc tuổi trẻ thì táng mệnh ở Khuyển Nhung, dân chúng Nam Lý đều nắm chặt tay thở dài, nhưng mặc cho ai cũng không ngờ tới, Hầu gia thần kỳ lại nối tiếp thần kỳ.

Trong khoảng thời gian ngắn khắp cả Hồng thành chấn động, khi Thường Xuân Hầu quá cảnh, dân chúng khắp nơi từ đầu đường tới ngõ hẻm nhất loạt hoan hô, có lẽ so với khung cảnh Hoàng đế đi dạo càng lớn hơn nhiều, náo nhiệt hơn nhiều. Quốc nạn rơi vào đầu Nam Lý nhưng con người thần kỳ kia đã trở lại, đồng thời còn mang về lời ước hẹn của nước bạn Hồi Hột về theo, khiến lòng người dâng lên niềm phấn chấn thực không có lời nào biểu đạt hết được.

Sao chỉ dừng ở Hồng thành, mỗi tòa thành Tống Dương đi qua, khắp châu phủ đều dấy lên làn sóng vui mừng nhiệt liệt. Triều đình còn muốn cho tin tước cất cánh đem tin vui này thông báo khắp Cửu châu Nam Lý, Chu lão gia ở Thanh Dương nghe được tin này lập tức nhảy dựng lên, lớn tiếng gọi tôi tớ trên phố đi mua pháo, tuy nhiên còn không chờ nhà ông ta mua pháo trở về, khắp xung quanh thành tiếng pháo đã rộn ràng vang vang.

Khi biết việc Tống Dương thật sự chết ông giữ kín trong lòng không nói ra, nay biết được hắn đã trở về sau khi tuyên bố đã chết, thông cáo bình an, đợi sau khi hắn trở về liền kéo hắn đi khắp nơi diễu hành một phen, tất cả việc này đều do một bàn tay Tả thừa tướng xào xáo nên. Xét cho cùng, Hồ đại nhân làm nhiều chuyện như vậy, cũng không ngoài mục đích: chấn hưng lòng người.

Thổ Phiên xâm lược đại họa trời giáng, thực đã đến gần, từ quan đến binh, thêm mỗi người dân sĩ khí đều giảm sút. Lòng quốc dân thoái nản như vậy thử hỏi đánh giặc thế nào? Hồ đại nhân muốn chính là đem Tống Dương phủ lên một tấm áo choàng óng ánh "thần kỳ", dùng sự thần kỳ của hắn để vực dậy lòng người đang suy nản. Thường Xuân Hầu vừa về nước, nói hắn là " tô-tem" của Nam Lý thì hơi khoa trương, nói hắn là "trụ cột tinh thần" càng không thỏa đáng, nhưng thật sự tự bản thân Tống Dương đã cấp cho mình một vị trí cực chuẩn xác: "biểu tượng".

Từ Chiết Kiều quan đi tới Phượng Hoàng thành, lại đi Yến Tử Bình, cũng được xem là tiện đường, so với trực tiếp về nhà nhiều hơn không chỉ vài ngày, huống chi hắn ôm trọn một vòng nho nhỏ, thân mình cũng là ủng hộ Trấn Tây Vương, ủng hộ cuộc chiến này. "Biểu tượng" tận chức tận trách dốc lòng, Hồ đại nhân an bài như thế nào hắn liền phối hợp như thế, một đường phía trước tận hưởng vinh quang, rốt cuộc cũng tới được kinh đô Phượng Hoàng thành.

Tòa thành phồn hoa bậc nhất Nam Lý, đối với "biểu tượng" của mình nhất liệt hoan nghênh với quy mô hơn hẳn các tòa thành khác. Tống Dương lên xe đã nghe âm thanh vang vọng, chiếu Hồ đại nhân đã sớm hoàn thành bản thảo có độ âm vang lớn, tiếp đó đi yết kiến Hoàng đế, dù sao cũng là một Hầu gia, đi tới kinh sư không thể thiếu phần lễ tiết xã giao này. Cứ vậy cho tới tối hắn mới thoát được chút thời gian trống, lại bị Hồ đại nhân kéo tới phủ Thừa tướng nói chuyện.

Khiến Tống Dương có chút không ngờ chính là, tiểu Bồ Đào cũng không ở quý phủ, hỏi qua Hồ đại nhân mới biết Bồ Đào hiện vẫn ở Yến Tử Bình.

Lúc trước đem nhóc con đưa tới phong ấp mọi người hiểu được chỉ là "gửi nuôi" một năm, hiện giờ đã quá thời hạn rồi, hơn nữa Yến Tử Bình tuy không phải tiền tuyến nhưng chung quy so với hậu phương kinh thành phía sau vẫn không an toàn bằng. Không ngờ Hồ đại nhân không thu xếp cho nó trở về, Tống Dương cảm thấy có chút buồn bực.

Đối với việc này Tả thừa tướng chỉ thản nhiên cười nói:

- Công chúa Quận chúa chẳng phải vẫn ở Yến Tử Bình sao, lúc này tuyệt đối không có đạo lý đưa Bồ Đào trở về.

Không thể không nói, mấy vị trọng thần Nam Lý đều đánh giá câu nói "trung quân ái quốc" này.

Tống Dương nhìn Hồ đại nhân, cũng không nói lời khuyên giải vô nghĩa, chỉ gật đầu bảo:

- Ta lần này trở về phong ấp, an nguy của Bồ Đào ông không cần lo lắng.

Hồ đại nhân chỉ cười một tiếng bảo:

- Ta cũng nghĩ vậy… Phiên tử thật sự muốn đột phá tiền tuyến, đánh tới Yến Tử Bình, Bồ Đào với ngươi hãy chạy trốn lên núi lớn, ngươi lại so với chạy về kinh sư càng thỏa đáng hơn.

Nói xong lão nhân khoát tay trở lại đề tài chính:

- Ở Hồi Hột bên kia, thật sự có thể điều binh giúp chúng ta?

Nhật Xuất Đông Dương đã thông qua Bạch tiên sinh truyền đạt ý tứ của hắn, nhưng việc động binh dù sao cũng là quốc sự, cho dù người Hồi Hột có đánh thắng Lang tốt, đến lúc đó còn khí lực để giúp Nam Lý trấn áp Thổ Phiên không, việc này vẫn phải xem xét. Đối với câu hỏi của Hồ đại nhân Tống Dương không dám nói nhiều, chỉ đem những gì mình biết bẩm báo đầy đủ.

Ngón tay Hồ đại nhân nhẹ nhàng khéo léo lật mấy trang án, nghe thật cẩn thận, đợi sau khi Tống Dương nói xong ông ấy gật đầu, lại hỏi:

- Việc Yến Đỉnh phản quốc ngươi có biết không, ngươi nghĩ thế nào?

Người bên cạnh đứng xem, Yến đế và Yến Phật chủ từ đầu tới cuối không đội trời chung, từ nơi này đấu tới nơi khác lại thực bình thường. Nhưng đối với Tống Dương, Tả thừa tướng, bọn họ biết hai người kia căn bản là một hội một thuyền, nếu cũng nghĩ như vậy thực quá ngốc đi thôi.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương