Hoang Nguyên Tuyết
-
Chương 22: Lời tác giả
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Thiên truyện Hoang Nguyên Tuyết này đã hoàn thành từ sáu năm trước (Chú: năm 1999).
Lúc đó nhân vì rảnh rỗi, mình đã từ trên sổ ghi chép bản phác thảo của cố sự này. Sau khi quay lại nhà trường, đã đem nói ra cho các chị em trong Ký túc xá xem chơi, đã nhận được nhiều lời khen ngợi.
Tuy nhiên, cố sự này và các cố sự khác trong Thính Tuyết lâu, sau đó đều bị đem đi gác xó.
Ba năm sau, khi mình đăng ký một mật danh “Thương Nguyệt”, bắt đầu sự nghiệp văn chương trên mạng. Mình đã đem từng chữ từng câu trong bản nháp ở quá khứ đem gõ lên trên máy vi tính, rồi chuyển cho một diễn đàn văn học nổi tiếng trên mạng. Từ đó, các cố sự trong Thính Tuyết Lâu hệ liệt ra đời, bao gồm cả Huyết Vi.
Thiên “Hoang Nguyên Tuyết” này được đưa lên mạng cũng là do công của một độc giả muội muội tên là Zcaty (Dã Bách Hợp). Nhờ sự nhiệt tình của vị muội muội này, bản thảo đã được gõ xong và đưa lên trên mạng ra mắt độc giả.
Nói đến đây, cũng không thể không thể hiện sự cảm tạ của mình đối với độc giả: vô luận là độc giả trên mạng, trên tạp chí, hay là trên trang sách.
Ba năm rồi, một con chim non nớt gọi là Thương Nguyệt đã chập chững biết bay, đã chịu nhiều khổ sở, thụ quá bao phong ba và nhiều sự hủy diệt, nhưng đã tồn tại vì ở chỗ nào và lúc nào cũng có những người chân chính thích những cố sự này ủng hộ, chi trì.
Chính là vì các vị, mà hôm nay mới có Thính Tuyết Lâu hệ liệt chào đời.
Nhân dịp nghỉ hè, mình vội vả chỉnh sửa bộ cuối cùng trong Thính Tuyết Lâu hệ liệt này, coi như là lễ vật để tặng quý vị, để cho cái mộng “Thính Tuyết giang hồ” cuối cùng cũng được hoàn chỉnh mà ra đời.
Là bản nháp từ sáu năm trước, do đó mỗi khi mình đọc lại nó, đều cảm thấy có chút nối tiếc: văn chương lúc đó vẫn còn có nhiều điểm mô phỏng theo danh gia, điều trí mệnh là cách đặt câu láy chữ, tiết tấu hành văn cho đến khắc họa tính cách nhân vật đều có chút khác biệt so với một bộ phận còn lại trong Thính Tuyết Lâu hệ liệt. Đặc biệt là tính cách của hai người Tiêu Tỉnh còn có nhiều chỗ không tương đồng so với Huyết Vi.
Rốt cuộc thì mình cũng bỏ đi ý niệm cắt bớt khi chỉnh lý bộ tiểu thuyết này. Nghĩ đi nghĩ lại, nếu như để bản thảo bộ này tiêu tán đi, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao. Dù gì thì năm xưa cũng phí rất nhiều tâm lực mới viết ra được nó. Hơn nữa, cố sự này diễn ra sau trận chiến ở Bái Nguyệt giáo cho đến đại kết cục đồng quy ư tận của hai người Tiêu – Tỉnh, giải thích rõ vì sao đôi nhân trung long phượng cuối cùng lại quyết liệt như vậy, có cũng được, không có cũng không sao.
Tuy nhiên, do trong đại kết cục có tình huống diễn ra khá khẩn trương, cụ thể là trong Huyết Vi hai người cuối cùng quyết liệt xem ra có chút đột ngột và đáng tiếc, khiến người xem không thể tín phục.
Đó là vì, khoảng giữa đã trải qua đoạn cố sự này.
Để Thính Tuyết Lâu hệ liệt ra mắt trọn vẹn, từ năm 1999 cho ra đời bản thảo, khi tham gia công tác, mình đã nhất mực tiến hành tu chỉnh, hoàn thành lần đầu tiên là năm 2002, đến giờ là lần thứ 2.
Đối với một tác giả phóng bút nhanh lẹ và không tu cải như mình, bị trách nhiệm bắt buộc phải chỉnh sửa văn chương đến lần thứ ba, rõ ràng là một thứ khốc hình không gì diễn tả được. Ba năm mà hai lần tu cải, mỗi lần đều hao phí thời gian để mình viết một bộ văn chương dài gấp đôi, đó chính là vì để bảo trì kết cấu đại thể của các tình huống, rồi đem toàn bộ câu văn biên cải lại hết.
Chỉnh sửa xong, xem lại, vẫn không thuận mắt, lại sửa tiếp.
Khi chỉnh sửa thiên truyện này, mình thường ngồi trước máy vi tính đến quá 12 giờ đêm.
Cuối hè. Trời đêm bên ngoài đen kịt, thậm chí có vài giọt mưa.
Một người lắng nghe khúc hát từ máy vi tính đến phát ngốc, không muốn lên mạng, không muốn chát chít, chỉ muốn chìm đắm trong thế giới nội tâm xa vời của mình, không bị ai quấy rối trong đêm hè dài đằng đẳng lất phất mưa rơi này, thậm chí tiếng quạt làm mát máy tính cũng nghe thật rõ ràng.
Giang Nam nhiều mưa. Nhớ đến lúc ở trong trường, mỗi khuya về mệt mỏi vì viết lách, chợt gặp được mưa đêm, thường đẩy cửa bước ra sân thượng, từ trên cao nhìn xuống. Vườn của trường cực kỳ an tĩnh, thỉnh thoảng có một vài đèn đường vàng ệch, không có lấy một người. Mình nhìn xuống thành thị đen xì, nghe mưa lạnh xạt xào vào trời đêm vô chừng mực.
Dường như, cả thế giới này đang ngủ vùi, chỉ có mình mình thức.
Có một thứ lạnh không tên xâm nhập vào tận xương tủy mình, dường như là bị mọi vật ly khai vậy.
Đầu hè này, mình đã rời khỏi cái tháp ngà voi đã gắn bó suốt tám năm ấy, trở về với xã hội.
Đối với một người học một hơi hết hai chục năm như mình mà nói, thì đã mệt mõi với sinh hoạt trong khuôn viên nhà trường lắm rồi. Mình chờ đợi sinh hoạt sẽ cải biến, chờ đợi được gặp những con người khác, chờ đợi rời khỏi cái tháp ngà voi ấy trở ra đất trời rộng rãi hơn. Do đó, mình chọn trở về với xã hội, giống như mọi người vậy, sớm đối diện với cuộc sống.
Nhưng trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, thời gian tất nhiên không sung túc như lúc còn đi học. Sinh hoạt của mình bắt đầu đi vào khúc cua: phải thích ứng với tiết tấu sinh hoạt mới, có bạn bè bằng hữu mới, và hoàn cảnh công tác mới. Mỗi ngày tám giờ đi làm năm giờ về nha, tối đến đôi khi còn phải tăng ca nữa, thứ sinh hoạt bận rộn như vậy tất nhiên sẽ lấy mất thời gian để mình bình tĩnh viết văn.
Tuy nhiên, viết lách đã trở thành một thứ tập quán sinh hoạt của mình, giống như hô hấp hay ngủ nghỉ vậy, không thể nào thiếu được.
Ba năm qua, thông qua nó, mình đã suy xét, đã từ hiện thật mà ngộ ra rất nhiều vấn đề, hồi đáp được nhiều nghi vấn trong nội tâm, theo đó mà trưởng thành, từng bước từng bước hoàn thiện chính mình. Nếu như ai đó đoạt lấy bút của mình, cái linh hồn của “Thương nguyệt” sẽ sớm khô héo đi. Mất đi điều này, coi như cuộc đời của mình không còn hoàn chỉnh nữa.
Do đó, mình hy vọng có thể công tác thật tốt, đạt được sự dung hợp và bình hành.
Nhưng mình biết, để tìm được sự thăng bằng giữa công việc và sở thích đó, mình cần phải tốn rất nhiều thời gian và tâm huyết, đi trên con đường còn rất xa vời.
Hy vọng, ơn trên và độc giả có thể cấp cho mình lực lượng tiếp tực bôn ba trên con đường đến tiến đến tương lai xa thăm thẳm này.
Lúc đó nhân vì rảnh rỗi, mình đã từ trên sổ ghi chép bản phác thảo của cố sự này. Sau khi quay lại nhà trường, đã đem nói ra cho các chị em trong Ký túc xá xem chơi, đã nhận được nhiều lời khen ngợi.
Tuy nhiên, cố sự này và các cố sự khác trong Thính Tuyết lâu, sau đó đều bị đem đi gác xó.
Ba năm sau, khi mình đăng ký một mật danh “Thương Nguyệt”, bắt đầu sự nghiệp văn chương trên mạng. Mình đã đem từng chữ từng câu trong bản nháp ở quá khứ đem gõ lên trên máy vi tính, rồi chuyển cho một diễn đàn văn học nổi tiếng trên mạng. Từ đó, các cố sự trong Thính Tuyết Lâu hệ liệt ra đời, bao gồm cả Huyết Vi.
Thiên “Hoang Nguyên Tuyết” này được đưa lên mạng cũng là do công của một độc giả muội muội tên là Zcaty (Dã Bách Hợp). Nhờ sự nhiệt tình của vị muội muội này, bản thảo đã được gõ xong và đưa lên trên mạng ra mắt độc giả.
Nói đến đây, cũng không thể không thể hiện sự cảm tạ của mình đối với độc giả: vô luận là độc giả trên mạng, trên tạp chí, hay là trên trang sách.
Ba năm rồi, một con chim non nớt gọi là Thương Nguyệt đã chập chững biết bay, đã chịu nhiều khổ sở, thụ quá bao phong ba và nhiều sự hủy diệt, nhưng đã tồn tại vì ở chỗ nào và lúc nào cũng có những người chân chính thích những cố sự này ủng hộ, chi trì.
Chính là vì các vị, mà hôm nay mới có Thính Tuyết Lâu hệ liệt chào đời.
Nhân dịp nghỉ hè, mình vội vả chỉnh sửa bộ cuối cùng trong Thính Tuyết Lâu hệ liệt này, coi như là lễ vật để tặng quý vị, để cho cái mộng “Thính Tuyết giang hồ” cuối cùng cũng được hoàn chỉnh mà ra đời.
Là bản nháp từ sáu năm trước, do đó mỗi khi mình đọc lại nó, đều cảm thấy có chút nối tiếc: văn chương lúc đó vẫn còn có nhiều điểm mô phỏng theo danh gia, điều trí mệnh là cách đặt câu láy chữ, tiết tấu hành văn cho đến khắc họa tính cách nhân vật đều có chút khác biệt so với một bộ phận còn lại trong Thính Tuyết Lâu hệ liệt. Đặc biệt là tính cách của hai người Tiêu Tỉnh còn có nhiều chỗ không tương đồng so với Huyết Vi.
Rốt cuộc thì mình cũng bỏ đi ý niệm cắt bớt khi chỉnh lý bộ tiểu thuyết này. Nghĩ đi nghĩ lại, nếu như để bản thảo bộ này tiêu tán đi, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao. Dù gì thì năm xưa cũng phí rất nhiều tâm lực mới viết ra được nó. Hơn nữa, cố sự này diễn ra sau trận chiến ở Bái Nguyệt giáo cho đến đại kết cục đồng quy ư tận của hai người Tiêu – Tỉnh, giải thích rõ vì sao đôi nhân trung long phượng cuối cùng lại quyết liệt như vậy, có cũng được, không có cũng không sao.
Tuy nhiên, do trong đại kết cục có tình huống diễn ra khá khẩn trương, cụ thể là trong Huyết Vi hai người cuối cùng quyết liệt xem ra có chút đột ngột và đáng tiếc, khiến người xem không thể tín phục.
Đó là vì, khoảng giữa đã trải qua đoạn cố sự này.
Để Thính Tuyết Lâu hệ liệt ra mắt trọn vẹn, từ năm 1999 cho ra đời bản thảo, khi tham gia công tác, mình đã nhất mực tiến hành tu chỉnh, hoàn thành lần đầu tiên là năm 2002, đến giờ là lần thứ 2.
Đối với một tác giả phóng bút nhanh lẹ và không tu cải như mình, bị trách nhiệm bắt buộc phải chỉnh sửa văn chương đến lần thứ ba, rõ ràng là một thứ khốc hình không gì diễn tả được. Ba năm mà hai lần tu cải, mỗi lần đều hao phí thời gian để mình viết một bộ văn chương dài gấp đôi, đó chính là vì để bảo trì kết cấu đại thể của các tình huống, rồi đem toàn bộ câu văn biên cải lại hết.
Chỉnh sửa xong, xem lại, vẫn không thuận mắt, lại sửa tiếp.
Khi chỉnh sửa thiên truyện này, mình thường ngồi trước máy vi tính đến quá 12 giờ đêm.
Cuối hè. Trời đêm bên ngoài đen kịt, thậm chí có vài giọt mưa.
Một người lắng nghe khúc hát từ máy vi tính đến phát ngốc, không muốn lên mạng, không muốn chát chít, chỉ muốn chìm đắm trong thế giới nội tâm xa vời của mình, không bị ai quấy rối trong đêm hè dài đằng đẳng lất phất mưa rơi này, thậm chí tiếng quạt làm mát máy tính cũng nghe thật rõ ràng.
Giang Nam nhiều mưa. Nhớ đến lúc ở trong trường, mỗi khuya về mệt mỏi vì viết lách, chợt gặp được mưa đêm, thường đẩy cửa bước ra sân thượng, từ trên cao nhìn xuống. Vườn của trường cực kỳ an tĩnh, thỉnh thoảng có một vài đèn đường vàng ệch, không có lấy một người. Mình nhìn xuống thành thị đen xì, nghe mưa lạnh xạt xào vào trời đêm vô chừng mực.
Dường như, cả thế giới này đang ngủ vùi, chỉ có mình mình thức.
Có một thứ lạnh không tên xâm nhập vào tận xương tủy mình, dường như là bị mọi vật ly khai vậy.
Đầu hè này, mình đã rời khỏi cái tháp ngà voi đã gắn bó suốt tám năm ấy, trở về với xã hội.
Đối với một người học một hơi hết hai chục năm như mình mà nói, thì đã mệt mõi với sinh hoạt trong khuôn viên nhà trường lắm rồi. Mình chờ đợi sinh hoạt sẽ cải biến, chờ đợi được gặp những con người khác, chờ đợi rời khỏi cái tháp ngà voi ấy trở ra đất trời rộng rãi hơn. Do đó, mình chọn trở về với xã hội, giống như mọi người vậy, sớm đối diện với cuộc sống.
Nhưng trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, thời gian tất nhiên không sung túc như lúc còn đi học. Sinh hoạt của mình bắt đầu đi vào khúc cua: phải thích ứng với tiết tấu sinh hoạt mới, có bạn bè bằng hữu mới, và hoàn cảnh công tác mới. Mỗi ngày tám giờ đi làm năm giờ về nha, tối đến đôi khi còn phải tăng ca nữa, thứ sinh hoạt bận rộn như vậy tất nhiên sẽ lấy mất thời gian để mình bình tĩnh viết văn.
Tuy nhiên, viết lách đã trở thành một thứ tập quán sinh hoạt của mình, giống như hô hấp hay ngủ nghỉ vậy, không thể nào thiếu được.
Ba năm qua, thông qua nó, mình đã suy xét, đã từ hiện thật mà ngộ ra rất nhiều vấn đề, hồi đáp được nhiều nghi vấn trong nội tâm, theo đó mà trưởng thành, từng bước từng bước hoàn thiện chính mình. Nếu như ai đó đoạt lấy bút của mình, cái linh hồn của “Thương nguyệt” sẽ sớm khô héo đi. Mất đi điều này, coi như cuộc đời của mình không còn hoàn chỉnh nữa.
Do đó, mình hy vọng có thể công tác thật tốt, đạt được sự dung hợp và bình hành.
Nhưng mình biết, để tìm được sự thăng bằng giữa công việc và sở thích đó, mình cần phải tốn rất nhiều thời gian và tâm huyết, đi trên con đường còn rất xa vời.
Hy vọng, ơn trên và độc giả có thể cấp cho mình lực lượng tiếp tực bôn ba trên con đường đến tiến đến tương lai xa thăm thẳm này.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook