Hoàng Lan Trong Mưa
-
Chương 2: Hoàng Lan trong mưa
Mười năm trước…
Đó là một ngày nắng ảm đạm trong ký ức của tôi, bố dẫn tôi đến nhà ông bà ngoại.
Lần đầu tiên tôi gặp Bảo Nhi, nàng mười hai tuổi, cao tới cằm tôi, làn da trắng sữa, mặc một chiếc đầm ren màu lam chân trời, trên cái chân đầm còn có hoa văn bềnh bồng như mây trôi. Hôm đó hoàng lan cũng nở vàng trên lá, cô Tâm Phương dắt tay Bảo Nhi về đến cổng, nhìn thấy ba tôi đon đả chào:
“Anh giáo đưa con trai tới thăm ông bà ngoại à?”
“Vâng!” Bố tôi trả lời.
Bảo Nhi mỉm cười chào tôi:
“Chào bạn!”
Tôi đỏ mặt cúi xuống:
“Chào bạn!”
Nàng ấy theo mẹ vào nhà còn vẫy vẫy tay với tôi, miệng cười xinh lắm.
Bố bảo tôi ngồi chờ trên chiếc ghế đá bên gốc hoàng lan, bố bấm chuông cửa, ngoại tôi ra mở cửa, ngoại cười với tôi, bố theo ngoại vào trong nhà. Bố với ông bà ngoại nói chuyện rất lâu, trời thu Hà Nội không hiểu vì sao lại đổ mưa. Ngoại từ trong nhà tất tả mang ô chạy ra chỗ tôi, tôi thấy mắt ngoại đỏ, ngoại che ô cho tôi, dắt tay tôi sang nhà cô Tâm Phương. Ngoại bấm chuông, lần này người ra mở cửa lại là Bảo Nhi, nàng cầm chiếc ô màu hồng nhạt chạy ra mở cổng, kiễng chân che ô cho tôi. Áo tôi bị ướt vài nơi, tôi thu vai lại, trộm nhìn Bảo Nhi một cái, nàng ấy đang cười với tôi. Ngoại nói với vào trong nhà:
“Cô cho cháu nó chơi bên này một lúc, lát tạnh mưa tôi qua đón cháu.”
Cô Tâm Phương đi ra lễ phép:
“Vâng, được ạ!” Cô nhìn tôi cười, cô sao giống Bảo Nhi đến thế: “Cháu vào đi không mưa ướt hết bây giờ.”
Bảo Nhi nhón chân che ô cho tôi vào trong nhà. Dáng ngoại gầy gầy, chen mưa đi về, không hiểu vì sao tôi thấy ngoại rất buồn.
Mưa mùa thu mãi mà không dứt, chúng tôi thành bạn từ đó, ngày ngày cùng đạp xe tới trường.
Bên nhà đối diện, ông ngoại tôi ngồi im lặng rất lâu, bố tôi quỳ ở dưới, ngoại ngồi xa xa, chốc chốc lại tràn rơi nước mắt. Ông có vẻ giận lắm, nhìn bố tôi trách nặng một câu:
“Anh đã hứa với tôi như thế nào? Anh đường hoàng là một ông giáo, tuổi cũng không còn ít nữa! Tôi nghĩ mãi cũng không hiểu nổi vì sao anh đổ đốn ra như thế này…”
Bố tôi không dám ngẩng mặt lên, giọng đầy hối hận nói với ông:
“Con biết con đã sai rồi, con xin hứa từ nay sẽ sửa chữa, chỉ xin bố mẹ thương… chăm lo cho thằng Phong…”
Ông gắt cắt ngang:
“Anh không cần phải nói, tôi cũng đang định bảo bà ấy đi đón nó sang đây, để nó ở cạnh anh, sớm muộn cũng nhiễm cái thói của anh thôi…”
Ngoại tôi lại khóc, ông giận không nén được lại quay xuống nhìn bố tôi:
“Còn cái Sương, anh chị có nuôi nổi không? Để mai vợ chồng tôi qua đón nốt nó về!”
Bố không dám rơi lệ, nghẹn nghẹn nói với ông:
“Cháu Sương còn nhỏ, Hoàng Lan cũng không đành lòng xa nó, vợ chồng con có khó, cũng vẫn cố nuôi được cháu!”
Ngoại tôi mắt đỏ hoe, ngồi xuống gần rót cho ông một chén trà. Ông ngoại cũng nén giận. Em Sương nhà tôi năm nay mới sáu tuổi, xa mẹ hẳn là không đành. Ngoài trời mưa cũng đã tạnh.
“Anh về đi!” Ông buồn rầu nói với bố tôi rồi quay mặt bỏ vào phòng.
Bầu trời trốn nắng, ngoại sang đón tôi, bố tôi đứng chờ ở bên gốc Hoàng Lan, xoa đầu tôi bố bảo:
“Con ở lại đây phải chăm học, ngoan ngoãn nghe lời ông bà nghe chưa.”
“Vâng!” Tôi gật đầu, bố khẽ ngước lên nhìn trời. Bố về đi khuất cuối phố, tôi mới theo bà vào nhà. Bảo Nhi đứng bên cửa vẫy vẫy tay chào, tôi mạnh dạn cũng giơ tay chào lại.
Buổi tối hôm đó gió lạnh thổi về, ngoại tôi nấu canh cá, ông ngoại vẫn ở im trong phòng, tới giờ ăn mới chịu ra. Canh cá nóng hổi, chua chua cay cay, hương thì là thơm ngát, ngũ vị bay khắp gian bếp thật là đầm ấm. Tôi ăn ngon lành lắm, ông ngoại nhìn bà ngoại, lại nhìn tôi trìu mến bảo:
“Ngon thì ăn nhiều một chút.”
Đó là lần duy nhất ông ngoại trìu mến với tôi, sau này ông ngoại với tôi đều rất nghiêm khắc. Tôi thường vì vậy mà tủi thân, lớn lên tôi mới biết, ông ngoại như vậy là vì không muốn tôi giống bố tôi.
Mẹ tôi tên là Hoàng Lan, ngoại kể với tôi, lúc ngoại sinh ra mẹ tôi cũng vào mùa cây hoàng lan trước cửa nở hoa vàng rực rỡ, vì thế sau này mỗi lần nhớ mẹ, tôi lại ngồi lì dưới gốc cây hoàng lan. Với tôi đó là ký ức, là bóng mát, là cả một tình yêu thương bao la.
Ông bà ngoại tôi là người gốc Hà Nội, sống giản dị, chất phác, thật thà. Mẹ tôi, người mẹ của lòng vị tha, bao dung, nhân hậu. Dù giữa bao sóng gió cuộc đời vẫn yêu thương gia đình tôi.
Ba năm sau, tôi mười sáu tuổi, Bảo Nhi mười lăm, cô ấy vẫn chỉ cao đến cằm tôi. Tôi thường vẫn hay lấy tay đo ngang trêu đùa cô ấy:
“Bảo Nhi, có phải là em không biết lớn không, ba năm rồi vẫn thấp hơn anh một cái đầu là sao!”
Bảo Nhi kiễng chân lè lưỡi nói:
“Có mà anh không biết lớn thì có.”
Cô ấy làm mặt quỷ, đi lấy xe đạp rồi chạy một mạch phía trước khiến tôi lại phải vất vả đuổi theo.
Về đến nhà thấy mọi người đứng kín trước cổng, tôi hốt hoảng chạy vào nhà. Ông ngoại bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, bệnh viện đã trả về, lúc sắp ra đi ông gọi tôi đến bên giường dặn dò:
“Cháu cũng đã lớn rồi, đã hiểu chuyện, sau này phải cố gắng học hành chăm chỉ, thi đỗ vào đại học. Cha cháu dù sao vẫn là một người tốt, vấp ngã vẫn còn biết đứng dậy. Ông chỉ còn ân hận là không được sống đến lúc nhìn cháu ông lấy vợ thôi…”
Ông ra đi. Tôi khóc suốt một tuần liền, mỗi đêm đều ngồi dưới cây hoàng lan mà khóc. Ba năm nay trong lòng tôi vẫn đổ lỗi cho ông không thương tôi, tôi ân hận thì đã quá muộn rồi.
Cô Tâm Phương dạo ấy cũng bận việc công ty. Bảo Nhi mỗi khi tôi khóc đều ngồi bên cạnh, im lặng nắm lấy tay tôi, ngả đầu vào vai tôi…
Đó là một ngày nắng ảm đạm trong ký ức của tôi, bố dẫn tôi đến nhà ông bà ngoại.
Lần đầu tiên tôi gặp Bảo Nhi, nàng mười hai tuổi, cao tới cằm tôi, làn da trắng sữa, mặc một chiếc đầm ren màu lam chân trời, trên cái chân đầm còn có hoa văn bềnh bồng như mây trôi. Hôm đó hoàng lan cũng nở vàng trên lá, cô Tâm Phương dắt tay Bảo Nhi về đến cổng, nhìn thấy ba tôi đon đả chào:
“Anh giáo đưa con trai tới thăm ông bà ngoại à?”
“Vâng!” Bố tôi trả lời.
Bảo Nhi mỉm cười chào tôi:
“Chào bạn!”
Tôi đỏ mặt cúi xuống:
“Chào bạn!”
Nàng ấy theo mẹ vào nhà còn vẫy vẫy tay với tôi, miệng cười xinh lắm.
Bố bảo tôi ngồi chờ trên chiếc ghế đá bên gốc hoàng lan, bố bấm chuông cửa, ngoại tôi ra mở cửa, ngoại cười với tôi, bố theo ngoại vào trong nhà. Bố với ông bà ngoại nói chuyện rất lâu, trời thu Hà Nội không hiểu vì sao lại đổ mưa. Ngoại từ trong nhà tất tả mang ô chạy ra chỗ tôi, tôi thấy mắt ngoại đỏ, ngoại che ô cho tôi, dắt tay tôi sang nhà cô Tâm Phương. Ngoại bấm chuông, lần này người ra mở cửa lại là Bảo Nhi, nàng cầm chiếc ô màu hồng nhạt chạy ra mở cổng, kiễng chân che ô cho tôi. Áo tôi bị ướt vài nơi, tôi thu vai lại, trộm nhìn Bảo Nhi một cái, nàng ấy đang cười với tôi. Ngoại nói với vào trong nhà:
“Cô cho cháu nó chơi bên này một lúc, lát tạnh mưa tôi qua đón cháu.”
Cô Tâm Phương đi ra lễ phép:
“Vâng, được ạ!” Cô nhìn tôi cười, cô sao giống Bảo Nhi đến thế: “Cháu vào đi không mưa ướt hết bây giờ.”
Bảo Nhi nhón chân che ô cho tôi vào trong nhà. Dáng ngoại gầy gầy, chen mưa đi về, không hiểu vì sao tôi thấy ngoại rất buồn.
Mưa mùa thu mãi mà không dứt, chúng tôi thành bạn từ đó, ngày ngày cùng đạp xe tới trường.
Bên nhà đối diện, ông ngoại tôi ngồi im lặng rất lâu, bố tôi quỳ ở dưới, ngoại ngồi xa xa, chốc chốc lại tràn rơi nước mắt. Ông có vẻ giận lắm, nhìn bố tôi trách nặng một câu:
“Anh đã hứa với tôi như thế nào? Anh đường hoàng là một ông giáo, tuổi cũng không còn ít nữa! Tôi nghĩ mãi cũng không hiểu nổi vì sao anh đổ đốn ra như thế này…”
Bố tôi không dám ngẩng mặt lên, giọng đầy hối hận nói với ông:
“Con biết con đã sai rồi, con xin hứa từ nay sẽ sửa chữa, chỉ xin bố mẹ thương… chăm lo cho thằng Phong…”
Ông gắt cắt ngang:
“Anh không cần phải nói, tôi cũng đang định bảo bà ấy đi đón nó sang đây, để nó ở cạnh anh, sớm muộn cũng nhiễm cái thói của anh thôi…”
Ngoại tôi lại khóc, ông giận không nén được lại quay xuống nhìn bố tôi:
“Còn cái Sương, anh chị có nuôi nổi không? Để mai vợ chồng tôi qua đón nốt nó về!”
Bố không dám rơi lệ, nghẹn nghẹn nói với ông:
“Cháu Sương còn nhỏ, Hoàng Lan cũng không đành lòng xa nó, vợ chồng con có khó, cũng vẫn cố nuôi được cháu!”
Ngoại tôi mắt đỏ hoe, ngồi xuống gần rót cho ông một chén trà. Ông ngoại cũng nén giận. Em Sương nhà tôi năm nay mới sáu tuổi, xa mẹ hẳn là không đành. Ngoài trời mưa cũng đã tạnh.
“Anh về đi!” Ông buồn rầu nói với bố tôi rồi quay mặt bỏ vào phòng.
Bầu trời trốn nắng, ngoại sang đón tôi, bố tôi đứng chờ ở bên gốc Hoàng Lan, xoa đầu tôi bố bảo:
“Con ở lại đây phải chăm học, ngoan ngoãn nghe lời ông bà nghe chưa.”
“Vâng!” Tôi gật đầu, bố khẽ ngước lên nhìn trời. Bố về đi khuất cuối phố, tôi mới theo bà vào nhà. Bảo Nhi đứng bên cửa vẫy vẫy tay chào, tôi mạnh dạn cũng giơ tay chào lại.
Buổi tối hôm đó gió lạnh thổi về, ngoại tôi nấu canh cá, ông ngoại vẫn ở im trong phòng, tới giờ ăn mới chịu ra. Canh cá nóng hổi, chua chua cay cay, hương thì là thơm ngát, ngũ vị bay khắp gian bếp thật là đầm ấm. Tôi ăn ngon lành lắm, ông ngoại nhìn bà ngoại, lại nhìn tôi trìu mến bảo:
“Ngon thì ăn nhiều một chút.”
Đó là lần duy nhất ông ngoại trìu mến với tôi, sau này ông ngoại với tôi đều rất nghiêm khắc. Tôi thường vì vậy mà tủi thân, lớn lên tôi mới biết, ông ngoại như vậy là vì không muốn tôi giống bố tôi.
Mẹ tôi tên là Hoàng Lan, ngoại kể với tôi, lúc ngoại sinh ra mẹ tôi cũng vào mùa cây hoàng lan trước cửa nở hoa vàng rực rỡ, vì thế sau này mỗi lần nhớ mẹ, tôi lại ngồi lì dưới gốc cây hoàng lan. Với tôi đó là ký ức, là bóng mát, là cả một tình yêu thương bao la.
Ông bà ngoại tôi là người gốc Hà Nội, sống giản dị, chất phác, thật thà. Mẹ tôi, người mẹ của lòng vị tha, bao dung, nhân hậu. Dù giữa bao sóng gió cuộc đời vẫn yêu thương gia đình tôi.
Ba năm sau, tôi mười sáu tuổi, Bảo Nhi mười lăm, cô ấy vẫn chỉ cao đến cằm tôi. Tôi thường vẫn hay lấy tay đo ngang trêu đùa cô ấy:
“Bảo Nhi, có phải là em không biết lớn không, ba năm rồi vẫn thấp hơn anh một cái đầu là sao!”
Bảo Nhi kiễng chân lè lưỡi nói:
“Có mà anh không biết lớn thì có.”
Cô ấy làm mặt quỷ, đi lấy xe đạp rồi chạy một mạch phía trước khiến tôi lại phải vất vả đuổi theo.
Về đến nhà thấy mọi người đứng kín trước cổng, tôi hốt hoảng chạy vào nhà. Ông ngoại bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, bệnh viện đã trả về, lúc sắp ra đi ông gọi tôi đến bên giường dặn dò:
“Cháu cũng đã lớn rồi, đã hiểu chuyện, sau này phải cố gắng học hành chăm chỉ, thi đỗ vào đại học. Cha cháu dù sao vẫn là một người tốt, vấp ngã vẫn còn biết đứng dậy. Ông chỉ còn ân hận là không được sống đến lúc nhìn cháu ông lấy vợ thôi…”
Ông ra đi. Tôi khóc suốt một tuần liền, mỗi đêm đều ngồi dưới cây hoàng lan mà khóc. Ba năm nay trong lòng tôi vẫn đổ lỗi cho ông không thương tôi, tôi ân hận thì đã quá muộn rồi.
Cô Tâm Phương dạo ấy cũng bận việc công ty. Bảo Nhi mỗi khi tôi khóc đều ngồi bên cạnh, im lặng nắm lấy tay tôi, ngả đầu vào vai tôi…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook