Hoàng Lan Trong Mưa
-
Chương 19: Trở về nơi sinh ra
Gió trêu đùa những chiếc khăn quàng cổ rực rỡ sắc màu trên dây phơi. Bảo Nhi đang dọn đồ vào nhà, hôm nay cô ấy lại đem những chiếc khăn kỉ niệm ra phơi dưới nắng. Mùa đông không khí ẩm thấp phơi một chút nắng sẽ khiến sợi vải bông và mềm hơn. Ủ một chút hương hoàng lan dịu ngọt lẩn vào trong từng sợi vải. Nhìn chúng bay trong gió khiến lòng cô nôn nao, chậm rãi cô gỡ từng chiếc khăn xuống khỏi dây phơi.
Mải thu những chiếc khăn trong tâm trạng lơ đãng, Bảo Nhi giờ mới nhận ra một bóng người đang đứng trước mặt mình. Ngẩng mặt lên cô không khỏi bất ngờ bởi vị khách lại chính là mẹ của Phong. Chột dạ một chút khi bà xuất hiệt đột ngột như thế này, thoáng nghĩ đến câu nói của Phương Thảo hôm trước khiến cô ấy có phần lo lắng, bối rối thưa:
“Cháu chào bác! Mời bác vào trong nhà…!”
Bảo Nhi vội ôm đống đồ chạy vào cất vội trong ngăn tủ, cô mở tủ lạnh lấy ra mấy quả cam tươi làm một ly cam vắt, tâm trạng bối rối nên động tác cũng luống cuống rõ rệt.
Bà Hoàng Lan nhìn qua căn phòng rồi rảo bước đến bên khung cửa sổ. Mở một cánh cửa nhìn ra ngoài, tâm trạng bà đột ngột lại trầm xuống. Trước mắt bà là khoảng không gian của quá khứ buồn mênh mang.
“Bác uống tạm ly nước mát!”
Câu nói của Bảo Nhi xua đi ký ức đang tràn về.
“Cảm ơn cháu!”
Bà ngồi xuống chiếc ghế nhỏ trong phòng, uống một hớp nước cam có vẻ như chưa được pha đúng kiểu lắm nhưng chân mày chỉ khẽ nhíu, dường như vẻ bình thản trên mặt bà không có chút biến động nào, vẫn kiên nhẫn chờ đợi.
“Cháu xin lỗi vì đã không nói với bác chuyện này. Tất cả đều là lỗi ở cháu xin bác đừng trách anh Phong.” Bảo Nhi vẻ mặt lo lắng cố gắng theo dõi từng thay đổi trên khuôn mặt người phụ nữ ngồi đối diện.
“Thôi được rồi! Chuyện này bác đã nghe Phương Thảo nói qua, cháu cũng đừng trách nó, lẽ ra con bé phải nói cho bác biết từ lâu rồi!”
Bà Hoàng Lan dừng lại, chờ một phản ứng tứ cô gái trước mặt.
“Cháu hiểu!” Mặc dù có chút tức giận với Phương Thảo nhưng trong chuyện này đúng là cô đã sai. Chuyện đến tai mẹ của Phong cũng chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
“Khi nghe chuyện cô đã rất giận, thậm chí là thất vọng, đặc biệt là với thằng Phong. Dù cháu có nông nổi đi nữa thì nó cũng phải vững vàng suy nghĩ cho thấu đáo một chút! Mà thôi dù sao mọi chuyện cũng đã xảy ra rồi.” Bà dừng lại một lần nữa đôi mắt cảm thông với cô gái ngồi trước mặt, chậm rãi hỏi nhỏ một câu: “Bác hỏi thật! Giữa hai đứa có chuyện gì chưa?”
Bảo Nhi nghe câu hỏi bỗng sững người lại, trộm nhìn sang thấy vẻ mặt lo lắng chờ đợi của mẹ người cô yêu. Lần trước vì muốn được ở lại cô đã không phân vân khi nói dối mẹ mình rằng mình đã trao cho Phong tất cả, cô hiểu mẹ và cô biết rõ bà dù khó khăn chấp nhận bao nhiêu thì cũng đặt tình yêu dành cho cô lên tất cả. Nhưng lần này người trước mặt cô lại khác, bà ấy đang rất lo lắng, cô không thể và không đủ tự tin để nói dối bà:
“Chúng con vẫn còn trong sáng!” Bảo Nhi trả lời thành thật.
Bà Hoàng Lan thở phào nhẹ nhõm, không phải chờ ánh mắt khẳng định của Bảo Nhi bà tiếp lời:
“Bác cũng tin là như vậy!”
Bà uống một ngụm lớn ly nước cam trên bàn, ly nước hơi quá ngọt do pha hơi nhiều đường, lặng im đi ra phía cánh cửa sổ nhìn về phía ngôi nhà cũ giọng trầm trầm:
“Bác muốn kể cho cháu nghe một câu chuyện.” Một giọt nước mắt rơi mau trên mắt bà: “Lúc còn học cấp ba bác có hai người bạn nam rất thân, một người tính tình khoáng đạt, người còn lại thì rất hiền lành, cả hai người đều rất tốt với bác. Khi ấy bác đã tự hứa với lòng: Nếu một ngày nào đó một trong hai người họ ai tỏ tình với bác trước thì bác sẽ lấy người đó.”
Bảo Nhi cũng thầm đoán được một trong hai người đó chính là bố của Phong, cô lặng im chăm chú nghe câu chuyện. Bà Hoàng Lan cũng trở lại ghế đối diện tiếp tục kể:
“Sau buổi tốt nghiệp cấp ba, người con trai khoáng đạt đã đến mở lời trước, nhưng ông ấy lại không nói với bác mà đến xin cưới với bố mẹ bác. Bố bác không những không đồng ý mà còn mắng cậu ta rằng: Anh là đàn ông mà không có chí tiến thủ, gia cảnh lại nghèo khó, tôi làm sao có thể giao con gái tôi cho anh được.”
Bà thở dài, đôi mắt suy tưởng về quá khứ:
“Bố bác nói như vậy vì muốn cậu ta tạm gác chuyện yêu đương để chuyên tâm vào học tập và sự nghiệp, nhưng người con trai khoáng đạt kia lại không hiểu ra được. Bác ấy đã bỏ đi biệt tích chỉ để lại cho bác vài dòng chữ: Mười năm nữa anh sẽ quay lại hỏi cưới em! Hãy chờ anh nhé Hoàng Lan!”
Giọng bà trở lại vẻ đầm ấm:
“Bốn năm sau người đàn ông hiền lành đỗ đại học, ông ấy ngỏ lời cưới bác và bác đã đồng ý. Lời hứa vẫn là lời hứa, bác không thể phụ lòng một người chỉ vì lời hứa của một người đi mười năm và hơn hết người đàn ông hiền lành ấy vẫn là người trực tiếp tỏ tình với bác. Bố bác một lần nữa phản đối nhưng bác vẫn cương quyết bảo vệ hạnh phúc của mình. Đúng, cuộc sống của bác đã rất hạnh phúc, hai bác sinh ra thằng Phong giữa bộn bề những khó khăn của thời kỳ bắt đầu đổi mới.”
Lời kể đầm ấm bắt đầu có vẻ xót xa:
“Mười bốn năm sau người con trai khoáng đạt kia trở về, Ông ấy đúng là đã rất giàu có. Mười bốn năm nằm gai nếm mật ở xứ người đã biến ông ấy thành con người ích kỷ. Ông ấy cho rằng bác đã bội ước và tìm mọi cách để trả thù bố của thằng Phong. Nhằm đúng lúc dự án kinh tế của chồng bác bị thành phố trả lại, tâm trạng đang chán nản đã cho người lừa ông ấy vào chòng. Chồng bác mất tích ba tháng và ngày tỉnh lại đã nằm trong bệnh viện với xét nghiệm bị sốc ma túy tổng hợp. Ở bên ông ấy suốt hai mươi năm bác tin ông ấy không phải người như vậy. Bác muốn tìm ra sự thật nhưng bố bác lại kiên quyết vùi lấp chuyện này vì lo ảnh hưởng đến danh dự gia đình.”
Những giọt nước mắt bắt đầu rơi lã chã khỏi mắt bà khiến lòng Bảo Nhi cũng không khỏi chạnh lòng. Hai mắt đỏ hoe, cô vẫn lặng im lắng nghe câu chuyện:
“Năm thằng Phong mười ba tuổi, vì nợ nần hai bác đã phải đưa nó lên thành phố ở với ông bà ngoại. Cuộc sống tự lập sớm và cách xa gia đình đã khiến bác mất đi cái quyền quyết định của một người mẹ với đứa con trai ruột của mình.” Bà nhìn sang Bảo Nhi hỏi: “Cháu có biết tại sao bác lại kể chuyện này với cháu không?”
Câu hỏi của bà khiến Bảo Nhi lo sợ. Phải chăng những lời Phương Thảo nói với cô là sự thật? Cô rụt rè trả lời:
“Cháu không biết!”
“Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh sống khác nhau, một số phận khác nhau. Bác quý cháu như con gái bác vậy! Nhưng cháu và thằng Phong nhà bác lớn nên ở hai hoàn cảnh khác biệt, có thể nói là có một chút đặc biệt, là bạn bè thì rất tốt nhưng nếu sống với nhau cả đời sẽ gặp phải lắm gian nan. Bác không muốn nó lại phải sống cuộc sống giống như hai bác.”
Bảo Nhi đã hiểu được ra ngụ ý trong lời nói của mẹ Phong, cô cảm thấy mình đang bị đối xử bất công nhưng lại không sao nói được thành lời. Đáy mắt long lanh với bao nhiêu điều lo sợ xa vời.
Bà Hoàng Lan cũng thấu hiểu ánh mắt ấy nhưng sự đồng cảm không vượt quá được tình mẫu tử trong lòng bà. Bà nhìn cô gái bé nhỏ đang lo lắng trước mặt an ủi:
“Bác biết lẽ ra bác không nên nói với cháu những điều này. Nhưng bác không còn lựa chọn nào cả. Thằng Phong là đứa mạnh mẽ, từ bé nó đã sống cuộc sống tự lập nên giờ dù bác có nói gì thì cũng không lay chuyển được nó. Giữa hai đứa chưa xảy ra chuyện gì. Tình yêu thời xuân trẻ đôi khi cũng chỉ là nông nổi. Bác biết Hoàng Nam rất thích cháu, nó cũng là người tốt, cháu lấy nó cuộc sống về sau chẳng còn phải lo lắng khó khăn gì. Còn thằng Phong nhà bác với cái Thảo từ bé đã là một đôi thanh mai trúc mã, hai gia đình lại thân thiết từ nhỏ, có thể phụ trợ nhau trong sự nghiệp sau này. Như thế gọi là vẹn cả đôi đường.”
Bảo Nhi ngồi chết lặng cô muốn khóc thật to hoặc giả biện bạch cho mình rằng: Cô với Phong mới chính là thanh mai trúc mã, rằng dù có ngàn vạn khó khăn thì cô vẫn chấp nhận để được sống bên người cô yêu. Cô sẽ không vì ai, hay vì bất cứ điều gí mà từ bỏ. Sau đó sẽ để mặc cho bác ấy la mắng cô như thế nào. Nhưng lúc này cô lại không thể. Đúng, có lẽ những lời mẹ của Phong nói mới chính là sự thật, một ngày ngắn ngủi nào đó cô sẽ phải từ giã cuộc đời này vì khối u quái ác đang lớn dần trong đầu mình. Khi ấy Phong của cô sẽ như thế nào? Liệu anh có đứng dậy và đi tiếp con đường mà anh vẫn hằng mơ ước không? Bảy năm sống bên anh những giọt nước mắt của hai người đã hòa quyện vào nhau và giờ đây những giọt nước mắt nuối tiếc ấy đang tuôn rơi mà không sao nói nên lời.
Bà Hoàng Lan nhìn cô gái lệ đang rơi lã chã lòng không khỏi đau xót. Năm xưa bà đã từng rơi nước mắt như thế khi cúi xin bố bà đồng ý. Hôm nay cô gái trước mắt bà hẳn cũng có thể vì tình yêu mà cúi xin bà. Bà bắt đầu quỳ xuống nước mắt trôi ra ngoài khóe mi đã có nhiều những nếp nhăn nhỏ.
“Người mẹ vì yêu thương con mình như bác cúi xin cháu tha lỗi cho bác. Xin cháu hãy nghĩ cho bác và cho thằng Phong mà đồng ý!”
Bảo Nhi không còn giữ được tâm trạng đang cố gắng chịu đựng nữa, cô òa khóc, tiếng khóc nức nở như muốn chôn vùi mọi khổ đau vào nơi xa nhất… nơi ánh hoàng hôn sẽ không bao giờ tắt đủ ba vạn lần đối với cô…
Chẳng biết đã bao lâu bà Hoàng Lan vẫn quỳ ở đó, Bảo Nhi cũng quỳ xuống trước mặt bà. Trước ánh mắt lo lắng của mẹ Phong, Bảo Nhi sụt sịt trả lời:
“Cháu đồng ý! Cháu chỉ xin bác cho cháu thêm một tuần ở bên anh ấy!”
Bà Hoàng Lan ôm chầm lấy Bảo Nhi như một ân nhân:
“Bác cảm ơn cháu!”
…
***
Gió thổi về từ ngoài ngõ, bay qua cách cổng, gió ôm những chiếc lá khô bay dọc lên cầu thang. Tôi bỏ xe chạy vội trước cơn gió miệng không ngừng gọi:
“Bảo Nhi ơi, anh về rồi!”
Không có tiếng Bảo Nhi trả lời nhưng tôi vẫn hào hứng chạy thẳng về phòng, Hương thì là nấu canh cá thơm nức quẩn quanh bay ra từ bếp, tôi biết là cô ấy đang bận nấu ăn.
Tôi mở cửa chui vội vào phòng rồi khép nhanh lại cho gió khỏi lùa. Bảo Nhi cười tươi tắn đón chào tôi, canh cá luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ, tôi nhào xuống bếp lồng tay qua eo cô ấy nịnh nọt:
“Cho anh ăn thử một miếng đi!”
Bảo Nhi cười tủm tỉm mở nắp vung lấy đũa bẻ một miếng sườn cá thổi qua rồi mới đút cho tôi. Tôi ngắm Bảo Nhi chăm chú mới phát hiện hình như cô ấy có điều gì đó đang buồn, tôi lo lắng nuốt vội miếng cá trong miệng hỏi:
“Kết quả khám chiều nay không tốt hả em?”
“Không!”
“Mẹ lại mắng em à?”
“Không!”
“Được rồi thế có chuyện gì kể anh nghe xem nào!”
Bảo Nhi lấy tay quyệt ngang mắt thủ thỉ:
“Không có chuyện gì! Chỉ là cuối năm em muốn được đi du lịch một chuyến!”
“Đi du lịch à? Cũng hay nhưng mà chúng mình đi đâu bây giờ?” Tôi vui vẻ gợi ý.
Dạo này Bảo Nhi có vẻ căng thẳng đầu óc, đi chơi một chuyến cũng là cách hay nhất để cô ấy giải tỏa. Ai ngờ Bảo Nhi đã vui mừng ôm chặt lấy tôi với đôi đũa trong tay.
“Em nghe mẹ kể hồi trước mẹ sinh anh trong một chuyến đi du lịch Tây Bắc. Em muốn trở lại thăm nơi anh đã sinh ra!”
Tôi khựng người lại, hóa ra Bảo Nhi luôn quan tâm tới từng thứ nhỏ nhặt nhất thuộc về tôi. Đã mười năm rồi tôi không về thăm lại nơi ấy, lần cuối là hồi tôi mười tuổi được bố mẹ đưa về đó chơi một lần, ngay cả bản thân mình tôi cũng không có ấn tượng nhiều về nơi ấy.
“Mai chúng mình đi luôn nha anh?”
“Để anh hỏi mẹ đã!”
“Sau này anh định có chuyện gì, đi đâu cũng xin phép mẹ vợ vậy sao?”
Tôi cười đưa tay xoa đầu.
Sau bữa cơm tôi gọi điện xin phép mẹ Bảo Nhi, cô không phản đối chỉ dặn dò tôi phải chăm sóc kĩ cho cô ấy rồi cúp máy. Giọng cô không giống như mọi ngày, tôi cúp máy mà trong lòng vẫn cảm thấy áy náy mới quay sang Bảo Nhi nói:
“Hình như mẹ ốm hay sao ấy! Anh thấy giọng mẹ khang khác.”
Bảo Nhi nhìn tôi trấn an:
“Chiều tối mẹ còn qua thăm em mà. Chắc là mẹ buồn vì ở một mình nên đi ngủ sớm thôi anh!”
Tôi lại giúp Bảo Nhi thu xếp đồ đạc cho chuyến đi chơi. Dự định đi một tuần thôi mà cô ấy sửa soạn mang theo cả đống quần áo. Tôi lắc đầu cười:
“Chúng ta đi bằng xe máy, em không định chở cả tủ đồ đi đấy chứ?”
Cô ấy cười soạn lại một lượt nữa cuối cùng cũng hết hai chiếc va li cỡ vừa.
Sáng hôm sau chúng tôi đem hai con mèo qua nhà chị hàng xóm gửi rồi nhằm hướng Tây Bắc thẳng tiến.
***
Hai mươi năm trước. Đúng vào thời điểm mẹ mang thai tôi, bố tôi bị điều đi công tác ở Tây Bắc, một dạng kỷ luật không văn bản. Nghe mẹ kể hồi đó nơi bố mẹ đến là một vùng đồi núi còn hoang sơ, đi chợ cũng phải mất mấy kilômét chưa kể là đi tới bệnh viện của trung tâm huyện phải mất đến cả nửa ngày vì đường vừa xa lại toàn đất đá lổng chổng.
Hôm mẹ chuyển dạ sinh tôi là một ngày cuối đông, nhưng ở vùng này lại mưa tầm tã suốt mấy ngày, con đường từ chỗ ở ra đến trạm xá đã bị mưa lũ giày xéo nát bét khiến xe cộ cũng không thể đi lại được. Một bà đỡ người dân tộc bản địa đến khám cho mẹ tôi nói là mẹ con đều khỏe có thể sinh tại nhà. Bố tôi lo lắng đến rồi hết cả tóc chẳng còn biết làm thế nào đành trông cậy cả vào bà.
Sau một đêm vượt cạn dưới ánh đèn Tọa đăng vàng óng cuối cũng tôi cũng chào đời. Để cảm tạ bà đỡ, bố mẹ cho tôi nhận làm con nuôi nhà đó. Nói là con nuôi cũng thật ngại, hai năm sau bố tôi chuyển công tác trở về Hà Nội, đến năm mười tuổi tôi mới được về thăm bố mẹ nuôi một lần. Mà tới bây giờ tôi cũng không còn nhớ rõ đường lên đó, vừa đi vừa hỏi đường có lẽ là thượng sách lúc này.
***
Xe máy vượt qua Thành phố Hòa Bình man mát hơi sương cùng những cánh hoa ban nở trắng hai ven đường. Leo theo con dốc Cun đầy nắng nhạt. Cả quãng đường bẩy mươi kilômét không làm Bảo Nhi thấy mệt trái lại cô ấy còn có vẻ rất vui, hết dang tay đón gió mát thì lại ôm chặt áp má vào vai tôi cười hạnh phúc. Tôi xoay một chiếc gương xe nhìn đường, gương còn lại để ngắm cô ấy.
Dừng xe trước cột mốc Thành phố Hòa Bình trên đỉnh Cun cao vút, nơi dõi tầm mắt nhìn về phía Đông chỉ còn thấy thành phố lẩn khuất trong hơi sương tôi lấy chiếc máy ảnh trong túi ba lô hào hứng bảo:
“Xuống xe anh chụp cho em mấy bức ảnh kỉ niệm nào.”
Bảo Nhi cũng hào hứng không kém, cô ấy có thể làm ra nhiều kiểu khuôn mặt với sắc thái biểu cảm khác nhau khiến tôi trong phút chốc đã bấm hết ba mươi sáu tấm phim trong máy. Tôi lắc chiếc máy ảnh nhìn Bảo Nhi giục:
“Chúng ta đi bắt mây thôi!”
“Vâng!”
Cô ấy trèo lên xe thắt dây mũ bảo hiểm, kề sát vai tôi vui vẻ hô lớn:
“Chúng ta đuổi bắt mây nào!”
Để đuổi kịp mây chúng tôi tiếp tục nhằm hướng Tây Bắc thẳng tiến. Xe đến đèo Thung Khe mịt mờ hơi sương lúc hai giờ chiều, đường ướt vì sương phủ và trời lạnh buốt nên chúng tôi đi chậm hơn một chút. Bảo Nhi đứng lên ở sau xe cười át cả tiếng gió:
“Ha ha… Bắt được mây rồi!”
Mười năm không trở lại nơi này, những con đường đã rộng dãi hơn ngày xưa nhiều. Dọc cả đoạn đèo Thung Khe dài mười hai kilômét với đầy đá trắng. Bên đường người ta bán rất nhiều đồ đặc sản từ rừng. Chúng tôi dừng xe một lần nữa để ăn chút gì đó lót dạ và tranh thủ hỏi đường.
Chui vào một sạp bán cơm lam với thịt nướng còn đang đỏ than hoa để xua giá rét khiến hai bàn tay đã đỏ mọng , chúng tôi vừa ăn vừa hỏi chị bán hàng người bản địa:
“Chị ơi, từ đây đến thị trấn Mai Châu còn xa không chị?”
Chị ấy cười thân thiện trả lời:
“Không còn xa lắm đâu em, đi ba cây số nữa là hết con đèo này, sau đó theo đèo Thung Nhuối xuống mười một cây số nữa là tới thị trấn Mai Châu. Hai đứa em đi du lịch à?” Chị nhìn Bảo Nhi tấm tắc khen: “Bạn gái em xinh quá!”
Tôi được dịp phổng mũi, hai bàn tay hơ ấm trên ngọn lửa nắm chặt lấy bàn tay của Bảo Nhi đang cước đỏ vì rét. Tôi nói lệch chủ đề:
“Thời tiết ở đây lạnh quá chị nhỉ?”
“Hai con đèo này được gọi là Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây của Tây Bắc mà. Bọn em đi hết đèo này sẽ ấm hơn!”
Nghe chị nói vậy tôi cũng mừng hơn. Tôi nhớ hồi còn nhỏ Bảo Nhi hay bị cảm lạnh, lần này đi Tây Bắc vẫn lo cô ấy không chịu được cái rét ở nơi này.
Ngồi cho bớt giá chúng tôi mới chào chị đi tiếp. Chân mây mờ mịt ôm lấy những sườn đá, nằm ngủ trên con dốc. Vượt lên đỉnh Thung Khe quanh co giữa biểm mây, mây nối đuôi nhau, nằm đè lên nhau, gối vào nhau rồi trôi dạt về bên kia Thung Nhuối. Cuối cùng chui ra khỏi biển mây là bầu trời nắng nhạt soi bóng hai đứa tôi dưới con đường.
“Chúng ta đuổi qua mây rồi!” Bảo Nhi dang rộng hai tay mặt hướng về phía mặt trời hít thở một hơi dài.
Có Bảo Nhi ở bên cạnh,trời Tây bắc cũng trở nên thơ mộng hơn. Trái tim tôi như lạc lối giữa những cánh rừng ban trắng, bồng bềnh với gió đại ngàn.
Xe trôi êm ả suốt con dốc dài mười một cây số rồi cũng hiện ra một thị trấn nhỏ nhắn xinh xắn như một thiếu nữ sơn cước tắm mình giữa suối mơ. Mai Châu đẹp quá, mười năm trước có lẽ tôi còn quá nhỏ để cảm nhận được vể đẹp này, hay hôm nay lòng tôi có chất xúc tác đặc biệt để tạo nên tâm hồn của người thi sĩ.
Không quá khó khăn để hỏi đường về nhà bố mẹ nuôi bởi ngôi làng nghèo xa xôi của hai mươi năm trước nay đã trở thanh một bản kinh doanh du lịch. Bố nuôi giờ lại làm Trưởng bản. Tôi theo chỉ dẫn của một chị làm ruộng phi xe thẳng vào trước cửa căn nhà sàn lớn nằm ngay đầu bản.
Đứng ngoài sân có một chị chừng hai mươi năm hai mươi sáu tuổi, làn da trắng như cánh ban, đôi hàng lông mày khá rậm và dài nổi trên làn da trắng bóc. Tôi và Bảo Nhi bỏ mũ bảo hiểm ra chào chị nhưng chị không trả lời mắt cứ nhìn tôi như sinh vật đến từ hành tinh khác. Một phút trôi qua tôi và Bảo Nhi đang nhìn nhau thắc mắc chị đã hét ầm:
“ÁI Ể ƠI…! Ái ể ơi…!”(1) Rồi chạy thẳng vào trong nhà.
Chúng tôi đoán là chị nói tiếng địa phương, lại không hiểu nên chỉ biết nhúnvai nhìn nhau. Trên nhà hai người đã có tuổi nghe chị gọi liền mở cửa đi xuống. Tôi nhận ra vẻ mặt hiền hậu chân chất của người đàn ông đã gần sáu mươi tuổi, tóc ông đã bạc trắng nhưng khuôn mặt của mười năm trước vẫn in trong trí nhớ của tôi. Bên cạnh ông một người phụ nữ cũng trạc tuổi ấy nhưng nhìn khuôn mặt bà hằn sâu những nhọc nhằn năm tháng, đôi bàn tay chai sạn bởi công việc ruộng đồng, ánh mắt bà mừng rỡ nhìn tôi, hẳn bà là mẹ nuôi – người đã đón tôi chào đời.
“Phong về chơi hả con! Đây là con dâu phải không? Hai đứa vào nhà đi!” Bà nắm tay Bảo Nhi kéo lên nhà.
Bảo Nhi có vẻ e thẹn, má cô ấy hồng đỏ quay sang nhìn tôi. Người đàn ông đi ra ban đầu vẫn nhìn tôi trìu mến, ông gọi vọng ra sau nhà:
“Thuần, đi bắt con lợn đen trong nương(2) về đây. Hôm nay bố làm vía(3) cho em mày.”
Chị ban nãy cũng đã quay ra, chị vẫn nhìn tôi chăm chú, đôi hàng lông may đen nhánh lay động hỏi:
“Nhận ra chị không Phong?”
Tôi đoán chị ấy lại sắp khoe với tôi điều gì.
“Hồi bé chị bế cậu suốt đấy!” Chị Hà Anh tự hào nói với tôi.
Ấn tượng của tôi mười năm trước, trong suốt một tuần ở đây là thỉnh thoảng chị lại khoe hồi nhỏ bế tôi suốt như vậy. Tôi cười gạt đi:
“Hồi đấy chị mới bốn năm tuổi làm sao mà bế em được.”
“Cậu không tin thì hỏi mẹ đi.”
Tôi quay sang nhìn mẹ nuôi, bà chỉ mỉm cười, đương nhiên tôi không tin, tôi biết chị chỉ làm hênh bề chị mà thôi, cùng lắm hồi đó dắt tôi đi chơi thì còn nghe được.
Buổi lễ làm vía cho tôi kéo dài từ bẩy giờ tối đến gần mười giờ khuya. Người chủ tế là một cụ ông tóc đã bạc trăng trong bản. Sau khi đọc xong bài Mo(4) ông buộc cho tôi mấy sợi chỉ vào tay, dặn là phải đeo đến khi tự đứt chứ không được tháo ra. Tôi không hiểu mấy nghi lễ thiêng liêng này nhưng tôi tin sự nhiệt tình và tốt bụng của bố mẹ nuôi nên cũng theo các chỉ dẫn. Buổi lễ kết thúc, các bác đại diện của những nhà hàng xóm đã say khướt nhưng vẫn chuyện trò rôm rả.
Bảo Nhi có vẻ mệt cô ấy vừa nằm xuống đã ngủ rất say. Tôi ngồi lại bên bậc thang ngoài hiên ngắm sương rơi miên man ôm lấy những tán cây lớn trước ngôi nhà. Cuộc sống thật yên ả quá, ước gì tôi với Bảo Nhi được cùng sống mãi ở một nơi như thế này.
Ngày hôm sau mặt trời mọc có vẻ muộn hơn ở Hà Nội, Bảo Nhi dậy khá sớm. Cô ấy muốn đi dạo quanh huyện một vòng. Anh Thuần vui vẻ bảo:
“Để anh lấy xe điện chở hai đứa đi chơi hết các tua trong huyện.”
Bảo Nhi mừng rỡ nhờ chị Hà Anh chọn cho một bộ váy dân tộc H’Mông. Tôi ngồi ngoài xe trò chuyện cùng anh Thuần và đợi cô ấy. Chị Hà Anh hỏi tôi có muốn chọn một bộ không nhưng tôi từ chối, dù sao tôi vẫn thích mặc quần jeans với áo da hơn.
Bảo Nhi bước ra từ phòng thay đồ, tôi hơi bất ngờ, mắt tròn xoe nhìn cô ấy:
“Ôi! Anh không nghĩ váy H’Mông lại đẹp thế này đâu!” Tôi suýt xoa.
“Em có muốn thay đổi ý chọn một bộ không?” Chi Hà Anh hỏi tôi.
“Không đâu chị, em vẫn muốn làm anh chàng đồng bằng hẹn hò với một cô gái H’Mông.” Tôi trả lời chị tay đỡ Bảo Nhi lên sau xe.
Chị Hà Anh không đi cùng, chị nói phải ở nhà chuẩn bị cơm nước và có hẹn biểu diễn múa chó một đoàn khách du lịch lúc chín giờ sáng.
Anh Thuần đóng vai người hướng dẫn nhiệt tình cho hai chúng tôi, tôi với Bảo Nhi ngồi ở hai ghế sau cùng để được tự do xoay tròn nhìn quang cảnh bốn phía.
Những cánh đồng êm ả trải dài dưới chân những ngọn núi nhỏ, những dòng suối trong vắt chảy ra từ chân núi có thể nhìn rõ tới đáy, những bản làng lấp ló trong mây và núi vô cùng nên thơ. Bản cuối cùng mà chúng tôi đến cách nhà bố mẹ nuôi năm kilômét. Bảo Nhi nhìn tôi dò hỏi:
“Em muốn được đi bộ về để cảm nhận cuộc sống xung quang!”
Tôi nhăn trán hỏi lại:
“Năm ki lô mét đấy?”
“Vâng!” Bảo Nhi khẳng định.
Tôi cũng muốn được thử cảm giác đi bằng đôi chân trần giữa rừng núi tươi xanh nên đồng ý. Anh Thuần trước khi quay về còn nhắc mấy lần:
“Nếu mệt hoặc lạc đường thì nhớ gọi cho anh đến đón!”
“Vâng , anh yên tâm!”
“Nhớ gọi, đừng có ngại.”
…
Còn lại hai chúng tôi dắt tay nhau đi rong ruổi trên con đường nhỏ ven cánh đồng. Con đường được che bằng những tán cây lát xanh thẳm chiếu cái bóng to xù xuống nền bê tông thô rát. Bảo Nhi lắc nhẹ hai cái bím tóc tết hai bên gợi ý:
“Chúng mình chơi trò chơi đi!”
“Trò gì?”
“Trò cũ: Hoa dâm bụt(5)”
“Em hay chơi ăn gian lắm!” Tôi thộn mặt ra kêu ca.
“Em hứa không ăn gian.”
“Được vậy oằn tù tì nào.”
Tôi nói vậy chứ lần nào oằn tù tì Bảo Nhi cũng thắng. Keo đầu cô ấy ra kéo, keo sau ra giấy, keo sau nữa là ra búa. Vòng tuần hoàn này tôi thuộc từ hồi mười ba tuổi, mà cơ bản chỉ có hai đứa chơi với nhau nên tôi luôn nhường cô ấy thắng.
Tôi lụi hụi bước đến bên gốc cây lớn úp mặt vào quyết ăn gian một chuyến.
“Bắt đầu này, hoa dâm bụt nở rồi.”
Quay ra cô nàng tinh nghịch của tôi đã bước một bước, kiễng chân lên làm vẻ mặt bơ bơ.
Tôi chừng hửng quay mặt lại đọc nhanh một câu nữa:
“Hoa dâm bụt nở rồi!”
Hai bím tóc bước tiếp một bước nhỏ về phía tôi. Tôi làm vẻ mặt ngáo ộp để gây cười, cô ấy vẫn im lặng. Tôi chu môi làm giống cái miệng của chú gà con, cô ấy suýt cười. Tôi híp mắt cười dễ thương, lần này cô ấy không nhịn được nữa cười như ngô rang.
“Anh ăn gian!”
“Không hề ăn gian nha! Em làm đi.”
Bảo Nhi phụng phịu đi lên gốc cây phía trước. cô ấy sắp chơi trò của tôi:
“Hoa râm bụt nở rồi!”
Tôi đã láu cá bước một bước.
“Hoa dâm bụt… nở rồi!”
“Hoa dâm bụt nở rồi!”
Tôi nhón chân.
“Anh chưa bước…”
“Anh bước rồi, lần trước ở chỗ cái lá.” Tôi chỉ xuống đất làm bằng.
Cô ấy ngoan ngoãn tiếp tục, nhưng mà tôi biết thể nào cô ấy cũng nhìn trộm nên tôi phải nhanh hơn mới được.
…
“Hoa dâm bụt nở rồi”
Tôi đã đến sát gần, mặc dù Bảo Nhi đã dùng nhiều trạng thái gây cười tôi vẫn trơ trơ. Trò chơi này tôi luôn là siêu cao thủ. Một bước nữa là tôi thắng, Bảo Nhi áp sát má tôi bất ngờ thơm một cái ngay sát tai khiến tôi bật cười.
“Em thắng rồi aha!”
“Em phạm luật, không được chạm cơ mà!”
“Em mới thơm gió thôi mà, chưa chạm đến!”
“Em ăn gian!” Tôi than vãn.
“Hi hi hi…!”
(1): Tiếng Thái Mai Châu nghĩa là: Bố mẹ ơi
(2): Vườn trồng lương thực, chăn nuôi ở trên đồi.
(3): người Thái có tục làm vía khi con cái đi xa trở về, một dạng cầu tổ tiên phù hộ cho con cái được khỏe mạnh.
(4): Giống như thầy cũng hay thầy phù thủy của người Kinh.
(5): Truyền thuyết hoa dâm bụt kể rằng: N gày xưa có hai chị em gái rất nhỏ. Chị là Nađi còn em là Naban. Naban bị liệt cả hai chân. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa. Nađi thương em lắm và luôn mơ ước có được phép tiên giúp em khỏi bệnh. Ước mơ cứ lớn dần lên và một ngày kia Nađi quyết định đi tìm “phép lạ”. Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, em lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường. Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Nađi không sợ ông cụ mà còn nói hết ước nguyện của mình với ông cụ. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: “Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng muốn cho em cháu khỏi bệnh cần có hai điều kiện. Một là, khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa”. Nhưng thực tế ông cụ chỉ thử tấm lòng cô bé chứ không phải như vậy. Vì thương em, Nađi đồng ý tất cả. Thế rồi chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh. Hoa nở đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa. Các em đặt cho cây là dâm bụt vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em.
Trò chơi này một người sẽ nhắm mắt ở một điểm, vừa nhắm mắt vừa đọc câu: Hoa dâm bụt nở rồi!. Trong lúc đó người còn lại phải kịp bước một bước, đứng ở một chân để người kia trêu đùa nhưng tuyệt nhiên không được chạm vào người. Nếu người đứng ở ngoài cười hoặc nói hay hạ chân còn lại xuống sẽ bị xử thua. Ngược lại nếu có thể nhịn được và bước tới chạm tay vào điểm của người nói đứng thì sẽ thắng
Mải thu những chiếc khăn trong tâm trạng lơ đãng, Bảo Nhi giờ mới nhận ra một bóng người đang đứng trước mặt mình. Ngẩng mặt lên cô không khỏi bất ngờ bởi vị khách lại chính là mẹ của Phong. Chột dạ một chút khi bà xuất hiệt đột ngột như thế này, thoáng nghĩ đến câu nói của Phương Thảo hôm trước khiến cô ấy có phần lo lắng, bối rối thưa:
“Cháu chào bác! Mời bác vào trong nhà…!”
Bảo Nhi vội ôm đống đồ chạy vào cất vội trong ngăn tủ, cô mở tủ lạnh lấy ra mấy quả cam tươi làm một ly cam vắt, tâm trạng bối rối nên động tác cũng luống cuống rõ rệt.
Bà Hoàng Lan nhìn qua căn phòng rồi rảo bước đến bên khung cửa sổ. Mở một cánh cửa nhìn ra ngoài, tâm trạng bà đột ngột lại trầm xuống. Trước mắt bà là khoảng không gian của quá khứ buồn mênh mang.
“Bác uống tạm ly nước mát!”
Câu nói của Bảo Nhi xua đi ký ức đang tràn về.
“Cảm ơn cháu!”
Bà ngồi xuống chiếc ghế nhỏ trong phòng, uống một hớp nước cam có vẻ như chưa được pha đúng kiểu lắm nhưng chân mày chỉ khẽ nhíu, dường như vẻ bình thản trên mặt bà không có chút biến động nào, vẫn kiên nhẫn chờ đợi.
“Cháu xin lỗi vì đã không nói với bác chuyện này. Tất cả đều là lỗi ở cháu xin bác đừng trách anh Phong.” Bảo Nhi vẻ mặt lo lắng cố gắng theo dõi từng thay đổi trên khuôn mặt người phụ nữ ngồi đối diện.
“Thôi được rồi! Chuyện này bác đã nghe Phương Thảo nói qua, cháu cũng đừng trách nó, lẽ ra con bé phải nói cho bác biết từ lâu rồi!”
Bà Hoàng Lan dừng lại, chờ một phản ứng tứ cô gái trước mặt.
“Cháu hiểu!” Mặc dù có chút tức giận với Phương Thảo nhưng trong chuyện này đúng là cô đã sai. Chuyện đến tai mẹ của Phong cũng chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
“Khi nghe chuyện cô đã rất giận, thậm chí là thất vọng, đặc biệt là với thằng Phong. Dù cháu có nông nổi đi nữa thì nó cũng phải vững vàng suy nghĩ cho thấu đáo một chút! Mà thôi dù sao mọi chuyện cũng đã xảy ra rồi.” Bà dừng lại một lần nữa đôi mắt cảm thông với cô gái ngồi trước mặt, chậm rãi hỏi nhỏ một câu: “Bác hỏi thật! Giữa hai đứa có chuyện gì chưa?”
Bảo Nhi nghe câu hỏi bỗng sững người lại, trộm nhìn sang thấy vẻ mặt lo lắng chờ đợi của mẹ người cô yêu. Lần trước vì muốn được ở lại cô đã không phân vân khi nói dối mẹ mình rằng mình đã trao cho Phong tất cả, cô hiểu mẹ và cô biết rõ bà dù khó khăn chấp nhận bao nhiêu thì cũng đặt tình yêu dành cho cô lên tất cả. Nhưng lần này người trước mặt cô lại khác, bà ấy đang rất lo lắng, cô không thể và không đủ tự tin để nói dối bà:
“Chúng con vẫn còn trong sáng!” Bảo Nhi trả lời thành thật.
Bà Hoàng Lan thở phào nhẹ nhõm, không phải chờ ánh mắt khẳng định của Bảo Nhi bà tiếp lời:
“Bác cũng tin là như vậy!”
Bà uống một ngụm lớn ly nước cam trên bàn, ly nước hơi quá ngọt do pha hơi nhiều đường, lặng im đi ra phía cánh cửa sổ nhìn về phía ngôi nhà cũ giọng trầm trầm:
“Bác muốn kể cho cháu nghe một câu chuyện.” Một giọt nước mắt rơi mau trên mắt bà: “Lúc còn học cấp ba bác có hai người bạn nam rất thân, một người tính tình khoáng đạt, người còn lại thì rất hiền lành, cả hai người đều rất tốt với bác. Khi ấy bác đã tự hứa với lòng: Nếu một ngày nào đó một trong hai người họ ai tỏ tình với bác trước thì bác sẽ lấy người đó.”
Bảo Nhi cũng thầm đoán được một trong hai người đó chính là bố của Phong, cô lặng im chăm chú nghe câu chuyện. Bà Hoàng Lan cũng trở lại ghế đối diện tiếp tục kể:
“Sau buổi tốt nghiệp cấp ba, người con trai khoáng đạt đã đến mở lời trước, nhưng ông ấy lại không nói với bác mà đến xin cưới với bố mẹ bác. Bố bác không những không đồng ý mà còn mắng cậu ta rằng: Anh là đàn ông mà không có chí tiến thủ, gia cảnh lại nghèo khó, tôi làm sao có thể giao con gái tôi cho anh được.”
Bà thở dài, đôi mắt suy tưởng về quá khứ:
“Bố bác nói như vậy vì muốn cậu ta tạm gác chuyện yêu đương để chuyên tâm vào học tập và sự nghiệp, nhưng người con trai khoáng đạt kia lại không hiểu ra được. Bác ấy đã bỏ đi biệt tích chỉ để lại cho bác vài dòng chữ: Mười năm nữa anh sẽ quay lại hỏi cưới em! Hãy chờ anh nhé Hoàng Lan!”
Giọng bà trở lại vẻ đầm ấm:
“Bốn năm sau người đàn ông hiền lành đỗ đại học, ông ấy ngỏ lời cưới bác và bác đã đồng ý. Lời hứa vẫn là lời hứa, bác không thể phụ lòng một người chỉ vì lời hứa của một người đi mười năm và hơn hết người đàn ông hiền lành ấy vẫn là người trực tiếp tỏ tình với bác. Bố bác một lần nữa phản đối nhưng bác vẫn cương quyết bảo vệ hạnh phúc của mình. Đúng, cuộc sống của bác đã rất hạnh phúc, hai bác sinh ra thằng Phong giữa bộn bề những khó khăn của thời kỳ bắt đầu đổi mới.”
Lời kể đầm ấm bắt đầu có vẻ xót xa:
“Mười bốn năm sau người con trai khoáng đạt kia trở về, Ông ấy đúng là đã rất giàu có. Mười bốn năm nằm gai nếm mật ở xứ người đã biến ông ấy thành con người ích kỷ. Ông ấy cho rằng bác đã bội ước và tìm mọi cách để trả thù bố của thằng Phong. Nhằm đúng lúc dự án kinh tế của chồng bác bị thành phố trả lại, tâm trạng đang chán nản đã cho người lừa ông ấy vào chòng. Chồng bác mất tích ba tháng và ngày tỉnh lại đã nằm trong bệnh viện với xét nghiệm bị sốc ma túy tổng hợp. Ở bên ông ấy suốt hai mươi năm bác tin ông ấy không phải người như vậy. Bác muốn tìm ra sự thật nhưng bố bác lại kiên quyết vùi lấp chuyện này vì lo ảnh hưởng đến danh dự gia đình.”
Những giọt nước mắt bắt đầu rơi lã chã khỏi mắt bà khiến lòng Bảo Nhi cũng không khỏi chạnh lòng. Hai mắt đỏ hoe, cô vẫn lặng im lắng nghe câu chuyện:
“Năm thằng Phong mười ba tuổi, vì nợ nần hai bác đã phải đưa nó lên thành phố ở với ông bà ngoại. Cuộc sống tự lập sớm và cách xa gia đình đã khiến bác mất đi cái quyền quyết định của một người mẹ với đứa con trai ruột của mình.” Bà nhìn sang Bảo Nhi hỏi: “Cháu có biết tại sao bác lại kể chuyện này với cháu không?”
Câu hỏi của bà khiến Bảo Nhi lo sợ. Phải chăng những lời Phương Thảo nói với cô là sự thật? Cô rụt rè trả lời:
“Cháu không biết!”
“Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh sống khác nhau, một số phận khác nhau. Bác quý cháu như con gái bác vậy! Nhưng cháu và thằng Phong nhà bác lớn nên ở hai hoàn cảnh khác biệt, có thể nói là có một chút đặc biệt, là bạn bè thì rất tốt nhưng nếu sống với nhau cả đời sẽ gặp phải lắm gian nan. Bác không muốn nó lại phải sống cuộc sống giống như hai bác.”
Bảo Nhi đã hiểu được ra ngụ ý trong lời nói của mẹ Phong, cô cảm thấy mình đang bị đối xử bất công nhưng lại không sao nói được thành lời. Đáy mắt long lanh với bao nhiêu điều lo sợ xa vời.
Bà Hoàng Lan cũng thấu hiểu ánh mắt ấy nhưng sự đồng cảm không vượt quá được tình mẫu tử trong lòng bà. Bà nhìn cô gái bé nhỏ đang lo lắng trước mặt an ủi:
“Bác biết lẽ ra bác không nên nói với cháu những điều này. Nhưng bác không còn lựa chọn nào cả. Thằng Phong là đứa mạnh mẽ, từ bé nó đã sống cuộc sống tự lập nên giờ dù bác có nói gì thì cũng không lay chuyển được nó. Giữa hai đứa chưa xảy ra chuyện gì. Tình yêu thời xuân trẻ đôi khi cũng chỉ là nông nổi. Bác biết Hoàng Nam rất thích cháu, nó cũng là người tốt, cháu lấy nó cuộc sống về sau chẳng còn phải lo lắng khó khăn gì. Còn thằng Phong nhà bác với cái Thảo từ bé đã là một đôi thanh mai trúc mã, hai gia đình lại thân thiết từ nhỏ, có thể phụ trợ nhau trong sự nghiệp sau này. Như thế gọi là vẹn cả đôi đường.”
Bảo Nhi ngồi chết lặng cô muốn khóc thật to hoặc giả biện bạch cho mình rằng: Cô với Phong mới chính là thanh mai trúc mã, rằng dù có ngàn vạn khó khăn thì cô vẫn chấp nhận để được sống bên người cô yêu. Cô sẽ không vì ai, hay vì bất cứ điều gí mà từ bỏ. Sau đó sẽ để mặc cho bác ấy la mắng cô như thế nào. Nhưng lúc này cô lại không thể. Đúng, có lẽ những lời mẹ của Phong nói mới chính là sự thật, một ngày ngắn ngủi nào đó cô sẽ phải từ giã cuộc đời này vì khối u quái ác đang lớn dần trong đầu mình. Khi ấy Phong của cô sẽ như thế nào? Liệu anh có đứng dậy và đi tiếp con đường mà anh vẫn hằng mơ ước không? Bảy năm sống bên anh những giọt nước mắt của hai người đã hòa quyện vào nhau và giờ đây những giọt nước mắt nuối tiếc ấy đang tuôn rơi mà không sao nói nên lời.
Bà Hoàng Lan nhìn cô gái lệ đang rơi lã chã lòng không khỏi đau xót. Năm xưa bà đã từng rơi nước mắt như thế khi cúi xin bố bà đồng ý. Hôm nay cô gái trước mắt bà hẳn cũng có thể vì tình yêu mà cúi xin bà. Bà bắt đầu quỳ xuống nước mắt trôi ra ngoài khóe mi đã có nhiều những nếp nhăn nhỏ.
“Người mẹ vì yêu thương con mình như bác cúi xin cháu tha lỗi cho bác. Xin cháu hãy nghĩ cho bác và cho thằng Phong mà đồng ý!”
Bảo Nhi không còn giữ được tâm trạng đang cố gắng chịu đựng nữa, cô òa khóc, tiếng khóc nức nở như muốn chôn vùi mọi khổ đau vào nơi xa nhất… nơi ánh hoàng hôn sẽ không bao giờ tắt đủ ba vạn lần đối với cô…
Chẳng biết đã bao lâu bà Hoàng Lan vẫn quỳ ở đó, Bảo Nhi cũng quỳ xuống trước mặt bà. Trước ánh mắt lo lắng của mẹ Phong, Bảo Nhi sụt sịt trả lời:
“Cháu đồng ý! Cháu chỉ xin bác cho cháu thêm một tuần ở bên anh ấy!”
Bà Hoàng Lan ôm chầm lấy Bảo Nhi như một ân nhân:
“Bác cảm ơn cháu!”
…
***
Gió thổi về từ ngoài ngõ, bay qua cách cổng, gió ôm những chiếc lá khô bay dọc lên cầu thang. Tôi bỏ xe chạy vội trước cơn gió miệng không ngừng gọi:
“Bảo Nhi ơi, anh về rồi!”
Không có tiếng Bảo Nhi trả lời nhưng tôi vẫn hào hứng chạy thẳng về phòng, Hương thì là nấu canh cá thơm nức quẩn quanh bay ra từ bếp, tôi biết là cô ấy đang bận nấu ăn.
Tôi mở cửa chui vội vào phòng rồi khép nhanh lại cho gió khỏi lùa. Bảo Nhi cười tươi tắn đón chào tôi, canh cá luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ, tôi nhào xuống bếp lồng tay qua eo cô ấy nịnh nọt:
“Cho anh ăn thử một miếng đi!”
Bảo Nhi cười tủm tỉm mở nắp vung lấy đũa bẻ một miếng sườn cá thổi qua rồi mới đút cho tôi. Tôi ngắm Bảo Nhi chăm chú mới phát hiện hình như cô ấy có điều gì đó đang buồn, tôi lo lắng nuốt vội miếng cá trong miệng hỏi:
“Kết quả khám chiều nay không tốt hả em?”
“Không!”
“Mẹ lại mắng em à?”
“Không!”
“Được rồi thế có chuyện gì kể anh nghe xem nào!”
Bảo Nhi lấy tay quyệt ngang mắt thủ thỉ:
“Không có chuyện gì! Chỉ là cuối năm em muốn được đi du lịch một chuyến!”
“Đi du lịch à? Cũng hay nhưng mà chúng mình đi đâu bây giờ?” Tôi vui vẻ gợi ý.
Dạo này Bảo Nhi có vẻ căng thẳng đầu óc, đi chơi một chuyến cũng là cách hay nhất để cô ấy giải tỏa. Ai ngờ Bảo Nhi đã vui mừng ôm chặt lấy tôi với đôi đũa trong tay.
“Em nghe mẹ kể hồi trước mẹ sinh anh trong một chuyến đi du lịch Tây Bắc. Em muốn trở lại thăm nơi anh đã sinh ra!”
Tôi khựng người lại, hóa ra Bảo Nhi luôn quan tâm tới từng thứ nhỏ nhặt nhất thuộc về tôi. Đã mười năm rồi tôi không về thăm lại nơi ấy, lần cuối là hồi tôi mười tuổi được bố mẹ đưa về đó chơi một lần, ngay cả bản thân mình tôi cũng không có ấn tượng nhiều về nơi ấy.
“Mai chúng mình đi luôn nha anh?”
“Để anh hỏi mẹ đã!”
“Sau này anh định có chuyện gì, đi đâu cũng xin phép mẹ vợ vậy sao?”
Tôi cười đưa tay xoa đầu.
Sau bữa cơm tôi gọi điện xin phép mẹ Bảo Nhi, cô không phản đối chỉ dặn dò tôi phải chăm sóc kĩ cho cô ấy rồi cúp máy. Giọng cô không giống như mọi ngày, tôi cúp máy mà trong lòng vẫn cảm thấy áy náy mới quay sang Bảo Nhi nói:
“Hình như mẹ ốm hay sao ấy! Anh thấy giọng mẹ khang khác.”
Bảo Nhi nhìn tôi trấn an:
“Chiều tối mẹ còn qua thăm em mà. Chắc là mẹ buồn vì ở một mình nên đi ngủ sớm thôi anh!”
Tôi lại giúp Bảo Nhi thu xếp đồ đạc cho chuyến đi chơi. Dự định đi một tuần thôi mà cô ấy sửa soạn mang theo cả đống quần áo. Tôi lắc đầu cười:
“Chúng ta đi bằng xe máy, em không định chở cả tủ đồ đi đấy chứ?”
Cô ấy cười soạn lại một lượt nữa cuối cùng cũng hết hai chiếc va li cỡ vừa.
Sáng hôm sau chúng tôi đem hai con mèo qua nhà chị hàng xóm gửi rồi nhằm hướng Tây Bắc thẳng tiến.
***
Hai mươi năm trước. Đúng vào thời điểm mẹ mang thai tôi, bố tôi bị điều đi công tác ở Tây Bắc, một dạng kỷ luật không văn bản. Nghe mẹ kể hồi đó nơi bố mẹ đến là một vùng đồi núi còn hoang sơ, đi chợ cũng phải mất mấy kilômét chưa kể là đi tới bệnh viện của trung tâm huyện phải mất đến cả nửa ngày vì đường vừa xa lại toàn đất đá lổng chổng.
Hôm mẹ chuyển dạ sinh tôi là một ngày cuối đông, nhưng ở vùng này lại mưa tầm tã suốt mấy ngày, con đường từ chỗ ở ra đến trạm xá đã bị mưa lũ giày xéo nát bét khiến xe cộ cũng không thể đi lại được. Một bà đỡ người dân tộc bản địa đến khám cho mẹ tôi nói là mẹ con đều khỏe có thể sinh tại nhà. Bố tôi lo lắng đến rồi hết cả tóc chẳng còn biết làm thế nào đành trông cậy cả vào bà.
Sau một đêm vượt cạn dưới ánh đèn Tọa đăng vàng óng cuối cũng tôi cũng chào đời. Để cảm tạ bà đỡ, bố mẹ cho tôi nhận làm con nuôi nhà đó. Nói là con nuôi cũng thật ngại, hai năm sau bố tôi chuyển công tác trở về Hà Nội, đến năm mười tuổi tôi mới được về thăm bố mẹ nuôi một lần. Mà tới bây giờ tôi cũng không còn nhớ rõ đường lên đó, vừa đi vừa hỏi đường có lẽ là thượng sách lúc này.
***
Xe máy vượt qua Thành phố Hòa Bình man mát hơi sương cùng những cánh hoa ban nở trắng hai ven đường. Leo theo con dốc Cun đầy nắng nhạt. Cả quãng đường bẩy mươi kilômét không làm Bảo Nhi thấy mệt trái lại cô ấy còn có vẻ rất vui, hết dang tay đón gió mát thì lại ôm chặt áp má vào vai tôi cười hạnh phúc. Tôi xoay một chiếc gương xe nhìn đường, gương còn lại để ngắm cô ấy.
Dừng xe trước cột mốc Thành phố Hòa Bình trên đỉnh Cun cao vút, nơi dõi tầm mắt nhìn về phía Đông chỉ còn thấy thành phố lẩn khuất trong hơi sương tôi lấy chiếc máy ảnh trong túi ba lô hào hứng bảo:
“Xuống xe anh chụp cho em mấy bức ảnh kỉ niệm nào.”
Bảo Nhi cũng hào hứng không kém, cô ấy có thể làm ra nhiều kiểu khuôn mặt với sắc thái biểu cảm khác nhau khiến tôi trong phút chốc đã bấm hết ba mươi sáu tấm phim trong máy. Tôi lắc chiếc máy ảnh nhìn Bảo Nhi giục:
“Chúng ta đi bắt mây thôi!”
“Vâng!”
Cô ấy trèo lên xe thắt dây mũ bảo hiểm, kề sát vai tôi vui vẻ hô lớn:
“Chúng ta đuổi bắt mây nào!”
Để đuổi kịp mây chúng tôi tiếp tục nhằm hướng Tây Bắc thẳng tiến. Xe đến đèo Thung Khe mịt mờ hơi sương lúc hai giờ chiều, đường ướt vì sương phủ và trời lạnh buốt nên chúng tôi đi chậm hơn một chút. Bảo Nhi đứng lên ở sau xe cười át cả tiếng gió:
“Ha ha… Bắt được mây rồi!”
Mười năm không trở lại nơi này, những con đường đã rộng dãi hơn ngày xưa nhiều. Dọc cả đoạn đèo Thung Khe dài mười hai kilômét với đầy đá trắng. Bên đường người ta bán rất nhiều đồ đặc sản từ rừng. Chúng tôi dừng xe một lần nữa để ăn chút gì đó lót dạ và tranh thủ hỏi đường.
Chui vào một sạp bán cơm lam với thịt nướng còn đang đỏ than hoa để xua giá rét khiến hai bàn tay đã đỏ mọng , chúng tôi vừa ăn vừa hỏi chị bán hàng người bản địa:
“Chị ơi, từ đây đến thị trấn Mai Châu còn xa không chị?”
Chị ấy cười thân thiện trả lời:
“Không còn xa lắm đâu em, đi ba cây số nữa là hết con đèo này, sau đó theo đèo Thung Nhuối xuống mười một cây số nữa là tới thị trấn Mai Châu. Hai đứa em đi du lịch à?” Chị nhìn Bảo Nhi tấm tắc khen: “Bạn gái em xinh quá!”
Tôi được dịp phổng mũi, hai bàn tay hơ ấm trên ngọn lửa nắm chặt lấy bàn tay của Bảo Nhi đang cước đỏ vì rét. Tôi nói lệch chủ đề:
“Thời tiết ở đây lạnh quá chị nhỉ?”
“Hai con đèo này được gọi là Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây của Tây Bắc mà. Bọn em đi hết đèo này sẽ ấm hơn!”
Nghe chị nói vậy tôi cũng mừng hơn. Tôi nhớ hồi còn nhỏ Bảo Nhi hay bị cảm lạnh, lần này đi Tây Bắc vẫn lo cô ấy không chịu được cái rét ở nơi này.
Ngồi cho bớt giá chúng tôi mới chào chị đi tiếp. Chân mây mờ mịt ôm lấy những sườn đá, nằm ngủ trên con dốc. Vượt lên đỉnh Thung Khe quanh co giữa biểm mây, mây nối đuôi nhau, nằm đè lên nhau, gối vào nhau rồi trôi dạt về bên kia Thung Nhuối. Cuối cùng chui ra khỏi biển mây là bầu trời nắng nhạt soi bóng hai đứa tôi dưới con đường.
“Chúng ta đuổi qua mây rồi!” Bảo Nhi dang rộng hai tay mặt hướng về phía mặt trời hít thở một hơi dài.
Có Bảo Nhi ở bên cạnh,trời Tây bắc cũng trở nên thơ mộng hơn. Trái tim tôi như lạc lối giữa những cánh rừng ban trắng, bồng bềnh với gió đại ngàn.
Xe trôi êm ả suốt con dốc dài mười một cây số rồi cũng hiện ra một thị trấn nhỏ nhắn xinh xắn như một thiếu nữ sơn cước tắm mình giữa suối mơ. Mai Châu đẹp quá, mười năm trước có lẽ tôi còn quá nhỏ để cảm nhận được vể đẹp này, hay hôm nay lòng tôi có chất xúc tác đặc biệt để tạo nên tâm hồn của người thi sĩ.
Không quá khó khăn để hỏi đường về nhà bố mẹ nuôi bởi ngôi làng nghèo xa xôi của hai mươi năm trước nay đã trở thanh một bản kinh doanh du lịch. Bố nuôi giờ lại làm Trưởng bản. Tôi theo chỉ dẫn của một chị làm ruộng phi xe thẳng vào trước cửa căn nhà sàn lớn nằm ngay đầu bản.
Đứng ngoài sân có một chị chừng hai mươi năm hai mươi sáu tuổi, làn da trắng như cánh ban, đôi hàng lông mày khá rậm và dài nổi trên làn da trắng bóc. Tôi và Bảo Nhi bỏ mũ bảo hiểm ra chào chị nhưng chị không trả lời mắt cứ nhìn tôi như sinh vật đến từ hành tinh khác. Một phút trôi qua tôi và Bảo Nhi đang nhìn nhau thắc mắc chị đã hét ầm:
“ÁI Ể ƠI…! Ái ể ơi…!”(1) Rồi chạy thẳng vào trong nhà.
Chúng tôi đoán là chị nói tiếng địa phương, lại không hiểu nên chỉ biết nhúnvai nhìn nhau. Trên nhà hai người đã có tuổi nghe chị gọi liền mở cửa đi xuống. Tôi nhận ra vẻ mặt hiền hậu chân chất của người đàn ông đã gần sáu mươi tuổi, tóc ông đã bạc trắng nhưng khuôn mặt của mười năm trước vẫn in trong trí nhớ của tôi. Bên cạnh ông một người phụ nữ cũng trạc tuổi ấy nhưng nhìn khuôn mặt bà hằn sâu những nhọc nhằn năm tháng, đôi bàn tay chai sạn bởi công việc ruộng đồng, ánh mắt bà mừng rỡ nhìn tôi, hẳn bà là mẹ nuôi – người đã đón tôi chào đời.
“Phong về chơi hả con! Đây là con dâu phải không? Hai đứa vào nhà đi!” Bà nắm tay Bảo Nhi kéo lên nhà.
Bảo Nhi có vẻ e thẹn, má cô ấy hồng đỏ quay sang nhìn tôi. Người đàn ông đi ra ban đầu vẫn nhìn tôi trìu mến, ông gọi vọng ra sau nhà:
“Thuần, đi bắt con lợn đen trong nương(2) về đây. Hôm nay bố làm vía(3) cho em mày.”
Chị ban nãy cũng đã quay ra, chị vẫn nhìn tôi chăm chú, đôi hàng lông may đen nhánh lay động hỏi:
“Nhận ra chị không Phong?”
Tôi đoán chị ấy lại sắp khoe với tôi điều gì.
“Hồi bé chị bế cậu suốt đấy!” Chị Hà Anh tự hào nói với tôi.
Ấn tượng của tôi mười năm trước, trong suốt một tuần ở đây là thỉnh thoảng chị lại khoe hồi nhỏ bế tôi suốt như vậy. Tôi cười gạt đi:
“Hồi đấy chị mới bốn năm tuổi làm sao mà bế em được.”
“Cậu không tin thì hỏi mẹ đi.”
Tôi quay sang nhìn mẹ nuôi, bà chỉ mỉm cười, đương nhiên tôi không tin, tôi biết chị chỉ làm hênh bề chị mà thôi, cùng lắm hồi đó dắt tôi đi chơi thì còn nghe được.
Buổi lễ làm vía cho tôi kéo dài từ bẩy giờ tối đến gần mười giờ khuya. Người chủ tế là một cụ ông tóc đã bạc trăng trong bản. Sau khi đọc xong bài Mo(4) ông buộc cho tôi mấy sợi chỉ vào tay, dặn là phải đeo đến khi tự đứt chứ không được tháo ra. Tôi không hiểu mấy nghi lễ thiêng liêng này nhưng tôi tin sự nhiệt tình và tốt bụng của bố mẹ nuôi nên cũng theo các chỉ dẫn. Buổi lễ kết thúc, các bác đại diện của những nhà hàng xóm đã say khướt nhưng vẫn chuyện trò rôm rả.
Bảo Nhi có vẻ mệt cô ấy vừa nằm xuống đã ngủ rất say. Tôi ngồi lại bên bậc thang ngoài hiên ngắm sương rơi miên man ôm lấy những tán cây lớn trước ngôi nhà. Cuộc sống thật yên ả quá, ước gì tôi với Bảo Nhi được cùng sống mãi ở một nơi như thế này.
Ngày hôm sau mặt trời mọc có vẻ muộn hơn ở Hà Nội, Bảo Nhi dậy khá sớm. Cô ấy muốn đi dạo quanh huyện một vòng. Anh Thuần vui vẻ bảo:
“Để anh lấy xe điện chở hai đứa đi chơi hết các tua trong huyện.”
Bảo Nhi mừng rỡ nhờ chị Hà Anh chọn cho một bộ váy dân tộc H’Mông. Tôi ngồi ngoài xe trò chuyện cùng anh Thuần và đợi cô ấy. Chị Hà Anh hỏi tôi có muốn chọn một bộ không nhưng tôi từ chối, dù sao tôi vẫn thích mặc quần jeans với áo da hơn.
Bảo Nhi bước ra từ phòng thay đồ, tôi hơi bất ngờ, mắt tròn xoe nhìn cô ấy:
“Ôi! Anh không nghĩ váy H’Mông lại đẹp thế này đâu!” Tôi suýt xoa.
“Em có muốn thay đổi ý chọn một bộ không?” Chi Hà Anh hỏi tôi.
“Không đâu chị, em vẫn muốn làm anh chàng đồng bằng hẹn hò với một cô gái H’Mông.” Tôi trả lời chị tay đỡ Bảo Nhi lên sau xe.
Chị Hà Anh không đi cùng, chị nói phải ở nhà chuẩn bị cơm nước và có hẹn biểu diễn múa chó một đoàn khách du lịch lúc chín giờ sáng.
Anh Thuần đóng vai người hướng dẫn nhiệt tình cho hai chúng tôi, tôi với Bảo Nhi ngồi ở hai ghế sau cùng để được tự do xoay tròn nhìn quang cảnh bốn phía.
Những cánh đồng êm ả trải dài dưới chân những ngọn núi nhỏ, những dòng suối trong vắt chảy ra từ chân núi có thể nhìn rõ tới đáy, những bản làng lấp ló trong mây và núi vô cùng nên thơ. Bản cuối cùng mà chúng tôi đến cách nhà bố mẹ nuôi năm kilômét. Bảo Nhi nhìn tôi dò hỏi:
“Em muốn được đi bộ về để cảm nhận cuộc sống xung quang!”
Tôi nhăn trán hỏi lại:
“Năm ki lô mét đấy?”
“Vâng!” Bảo Nhi khẳng định.
Tôi cũng muốn được thử cảm giác đi bằng đôi chân trần giữa rừng núi tươi xanh nên đồng ý. Anh Thuần trước khi quay về còn nhắc mấy lần:
“Nếu mệt hoặc lạc đường thì nhớ gọi cho anh đến đón!”
“Vâng , anh yên tâm!”
“Nhớ gọi, đừng có ngại.”
…
Còn lại hai chúng tôi dắt tay nhau đi rong ruổi trên con đường nhỏ ven cánh đồng. Con đường được che bằng những tán cây lát xanh thẳm chiếu cái bóng to xù xuống nền bê tông thô rát. Bảo Nhi lắc nhẹ hai cái bím tóc tết hai bên gợi ý:
“Chúng mình chơi trò chơi đi!”
“Trò gì?”
“Trò cũ: Hoa dâm bụt(5)”
“Em hay chơi ăn gian lắm!” Tôi thộn mặt ra kêu ca.
“Em hứa không ăn gian.”
“Được vậy oằn tù tì nào.”
Tôi nói vậy chứ lần nào oằn tù tì Bảo Nhi cũng thắng. Keo đầu cô ấy ra kéo, keo sau ra giấy, keo sau nữa là ra búa. Vòng tuần hoàn này tôi thuộc từ hồi mười ba tuổi, mà cơ bản chỉ có hai đứa chơi với nhau nên tôi luôn nhường cô ấy thắng.
Tôi lụi hụi bước đến bên gốc cây lớn úp mặt vào quyết ăn gian một chuyến.
“Bắt đầu này, hoa dâm bụt nở rồi.”
Quay ra cô nàng tinh nghịch của tôi đã bước một bước, kiễng chân lên làm vẻ mặt bơ bơ.
Tôi chừng hửng quay mặt lại đọc nhanh một câu nữa:
“Hoa dâm bụt nở rồi!”
Hai bím tóc bước tiếp một bước nhỏ về phía tôi. Tôi làm vẻ mặt ngáo ộp để gây cười, cô ấy vẫn im lặng. Tôi chu môi làm giống cái miệng của chú gà con, cô ấy suýt cười. Tôi híp mắt cười dễ thương, lần này cô ấy không nhịn được nữa cười như ngô rang.
“Anh ăn gian!”
“Không hề ăn gian nha! Em làm đi.”
Bảo Nhi phụng phịu đi lên gốc cây phía trước. cô ấy sắp chơi trò của tôi:
“Hoa râm bụt nở rồi!”
Tôi đã láu cá bước một bước.
“Hoa dâm bụt… nở rồi!”
“Hoa dâm bụt nở rồi!”
Tôi nhón chân.
“Anh chưa bước…”
“Anh bước rồi, lần trước ở chỗ cái lá.” Tôi chỉ xuống đất làm bằng.
Cô ấy ngoan ngoãn tiếp tục, nhưng mà tôi biết thể nào cô ấy cũng nhìn trộm nên tôi phải nhanh hơn mới được.
…
“Hoa dâm bụt nở rồi”
Tôi đã đến sát gần, mặc dù Bảo Nhi đã dùng nhiều trạng thái gây cười tôi vẫn trơ trơ. Trò chơi này tôi luôn là siêu cao thủ. Một bước nữa là tôi thắng, Bảo Nhi áp sát má tôi bất ngờ thơm một cái ngay sát tai khiến tôi bật cười.
“Em thắng rồi aha!”
“Em phạm luật, không được chạm cơ mà!”
“Em mới thơm gió thôi mà, chưa chạm đến!”
“Em ăn gian!” Tôi than vãn.
“Hi hi hi…!”
(1): Tiếng Thái Mai Châu nghĩa là: Bố mẹ ơi
(2): Vườn trồng lương thực, chăn nuôi ở trên đồi.
(3): người Thái có tục làm vía khi con cái đi xa trở về, một dạng cầu tổ tiên phù hộ cho con cái được khỏe mạnh.
(4): Giống như thầy cũng hay thầy phù thủy của người Kinh.
(5): Truyền thuyết hoa dâm bụt kể rằng: N gày xưa có hai chị em gái rất nhỏ. Chị là Nađi còn em là Naban. Naban bị liệt cả hai chân. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa. Nađi thương em lắm và luôn mơ ước có được phép tiên giúp em khỏi bệnh. Ước mơ cứ lớn dần lên và một ngày kia Nađi quyết định đi tìm “phép lạ”. Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, em lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường. Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Nađi không sợ ông cụ mà còn nói hết ước nguyện của mình với ông cụ. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: “Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng muốn cho em cháu khỏi bệnh cần có hai điều kiện. Một là, khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa”. Nhưng thực tế ông cụ chỉ thử tấm lòng cô bé chứ không phải như vậy. Vì thương em, Nađi đồng ý tất cả. Thế rồi chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh. Hoa nở đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa. Các em đặt cho cây là dâm bụt vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em.
Trò chơi này một người sẽ nhắm mắt ở một điểm, vừa nhắm mắt vừa đọc câu: Hoa dâm bụt nở rồi!. Trong lúc đó người còn lại phải kịp bước một bước, đứng ở một chân để người kia trêu đùa nhưng tuyệt nhiên không được chạm vào người. Nếu người đứng ở ngoài cười hoặc nói hay hạ chân còn lại xuống sẽ bị xử thua. Ngược lại nếu có thể nhịn được và bước tới chạm tay vào điểm của người nói đứng thì sẽ thắng
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook