Hoàng Kim Đài
-
Chương 72: Tấu đối
Năm Trường Trì thứ hai, mười tám tháng tư, chắc chắn là một ngày vĩnh viễn được lưu trong sử sách.
Thống soái Bắc Yến thiết kỵ Phó Thâm đề xướng, Thiên Phục quân sứ Nghiêm Tiêu Hàn chủ bút, tiết độ sứ Hoài Nam Nhạc Trường Phong, tiết độ sứ Tương Châu Vương Sĩ Kỳ, tiết độ sứ Kinh Sở Sầm Hoằng Phương, tiết độ sứ Tùy Châu Phương Cảo, chủ soái tân quân Giang Nam Triệu Hi Thành liên danh, chúng tướng cùng dâng《Tấu xin lập tân pháp mở rộng Duyên Anh điện》.
Tấu này còn gọi là “Tấu Hoàng Kim đài”, do bảy tướng quân cùng bàn luận viết nên, liệt kê ra mười hai chuyên điều.
Thứ nhất, trục xuất man di, giành lại kinh sư, phục hưng Đại Chu.
Thứ hai, không cắt đất, không cống nạp, không kết giao.
Thứ ba, sau khi Nam Bắc thống nhất, các quân quy về trung ương, tiết độ sứ các nơi vẫn giữ quyền “tự lập tự vệ”.
Thứ tư, xin tăng thêm ghế Duyên Anh điện nghị sự, cho phép mỗi nơi phái một văn võ thần nhập điện, quân đóng giữ tứ cảnh phái hai võ thần nhập điện, tham dự quốc sự.
Thứ năm, xin mở thương lộ buôn bán ở biên giới Bắc Cảnh, phái người phụ trách bảo vệ.
…….
Thứ mười hai, xin lập tân pháp, công bố cho thiên hạ, để trong ngoài cùng vâng theo, lấy lợi để trị, lưu truyền hậu thế.
Bản tấu này gây chấn động lớn ở triều đình Giang Nam, chọc giận tất cả văn thần, bọn họ mắng mỏ không dứt, “Cầm binh ngạo mạn” hay “Lộng quyền họa quốc” là còn nhẹ, thậm chí có nhiều lão thần xếp hàng trước cửa cung chuẩn bị tự sát khuyên can, chỉ sợ hoàng thượng đáp ứng rồi thì quốc gia suy vong, thiên hạ loạn lạc.
Nhưng không biết tên quỷ thất đức nào lại sao chép bản tấu chương kinh thế hãi tục này, đem truyền ra ngoài. Lần này dân gian cũng xôn xao theo, mấy tiết độ sứ ủng hộ triều đình Giang Nam trên danh nghĩa bắt đầu lén liên lạc với nhau, hiển nhiên là dao động bởi nội dung ghi trên bản tấu.
So sánh với triều thần phản đối kịch liệt, thì dân gian nói về chuyện này lại không hoàn toàn là bác bỏ. Từ sau khi kinh thành chiến bại, người ôm chí giành lại Trung Nguyên, thống nhất Nam Bắc chẳng phải số ít. Ngẫm lại, khi giấc mộng về vương triều cường thịnh bị gót sắt của người Man đạp nát, hoàng thất thành lập một tiểu triều đình bấp bênh ở phía Nam, không triệu tập nổi đại quân Bắc phạt, đều dựa vào Phó Thâm lên tiếng kêu gọi, tiết độ sứ các nơi xuất binh, quốc gia mới có hi vọng phục hưng. Nhiều người tuy ngoài miệng không nói, nhưng trong lòng đã bắt đầu sinh ra hoài nghi đối với “triều đình” và “quân phụ”.
Khi thiên hạ hỗn loạn, thường là lúc các tư tưởng mới, các học phái mới đua nhau xuất hiện, trong đó mặc dù không ít dị đoan tà thuyết, nhưng cũng có những lời tuyên truyền giác ngộ. Nương theo xu thế ấy, Khuông Sơn phái nổi lên, đặc biệt câu “Thiên hạ là của chung” của Hi Hiền tiên sinh Tằng Quảng là nổi tiếng nhất.
“Thiên hạ là thiên hạ của người trong thiên hạ, không phải của riêng một nhà một họ. Thiên hạ thái bình hay loạn lạc, không phải ở hưng vong của một nhà, mà là ở vui buồn của muôn dân.”
Đại nạn lần này lật đổ cả một vương triều, nhưng dưới đống tro, vẫn còn lửa tàn lấp lóe.
Thiên thời địa lời nhân hỏa đầy đủ, thời khắc nghịch chuyển này cuối cùng cũng sắp đến.
Trong lúc đại quân phương Bắc rề rà bất động, triều thần Giang Nam đầu váng mắt hoa, không bên nào chịu thoái nhượng, cục diện rơi vào bế tắc, thì tiết độ sứ Giang Nam, tiết độ sứ Lĩnh Nam, tiết độ sứ Phúc Kiến bỗng nhiên liên danh dâng tấu, xin Trường Trì đế chuẩn tấu cho bảy quân phương Bắc. Tiếp đó, đề đốc thủy quân Đông Hải cũng trình tấu. Không lâu sau, tiết độ sứ Kiến Nam đưa tới sắc chỉ của thái thượng hoàng, nói rõ rằng “Xem ý số đông, cân nhắc suy xét”.
Phó Thâm hoàn toàn không ngờ tiết độ sứ ba vùng Giang Nam lại nhanh chóng đứng ra nói giúp cho bọn họ, y vốn định thu phục kinh thành để tạo áp lực với Kim Lăng, kéo dài một tháng, không tin hoàng thượng không đáp ứng. Giờ thì càng tốt hơn, đại cục đã định, ngay cả thái thượng hoàng cũng đứng ra ủng hộ, Trường Trì đế gật đầu chẳng qua là vấn đề thời gian mà thôi.
“Đúng là lạ kỳ,” Y thảng thốt hỏi Nghiêm Tiêu Hàn, “Có phải năm Trường Trì thứ nhất ngươi chuốc thuốc mê cho bọn họ, đến bây giờ dược hiệu còn chưa hết không?”
Ở phương diện này, Nghiêm Tiêu Hàn lại rõ ràng hơn y: “Bản tấu này chỉ có lợi chứ không có hại cho các tiết độ sứ, hơn nữa thúc đẩy việc này cũng không hoàn toàn là bọn họ, mà còn có cả những phú thương giàu có sau lưng bọn họ nữa.”
“Ngươi sống ở phương Bắc lâu nên không biết nhiều về tình hình Giang Nam đấy thôi. Giang Nam thương nghiệp phồn vinh, Giang Hoài giàu có trù phú, Phúc Kiến, Lĩnh Nam hải vận phát triển. Đặc biệt là sau khi bệ hạ lên ngôi, giang sơn chỉ còn một nửa, để tăng thêm thu nhập, triều đình không những không chèn ép thương nhân, mà trái lại còn khuyến khích cổ vũ, mở rộng thương lộ; tiết độ sứ các nơi thì phải nuôi binh, cho nên càng tử tế với thương hộ.”
“Bởi vậy những thương nhân giàu có liền trở thành chỗ dựa lớn nhất của triều đình, bọn họ cũng muốn gia nhập, mà con đường làm quan thì chỉ có một. Nếu như sau này các tiết độ sứ có thể phái văn võ đại thần đến Duyên Anh điện, các thương nhân ở trung khu cũng sẽ có người phát ngôn. Liên quan đến lợi ích của bản thân, bọn họ đương nhiên ủng hộ.”
Hết thảy những thay đổi nhỏ bé hội tụ lại, cuối cùng hóa thành sóng triều vĩ đại có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền.
Mùng bốn tháng năm, Trường Trì đế truyền chỉ đến Trác Châu, chuẩn tấu.
Tháng bảy, giành lại kinh sư, tàn quân Thát Chá bại lui đến Mật Vân. Bắc Yến thiết kỵ tiếp tục lên phía Bắc quét sạch tàn quân, tháng chín, tam quan Bắc Yến quay về tay Bắc Yến thiết kỵ, phòng tuyến Bắc Cương khôi phục. Cùng năm ấy, Bột Hải quốc nội loạn, quân khởi nghĩa buộc quốc chủ thoái vị, nguyện quy thuận Đại Chu, xưng thần tiến cống, vĩnh viễn làm phiên thuộc.
Tháng mười hai, Trường Trì đế đến kinh sư, mùng một tháng giêng năm sau, tại Thái Cực điện trong sự chúc mừng của quần thần, Trường Trì đế phong thưởng cho chư tướng, sắc phong con trai Tôn Huy của hoàng hậu làm thái tử, đồng thời ban hành《Điện Nghị Pháp》.
Mùa xuân năm Trường Trì thứ ba, Phó Thâm trở thành Tĩnh quốc công, gia phong trụ quốc tướng quân. Y tuy là người đề xướng tân chế, nhưng cũng chẳng mấy đoái hoài quyền vị, vừa mới thụ phong đã lấy lý do thương tích ở chân tái phát, dâng biểu xin rời khỏi chức vụ thống soái Bắc Yến.
Từ tháng chín năm ngoái khi thu phục tam quan, Bắc Yến quân đã được Phó Thâm tổ chức lại. Toàn quân chia ra làm bốn, đóng ở bốn châu Kế, Bình, Yến, Nguyên, do bốn đại tướng Bắc Yến thống lĩnh. Phó Thâm không lĩnh binh nữa, quân vụ phần lớn chuyển giao cho Du Kiều Đình.
Lúc bẩm tấu lên, Bắc Yến thiết kỵ còn là một đội quân, kết quả sau khi tách ra, dựa theo tân pháp, mỗi người trong bốn vị tướng quân đều tương đương với tiết độ sứ một châu. Trường Trì đế vô cùng đau đầu, Phó Thâm xin nghỉ cũng không yên, khiến số lượng võ thần Bắc Yến nhập điện từ hai tăng lên thành tám.
Quân thần cò cưa nửa ngày, cuối cùng quyết định: Bốn châu Bắc Yến mỗi quân phái một người nhập điện, ngoài ra, Phó Thâm mặc dù không lĩnh binh, nhưng vẫn nhập điện với tư cách thống soái Bắc Yến quân.
Thiên Phục quân lại quy về cấm quân, Nghiêm Tiêu Hàn nhập điện với tư cách Thiên Phục quân sứ.
Đến bấy giờ, tám châu Bắc Cảnh, năm châu Trung Nguyên, sáu châu phía Nam, một châu Tây Nam, thủy quân Đông Hải, Thiên Phục quân cùng với tám vị cựu thần Kim Lăng, tổng cộng bốn mươi tám vị điện thần, trở thành trung khu mới của Đại Chu triều.
Tân chế bước đầu thành hình, đang lặng lẽ đi vào quỹ đạo, tất cả dường như đều đi theo hướng phát triển tốt nhất như trong dự đoán.
—— Ngoại trừ Tây Nam.
Tây Bình quận vương Đoàn Quy Hồng ban đầu tiên phong “tự vệ”, hơn nữa nói được là làm được, từ sau lần đó không còn bất kỳ qua lại gì với Trung Nguyên nữa. Năm ấy mọi người hết đánh trận lại nội đấu, bản thân mình còn không rảnh, ai hơi đâu mà quan tâm ông ta rốt cuộc có ý đồ gì. Bây giờ thánh giá hồi triều, tân pháp ban hành, đã sắp sửa chào đón thái bình thịnh thế, nhưng Tây Nam vẫn chẳng có bất cứ động tĩnh gì.
Trường Trì đế cũng từng phái sứ giả đến Tây Nam để đàm phán, nhưng ngay cả Đoàn Quy Hồng còn chẳng gặp được. Sau nhiều lần như vậy, thái độ của Tây Nam không cần nói cũng hiểu. Tây Bình quận vương lại còn trở mặt vờ như không quen biết, muốn đối đầu với triều đình đến cùng.
Đất nước thiếu mất một góc như thế, trong mắt Trường Trì đế đang sục sôi khát vọng vì Nam Bắc thống nhất, việc này thật chẳng khác nào khúc xương cá mắc trong cổ họng.
Cuối xuân đầu hạ, kinh thành đổ mấy trận mưa rào, bệnh cũ của Phó Thâm lại tái phát, y xin nghỉ ở nhà an dưỡng. Nghiêm Tiêu Hàn học theo, nói bệnh cũ mình mắc ở Kinh Sở cũng tái phát, xin nghỉ luôn thể.
Phó Thâm đương nhiên biết cái “bệnh cũ” hắn nói không phải bệnh đứng đắn gì, nhưng hai người bôn ba gần hai năm, giờ khó khăn lắm mới yên ổn, phải bù đắp lại những chuỗi ngày thiếu thốn tình yêu ấy. Nghĩ vậy, y cũng chiều theo hắn.
Một ngày nào đó của tháng sáu, hai người vừa ngủ trưa dậy, đang ngồi gần chậu băng mát lạnh, thân mật trò chuyện, ăn trái cây trên chiếc giường la hán, quản gia rón rén bước qua cửa, cách bức bình phong, đứng ở gian ngoài bẩm báo: “Thưa lão gia, có người trong cung đến, bệ hạ truyền Tĩnh quốc công yết kiến.”
Mặt Nghiêm Tiêu Hàn lập tức xụ xuống: “Trời nóng thế này, lỡ say nắng thì sao? Không đi.”
“Ngươi nghĩ ai cũng yếu ớt như ngươi hả?” Phó Thâm ngắt một quả nho chặn miệng hắn, vươn người xuống giường xỏ giày: “Đừng than vãn nữa, ta đi đây.”
Nghiêm Tiêu Hàn chỉ nói thế cho sướng miệng thôi, cũng không thể ôm eo không cho y đi được, đành buồn bực nhai quả nho mát lạnh trong miệng.
Nào ngờ một khắc sau, cái người vừa nói phải đi lại đột nhiên cúi người đè xuống, đầu lưỡi liếm một vòng quanh môi hắn, còn ngả ngớn hôn trộm một cái, sau đó cười nói: “Ngọt ghê.”
Nghiêm Tiêu Hàn: “Ngươi…..”
Phó Thâm nhướn mày, cất lời trêu chọc: “Đại gia à, phí qua đường đã trả rồi, giờ có thể thả ta đi được chưa?”
Cung điện cũ tại kinh thành đã có lịch sử vài trăm năm, mặc dù trải qua nhiều lần tu sửa, nhưng về cơ bản vẫn không thay đổi gì mấy. Những tòa kiến trúc xưa cũ luôn mang đến cảm giác tĩnh mịch, nơi thâm cung, cho dù bên ngoài là mùa hạ nóng bức, thì trong điện vẫn vô cùng thanh tĩnh mát lạnh.
Chỉ là hiện tại cái lạnh ấy như ngấm vào tận xương, kết hợp với vẻ mặt giông tố sắp đến của Trường Trì đế, khiến cái chân già của Phó Thâm cũng bắt đầu nhói đau.
“Bệ hạ, phương Bắc vừa ổn định, bách tính cần nghỉ ngơi dưỡng sức, tân pháp của triều đình cũng mới ban hành, xin thứ cho thần nói thẳng, hiện giờ không phải thời cơ tốt để động binh. Vấn đề Tây Nam có thể tạm hoãn một thời gian nữa, đợi triều đình khôi phục nguyên khí rồi bàn cũng không muộn.
Trường Trì đế hừ lạnh, gương mặt âm trầm, rõ ràng không nghe lọt chữ nào vào tai.
Phó Thâm không hề chuẩn bị tâm lý cho tình cảnh hiện tại này, y biết Trường Trì đế từng phái sứ giả đến Tây Nam, nhưng không biết Đoàn Quy Hồng lại khiến hoàng thượng tức giận đến mức này. Y đội nắng vào cửa, mồ hôi trên trán còn chưa khô, Trường Trì đế đã chào đón y bằng một câu: “Tây Bình quận vương sớm muộn gì cũng phản. Phó khanh, nhiệm vụ cử binh dẹp loạn lần này, trẫm muốn giao cho khanh.”
Sau khi hỏi kỹ Phó Thâm mới biết. Theo như chế độ cũ, tháng sáu là thời gian các thuộc quốc tiến cống. Mấy năm trước triều đình bận rộn đánh trận, không rảnh lo những việc này, năm nay chính thức khôi phục, mùng một tháng giêng có nhiều sứ giả ngoại quốc đến triều, mấy hôm trước có vài cống phẩm đã lần lượt đưa vào kinh. Đây vốn là việc đáng mừng, nhưng gần đây Trường Trì đế bận tâm chuyện Tây Nam, nên đặc biệt xem kỹ danh mục lễ vật do bộ Lễ trình lên.
Không xem thì không biết, xem rồi mới phát hiện ba thuộc quốc giáp giới Tây Nam là An Nam, Chân Tịch, Lâm Ấp đều không hề cống nạp, như thể đã định sẵn với nhau!
Trường Trì đế vô cùng giận dữ, lệnh cho quan viên bộ Lễ đi tra rõ xem rốt cuộc xảy ra chuyện gì, ai ngờ đặc xứ bộ Lễ còn chưa xuất phát thì sứ giả ba nước kia liền mang theo quốc thư, ung dung đến muộn.
Quốc thư viết rất chi mỹ miều, nhưng nội dung trọng điểm chỉ có một: Ba nước muốn giải trừ quan hệ tông thuộc với Đại Chu, từ nay ngang vai ngang vế, không xưng thần tiến cống cho Đại Chu nữa.
Ba mũi đao này cắm phập vào chỗ đau của Trường Trì đế, hắn vốn đang khó chịu vì việc của Tây Bình quận vương, giờ ba nước này lại tự dưng như thế, bảo không phải do Đoàn Quy Hồng xúi giục thì ai tin?
Phó Thâm trước đây không cảm thấy Trường Trì đế là một người khăng khăng cố chấp, có lẽ là ảo giác mà Nghiêm Tiêu Hàn tạo cho y, vậy nên y vẫn hi vọng có thể khuyên can được: “Xin bệ hạ cho phép thần nói. Các nước An Nam đột nhiên có hành động này, quả thực khó mà tin nổi, nhưng chưa chắc là có liên quan đến Tây Nam, triều đình đã mấy năm rồi chưa vãng lai với bên ấy, không chừng còn có ẩn tình nào khác chăng. Nếu như chưa điều tra mà tùy tiện động binh, sẽ làm ảnh hưởng đến đến phong phạm nhân nghĩa của triều ta. Xin bệ hạ nghĩ kỹ rồi hẵng làm.”
“Phó khanh,” Trường Trì đế bỗng lạnh lùng nói, “Ngươi cảm thấy trẫm còn chưa đủ khoan dung với Tây Bình quận vương ư?”
Phó Thâm vội nói: “Thần không dám.”
“Các tiết độ sứ muốn binh quyền, muốn tự vệ, muốn nhập điện, trẫm đều đáp ứng,” Trường Trì đế nói, “Nếu Tây Nam trở về Trung Nguyên thì cũng sẽ nhận đãi ngộ như vậy, tại sao lão ta lại không chịu?”
Phó Thâm lén nhìn Trường Trì đế đang sa sầm mặt, thầm thở dài trong lòng, dự cảm sắp sửa có một hồi mưa to gió lớn.
Mặc dù Đoàn Quy Hồng không đến nỗi hận hoàng thất Đại Chu thấu xương, nhưng phỏng chừng cả đời này, ông ta cũng không cúi đầu xưng thần với họ Tôn. Song Phó Thâm biết được ẩn tình trong đó, còn người khác thì không biết. Hiện tại nhìn vào tình hình giằng co giữa hai phe, quả thực giống như thể Tây Bình quận vương không muốn bị thiên tử quản thúc nữa, chuẩn bị xưng vương làm phản.
“Đoàn Quy Hồng ở kinh doanh Tây Nam đã nhiều năm, tự xưng là ‘Tây Nam vương’, lúc Trung Nguyên đại loạn, lão ta lại ở Tây Nam an ổn làm vua một cõi, những việc này trẫm đều có thể khoan nhượng,” Trường Trì đế tức giận vỗ bàn: “Trẫm nhiều lần phái sứ giả đến Tây Nam, vô cùng nể mặt lão rồi, nhưng còn lão thì sao? Lão giẫm nát mặt mũi trẫm ở dưới chân!”
Phó Thâm bất đắc dĩ: “Xin bệ hạ bớt giận.”
Trường Trì đế cười gằn: “Trẫm nhìn ra rồi, Đoàn Quy Hồng căn bản chẳng vừa thèm chút ân huệ cỏn con ấy của triều đình, lão ta đã muốn phản từ lâu. Trú đóng ở Tây Nam, nghỉ ngơi dưỡng sức, kết minh với ba nước, sau đó tự lập làm vua, xưng bá một phương, đứng ngang hàng với Đại Chu ta.”
“Nuôi hổ thành họa,” Hắn thấp giọng lẩm bẩm, “Đúng là nuôi hổ thành họa.”
“Bệ hạ,” Phó Thâm đắn đo hồi lâu, cuối cùng vẫn lên tiếng khuyên can, “Tây Bình quận vương……”
“Phó khanh không cần nói nữa.” Trường Trì đế âm trầm nói, “Trẫm biết lão ta từng thuộc dưới trướng Dĩnh quốc công đời trước, là bộ hạ cũ của Bắc Yến quân ngươi, Phó khanh hãy trở về suy nghĩ cho kỹ, đừng vì một tên loạn thần tặc tử mà tổn hại đến sự trung nghĩa của Bắc Yến quân.”
Sắc mặt Phó Thâm thoáng cứng lại, sau đó lập tức khôi phục vẻ vô cảm, y khom người nói: “Xin nghe bệ hạ giáo huấn, vi thần cáo lui.”
Bên ngoài ánh nắng chói chang, Phó Thâm mang theo cõi lòng lạnh lẽo đi ra ngoài, bị nắng nóng chiếu vào, huyệt thái dương tức thì đau như bị kim đâm. Tường cung đỏ đến chói mắt, đi chưa được mấy bước, trước mắt liền xuất hiện một quan viên vận áo đỏ còn chói mắt hơn cả tường cung, tầm mắt hai người giao nhau, cùng ngẩn ra.
Chính là Tiết Thăng Tiết đại nhân, cái vị thượng thư bộ Lại mặc dù chưa từng đối đấu chính diện, nhưng vì đủ thứ nguyên do mà oán hậu Phó Thâm sâu sắc.
Tuổi Tiết Thăng kỳ thực chẳng cao lắm, trông cũng không già, chỉ là đứng cạnh Phó tướng quân pho thần tuấn lãng, nên nom có phần tiều tụy. Hai người nhìn nhau không nói gì, không khí hết sức lúng túng, cuối cùng Tiết Thăng chắp tay với y, Phó Thâm gật đầu đáp lễ, hai người lạnh nhạt lướt qua nhau.
Ra khỏi cửa cung, xe ngựa từ nhà tới đón đang chờ ở bên ngoài. Phó Thâm còn chưa tới gần thì một người hầu đứng dưới tàng cây gần đó bỗng chạy đến trước mặt y, nhanh nhẹn hành lễ: “Kính chào quốc công gia ạ.”
Phu xe đằng kia thấy y bị ngăn cản, bèn xuống xe định đi lại đây, song Phó Thâm lại ra hiệu ngừng lại. Y cúi đầu hỏi người hầu kia: “Có việc gì?”
“Lão gia nhà tiểu nhân lệnh cho tiểu nhân chờ ngài ở đây, mời quốc công gia chiều tối nay đến Cảnh Hòa lâu uống chút rượu.” Người hầu cung kính dùng hai tay trình danh thiếp lên: “Đây là danh thiếp của lão gia nhà tiểu nhân, lão gia nói chỉ cần ngài nhìn là biết ngay.”
Phó Thâm liếc thấy bốn chữ “Khuông Sơn thư viện” kia, lập tức hiểu ngay, y lặng lẽ cất danh thiếp vào trong tay áo, gật đầu đồng ý: “Ta biết rồi. Quay về chuyển lời với lão gia nhà ngươi, đã có lòng cho mời, nếu từ chối thì bất kính.”
Thống soái Bắc Yến thiết kỵ Phó Thâm đề xướng, Thiên Phục quân sứ Nghiêm Tiêu Hàn chủ bút, tiết độ sứ Hoài Nam Nhạc Trường Phong, tiết độ sứ Tương Châu Vương Sĩ Kỳ, tiết độ sứ Kinh Sở Sầm Hoằng Phương, tiết độ sứ Tùy Châu Phương Cảo, chủ soái tân quân Giang Nam Triệu Hi Thành liên danh, chúng tướng cùng dâng《Tấu xin lập tân pháp mở rộng Duyên Anh điện》.
Tấu này còn gọi là “Tấu Hoàng Kim đài”, do bảy tướng quân cùng bàn luận viết nên, liệt kê ra mười hai chuyên điều.
Thứ nhất, trục xuất man di, giành lại kinh sư, phục hưng Đại Chu.
Thứ hai, không cắt đất, không cống nạp, không kết giao.
Thứ ba, sau khi Nam Bắc thống nhất, các quân quy về trung ương, tiết độ sứ các nơi vẫn giữ quyền “tự lập tự vệ”.
Thứ tư, xin tăng thêm ghế Duyên Anh điện nghị sự, cho phép mỗi nơi phái một văn võ thần nhập điện, quân đóng giữ tứ cảnh phái hai võ thần nhập điện, tham dự quốc sự.
Thứ năm, xin mở thương lộ buôn bán ở biên giới Bắc Cảnh, phái người phụ trách bảo vệ.
…….
Thứ mười hai, xin lập tân pháp, công bố cho thiên hạ, để trong ngoài cùng vâng theo, lấy lợi để trị, lưu truyền hậu thế.
Bản tấu này gây chấn động lớn ở triều đình Giang Nam, chọc giận tất cả văn thần, bọn họ mắng mỏ không dứt, “Cầm binh ngạo mạn” hay “Lộng quyền họa quốc” là còn nhẹ, thậm chí có nhiều lão thần xếp hàng trước cửa cung chuẩn bị tự sát khuyên can, chỉ sợ hoàng thượng đáp ứng rồi thì quốc gia suy vong, thiên hạ loạn lạc.
Nhưng không biết tên quỷ thất đức nào lại sao chép bản tấu chương kinh thế hãi tục này, đem truyền ra ngoài. Lần này dân gian cũng xôn xao theo, mấy tiết độ sứ ủng hộ triều đình Giang Nam trên danh nghĩa bắt đầu lén liên lạc với nhau, hiển nhiên là dao động bởi nội dung ghi trên bản tấu.
So sánh với triều thần phản đối kịch liệt, thì dân gian nói về chuyện này lại không hoàn toàn là bác bỏ. Từ sau khi kinh thành chiến bại, người ôm chí giành lại Trung Nguyên, thống nhất Nam Bắc chẳng phải số ít. Ngẫm lại, khi giấc mộng về vương triều cường thịnh bị gót sắt của người Man đạp nát, hoàng thất thành lập một tiểu triều đình bấp bênh ở phía Nam, không triệu tập nổi đại quân Bắc phạt, đều dựa vào Phó Thâm lên tiếng kêu gọi, tiết độ sứ các nơi xuất binh, quốc gia mới có hi vọng phục hưng. Nhiều người tuy ngoài miệng không nói, nhưng trong lòng đã bắt đầu sinh ra hoài nghi đối với “triều đình” và “quân phụ”.
Khi thiên hạ hỗn loạn, thường là lúc các tư tưởng mới, các học phái mới đua nhau xuất hiện, trong đó mặc dù không ít dị đoan tà thuyết, nhưng cũng có những lời tuyên truyền giác ngộ. Nương theo xu thế ấy, Khuông Sơn phái nổi lên, đặc biệt câu “Thiên hạ là của chung” của Hi Hiền tiên sinh Tằng Quảng là nổi tiếng nhất.
“Thiên hạ là thiên hạ của người trong thiên hạ, không phải của riêng một nhà một họ. Thiên hạ thái bình hay loạn lạc, không phải ở hưng vong của một nhà, mà là ở vui buồn của muôn dân.”
Đại nạn lần này lật đổ cả một vương triều, nhưng dưới đống tro, vẫn còn lửa tàn lấp lóe.
Thiên thời địa lời nhân hỏa đầy đủ, thời khắc nghịch chuyển này cuối cùng cũng sắp đến.
Trong lúc đại quân phương Bắc rề rà bất động, triều thần Giang Nam đầu váng mắt hoa, không bên nào chịu thoái nhượng, cục diện rơi vào bế tắc, thì tiết độ sứ Giang Nam, tiết độ sứ Lĩnh Nam, tiết độ sứ Phúc Kiến bỗng nhiên liên danh dâng tấu, xin Trường Trì đế chuẩn tấu cho bảy quân phương Bắc. Tiếp đó, đề đốc thủy quân Đông Hải cũng trình tấu. Không lâu sau, tiết độ sứ Kiến Nam đưa tới sắc chỉ của thái thượng hoàng, nói rõ rằng “Xem ý số đông, cân nhắc suy xét”.
Phó Thâm hoàn toàn không ngờ tiết độ sứ ba vùng Giang Nam lại nhanh chóng đứng ra nói giúp cho bọn họ, y vốn định thu phục kinh thành để tạo áp lực với Kim Lăng, kéo dài một tháng, không tin hoàng thượng không đáp ứng. Giờ thì càng tốt hơn, đại cục đã định, ngay cả thái thượng hoàng cũng đứng ra ủng hộ, Trường Trì đế gật đầu chẳng qua là vấn đề thời gian mà thôi.
“Đúng là lạ kỳ,” Y thảng thốt hỏi Nghiêm Tiêu Hàn, “Có phải năm Trường Trì thứ nhất ngươi chuốc thuốc mê cho bọn họ, đến bây giờ dược hiệu còn chưa hết không?”
Ở phương diện này, Nghiêm Tiêu Hàn lại rõ ràng hơn y: “Bản tấu này chỉ có lợi chứ không có hại cho các tiết độ sứ, hơn nữa thúc đẩy việc này cũng không hoàn toàn là bọn họ, mà còn có cả những phú thương giàu có sau lưng bọn họ nữa.”
“Ngươi sống ở phương Bắc lâu nên không biết nhiều về tình hình Giang Nam đấy thôi. Giang Nam thương nghiệp phồn vinh, Giang Hoài giàu có trù phú, Phúc Kiến, Lĩnh Nam hải vận phát triển. Đặc biệt là sau khi bệ hạ lên ngôi, giang sơn chỉ còn một nửa, để tăng thêm thu nhập, triều đình không những không chèn ép thương nhân, mà trái lại còn khuyến khích cổ vũ, mở rộng thương lộ; tiết độ sứ các nơi thì phải nuôi binh, cho nên càng tử tế với thương hộ.”
“Bởi vậy những thương nhân giàu có liền trở thành chỗ dựa lớn nhất của triều đình, bọn họ cũng muốn gia nhập, mà con đường làm quan thì chỉ có một. Nếu như sau này các tiết độ sứ có thể phái văn võ đại thần đến Duyên Anh điện, các thương nhân ở trung khu cũng sẽ có người phát ngôn. Liên quan đến lợi ích của bản thân, bọn họ đương nhiên ủng hộ.”
Hết thảy những thay đổi nhỏ bé hội tụ lại, cuối cùng hóa thành sóng triều vĩ đại có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền.
Mùng bốn tháng năm, Trường Trì đế truyền chỉ đến Trác Châu, chuẩn tấu.
Tháng bảy, giành lại kinh sư, tàn quân Thát Chá bại lui đến Mật Vân. Bắc Yến thiết kỵ tiếp tục lên phía Bắc quét sạch tàn quân, tháng chín, tam quan Bắc Yến quay về tay Bắc Yến thiết kỵ, phòng tuyến Bắc Cương khôi phục. Cùng năm ấy, Bột Hải quốc nội loạn, quân khởi nghĩa buộc quốc chủ thoái vị, nguyện quy thuận Đại Chu, xưng thần tiến cống, vĩnh viễn làm phiên thuộc.
Tháng mười hai, Trường Trì đế đến kinh sư, mùng một tháng giêng năm sau, tại Thái Cực điện trong sự chúc mừng của quần thần, Trường Trì đế phong thưởng cho chư tướng, sắc phong con trai Tôn Huy của hoàng hậu làm thái tử, đồng thời ban hành《Điện Nghị Pháp》.
Mùa xuân năm Trường Trì thứ ba, Phó Thâm trở thành Tĩnh quốc công, gia phong trụ quốc tướng quân. Y tuy là người đề xướng tân chế, nhưng cũng chẳng mấy đoái hoài quyền vị, vừa mới thụ phong đã lấy lý do thương tích ở chân tái phát, dâng biểu xin rời khỏi chức vụ thống soái Bắc Yến.
Từ tháng chín năm ngoái khi thu phục tam quan, Bắc Yến quân đã được Phó Thâm tổ chức lại. Toàn quân chia ra làm bốn, đóng ở bốn châu Kế, Bình, Yến, Nguyên, do bốn đại tướng Bắc Yến thống lĩnh. Phó Thâm không lĩnh binh nữa, quân vụ phần lớn chuyển giao cho Du Kiều Đình.
Lúc bẩm tấu lên, Bắc Yến thiết kỵ còn là một đội quân, kết quả sau khi tách ra, dựa theo tân pháp, mỗi người trong bốn vị tướng quân đều tương đương với tiết độ sứ một châu. Trường Trì đế vô cùng đau đầu, Phó Thâm xin nghỉ cũng không yên, khiến số lượng võ thần Bắc Yến nhập điện từ hai tăng lên thành tám.
Quân thần cò cưa nửa ngày, cuối cùng quyết định: Bốn châu Bắc Yến mỗi quân phái một người nhập điện, ngoài ra, Phó Thâm mặc dù không lĩnh binh, nhưng vẫn nhập điện với tư cách thống soái Bắc Yến quân.
Thiên Phục quân lại quy về cấm quân, Nghiêm Tiêu Hàn nhập điện với tư cách Thiên Phục quân sứ.
Đến bấy giờ, tám châu Bắc Cảnh, năm châu Trung Nguyên, sáu châu phía Nam, một châu Tây Nam, thủy quân Đông Hải, Thiên Phục quân cùng với tám vị cựu thần Kim Lăng, tổng cộng bốn mươi tám vị điện thần, trở thành trung khu mới của Đại Chu triều.
Tân chế bước đầu thành hình, đang lặng lẽ đi vào quỹ đạo, tất cả dường như đều đi theo hướng phát triển tốt nhất như trong dự đoán.
—— Ngoại trừ Tây Nam.
Tây Bình quận vương Đoàn Quy Hồng ban đầu tiên phong “tự vệ”, hơn nữa nói được là làm được, từ sau lần đó không còn bất kỳ qua lại gì với Trung Nguyên nữa. Năm ấy mọi người hết đánh trận lại nội đấu, bản thân mình còn không rảnh, ai hơi đâu mà quan tâm ông ta rốt cuộc có ý đồ gì. Bây giờ thánh giá hồi triều, tân pháp ban hành, đã sắp sửa chào đón thái bình thịnh thế, nhưng Tây Nam vẫn chẳng có bất cứ động tĩnh gì.
Trường Trì đế cũng từng phái sứ giả đến Tây Nam để đàm phán, nhưng ngay cả Đoàn Quy Hồng còn chẳng gặp được. Sau nhiều lần như vậy, thái độ của Tây Nam không cần nói cũng hiểu. Tây Bình quận vương lại còn trở mặt vờ như không quen biết, muốn đối đầu với triều đình đến cùng.
Đất nước thiếu mất một góc như thế, trong mắt Trường Trì đế đang sục sôi khát vọng vì Nam Bắc thống nhất, việc này thật chẳng khác nào khúc xương cá mắc trong cổ họng.
Cuối xuân đầu hạ, kinh thành đổ mấy trận mưa rào, bệnh cũ của Phó Thâm lại tái phát, y xin nghỉ ở nhà an dưỡng. Nghiêm Tiêu Hàn học theo, nói bệnh cũ mình mắc ở Kinh Sở cũng tái phát, xin nghỉ luôn thể.
Phó Thâm đương nhiên biết cái “bệnh cũ” hắn nói không phải bệnh đứng đắn gì, nhưng hai người bôn ba gần hai năm, giờ khó khăn lắm mới yên ổn, phải bù đắp lại những chuỗi ngày thiếu thốn tình yêu ấy. Nghĩ vậy, y cũng chiều theo hắn.
Một ngày nào đó của tháng sáu, hai người vừa ngủ trưa dậy, đang ngồi gần chậu băng mát lạnh, thân mật trò chuyện, ăn trái cây trên chiếc giường la hán, quản gia rón rén bước qua cửa, cách bức bình phong, đứng ở gian ngoài bẩm báo: “Thưa lão gia, có người trong cung đến, bệ hạ truyền Tĩnh quốc công yết kiến.”
Mặt Nghiêm Tiêu Hàn lập tức xụ xuống: “Trời nóng thế này, lỡ say nắng thì sao? Không đi.”
“Ngươi nghĩ ai cũng yếu ớt như ngươi hả?” Phó Thâm ngắt một quả nho chặn miệng hắn, vươn người xuống giường xỏ giày: “Đừng than vãn nữa, ta đi đây.”
Nghiêm Tiêu Hàn chỉ nói thế cho sướng miệng thôi, cũng không thể ôm eo không cho y đi được, đành buồn bực nhai quả nho mát lạnh trong miệng.
Nào ngờ một khắc sau, cái người vừa nói phải đi lại đột nhiên cúi người đè xuống, đầu lưỡi liếm một vòng quanh môi hắn, còn ngả ngớn hôn trộm một cái, sau đó cười nói: “Ngọt ghê.”
Nghiêm Tiêu Hàn: “Ngươi…..”
Phó Thâm nhướn mày, cất lời trêu chọc: “Đại gia à, phí qua đường đã trả rồi, giờ có thể thả ta đi được chưa?”
Cung điện cũ tại kinh thành đã có lịch sử vài trăm năm, mặc dù trải qua nhiều lần tu sửa, nhưng về cơ bản vẫn không thay đổi gì mấy. Những tòa kiến trúc xưa cũ luôn mang đến cảm giác tĩnh mịch, nơi thâm cung, cho dù bên ngoài là mùa hạ nóng bức, thì trong điện vẫn vô cùng thanh tĩnh mát lạnh.
Chỉ là hiện tại cái lạnh ấy như ngấm vào tận xương, kết hợp với vẻ mặt giông tố sắp đến của Trường Trì đế, khiến cái chân già của Phó Thâm cũng bắt đầu nhói đau.
“Bệ hạ, phương Bắc vừa ổn định, bách tính cần nghỉ ngơi dưỡng sức, tân pháp của triều đình cũng mới ban hành, xin thứ cho thần nói thẳng, hiện giờ không phải thời cơ tốt để động binh. Vấn đề Tây Nam có thể tạm hoãn một thời gian nữa, đợi triều đình khôi phục nguyên khí rồi bàn cũng không muộn.
Trường Trì đế hừ lạnh, gương mặt âm trầm, rõ ràng không nghe lọt chữ nào vào tai.
Phó Thâm không hề chuẩn bị tâm lý cho tình cảnh hiện tại này, y biết Trường Trì đế từng phái sứ giả đến Tây Nam, nhưng không biết Đoàn Quy Hồng lại khiến hoàng thượng tức giận đến mức này. Y đội nắng vào cửa, mồ hôi trên trán còn chưa khô, Trường Trì đế đã chào đón y bằng một câu: “Tây Bình quận vương sớm muộn gì cũng phản. Phó khanh, nhiệm vụ cử binh dẹp loạn lần này, trẫm muốn giao cho khanh.”
Sau khi hỏi kỹ Phó Thâm mới biết. Theo như chế độ cũ, tháng sáu là thời gian các thuộc quốc tiến cống. Mấy năm trước triều đình bận rộn đánh trận, không rảnh lo những việc này, năm nay chính thức khôi phục, mùng một tháng giêng có nhiều sứ giả ngoại quốc đến triều, mấy hôm trước có vài cống phẩm đã lần lượt đưa vào kinh. Đây vốn là việc đáng mừng, nhưng gần đây Trường Trì đế bận tâm chuyện Tây Nam, nên đặc biệt xem kỹ danh mục lễ vật do bộ Lễ trình lên.
Không xem thì không biết, xem rồi mới phát hiện ba thuộc quốc giáp giới Tây Nam là An Nam, Chân Tịch, Lâm Ấp đều không hề cống nạp, như thể đã định sẵn với nhau!
Trường Trì đế vô cùng giận dữ, lệnh cho quan viên bộ Lễ đi tra rõ xem rốt cuộc xảy ra chuyện gì, ai ngờ đặc xứ bộ Lễ còn chưa xuất phát thì sứ giả ba nước kia liền mang theo quốc thư, ung dung đến muộn.
Quốc thư viết rất chi mỹ miều, nhưng nội dung trọng điểm chỉ có một: Ba nước muốn giải trừ quan hệ tông thuộc với Đại Chu, từ nay ngang vai ngang vế, không xưng thần tiến cống cho Đại Chu nữa.
Ba mũi đao này cắm phập vào chỗ đau của Trường Trì đế, hắn vốn đang khó chịu vì việc của Tây Bình quận vương, giờ ba nước này lại tự dưng như thế, bảo không phải do Đoàn Quy Hồng xúi giục thì ai tin?
Phó Thâm trước đây không cảm thấy Trường Trì đế là một người khăng khăng cố chấp, có lẽ là ảo giác mà Nghiêm Tiêu Hàn tạo cho y, vậy nên y vẫn hi vọng có thể khuyên can được: “Xin bệ hạ cho phép thần nói. Các nước An Nam đột nhiên có hành động này, quả thực khó mà tin nổi, nhưng chưa chắc là có liên quan đến Tây Nam, triều đình đã mấy năm rồi chưa vãng lai với bên ấy, không chừng còn có ẩn tình nào khác chăng. Nếu như chưa điều tra mà tùy tiện động binh, sẽ làm ảnh hưởng đến đến phong phạm nhân nghĩa của triều ta. Xin bệ hạ nghĩ kỹ rồi hẵng làm.”
“Phó khanh,” Trường Trì đế bỗng lạnh lùng nói, “Ngươi cảm thấy trẫm còn chưa đủ khoan dung với Tây Bình quận vương ư?”
Phó Thâm vội nói: “Thần không dám.”
“Các tiết độ sứ muốn binh quyền, muốn tự vệ, muốn nhập điện, trẫm đều đáp ứng,” Trường Trì đế nói, “Nếu Tây Nam trở về Trung Nguyên thì cũng sẽ nhận đãi ngộ như vậy, tại sao lão ta lại không chịu?”
Phó Thâm lén nhìn Trường Trì đế đang sa sầm mặt, thầm thở dài trong lòng, dự cảm sắp sửa có một hồi mưa to gió lớn.
Mặc dù Đoàn Quy Hồng không đến nỗi hận hoàng thất Đại Chu thấu xương, nhưng phỏng chừng cả đời này, ông ta cũng không cúi đầu xưng thần với họ Tôn. Song Phó Thâm biết được ẩn tình trong đó, còn người khác thì không biết. Hiện tại nhìn vào tình hình giằng co giữa hai phe, quả thực giống như thể Tây Bình quận vương không muốn bị thiên tử quản thúc nữa, chuẩn bị xưng vương làm phản.
“Đoàn Quy Hồng ở kinh doanh Tây Nam đã nhiều năm, tự xưng là ‘Tây Nam vương’, lúc Trung Nguyên đại loạn, lão ta lại ở Tây Nam an ổn làm vua một cõi, những việc này trẫm đều có thể khoan nhượng,” Trường Trì đế tức giận vỗ bàn: “Trẫm nhiều lần phái sứ giả đến Tây Nam, vô cùng nể mặt lão rồi, nhưng còn lão thì sao? Lão giẫm nát mặt mũi trẫm ở dưới chân!”
Phó Thâm bất đắc dĩ: “Xin bệ hạ bớt giận.”
Trường Trì đế cười gằn: “Trẫm nhìn ra rồi, Đoàn Quy Hồng căn bản chẳng vừa thèm chút ân huệ cỏn con ấy của triều đình, lão ta đã muốn phản từ lâu. Trú đóng ở Tây Nam, nghỉ ngơi dưỡng sức, kết minh với ba nước, sau đó tự lập làm vua, xưng bá một phương, đứng ngang hàng với Đại Chu ta.”
“Nuôi hổ thành họa,” Hắn thấp giọng lẩm bẩm, “Đúng là nuôi hổ thành họa.”
“Bệ hạ,” Phó Thâm đắn đo hồi lâu, cuối cùng vẫn lên tiếng khuyên can, “Tây Bình quận vương……”
“Phó khanh không cần nói nữa.” Trường Trì đế âm trầm nói, “Trẫm biết lão ta từng thuộc dưới trướng Dĩnh quốc công đời trước, là bộ hạ cũ của Bắc Yến quân ngươi, Phó khanh hãy trở về suy nghĩ cho kỹ, đừng vì một tên loạn thần tặc tử mà tổn hại đến sự trung nghĩa của Bắc Yến quân.”
Sắc mặt Phó Thâm thoáng cứng lại, sau đó lập tức khôi phục vẻ vô cảm, y khom người nói: “Xin nghe bệ hạ giáo huấn, vi thần cáo lui.”
Bên ngoài ánh nắng chói chang, Phó Thâm mang theo cõi lòng lạnh lẽo đi ra ngoài, bị nắng nóng chiếu vào, huyệt thái dương tức thì đau như bị kim đâm. Tường cung đỏ đến chói mắt, đi chưa được mấy bước, trước mắt liền xuất hiện một quan viên vận áo đỏ còn chói mắt hơn cả tường cung, tầm mắt hai người giao nhau, cùng ngẩn ra.
Chính là Tiết Thăng Tiết đại nhân, cái vị thượng thư bộ Lại mặc dù chưa từng đối đấu chính diện, nhưng vì đủ thứ nguyên do mà oán hậu Phó Thâm sâu sắc.
Tuổi Tiết Thăng kỳ thực chẳng cao lắm, trông cũng không già, chỉ là đứng cạnh Phó tướng quân pho thần tuấn lãng, nên nom có phần tiều tụy. Hai người nhìn nhau không nói gì, không khí hết sức lúng túng, cuối cùng Tiết Thăng chắp tay với y, Phó Thâm gật đầu đáp lễ, hai người lạnh nhạt lướt qua nhau.
Ra khỏi cửa cung, xe ngựa từ nhà tới đón đang chờ ở bên ngoài. Phó Thâm còn chưa tới gần thì một người hầu đứng dưới tàng cây gần đó bỗng chạy đến trước mặt y, nhanh nhẹn hành lễ: “Kính chào quốc công gia ạ.”
Phu xe đằng kia thấy y bị ngăn cản, bèn xuống xe định đi lại đây, song Phó Thâm lại ra hiệu ngừng lại. Y cúi đầu hỏi người hầu kia: “Có việc gì?”
“Lão gia nhà tiểu nhân lệnh cho tiểu nhân chờ ngài ở đây, mời quốc công gia chiều tối nay đến Cảnh Hòa lâu uống chút rượu.” Người hầu cung kính dùng hai tay trình danh thiếp lên: “Đây là danh thiếp của lão gia nhà tiểu nhân, lão gia nói chỉ cần ngài nhìn là biết ngay.”
Phó Thâm liếc thấy bốn chữ “Khuông Sơn thư viện” kia, lập tức hiểu ngay, y lặng lẽ cất danh thiếp vào trong tay áo, gật đầu đồng ý: “Ta biết rồi. Quay về chuyển lời với lão gia nhà ngươi, đã có lòng cho mời, nếu từ chối thì bất kính.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook