Hẹn Ước Nơi Thiên Đường
-
Chương 14
Ông Ngô Trường Thiên và Lâm Tinh bước vào tháp viện chùa Đàm Chá lúc mặt trời vừa đứng bóng. Tùng bách cao vút và ngân hạnh xanh tươi đung đưa cành lá xum xuê, rắc hoa nắng trên mặt đất, chở che hơi ẩm đầu hạ. Trước đây rất lâu, có lần tâm sức mệt mỏi, một mình ông đã đến dạo chơi nơi này. Chùa dựa núi, sâu không thấy đầu thấy cuối. Mấy chục tháp mộ của các vị cao tăng lặng lẽ canh giữ trăm ngàn mùa xuân hạ thu đông, đất đai, hương thơm của tùng bách thấm đẫm huyền bí lịch sử đại triệt đại ngộ, khiến nơi này thành cảnh đẹp tụ ngưng dưỡng khí, cúi đầu suy tư.
Cậu con trai giận dỗi bỏ đi chỉ là sự tùy hứng nhất thời. Nếu là trước đây ông Thiên sẽ không để tâm. Nhưng con người đến tuổi năm mươi, tự nhiên có cảm giác ngả chiều, bắt đầu có phản ứng với nhiều sự việc với tâm thái của người già. Trước đây ông không để ý nhiều đến tình cảm đối với con cái, bây giờ bỗng nhiên chạm vào một sợi thần kinh nào đó, dẫn đến những thương cảm. Ông cảm thấy con là một giẻ xương trên người, bị ai đó rút ra khỏi cơ thể, tâm lý bị ức chế, đau đớn khó chịu.
Thằng con ra đi vì tình, ngày hôm ấy và trong trường hợp ấy tất nhiên đối với gia đình ông Mai Khởi Lương khó có thể nói được gì. Bản thân ông Lương còn đỡ, vì ông là cán bộ cao cấp, chỉ cười cười rồi cho qua, thậm chí còn nói, chuyện trẻ con, để chúng tự giải quyết, chúng ta khỏi phải bận tâm, để ông Thiên đỡ khó xử. Nhưng Mai San và mẹ chừng như bị kích động mạnh mẽ, cho đến lúc về vẫn chưa khô nước mắt, vẫn còn giận. Việc của ông Thiên cũng không xong, đành gượng gạo để lại.
Mấy hôm đầu đúng là ông rất giận con, tất tưởi trở về Cát Hải họp Hội đồng quản trị Công ty đầu tư - thương mại Trường Thiên. Rồi ông lại bận với hàng loạt công việc liên quan đến luận chứng pháp lý về tài chính nhằm phân định quyền sở hữu Công ty. Việc kia tạm thời gác sang một bên. Không còn nhớ đêm hôm nào đấy mất ngủ, ông chợt nghĩ đến cậu con trai, không biết đã bao nhiêu ngày bặt vô âm tín, tiếp theo lại nghĩ đến người vợ quá cố, nghĩ đến một đời lặn lội, để đến ngày nay phải nếm vị vợ con mỗi người một ngả, khiến lòng xót xa muốn rơi nước mắt. Buổi sáng dậy, ông nhờ người tìm giúp cậu con trai. Buổi trưa nhận được tin không vui, cô phóng viên xinh đẹp kia đã đưa con trai ông đi khỏi nơi ở cũ, không biết đến tận nơi nào.
Ông định bảo con trai đừng lẩn tránh nữa, đừng giận bố nữa. Mấy việc trước đây con làm tùy hứng, gồm cả việc bỏ học đại học đi thổi cái kèn saxophone, chuyện hiện nay yêu một cô gái không hợp ý gia đình, làm bố tuy phản đối nhưng cũng không có cách nào, con đừng nên tránh mặt bố. Nhưng nghe ông Công báo cáo lại tình hình, lập tức ông do dự với thái độ định bày tỏ với con trai.
Ông Công nói: “Anh Thiên, cái cô gái kia bị bệnh thận rất nặng, phải lọc máu. Đấy là triệu chứng ban đầu của bệnh nhiễm độc nước tiểu. Cái bệnh ấy kéo dài không biết bao nhiêu năm mà kể. Anh Thiên, nếu không tin anh có thể hỏi bác sĩ.”
Mặt ông Thiên biến sắc. Ông là con người theo chủ nghĩa duy vật. Khi con người già đi, ý nghĩ chân thành nhất, tự nhiên nhất trong lòng lại không muốn đoạn tuyệt với con cái. Nếu đến đời ông tuyệt căn, hình như không biết nói sao với các bậc tiền nhân của họ Ngô, với người vợ, chừng như kiếp trước mình có điều nghiệp chướng gì đây.
Ông Công thấy sắc mặt ông Thiên tái dại nên không nói tiếp nữa, nhưng lộ vẻ không vui. Ông Thiên hỏi: “Còn gì nữa không?” Ông Công ngập ngừng. Ông Thiên lớn tiếng, ông mới nói tiếp: “Anh Thiên, cái cô gái kia bám lấy cậu Hiểu, sẽ làm hỏng cậu ấy mất, với lại tiếng đồn cũng không lấy gì làm hay ho.”
Ông Thiên sững sờ: “Đồn gì?”
“Cô này chìm đắm trong các quán bar, các hộp đêm. Mấy người bạn làm ăn của em thường gặp cô ta ở những nơi ấy. Em nói với anh một câu khó nghe, không khéo trước đây cô ta là gái làm tiền!”
Ông Thiên giật mình, nhưng không để thất sắc. Hình như ông cố thanh minh cho mình và cho con trai: “Không đâu, cô ta là sinh viên, là phóng viên, không phải là loại ấy.”
“Anh Thiên, có thể anh đọc báo nhưng ít đọc những tin tức xã hội, bây giờ có rất nhiều nữ sinh viên, nữ nghiên cứu sinh làm việc ấy không còn là chuyện mới lạ.”
Việc thứ nhất, có thể ông Thiên xuất phát từ đạo đức, không ghét bỏ một nàng dâu mang bệnh thậm chí ảnh hưởng đến đường sinh nở bước vào nhà mình. Việc thứ hai, có thể ông không đủ tin những lời ông Công nghe nói, thiếu căn cứ xác thực. Nhưng hai việc ấy cộng lại, thái độ của ông Thiên đối với con trở nên cứng rắn hơn.
Lúc này, ông với cô gái không thể tiếp nhận kia cùng đi trong tháp viện tôn nghiêm tĩnh mịch, suy ngẫm sự trầm mặc của nhau. Cành lá tươi tốt che kín bầu trời, chung quanh một màu xanh hớp hồn. Ai cũng biết màu xanh lá cây tượng trưng cho cuộc sống và sinh mệnh, có thể thống nhất mọi sắc màu không hài hòa, là màu sắc hòa giải. Ít nhất vào lúc này có tác dụng ổn định tâm trạng ông Thiên, để ông giữ được cái nhìn đôn hậu và kính trọng với một cô gái nghe nói cả tâm hồn và thể xác đều không khỏe mạnh đang ở trước mắt. Giọng ông ân cần: “Nếu tôi không nhớ nhầm, đây là lần thứ năm chúng ta gặp nhau. Có thể coi chúng ta đã quen nhau. Chúng ta có gì cứ nói thẳng, cháu thấy có được không?”
Cô gái nói: “Vâng ạ!”
Cô gái nghĩ rằng, ông sẽ nói ra những lời nặng nề sắc lạnh, nên mặt cô trông căng thẳng, nghiêm nghị. Nhưng không. Ông chỉ quan tâm hỏi thăm sức khỏe: “Bệnh của cháu thế nào rồi?”
Cô gái sững sờ: “Tại sao bác biết cháu có bệnh ạ?”
Ông nhìn vẻ mặt nghi ngờ và ngạc nhiên của cô gái, nói: “Có bệnh không phải là chuyện xấu hổ, có bệnh phải nhìn thẳng vào nó. Nhất là bệnh này, nếu không...” suýt nữa ông buột miệng nói “nếu không sẽ chết”. Nhưng may mắn, ông giữ lại được, điều chỉnh câu nói: “Nếu không rất khó chữa, rất phiền phức.”
Có thể vì nói đến bệnh tật, có thể lời lẽ uyển chuyển, nhưng không phải không có ý khuyên giải, vẻ mặt cô gái tỏ ra kích động, giọng nói run run: “Cảm ơn bác đã quan tâm, cháu sẽ cẩn thận với bệnh của cháu. Tức là phải chữa cho khỏi, nhưng cũng khó. Xin bác đừng lo.”
Ông Thiên trầm ngâm không biết nói gì để cải thiện không khí căng thẳng lúc mới gặp. Ông nói: “Cháu còn trẻ mà đã bị bệnh này, sau khi biết tin, bác rất lo. Không biết cháu có cần gì hay không? Bác mong giúp được chút gì cho cháu. Lúc này cháu có cần tiền không? Ngoài ra, bác có thể giúp cháu chuyển đến một bệnh viện tốt hơn.”
Cô gái đứng đấy, ngước nhìn ông: “Thưa bác, không cần thiết đâu ạ. Anh Hiểu chăm sóc cháu rất chu đáo. Có anh ấy, cháu không sợ bệnh tật gì cả.”
Ông Thiên ngừng lại trong giây lát, chưa biết nói gì. Chừng như vẫn chưa cân nhắc đắn đo nên biểu đạt ý mình thế nào cho khéo léo, rõ ràng, không làm tổn thương người nghe. Ông đã hỏi bác sĩ về bệnh thận, vậy là ông nói: “Tinh thần cháu vui vẻ lạc quan thế là tốt, nhưng vẫn phải chạy chữa. Điều quan trọng, mà cũng có thể nói là duy nhất để chữa bệnh này là phải có tiền. Nếu bệnh phát triển, e rằng cháu phải lọc máu hàng ngày. Không lọc máu, cháu sẽ luôn luôn buồn nôn, thậm chí hôn mê, nặng nữa phải thay thận. Thay thận rồi vẫn phải lọc máu, phải uống thuốc, tốn hàng mấy trăm ngàn, thậm chí cả triệu cũng chưa chắc đã khỏi. Nhưng có tiền, bệnh này hoàn toàn chữa khỏi, ít ra là giữ được sinh mệnh. Như cháu, một cô gái trẻ, đụng vào chuyện sinh tử cần phải hết sức cẩn thận.”
Cô gái cúi đầu như đang suy tư điều gì. Sau giây lát, cô ngước lên: “Thưa bác, cháu có thể hỏi bác một câu được không ạ?”
Ông Thiên gật đầu: “Cháu cứ hỏi.”
Cô gái nói: “Tại sao bác lại quan tâm đến cháu như vậy?”
Ông Thiên nhìn quanh, nhìn những tòa tháp bằng đá đầy tì vết, rồi trả lời: “Không tại sao, Đức Phật đã dạy ‘vô duyên đại từ, đồng thể đại bi’ rồi. Một người gặp điều bất hạnh, mọi người phải cùng thương yêu, không nhất thiết có duyên do quan hệ gì. Lẽ nào cháu không tin con người ai cũng có lòng từ bi?”
Ánh mắt cô gái long lanh, nói không chút giấu giếm: “Chúng ta đều là những kẻ phàm phu tục tử, không hận thù vô duyên vô cớ, không yêu thương vô duyên vô cớ. Có phải lòng từ bi của bác là vì con trai bác?”
Ông Thiên không hề ngạc nhiên trước những lời sắc sảo của cô gái. Ông gật đầu hiểu rõ, nói: “Cháu nói cũng đúng. Người Trung Quốc chúng ta thích đi lễ Phật. Nhưng trong cốt tủy vẫn là cương thường đạo lý của Nho gia: quân thần phụ tử, tam tòng tứ đức, yêu thương và hận thù vì có mối quan hệ với nhau. Cháu phân tích rất đúng, rất phù hợp với nhân tình thế thái. Bác quan tâm đến cháu là bởi một trong những nguyên nhân quan trọng ấy là bác yêu con trai của bác.”
Cô gái cười nhạt, hỏi tiếp: “Chẳng phải bác không tán thành anh Hiểu với cháu sao? Tại sao bác vì anh ấy lại quan tâm đến cháu?”
Ông Thiên thoáng chút do dự, thẳng thắn dứt khoát như với người cùng trang lứa, nói một câu quan trọng nhất: “Bác quan tâm đến cháu còn xuất phát từ một quan hệ khác.”
“Thưa bác, đó là quan hệ gì?”
“Quan hệ trao đổi.”
Cô gái không nói được gì. Cô buộc ông phải thẳng thắn, nhưng khi ông thẳng thắn, cô lại khó bề tiếp nhận. Hồi lâu sau cô mới run run hỏi: “Bác định trao đổi gì?”
“Cháu trả lại con cho bác. Bác sẽ bảo đảm sự sống cho cháu.”
Cô gái và ông Thiên bốn mắt nhìn nhau, tưởng như không tin nổi giữa họ đang có cuộc giao dịch nghiêm túc có liên quan đến sự sống. Bỗng nước mắt cô gái tràn bờ mi, nhưng vẻ mặt tươi cười, nụ cười buồn. Cô ngăn dòng nước mắt, dằn mạnh từ chữ:
“Giá của sự sống rất đắt, giá của tình yêu càng đắt hơn.”
Ông Thiên ngắt lời cô, với giọng hiểu biết, ông nói hết suy nghĩ của mình: “Bác biết, Hiểu rất thích cháu. Cháu cũng rất thích Hiểu. Bác không nên can dự vào tự do của tuổi trẻ. Nhưng bác cũng muốn cháu hiểu cho, sau khi mẹ nó qua đời, Hiểu là người thân duy nhất của bác, là con bác. Tất cả vì con, không những bác mong nó có tình yêu, cũng mong đời nó từ nay về sau có hạnh phúc. Tình yêu rất ngắn ngủi, mà đời người lại quá dài. Mong cháu hiểu cho người làm cha phải dùng cách này để trao đổi với cháu. Với thực tế hiện tại của cháu, đúng là không vội nói chuyện tình yêu hôn nhân. Nhiệm vụ đầu tiên của cháu là chữa bệnh. Cháu phải chữa trị thật tốt. Nếu bố mẹ cháu còn, chắc chắn sẽ tán thành câu nói của bác. Đối với một cá nhân, sự sống là số một.”
Cuối cùng nước mắt của cô gái cũng lăn xuống, giọng nói trở nên cứng rắn: “Vì sự sống, có thể từ bỏ tình yêu, từ bỏ niềm tin, từ bỏ lương tâm được không?”
Ông Thiên dường như không còn lời nào để trả lời. Ông đã buộc một cô gái dùng sự sống quý báu của mình, dùng sự sống không một thứ gì có thể thay thế để đánh đổi một tình yêu khắc cốt ghi xương. Có thể là quá tàn nhẫn, nhưng tất cả đều hợp lý. Bề ngoài của ông vô tình, bản chất lại rất lý trí. Hai người cứ như vậy không ai sẽ có được gì tốt đẹp. Đáng tiếc ông không có tâm tư nào để giải thích rõ những câu chất vấn của cô gái, chỉ có thể thở dài để bảo vệ lập trường của mình: “Đấy không phải là sách vở mà là cuộc sống. Cuộc sống rất hiện thực... cuộc sống rất lãng mạn.”
Nước mắt cô gái như mưa, cô khóc không thành tiếng: “Cháu yêu anh Hiểu, cháu yêu anh ấy. Dù phải chết, cháu cũng yêu anh ấy...”
Trái tim tan nát, cô che mặt bỏ chạy. Ông Thiên gọi theo: “Cháu yêu anh ấy thì hãy suy nghĩ vì anh ấy!”
Cô gái không dừng lại, chạy nhanh hơn, nhưng bước chân chệnh choạng. Ông biết câu nói cuối cùng đã đánh trúng lòng cô.
Ông Thiên một mình bước ra khỏi tháp viện tĩnh lặng. Tùng bách và ngân hạnh che rợp đang đung đưa, tiếng gió nghe như tiếng khóc. Ánh mắt lạnh lùng của ông nhìn thẳng vào chiếc ô tô, thậm chí không trông thấy hai cô gái rất mốt đứng nói chuyện với ông Công ngay phía sau xe. Người thư ký đi theo mở cửa xe cho ông. Ông Công trông thấy vẻ mặt trầm buồn của ông Thiên, không dám hỏi, vội lên xe, hai chiếc xe cùng chạy. Lúc này ông Thiên mới chợt nghe thấy tiếng của một cô gái gọi theo có phần thô lỗ:
“Này, người của chúng tôi đâu rồi?”
AAA
Tối hôm ấy tại khách sạn Điếu Ngư Đài, ông Ngô Trường Thiên mở tiệc chiêu đãi đại biểu của Tập đoàn Yamada do ông Yamada Ichio dẫn đầu, đàm phán về cảng xăng dầu Giang Hán. Ông ngồi vào vị trí chủ tiệc, nâng cốc chạm ly, nói cười vui vẻ, tâm trạng nơi tháp viện Đàm Chá mấy tiếng đồng hồ trước đấy không còn chút gì. Ông hiểu rằng, sự nghiệp và thành tựu là nền tảng của người đàn ông. Tình cảm cá nhân và chuyện con cái phải nâng được lên và đặt được xuống, không thể triền miên vì nó. Tiệc tàn, ông cùng với người đưa ra quyết sách về phía Nhật Bản là ông Yamada Ichio hội đàm hơn một tiếng đồng hồ, hai bên trao đổi những điều kiện hợp tác. Lúc chủ khách chia tay rời khách sạn đã mười một giờ. Ông Trịnh Bách Tường, Phó chủ tịch Tập đoàn bảo có việc cần bàn, hai người ngồi cùng xe về cùng đường.
Dọc đường, hai người nói tiếp vài câu về chuyện vừa rồi. Sau đấy, ông Tường hỏi ông đã biết chuyện một kỹ sư trưởng của Công ty vật tư đặc chủng trực thuộc Tập đoàn vừa qua đời vì bị máu tràn màng não. Mấy người bạn thân đòi phải được đối đãi như người chết vì việc công. Ông Thiên nói, có nghe nói ông kỹ sư trưởng ấy đi uống rượu với bạn sau giờ làm việc và bị chết. Gia đình bảo ông ấy lợi dụng chuyện ăn uống để làm công tác tư tưởng cho bạn bè, coi như chết vì việc chung là quá miễn cưỡng. Như vậy sẽ có phản ứng dây chuyền, hơn nữa sẽ làm chuyện cười cho thiên hạ. Vẫn coi như người chết bình thường, tôi sẽ đến dự lễ tang. Ông Tường gật đầu, nói đã bố trí người của phòng nhân sự và công đoàn lo giúp, nếu tập đoàn đến dự lễ tang, tang quyến cũng sẽ thỏa mãn.
Ông Tường chuyển sang chuyện khác, chuyện mừng thọ ông Thiên ngũ tuần. Ông bảo sinh nhật lần này phải làm to một chút. Ông nói với ông Thiên: “Anh Thiên, chuyện này anh cho một nguyên tắc, cụ thể sẽ để tôi thu xếp.” Nhiệt tình và lòng chân thành của ông Tường bao hàm nhiều ý nghĩa, vừa là sự tôn kính của phó tướng đối với chủ soái, vừa là tình nghĩa bạn bè nhiều năm. Ông Thiên hoàn toàn hiểu được, nhưng vì chuyện cậu con trai nên ông cũng giảm hứng thú đối với lễ mừng thọ của mình. Với ông Tường, ông không hề giấu giếm nỗi buồn của lòng mình.
“Thôi, hiện tại kinh doanh của Tập đoàn cũng không khởi sắc lắm. Chuyện mừng thọ vào lúc này không thích hợp, chờ đến năm sáu mươi hãy làm.”
Ông Tường không đồng ý, cứ thúc giục: “Thọ năm mươi không thể bỏ qua. Anh tâm huyết với Tập đoàn Trường Thiên bao nhiêu năm nay, chúng tôi chưa được chúc mừng. Mọi người muốn mượn cơ hội này để làm to một chút. Là chuyện cát lợi của anh, mà cũng là cát lợi của chúng tôi, không thể bỏ, quyết không thể bỏ.”
Ông Thiên trầm mặc giây lát nhưng rồi vẫn không hứng thú gì chuyện ấy. Nhưng ý ông Tường lấy chuyện mừng thọ để tượng trưng, mượn hình thức này nhằm tập hợp các vị trọng thần và nguyên lão của tập đoàn Trường Thiên, cổ vũ sĩ khí và gia tăng sức mạnh, nhất cử lưỡng đắc. Nếu như trước đây ngộ ra rằng, với ý nghĩa này ông Thiên sẽ không chấp nhận. Nhưng lúc này ông nghĩ, thôi đi, không thể suốt đời đem tâm tình và cuộc sống của một con người ra phục vụ mãi sự nghiệp tập thể được. Với lại, vấn đề quyền sở hữu tài sản của Tập đoàn Trường Thiên cho đến nay vẫn treo đấy chưa quyết, sau này không biết sẽ dưới bầu trời của ai. Nếu thật có một ngày bị quét ra khỏi cửa, vậy cần gì cái vinh quang hão hôm nay làm gì nữa?
Nhưng lời nói sau đây của ông Tường làm ông thay đổi ý kiến: “Anh Thiên, tháng sau anh Lương phải lên Bắc Kinh học trường Đảng, có thể đấy là động tác chuẩn bị lên Thường vụ tỉnh ủy. Chúng ta từ Cát Hải lên, anh ấy đã hỏi sinh nhật lần này của anh tổ chức ở Bắc Kinh hay ở Cát Hải. Nếu tổ chức ở Bắc Kinh sẽ báo cho anh ấy biết.”
Ông Thiên suy nghĩ giây lát, cuối cùng gật đầu, nói: “Vậy thì thế này, chúng ta làm một bữa tiệc trong phạm vi hẹp, mời anh Lương, anh cũng tham dự, thêm mấy vị cao niên nhất Tập đoàn. Cũng không nên tổ chức ở ngoài, làm ngay trong biệt thự Kinh Tây, coi như tôi mời mọi người ăn bữa cơm thân mật, thế thôi.”
Ông nói với giọng quyết định, ông Tường cũng gật đầu tán thành: “Như vậy cũng được.” Ông nói thêm: “Nếu vợ và con gái anh Lương không đến, bảo anh Công mời mấy cô trẻ đến khiêu vũ với anh Lương. Tôi biết anh thề không bao giờ khiêu vũ, nhưng anh Lương lại nghiện, mời mấy cô gái trẻ đến cho có không khí.”
Ông Thiên cười miễn cưỡng, nói: “Anh Công thì quen nhiều cô trẻ đẹp lắm.”
Nhắc đến ông Công, trong đầu ông Thiên bỗng thoáng ý nghĩ độc ác, tưởng như đấy là ý nghĩ chưa từng có trong đời ông. Không ai trong giới giang hồ không biết ông Công. Bản thân ông Thiên là nhân vật cao quý trong giới công thương, vậy mà âm thầm khuất phục một cô phóng viên, lặng lẽ chấp nhận nỗi đau để cô ta cướp mất con. Cứ nhờ ông Công mượn mấy mấy tay đầu gấu dạy cho cô ta một bài học, để cô ta hiểu thế nào là đạo lý ở đời, mà cũng để cô ta trả giá cho hành động ích kỉ của mình. Ông nghĩ, bắt chợt cảm thấy thích thú, nhưng trong lòng cũng biết đấy chỉ là ý nghĩ.
Ai cũng có lúc bực tức. Người và thú vật cùng một nguồn gốc. Nơi sâu thẳm tâm linh của mỗi con người đều có những ý nghĩ thầm kín, chỉ một mình biết. Điều mà ông Thiên không biết đó là, giá thử có ai đó hoặc sự việc nào đó dồn ông vào chân tường, dồn cho đến nước hoặc sống hoặc chết, liệu ông có thể trở thành một con người vô tình, không từ một thủ đoạn nào?
Cậu con trai giận dỗi bỏ đi chỉ là sự tùy hứng nhất thời. Nếu là trước đây ông Thiên sẽ không để tâm. Nhưng con người đến tuổi năm mươi, tự nhiên có cảm giác ngả chiều, bắt đầu có phản ứng với nhiều sự việc với tâm thái của người già. Trước đây ông không để ý nhiều đến tình cảm đối với con cái, bây giờ bỗng nhiên chạm vào một sợi thần kinh nào đó, dẫn đến những thương cảm. Ông cảm thấy con là một giẻ xương trên người, bị ai đó rút ra khỏi cơ thể, tâm lý bị ức chế, đau đớn khó chịu.
Thằng con ra đi vì tình, ngày hôm ấy và trong trường hợp ấy tất nhiên đối với gia đình ông Mai Khởi Lương khó có thể nói được gì. Bản thân ông Lương còn đỡ, vì ông là cán bộ cao cấp, chỉ cười cười rồi cho qua, thậm chí còn nói, chuyện trẻ con, để chúng tự giải quyết, chúng ta khỏi phải bận tâm, để ông Thiên đỡ khó xử. Nhưng Mai San và mẹ chừng như bị kích động mạnh mẽ, cho đến lúc về vẫn chưa khô nước mắt, vẫn còn giận. Việc của ông Thiên cũng không xong, đành gượng gạo để lại.
Mấy hôm đầu đúng là ông rất giận con, tất tưởi trở về Cát Hải họp Hội đồng quản trị Công ty đầu tư - thương mại Trường Thiên. Rồi ông lại bận với hàng loạt công việc liên quan đến luận chứng pháp lý về tài chính nhằm phân định quyền sở hữu Công ty. Việc kia tạm thời gác sang một bên. Không còn nhớ đêm hôm nào đấy mất ngủ, ông chợt nghĩ đến cậu con trai, không biết đã bao nhiêu ngày bặt vô âm tín, tiếp theo lại nghĩ đến người vợ quá cố, nghĩ đến một đời lặn lội, để đến ngày nay phải nếm vị vợ con mỗi người một ngả, khiến lòng xót xa muốn rơi nước mắt. Buổi sáng dậy, ông nhờ người tìm giúp cậu con trai. Buổi trưa nhận được tin không vui, cô phóng viên xinh đẹp kia đã đưa con trai ông đi khỏi nơi ở cũ, không biết đến tận nơi nào.
Ông định bảo con trai đừng lẩn tránh nữa, đừng giận bố nữa. Mấy việc trước đây con làm tùy hứng, gồm cả việc bỏ học đại học đi thổi cái kèn saxophone, chuyện hiện nay yêu một cô gái không hợp ý gia đình, làm bố tuy phản đối nhưng cũng không có cách nào, con đừng nên tránh mặt bố. Nhưng nghe ông Công báo cáo lại tình hình, lập tức ông do dự với thái độ định bày tỏ với con trai.
Ông Công nói: “Anh Thiên, cái cô gái kia bị bệnh thận rất nặng, phải lọc máu. Đấy là triệu chứng ban đầu của bệnh nhiễm độc nước tiểu. Cái bệnh ấy kéo dài không biết bao nhiêu năm mà kể. Anh Thiên, nếu không tin anh có thể hỏi bác sĩ.”
Mặt ông Thiên biến sắc. Ông là con người theo chủ nghĩa duy vật. Khi con người già đi, ý nghĩ chân thành nhất, tự nhiên nhất trong lòng lại không muốn đoạn tuyệt với con cái. Nếu đến đời ông tuyệt căn, hình như không biết nói sao với các bậc tiền nhân của họ Ngô, với người vợ, chừng như kiếp trước mình có điều nghiệp chướng gì đây.
Ông Công thấy sắc mặt ông Thiên tái dại nên không nói tiếp nữa, nhưng lộ vẻ không vui. Ông Thiên hỏi: “Còn gì nữa không?” Ông Công ngập ngừng. Ông Thiên lớn tiếng, ông mới nói tiếp: “Anh Thiên, cái cô gái kia bám lấy cậu Hiểu, sẽ làm hỏng cậu ấy mất, với lại tiếng đồn cũng không lấy gì làm hay ho.”
Ông Thiên sững sờ: “Đồn gì?”
“Cô này chìm đắm trong các quán bar, các hộp đêm. Mấy người bạn làm ăn của em thường gặp cô ta ở những nơi ấy. Em nói với anh một câu khó nghe, không khéo trước đây cô ta là gái làm tiền!”
Ông Thiên giật mình, nhưng không để thất sắc. Hình như ông cố thanh minh cho mình và cho con trai: “Không đâu, cô ta là sinh viên, là phóng viên, không phải là loại ấy.”
“Anh Thiên, có thể anh đọc báo nhưng ít đọc những tin tức xã hội, bây giờ có rất nhiều nữ sinh viên, nữ nghiên cứu sinh làm việc ấy không còn là chuyện mới lạ.”
Việc thứ nhất, có thể ông Thiên xuất phát từ đạo đức, không ghét bỏ một nàng dâu mang bệnh thậm chí ảnh hưởng đến đường sinh nở bước vào nhà mình. Việc thứ hai, có thể ông không đủ tin những lời ông Công nghe nói, thiếu căn cứ xác thực. Nhưng hai việc ấy cộng lại, thái độ của ông Thiên đối với con trở nên cứng rắn hơn.
Lúc này, ông với cô gái không thể tiếp nhận kia cùng đi trong tháp viện tôn nghiêm tĩnh mịch, suy ngẫm sự trầm mặc của nhau. Cành lá tươi tốt che kín bầu trời, chung quanh một màu xanh hớp hồn. Ai cũng biết màu xanh lá cây tượng trưng cho cuộc sống và sinh mệnh, có thể thống nhất mọi sắc màu không hài hòa, là màu sắc hòa giải. Ít nhất vào lúc này có tác dụng ổn định tâm trạng ông Thiên, để ông giữ được cái nhìn đôn hậu và kính trọng với một cô gái nghe nói cả tâm hồn và thể xác đều không khỏe mạnh đang ở trước mắt. Giọng ông ân cần: “Nếu tôi không nhớ nhầm, đây là lần thứ năm chúng ta gặp nhau. Có thể coi chúng ta đã quen nhau. Chúng ta có gì cứ nói thẳng, cháu thấy có được không?”
Cô gái nói: “Vâng ạ!”
Cô gái nghĩ rằng, ông sẽ nói ra những lời nặng nề sắc lạnh, nên mặt cô trông căng thẳng, nghiêm nghị. Nhưng không. Ông chỉ quan tâm hỏi thăm sức khỏe: “Bệnh của cháu thế nào rồi?”
Cô gái sững sờ: “Tại sao bác biết cháu có bệnh ạ?”
Ông nhìn vẻ mặt nghi ngờ và ngạc nhiên của cô gái, nói: “Có bệnh không phải là chuyện xấu hổ, có bệnh phải nhìn thẳng vào nó. Nhất là bệnh này, nếu không...” suýt nữa ông buột miệng nói “nếu không sẽ chết”. Nhưng may mắn, ông giữ lại được, điều chỉnh câu nói: “Nếu không rất khó chữa, rất phiền phức.”
Có thể vì nói đến bệnh tật, có thể lời lẽ uyển chuyển, nhưng không phải không có ý khuyên giải, vẻ mặt cô gái tỏ ra kích động, giọng nói run run: “Cảm ơn bác đã quan tâm, cháu sẽ cẩn thận với bệnh của cháu. Tức là phải chữa cho khỏi, nhưng cũng khó. Xin bác đừng lo.”
Ông Thiên trầm ngâm không biết nói gì để cải thiện không khí căng thẳng lúc mới gặp. Ông nói: “Cháu còn trẻ mà đã bị bệnh này, sau khi biết tin, bác rất lo. Không biết cháu có cần gì hay không? Bác mong giúp được chút gì cho cháu. Lúc này cháu có cần tiền không? Ngoài ra, bác có thể giúp cháu chuyển đến một bệnh viện tốt hơn.”
Cô gái đứng đấy, ngước nhìn ông: “Thưa bác, không cần thiết đâu ạ. Anh Hiểu chăm sóc cháu rất chu đáo. Có anh ấy, cháu không sợ bệnh tật gì cả.”
Ông Thiên ngừng lại trong giây lát, chưa biết nói gì. Chừng như vẫn chưa cân nhắc đắn đo nên biểu đạt ý mình thế nào cho khéo léo, rõ ràng, không làm tổn thương người nghe. Ông đã hỏi bác sĩ về bệnh thận, vậy là ông nói: “Tinh thần cháu vui vẻ lạc quan thế là tốt, nhưng vẫn phải chạy chữa. Điều quan trọng, mà cũng có thể nói là duy nhất để chữa bệnh này là phải có tiền. Nếu bệnh phát triển, e rằng cháu phải lọc máu hàng ngày. Không lọc máu, cháu sẽ luôn luôn buồn nôn, thậm chí hôn mê, nặng nữa phải thay thận. Thay thận rồi vẫn phải lọc máu, phải uống thuốc, tốn hàng mấy trăm ngàn, thậm chí cả triệu cũng chưa chắc đã khỏi. Nhưng có tiền, bệnh này hoàn toàn chữa khỏi, ít ra là giữ được sinh mệnh. Như cháu, một cô gái trẻ, đụng vào chuyện sinh tử cần phải hết sức cẩn thận.”
Cô gái cúi đầu như đang suy tư điều gì. Sau giây lát, cô ngước lên: “Thưa bác, cháu có thể hỏi bác một câu được không ạ?”
Ông Thiên gật đầu: “Cháu cứ hỏi.”
Cô gái nói: “Tại sao bác lại quan tâm đến cháu như vậy?”
Ông Thiên nhìn quanh, nhìn những tòa tháp bằng đá đầy tì vết, rồi trả lời: “Không tại sao, Đức Phật đã dạy ‘vô duyên đại từ, đồng thể đại bi’ rồi. Một người gặp điều bất hạnh, mọi người phải cùng thương yêu, không nhất thiết có duyên do quan hệ gì. Lẽ nào cháu không tin con người ai cũng có lòng từ bi?”
Ánh mắt cô gái long lanh, nói không chút giấu giếm: “Chúng ta đều là những kẻ phàm phu tục tử, không hận thù vô duyên vô cớ, không yêu thương vô duyên vô cớ. Có phải lòng từ bi của bác là vì con trai bác?”
Ông Thiên không hề ngạc nhiên trước những lời sắc sảo của cô gái. Ông gật đầu hiểu rõ, nói: “Cháu nói cũng đúng. Người Trung Quốc chúng ta thích đi lễ Phật. Nhưng trong cốt tủy vẫn là cương thường đạo lý của Nho gia: quân thần phụ tử, tam tòng tứ đức, yêu thương và hận thù vì có mối quan hệ với nhau. Cháu phân tích rất đúng, rất phù hợp với nhân tình thế thái. Bác quan tâm đến cháu là bởi một trong những nguyên nhân quan trọng ấy là bác yêu con trai của bác.”
Cô gái cười nhạt, hỏi tiếp: “Chẳng phải bác không tán thành anh Hiểu với cháu sao? Tại sao bác vì anh ấy lại quan tâm đến cháu?”
Ông Thiên thoáng chút do dự, thẳng thắn dứt khoát như với người cùng trang lứa, nói một câu quan trọng nhất: “Bác quan tâm đến cháu còn xuất phát từ một quan hệ khác.”
“Thưa bác, đó là quan hệ gì?”
“Quan hệ trao đổi.”
Cô gái không nói được gì. Cô buộc ông phải thẳng thắn, nhưng khi ông thẳng thắn, cô lại khó bề tiếp nhận. Hồi lâu sau cô mới run run hỏi: “Bác định trao đổi gì?”
“Cháu trả lại con cho bác. Bác sẽ bảo đảm sự sống cho cháu.”
Cô gái và ông Thiên bốn mắt nhìn nhau, tưởng như không tin nổi giữa họ đang có cuộc giao dịch nghiêm túc có liên quan đến sự sống. Bỗng nước mắt cô gái tràn bờ mi, nhưng vẻ mặt tươi cười, nụ cười buồn. Cô ngăn dòng nước mắt, dằn mạnh từ chữ:
“Giá của sự sống rất đắt, giá của tình yêu càng đắt hơn.”
Ông Thiên ngắt lời cô, với giọng hiểu biết, ông nói hết suy nghĩ của mình: “Bác biết, Hiểu rất thích cháu. Cháu cũng rất thích Hiểu. Bác không nên can dự vào tự do của tuổi trẻ. Nhưng bác cũng muốn cháu hiểu cho, sau khi mẹ nó qua đời, Hiểu là người thân duy nhất của bác, là con bác. Tất cả vì con, không những bác mong nó có tình yêu, cũng mong đời nó từ nay về sau có hạnh phúc. Tình yêu rất ngắn ngủi, mà đời người lại quá dài. Mong cháu hiểu cho người làm cha phải dùng cách này để trao đổi với cháu. Với thực tế hiện tại của cháu, đúng là không vội nói chuyện tình yêu hôn nhân. Nhiệm vụ đầu tiên của cháu là chữa bệnh. Cháu phải chữa trị thật tốt. Nếu bố mẹ cháu còn, chắc chắn sẽ tán thành câu nói của bác. Đối với một cá nhân, sự sống là số một.”
Cuối cùng nước mắt của cô gái cũng lăn xuống, giọng nói trở nên cứng rắn: “Vì sự sống, có thể từ bỏ tình yêu, từ bỏ niềm tin, từ bỏ lương tâm được không?”
Ông Thiên dường như không còn lời nào để trả lời. Ông đã buộc một cô gái dùng sự sống quý báu của mình, dùng sự sống không một thứ gì có thể thay thế để đánh đổi một tình yêu khắc cốt ghi xương. Có thể là quá tàn nhẫn, nhưng tất cả đều hợp lý. Bề ngoài của ông vô tình, bản chất lại rất lý trí. Hai người cứ như vậy không ai sẽ có được gì tốt đẹp. Đáng tiếc ông không có tâm tư nào để giải thích rõ những câu chất vấn của cô gái, chỉ có thể thở dài để bảo vệ lập trường của mình: “Đấy không phải là sách vở mà là cuộc sống. Cuộc sống rất hiện thực... cuộc sống rất lãng mạn.”
Nước mắt cô gái như mưa, cô khóc không thành tiếng: “Cháu yêu anh Hiểu, cháu yêu anh ấy. Dù phải chết, cháu cũng yêu anh ấy...”
Trái tim tan nát, cô che mặt bỏ chạy. Ông Thiên gọi theo: “Cháu yêu anh ấy thì hãy suy nghĩ vì anh ấy!”
Cô gái không dừng lại, chạy nhanh hơn, nhưng bước chân chệnh choạng. Ông biết câu nói cuối cùng đã đánh trúng lòng cô.
Ông Thiên một mình bước ra khỏi tháp viện tĩnh lặng. Tùng bách và ngân hạnh che rợp đang đung đưa, tiếng gió nghe như tiếng khóc. Ánh mắt lạnh lùng của ông nhìn thẳng vào chiếc ô tô, thậm chí không trông thấy hai cô gái rất mốt đứng nói chuyện với ông Công ngay phía sau xe. Người thư ký đi theo mở cửa xe cho ông. Ông Công trông thấy vẻ mặt trầm buồn của ông Thiên, không dám hỏi, vội lên xe, hai chiếc xe cùng chạy. Lúc này ông Thiên mới chợt nghe thấy tiếng của một cô gái gọi theo có phần thô lỗ:
“Này, người của chúng tôi đâu rồi?”
AAA
Tối hôm ấy tại khách sạn Điếu Ngư Đài, ông Ngô Trường Thiên mở tiệc chiêu đãi đại biểu của Tập đoàn Yamada do ông Yamada Ichio dẫn đầu, đàm phán về cảng xăng dầu Giang Hán. Ông ngồi vào vị trí chủ tiệc, nâng cốc chạm ly, nói cười vui vẻ, tâm trạng nơi tháp viện Đàm Chá mấy tiếng đồng hồ trước đấy không còn chút gì. Ông hiểu rằng, sự nghiệp và thành tựu là nền tảng của người đàn ông. Tình cảm cá nhân và chuyện con cái phải nâng được lên và đặt được xuống, không thể triền miên vì nó. Tiệc tàn, ông cùng với người đưa ra quyết sách về phía Nhật Bản là ông Yamada Ichio hội đàm hơn một tiếng đồng hồ, hai bên trao đổi những điều kiện hợp tác. Lúc chủ khách chia tay rời khách sạn đã mười một giờ. Ông Trịnh Bách Tường, Phó chủ tịch Tập đoàn bảo có việc cần bàn, hai người ngồi cùng xe về cùng đường.
Dọc đường, hai người nói tiếp vài câu về chuyện vừa rồi. Sau đấy, ông Tường hỏi ông đã biết chuyện một kỹ sư trưởng của Công ty vật tư đặc chủng trực thuộc Tập đoàn vừa qua đời vì bị máu tràn màng não. Mấy người bạn thân đòi phải được đối đãi như người chết vì việc công. Ông Thiên nói, có nghe nói ông kỹ sư trưởng ấy đi uống rượu với bạn sau giờ làm việc và bị chết. Gia đình bảo ông ấy lợi dụng chuyện ăn uống để làm công tác tư tưởng cho bạn bè, coi như chết vì việc chung là quá miễn cưỡng. Như vậy sẽ có phản ứng dây chuyền, hơn nữa sẽ làm chuyện cười cho thiên hạ. Vẫn coi như người chết bình thường, tôi sẽ đến dự lễ tang. Ông Tường gật đầu, nói đã bố trí người của phòng nhân sự và công đoàn lo giúp, nếu tập đoàn đến dự lễ tang, tang quyến cũng sẽ thỏa mãn.
Ông Tường chuyển sang chuyện khác, chuyện mừng thọ ông Thiên ngũ tuần. Ông bảo sinh nhật lần này phải làm to một chút. Ông nói với ông Thiên: “Anh Thiên, chuyện này anh cho một nguyên tắc, cụ thể sẽ để tôi thu xếp.” Nhiệt tình và lòng chân thành của ông Tường bao hàm nhiều ý nghĩa, vừa là sự tôn kính của phó tướng đối với chủ soái, vừa là tình nghĩa bạn bè nhiều năm. Ông Thiên hoàn toàn hiểu được, nhưng vì chuyện cậu con trai nên ông cũng giảm hứng thú đối với lễ mừng thọ của mình. Với ông Tường, ông không hề giấu giếm nỗi buồn của lòng mình.
“Thôi, hiện tại kinh doanh của Tập đoàn cũng không khởi sắc lắm. Chuyện mừng thọ vào lúc này không thích hợp, chờ đến năm sáu mươi hãy làm.”
Ông Tường không đồng ý, cứ thúc giục: “Thọ năm mươi không thể bỏ qua. Anh tâm huyết với Tập đoàn Trường Thiên bao nhiêu năm nay, chúng tôi chưa được chúc mừng. Mọi người muốn mượn cơ hội này để làm to một chút. Là chuyện cát lợi của anh, mà cũng là cát lợi của chúng tôi, không thể bỏ, quyết không thể bỏ.”
Ông Thiên trầm mặc giây lát nhưng rồi vẫn không hứng thú gì chuyện ấy. Nhưng ý ông Tường lấy chuyện mừng thọ để tượng trưng, mượn hình thức này nhằm tập hợp các vị trọng thần và nguyên lão của tập đoàn Trường Thiên, cổ vũ sĩ khí và gia tăng sức mạnh, nhất cử lưỡng đắc. Nếu như trước đây ngộ ra rằng, với ý nghĩa này ông Thiên sẽ không chấp nhận. Nhưng lúc này ông nghĩ, thôi đi, không thể suốt đời đem tâm tình và cuộc sống của một con người ra phục vụ mãi sự nghiệp tập thể được. Với lại, vấn đề quyền sở hữu tài sản của Tập đoàn Trường Thiên cho đến nay vẫn treo đấy chưa quyết, sau này không biết sẽ dưới bầu trời của ai. Nếu thật có một ngày bị quét ra khỏi cửa, vậy cần gì cái vinh quang hão hôm nay làm gì nữa?
Nhưng lời nói sau đây của ông Tường làm ông thay đổi ý kiến: “Anh Thiên, tháng sau anh Lương phải lên Bắc Kinh học trường Đảng, có thể đấy là động tác chuẩn bị lên Thường vụ tỉnh ủy. Chúng ta từ Cát Hải lên, anh ấy đã hỏi sinh nhật lần này của anh tổ chức ở Bắc Kinh hay ở Cát Hải. Nếu tổ chức ở Bắc Kinh sẽ báo cho anh ấy biết.”
Ông Thiên suy nghĩ giây lát, cuối cùng gật đầu, nói: “Vậy thì thế này, chúng ta làm một bữa tiệc trong phạm vi hẹp, mời anh Lương, anh cũng tham dự, thêm mấy vị cao niên nhất Tập đoàn. Cũng không nên tổ chức ở ngoài, làm ngay trong biệt thự Kinh Tây, coi như tôi mời mọi người ăn bữa cơm thân mật, thế thôi.”
Ông nói với giọng quyết định, ông Tường cũng gật đầu tán thành: “Như vậy cũng được.” Ông nói thêm: “Nếu vợ và con gái anh Lương không đến, bảo anh Công mời mấy cô trẻ đến khiêu vũ với anh Lương. Tôi biết anh thề không bao giờ khiêu vũ, nhưng anh Lương lại nghiện, mời mấy cô gái trẻ đến cho có không khí.”
Ông Thiên cười miễn cưỡng, nói: “Anh Công thì quen nhiều cô trẻ đẹp lắm.”
Nhắc đến ông Công, trong đầu ông Thiên bỗng thoáng ý nghĩ độc ác, tưởng như đấy là ý nghĩ chưa từng có trong đời ông. Không ai trong giới giang hồ không biết ông Công. Bản thân ông Thiên là nhân vật cao quý trong giới công thương, vậy mà âm thầm khuất phục một cô phóng viên, lặng lẽ chấp nhận nỗi đau để cô ta cướp mất con. Cứ nhờ ông Công mượn mấy mấy tay đầu gấu dạy cho cô ta một bài học, để cô ta hiểu thế nào là đạo lý ở đời, mà cũng để cô ta trả giá cho hành động ích kỉ của mình. Ông nghĩ, bắt chợt cảm thấy thích thú, nhưng trong lòng cũng biết đấy chỉ là ý nghĩ.
Ai cũng có lúc bực tức. Người và thú vật cùng một nguồn gốc. Nơi sâu thẳm tâm linh của mỗi con người đều có những ý nghĩ thầm kín, chỉ một mình biết. Điều mà ông Thiên không biết đó là, giá thử có ai đó hoặc sự việc nào đó dồn ông vào chân tường, dồn cho đến nước hoặc sống hoặc chết, liệu ông có thể trở thành một con người vô tình, không từ một thủ đoạn nào?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook