Hậu Cuốn Theo Chiều Gió
-
Chương 14
Thành phố Charleston nơi đã tạo ra Eleanor Butler và đã lôi cuốn Rhett sau nhiều thập niên tha phương cầu thực, là một trong những thành phố cổ nhất châu Mỹ, nằm chen mình trên một bán đảo tam giác giữa hai con sông lớn có nước triều lên xuống, và đổ vào một vùng lưu vực rộng lớn trông ra Đại Tây Dương.
Được xây dựng năm 1682, ngay từ những ngày đầu tiên, thành phố đã được có cái vẻ lững lờ lãng mạn và cái tính ham mê sắc dục là những điều rất xa lạ với cuộc sống náo nhiệt và với đức hy sinh của phái Thanh giáo tiêu biểu cho những kiều dân New England. Gió nhẹ mang vị mặn của biển lắc lay những khóm cây cọ dừa và cành nho, quanh năm hoa nở toả hương thơm khắp vùng. Đất đen nhánh màu mỡ, không một hạt sỏi, lưỡi cày cắt vào cứ ngọt lịm, sông nước đầy đặc những cá, của, tôm, rùa bạc, sò, còn rừng thì lúc nhúc thú. Đất nầy đón mời con người đến khai thác mọi tài nguyên.
Những con tàu, từ khắp năm châu, đến thả neo trong cảng mang đi lúa gạo của những đồn điền bạt ngàn bên sông và đem đến những vật phẩm xa xỉ cho sự vui chơi và sự tô điểm của đám dân cư bé nhỏ ở một thành phố giàu nhất châu Mỹ.
May mắn trưởng thành vào Thế kỷ ánh sáng, Charleston đã đổ tiền của ra để săn tìm cái đẹp và trí thức. Hoà hợp với khí hậu, với sự hào phóng của thiên nhiên, nó cũng sử dụng sự giàu có của nó cho thú vui thanh sắc. Mỗi nhà đều có đầu bếp riêng, phòng khiêu vũ, mỗi phu nhân đều mặc gấm vóc của Pháp và đeo ngọc trai của Ấn Độ. Giới trí thức đua tài với giới âm nhạc và múa, các trường khoa học đua tài với trường dạy đánh kiếm. Sự tinh tế tinh thần và chủ nghĩa hoan lạc hài hoà với nhau tạo ra một nền văn hoá mang nét thanh cao tuyệt vời ở đó sự xa hoa tột cùng được tiết chế bằng kỷ cương nghiêm ngặt của trí tuệ và giáo dục.
Người dân Charleston trang trí nhà cửa bằng đủ mọi màu sắc của cầu vồng và tô điểm bằng những hàng hiên, ở đó gió biển thoảng đưa mùi hoa hồng mơn trớn.
Mỗi nhà đều có quả địa cầu và kính viễn vọng trong một căn phòng tường vách đầy ắp sách tiếng nước ngoài.Vào giữa ngày, người ta dùng bữa ăn sáu món, bát đĩa bằng bạc bóng loáng di sản của nhiều thế hệ. Câu chuyện là nước xốt cho món ăn, còn sự hóm hỉnh là gia vị ưa thích nhất.
Đó là cái thế giới mà Scarlett O Hara - hoa khôi thời trẻ của một quận nông nghiệp đất đai gồ ghề và đỏ thẫm, cách biên giới phía Bắc Géorgie không xa - đang lao đầu vào chinh phục với vũ khí duy nhất là nghị lực, là tính ương ngạch quyết liệt với một nhu cầu thành công có tính sống còn. Nàng lại bước vào đời vào thời điểm tồi tệ nhất.
Hơn một thế kỷ, Charleston đã nổi tiếng về lòng hiếu khách. Những cuộc tiếp tân với cả trăm khách mời không phải là điều khác thường, mà nửa số khách mời, nam nữ chủ nhân chỉ biết qua thư giới thiệu. Vào tuần lễ đua ngựa, đỉnh cao của mùa vui chơi, các chủ ngựa thường từ Anh, Pháp, Ireland, Tây Ban Nha kéo đến đây từ nhiều tháng trước với ngựa của mình để cho chúng làm quen với khí hậu. Khách đóng đô tại nhà những đối thủ Charleston của họ, và ngựa khách, ngựa chủ nay mai là địch thủ cùng ở chung một chuồng. Đúng là một thành phố phóng khoáng và cởi mở.
Cho đến khi chiến tranh xảy ra. Chuyện phải đến đã đến khi những phát đại bác đầu tíên của cuộc nội chiến nã vào pháo đài Sumter, cảng Charleston. So với bất kỳ nơi đâu Charleston là biểu tượng cho miền Nam huyền bí và diệu kỳ nơi những tràng tóc tiên lủng lẳng trên những cành mộc lan thơm ngát. Đối với người dân Charleston cũng là thế!
Còn đây là đối với miền Bắc "Thành phố Charleston kiêu hãnh và ngạo mạn", các báo ở New York và Boston lập mãi cái điệp khúc ấy. Các sĩ quan của Liên bang đã quyết định tiêu diệt cái thành phố cổ đầy hoa và đủ màu ấy. Bọn họ bắt đầu bao vây đường vào cảng, rồi các khẩu đội pháo đặt trên những hòn đảo kế cận nã đạn vào những đường phố nhỏ và nhà cửa. Cuộc vây hãm kéo dài gần sáu trăm ngày đêm. Cuối cùng quân của tướng Sherman kéo đến, đốt trụi các đồn điền gần những dòng nước. Khi đại binh của Liên bang tiến vào thành phố để chiếm lấy lợi phẩm nầy, thì chỉ là cảnh đổ vỡ hoang tàn. Cỏ dại mọc đầy trên đường phố, khuất lấp những mảnh vườn của những ngôi nhà không cửa, lỗ chỗ vết đạn và mái đổ sụp. Quân lính cũng phải đối phó với dân cư bị tàn sát, song đã trở nên kiêu hãnh và ngạo mạn như ở miền Bắc người ta thường nói.
Khách lạ không ai còn thấy Charleston niềm nở nữa.
Mọi người lợp qua quýt lại mái nhà và lắp lại cửa sổ rồi đóng cửa im lìm. Giửa họ với nhau, họ lại làm sống lại những tập quán vui vẻ rất thân thiết với họ. Họ gặp nhau để khiêu vũ trong những phòng khách trống rỗng vì bị cướp phá và nâng cốc chúc mừng miền Nam với những cái tách vỡ hàn lại chỉ đựng nước lã. Những cuộc vui như vậy được gọi là "lễ hội của sự đói kém". Đã qua rồi thời mà người ta uống rượu Champagne của Pháp trong những cái cốc pha lê, song vẫn còn đó những con người đã sinh ra từ Charleston. Họ đã mất tất cả những gì họ có, nhưng không ai có thể cướp đi của họ gần hai thế kỷ truyền thơng và lối sống mà ai nấy đều quen thuộc. Điều ấy không kẻ nào có thể cướp mất được.
Chiến tranh đã kết thúc, nhưng họ không bại trận.
Không bao giờ xảy ra điều ấy, cho dù bọn Yankee khốn khiếp có làm gì đi nữa. Chẳng biết bao giờ họ không còn sát cánh bên nhau… và đặt những kẻ xa lạ ngoài cái xã hội khép kín của họ.
Thời kỳ chiếm đóng và những xúc phạm nặng nề của giai đoạn tái thiết đã thử thách họ, song họ vẫn vững vàng. Lần lượt các bang của Hợp bang gia nhập vào Liên bang, và người sở tại lại được quyền cai trị. Nhưng đối với miền Nam Caroline thì không. Và nhất là Charleston. Hơn chín năm sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc, những người lính có vũ trang vẫn tiếp tục tuần tra trên những đường phố cũ để bao đảm lệnh giới nghiêm. Chế độ quân quản thường xuyên thay đổi được áp dụng trên mọi mặt của cuộc sống, từ giá giấy đến các thủ tục xin kết hôn, thậm chí đến cả giấy phép xin mai táng. Charleston càng lúc càng có vẻ thảm thương song quyết tâm gìn giữ lối sống xưa ngày càng mạnh mẽ. Người ta lại tổ chức các hội nhảy của những kẻ độc thân. Một thế hệ mới ra đời, lấp vào chỗ trống do những cuộc tàn sát ở Bull Run, Antietam và Chancellorsville gây ra. Sau những giờ làm việc như một nhân viên văn phòng hoặc công nhân, những người chủ đồn điền cũ lại đáp tàu hoặc đi bộ đến ngoại ô thành phố để xây dựng lại trường đua hình bầu dục, dài khoảng hai dặm, vốn đã làm nên vinh quang cho Charleston, và để trồng trên nền đất đã thấm máu quanh đó một bãi cỏ mà hạt giống đã được mua bằng số tiền thắt lưng buộc bụng của các bà vợ goá.
Lần hồi, qua từng biểu tượng một, những cư dân của Charleston đã hồi sinh lại cho họ chính những tinh hoa của cái thế giới đã mất và xiết bao yêu mến. Nhưng trong thế giới ấy vẫn không có chỗ cho bất cứ ai từ ngoài đến.
Được xây dựng năm 1682, ngay từ những ngày đầu tiên, thành phố đã được có cái vẻ lững lờ lãng mạn và cái tính ham mê sắc dục là những điều rất xa lạ với cuộc sống náo nhiệt và với đức hy sinh của phái Thanh giáo tiêu biểu cho những kiều dân New England. Gió nhẹ mang vị mặn của biển lắc lay những khóm cây cọ dừa và cành nho, quanh năm hoa nở toả hương thơm khắp vùng. Đất đen nhánh màu mỡ, không một hạt sỏi, lưỡi cày cắt vào cứ ngọt lịm, sông nước đầy đặc những cá, của, tôm, rùa bạc, sò, còn rừng thì lúc nhúc thú. Đất nầy đón mời con người đến khai thác mọi tài nguyên.
Những con tàu, từ khắp năm châu, đến thả neo trong cảng mang đi lúa gạo của những đồn điền bạt ngàn bên sông và đem đến những vật phẩm xa xỉ cho sự vui chơi và sự tô điểm của đám dân cư bé nhỏ ở một thành phố giàu nhất châu Mỹ.
May mắn trưởng thành vào Thế kỷ ánh sáng, Charleston đã đổ tiền của ra để săn tìm cái đẹp và trí thức. Hoà hợp với khí hậu, với sự hào phóng của thiên nhiên, nó cũng sử dụng sự giàu có của nó cho thú vui thanh sắc. Mỗi nhà đều có đầu bếp riêng, phòng khiêu vũ, mỗi phu nhân đều mặc gấm vóc của Pháp và đeo ngọc trai của Ấn Độ. Giới trí thức đua tài với giới âm nhạc và múa, các trường khoa học đua tài với trường dạy đánh kiếm. Sự tinh tế tinh thần và chủ nghĩa hoan lạc hài hoà với nhau tạo ra một nền văn hoá mang nét thanh cao tuyệt vời ở đó sự xa hoa tột cùng được tiết chế bằng kỷ cương nghiêm ngặt của trí tuệ và giáo dục.
Người dân Charleston trang trí nhà cửa bằng đủ mọi màu sắc của cầu vồng và tô điểm bằng những hàng hiên, ở đó gió biển thoảng đưa mùi hoa hồng mơn trớn.
Mỗi nhà đều có quả địa cầu và kính viễn vọng trong một căn phòng tường vách đầy ắp sách tiếng nước ngoài.Vào giữa ngày, người ta dùng bữa ăn sáu món, bát đĩa bằng bạc bóng loáng di sản của nhiều thế hệ. Câu chuyện là nước xốt cho món ăn, còn sự hóm hỉnh là gia vị ưa thích nhất.
Đó là cái thế giới mà Scarlett O Hara - hoa khôi thời trẻ của một quận nông nghiệp đất đai gồ ghề và đỏ thẫm, cách biên giới phía Bắc Géorgie không xa - đang lao đầu vào chinh phục với vũ khí duy nhất là nghị lực, là tính ương ngạch quyết liệt với một nhu cầu thành công có tính sống còn. Nàng lại bước vào đời vào thời điểm tồi tệ nhất.
Hơn một thế kỷ, Charleston đã nổi tiếng về lòng hiếu khách. Những cuộc tiếp tân với cả trăm khách mời không phải là điều khác thường, mà nửa số khách mời, nam nữ chủ nhân chỉ biết qua thư giới thiệu. Vào tuần lễ đua ngựa, đỉnh cao của mùa vui chơi, các chủ ngựa thường từ Anh, Pháp, Ireland, Tây Ban Nha kéo đến đây từ nhiều tháng trước với ngựa của mình để cho chúng làm quen với khí hậu. Khách đóng đô tại nhà những đối thủ Charleston của họ, và ngựa khách, ngựa chủ nay mai là địch thủ cùng ở chung một chuồng. Đúng là một thành phố phóng khoáng và cởi mở.
Cho đến khi chiến tranh xảy ra. Chuyện phải đến đã đến khi những phát đại bác đầu tíên của cuộc nội chiến nã vào pháo đài Sumter, cảng Charleston. So với bất kỳ nơi đâu Charleston là biểu tượng cho miền Nam huyền bí và diệu kỳ nơi những tràng tóc tiên lủng lẳng trên những cành mộc lan thơm ngát. Đối với người dân Charleston cũng là thế!
Còn đây là đối với miền Bắc "Thành phố Charleston kiêu hãnh và ngạo mạn", các báo ở New York và Boston lập mãi cái điệp khúc ấy. Các sĩ quan của Liên bang đã quyết định tiêu diệt cái thành phố cổ đầy hoa và đủ màu ấy. Bọn họ bắt đầu bao vây đường vào cảng, rồi các khẩu đội pháo đặt trên những hòn đảo kế cận nã đạn vào những đường phố nhỏ và nhà cửa. Cuộc vây hãm kéo dài gần sáu trăm ngày đêm. Cuối cùng quân của tướng Sherman kéo đến, đốt trụi các đồn điền gần những dòng nước. Khi đại binh của Liên bang tiến vào thành phố để chiếm lấy lợi phẩm nầy, thì chỉ là cảnh đổ vỡ hoang tàn. Cỏ dại mọc đầy trên đường phố, khuất lấp những mảnh vườn của những ngôi nhà không cửa, lỗ chỗ vết đạn và mái đổ sụp. Quân lính cũng phải đối phó với dân cư bị tàn sát, song đã trở nên kiêu hãnh và ngạo mạn như ở miền Bắc người ta thường nói.
Khách lạ không ai còn thấy Charleston niềm nở nữa.
Mọi người lợp qua quýt lại mái nhà và lắp lại cửa sổ rồi đóng cửa im lìm. Giửa họ với nhau, họ lại làm sống lại những tập quán vui vẻ rất thân thiết với họ. Họ gặp nhau để khiêu vũ trong những phòng khách trống rỗng vì bị cướp phá và nâng cốc chúc mừng miền Nam với những cái tách vỡ hàn lại chỉ đựng nước lã. Những cuộc vui như vậy được gọi là "lễ hội của sự đói kém". Đã qua rồi thời mà người ta uống rượu Champagne của Pháp trong những cái cốc pha lê, song vẫn còn đó những con người đã sinh ra từ Charleston. Họ đã mất tất cả những gì họ có, nhưng không ai có thể cướp đi của họ gần hai thế kỷ truyền thơng và lối sống mà ai nấy đều quen thuộc. Điều ấy không kẻ nào có thể cướp mất được.
Chiến tranh đã kết thúc, nhưng họ không bại trận.
Không bao giờ xảy ra điều ấy, cho dù bọn Yankee khốn khiếp có làm gì đi nữa. Chẳng biết bao giờ họ không còn sát cánh bên nhau… và đặt những kẻ xa lạ ngoài cái xã hội khép kín của họ.
Thời kỳ chiếm đóng và những xúc phạm nặng nề của giai đoạn tái thiết đã thử thách họ, song họ vẫn vững vàng. Lần lượt các bang của Hợp bang gia nhập vào Liên bang, và người sở tại lại được quyền cai trị. Nhưng đối với miền Nam Caroline thì không. Và nhất là Charleston. Hơn chín năm sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc, những người lính có vũ trang vẫn tiếp tục tuần tra trên những đường phố cũ để bao đảm lệnh giới nghiêm. Chế độ quân quản thường xuyên thay đổi được áp dụng trên mọi mặt của cuộc sống, từ giá giấy đến các thủ tục xin kết hôn, thậm chí đến cả giấy phép xin mai táng. Charleston càng lúc càng có vẻ thảm thương song quyết tâm gìn giữ lối sống xưa ngày càng mạnh mẽ. Người ta lại tổ chức các hội nhảy của những kẻ độc thân. Một thế hệ mới ra đời, lấp vào chỗ trống do những cuộc tàn sát ở Bull Run, Antietam và Chancellorsville gây ra. Sau những giờ làm việc như một nhân viên văn phòng hoặc công nhân, những người chủ đồn điền cũ lại đáp tàu hoặc đi bộ đến ngoại ô thành phố để xây dựng lại trường đua hình bầu dục, dài khoảng hai dặm, vốn đã làm nên vinh quang cho Charleston, và để trồng trên nền đất đã thấm máu quanh đó một bãi cỏ mà hạt giống đã được mua bằng số tiền thắt lưng buộc bụng của các bà vợ goá.
Lần hồi, qua từng biểu tượng một, những cư dân của Charleston đã hồi sinh lại cho họ chính những tinh hoa của cái thế giới đã mất và xiết bao yêu mến. Nhưng trong thế giới ấy vẫn không có chỗ cho bất cứ ai từ ngoài đến.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook