Hào Khí Đông A
-
23: Ngày Đầu Nhập Ngũ
Trở về phủ đã là gần buổi trưa, hai cha con Nguyên Hãng nghỉ ngơi rồi ăn trưa.
Trong bữa ăn mẹ của cậu liên tục hỏi thăm khiến Nguyên Hãng trả lời muốn xỉu, phải tận đến khi cha cậu nói thì cậu mới được tha.Dùng cơm trưa xong, Nguyên Hãng trở về phòng để ngủ trưa.
Có lẽ do thói quen từ ngày trước nên sau bưã trưa cậu đều sẽ ngủ trưa khoảng một tiếng.Chức quan đã được quyết định, trong vài ngày nữa sẽ có chiếu thư chính thức, khi đó cậu sẽ bắt đầu chính thức nhập ngũ.Thường thì binh bộ sẽ cấp trang phục cho quân binh khi mới nhập ngũ nhưng đối với gia đình Nguyên Hãng thì những cái đó đều sẽ được binh bộ cấp phát trước, hơn nữa nếu là thân vương, tông thất thì có thể yêu cầu thay thế bằng laoị vật liệu khác.Một bộ quan phục của phó võ úy chánh thất phẩm làm bằng vải thô, ban đầu mẹ cậu định làm bằng gấm nhưng Nguyên Hãng thấy như vậy có chút khoa trương nên nhất định không chịu, cuối cùng cha mẹ phải đồng ý với cậu sử dụng loại vải thô tốt nhất.Mũ chữ đinh, đai lưng, dày bằng da trâu, tất cả đều là đồ mới.Cha cậu còn đặc biệt chuẩn bị cho cậu một bộ giáp da bao gồm một giáp liền thân, hạn giáp ( giáp che tay), túc giáp ( giáp che chân).
Nói chung là trang bị đầy đủ của một võ tướng.
Tất cả tốn tới một trăm mười quan tiền.Ngoài cây giáo sóc là binh khí tùy thân, cha cậu cũng chuẩn bị cho cậu một thanh trường kiếm làm từ thép quán cương, đây là một thanh trường kiếm một cạnh bén, mũi vếch.
Thanh kiếm này được cha cậu dùng hơn năm mươi quan tiền mua từ một thương nhân nhà Minh.Phần thân kiếm dài chừng chín mươi phân, bản rộng khoảng ba phân, trong đó phần lưỡi kiếm được mài sắc bén rộng khoảng một phân.
Phần còn lại được mạ một thứ gì đó, theo Nguyên Hãng suy đoán có lẽ là crôm để chống han gỉ.Kiếm khá nặng, cỡ bốn cân, kiếm này là loại dùng hai tay chứ không phải một tay.
Nó có bao kiếm làm từ gỗ được gia công, nhẹ nhưng lại rất bền chắc.
Bên trông có thoa một lớp mỡ bò để ngăn sự oxi hóa.Vừa rút kiếm ra khỏi vỏ, một luồng sáng sắc lạnh hiện ra khiến mắt cậu hơi nhíu lại, vung kiếm vài lượt Nguyên Hãng liền yêu thích nó.
Súc nặng vừa đủ, vung trong không khí có thể nghe thấy âm thanh xé gió, đây là một thanh kiếm tốt.Có thể nói cha mẹ đã chuẩn bị cho cậu những thứ tốt nhất, quả nhiên có gia cảnh tốt là một lơi thế lớn vô cùng.
Nếu là con của quan lại bình thường thì làm sao được trang bị những thứ tốt như vậy, càng đừng nói đến dân thường.Chờ đợi khoảng ba hôm, ý chỉ chính thức cuối cùng cũng đến.
Ngày hôm nay Nguyên Hãng sẽ chính thức bước vào cuộc sống quân ngũ.Sáng sớm, Nguyên Hãng tự mình thay quan phục, chuẩn bị tư trang để nhập doanh.
Doanh trại quân Thần Vũ đóng ở phía Nam kinh thành, thuộc huyện Long Đàm, châu Thượng phúc, Lộ Đông Đô.
Đại khái là khu vực huyện Thanh Trì hiện nay.Phủ nhà Nguyên Hãng cách quân doanh khoảng hơn chục cây, cưỡi ngựa đi chắc mất khoảng nửa tiếng đến bốn mươi phút.
Dẫn đường cho cậu là ba tên thân binh của cha cậu, theo lệ quan quân từ cấp chánh võ úy trở lên được phép có năm lính thân binh theo vào doanh.Cha cậu chọn ba người này cho Nguyên Hãng, hai người còn lại Nguyên Hãng chọn hai tên trẻ tuổi trong số tư binh.
Ba người này đều là lão binh, tuổi đều xấp xỉ gần ba mươi, võ nghệ coa cường, thân thủ nhanh nhẹn, quan trọng là họ có rất nhiều kinh nghiệm trong quân.Hai tên trẻ tuổi thì mới khoảng hai mươi, đều là tư binh đời thứ hai của nhà Nguyên Hãng, võ công đều thuộc hàng khá, chỉ duy là hơi ít kinh nghiệm.Sáu người cưỡi sáu con ngựa chạy theo đường cái quan đến quân doanh.
Kinh thành thời này có 61 phường, phân bố chủ yếu ở khu vực quanh hoàng thành ngày nay, chủ yếu là các phường thuộc quận Hoàn Kiếm, một phần quận Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình.Còn các quận khác lại thuộc địa giới của các châu, huyện của lộ Đông Đô.
Ra khỏi kinh thành, dân cư lập tức trở lên thưa thớt hơn hẳn.Đa phần các làng đều ở gần đường cái quan, xung quanh là đồng ruộng, rừng cây um tùm.
Dân số giai đoạn này của nhà Trần vào cỡ hai triệu bốn trăm ngàn người, trong đó kinh thành và lộ Đông Đô có khoảng ba trăm ngàn dân.Vì diện tích lớn và dân số ít nên mật độ dân cư thời này rất thấp, chủ yếu tập trung ở các phủ, trấn lớn.
Trên đường đi, Nguyên Hãng thấy ruộng đồng bị bỏ hoang rất nhiều, nhiều làng mạc vẫn còn dấu vết bị tàn phá trong cuộc chiến năm trước.Cảnh không thể nói không tiêu điều, mà cảnh tiêu điều thì tâm trạng người cũng chẳng thể vui được.
Quay sang hỏi người lớn tuổi nhất trong nhóm người, cũng là đầu lĩnh của họ.- Chú Ngư này, quê chú ở đâu, người nhà vẫn khỏe mạnh chứ.Người trung niên cỡ ba mươi tuổi thấy Nguyên Hãng hỏi liền giục ngựa đến gần nói.- Thưa hầu gia, quê gốc của tiểu nhân ở huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, cách làng của vương gia một con sông.
Năm trước giặc giã nên cả nhà hiện đều đã chuyển đến trang viên của vương gia ở huyện Từ Liêm.
Cha mẹ, vợ con tiểu nhân đều rất khỏe mạnh.- Vậy ruộng đất ở quê cũng đều bỏ hoang cả ư?Nói đến đây, khuôn mặt của Ngư hiện rõ vẻ đau lòng, nói- Thưa hầu gia, mấy năm nay chiến loạn liên miên, người dân không còn được yên bình để cày cấy nữa.
Giặc Chiêm mấy lần cướp phá, đi đến đâu cũng giết người cướp của, đốt phá làng xóm.
Không chỉ nhà tiểu nhân, rất nhiều người đều phải bỏ nhà cửa ruộng vườn, chạy loạn đến mạn bên kia sông tránh giặc.Khẽ thở dài, Nguyên Hãng cũng hiểu, đất nước suy vong người khổ nhất là những người nông dân thấp hèn.
Hiện giờ muốn khôi phục thế nước đâu phải chuyện dễ dàng.- Vậy cuộc sống của người nhà chú ra sao, có đủ ăn mặc không?- Cảm ơn hầu gia quan tâm, nhờ ơn của vương gia, gia đình tiểu nhân có ruộng cày cấy, tuy phải nộp tô thuế nhưng ít hơn cả tô thuế của triều đình.
Không phải sợ bị quan sai bóc lột nên cũng đủ ăn, đủ mặc.Quay sang mấy người phía sau, tất cả đều có hoàn cảnh tương tự như vậy.
Họ làm tư binh cho nhà Nguyên Hãng, tuy nói là phận gia nô nhưng lại có lương bổng hàng tháng, người nhà lại được che chở, có đủ ăn đủ mặc.
Xem ra còn sống tốt hơn người dân thường.Chẳng trách, rất nhiều nông hộ hiện giờ đều đi làm công cho nhà quan lại, tông thất.
Không những vậy còn rất trung thành với gia chủ.
Ví dụ như đám tư binh, hộ vệ trong phủ Nguyên Hãng, kẻ nào cũng trung thành vô cùng.Họ còn muốn con cái sau này tiếp tục làm gia nô cho nhà Nguyên Hãng tiếp.
Nếu ở đời sau thích làm người tự do, có chết cũng chẳng ai muốn làm cái phận kẻ hầu người hạ, thì ở cái xã hội phong kiến này, mọi chuyện đều bị đảo lộn cả.Khẽ cảm thán nhưng cũng không có cách nào khác, cậu chỉ có thể làm hết sức mình thôi.Đường cái quan được xây dựng từ khi lập quốc nhưng hiện giờ vẫn còn khá tốt.
Đường được nén bằng lớp đất nền bên dưới, bên trên trải đá vụn, tuy kỹ thuật còn thô sơ nhưng ở thời điểm mà khắp nơi là đường đất thì đây đã giống như là đường cao tốc thười hiện đại rồi.Đường rộng cỡ năm mét, có thể đủ chỗ cho ba xe trâu dàn hàng ngang đi cùng lúc.
Đây là tuyến đường huyết mạch của vương triều, vừa phục vụ việc buôn bán hàng hóa, vừa phục vụ cho mục đích quân sự.
Đáng tiếc con đường này chỉ chạy dài có khoảng hơn trăm cây số, từ kinh đành đến trấn Thanh Đô ( Thanh Hóa ngày ngày nay)Hàng năm triều đình cũng tốn rất nhiều kinh phí để tu bổ, sửa chữa nó.
Phi ngựa trên đường lớn, ở phía xa, Nguyên Hãng đã thấy một bóng đen sừng sững đứng ở một bên đường cái quan.
Đó chính là quân doanh của quân Thần Vũ.Khi gần đến nơi, Nguyên Hãng dục ngựa đi chậm lại, trong quân quy của quân đội nhà Trần, có điều lệ không cho phép quan quân dưới chánh đô úy cưỡi ngưạ vào doanh.Khi đến nơi, Nguyên Hãng đã trông thấy một đám đông đứng khắp nơi xung quanh cổng doanh trại.
Đám đông này chia thành hai bộ phận.Phía bên phải là đội ngũ khoảng trăm người, trong đó có khoảng ba chục người có vẻ là chủ, đều đứng ở phía trước, mà mấy chục người phía sau đều là kẻ hầu người hạ đi theo.
Trong đám đó, Nguyên Hãng bất ngờ thấy mấy gương mặt quen thuộc.Mà đội ngủ phía bên trái thì đông hơn nhiều, ít nhất phải hơn nghìn người.
Ai nấy chỉ mặc áo vải, đi giày cỏ, đứng ngồi lộn xộn, vừa nhìn liền biết đây là tân binh đợt thi tuyển cấm quân vừa rồi.Cổng doanh trại hiện giờ vẫn đang đóng, trên vọng gác có lính canh qua lại, cũng khá nghiêm mật.
Đoàn người Nguyên Hãng nhập vào với đội ngũ bên phải, giao ngựa cho mấy thân binh.
Cậu đến chỗ mấy gương mặt quen thuộc đang đứng trên cùng.- Thế nào, mới mấy ngày không gặp đã không nhận mặt anh em rồi hả Hãng hầu gia?Người vừa lên tiếng là cái thằng Đáng chết tiệt đây mà, mồm nó có bao giờ phun ra được câu nào tử tế đâu.
Nhưng bài của thằng này làm sao mà qua được Nguyên Hãng, cậu cười đểu đốp chát lại nó.- Tưởng là ai, hóa ra là Nguyên Đáng thượng hầu, ta còn tưởng ngài chọn vào quân Thánh Dực chứ.
Thế nào, sao lại bỏ chỗ cao tìm đến chỗ thấp thế này?Bị Nguyên Hãng mát mẻ, thằng Đáng lại không cãi được câu nào.
Đành giả vờ điếc, sau đó mau chóng đánh trống lảng.- Nghe nói Hãng hầu được phong đến chức phó võ úy, quan hàng chánh thất phẩm, sau này còn mong ngài chiếu cố anh em a.Thằng này đúng là tai chó, nghe ngóng thông tin nhanh thật.
Mặc kệ nó, Nguyên Hãng quay sang mấy người quen khác, trong đó ngoại trừ thằng Nam, bất ngờ có cả Lê Khoáng và mấy người từng trong đội của Nguyên Hãng.Mà mấy người này đều nằm trong danh sách hai mươi người Nguyên Hãng đề cử với thượng hoàng.
Trong số hai mươi người, Nguyên Hãng thấy có đến mười bốn người không ngờ đều chọn vào quân Thần Vũ, điều này quả thật nằm ngoài dự đoán của cậu..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook