Hạnh Phúc & Tình Yêu Cõi Bờ Bên Ấy
-
Chương 8: Kafka bên bờ biển
Mỗi lần chạy xong đoạn quảng cáo thứ ba, tôi lại nhẩm tính, chúng ta đã đi được quá nửa thời gian chương trình.
- Những lúc tâm tình thoải mái, tôi sẽ nghĩ, công việc chẳng mấy sẽ kết thúc, sau đó tôi sẽ xuống căng tin ăn cơm, nói không chừng hôm nay sẽ có món sườn heo cốt lết và trứng sốt cà chua mà mình thích; Còn tâm trạng hơi kém vui, tôi lại nghĩ, thì ra mới đi được một nửa chặng đường dài, mà thu xong tiết mục, tôi lại phải mò mẫm cả chồng sách trên bàn, mới có cũ có, để chuẩn bị cho chương trình tuần sau.
- Thế mới nói, cùng một chuyện nhưng ở những thời điểm khác nhau, con người sẽ có những quan điểm và cảm xúc bất đồng. Song cũng đừng buồn, bởi lẽ, con người ta vốn là vậy.
Thư Lộ đỡ tai nghe, đoạn tiếp lời:
- Mới rồi trong thư Tiểu Man đã hỏi tôi, dạo gần đây đọc được sách gì, về vấn đề này, trước tiên chúng ta hãy hỏi Lạc Lạc.
- Gần đây nhất mình đã đọc “Đồng thoại nước Ý”, ngạc nhiên chưa.
- Một chút. – Thư Lộ ngả người vào lưng ghế, nhìn bạn đồng nghiệp: – Không phải bạn đọc để ru ngủ đấy chứ?
- Dĩ nhiên là không rồi. – Lạc Lạc ra vẻ kì quái: – Mình chỉ muốn ôn lại thời tiểu học mà thôi.
- Thật không đó, hồi lớp hai, trước lúc đi ngủ mình thường đọc quyển đó.
- Thôi được rồi. – Lạc Lạc nói: – Nếu bạn muốn nhấn mạnh “năm lớp hai bạn đã đọc quyển này” thì mình xin được khai “đến tận lớp năm mình mới đọc nó”.
Hai người nhìn nhau tủm tỉm, như bao cuộc tán gẫu giết thời gian dưới căng tin.
- Vậy gần đây nhất, bạn đã đọc gì? – Lạc Lạc hỏi.
- Kafka bên bờ biển.
- Mình nghĩ, sách của Haruki Murakami cũng là liều thuốc an thần tuyệt vời dành ột bộ phận các bạn độc giả.
- Đôi khi sách của ông mang tới cho người đọc một cảm giác tĩnh lặng, đều đều, nhưng cũng có lúc sâu sa bí hiểm, nhưng có hề gì, độc giả thích Haruki Murakami chính bởi họ thích cái bầu không khí mà ông tạo dựng. – Thư Lộ cười nói.
- Bạn thích chứ?
- Khó nói lắm, chí ít chưa thích bằng Harry Potter. – Thư Lộ nhăn mặt làm trò hề, tỏ ý trêu đùa: – Nhưng mình cho rằng, thông qua những tác phẩm của mình, Haruki Murakami muốn biểu đạt quan điểm cá nhân hoặc thế giới mà ông đúc kết được.
- Nhưng cậu có cảm thấy quan điểm của ông nhiều khi khá là cực đoan không?
- Hẳn rồi. Có điều, giống như ông từng nói trong “Thuyền hàng đi Trung Quốc”: “Trung Quốc trong mắt tôi, chỉ là Trung Quốc tồn tại vì tôi”, “Nó cũng là NewYork của tôi, Petersburg của tôi, địa cầu của tôi, vũ trụ của tôi”. Cách nhìn nhận của chúng ta đối với mỗi con người, mỗi một cuốn sách đơn thuần chỉ là quan điểm của chính chúng ta, rốt cuộc đúng hay sai, tôi nghĩ, không bao giờ chúng ta tìm ra câu trả lời. Bởi lời giải cho câu hỏi trên cũng thuộc về đáp án của chính chúng ta.
Thư Lộ ngưng ngang một thoáng rồi nói:
- Hình như triết lý này hơi khó hiểu thì phải?
- Mình nghĩ… – Lạc Lạc hóm hỉnh trả lời: – Có lẽ “Đường sách thênh thang” cũng là liều thuốc an thần hữu nghiệm đối với một số bạn độc giả.
- Nếu đúng vậy thì đó là niềm vinh dự ình. Nhưng không sao, có lẽ một số bạn thính giả thích nghe chương trình này là bởi không khí đặc trưng của nó. – Thư Lộ mỉm cười nói: – Nào chúng ta hãy cùng xem cuốn “Kafka bên bờ biển” của Haruki Murakami, một cuốn sách nói về cái tôi và thực tế tàn khốc. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục với lá thư Tiểu Man.
oOo
Thư Lộ hẵng nhớ, cuộc thi viết bình luận được tổ chức trước dịp kỷ niệm một năm ngày chương trình lên sóng, bài dự thi của độc giả lũ lượt gửi về văn phòng như thác lũ, khiến mấy tổ khác phải há hốc mồm ngạc nhiên. Chưa bao giờ Thư Lộ và Tiểu Man bận rộn như lúc này. Anh Triệu nói, đối với một chương trình đọc sách tẻ nhạt và khô khan mà nói, như thế cũng tạm gọi là thành công rồi đó.
Không rõ anh Triệu nói vậy là đang tuyên dương hay phê bình nữa, nhưng nhìn từ góc độ của hai cô gái, từ những liều lĩnh, khó khăn ban đầu, trải qua một năm nỗ lực, chí ít hai cô được nhiều người đón nhận, thậm chí manh mún kỳ vọng.
Tối thứ Sáu như đã thành lệ, Thư Lộ tay xách nách mang một túi thư nặng trịch về nhà. Đằng sau cánh cửa, tĩnh mịch ngự trị từng góc tối trong căn nhà. Cô nhấc tay xem đồng hồ, kim chỉ tám giờ rưỡi, bình thường cứ tầm này ngày cuối tuần, anh già đã tắm rửa xong xuôi, ngồi đọc báo ở phòng khách rồi cơ mà.
Đặt túi xuống, cô mở tủ lạnh lấy một lon coca mát rượi. Tháng Mười năm nay hình như không oi ả như tháng Mười năm ngoái. Cô mở cửa sổ, đứng đó phóng tầm mắt nhìn sang sân thượng trên đỉnh toà nhà khác ở chốn xa, dưới bầu trời ngập tràn ánh sao lờ mờ một ngọn đèn.
Đến tận bây giờ cô vẫn không tin nổi đây là cuộc sống của mình. Căn phòng trước kia của cô vốn chỉ có một chiếc giường đơn thoải mái, bốn mặt tường là tủ áo và giá sách, trong cái thế giới nhỏ bé ấy, tự cô dệt lên giấc mơ của chính mình. Còn giờ đây, ngoại trừ người đàn ông nằm cạnh cô mỗi ngày, căn nhà sau lưng quả thật có phần xa lạ.
Bỗng Gia Tu mở cửa bước vào, thấy cô đứng trước cửa sổ, anh như thở phào một hơi nhẹ nhõm.
- Anh đến đài phát thanh, đồng nghiệp của em nói hôm nay em về sớm.
- Anh đến đón em à? – Thư Lộ sửng sốt nhìn anh: – Sao anh không nói trước?
Hình như anh đang hờn dỗi cô thì phải.
- Anh bảo rồi, lần sau em đừng tự xách đồ nặng thế này, cho nên hôm nay anh mới đi đón em.
- Em có phải con nít đâu… – Thư Lộ lầu bầu.
Nhiều lúc, cách anh đối xử với cô chẳng khác nào với Nhã Quân và Nhã Văn. Anh quen áp đặt cuộc sống của cô ở mọi khía mặt.
- Anh thấy em còn bướng hơn cả trẻ con đấy. – Đặt đôi giầy vừa cởi vào chỗ “chuyên dụng của nó” trong tủ giầy, sau đó anh vô nhà vệ sinh rửa tay.
Thư Lộ ảo nảo quay người nhìn ra ngoài cửa sổ. Anh đã quá quen với việc áp đặt suy nghĩ, đồng thời vô tình cũng quen luôn với việc yêu cầu người khách phải làm theo cách của anh. Có thể, anh tài giỏi, thông minh, nhưng cũng kèm theo mấy cái khuyết điểm to đùng, đó là: độc đoán và đề cao cái tôi.
Cuộc đời trong mắt cô mỗi ngày một mới mẻ, cô không cần bất kỳ một khuôn mẫu, một cách thức cố định nào, cũng chưa từng mong muốn một cuộc sống như thế này. Anh già đúng là chiều cô thật đấy, nhưng bên cạnh đó, anh lại không ngừng can thiệp vào cuộc sống của cô, còn cô ngày càng phản cảm với lối can thiệp này.
Tối đó, cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên đã nổ ra, ai làm việc người nấy, dường như chẳng ai thiết gợi chuyện. Thư Lộ ngồi ở bàn làm việc, đọc hết bài này đến bài khác, cho đến khi hai mắt díp lại vào nhau, cô mới sực nhận ra thời gian đã điểm một giờ đêm.
Gia Tu nằm quay lưng về phía cô, đầu giường để một bên đèn mờ mờ.
Thư Lộ rón rén nằm xuống, chợt nghĩ, từ trước đến nay hai người luôn đắp chăn riêng của mình, liệu điều đó có nói nên rằng, họ là những kẻ đề cao cái tôi và rất cố chấp hay không?
Nếu nói, tình yêu chỉ cần xác định bạn có yêu người kia hay không, vậy còn trong hôn nhân, điều đầu tiên cần làm rõ đó là, bạn phải xác định được mình có thể khoan dung và thoải mái khi sống chung hay không. Có thể trước đó, bạn không cần phải thích ứng với người khác, nhưng sau khi kết hôn, ngoại trừ việc hoà hợp với một người (thậm chí một gia đình), bạn còn phải học cách để người ta thích ứng mình.
Thư Lộ nghĩ, có lẽ, hai người sắp sửa tiến vào giai đoạn thử nghiệm.
Cô tắt đèn, lặng lẽ buông tiếng thở dài. Màn đêm phủ trùm, vẫn đủ để thấy ánh đèn đường len lỏi qua rèm cửa, hắt lên trần nhà ánh sáng nhờ nhờ, thoáng đó, cái cảm giác xa lạ đối với căn phòng này càng dâng đầy trong cô.
Bỗng Gia Tu lật người, nhẹ nhàng ôm lấy cô:
- Ngố ạ, mau ngủ đi.
Đôi mắt chưa kịp thích nghi với bóng tối của cô không nhìn rõ nét mặt anh, cô chỉ loáng thoáng cảm nhận rèm mi anh đang động đậy, quẹt trên mặt cô ngứa râm ran.
Sắp đến kì nghỉ Quốc khánh nên thứ Bảy mọi người vẫn đến cơ quan làm bù như bình thường. Sáng sớm Thư Lộ đi phỏng vấn một nhà văn, đang tính xong việc sẽ về nhà luôn thì giai điệu “Hồ thiên nga” vang lên:
- Thư Lộ hả, tớ Tiểu Man đây. – Hình như cô nàng đang rất gấp thì phải.
- Ừ…
- Tớ hẹn người ta ra quán cà phê phỏng vấn, nhưng tớ vướng ít việc, cậu giúp tớ nhé.
Nghe giọng điệu cô ấy thì hình như không có ý hỏi dò, Thư Lộ bấm bụng nghĩ, trong hai người, mình luôn là phía bị động.
- Mấy giờ, ở đâu?
- Nửa tiếng nữa, ở quán cà phê góc rẽ đường Nhạn Đãng và Nam Xương.
- Ừ. – Thư Lộ nhìn đồng hồ đeo tay, nhanh chân chắc vẫn kịp.
Tiểu Man đọc tên người cần phỏng vấn và địa chỉ gặp mặt rồi cúp máy.
Bỏ lại Thư Lộ sửng sốt nhìn điện thoại trong tay, cô ngó đồng hồ rồi hớt hải chặn một chiếc taxi. Lên xe, cô mới chợt nghĩ, đúng thật không biết di động mang lại cho con người ta tiện lợi hay là phiền phức nữa.
Đến giờ hẹn, cái vị nhà văn mà Tiểu Man nói chết dấp ở đâu chẳng thấy, thay vào đó, bà bạn cũ bất ngờ ngồi xuống trước mặt cô.
- Tôi tưởng người phỏng vấn là cái cô Tiểu Man kia. – Phan Bỉ Đắc tao nhã ngồi xuống, gọi phục vụ mang một tách Latte
- … Dạ nhưng cô ấy có việc đột suất nên không đến được ạ. – Thư Lộ thảng thốt nhìn bà ta.
- Thế à. – Nữ văn sĩ tháo kinh râm xuống: – Khéo thật, người cô ấy hẹn cũng có việc đột suất không đến được, nên mới nhờ tôi chuyển lời…
- … – Thư Lộ nhìn bà ta mà á khẩu luôn.
- Thì tôi sống gần đây mà. – Bà ấy giải thích.
- ….
- Nói vậy, dù sao cũng đến rồi, hay ghé nhà tôi ngồi chơi nhé.
- Dạ…
Chưa kịp trả lời thì nữ văn sĩ đã lôi tuột cô ra ngoài. Thư Lộ chỉ kịp ngoảnh đầu, thấy cậu phục vụ mặt mũi non choẹt với khay đĩa xiêu xiêu vẹo vẹo trên tay đang ngó dáo dác khắp nơi bằng vẻ mặt ngơ ngác.
- Cô biết không? – Phan Bỉ Đắc mở cửa mời Thư Lộ vào nhà: – Tôi rất là thích giao lưu với mấy thanh niên trẻ như cô.
- Thế ạ? – Thư Lộ miễn cưỡng trả lời, nếu không nhờ cái vụ “mời mọc” của bà ấy thì giờ này có khi cô đã ngồi nhà rồi chưa biết chừng.
- Cô uống gì?
- Tuỳ cô ạ. – Tự nhiên cô thấy mình không rảnh hơi để khách sáo với bà ta, bèn ngồi xuống chiếc ghế bên bàn ăn.
- Vậy nước lọc nhé. – Nói rồi Phan Bỉ Đắc liền rót một cốc nước lọc đẩy đến trước mặt cô.
- Cảm… cảm ơn cô ạ. – Thư Lộ cố rặn cười.
- Lâu lắm rồi không gặp, chắc cũng phải nửa năm rồi nhỉ? – Nữ văn sĩ ngồi xuống ghế đối diện Thư Lộ.
- Chắc thế ạ.
- Thực ra tôi rất muốn gặp Tiểu Man một lần cho biết.
-?
- Tôi từng nghe rất nhiều lời đồn đại về cô ấy và anh Trần, nên cứ tò mò muốn xem cô ấy là người thế nào.
Thư Lộ rất muốn nói, “E rằng lần này lại khiến cô thất vọng rồi”, song rốt cuộc cô đã nhịn được.
- Hình như càng ngày, tiết mục của hai cô càng được nhiều người đón nghe.
- Vâng, bọn cháu cũng mừng ạ. – Thư Lộ buồn thỉu buồn thiu, nhấp ngụm nước nhạt nhẽo.
- Cô Tào, cô đã có bạn trai chưa?
Câu hỏi từ trên trời rơi xuống này khiến Thư Lộ giật nảy mình, toan trả lời thì Phan Bỉ Đắc nói:
- Tôi thấy cô và cháu trai mình khá hợp nhau, nó sẽ thích tuýp người như cô.
Tuýp người như mình? Thư Lộ tự hỏi, mình thuộc tuýp gì ấy nhỉ?
- Tầm trưa nó sẽ đến đó, hay cô gặp nó xem sao, thằng bé rất khá, lại có chí tiến thủ.
Thư Lộ cười khan mấy tiếng, chả rõ vì sao mình lại theo bà ấy tới đây, cũng chả rõ vì sao tự nhiên bà ấy lại biến thành “bà mai”, cô chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi cuộc gặp gỡ tiến thoái lưỡng nan này.
- Cháu có chồng rồi ạ.
Phan Bỉ Đắc trợn mắt nhìn cô, không biết là vì ngạc nhiên hay bởi nghi ngờ, sau cùng, bà ấy bèn nhún vai vẻ tiếc nuối:
- Tiếc quá. Thằng cháu tôi ổn lắm đấy, phong độ ngời ngời, lại tận tụy với công việc, ngặt nỗi, miết mà chưa có bạn gái.
- Hình như hồi đại học, nó từng có một cô bạn gái khá gắn bó, sau này chẳng rõ vì sao lại chia tay, nó buồn mất một thời gian dài, hiển nhiên, nó là người rất nặng tình.
Thư Lộ cứng đờ nét mặt, không buồn đáp lời.
- À phải rồi, hai tháng nữa tôi ra cuốn sách mới. – Nữ văn sĩ bất ngờ đổi chủ đề.
- Thật à, là tiểu thuyết hay tản văn vậy ạ? – Thư Lộ vớ ngay lấy chủ đề mới, chỉ sợ bà ấy lại nhắc tới gã cháu trai kia.
- Bí mật. – Nữ văn sĩ nhoẻn miệng cười vẻ thần bí, rồi tuyệt nhiên không hề nhắc tới cuốn sách mới dù chỉ một chữ.
Thư Lộ có cảm giác mình sắp điên tới nơi rồi, cô không ngừng tự hỏi, rốt cuộc là cớ làm sao mà mình lại rơi vào cái hoàn cảnh đáng sợ, đầy khó hiểu này cơ chứ.
Bấy giờ, tiếng chuông cửa bất ngờ khiến Thư Lộ giật nảy mình. Phan Bỉ Đắc vội vã đứng dậy ra mở cửa. Và sau đó, một người mà Thư Lộ không bao giờ ngờ đến bỗng bước vào.
- …
Dịch Phi sững sờ nhìn Thư Lộ. Còn Thư Lộ, cô cũng đang sửng sốt không kém, bèn buột miệng nói:
- Sao lại là anh?
- Hai người biết nhau à? – Phan Bỉ Đắc vỗ Dịch Phi, đoạn nói với Thư Lộ: – Đây là đứa cháu trai mà tôi vừa nói đấy.
Thư Lộ thấy hơi váng vất. Hai người mỉm cười nhìn nhau, hiềm nỗi nụ cười ấy có phần đắng chát, chắc chẳng ai ngờ họ sẽ hội ngộ trong tình cảnh này. Rồi cô sực nhớ, bóng người thường thấy ở đầu ngõ, chẳng nhẽ đúng là anh?
- Dì, bọn cháu là… bạn thời đại học. – Dịch Phi cười với người dì rồi ngồi xuống ghế sô pha.
- Thật à! – Nữ văn sĩ nhìn hai người bọn họ: – Mới rồi dì còn bảo giới thiệu cháu cho cô Tào.
Dịch Phi sững người một thoáng, sau rốt chẳng nói gì.
- À chết, dì phải xuống tiệm tạp hoá dưới nhà mua hộp sữa, các cháu cứ ngồi chơi nhé. – Dứt lời, Phan Bỉ Đắc liền lỉnh mất hút.
Gian phòng nhỏ bé chỉ còn lại Thư Lộ và Dịch Phi, thực tình không biết nói gì với nhau, tiếng tích tắc của đồng hồ treo tường chẳng hiểu cớ làm sao lại ngân vang đến vậy.
- À phải. – Dịch Phi là người lên tiếng phá vỡ bầu không khí trầm mặc trước tiên: – Chúc mừng em.
- Lần trước ở sân bay, anh đã nói rồi. – Thư Lộ mỉm cười thân thiện đáp lại, suy cho cùng, quan niệm “chia tay rồi vẫn làm bạn” sẽ khiến cả hai cảm giác thoải mái hơn.
- Thế à… – Anh càng lúc càng bối rối: – Thực ra…
-?
Anh hạ quyết tâm nói:
- Biết em đang sống hạnh phúc, anh rất mừng…
- …
- …
Lúc ấy Thư Lộ thấy mắt mình cay cay, câu nói của anh đã xua tan mọi tình yêu và cả nỗi hận thù mà rất lâu trước kia cô từng chất lên người anh. Họ đã trưởng thành, quay đầu nhìn lại dĩ vãng, họ không còn so đo được mất, những thứ còn lại chỉ còn là hồi ức và kỷ niệm.
- … Cảm ơn anh. – Thư Lộ nghe giọng mình có chút gì đó nghèn nghẹn, cô lặng lẽ quay đầu, len lén lấy tay chùi nhanh khoé mắt.
- Tuy bây giờ đã muộn, nhưng anh vẫn nợ em một câu: xin lỗi. – Và cũng như cô, đôi mắt Dịch Phi long lánh ánh lệ.
Thư Lộ mỉm cười thay vì đáp lời. Đã từ lâu, câu xin lỗi đối với cô mà nói đã chẳng còn quan trọng nữa rồi.
Hai người không ai nói năng gì, nhưng căn phòng nhỏ bỗng trở nên ấm áp hơn hẳn.
- Anh cũng nghe… chương trình của em, rất khá. – Dịch Phi xắn ống tay áo, ánh mắt không dừng ở phía Thư Lộ.
- Bọn em cứ nghĩ chương trình này có gì đó khô khan lắm cơ, nhưng bọn em đang cố gắng làm nó hết đơn điệu. – Cô cười nói, rồi chợt nhận ra ánh mắt ngơ ngẩn của Dịch Phi đang nhìn mình.
- … Sao thế ạ?
- Không… – Dịch Phi đưa tay xoa mũi mình: – Anh thấy, hình như em chả thay đổi gì cả.
- Thế ạ…
Thế rồi lại một màn trầm lặng, lần này hình như im ắng lâu hơn, cho tới khi Thư Lộ lên tiếng:
- Em phải đi đây… phiền anh nói với cô Phan một câu.
- À… được… – Anh ngước mắt nhìn cô.
Thư Lộ nhấc túi ra đến cửa, đang phân vân không biết nên tạm biệt thế nào thì anh đã đứng ngay đằng sau.
- Đây là danh thiếp của anh… – Anh rút một tấm danh thiếp từ trong bóp ra, giơ trước mặt cô, ánh mắt thấp thoáng hồi hộp.
Sau ít phút do dự, sau cùng Thư Lộ vẫn nhận tấm danh thiếp, liền đó cô nói nhanh một câu “Tạm biệt anh” rồi mở cửa bước thẳng ra ngoài.
Đi qua tiệm tạp hoá dưới lầu, tuy không thấy bóng dáng Phan Bỉ Đắc đâu, song cô chẳng lấy làm lạ. Có lẽ bà ấy đã đoán ra tất cả khi thấy họ bốn mắt nhìn nhau.
Một làn gió thu thoáng qua không gợn se lạnh, song Thư Lộ vẫn kéo cao cổ áo khoác. Trước lúc đặt chân lên taxi, Thư Lộ thả tấm danh thiếp của Dịch Phi vào thùng rác của cửa hàng tạp hoá.
***
- Thím út!
Ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ, Thư Lộ tới cơ quan tăng ca, lúc về nhà, Nhã Văn ra mở cửa khiến cô ngạc nhiên hết biết.
Vừa thay giầy, vừa ngó vào bếp, thấy Gia Tu và Nhã Quân đang lúi húi trong đó. Nom bóng lưng hai chú cháu, tự nhiên cô nghĩ, về phương diện nào đó, đàn ông con trai nhà họ bùi giống nhau như trạc.
- Đại học thế nào?
Không rõ tự bao giờ mà Thư Lộ luyện được thói quen rửa tay mỗi khi về nhà giống y như Gia Tu, trong khi mẹ cô ở nhà ca cẩm càm ràm suốt hai mươi mấy năm mà bất thành.
- Cũng được ạ… – Nhã Văn thì thầm nói.
Thư Lộ không khỏi ngạc nhiên, sau rồi thấy cô bé trỏ vào Nhã Quân đang đứng trong bếp, mặt làm vẻ kì kì, cô mới tủm tỉm cười. Dường như đại học tạm thời bị liệt vào danh sách những chủ đề cấm kỵ.
- Đã gặp được anh nào đẹp trai chưa? – Thư Lộ ghé tai Nhã Văn thì thào hỏi.
Cô nhóc lập tức giơ ngón tay OK:
- Rồi ạ, rồi ạ, buổi tối con lên thư viện ôn bài thấy mấy anh liền, nhưng mà tiếc lắm thím ơi, chẳng quen gì cả.
- Nghĩ cách làm quen đi chứ. – Thư Lộ ra vẻ “Thím đây là người từng trải”, chỉ hận không thể “cầm tay chỉ nghề” “phải thế này rồi thế kia”.
- Í… nhưng con gái phải làm kiêu một tý chứ thím, làm vậy mới có giá…
- … Hỏi khí không phải, em đang rao bán cái gì à? Thế nào là có giá với cả không giá.
Thật không biết Nhã Quân sa sầm mặt mũi, đứng lù lù sau hai người, nghe họ rủ rỉ to nhỏ tự lúc nào.
Bà thím lẫn cô cháu tức thì cứng đờ mặt, lần đầu tiên trong đời Thư Lộ trải nghiệm cái cảm giác đáng sợ khi đứa cháu vốn ôn hoà nhã nhặn của mình bỗng nghiêm nét mặt. Cô đành cười giả lả rồi lỉnh ra chỗ Gia Tu, miệng vồn vã hỏi:
- Hahaha, xem tối nay ăn gì nào…
Tay bận bịu trộn salad, Gia Tu cười nhạt nói:
- Đừng có làm hư bọn nhỏ.
- Đâu có… – Thư Lộ trợn mắt: – Em có làm gì đâu.
Ngồi vào bàn ăn cơm, Thư Lộ và Nhã Văn cười nói vô tư. Còn Nhã Quân vẫn đeo nguyên bộ mặt u uẩn hầm hụi. Anh già ngồi bên, lặng lẽ và cơm như thường tình, song vẻ mặt lại như người ngoài cuộc thích ngó cuộc vui.
- Anh có thấy… – Buổi tối trước lúc đi ngủ, Thư Lộ bò sang chỗ anh già đang đọc sách: – Càng ngày Nhã Quân càng ủ rũ thì phải.
Anh già ừ hử bâng quơ rồi thôi.
- Em thấy anh nên tìm nó nói chuyện, khuyên nó phải đối mặt với hiện thực, rồi động viên nó cố gắng.
- Ừ…
- … Anh đang trả lời lấy lệ đấy à?
Gia Tu đặt quyển sách trên tay xuống, mắt nhìn cô, thành khẩn nói:
- Đâu có.
Thư Lộ đã cạn lời để nói. Sống với anh già, dù lòng bứt rức khó chịu đến mấy, nhưng chẳng đào đâu ra lý do để mà xả cơn. Anh rất tốt, chỉ hiềm cái bệnh cố chấp, cái kiểu cố chấp của những ông già.
Thi thoảng cô nghĩ, như hai người bọn họ, liệu có bị liệt vào dạng “kết hôn trước, tập yêu sau” không nhỉ?
Thế mà những thứ vặt vãnh trong cuộc sống cứ tràn đến bủa vây lấy họ, cướp đi thời gian lẫn tâm trạng để yêu.
- Em cứ thấy… – Cô mở miệng như định nói điều gì đó, nhưng rồi lại thôi.
Anh già nhìn vào mắt cô, sau mấy giây bốn mắt nhìn nhau, tầm nhìn của anh mới rời xuống quyển sách. Thư Lộ có cảm giác, dù cô không nói gì, nhưng anh luôn đi guốc trong bụng cô.
Cô nuốt bước bọt, hình như anh già biết khá nhiều, song kín miệng như bưng, trừ phi cô gặng hỏi, anh mới chịu khai
Nghĩ tới đó, cơn ấm ức bỗng trào lên trong cô, tuồng như cô đã vận đủ mọi chiêu mà vẫn không giành được thắng lợi, thế là cô hậm hực phát anh một cái.
Đáp lại cô chỉ có vẻ mặt “ngỡ ngàng” của anh.
Tự nhiên cô chỉ muốn nổi cáu, bèn giả vờ “e hèm” một tiếng.
- Ơ… hôm qua không phải vừa mới “ấy” xong à… hôm nay phải để anh nghỉ ngơi lấy sức đã chứ. – Anh nhìn cô với vẻ khó xử ra mặt
- …
Thư Lộ như quả bóng da xì hơi, từ từ kéo chăn nằm xuống đi ngủ.
Cô hậm hực nghĩ, có khi anh già giỏi nhất trò “giả ngu” cũng nên.
Những ngày tháng vô tư lự thường lướt nhanh như một cái chớp mắt, ít khi Thư Lộ nghĩ tới tương lai, cô chỉ mong ngóng lễ Giáng sinh đang tới gần, bởi Gia Tu đã hứa sẽ dẫn cô đi Cáp Nhĩ Tân trượt tuyết.
Bụng Thư Linh mỗi ngày một nhô cao, dự tính cuối tháng Bốn năm 2001 là sinh. Ba mẹ cô đã chuẩn bị mọi thứ để chào đón sinh mệnh nhỏ bé ngấp nghé chào đời này. Mỗi lần về nhà, tâm trạng hân hoan của hai cụ lan sang cả cô, rồi cô không nén được suy nghĩ, có lẽ chẳng mấy chốc đứa nhóc này sẽ cuốn đi mọi sự quan tâm săn sóc vốn thuộc về mình, song cô không hề oán trách. Nhớ cái cảm giác khó tả từ vụ “nhầm nhọt” trước kia, đâm ra cô cũng mong ngóng đứa cháu ra đời nhiều lắm.
Nhìn bề ngoài thì Tiểu Man đã bước ra khỏi nỗi ám ảnh từ vụ tình cảm thất bại cũng như sai lầm trước kia. Cái vẻ ủ rũ như gà rù, lúc nào cũng nặng nề suy nghĩ đã thôi đeo bám cô nàng. Tiểu Man lại quay về với hình ảnh bất cần quen thuộc ngày nào. Song hình như cô nàng vẫn đau đầu với lão Tây dai như đỉa đói. Thư Lộ lấy làm lạ, người gì mà đến đáo để như Tiểu Man cũng phải bó tay thế nhỉ.
Về phần Nhã Quân, dần dà, nó đã chấp nhận sự thực bỏ lỡ kỳ thi đại học. Chí ít Thư Lộ cũng nhận ra, mỗi lần Nhã Văn nhắc đến chuyện trường lớp, tuy mặt mũi nó lạnh tanh nhưng nét u ám đã không còn vảng vất. Hẳn đây là điềm lành cũng nên.
Còn anh già, cái tính cố chấp trước sau vẫn như một. Thi thoảng giữa hai người lại bùng nổ chiến tranh lạnh chỉ vì những chuyện mà Thư Lộ cho rằng “bé tí hin hin như con kiến”, được cái về sau người xuống nước luôn là anh. Thư Lộ tự an ủi chính mình, tuy mình luôn thiệt thòi trong việc này, nhưng chí ít cũng thua không bởi tay anh.
Cuối tuần rảnh rang, hai người vẫn tới thư viện, thỉnh thoảng đi xem phim, còn lại đa phần họ ở nhà. Anh già sẽ vào bếp nấu cơm, hoặc tranh thủ buổi chiều nắng đẹp, anh lại lôi đống bút chì màu có phần “ấu trĩ” của mình ra để tô tô vẽ vẽ. Lúc ấy, Thư Lộ thường bưng cốc ca cao nóng, đứng sau anh, lặng lẽ ngắm nhìn.
Cô luôn hưởng thụ sự yêu chiều của anh, đồng thời cũng phản cảm kinh khủng với lối can thiệp của anh. Nhưng chí ít, hoà bình vẫn được giữ vững cho đến tận bây giờ. Mẹ từng nói, vợ chồng nào chẳng có điểm ăn cánh với nhau, tuy ba chưa từng biểu hiện ra mặt nhưng mẹ biết, ông rất yêu vợ, thương hai cô con gái, và quý trọng gia đình này. Có lẽ, chỉ người trong cuộc mới hiểu nổi điều huyền bí cất giấu bên trong, dù cô không nhận ra người cha nghiêm khắc yêu con cái nhiều thế nào, nhưng cô vẫn tin lời mẹ nói, đồng thời, cô cũng tin rằng, chỉ cần tận tâm là đủ để hạnh phúc.
Kể từ sau lần nọ, Thư Lộ không tới phỏng vấn cái bà nhà văn gàn dở Phan Bỉ Đắc kia nữa. Và hai chữ “Dịch Phi” trước kia chưa từng một lần thoáng qua não cô, cũng bốc hơi bằng sạch, như thể xưa nay cô vốn không hề quen biết ai là Dịch Phi. Đến tận một sớm mai, tiết trời rét mướt, anh bất ngờ xuất hiện tại cơ quan cô.
- Hi.
Mặt mày anh lúc đó chẳng khác nào đi thi phỏng vấn.
- … Sao… sao anh lại ở đây.
Văn phòng vắng tanh, Thư Lộ ngần ngừ bước tới chỗ bàn làm việc của mình.
Anh vui vẻ nói, hai bên má thấp thoáng má lúm đồng tiền, da dẻ anh có vẻ sạm đi nhiều.
- Anh đến để… đo đạc. Toà nhà của các em thuê công ty anh trùng tu cải tạo.
- À vâng…
Chuyện tân trang hình như Thư Lộ cũng nghe loáng thoáng đâu đó, nhưng nhất thời chẳng biết phải trả lời ra sao.
-À… A Khoan nói em làm việc ở đây, nên tiện đường anh ghé qua.
Anh đưa tay xoa mũi, vẻ mất tự nhiên.
- … Hai người vẫn liên lạc với nhau ạ? – Cô ngập ngừng nói: – Ý em muốn nói A Khoan.
- Có, thỉnh thoảng vẫn tụ tập họp nhóm bạn cũ. – Anh cân nhắc rồi nói: – Nhưng chưa bao giờ thấy em đến.
Thư Lộ nghe trái tim mình lỡ mất một nhịp, anh nói vậy, cứ như thể anh tham gia họp lớp chỉ để nhìn thấy cô vậy.
- …
- …
- Ừm… – Dịch Phi ngần ngại nhìn cô: – Sau đó em không hề gọi điện cho anh…
- Dạ… – Thực tình Thư Lộ không biết trả lời câu hỏi này ra sao, bỗng dưng cô có linh cảm, nếu cô cứ tiếp tục lằng nhằng mãi thế này, thể nào cũng có chuyện chẳng lành.
- Hay em… còn hận anh. – Dường như anh phải hạ quyết tâm lắm mới dám thốt ra câu nói này.
Thư Lộ trợn tròn mắt nhìn anh, hồi lâu mới cất tiếng:
- Anh hiểu nhầm rồi, em với anh… từ lâu đã không còn hận thù gì nữa, chuyện đã qua thì cho nó qua luôn, coi như chưa từng có gì.
Thực ra, khi nhìn thấy một thoáng đau khổ lướt qua mặt anh, cô mới nhận ra, bản thân cô cũng không rõ mình vừa nói cái quái quỷ gì nữa.
- Í, Thư Lộ đến rồi à. – Tiểu Mang bưng phích nước nóng bước vào, đoạn nói với Dịch Phi: – Xin lỗi anh, mấy người đồng nghiệp tầng này lười ghê lắm, tôi phải xuống dưới nhà mới xin được nước nóng, để anh phải đợi lâu rồi. May mà hôm nay Thư Lộ đến sớm, chứ bình thường chín giờ rưỡi cô ấy mới mò tới kìa.
Nói rồi, Tiểu Man liền loay hoay tìm cốc tách dưới gầm bàn uống nước, pha tách trà đưa tới bàn Thư Lộ, tỏ ý mời Dịch Phi dùng nước.
Dịch Phi lúng túng cười cảm ơn. Anh nhìn Thư Lộ hồi lâu rồi cất giọng nói:
- Anh có việc phải đi trước, lần sau liên lạc vậy.
Dõi theo bóng lưng anh, Thư Lộ có cảm giác lòng bàn tay mình sũng mồ hôi. Cô ngồi về chỗ, trăn trở nghĩ rốt cuộc anh vừa nói gì với mình, mà không hề nhận ra Tiểu Man đang nhìn cô bằng ánh mắt hóng hớt.
- Cậu thế này là thiếu trung thực đấy nhé. – Nhấc tách trà mà mới rồi Dịch Phi chưa đụng tới, Tiểu Man nhấp luôn.
-?
Cô nàng tỏ ra là người sành sỏi:
- Cái gã vừa rồi rõ là “Tương vương ôm mộng” mà chẳng rõ “nữ thần” cậu có tâm chăng[i].
Thư Lộ mếu máo không ra nước mắt:
- Cậu không xông pha làm ký giả văn nghệ đúng là tổn thất lớn cho ngành giải trí.
- Đừng đánh trống lảng.
- Anh ấy chỉ là bạn học cũ. Chúng tớ chỉ hàn huyên chuyện xưa. Tớ đã có chồng rồi, không thể làm chuyện có lỗi với anh già được. – Cô dùng hai lần chữ “chỉ” để tăng tính nhấn mạnh.
- Tớ biết. – Tiểu Man đặt tách trà xuống: – Cậu là người đoan chính.
- …
- Nhưng đánh chết tớ cũng không tin hai người chỉ là bạn học đâu nhé.
Thư Lộ á khẩu. Tiểu Man luôn tung đòn hiểm vào đúng thời khắc quan trọng. Tự cô cũng hơi thắc mắc, Dịch Phi từng kiên quyết chia tay cô, vì sao hẵng còn ba lần bảy lượt xuất hiện trước mặt cô.
Chả lẽ chỉ vì muốn xin lỗi, hoặc anh muốn xác định xem cô còn hận anh hay không?
Nhưng hận hay không thì liên quan gì, cô đã gần quên được anh rồi, làm sao có chuyện nhớ xem mình còn hận hay không. Hoặc, cô nghĩ, người cố chấp như anh có lẽ chỉ muốn biết một đáp án mà thôi.
Gần đến Giáng Sinh, anh già vẫn lu bù công việc, thành thử lời hứa đi Cáp Nhĩ Tân đành bỏ ngỏ, song Thư Lộ chả hề lấy làm thất vọng, bởi cô dần hiểu ra, có rất nhiều việc trong cuộc sống không thể toại theo ý người. Nếu đã vậy, việc gì phải câu nệ những thứ vặt vãnh kia nữa, chí ít thì người đàn ông này vẫn ở bên cô.
Đêm Bình an, anh già lại dẫn cô đi ăn nhà hàng. Nhóc trai ngồi bàn bên cạnh tập tễnh chạy nhảy, ngang qua bàn hai người bỗng ngã sóng soài, anh già đỡ nó dậy, dỗ dành ngon ngọt, thằng bé sụt sịt mấy cái, chứ không hề khóc. Ba mẹ nó cảm ơn anh già miết, anh khoát tay tỏ vẻ không để bụng hai vết tương cà hình bàn tay bé tí hin in trên áo vest. Thư Lộ không khỏi bùi ngùi nhớ lại lễ Giáng sinh năm ngoái…
- Anh bắt đầu thích em từ bao giờ? – Đột nhiên, Thư Lộ tinh nghịch hỏi, đồng thời cũng không bất ngờ với vẻ bối rối trên mặt anh già.
- Sao tự nhiên lại hỏi vậy. – Sở trường của anh là “giặc đến tướng chặn, nước dâng đê ngăn”, khi anh không muốn trả lời một câu hỏi nào đó, anh sẽ hỏi vặn lại.
- Có gì đâu, tại em muốn biết thôi mà. – Câu trả lời tặng kèm nụ cười ngọt lịm của cô có lẽ đủ để khiến anh giơ tay xin hàng.
- … – Anh hắng giọng mấy tiếng ra chiều mất tự nhiên: – Anh quên rồi.
- Sao lại thế chứ! – Thư Lộ vẫn chưa chịu thôi.
Mắt anh già loé sáng, tựa một lão hồ ly đã nghĩ ra kế sách:
- Vậy còn em, em yêu anh từ bao giờ?
- …
- Em là thiếu trung thực lắm đấy nhé. – Anh già tủm tỉm nhìn cô.
Thư Lộ chẳng nói chẳng rằng, vừa ăn vừa suy nghĩ. Hai người trầm mặc một lúc, chỉ nghe dao dĩa chạm nhẹ vào đĩa sứ màu trắng, phát tiếng lanh lảnh.
Bỗng Thư Lộ cất tiếng, má ửng đỏ ngượng ngùng:
- Anh từng nghe câu này chưa…
-?
- Tình yêu của đàn bà khởi nguồn từ tình dục…
Cô không dám ngước mắt nhìn người đối diện, dù họ đã kết hôn, đã từng chia sẻ vòng ôm không biết bao nhiêu đêm.
- … – Anh già không lên tiếng, nhưng dao dĩa trên tay đã ngưng động tác để nhìn cô.
- Trương Ái Linh từng nói “Con đường dẫn tới trái tim người đàn ông thông qua dạ dày, còn đường dẫn đến trái tim người đàn bà là thông qua…”
Cô nói lấp lửng bỏ ngang giữa chừng, chẳng rõ anh già có biết câu này không.
- … Anh già vẫn giữ ình sự im lặng, nhưng ánh mắt nhìn cô thì sáng quắc. Tuy hai bờ môi mím lại thành một đường thẳng, song Thư Lộ có cảm giác: hình như anh đang cười thì phải
Từ khi nào cô phát sinh tình cảm với người đàn ông đang ngồi trước mặt mình – thực ra, vấn đề này cô chưa từng suy nghĩ nghiêm chỉnh cho đến tối ngày hôm nay. Chính cô cũng không rõ đoạn thoại vừa nãy có được tính là câu trả lời không nữa. Có điều, khi anh hỏi cô, trong đầu cô bỗng hiện lên hình ảnh nửa trên trần trụi của anh. Lần nào cũng vậy, bờ vai rắn chắc ẩn hiện trong bóng tối luôn khơi dậy đam mê trong cô, thúc giục cô ôm lấy anh thật chặt, cho tới khi mồ hôi rịn ra, ướt đầm sống lưng anh, cho tới khi hai người nhắm nghiền mắt vì kiệt sức.
Hoặc, cô nghĩ, bởi anh là người đàn ông đầu tiên của mình, nên tình cảm cô dành cho anh mới khác biệt thế này. Tuy cô chưa hiểu hết về anh, nhưng đôi mắt ấy luôn mang lại cho cô cảm giác “lệ thuộc” mỗi khi nhìn vào.
- Ý em là… – Nụ cười anh không gắn trên khoé môi, mà ánh lên bởi đôi mắt: – Nhờ khả năng “giường chiếu” của mình mà anh chinh phục được em?
Sau này, Thư Lộ không sao nhịn được cười mỗi lần hồi tưởng lại cảnh tượng ngày đó, bất kể vào thời điểm bấy giờ, cô cay cú không để đâu cho hết. Cô nghĩ, thời đó mà có cái emo “orz”, có khi nó sẽ phản ánh chân thực nhất tình trạng của cô cũng nên.
Nói gì thì nói, chí ít Gia Tu đã thành công trong việc phân tán tinh thần cô, đánh trống lảng – đối với anh già mà nói – có lẽ là một vấn đề hơi xấu hổ. Chẳng nhẽ lại không?
Sắp bước qua lễ Giáng sinh của năm 2000, trước đó Thư Lộ đã huênh hoang nói sẽ dẫn Nhã Văn và Nhã Quân đi công viên Cẩm Giang chơi, trong khi anh già lại tạt cho cô một gáo nước lạnh, lão bảo mùng Một tháng Một sẽ mưa chứ. Phớt lờ cái gườm khó chịu của anh già, Thư Lộ và Nhã Văn vẫn đưa ra tuyên bố hùng hồn: mưa cũng đi. Thế mà sáng sớm hôm đó, trời đổ mưa như trút nước, hai người lại điềm nhiên ngủ nướng trên giường.
Mới bảnh mắt ra, anh già đã lục đục bò dậy chuẩn bị đồ che mưa, sau cú điện thoại thông báo của đứa cháu trai, anh lại lục xục nhét áo mưa vừa tìm đỏ mắt mới thấy vào chỗ cũ. Anh lặng lẽ ngồi xuống mép giường, ngắm nhìn Thư Lộ đang ngủ tít mít, cầm lòng không đặng mới dụi tóc cô.
- Gì vậy… – Thư Lộ cuốn chăn, thái độ rất không vui vì bị làm phiền.
Anh già rúc vào tấm chăn ấm áp cùng cô, khơi dậy sự kháng nghị mạnh mẽ từ cô, khổ nỗi mắt cô vẫn nhắm nghiền, thật tình không nỡ dậy sớm vào một hôm rét mướt thế này.
Rà môi lên trán cô, tay anh bắt đầu vuốt ve âu yếm.
- Anh muốn làm gì… – Cuối cùng, Thư Lộ buộc phải mở mắt, cáu kỉnh nhìn anh.
- Anh muốn đi vào con đường dẫn tới trái tim em. – Ý cười dâng lên mắt anh.
Ba giờ chiều hai người mới rời giường đi siêu thị. Trong trí nhớ của Thư Lộ, có lẽ đây là lần dậy muộn nhất của anh già.
Tối đến, Gia Thần dẫn theo hai đứa nhỏ tới nhà cậu em trai ăn cơm. Anh già nhanh chóng bưng một đĩa mỳ Ý lên, Nhã Quân và Nhã Văn lanh chanh đổ tương cà vào đĩa của nhau rồi đánh chén ngon lành.
- Ái chà… đồ anh nấu chẳng bao giờ chúng chịu ăn. – Gia Thần tỏ vẻ bất lực.
- Ba… – Nhã Văn nhồm nhoàm nói: – Tài nấu nướng của ba không bằng chú đâu, thịt thái chỉ mà ba lại cắt khúc.
- Chịu thôi, ba quen dùng dao phẫu thuật rồi, cầm dao phay thấy gượng tay. Hôm nọ chủ nhiệm khoa còn khen tài cầm dao của ba đấy. Chỉ một nhát rạch là thịt ra thịt, da rõ da, không ứa một giọt máu nào.
Những người khác đều ngừng miệng nhai, ớn mặt nhìn Gia Thần.
- Ba, lúc ăn cơm ba làm ơn đừng nói chuyện này nữa, bọn con quen rồi thì không sao, nhưng ba làm thím út sợ đấy. – Nhã Văn khôi phục tinh thần bằng tốc độ nhanh nhất, liền đó, con bé nhai rau ráu miếng bít tết ba phần tái bảy phần chín.
Thấy vẻ mặt “đứng hình” của Thư Lộ, Gia Thần bèn cười xoà:
- Xin lỗi thím, ngại quá, bệnh nghề nghiệp í mà.
Cắt xong miếng bít tết, Gia Tu liền đặt vào đĩa của Thư Lộ, sau đó còn cẩn thận rưới sốt tiêu lên.
- Chú, chú ghê quá đi… – Nhã Văn phá lên cười: – Hồi con còn nhỏ, ba cũng hay cắt thịt cho con.
- Ừ thì cô ấy là con gái chú. – Gia Tu pha trò.
- Chú, chú khác xưa rồi. – Nhã Văn tấm tắc nói.
- Khác thế nào?
- Con thấy chú trẻ hơn này, hay cười hơn này, trước kia lúc nào chú cũng nghiêm nghị, thậm chí lúc đưa lì xì mà mặt cũng sắt lại.
Nghe Nhã Văn nói chuyện, cả Gia Thần lẫn Nhã Quân đều tủm tỉm mỉm cười, có lẽ họ cũng thấy vậy, nhưng chỉ có Nhã Văn là ăn ngay nói thẳng mà thôi.
Tự nhiên, Thư Lộ thấy vui vui, lẽ bởi, lần đầu tiên cô nhận ra, trong lúc mình bị anh biến đổi thì đồng thời, anh cũng thay đổi theo mình.
Trước kia và cho đến tận bây giờ, cô vẫn tưởng anh già đã cảm hoá cái tính xốc nổi ngây ngô của cô, biến cô trở nên điềm đạm, tự tin. Và chính anh đã cứu vớt cô ra khỏi cái bóng của dĩ vãng, đồng thời trao cô một niềm tin nho nhỏ về tình yêu. Cứ tưởng cô chỉ nhận những gì anh đưa, mà chưa trả cho anh thứ gì, bây giờ nghe Nhã Văn nói vậy làm cô sực nhận ra, ơ thế cô cũng có sức ảnh hưởng đến anh chứ bộ, mà sức ảnh hưởng này còn khiến mọi người vui vẻ thoải mái nữa chứ.
- Không phải con đang nhắc khéo chú chuẩn bị đưa thêm lì xì đấy chứ? – Lời trêu đùa của cô cháu gái không hề làm anh thẹn thùng.
- Chú à! Làm gì mà chú cứ coi con như đứa hám tiền không bằng. – Nhã Văn liếm láp cái thìa, nói vẻ phật ý.
- Thì bởi em là đứa hám tiền chứ gì nữa. – Nhã Quân cượt cợt ngó cô em.
Thế rồi cả nhà cùng phá ra cười, Nhã Văn bất mãn đánh Nhã Quân:
- Chớ quên em đang nắm đằng chuôi anh đấy.
Vẻ mặt Nhã Quân thoáng đổi khác, nhưng nó luôn biết cách nắm thóp Nhã Văn:
- Vậy cũng đừng quên em đang nợ tiền anh.
Vẻ huênh hoang của “thần hám tiền” Nhã Văn lập tức xẹp đi phân nửa, nó buông tiếng cười khan, không thèm chấp Nhã Quân nữa.
Ông anh trai và hai đứa cháu ra về để lại căn phòng bất chợt lắng xuống trống trải. Thư Lộ xông xáo vào bếp rửa bát, anh già ngồi ngoài sô pha, nhả khói thuốc, thật hiếm khi.
- Nhà mình mà có đứa nhỏ như Nhã Văn cũng hay anh nhỉ. – Thư Lộ bất ngờ gợi chuyện.
Anh già búng nhẹ tàn thuốc:
- Anh tưởng em sẽ nói con bé lắm mồm cơ.
- Làm gì có chuyện! Trẻ con ngoan ngoan như được Nhã Quân là tốt, nhưng lí lắc như Nhã Văn cũng vui mà. – Cô ngẫm ngợi rồi kết luận.
- Nhã Quân ngoan à?
- Đương nhiên, em thấy tuy nó còn nhỏ, mà rất hiểu chuyện.
Tự nhiên anh thấy nhớ thời trai trẻ, anh cũng là đứa trẻ ngoan, yêu Tâm Nghi rồi anh lại trở nên bất cần. Khi biết Tâm Nghi và Gia Thần phản bội mình, thậm chí anh từng có những ý nghĩ đáng sợ. Nhiều năm sau, mỗi lần nhớ lại mình của thời xưa, tâm trạng anh thật khó diễn tả bằng lời. Sau này anh mới hiểu, nếu năm đó anh và Tâm Nghi nắm tay nhau đi tiếp đường đời, vậy kết quả cũng chẳng khá hơn Gia Thần bây giờ là bao. Tâm Nghi là loài chim không chịu được gò bó, mà anh và Gia Thần lại không thể bay cùng cô.
Anh của ngày nay đã không còn là “đứa trẻ ngoan”, nhưng trái lại, anh biết cách hưởng thụ cuộc sống bình yên êm đềm. Dù bảo anh phải bình tĩnh đợi chờ quả “đu đủ xanh”[ii] này ì ạch chín, anh cũng cam lòng. Hoặc, không “chín” được thì thôi, chẳng sao, bởi anh luôn sẵn sàng chăm chút chiều chuộng cô.
- Em thấy Nhã Quân giống anh, không biết đến tuổi của anh, nó sẽ thế nào. Thỉnh thoảng thông qua thằng bé, em lại thấy anh. Hai người giống nhau cái tính cố chấp, tự phụ, song cũng kiên cường. – Thư Lộ quay đầu, âu yếm nhìn anh.
- Anh ẵm nó về, đương nhiên phải giống anh rồi. – Gia Tu cười nói.
- … Gì? – Thư Lộ ngơ ngác nhìn anh, quên béng mất cái đĩa đang rửa.
Gia Tu tiến tới, đóng vòi nước hộ cô, cười kiểu thần bí:
- Chẳng nhẽ em không thấy hai đứa nhỏ có khuôn mặt khác nhau rõ rệt à?
“Đu đủ xanh” trợn mắt:
- Không, em thấy hai đứa giống nhau đấy chứ”
- Người ta nói phụ nữ có giác quan thứ sáu cực nhạy, sao em lại chậm chạp thế nhỉ? – Anh quệt nhẹ mũi cô, đoạn ngồi xuống sô pha, châm điếu thuốc khác.
Thư Lộ luýnh quýnh lau tay, rồi ngồi xuống cạnh anh:
- Thế rốt cuộc là sao hở mình?
Gia Tu nực cười nghĩ, có lẽ chỉ khi đòi hỏi, cô mới chịu gọi anh là “mình”.
- Chẳng là, anh ẵm nhầm Nhã Quân về. Tối đó, y tá mới bế Nhã Văn tới, nhận thằng bé về. Sau đó nghe nói nó bị mẹ đẻ bỏ rơi. Tâm Nghi thương đứa nhỏ, mới nhờ cậy người quen, nhận Nhã Quân về nuôi.
- Anh…
- Hồi đó nghỉ học anh tới bệnh viện, đúng lúc không có ai ở đó, mẹ mải chăm sóc Tâm Nghi nên chỉ có mình anh. – Mặt anh làm vẻ vô tội: – Nói chính xác hơn là: Y tá chỉ nhầm, chứ không phải anh ẵm nhầm.
- Vậy… – Thư Lộ hỏi: – Nhã Quân và Nhã Văn biết không?
- Nhã Quân biết, Nhã Văn thì không.
- Sao lại thế?
- Lúc ly hôn, Tâm Nghi đã nói tất cả với Nhã Quân, còn tại sao chị ấy không kể với Nhã Văn, thì anh không tiện hỏi.
- Chẳng trách thằng bé tỏ ra hiểu chuyện, thì ra nó có thận phận đáng thương… sao trước giờ không nghe anh kể. – Thư Lộ khẽ thở dài.
- Bởi từ xưa đến nay, cả nhà không ai coi nó là con nuôi, cả nó lẫn Nhã Văn đều là con cái trong gia đình.
Thư Lộ ngây người ngẫm lại những lời anh nói. Lúc nhỏ, từng có một dạo, cô cũng ngây ngô võ đoán, nếu ba mẹ không nhặt mình về, tại sao ba lại yêu chị hơn mình. Nhưng sau này, cô đã dần quên, hoặc, bản thân đã mở lòng hơn.
- Em cứ tưởng anh quý Nhã Quân hơn…
- Anh quý cả hai, nhưng… – Anh ngưng ngang một lúc đoạn nói: – Anh quan tâm Nhã Quân hơn, bởi nó là người có tâm hồn khá nhạy cảm.
Câu trả lời của anh gợi lòng cô xốn xang rung động. Xưa kia, cô khổ não vì mình không được yêu thương công bằng, cô chấp nhận sự thực này, chẳng qua là để che giấu nỗi khổ tâm sâu tận đáy lòng, nhưng không có nghĩa nỗi khổ đó không hề tồn tại. Bây giờ anh nói vậy mới khiến cô vỡ lẽ, không phải cô thiếu thốn tình cảm, mà bởi có người cần nhiều tình cảm hơn cô.
- Không rõ khi A Văn biết sự thực, nó sẽ thế nào… – Cô nói.
- Anh cũng không biết… – Đầu óc miên man suy nghĩ, anh chẳng màng chú ý đến điếu thuốc đã cháy sát đầu lọc trên tay: – Có lẽ, sẽ buồn nhiều lắm, nhưng đó là sự thật tất phải đối mặt.
Thư Lộ nhìn Gia Tu, nhẹ nhàng quàng tay qua vai anh.
Tuổi trẻ cố chấp ích kỷ nhưng rồi cũng sẽ phải bước vào thế giới tàn khốc này. Cô ngẫm thân mình, ngẫm về Thư Linh, ngẫm về Nhã Văn Nhã Quân, có lẽ, đây là điều mà mỗi người trong số họ ắt phải đối mặt trên con đường trưởng thành.
Tuy Nhã Quân bị mẹ đẻ bỏ rơi, nhưng đổi lại, thằng bé nhận được nhiều tình thương. Còn cô, chỉ cần Gia Tu là đủ.
[i] Câu nói: “Tương vương ôm mộng, nữ thần vô tâm” trích trong Thần nữ phú của Tống Ngọc. Ngày nay có nghĩa tương đương câu: chàng có tình nhưng thiếp không có ý.
[ii] Bằng nghĩa với “ngố” “ngốc” “ngơ”.
- Những lúc tâm tình thoải mái, tôi sẽ nghĩ, công việc chẳng mấy sẽ kết thúc, sau đó tôi sẽ xuống căng tin ăn cơm, nói không chừng hôm nay sẽ có món sườn heo cốt lết và trứng sốt cà chua mà mình thích; Còn tâm trạng hơi kém vui, tôi lại nghĩ, thì ra mới đi được một nửa chặng đường dài, mà thu xong tiết mục, tôi lại phải mò mẫm cả chồng sách trên bàn, mới có cũ có, để chuẩn bị cho chương trình tuần sau.
- Thế mới nói, cùng một chuyện nhưng ở những thời điểm khác nhau, con người sẽ có những quan điểm và cảm xúc bất đồng. Song cũng đừng buồn, bởi lẽ, con người ta vốn là vậy.
Thư Lộ đỡ tai nghe, đoạn tiếp lời:
- Mới rồi trong thư Tiểu Man đã hỏi tôi, dạo gần đây đọc được sách gì, về vấn đề này, trước tiên chúng ta hãy hỏi Lạc Lạc.
- Gần đây nhất mình đã đọc “Đồng thoại nước Ý”, ngạc nhiên chưa.
- Một chút. – Thư Lộ ngả người vào lưng ghế, nhìn bạn đồng nghiệp: – Không phải bạn đọc để ru ngủ đấy chứ?
- Dĩ nhiên là không rồi. – Lạc Lạc ra vẻ kì quái: – Mình chỉ muốn ôn lại thời tiểu học mà thôi.
- Thật không đó, hồi lớp hai, trước lúc đi ngủ mình thường đọc quyển đó.
- Thôi được rồi. – Lạc Lạc nói: – Nếu bạn muốn nhấn mạnh “năm lớp hai bạn đã đọc quyển này” thì mình xin được khai “đến tận lớp năm mình mới đọc nó”.
Hai người nhìn nhau tủm tỉm, như bao cuộc tán gẫu giết thời gian dưới căng tin.
- Vậy gần đây nhất, bạn đã đọc gì? – Lạc Lạc hỏi.
- Kafka bên bờ biển.
- Mình nghĩ, sách của Haruki Murakami cũng là liều thuốc an thần tuyệt vời dành ột bộ phận các bạn độc giả.
- Đôi khi sách của ông mang tới cho người đọc một cảm giác tĩnh lặng, đều đều, nhưng cũng có lúc sâu sa bí hiểm, nhưng có hề gì, độc giả thích Haruki Murakami chính bởi họ thích cái bầu không khí mà ông tạo dựng. – Thư Lộ cười nói.
- Bạn thích chứ?
- Khó nói lắm, chí ít chưa thích bằng Harry Potter. – Thư Lộ nhăn mặt làm trò hề, tỏ ý trêu đùa: – Nhưng mình cho rằng, thông qua những tác phẩm của mình, Haruki Murakami muốn biểu đạt quan điểm cá nhân hoặc thế giới mà ông đúc kết được.
- Nhưng cậu có cảm thấy quan điểm của ông nhiều khi khá là cực đoan không?
- Hẳn rồi. Có điều, giống như ông từng nói trong “Thuyền hàng đi Trung Quốc”: “Trung Quốc trong mắt tôi, chỉ là Trung Quốc tồn tại vì tôi”, “Nó cũng là NewYork của tôi, Petersburg của tôi, địa cầu của tôi, vũ trụ của tôi”. Cách nhìn nhận của chúng ta đối với mỗi con người, mỗi một cuốn sách đơn thuần chỉ là quan điểm của chính chúng ta, rốt cuộc đúng hay sai, tôi nghĩ, không bao giờ chúng ta tìm ra câu trả lời. Bởi lời giải cho câu hỏi trên cũng thuộc về đáp án của chính chúng ta.
Thư Lộ ngưng ngang một thoáng rồi nói:
- Hình như triết lý này hơi khó hiểu thì phải?
- Mình nghĩ… – Lạc Lạc hóm hỉnh trả lời: – Có lẽ “Đường sách thênh thang” cũng là liều thuốc an thần hữu nghiệm đối với một số bạn độc giả.
- Nếu đúng vậy thì đó là niềm vinh dự ình. Nhưng không sao, có lẽ một số bạn thính giả thích nghe chương trình này là bởi không khí đặc trưng của nó. – Thư Lộ mỉm cười nói: – Nào chúng ta hãy cùng xem cuốn “Kafka bên bờ biển” của Haruki Murakami, một cuốn sách nói về cái tôi và thực tế tàn khốc. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục với lá thư Tiểu Man.
oOo
Thư Lộ hẵng nhớ, cuộc thi viết bình luận được tổ chức trước dịp kỷ niệm một năm ngày chương trình lên sóng, bài dự thi của độc giả lũ lượt gửi về văn phòng như thác lũ, khiến mấy tổ khác phải há hốc mồm ngạc nhiên. Chưa bao giờ Thư Lộ và Tiểu Man bận rộn như lúc này. Anh Triệu nói, đối với một chương trình đọc sách tẻ nhạt và khô khan mà nói, như thế cũng tạm gọi là thành công rồi đó.
Không rõ anh Triệu nói vậy là đang tuyên dương hay phê bình nữa, nhưng nhìn từ góc độ của hai cô gái, từ những liều lĩnh, khó khăn ban đầu, trải qua một năm nỗ lực, chí ít hai cô được nhiều người đón nhận, thậm chí manh mún kỳ vọng.
Tối thứ Sáu như đã thành lệ, Thư Lộ tay xách nách mang một túi thư nặng trịch về nhà. Đằng sau cánh cửa, tĩnh mịch ngự trị từng góc tối trong căn nhà. Cô nhấc tay xem đồng hồ, kim chỉ tám giờ rưỡi, bình thường cứ tầm này ngày cuối tuần, anh già đã tắm rửa xong xuôi, ngồi đọc báo ở phòng khách rồi cơ mà.
Đặt túi xuống, cô mở tủ lạnh lấy một lon coca mát rượi. Tháng Mười năm nay hình như không oi ả như tháng Mười năm ngoái. Cô mở cửa sổ, đứng đó phóng tầm mắt nhìn sang sân thượng trên đỉnh toà nhà khác ở chốn xa, dưới bầu trời ngập tràn ánh sao lờ mờ một ngọn đèn.
Đến tận bây giờ cô vẫn không tin nổi đây là cuộc sống của mình. Căn phòng trước kia của cô vốn chỉ có một chiếc giường đơn thoải mái, bốn mặt tường là tủ áo và giá sách, trong cái thế giới nhỏ bé ấy, tự cô dệt lên giấc mơ của chính mình. Còn giờ đây, ngoại trừ người đàn ông nằm cạnh cô mỗi ngày, căn nhà sau lưng quả thật có phần xa lạ.
Bỗng Gia Tu mở cửa bước vào, thấy cô đứng trước cửa sổ, anh như thở phào một hơi nhẹ nhõm.
- Anh đến đài phát thanh, đồng nghiệp của em nói hôm nay em về sớm.
- Anh đến đón em à? – Thư Lộ sửng sốt nhìn anh: – Sao anh không nói trước?
Hình như anh đang hờn dỗi cô thì phải.
- Anh bảo rồi, lần sau em đừng tự xách đồ nặng thế này, cho nên hôm nay anh mới đi đón em.
- Em có phải con nít đâu… – Thư Lộ lầu bầu.
Nhiều lúc, cách anh đối xử với cô chẳng khác nào với Nhã Quân và Nhã Văn. Anh quen áp đặt cuộc sống của cô ở mọi khía mặt.
- Anh thấy em còn bướng hơn cả trẻ con đấy. – Đặt đôi giầy vừa cởi vào chỗ “chuyên dụng của nó” trong tủ giầy, sau đó anh vô nhà vệ sinh rửa tay.
Thư Lộ ảo nảo quay người nhìn ra ngoài cửa sổ. Anh đã quá quen với việc áp đặt suy nghĩ, đồng thời vô tình cũng quen luôn với việc yêu cầu người khách phải làm theo cách của anh. Có thể, anh tài giỏi, thông minh, nhưng cũng kèm theo mấy cái khuyết điểm to đùng, đó là: độc đoán và đề cao cái tôi.
Cuộc đời trong mắt cô mỗi ngày một mới mẻ, cô không cần bất kỳ một khuôn mẫu, một cách thức cố định nào, cũng chưa từng mong muốn một cuộc sống như thế này. Anh già đúng là chiều cô thật đấy, nhưng bên cạnh đó, anh lại không ngừng can thiệp vào cuộc sống của cô, còn cô ngày càng phản cảm với lối can thiệp này.
Tối đó, cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên đã nổ ra, ai làm việc người nấy, dường như chẳng ai thiết gợi chuyện. Thư Lộ ngồi ở bàn làm việc, đọc hết bài này đến bài khác, cho đến khi hai mắt díp lại vào nhau, cô mới sực nhận ra thời gian đã điểm một giờ đêm.
Gia Tu nằm quay lưng về phía cô, đầu giường để một bên đèn mờ mờ.
Thư Lộ rón rén nằm xuống, chợt nghĩ, từ trước đến nay hai người luôn đắp chăn riêng của mình, liệu điều đó có nói nên rằng, họ là những kẻ đề cao cái tôi và rất cố chấp hay không?
Nếu nói, tình yêu chỉ cần xác định bạn có yêu người kia hay không, vậy còn trong hôn nhân, điều đầu tiên cần làm rõ đó là, bạn phải xác định được mình có thể khoan dung và thoải mái khi sống chung hay không. Có thể trước đó, bạn không cần phải thích ứng với người khác, nhưng sau khi kết hôn, ngoại trừ việc hoà hợp với một người (thậm chí một gia đình), bạn còn phải học cách để người ta thích ứng mình.
Thư Lộ nghĩ, có lẽ, hai người sắp sửa tiến vào giai đoạn thử nghiệm.
Cô tắt đèn, lặng lẽ buông tiếng thở dài. Màn đêm phủ trùm, vẫn đủ để thấy ánh đèn đường len lỏi qua rèm cửa, hắt lên trần nhà ánh sáng nhờ nhờ, thoáng đó, cái cảm giác xa lạ đối với căn phòng này càng dâng đầy trong cô.
Bỗng Gia Tu lật người, nhẹ nhàng ôm lấy cô:
- Ngố ạ, mau ngủ đi.
Đôi mắt chưa kịp thích nghi với bóng tối của cô không nhìn rõ nét mặt anh, cô chỉ loáng thoáng cảm nhận rèm mi anh đang động đậy, quẹt trên mặt cô ngứa râm ran.
Sắp đến kì nghỉ Quốc khánh nên thứ Bảy mọi người vẫn đến cơ quan làm bù như bình thường. Sáng sớm Thư Lộ đi phỏng vấn một nhà văn, đang tính xong việc sẽ về nhà luôn thì giai điệu “Hồ thiên nga” vang lên:
- Thư Lộ hả, tớ Tiểu Man đây. – Hình như cô nàng đang rất gấp thì phải.
- Ừ…
- Tớ hẹn người ta ra quán cà phê phỏng vấn, nhưng tớ vướng ít việc, cậu giúp tớ nhé.
Nghe giọng điệu cô ấy thì hình như không có ý hỏi dò, Thư Lộ bấm bụng nghĩ, trong hai người, mình luôn là phía bị động.
- Mấy giờ, ở đâu?
- Nửa tiếng nữa, ở quán cà phê góc rẽ đường Nhạn Đãng và Nam Xương.
- Ừ. – Thư Lộ nhìn đồng hồ đeo tay, nhanh chân chắc vẫn kịp.
Tiểu Man đọc tên người cần phỏng vấn và địa chỉ gặp mặt rồi cúp máy.
Bỏ lại Thư Lộ sửng sốt nhìn điện thoại trong tay, cô ngó đồng hồ rồi hớt hải chặn một chiếc taxi. Lên xe, cô mới chợt nghĩ, đúng thật không biết di động mang lại cho con người ta tiện lợi hay là phiền phức nữa.
Đến giờ hẹn, cái vị nhà văn mà Tiểu Man nói chết dấp ở đâu chẳng thấy, thay vào đó, bà bạn cũ bất ngờ ngồi xuống trước mặt cô.
- Tôi tưởng người phỏng vấn là cái cô Tiểu Man kia. – Phan Bỉ Đắc tao nhã ngồi xuống, gọi phục vụ mang một tách Latte
- … Dạ nhưng cô ấy có việc đột suất nên không đến được ạ. – Thư Lộ thảng thốt nhìn bà ta.
- Thế à. – Nữ văn sĩ tháo kinh râm xuống: – Khéo thật, người cô ấy hẹn cũng có việc đột suất không đến được, nên mới nhờ tôi chuyển lời…
- … – Thư Lộ nhìn bà ta mà á khẩu luôn.
- Thì tôi sống gần đây mà. – Bà ấy giải thích.
- ….
- Nói vậy, dù sao cũng đến rồi, hay ghé nhà tôi ngồi chơi nhé.
- Dạ…
Chưa kịp trả lời thì nữ văn sĩ đã lôi tuột cô ra ngoài. Thư Lộ chỉ kịp ngoảnh đầu, thấy cậu phục vụ mặt mũi non choẹt với khay đĩa xiêu xiêu vẹo vẹo trên tay đang ngó dáo dác khắp nơi bằng vẻ mặt ngơ ngác.
- Cô biết không? – Phan Bỉ Đắc mở cửa mời Thư Lộ vào nhà: – Tôi rất là thích giao lưu với mấy thanh niên trẻ như cô.
- Thế ạ? – Thư Lộ miễn cưỡng trả lời, nếu không nhờ cái vụ “mời mọc” của bà ấy thì giờ này có khi cô đã ngồi nhà rồi chưa biết chừng.
- Cô uống gì?
- Tuỳ cô ạ. – Tự nhiên cô thấy mình không rảnh hơi để khách sáo với bà ta, bèn ngồi xuống chiếc ghế bên bàn ăn.
- Vậy nước lọc nhé. – Nói rồi Phan Bỉ Đắc liền rót một cốc nước lọc đẩy đến trước mặt cô.
- Cảm… cảm ơn cô ạ. – Thư Lộ cố rặn cười.
- Lâu lắm rồi không gặp, chắc cũng phải nửa năm rồi nhỉ? – Nữ văn sĩ ngồi xuống ghế đối diện Thư Lộ.
- Chắc thế ạ.
- Thực ra tôi rất muốn gặp Tiểu Man một lần cho biết.
-?
- Tôi từng nghe rất nhiều lời đồn đại về cô ấy và anh Trần, nên cứ tò mò muốn xem cô ấy là người thế nào.
Thư Lộ rất muốn nói, “E rằng lần này lại khiến cô thất vọng rồi”, song rốt cuộc cô đã nhịn được.
- Hình như càng ngày, tiết mục của hai cô càng được nhiều người đón nghe.
- Vâng, bọn cháu cũng mừng ạ. – Thư Lộ buồn thỉu buồn thiu, nhấp ngụm nước nhạt nhẽo.
- Cô Tào, cô đã có bạn trai chưa?
Câu hỏi từ trên trời rơi xuống này khiến Thư Lộ giật nảy mình, toan trả lời thì Phan Bỉ Đắc nói:
- Tôi thấy cô và cháu trai mình khá hợp nhau, nó sẽ thích tuýp người như cô.
Tuýp người như mình? Thư Lộ tự hỏi, mình thuộc tuýp gì ấy nhỉ?
- Tầm trưa nó sẽ đến đó, hay cô gặp nó xem sao, thằng bé rất khá, lại có chí tiến thủ.
Thư Lộ cười khan mấy tiếng, chả rõ vì sao mình lại theo bà ấy tới đây, cũng chả rõ vì sao tự nhiên bà ấy lại biến thành “bà mai”, cô chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi cuộc gặp gỡ tiến thoái lưỡng nan này.
- Cháu có chồng rồi ạ.
Phan Bỉ Đắc trợn mắt nhìn cô, không biết là vì ngạc nhiên hay bởi nghi ngờ, sau cùng, bà ấy bèn nhún vai vẻ tiếc nuối:
- Tiếc quá. Thằng cháu tôi ổn lắm đấy, phong độ ngời ngời, lại tận tụy với công việc, ngặt nỗi, miết mà chưa có bạn gái.
- Hình như hồi đại học, nó từng có một cô bạn gái khá gắn bó, sau này chẳng rõ vì sao lại chia tay, nó buồn mất một thời gian dài, hiển nhiên, nó là người rất nặng tình.
Thư Lộ cứng đờ nét mặt, không buồn đáp lời.
- À phải rồi, hai tháng nữa tôi ra cuốn sách mới. – Nữ văn sĩ bất ngờ đổi chủ đề.
- Thật à, là tiểu thuyết hay tản văn vậy ạ? – Thư Lộ vớ ngay lấy chủ đề mới, chỉ sợ bà ấy lại nhắc tới gã cháu trai kia.
- Bí mật. – Nữ văn sĩ nhoẻn miệng cười vẻ thần bí, rồi tuyệt nhiên không hề nhắc tới cuốn sách mới dù chỉ một chữ.
Thư Lộ có cảm giác mình sắp điên tới nơi rồi, cô không ngừng tự hỏi, rốt cuộc là cớ làm sao mà mình lại rơi vào cái hoàn cảnh đáng sợ, đầy khó hiểu này cơ chứ.
Bấy giờ, tiếng chuông cửa bất ngờ khiến Thư Lộ giật nảy mình. Phan Bỉ Đắc vội vã đứng dậy ra mở cửa. Và sau đó, một người mà Thư Lộ không bao giờ ngờ đến bỗng bước vào.
- …
Dịch Phi sững sờ nhìn Thư Lộ. Còn Thư Lộ, cô cũng đang sửng sốt không kém, bèn buột miệng nói:
- Sao lại là anh?
- Hai người biết nhau à? – Phan Bỉ Đắc vỗ Dịch Phi, đoạn nói với Thư Lộ: – Đây là đứa cháu trai mà tôi vừa nói đấy.
Thư Lộ thấy hơi váng vất. Hai người mỉm cười nhìn nhau, hiềm nỗi nụ cười ấy có phần đắng chát, chắc chẳng ai ngờ họ sẽ hội ngộ trong tình cảnh này. Rồi cô sực nhớ, bóng người thường thấy ở đầu ngõ, chẳng nhẽ đúng là anh?
- Dì, bọn cháu là… bạn thời đại học. – Dịch Phi cười với người dì rồi ngồi xuống ghế sô pha.
- Thật à! – Nữ văn sĩ nhìn hai người bọn họ: – Mới rồi dì còn bảo giới thiệu cháu cho cô Tào.
Dịch Phi sững người một thoáng, sau rốt chẳng nói gì.
- À chết, dì phải xuống tiệm tạp hoá dưới nhà mua hộp sữa, các cháu cứ ngồi chơi nhé. – Dứt lời, Phan Bỉ Đắc liền lỉnh mất hút.
Gian phòng nhỏ bé chỉ còn lại Thư Lộ và Dịch Phi, thực tình không biết nói gì với nhau, tiếng tích tắc của đồng hồ treo tường chẳng hiểu cớ làm sao lại ngân vang đến vậy.
- À phải. – Dịch Phi là người lên tiếng phá vỡ bầu không khí trầm mặc trước tiên: – Chúc mừng em.
- Lần trước ở sân bay, anh đã nói rồi. – Thư Lộ mỉm cười thân thiện đáp lại, suy cho cùng, quan niệm “chia tay rồi vẫn làm bạn” sẽ khiến cả hai cảm giác thoải mái hơn.
- Thế à… – Anh càng lúc càng bối rối: – Thực ra…
-?
Anh hạ quyết tâm nói:
- Biết em đang sống hạnh phúc, anh rất mừng…
- …
- …
Lúc ấy Thư Lộ thấy mắt mình cay cay, câu nói của anh đã xua tan mọi tình yêu và cả nỗi hận thù mà rất lâu trước kia cô từng chất lên người anh. Họ đã trưởng thành, quay đầu nhìn lại dĩ vãng, họ không còn so đo được mất, những thứ còn lại chỉ còn là hồi ức và kỷ niệm.
- … Cảm ơn anh. – Thư Lộ nghe giọng mình có chút gì đó nghèn nghẹn, cô lặng lẽ quay đầu, len lén lấy tay chùi nhanh khoé mắt.
- Tuy bây giờ đã muộn, nhưng anh vẫn nợ em một câu: xin lỗi. – Và cũng như cô, đôi mắt Dịch Phi long lánh ánh lệ.
Thư Lộ mỉm cười thay vì đáp lời. Đã từ lâu, câu xin lỗi đối với cô mà nói đã chẳng còn quan trọng nữa rồi.
Hai người không ai nói năng gì, nhưng căn phòng nhỏ bỗng trở nên ấm áp hơn hẳn.
- Anh cũng nghe… chương trình của em, rất khá. – Dịch Phi xắn ống tay áo, ánh mắt không dừng ở phía Thư Lộ.
- Bọn em cứ nghĩ chương trình này có gì đó khô khan lắm cơ, nhưng bọn em đang cố gắng làm nó hết đơn điệu. – Cô cười nói, rồi chợt nhận ra ánh mắt ngơ ngẩn của Dịch Phi đang nhìn mình.
- … Sao thế ạ?
- Không… – Dịch Phi đưa tay xoa mũi mình: – Anh thấy, hình như em chả thay đổi gì cả.
- Thế ạ…
Thế rồi lại một màn trầm lặng, lần này hình như im ắng lâu hơn, cho tới khi Thư Lộ lên tiếng:
- Em phải đi đây… phiền anh nói với cô Phan một câu.
- À… được… – Anh ngước mắt nhìn cô.
Thư Lộ nhấc túi ra đến cửa, đang phân vân không biết nên tạm biệt thế nào thì anh đã đứng ngay đằng sau.
- Đây là danh thiếp của anh… – Anh rút một tấm danh thiếp từ trong bóp ra, giơ trước mặt cô, ánh mắt thấp thoáng hồi hộp.
Sau ít phút do dự, sau cùng Thư Lộ vẫn nhận tấm danh thiếp, liền đó cô nói nhanh một câu “Tạm biệt anh” rồi mở cửa bước thẳng ra ngoài.
Đi qua tiệm tạp hoá dưới lầu, tuy không thấy bóng dáng Phan Bỉ Đắc đâu, song cô chẳng lấy làm lạ. Có lẽ bà ấy đã đoán ra tất cả khi thấy họ bốn mắt nhìn nhau.
Một làn gió thu thoáng qua không gợn se lạnh, song Thư Lộ vẫn kéo cao cổ áo khoác. Trước lúc đặt chân lên taxi, Thư Lộ thả tấm danh thiếp của Dịch Phi vào thùng rác của cửa hàng tạp hoá.
***
- Thím út!
Ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ, Thư Lộ tới cơ quan tăng ca, lúc về nhà, Nhã Văn ra mở cửa khiến cô ngạc nhiên hết biết.
Vừa thay giầy, vừa ngó vào bếp, thấy Gia Tu và Nhã Quân đang lúi húi trong đó. Nom bóng lưng hai chú cháu, tự nhiên cô nghĩ, về phương diện nào đó, đàn ông con trai nhà họ bùi giống nhau như trạc.
- Đại học thế nào?
Không rõ tự bao giờ mà Thư Lộ luyện được thói quen rửa tay mỗi khi về nhà giống y như Gia Tu, trong khi mẹ cô ở nhà ca cẩm càm ràm suốt hai mươi mấy năm mà bất thành.
- Cũng được ạ… – Nhã Văn thì thầm nói.
Thư Lộ không khỏi ngạc nhiên, sau rồi thấy cô bé trỏ vào Nhã Quân đang đứng trong bếp, mặt làm vẻ kì kì, cô mới tủm tỉm cười. Dường như đại học tạm thời bị liệt vào danh sách những chủ đề cấm kỵ.
- Đã gặp được anh nào đẹp trai chưa? – Thư Lộ ghé tai Nhã Văn thì thào hỏi.
Cô nhóc lập tức giơ ngón tay OK:
- Rồi ạ, rồi ạ, buổi tối con lên thư viện ôn bài thấy mấy anh liền, nhưng mà tiếc lắm thím ơi, chẳng quen gì cả.
- Nghĩ cách làm quen đi chứ. – Thư Lộ ra vẻ “Thím đây là người từng trải”, chỉ hận không thể “cầm tay chỉ nghề” “phải thế này rồi thế kia”.
- Í… nhưng con gái phải làm kiêu một tý chứ thím, làm vậy mới có giá…
- … Hỏi khí không phải, em đang rao bán cái gì à? Thế nào là có giá với cả không giá.
Thật không biết Nhã Quân sa sầm mặt mũi, đứng lù lù sau hai người, nghe họ rủ rỉ to nhỏ tự lúc nào.
Bà thím lẫn cô cháu tức thì cứng đờ mặt, lần đầu tiên trong đời Thư Lộ trải nghiệm cái cảm giác đáng sợ khi đứa cháu vốn ôn hoà nhã nhặn của mình bỗng nghiêm nét mặt. Cô đành cười giả lả rồi lỉnh ra chỗ Gia Tu, miệng vồn vã hỏi:
- Hahaha, xem tối nay ăn gì nào…
Tay bận bịu trộn salad, Gia Tu cười nhạt nói:
- Đừng có làm hư bọn nhỏ.
- Đâu có… – Thư Lộ trợn mắt: – Em có làm gì đâu.
Ngồi vào bàn ăn cơm, Thư Lộ và Nhã Văn cười nói vô tư. Còn Nhã Quân vẫn đeo nguyên bộ mặt u uẩn hầm hụi. Anh già ngồi bên, lặng lẽ và cơm như thường tình, song vẻ mặt lại như người ngoài cuộc thích ngó cuộc vui.
- Anh có thấy… – Buổi tối trước lúc đi ngủ, Thư Lộ bò sang chỗ anh già đang đọc sách: – Càng ngày Nhã Quân càng ủ rũ thì phải.
Anh già ừ hử bâng quơ rồi thôi.
- Em thấy anh nên tìm nó nói chuyện, khuyên nó phải đối mặt với hiện thực, rồi động viên nó cố gắng.
- Ừ…
- … Anh đang trả lời lấy lệ đấy à?
Gia Tu đặt quyển sách trên tay xuống, mắt nhìn cô, thành khẩn nói:
- Đâu có.
Thư Lộ đã cạn lời để nói. Sống với anh già, dù lòng bứt rức khó chịu đến mấy, nhưng chẳng đào đâu ra lý do để mà xả cơn. Anh rất tốt, chỉ hiềm cái bệnh cố chấp, cái kiểu cố chấp của những ông già.
Thi thoảng cô nghĩ, như hai người bọn họ, liệu có bị liệt vào dạng “kết hôn trước, tập yêu sau” không nhỉ?
Thế mà những thứ vặt vãnh trong cuộc sống cứ tràn đến bủa vây lấy họ, cướp đi thời gian lẫn tâm trạng để yêu.
- Em cứ thấy… – Cô mở miệng như định nói điều gì đó, nhưng rồi lại thôi.
Anh già nhìn vào mắt cô, sau mấy giây bốn mắt nhìn nhau, tầm nhìn của anh mới rời xuống quyển sách. Thư Lộ có cảm giác, dù cô không nói gì, nhưng anh luôn đi guốc trong bụng cô.
Cô nuốt bước bọt, hình như anh già biết khá nhiều, song kín miệng như bưng, trừ phi cô gặng hỏi, anh mới chịu khai
Nghĩ tới đó, cơn ấm ức bỗng trào lên trong cô, tuồng như cô đã vận đủ mọi chiêu mà vẫn không giành được thắng lợi, thế là cô hậm hực phát anh một cái.
Đáp lại cô chỉ có vẻ mặt “ngỡ ngàng” của anh.
Tự nhiên cô chỉ muốn nổi cáu, bèn giả vờ “e hèm” một tiếng.
- Ơ… hôm qua không phải vừa mới “ấy” xong à… hôm nay phải để anh nghỉ ngơi lấy sức đã chứ. – Anh nhìn cô với vẻ khó xử ra mặt
- …
Thư Lộ như quả bóng da xì hơi, từ từ kéo chăn nằm xuống đi ngủ.
Cô hậm hực nghĩ, có khi anh già giỏi nhất trò “giả ngu” cũng nên.
Những ngày tháng vô tư lự thường lướt nhanh như một cái chớp mắt, ít khi Thư Lộ nghĩ tới tương lai, cô chỉ mong ngóng lễ Giáng sinh đang tới gần, bởi Gia Tu đã hứa sẽ dẫn cô đi Cáp Nhĩ Tân trượt tuyết.
Bụng Thư Linh mỗi ngày một nhô cao, dự tính cuối tháng Bốn năm 2001 là sinh. Ba mẹ cô đã chuẩn bị mọi thứ để chào đón sinh mệnh nhỏ bé ngấp nghé chào đời này. Mỗi lần về nhà, tâm trạng hân hoan của hai cụ lan sang cả cô, rồi cô không nén được suy nghĩ, có lẽ chẳng mấy chốc đứa nhóc này sẽ cuốn đi mọi sự quan tâm săn sóc vốn thuộc về mình, song cô không hề oán trách. Nhớ cái cảm giác khó tả từ vụ “nhầm nhọt” trước kia, đâm ra cô cũng mong ngóng đứa cháu ra đời nhiều lắm.
Nhìn bề ngoài thì Tiểu Man đã bước ra khỏi nỗi ám ảnh từ vụ tình cảm thất bại cũng như sai lầm trước kia. Cái vẻ ủ rũ như gà rù, lúc nào cũng nặng nề suy nghĩ đã thôi đeo bám cô nàng. Tiểu Man lại quay về với hình ảnh bất cần quen thuộc ngày nào. Song hình như cô nàng vẫn đau đầu với lão Tây dai như đỉa đói. Thư Lộ lấy làm lạ, người gì mà đến đáo để như Tiểu Man cũng phải bó tay thế nhỉ.
Về phần Nhã Quân, dần dà, nó đã chấp nhận sự thực bỏ lỡ kỳ thi đại học. Chí ít Thư Lộ cũng nhận ra, mỗi lần Nhã Văn nhắc đến chuyện trường lớp, tuy mặt mũi nó lạnh tanh nhưng nét u ám đã không còn vảng vất. Hẳn đây là điềm lành cũng nên.
Còn anh già, cái tính cố chấp trước sau vẫn như một. Thi thoảng giữa hai người lại bùng nổ chiến tranh lạnh chỉ vì những chuyện mà Thư Lộ cho rằng “bé tí hin hin như con kiến”, được cái về sau người xuống nước luôn là anh. Thư Lộ tự an ủi chính mình, tuy mình luôn thiệt thòi trong việc này, nhưng chí ít cũng thua không bởi tay anh.
Cuối tuần rảnh rang, hai người vẫn tới thư viện, thỉnh thoảng đi xem phim, còn lại đa phần họ ở nhà. Anh già sẽ vào bếp nấu cơm, hoặc tranh thủ buổi chiều nắng đẹp, anh lại lôi đống bút chì màu có phần “ấu trĩ” của mình ra để tô tô vẽ vẽ. Lúc ấy, Thư Lộ thường bưng cốc ca cao nóng, đứng sau anh, lặng lẽ ngắm nhìn.
Cô luôn hưởng thụ sự yêu chiều của anh, đồng thời cũng phản cảm kinh khủng với lối can thiệp của anh. Nhưng chí ít, hoà bình vẫn được giữ vững cho đến tận bây giờ. Mẹ từng nói, vợ chồng nào chẳng có điểm ăn cánh với nhau, tuy ba chưa từng biểu hiện ra mặt nhưng mẹ biết, ông rất yêu vợ, thương hai cô con gái, và quý trọng gia đình này. Có lẽ, chỉ người trong cuộc mới hiểu nổi điều huyền bí cất giấu bên trong, dù cô không nhận ra người cha nghiêm khắc yêu con cái nhiều thế nào, nhưng cô vẫn tin lời mẹ nói, đồng thời, cô cũng tin rằng, chỉ cần tận tâm là đủ để hạnh phúc.
Kể từ sau lần nọ, Thư Lộ không tới phỏng vấn cái bà nhà văn gàn dở Phan Bỉ Đắc kia nữa. Và hai chữ “Dịch Phi” trước kia chưa từng một lần thoáng qua não cô, cũng bốc hơi bằng sạch, như thể xưa nay cô vốn không hề quen biết ai là Dịch Phi. Đến tận một sớm mai, tiết trời rét mướt, anh bất ngờ xuất hiện tại cơ quan cô.
- Hi.
Mặt mày anh lúc đó chẳng khác nào đi thi phỏng vấn.
- … Sao… sao anh lại ở đây.
Văn phòng vắng tanh, Thư Lộ ngần ngừ bước tới chỗ bàn làm việc của mình.
Anh vui vẻ nói, hai bên má thấp thoáng má lúm đồng tiền, da dẻ anh có vẻ sạm đi nhiều.
- Anh đến để… đo đạc. Toà nhà của các em thuê công ty anh trùng tu cải tạo.
- À vâng…
Chuyện tân trang hình như Thư Lộ cũng nghe loáng thoáng đâu đó, nhưng nhất thời chẳng biết phải trả lời ra sao.
-À… A Khoan nói em làm việc ở đây, nên tiện đường anh ghé qua.
Anh đưa tay xoa mũi, vẻ mất tự nhiên.
- … Hai người vẫn liên lạc với nhau ạ? – Cô ngập ngừng nói: – Ý em muốn nói A Khoan.
- Có, thỉnh thoảng vẫn tụ tập họp nhóm bạn cũ. – Anh cân nhắc rồi nói: – Nhưng chưa bao giờ thấy em đến.
Thư Lộ nghe trái tim mình lỡ mất một nhịp, anh nói vậy, cứ như thể anh tham gia họp lớp chỉ để nhìn thấy cô vậy.
- …
- …
- Ừm… – Dịch Phi ngần ngại nhìn cô: – Sau đó em không hề gọi điện cho anh…
- Dạ… – Thực tình Thư Lộ không biết trả lời câu hỏi này ra sao, bỗng dưng cô có linh cảm, nếu cô cứ tiếp tục lằng nhằng mãi thế này, thể nào cũng có chuyện chẳng lành.
- Hay em… còn hận anh. – Dường như anh phải hạ quyết tâm lắm mới dám thốt ra câu nói này.
Thư Lộ trợn tròn mắt nhìn anh, hồi lâu mới cất tiếng:
- Anh hiểu nhầm rồi, em với anh… từ lâu đã không còn hận thù gì nữa, chuyện đã qua thì cho nó qua luôn, coi như chưa từng có gì.
Thực ra, khi nhìn thấy một thoáng đau khổ lướt qua mặt anh, cô mới nhận ra, bản thân cô cũng không rõ mình vừa nói cái quái quỷ gì nữa.
- Í, Thư Lộ đến rồi à. – Tiểu Mang bưng phích nước nóng bước vào, đoạn nói với Dịch Phi: – Xin lỗi anh, mấy người đồng nghiệp tầng này lười ghê lắm, tôi phải xuống dưới nhà mới xin được nước nóng, để anh phải đợi lâu rồi. May mà hôm nay Thư Lộ đến sớm, chứ bình thường chín giờ rưỡi cô ấy mới mò tới kìa.
Nói rồi, Tiểu Man liền loay hoay tìm cốc tách dưới gầm bàn uống nước, pha tách trà đưa tới bàn Thư Lộ, tỏ ý mời Dịch Phi dùng nước.
Dịch Phi lúng túng cười cảm ơn. Anh nhìn Thư Lộ hồi lâu rồi cất giọng nói:
- Anh có việc phải đi trước, lần sau liên lạc vậy.
Dõi theo bóng lưng anh, Thư Lộ có cảm giác lòng bàn tay mình sũng mồ hôi. Cô ngồi về chỗ, trăn trở nghĩ rốt cuộc anh vừa nói gì với mình, mà không hề nhận ra Tiểu Man đang nhìn cô bằng ánh mắt hóng hớt.
- Cậu thế này là thiếu trung thực đấy nhé. – Nhấc tách trà mà mới rồi Dịch Phi chưa đụng tới, Tiểu Man nhấp luôn.
-?
Cô nàng tỏ ra là người sành sỏi:
- Cái gã vừa rồi rõ là “Tương vương ôm mộng” mà chẳng rõ “nữ thần” cậu có tâm chăng[i].
Thư Lộ mếu máo không ra nước mắt:
- Cậu không xông pha làm ký giả văn nghệ đúng là tổn thất lớn cho ngành giải trí.
- Đừng đánh trống lảng.
- Anh ấy chỉ là bạn học cũ. Chúng tớ chỉ hàn huyên chuyện xưa. Tớ đã có chồng rồi, không thể làm chuyện có lỗi với anh già được. – Cô dùng hai lần chữ “chỉ” để tăng tính nhấn mạnh.
- Tớ biết. – Tiểu Man đặt tách trà xuống: – Cậu là người đoan chính.
- …
- Nhưng đánh chết tớ cũng không tin hai người chỉ là bạn học đâu nhé.
Thư Lộ á khẩu. Tiểu Man luôn tung đòn hiểm vào đúng thời khắc quan trọng. Tự cô cũng hơi thắc mắc, Dịch Phi từng kiên quyết chia tay cô, vì sao hẵng còn ba lần bảy lượt xuất hiện trước mặt cô.
Chả lẽ chỉ vì muốn xin lỗi, hoặc anh muốn xác định xem cô còn hận anh hay không?
Nhưng hận hay không thì liên quan gì, cô đã gần quên được anh rồi, làm sao có chuyện nhớ xem mình còn hận hay không. Hoặc, cô nghĩ, người cố chấp như anh có lẽ chỉ muốn biết một đáp án mà thôi.
Gần đến Giáng Sinh, anh già vẫn lu bù công việc, thành thử lời hứa đi Cáp Nhĩ Tân đành bỏ ngỏ, song Thư Lộ chả hề lấy làm thất vọng, bởi cô dần hiểu ra, có rất nhiều việc trong cuộc sống không thể toại theo ý người. Nếu đã vậy, việc gì phải câu nệ những thứ vặt vãnh kia nữa, chí ít thì người đàn ông này vẫn ở bên cô.
Đêm Bình an, anh già lại dẫn cô đi ăn nhà hàng. Nhóc trai ngồi bàn bên cạnh tập tễnh chạy nhảy, ngang qua bàn hai người bỗng ngã sóng soài, anh già đỡ nó dậy, dỗ dành ngon ngọt, thằng bé sụt sịt mấy cái, chứ không hề khóc. Ba mẹ nó cảm ơn anh già miết, anh khoát tay tỏ vẻ không để bụng hai vết tương cà hình bàn tay bé tí hin in trên áo vest. Thư Lộ không khỏi bùi ngùi nhớ lại lễ Giáng sinh năm ngoái…
- Anh bắt đầu thích em từ bao giờ? – Đột nhiên, Thư Lộ tinh nghịch hỏi, đồng thời cũng không bất ngờ với vẻ bối rối trên mặt anh già.
- Sao tự nhiên lại hỏi vậy. – Sở trường của anh là “giặc đến tướng chặn, nước dâng đê ngăn”, khi anh không muốn trả lời một câu hỏi nào đó, anh sẽ hỏi vặn lại.
- Có gì đâu, tại em muốn biết thôi mà. – Câu trả lời tặng kèm nụ cười ngọt lịm của cô có lẽ đủ để khiến anh giơ tay xin hàng.
- … – Anh hắng giọng mấy tiếng ra chiều mất tự nhiên: – Anh quên rồi.
- Sao lại thế chứ! – Thư Lộ vẫn chưa chịu thôi.
Mắt anh già loé sáng, tựa một lão hồ ly đã nghĩ ra kế sách:
- Vậy còn em, em yêu anh từ bao giờ?
- …
- Em là thiếu trung thực lắm đấy nhé. – Anh già tủm tỉm nhìn cô.
Thư Lộ chẳng nói chẳng rằng, vừa ăn vừa suy nghĩ. Hai người trầm mặc một lúc, chỉ nghe dao dĩa chạm nhẹ vào đĩa sứ màu trắng, phát tiếng lanh lảnh.
Bỗng Thư Lộ cất tiếng, má ửng đỏ ngượng ngùng:
- Anh từng nghe câu này chưa…
-?
- Tình yêu của đàn bà khởi nguồn từ tình dục…
Cô không dám ngước mắt nhìn người đối diện, dù họ đã kết hôn, đã từng chia sẻ vòng ôm không biết bao nhiêu đêm.
- … – Anh già không lên tiếng, nhưng dao dĩa trên tay đã ngưng động tác để nhìn cô.
- Trương Ái Linh từng nói “Con đường dẫn tới trái tim người đàn ông thông qua dạ dày, còn đường dẫn đến trái tim người đàn bà là thông qua…”
Cô nói lấp lửng bỏ ngang giữa chừng, chẳng rõ anh già có biết câu này không.
- … Anh già vẫn giữ ình sự im lặng, nhưng ánh mắt nhìn cô thì sáng quắc. Tuy hai bờ môi mím lại thành một đường thẳng, song Thư Lộ có cảm giác: hình như anh đang cười thì phải
Từ khi nào cô phát sinh tình cảm với người đàn ông đang ngồi trước mặt mình – thực ra, vấn đề này cô chưa từng suy nghĩ nghiêm chỉnh cho đến tối ngày hôm nay. Chính cô cũng không rõ đoạn thoại vừa nãy có được tính là câu trả lời không nữa. Có điều, khi anh hỏi cô, trong đầu cô bỗng hiện lên hình ảnh nửa trên trần trụi của anh. Lần nào cũng vậy, bờ vai rắn chắc ẩn hiện trong bóng tối luôn khơi dậy đam mê trong cô, thúc giục cô ôm lấy anh thật chặt, cho tới khi mồ hôi rịn ra, ướt đầm sống lưng anh, cho tới khi hai người nhắm nghiền mắt vì kiệt sức.
Hoặc, cô nghĩ, bởi anh là người đàn ông đầu tiên của mình, nên tình cảm cô dành cho anh mới khác biệt thế này. Tuy cô chưa hiểu hết về anh, nhưng đôi mắt ấy luôn mang lại cho cô cảm giác “lệ thuộc” mỗi khi nhìn vào.
- Ý em là… – Nụ cười anh không gắn trên khoé môi, mà ánh lên bởi đôi mắt: – Nhờ khả năng “giường chiếu” của mình mà anh chinh phục được em?
Sau này, Thư Lộ không sao nhịn được cười mỗi lần hồi tưởng lại cảnh tượng ngày đó, bất kể vào thời điểm bấy giờ, cô cay cú không để đâu cho hết. Cô nghĩ, thời đó mà có cái emo “orz”, có khi nó sẽ phản ánh chân thực nhất tình trạng của cô cũng nên.
Nói gì thì nói, chí ít Gia Tu đã thành công trong việc phân tán tinh thần cô, đánh trống lảng – đối với anh già mà nói – có lẽ là một vấn đề hơi xấu hổ. Chẳng nhẽ lại không?
Sắp bước qua lễ Giáng sinh của năm 2000, trước đó Thư Lộ đã huênh hoang nói sẽ dẫn Nhã Văn và Nhã Quân đi công viên Cẩm Giang chơi, trong khi anh già lại tạt cho cô một gáo nước lạnh, lão bảo mùng Một tháng Một sẽ mưa chứ. Phớt lờ cái gườm khó chịu của anh già, Thư Lộ và Nhã Văn vẫn đưa ra tuyên bố hùng hồn: mưa cũng đi. Thế mà sáng sớm hôm đó, trời đổ mưa như trút nước, hai người lại điềm nhiên ngủ nướng trên giường.
Mới bảnh mắt ra, anh già đã lục đục bò dậy chuẩn bị đồ che mưa, sau cú điện thoại thông báo của đứa cháu trai, anh lại lục xục nhét áo mưa vừa tìm đỏ mắt mới thấy vào chỗ cũ. Anh lặng lẽ ngồi xuống mép giường, ngắm nhìn Thư Lộ đang ngủ tít mít, cầm lòng không đặng mới dụi tóc cô.
- Gì vậy… – Thư Lộ cuốn chăn, thái độ rất không vui vì bị làm phiền.
Anh già rúc vào tấm chăn ấm áp cùng cô, khơi dậy sự kháng nghị mạnh mẽ từ cô, khổ nỗi mắt cô vẫn nhắm nghiền, thật tình không nỡ dậy sớm vào một hôm rét mướt thế này.
Rà môi lên trán cô, tay anh bắt đầu vuốt ve âu yếm.
- Anh muốn làm gì… – Cuối cùng, Thư Lộ buộc phải mở mắt, cáu kỉnh nhìn anh.
- Anh muốn đi vào con đường dẫn tới trái tim em. – Ý cười dâng lên mắt anh.
Ba giờ chiều hai người mới rời giường đi siêu thị. Trong trí nhớ của Thư Lộ, có lẽ đây là lần dậy muộn nhất của anh già.
Tối đến, Gia Thần dẫn theo hai đứa nhỏ tới nhà cậu em trai ăn cơm. Anh già nhanh chóng bưng một đĩa mỳ Ý lên, Nhã Quân và Nhã Văn lanh chanh đổ tương cà vào đĩa của nhau rồi đánh chén ngon lành.
- Ái chà… đồ anh nấu chẳng bao giờ chúng chịu ăn. – Gia Thần tỏ vẻ bất lực.
- Ba… – Nhã Văn nhồm nhoàm nói: – Tài nấu nướng của ba không bằng chú đâu, thịt thái chỉ mà ba lại cắt khúc.
- Chịu thôi, ba quen dùng dao phẫu thuật rồi, cầm dao phay thấy gượng tay. Hôm nọ chủ nhiệm khoa còn khen tài cầm dao của ba đấy. Chỉ một nhát rạch là thịt ra thịt, da rõ da, không ứa một giọt máu nào.
Những người khác đều ngừng miệng nhai, ớn mặt nhìn Gia Thần.
- Ba, lúc ăn cơm ba làm ơn đừng nói chuyện này nữa, bọn con quen rồi thì không sao, nhưng ba làm thím út sợ đấy. – Nhã Văn khôi phục tinh thần bằng tốc độ nhanh nhất, liền đó, con bé nhai rau ráu miếng bít tết ba phần tái bảy phần chín.
Thấy vẻ mặt “đứng hình” của Thư Lộ, Gia Thần bèn cười xoà:
- Xin lỗi thím, ngại quá, bệnh nghề nghiệp í mà.
Cắt xong miếng bít tết, Gia Tu liền đặt vào đĩa của Thư Lộ, sau đó còn cẩn thận rưới sốt tiêu lên.
- Chú, chú ghê quá đi… – Nhã Văn phá lên cười: – Hồi con còn nhỏ, ba cũng hay cắt thịt cho con.
- Ừ thì cô ấy là con gái chú. – Gia Tu pha trò.
- Chú, chú khác xưa rồi. – Nhã Văn tấm tắc nói.
- Khác thế nào?
- Con thấy chú trẻ hơn này, hay cười hơn này, trước kia lúc nào chú cũng nghiêm nghị, thậm chí lúc đưa lì xì mà mặt cũng sắt lại.
Nghe Nhã Văn nói chuyện, cả Gia Thần lẫn Nhã Quân đều tủm tỉm mỉm cười, có lẽ họ cũng thấy vậy, nhưng chỉ có Nhã Văn là ăn ngay nói thẳng mà thôi.
Tự nhiên, Thư Lộ thấy vui vui, lẽ bởi, lần đầu tiên cô nhận ra, trong lúc mình bị anh biến đổi thì đồng thời, anh cũng thay đổi theo mình.
Trước kia và cho đến tận bây giờ, cô vẫn tưởng anh già đã cảm hoá cái tính xốc nổi ngây ngô của cô, biến cô trở nên điềm đạm, tự tin. Và chính anh đã cứu vớt cô ra khỏi cái bóng của dĩ vãng, đồng thời trao cô một niềm tin nho nhỏ về tình yêu. Cứ tưởng cô chỉ nhận những gì anh đưa, mà chưa trả cho anh thứ gì, bây giờ nghe Nhã Văn nói vậy làm cô sực nhận ra, ơ thế cô cũng có sức ảnh hưởng đến anh chứ bộ, mà sức ảnh hưởng này còn khiến mọi người vui vẻ thoải mái nữa chứ.
- Không phải con đang nhắc khéo chú chuẩn bị đưa thêm lì xì đấy chứ? – Lời trêu đùa của cô cháu gái không hề làm anh thẹn thùng.
- Chú à! Làm gì mà chú cứ coi con như đứa hám tiền không bằng. – Nhã Văn liếm láp cái thìa, nói vẻ phật ý.
- Thì bởi em là đứa hám tiền chứ gì nữa. – Nhã Quân cượt cợt ngó cô em.
Thế rồi cả nhà cùng phá ra cười, Nhã Văn bất mãn đánh Nhã Quân:
- Chớ quên em đang nắm đằng chuôi anh đấy.
Vẻ mặt Nhã Quân thoáng đổi khác, nhưng nó luôn biết cách nắm thóp Nhã Văn:
- Vậy cũng đừng quên em đang nợ tiền anh.
Vẻ huênh hoang của “thần hám tiền” Nhã Văn lập tức xẹp đi phân nửa, nó buông tiếng cười khan, không thèm chấp Nhã Quân nữa.
Ông anh trai và hai đứa cháu ra về để lại căn phòng bất chợt lắng xuống trống trải. Thư Lộ xông xáo vào bếp rửa bát, anh già ngồi ngoài sô pha, nhả khói thuốc, thật hiếm khi.
- Nhà mình mà có đứa nhỏ như Nhã Văn cũng hay anh nhỉ. – Thư Lộ bất ngờ gợi chuyện.
Anh già búng nhẹ tàn thuốc:
- Anh tưởng em sẽ nói con bé lắm mồm cơ.
- Làm gì có chuyện! Trẻ con ngoan ngoan như được Nhã Quân là tốt, nhưng lí lắc như Nhã Văn cũng vui mà. – Cô ngẫm ngợi rồi kết luận.
- Nhã Quân ngoan à?
- Đương nhiên, em thấy tuy nó còn nhỏ, mà rất hiểu chuyện.
Tự nhiên anh thấy nhớ thời trai trẻ, anh cũng là đứa trẻ ngoan, yêu Tâm Nghi rồi anh lại trở nên bất cần. Khi biết Tâm Nghi và Gia Thần phản bội mình, thậm chí anh từng có những ý nghĩ đáng sợ. Nhiều năm sau, mỗi lần nhớ lại mình của thời xưa, tâm trạng anh thật khó diễn tả bằng lời. Sau này anh mới hiểu, nếu năm đó anh và Tâm Nghi nắm tay nhau đi tiếp đường đời, vậy kết quả cũng chẳng khá hơn Gia Thần bây giờ là bao. Tâm Nghi là loài chim không chịu được gò bó, mà anh và Gia Thần lại không thể bay cùng cô.
Anh của ngày nay đã không còn là “đứa trẻ ngoan”, nhưng trái lại, anh biết cách hưởng thụ cuộc sống bình yên êm đềm. Dù bảo anh phải bình tĩnh đợi chờ quả “đu đủ xanh”[ii] này ì ạch chín, anh cũng cam lòng. Hoặc, không “chín” được thì thôi, chẳng sao, bởi anh luôn sẵn sàng chăm chút chiều chuộng cô.
- Em thấy Nhã Quân giống anh, không biết đến tuổi của anh, nó sẽ thế nào. Thỉnh thoảng thông qua thằng bé, em lại thấy anh. Hai người giống nhau cái tính cố chấp, tự phụ, song cũng kiên cường. – Thư Lộ quay đầu, âu yếm nhìn anh.
- Anh ẵm nó về, đương nhiên phải giống anh rồi. – Gia Tu cười nói.
- … Gì? – Thư Lộ ngơ ngác nhìn anh, quên béng mất cái đĩa đang rửa.
Gia Tu tiến tới, đóng vòi nước hộ cô, cười kiểu thần bí:
- Chẳng nhẽ em không thấy hai đứa nhỏ có khuôn mặt khác nhau rõ rệt à?
“Đu đủ xanh” trợn mắt:
- Không, em thấy hai đứa giống nhau đấy chứ”
- Người ta nói phụ nữ có giác quan thứ sáu cực nhạy, sao em lại chậm chạp thế nhỉ? – Anh quệt nhẹ mũi cô, đoạn ngồi xuống sô pha, châm điếu thuốc khác.
Thư Lộ luýnh quýnh lau tay, rồi ngồi xuống cạnh anh:
- Thế rốt cuộc là sao hở mình?
Gia Tu nực cười nghĩ, có lẽ chỉ khi đòi hỏi, cô mới chịu gọi anh là “mình”.
- Chẳng là, anh ẵm nhầm Nhã Quân về. Tối đó, y tá mới bế Nhã Văn tới, nhận thằng bé về. Sau đó nghe nói nó bị mẹ đẻ bỏ rơi. Tâm Nghi thương đứa nhỏ, mới nhờ cậy người quen, nhận Nhã Quân về nuôi.
- Anh…
- Hồi đó nghỉ học anh tới bệnh viện, đúng lúc không có ai ở đó, mẹ mải chăm sóc Tâm Nghi nên chỉ có mình anh. – Mặt anh làm vẻ vô tội: – Nói chính xác hơn là: Y tá chỉ nhầm, chứ không phải anh ẵm nhầm.
- Vậy… – Thư Lộ hỏi: – Nhã Quân và Nhã Văn biết không?
- Nhã Quân biết, Nhã Văn thì không.
- Sao lại thế?
- Lúc ly hôn, Tâm Nghi đã nói tất cả với Nhã Quân, còn tại sao chị ấy không kể với Nhã Văn, thì anh không tiện hỏi.
- Chẳng trách thằng bé tỏ ra hiểu chuyện, thì ra nó có thận phận đáng thương… sao trước giờ không nghe anh kể. – Thư Lộ khẽ thở dài.
- Bởi từ xưa đến nay, cả nhà không ai coi nó là con nuôi, cả nó lẫn Nhã Văn đều là con cái trong gia đình.
Thư Lộ ngây người ngẫm lại những lời anh nói. Lúc nhỏ, từng có một dạo, cô cũng ngây ngô võ đoán, nếu ba mẹ không nhặt mình về, tại sao ba lại yêu chị hơn mình. Nhưng sau này, cô đã dần quên, hoặc, bản thân đã mở lòng hơn.
- Em cứ tưởng anh quý Nhã Quân hơn…
- Anh quý cả hai, nhưng… – Anh ngưng ngang một lúc đoạn nói: – Anh quan tâm Nhã Quân hơn, bởi nó là người có tâm hồn khá nhạy cảm.
Câu trả lời của anh gợi lòng cô xốn xang rung động. Xưa kia, cô khổ não vì mình không được yêu thương công bằng, cô chấp nhận sự thực này, chẳng qua là để che giấu nỗi khổ tâm sâu tận đáy lòng, nhưng không có nghĩa nỗi khổ đó không hề tồn tại. Bây giờ anh nói vậy mới khiến cô vỡ lẽ, không phải cô thiếu thốn tình cảm, mà bởi có người cần nhiều tình cảm hơn cô.
- Không rõ khi A Văn biết sự thực, nó sẽ thế nào… – Cô nói.
- Anh cũng không biết… – Đầu óc miên man suy nghĩ, anh chẳng màng chú ý đến điếu thuốc đã cháy sát đầu lọc trên tay: – Có lẽ, sẽ buồn nhiều lắm, nhưng đó là sự thật tất phải đối mặt.
Thư Lộ nhìn Gia Tu, nhẹ nhàng quàng tay qua vai anh.
Tuổi trẻ cố chấp ích kỷ nhưng rồi cũng sẽ phải bước vào thế giới tàn khốc này. Cô ngẫm thân mình, ngẫm về Thư Linh, ngẫm về Nhã Văn Nhã Quân, có lẽ, đây là điều mà mỗi người trong số họ ắt phải đối mặt trên con đường trưởng thành.
Tuy Nhã Quân bị mẹ đẻ bỏ rơi, nhưng đổi lại, thằng bé nhận được nhiều tình thương. Còn cô, chỉ cần Gia Tu là đủ.
[i] Câu nói: “Tương vương ôm mộng, nữ thần vô tâm” trích trong Thần nữ phú của Tống Ngọc. Ngày nay có nghĩa tương đương câu: chàng có tình nhưng thiếp không có ý.
[ii] Bằng nghĩa với “ngố” “ngốc” “ngơ”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook