Giới thiệu
Nàng nắm lấy tay ta, níu lại nửa đời cuồng dại;
Chàng hôn lên đôi mắt ta, che chở cho ta nửa kiếp lênh đênh.
Vào năm Thông Thiên thứ 8 (1634), Khi Hải Lan Châu trở thành Trắc phúc tấn liền được Hoàng Thái Cực sủng ái vô biên. Người đời đồn rằng, khi bà vào cung thăm em gái Đạ Ngọc Nhi thì đã lọt vào mắt của Hoàng Thái Cực. Đối với Hải Lan Châu mà nói, Hoàng Thái Cực chỉ hận không thể cho thiên hạ biết rằng mình yêu bà bao nhiêu.
Vào năm Sùng Đức thứ nhất (1936) Thái Cực xưng đế, nhà Thanh ra đời đã phong Đại phúc tấn Triết Triết làm hậu và lập ra tứ phi: Thần phi, Quý phi, Thục phi và Trang phi.
Vị Trắc phúc tấn Đại Ngọc Nhi kia tuy vào cung trước nhưng lại chỉ nắm giữ vị trí phi thấp nhất, Trang phi. Còn vị trắc phúc tấn Hải Lan Châu được sủng ái năm nào lại chỉ giành 9 năm ngồi lên vị trí chủ cung Quan Thư cung Thần phi. Cái tên Quan Thư cung này chính là xuất phát từ hai câu thơ trong Kinh Thi: "Quan quan thư cưu, tại hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”. Điều đó đủ cho thế nhân thấy được sự sủng ái của Hoàng Thái Cực dành cho Hải Lan Châu thế nào.
Năm Sùng Đức thứ 2 (1637), 27 tháng 8, Thần phi sinh hạ Hoàng bát tử. Thanh Thái Tông rất mực yêu thương Hoàng bát tử, nhưng đến năm sau (1638) thì Hoàng tử bị chết yểu. Bà sinh tâm bệnh suốt nhiều năm trời do đau buồn vì mất con.
Tháng 9 năm Sùng Đức thứ 6, Thần phi lâm trọng bệnh. Hoàng Thái Cực lúc ấy đang ở chiến trường nghe tin dữ, vội vàng gác lại mọi thứ, ngày đêm chạy về Thịnh Kinh thăm Hải Lan Châu. Sử liệu Triều Tiên ghi lại, lần này trên đường về Thịnh Kinh trời giá rét, Hoàng Thái Cực cũng không màng, cấp tốc chạy làm chết mất năm con ngựa tốt. Thế nhưng trước khi Hoàng đế kịp về tới nơi thì ngày 8 tháng 10, Thần phi đã qua đời ở tuổi 32. Hoàng Thái Cực cực kỳ bi ai, không thể tự chủ, khóc đến ngất. Sáu ngày đêm cơ hồ không ăn không uống, tới sáng sớm ngày thứ bảy thì lâm vào hôn mê đến tận giữa trưa. Tang lễ Thần phi Hải Lan Châu được cử hành theo lễ Quốc tang, lại truy phong làm Mẫn Huệ Cung Hoà Nguyên phi. Bà được chôn tại Chiêu lăng ở Thẩm Dương.
Bà là phi tần có thụy hiệu dài nhất trong suốt lịch sử nhà Thanh. Có thuyết kể rằng, Thanh Thái Tông vì thương nhớ bà, ngày đêm khóc than, không lâu sau mắc bệnh nặng và băng hà hai năm sau đó (1643).
Đôi lời tác giả
Truyện được viết ra chỉ nhằm thỏa mãn chút tâm tình fangirl với các Hoàng Thái Cực và Hải Lan Châu, tuy có dựa vào các sự kiện lịch sử nhưng vẫn có sự tưởng tượng hư cấu từ tình tiết đến nhân vật, vì vậy truyện không có tính để tham khảo lịch sử.
P/S: Mà thật ra là bánh bèo phù phiếm mị đây vừa xem xong bộ Đại Ngọc Nhi truyền kỳ và một lần nữa bị mối tình giữa Hoàng Thái Cực và Hải Lan Châu làm cho bị "cẩm hường mơ mộng hóa", vừa xem xong Đại Ngọc Nhi truyền kỳ thì Độc bộ thiên hạ chiếu nên là...cái hố này được đào ra như vậy...
Chàng hôn lên đôi mắt ta, che chở cho ta nửa kiếp lênh đênh.
Vào năm Thông Thiên thứ 8 (1634), Khi Hải Lan Châu trở thành Trắc phúc tấn liền được Hoàng Thái Cực sủng ái vô biên. Người đời đồn rằng, khi bà vào cung thăm em gái Đạ Ngọc Nhi thì đã lọt vào mắt của Hoàng Thái Cực. Đối với Hải Lan Châu mà nói, Hoàng Thái Cực chỉ hận không thể cho thiên hạ biết rằng mình yêu bà bao nhiêu.
Vào năm Sùng Đức thứ nhất (1936) Thái Cực xưng đế, nhà Thanh ra đời đã phong Đại phúc tấn Triết Triết làm hậu và lập ra tứ phi: Thần phi, Quý phi, Thục phi và Trang phi.
Vị Trắc phúc tấn Đại Ngọc Nhi kia tuy vào cung trước nhưng lại chỉ nắm giữ vị trí phi thấp nhất, Trang phi. Còn vị trắc phúc tấn Hải Lan Châu được sủng ái năm nào lại chỉ giành 9 năm ngồi lên vị trí chủ cung Quan Thư cung Thần phi. Cái tên Quan Thư cung này chính là xuất phát từ hai câu thơ trong Kinh Thi: "Quan quan thư cưu, tại hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”. Điều đó đủ cho thế nhân thấy được sự sủng ái của Hoàng Thái Cực dành cho Hải Lan Châu thế nào.
Năm Sùng Đức thứ 2 (1637), 27 tháng 8, Thần phi sinh hạ Hoàng bát tử. Thanh Thái Tông rất mực yêu thương Hoàng bát tử, nhưng đến năm sau (1638) thì Hoàng tử bị chết yểu. Bà sinh tâm bệnh suốt nhiều năm trời do đau buồn vì mất con.
Tháng 9 năm Sùng Đức thứ 6, Thần phi lâm trọng bệnh. Hoàng Thái Cực lúc ấy đang ở chiến trường nghe tin dữ, vội vàng gác lại mọi thứ, ngày đêm chạy về Thịnh Kinh thăm Hải Lan Châu. Sử liệu Triều Tiên ghi lại, lần này trên đường về Thịnh Kinh trời giá rét, Hoàng Thái Cực cũng không màng, cấp tốc chạy làm chết mất năm con ngựa tốt. Thế nhưng trước khi Hoàng đế kịp về tới nơi thì ngày 8 tháng 10, Thần phi đã qua đời ở tuổi 32. Hoàng Thái Cực cực kỳ bi ai, không thể tự chủ, khóc đến ngất. Sáu ngày đêm cơ hồ không ăn không uống, tới sáng sớm ngày thứ bảy thì lâm vào hôn mê đến tận giữa trưa. Tang lễ Thần phi Hải Lan Châu được cử hành theo lễ Quốc tang, lại truy phong làm Mẫn Huệ Cung Hoà Nguyên phi. Bà được chôn tại Chiêu lăng ở Thẩm Dương.
Bà là phi tần có thụy hiệu dài nhất trong suốt lịch sử nhà Thanh. Có thuyết kể rằng, Thanh Thái Tông vì thương nhớ bà, ngày đêm khóc than, không lâu sau mắc bệnh nặng và băng hà hai năm sau đó (1643).
Đôi lời tác giả
Truyện được viết ra chỉ nhằm thỏa mãn chút tâm tình fangirl với các Hoàng Thái Cực và Hải Lan Châu, tuy có dựa vào các sự kiện lịch sử nhưng vẫn có sự tưởng tượng hư cấu từ tình tiết đến nhân vật, vì vậy truyện không có tính để tham khảo lịch sử.
P/S: Mà thật ra là bánh bèo phù phiếm mị đây vừa xem xong bộ Đại Ngọc Nhi truyền kỳ và một lần nữa bị mối tình giữa Hoàng Thái Cực và Hải Lan Châu làm cho bị "cẩm hường mơ mộng hóa", vừa xem xong Đại Ngọc Nhi truyền kỳ thì Độc bộ thiên hạ chiếu nên là...cái hố này được đào ra như vậy...
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook