Hai Đứa Trẻ Vô Tư
-
Chương 61: Ngoại truyện một
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
01
Trong giờ học nặn đất sét ở nhà trẻ, Nhiếp Duy Sơn có tài năng thiên phú, nắm đất sét trong tay hết nặn ô tô, hoa quả rồi nặn chó con, không có gì là cậu không làm được, dần dần những đứa trẻ xung quanh đều xúm lại xem, muốn nhờ cậu nặn giúp mình.
Doãn Thiên Dương đang ngồi đối diện Nhiếp Duy Sơn bị đẩy sang một bên, cậu không biết nặn, cũng không thích nặn, cậu nhào tất cả các cục đất sét lại vào với nhau, sau đó dính bết đầy cả tay.
Nhìn một nắm đất sét to đủ mọi màu sắc như vậy, Doãn Thiên Dương nhớ đến chiếc mũ lưỡi trai màu của chị cậu, vì vậy cậu ụp cả nắm đất sét lên đầu mình rồi ra sức ấn.
“Tiểu Sơn, cậu mau nhìn tớ này!”
Nhiếp Duy Sơn ngẩng đầu nhưng lại chỉ nghe thấy tiếng mà không nhìn thấy người, cậu đẩy các bạn vây xung quanh ra thì rốt cuộc cũng trông thấy Doãn Thiên Dương với cái đầu dính đất sét. Doãn Thiên Dương khi đó vẫn còn có chút da thịt, trông bộ dạng vô cùng hớn hở: “Nhìn mũ tớ làm cậu có muốn không?”
“Tớ thì thôi đi…” Nhiếp Duy Sơn cảm thấy da đầu mình căng lên, “Cậu còn lấy xuống được không vậy?”
Doãn Thiên Dương chưa nghĩ tới vấn đề này, bèn giơ tay kéo một cái, cùng lúc đó cũng hét lên một tiếng thảm thiết!
Đất sét đã dính vào tóc, nếu kéo mạnh thì sẽ nhổ cả tóc nhưng không kéo mạnh thì không thể sạch được, những đứa trẻ khác trông thấy đều sững sờ, sau khi bình tĩnh lại thì bắt đầu cười nhạo Doãn Thiên Dương.
Hai mắt Doãn Thiên Dương hiện rõ sự hoảng sợ: “Tớ phải làm sao bây giờ?”
“Cậu đừng kéo vội.” Nhiếp Duy Sơn đứng dậy khỏi ghế của mình, sau khi đi tới cạnh Doãn Thiên Dương thì giơ tay ra sờ, trong miếng đất sét có cảm giác của những sợi tóc, bên trong mái tóc lại xen lẫn hương thơm của đất sét. Cậu đi vòng quanh Doãn Thiên Dương hai vòng rồi cẩn thận quan sát đầu của Doãn Thiên Dương, cuối cùng dừng lại và hét lên: “Cô ơi! Mau cứu Doãn Thiên Dương đi ạ!”
Doãn Thiên Dương bị cô giáo bế đi gội đầu, nhưng tóc tai đã ướt rượt mà đất sét vẫn không gỡ ra được, lúc lau khô thì đất sét còn dính cả vào khăn bông, vì vậy cô giáo bèn lấy khăn quấn đầu cậu lại, bảo cậu cố gắng chịu đựng đến khi tan học.
Cả lớp có ba mươi mấy bạn nhỏ người Trung Quốc, chỉ có Doãn Thiên Dương bọc bọc quấn quấn trông như một người Ả Rập, lúc này cậu đã trở nên yên phận, không nói gì cũng chẳng chạy nhảy lung tung mà ngồi im tại chỗ đọc sách với bọc khăn bông và đất sét vừa nặng vừa nóng trên đầu.
“Dương nhi, cậu cầm sách ngược rồi.” Nhiếp Duy Sơn sợ người khác cười nên ghé sát vào nhỏ giọng nhắc nhở.
Doãn Thiên Dương nói: “Tớ có đọc đâu.”
Nhiếp Duy Sơn gật đầu: “Ờ, cậu không vui à?”
Doãn Thiên Dương cũng gật đầu: “Đầu tớ đau.”
Một lúc sau, Nhiếp Duy Sơn nói: “Cậu nhìn tớ đi.”
Doãn Thiên Dương quay đầu nhìn về phía đối phương thì phát hiện trên đầu Nhiếp Duy Sơn cũng quấn một bọc khăn bông, hơn nữa còn chẳng quấn đẹp bằng của cậu. Nhiếp Duy Sơn quệt mồ hôi trên trán: “Mẹ ơi, nóng thật đấy.”
Hai người họ quấn khăn bông cả ngày, buổi trưa đi ngủ cũng không bỏ ra. Hai chiếc giường nhỏ đặt sát bên nhau, nếu quay mặt vào nhau thì chỉ cách mấy thanh lan can bảo vệ. Doãn Thiên Dương lăn tới bên thành giường rồi thì thầm hỏi: “Tiểu Sơn này, cậu nói xem nếu phát ra tiếng mà không mở miệng thì cô có biết là ai làm không?”
Nhiếp Duy Sơn cũng lăn tới: “Không biết, không thì cậu thử xem?”
“Được, chúng ta đều nhắm mắt giả vờ ngủ đi.” Doãn Thiên Dương nhắm mắt lại bắt đầu hầm hừ, âm thanh lúc ban đầu thì như muỗi kêu nhưng đến khi các giáo viên đi đắp chăn cho từng người thì cậu dần dần hừ to hơn.
Cô giáo tét một cái lên mông cậu: “Doãn Thiên Dương, đầu em đã như thế rồi giờ còn muốn quấn cả miệng lại hả?”
Nhiếp Duy Sơn nằm im trên giường thầm vui sướng, đợi đến khi các giáo viên đi rồi mới mở mắt: “Thì ra ngậm miệng phát ra tiếng vẫn có thể biết là ai!” Doãn Thiên Dương vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, nắm chặt thanh lan can gật mạnh đầu: “Đúng đấy! Cô giáo siêu thật!”
Buổi chiều tan học về nhà, Doãn Thiên Dương bị Doãn Hướng Đông dẫn đi cắt tóc, cắt xong thì trên đầu nhẹ nhõm hơn hẳn, cậu cầm hai hộp sữa chua trong nhà sang sát vách tìm Nhiếp Duy Sơn, hai người ngồi trước cửa nhà vừa uống vừa nói chuyện.
“Ngày mai tớ phải đến Cung thiếu nhi học cờ vây, cậu có đi không?”
“Không đi đâu, nghe chán lắm.”
“Rõ ràng là chán mà! Mẹ tớ nói là có thể chữa được chứng tăng động(*) của tớ nên bắt tớ học!”
“Cậu là bị bệnh nan y rồi, chắc không chữa được đâu.”
(*)Tên chính xác là Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder – ADHD), là một rối loạn sức khỏe tâm thần có thể gây ra các hành vi hiếu động và bốc đồng trên mức bình thường. Người bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc tập trung sự chú ý vào một nhiệm vụ duy nhất hoặc ngồi yên trong thời gian dài.
02
Thật ra không phải Doãn Thiên Dương vừa sinh ra đã tràn đầy tự tin, bấm tay tính thử thì chắc hẳn là do tích lũy dần dần mà nên, vào năm cậu học Tiểu học thì sự tự tin đã được biểu hiện khá rõ ràng.
Nếu phải truy tìm căn nguyên thì tất cả là do Nhiếp Duy Sơn nói cậu bị mắc bệnh nan y. Cậu xem TV thì biết bệnh nan y sẽ gây chết người, nhưng không ngờ bản thân lại có thể trưởng thành thành một học sinh tiểu học hoạt bát vui vẻ, đeo khăn quàng đỏ vào thì tinh thần lại càng thêm hăng hái, về sau tuy đã hiểu chuyện nhưng sự tự tin đã không thể kìm lại được.
“Doãn Thiên Dương, xuống đây!”
“Xuỵt…” Doãn Thiên Dương dẫm lên thang nằm bò trên đầu tường, lén lút nhìn sang sân nhà bên, cậu quay đầu nói, “Chị ơi, dì Nhã Nam kéo hành lý định đi đâu đó.”
Doãn Thiên Dương như đang thực hiện truyền hình trực tiếp: “Dì ấy đi ra rồi, chú Nhiếp đứng ở cửa không nhúc nhích.”
“Đi tới cửa, Tiểu Sơn đi theo dì ấy rồi, hai mẹ con đi du lịch ạ?”
“Ơ? Dì Nhã Nam ra khỏi cửa nhưng Tiểu Sơn vẫn đứng ở trong cửa.”
Bên ngoài vang lên tiếng bước chân, Phong Nhã Nam kéo hành lý đi qua cửa nhà bọn họ, Doãn Thiên Dương trèo xuống thang dưới sự thúc giục của Doãn Thiên Kết rồi cậu vội vàng chạy ra cửa, đứng trên bậc thang gọi “Dì Nhã Nam ơi”.
Phong Nhã Nam không quay đầu, cũng không để ý đến, Doãn Thiên Dương bèn bước xuống bậc chạy sang nhà bên, trông thấy Nhiếp Duy Sơn vẫn đang đứng ở ngưỡng cửa. Hai người họ một người đứng bên trong, một người đứng bên ngoài, cả hai đều đứng sát bên khung cửa, Nhiếp Duy Sơn hỏi: “Cậu thấy cả rồi à?”
“Ừ, dì đi đâu vậy?” Doãn Thiên Dương lặng lẽ nhìn Nhiếp Phong, có cảm giác đối phương vô cùng khổ sở, “Có phải bố mẹ cậu cãi nhau không? Vậy buổi tối cậu sang nhà tớ ăn cơm đi, ăn xong thì chúng ta xem hoạt hình.”
Nhiếp Duy Sơn cúi đầu chưa nói có đi hay không thì Doãn Thiên Dương đã xoay người chạy mất: “Thế tớ về nhà chờ cậu nhé!”
Cậu mới chạy được mấy bước thì Nhiếp Duy Sơn ở phía sau nói: “Dương nhi, bố tớ với mẹ tớ ly hôn rồi.”
Sợ Doãn Thiên Dương không hiểu, Nhiếp Duy Sơn lại nói thêm một câu giải thích: “Sau này mẹ tớ sẽ không về nữa.”
Doãn Thiên Dương đứng dưới bậc thang ngây người, một lúc sau thì đột nhiên há miệng khóc thật to. Thật ra cậu không hiểu ly hôn là gì, nhưng thử đổi vị trí mà suy nghĩ nếu như Bạch Mỹ Tiên bỏ đi không bao giờ trở về nữa thì cậu sợ đến mức bật khóc thật lớn, dù sao cũng không có đứa trẻ nào có thể chịu được việc mẹ rời bỏ mình.
Nhiếp Duy Sơn bị tiếng khóc lây nhiễm, cũng cúi đầu dụi dụi mắt. Nhiếp Phong thì giống như một bức tượng điêu khắc, từ đầu đến cuối đều đứng ở cửa phòng không có bất cứ phản ứng gì, sau đó thím ba qua đây dẫn cậu sang hẻm Nhất Vân.
Không bao lâu sau, toàn bộ nhà cửa sân vườn của gia đình Nhiếp Duy Sơn đều bán hết, Nhiếp Phong rời nhà không biết đi đâu, còn Nhiếp Duy Sơn thì mang theo hành lý chuyển sang nhà chú ba.
Buổi tối, Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương đứng cạnh nhau trên chiếc thang nhìn trộm, Doãn Thiên Dương hỏi: “Sau này cậu không về nhà được nữa à?”
“Ừ, nhà đã bán rồi, không còn là nhà của tớ nữa.” Nhiếp Duy Sơn nhìn sang nhà bên, “Sau này cậu cũng không thể sang nhà tớ nữa rồi.”
Doãn Thiên Dương nói: “Tớ sang nhà cậu để tìm cậu, giờ cậu ở nhà tớ rồi thì tớ còn sang nhà cậu làm gì.” Cậu giơ tay lên che mắt của Nhiếp Duy Sơn lại, “Cậu đừng nhìn nữa, không đẹp đâu.”
Lòng bàn tay dần dần trở nên ẩm ướt, Doãn Thiên Dương nhỏ giọng an ủi: “Tớ che cho cậu rồi, có khóc cũng không ai nhìn thấy được đâu, cậu khóc thỏa sức đi.”
Nhiếp Duy Sơn hít hít mũi rồi nói: “Trên tay cậu có mùi quýt.”
“Bởi vì vừa nãy tớ ăn hai quả, vẫn còn đấy, cậu ăn không?” Doãn Thiên Dương thả tay xuống rồi tự ngửi tay mình, “Không thì vừa ăn vừa khóc đi, quýt ngọt lắm á.”
Nhiếp Duy Sơn lau sạch nước mắt, rồi lẳng lặng nhìn Doãn Thiên Dương, cảm thấy rất muốn cười.
03
“Sao đến tốt nghiệp Tiểu học thì không còn nữa?”
Nhiếp Duy Sơn cầm một quyển sổ dày đọc hết cả buổi chiều, từng câu từng chữ đều cảm thấy rất say sưa, kết quả còn chưa kịp chuẩn bị tinh thần thì đã lật phải một trang trống không, bèn hỏi: “Tại sao không viết giai đoạn học cấp hai?”
Doãn Thiên Dương ngồi ở sau quầy cầm một chiếc khăn nhỏ lau chùi khay trang sức, nói: “Tớ ngồi trong mấy tiết đại cương thấy chán quá nên mới viết, viết xong tốt nghiệp Tiểu học thì đúng lúc được nghỉ đông nên không viết những phần sau.”
Bìa của quyển sổ có ghi ba chữ “Tập hồi ký”, Nhiếp Duy Sơn khuyên nhủ: “Tập hồi ký thì phải viết hết tất cả nếu không người khác đọc chắc chắn hiểu lầm, tưởng chúng ta học hết Tiểu học là tèo rồi.”
“Cậu biến đi, nhật ký của tớ ngoài cậu thì còn ai đọc chứ.” Doãn Thiên Dương cứ lau xong một chiếc thì sẽ đeo thử một chút, “Đợi sang học kỳ sau thì viết tiếp đi, để trong kỳ nghỉ tớ nâng cao trình độ viết văn chút đã.”
Nhìn xuyên qua cửa sổ và cửa kính có thể trông thấy ngoài trời đang đổ tuyết, xe cộ trên phố giảm tốc độ, người đi đường cũng trở nên khó khăn hơn, cây lựu và cây táo ở sân sau đều được quét một lớp bảo vệ, còn trong nhà vệ sinh cũng đã có thêm hai bộ máy sưởi.
Đến bốn, năm giờ chiều là trời bắt đầu tối, Song Nhĩ Ký cũng đóng cửa sớm. Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương bỏ lại xe điện mà tay trong tay đi bộ về nhà.
Chỗ ở của bọn họ cách không xa Học viện Thể thao, thuận tiện cho Doãn Thiên Dương đi học và huấn luyện, ngoài cửa khu nhà được treo bốn chiếc đèn lồng đỏ, trên đó còn viết “Chúc mừng năm mới”, Nhiếp Duy Sơn hỏi: “Trong nhà còn gì ăn không, có muốn đi mua thức ăn không?”
Doãn Thiên Dương thở ra một làn khói trắng: “Không cần mua, lạnh chết tớ mất!”
Hai người vội vã về nhà, vừa vào cửa đã nhanh chóng cởi giày thay quần áo, sau đó cùng nhau vào bếp chuẩn bị cơm tối. Thiên Đao đã từ một chú chó đất nhỏ đáng yêu trở thành một chú chó đất to xấu xí, ngồi ở trước cửa phòng bếp nhìn hai người họ làm việc.
“Mau thái ít hành lá đi, để tớ cho vào nồi.”
“Một nhánh đủ chưa? Thái to hay băm nhỏ?”
Doãn Thiên Dương vừa thái vừa chảy nước mắt mà lại không thể giơ tay lên lau, khó chịu đến mức hầm hừ. Nhiếp Duy Sơn dừng việc đang làm lại, cướp con dao rồi nói: “Để tớ thái cho, cậu đi rửa đi.”
Doãn Thiên Dương không những không đi rửa mà còn đứng bên sườn ôm Nhiếp Duy Sơn, cọ hết nước mắt chảy ra lên vai đối phương, rồi thở dài nói: “Đàn ông không dễ dàng rơi lệ, là vì chưa từng thái hành lá.”
Nhiếp Duy Sơn vừa thái vừa cười: ” Đàn ông không dễ dàng rơi lệ, còn là vì chưa từng làm trên giường.”
(*)Câu gốc là “Đàn ông không dễ dàng rơi lệ, là vì chưa chạm tới nỗi thương tâm” – Nam nhi hữu lệ bất khinh đạn, chích nhân vị đáo thương tâm xử. (Trích trong “Bảo kiếm ký” của Lý Khai Tiên)
“Đệch! Cậu là đồ hư hỏng!” Doãn Thiên Dương đỏ mặt nhưng vẫn không buông tay, “Đúng rồi, nói cho cậu chuyện này, bắt đầu từ ngày mai tớ sẽ đi làm ở phòng tập thể dục.”
“Hả? Đi làm?” Nhiếp Duy Sơn dừng lại, “Kỳ nghỉ đông cũng không dài lắm, sao lại có ý định đi làm?”
Doãn Thiên Dương nói: “Nghỉ đông thì làm toàn thời gian còn sau khi khai giảng thì làm bán thời gian, kiếm tiền là phụ, mục đích chính là khảo sát học tập.” Cậu ghé sát vào rồi nói với vẻ mong đợi: “Tớ và Tần Triển định hợp tác mở phòng tập thể dục.”
Nhiếp Duy Sơn vui mừng nói: “Vậy tớ phải làm gì để giúp đỡ cậu đây?”
“Không cần, không cần.” Doãn Thiên Dương thở nhẹ bên tai đối phương, “Trên giường bớt giày vò tớ là được.”
Thiên Đao gãi gãi tai, trông thấy Nhiếp Duy Sơn vác Doãn Thiên Dương vào phòng ngủ, nó cũng chẳng thể làm gì khác đành vẫy đuôi quay về ổ chó, không biết đến mấy giờ mới có thể ăn được món sườn hầm.
04
Năm đó lúc bái sư đã từng nói, vào ngày lễ ngày tết phải dập đầu dâng trà cho sư phụ trước, cho nên một đêm trước khi giao thừa Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương đã cùng nhau tới nhà Đinh Hán Bạch.
Phòng ăn tỏa ra hương thơm, bữa cơm tất niên đã chuẩn bị xong, Đinh Hán Bạch ngồi trên sô pha ngoài phòng khách uống trà khai vị, nói với Doãn Thiên Dương: “Cậu không dập đầu lạy tôi, cũng chẳng dâng trà cho tôi mà hàng năm còn đến nhà tôi ăn ké cơm.”
Doãn Thiên Dương ngậm kẹo xốp bóc đậu phộng: “Tôi cũng không phải đồ đệ ông thì dập đầu với dâng trà cho ông làm gì, mà lại nói, là sư thúc bảo tôi tới, tôi tới để nói chuyện với sư thúc.”
Kỷ Thận Ngữ cầm hai bao lì xì đỏ trong tay, cười nói: “Đừng để ý đến ông ấy, càng già càng thích kiếm chuyện, Tiểu Sơn đưa trà cho ông ấy nhanh đi rồi chúng ta ăn cơm.”
Nhiếp Duy Sơn bưng trà quỳ xuống trước mặt Đinh Hán Bạch rồi dâng lên nói: “Sư phụ, lại một năm nữa trôi qua, chúc người khoẻ mạnh an khang, vui vẻ hạnh phúc.”
Đinh Hán Bạch nhận chén trà: “Lại một năm nữa trôi qua, vẫn là hai câu nói này.”
Nhiếp Duy Sơn lại bưng một chén đưa sang cho Kỷ Thận Ngữ: “Sư thúc, chúc mừng năm mới, lời chúc thì để Dương nhi thay con nói đi ạ, đỡ phải làm cậu ấy nín nhịn khó chịu.”
Doãn Thiên Dương bóc được một đống giấy gói kẹo và vỏ đậu phộng, đợi sau khi nuốt hết đồ trong miệng thì mới lên tiếng: “Sư thúc ơi, chúc người năm mới chạm khắc được nhiều đồ mình thích hơn nữa, thứ nào cũng bán được giá cao, việc kinh doanh của quán trà cũng phát đạt, đợi đến mùa xuân con sẽ mang lựu và táo tới tặng người. Con cũng chúc người mỗi ngày đều vui vẻ, sư phụ không làm người tức giận, nếu hai người cãi nhau thì ông ấy sẽ chịu thua trước, không ai đổ bệnh mà sống thẳng tới chín mươi chín tuổi.”
Đinh Hán Bạch bới móc: “Tôi định sống đến một trăm tuổi đây, cậu đang nguyền rủa tôi chết sớm đấy à?”
“Anh đủ chưa.” Kỷ Thận Ngữ vẫn luôn cười, đưa hai bao lì xì đỏ thẫm cho Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương, “Cầm đi, nghe nói Tiểu Sơn muốn mở một cửa tiệm mới, coi như đây là chút tấm lòng của hai bọn ta.”
Doãn Thiên Dương vội nói: “Con và bạn định mở một phòng tập thể dục, đến lúc đó người và sư phụ đến tập luyện nhé, không cần tiền ạ!”
Đinh Hán Bạch vẫn chưa thôi: “Nếu lúc tập bất ngờ bị đau eo thì các cậu có chi tiền thuốc không?”
Trong phòng tiếng cãi cọ vang lên không dứt, một bữa cơm ăn vô cùng náo nhiệt, hai thầy trò hai thế hệ ngồi cạnh nhau ăn cơm uống rượu, nói từ chuyện trong nghề cho tới những chuyện xưa đã qua, tựa như lời muốn nói không bao giờ dứt
Ngoài cửa sổ tuyết lại bắt đầu rơi, cơm nước xong Đinh Hán Bạch và Kỷ Thận Ngữ đứng sóng vai nhau dưới mái hiên, Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương chụp cho họ một tấm hình.
Trên đường về nhà, Doãn Thiên Dương nói: “Sư phụ và sư thúc lãng mạn thật đấy, cứ cuối năm là lại chụp một bức ảnh.”
“Sư phụ nói bọn họ đã không còn trẻ, tương lai nếu ai đi trước thì những tấm hình kia có thể trở thành chút kỷ niệm với người còn lại.” Nhiếp Duy Sơn dắt tay Doãn Thiên Dương, “Không thì sau này chúng ta cũng chụp đi.”
Doãn Thiên Dương đội mũ lên, nhìn những bông hoa tuyết rơi dưới ánh đèn đường: “Được, chụp cùng với Thiên Đao.”
Hai người nắm tay nhau đi trên đường, để lại phía sau hai hàng dấu chân, tuyết cứ rơi cứ rơi, dấu chân cũng dần dần bị che lấp.
05
“Dương nhi, tớ muốn nói hai câu.”
“Nói cái gì, lạnh thế này đừng nói nữa.”
“Chỉ hai câu thôi, sau này mở phòng tập thể dục đừng dạy kèm học viên nữ được không?”
“Cậu ngốc à, tớ không thích con gái.”
“Câu thứ hai, cũng đừng kèm nam.”
“Tớ khuyên cậu câu thứ ba làm tớ vui một chút, nếu không cả năm tới cậu không xong đâu.”
Nhiếp Duy Sơn nói câu thứ ba: “Chỉ kèm tớ thôi, được không?”
Doãn Thiên Dương bắt đầu hớn hở: “Kèm cậu lên một trăm cân luôn!”
Tuyết vẫn tiếp tục rơi, bọn họ vẫn vừa đi vừa nói cười, cứ dắt tay nhau như vậy tiến về phía trước, như có thể bên nhau tới đầu bạc.
___________________________
Tác giả có lời muốn nói: Tôi không biết viết ngoại truyện ORZ Là ai phát minh ra ngoại truyện, tôi muốn nói chuyện với người đó!
Hết chương 61.
Trong giờ học nặn đất sét ở nhà trẻ, Nhiếp Duy Sơn có tài năng thiên phú, nắm đất sét trong tay hết nặn ô tô, hoa quả rồi nặn chó con, không có gì là cậu không làm được, dần dần những đứa trẻ xung quanh đều xúm lại xem, muốn nhờ cậu nặn giúp mình.
Doãn Thiên Dương đang ngồi đối diện Nhiếp Duy Sơn bị đẩy sang một bên, cậu không biết nặn, cũng không thích nặn, cậu nhào tất cả các cục đất sét lại vào với nhau, sau đó dính bết đầy cả tay.
Nhìn một nắm đất sét to đủ mọi màu sắc như vậy, Doãn Thiên Dương nhớ đến chiếc mũ lưỡi trai màu của chị cậu, vì vậy cậu ụp cả nắm đất sét lên đầu mình rồi ra sức ấn.
“Tiểu Sơn, cậu mau nhìn tớ này!”
Nhiếp Duy Sơn ngẩng đầu nhưng lại chỉ nghe thấy tiếng mà không nhìn thấy người, cậu đẩy các bạn vây xung quanh ra thì rốt cuộc cũng trông thấy Doãn Thiên Dương với cái đầu dính đất sét. Doãn Thiên Dương khi đó vẫn còn có chút da thịt, trông bộ dạng vô cùng hớn hở: “Nhìn mũ tớ làm cậu có muốn không?”
“Tớ thì thôi đi…” Nhiếp Duy Sơn cảm thấy da đầu mình căng lên, “Cậu còn lấy xuống được không vậy?”
Doãn Thiên Dương chưa nghĩ tới vấn đề này, bèn giơ tay kéo một cái, cùng lúc đó cũng hét lên một tiếng thảm thiết!
Đất sét đã dính vào tóc, nếu kéo mạnh thì sẽ nhổ cả tóc nhưng không kéo mạnh thì không thể sạch được, những đứa trẻ khác trông thấy đều sững sờ, sau khi bình tĩnh lại thì bắt đầu cười nhạo Doãn Thiên Dương.
Hai mắt Doãn Thiên Dương hiện rõ sự hoảng sợ: “Tớ phải làm sao bây giờ?”
“Cậu đừng kéo vội.” Nhiếp Duy Sơn đứng dậy khỏi ghế của mình, sau khi đi tới cạnh Doãn Thiên Dương thì giơ tay ra sờ, trong miếng đất sét có cảm giác của những sợi tóc, bên trong mái tóc lại xen lẫn hương thơm của đất sét. Cậu đi vòng quanh Doãn Thiên Dương hai vòng rồi cẩn thận quan sát đầu của Doãn Thiên Dương, cuối cùng dừng lại và hét lên: “Cô ơi! Mau cứu Doãn Thiên Dương đi ạ!”
Doãn Thiên Dương bị cô giáo bế đi gội đầu, nhưng tóc tai đã ướt rượt mà đất sét vẫn không gỡ ra được, lúc lau khô thì đất sét còn dính cả vào khăn bông, vì vậy cô giáo bèn lấy khăn quấn đầu cậu lại, bảo cậu cố gắng chịu đựng đến khi tan học.
Cả lớp có ba mươi mấy bạn nhỏ người Trung Quốc, chỉ có Doãn Thiên Dương bọc bọc quấn quấn trông như một người Ả Rập, lúc này cậu đã trở nên yên phận, không nói gì cũng chẳng chạy nhảy lung tung mà ngồi im tại chỗ đọc sách với bọc khăn bông và đất sét vừa nặng vừa nóng trên đầu.
“Dương nhi, cậu cầm sách ngược rồi.” Nhiếp Duy Sơn sợ người khác cười nên ghé sát vào nhỏ giọng nhắc nhở.
Doãn Thiên Dương nói: “Tớ có đọc đâu.”
Nhiếp Duy Sơn gật đầu: “Ờ, cậu không vui à?”
Doãn Thiên Dương cũng gật đầu: “Đầu tớ đau.”
Một lúc sau, Nhiếp Duy Sơn nói: “Cậu nhìn tớ đi.”
Doãn Thiên Dương quay đầu nhìn về phía đối phương thì phát hiện trên đầu Nhiếp Duy Sơn cũng quấn một bọc khăn bông, hơn nữa còn chẳng quấn đẹp bằng của cậu. Nhiếp Duy Sơn quệt mồ hôi trên trán: “Mẹ ơi, nóng thật đấy.”
Hai người họ quấn khăn bông cả ngày, buổi trưa đi ngủ cũng không bỏ ra. Hai chiếc giường nhỏ đặt sát bên nhau, nếu quay mặt vào nhau thì chỉ cách mấy thanh lan can bảo vệ. Doãn Thiên Dương lăn tới bên thành giường rồi thì thầm hỏi: “Tiểu Sơn này, cậu nói xem nếu phát ra tiếng mà không mở miệng thì cô có biết là ai làm không?”
Nhiếp Duy Sơn cũng lăn tới: “Không biết, không thì cậu thử xem?”
“Được, chúng ta đều nhắm mắt giả vờ ngủ đi.” Doãn Thiên Dương nhắm mắt lại bắt đầu hầm hừ, âm thanh lúc ban đầu thì như muỗi kêu nhưng đến khi các giáo viên đi đắp chăn cho từng người thì cậu dần dần hừ to hơn.
Cô giáo tét một cái lên mông cậu: “Doãn Thiên Dương, đầu em đã như thế rồi giờ còn muốn quấn cả miệng lại hả?”
Nhiếp Duy Sơn nằm im trên giường thầm vui sướng, đợi đến khi các giáo viên đi rồi mới mở mắt: “Thì ra ngậm miệng phát ra tiếng vẫn có thể biết là ai!” Doãn Thiên Dương vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, nắm chặt thanh lan can gật mạnh đầu: “Đúng đấy! Cô giáo siêu thật!”
Buổi chiều tan học về nhà, Doãn Thiên Dương bị Doãn Hướng Đông dẫn đi cắt tóc, cắt xong thì trên đầu nhẹ nhõm hơn hẳn, cậu cầm hai hộp sữa chua trong nhà sang sát vách tìm Nhiếp Duy Sơn, hai người ngồi trước cửa nhà vừa uống vừa nói chuyện.
“Ngày mai tớ phải đến Cung thiếu nhi học cờ vây, cậu có đi không?”
“Không đi đâu, nghe chán lắm.”
“Rõ ràng là chán mà! Mẹ tớ nói là có thể chữa được chứng tăng động(*) của tớ nên bắt tớ học!”
“Cậu là bị bệnh nan y rồi, chắc không chữa được đâu.”
(*)Tên chính xác là Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder – ADHD), là một rối loạn sức khỏe tâm thần có thể gây ra các hành vi hiếu động và bốc đồng trên mức bình thường. Người bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc tập trung sự chú ý vào một nhiệm vụ duy nhất hoặc ngồi yên trong thời gian dài.
02
Thật ra không phải Doãn Thiên Dương vừa sinh ra đã tràn đầy tự tin, bấm tay tính thử thì chắc hẳn là do tích lũy dần dần mà nên, vào năm cậu học Tiểu học thì sự tự tin đã được biểu hiện khá rõ ràng.
Nếu phải truy tìm căn nguyên thì tất cả là do Nhiếp Duy Sơn nói cậu bị mắc bệnh nan y. Cậu xem TV thì biết bệnh nan y sẽ gây chết người, nhưng không ngờ bản thân lại có thể trưởng thành thành một học sinh tiểu học hoạt bát vui vẻ, đeo khăn quàng đỏ vào thì tinh thần lại càng thêm hăng hái, về sau tuy đã hiểu chuyện nhưng sự tự tin đã không thể kìm lại được.
“Doãn Thiên Dương, xuống đây!”
“Xuỵt…” Doãn Thiên Dương dẫm lên thang nằm bò trên đầu tường, lén lút nhìn sang sân nhà bên, cậu quay đầu nói, “Chị ơi, dì Nhã Nam kéo hành lý định đi đâu đó.”
Doãn Thiên Dương như đang thực hiện truyền hình trực tiếp: “Dì ấy đi ra rồi, chú Nhiếp đứng ở cửa không nhúc nhích.”
“Đi tới cửa, Tiểu Sơn đi theo dì ấy rồi, hai mẹ con đi du lịch ạ?”
“Ơ? Dì Nhã Nam ra khỏi cửa nhưng Tiểu Sơn vẫn đứng ở trong cửa.”
Bên ngoài vang lên tiếng bước chân, Phong Nhã Nam kéo hành lý đi qua cửa nhà bọn họ, Doãn Thiên Dương trèo xuống thang dưới sự thúc giục của Doãn Thiên Kết rồi cậu vội vàng chạy ra cửa, đứng trên bậc thang gọi “Dì Nhã Nam ơi”.
Phong Nhã Nam không quay đầu, cũng không để ý đến, Doãn Thiên Dương bèn bước xuống bậc chạy sang nhà bên, trông thấy Nhiếp Duy Sơn vẫn đang đứng ở ngưỡng cửa. Hai người họ một người đứng bên trong, một người đứng bên ngoài, cả hai đều đứng sát bên khung cửa, Nhiếp Duy Sơn hỏi: “Cậu thấy cả rồi à?”
“Ừ, dì đi đâu vậy?” Doãn Thiên Dương lặng lẽ nhìn Nhiếp Phong, có cảm giác đối phương vô cùng khổ sở, “Có phải bố mẹ cậu cãi nhau không? Vậy buổi tối cậu sang nhà tớ ăn cơm đi, ăn xong thì chúng ta xem hoạt hình.”
Nhiếp Duy Sơn cúi đầu chưa nói có đi hay không thì Doãn Thiên Dương đã xoay người chạy mất: “Thế tớ về nhà chờ cậu nhé!”
Cậu mới chạy được mấy bước thì Nhiếp Duy Sơn ở phía sau nói: “Dương nhi, bố tớ với mẹ tớ ly hôn rồi.”
Sợ Doãn Thiên Dương không hiểu, Nhiếp Duy Sơn lại nói thêm một câu giải thích: “Sau này mẹ tớ sẽ không về nữa.”
Doãn Thiên Dương đứng dưới bậc thang ngây người, một lúc sau thì đột nhiên há miệng khóc thật to. Thật ra cậu không hiểu ly hôn là gì, nhưng thử đổi vị trí mà suy nghĩ nếu như Bạch Mỹ Tiên bỏ đi không bao giờ trở về nữa thì cậu sợ đến mức bật khóc thật lớn, dù sao cũng không có đứa trẻ nào có thể chịu được việc mẹ rời bỏ mình.
Nhiếp Duy Sơn bị tiếng khóc lây nhiễm, cũng cúi đầu dụi dụi mắt. Nhiếp Phong thì giống như một bức tượng điêu khắc, từ đầu đến cuối đều đứng ở cửa phòng không có bất cứ phản ứng gì, sau đó thím ba qua đây dẫn cậu sang hẻm Nhất Vân.
Không bao lâu sau, toàn bộ nhà cửa sân vườn của gia đình Nhiếp Duy Sơn đều bán hết, Nhiếp Phong rời nhà không biết đi đâu, còn Nhiếp Duy Sơn thì mang theo hành lý chuyển sang nhà chú ba.
Buổi tối, Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương đứng cạnh nhau trên chiếc thang nhìn trộm, Doãn Thiên Dương hỏi: “Sau này cậu không về nhà được nữa à?”
“Ừ, nhà đã bán rồi, không còn là nhà của tớ nữa.” Nhiếp Duy Sơn nhìn sang nhà bên, “Sau này cậu cũng không thể sang nhà tớ nữa rồi.”
Doãn Thiên Dương nói: “Tớ sang nhà cậu để tìm cậu, giờ cậu ở nhà tớ rồi thì tớ còn sang nhà cậu làm gì.” Cậu giơ tay lên che mắt của Nhiếp Duy Sơn lại, “Cậu đừng nhìn nữa, không đẹp đâu.”
Lòng bàn tay dần dần trở nên ẩm ướt, Doãn Thiên Dương nhỏ giọng an ủi: “Tớ che cho cậu rồi, có khóc cũng không ai nhìn thấy được đâu, cậu khóc thỏa sức đi.”
Nhiếp Duy Sơn hít hít mũi rồi nói: “Trên tay cậu có mùi quýt.”
“Bởi vì vừa nãy tớ ăn hai quả, vẫn còn đấy, cậu ăn không?” Doãn Thiên Dương thả tay xuống rồi tự ngửi tay mình, “Không thì vừa ăn vừa khóc đi, quýt ngọt lắm á.”
Nhiếp Duy Sơn lau sạch nước mắt, rồi lẳng lặng nhìn Doãn Thiên Dương, cảm thấy rất muốn cười.
03
“Sao đến tốt nghiệp Tiểu học thì không còn nữa?”
Nhiếp Duy Sơn cầm một quyển sổ dày đọc hết cả buổi chiều, từng câu từng chữ đều cảm thấy rất say sưa, kết quả còn chưa kịp chuẩn bị tinh thần thì đã lật phải một trang trống không, bèn hỏi: “Tại sao không viết giai đoạn học cấp hai?”
Doãn Thiên Dương ngồi ở sau quầy cầm một chiếc khăn nhỏ lau chùi khay trang sức, nói: “Tớ ngồi trong mấy tiết đại cương thấy chán quá nên mới viết, viết xong tốt nghiệp Tiểu học thì đúng lúc được nghỉ đông nên không viết những phần sau.”
Bìa của quyển sổ có ghi ba chữ “Tập hồi ký”, Nhiếp Duy Sơn khuyên nhủ: “Tập hồi ký thì phải viết hết tất cả nếu không người khác đọc chắc chắn hiểu lầm, tưởng chúng ta học hết Tiểu học là tèo rồi.”
“Cậu biến đi, nhật ký của tớ ngoài cậu thì còn ai đọc chứ.” Doãn Thiên Dương cứ lau xong một chiếc thì sẽ đeo thử một chút, “Đợi sang học kỳ sau thì viết tiếp đi, để trong kỳ nghỉ tớ nâng cao trình độ viết văn chút đã.”
Nhìn xuyên qua cửa sổ và cửa kính có thể trông thấy ngoài trời đang đổ tuyết, xe cộ trên phố giảm tốc độ, người đi đường cũng trở nên khó khăn hơn, cây lựu và cây táo ở sân sau đều được quét một lớp bảo vệ, còn trong nhà vệ sinh cũng đã có thêm hai bộ máy sưởi.
Đến bốn, năm giờ chiều là trời bắt đầu tối, Song Nhĩ Ký cũng đóng cửa sớm. Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương bỏ lại xe điện mà tay trong tay đi bộ về nhà.
Chỗ ở của bọn họ cách không xa Học viện Thể thao, thuận tiện cho Doãn Thiên Dương đi học và huấn luyện, ngoài cửa khu nhà được treo bốn chiếc đèn lồng đỏ, trên đó còn viết “Chúc mừng năm mới”, Nhiếp Duy Sơn hỏi: “Trong nhà còn gì ăn không, có muốn đi mua thức ăn không?”
Doãn Thiên Dương thở ra một làn khói trắng: “Không cần mua, lạnh chết tớ mất!”
Hai người vội vã về nhà, vừa vào cửa đã nhanh chóng cởi giày thay quần áo, sau đó cùng nhau vào bếp chuẩn bị cơm tối. Thiên Đao đã từ một chú chó đất nhỏ đáng yêu trở thành một chú chó đất to xấu xí, ngồi ở trước cửa phòng bếp nhìn hai người họ làm việc.
“Mau thái ít hành lá đi, để tớ cho vào nồi.”
“Một nhánh đủ chưa? Thái to hay băm nhỏ?”
Doãn Thiên Dương vừa thái vừa chảy nước mắt mà lại không thể giơ tay lên lau, khó chịu đến mức hầm hừ. Nhiếp Duy Sơn dừng việc đang làm lại, cướp con dao rồi nói: “Để tớ thái cho, cậu đi rửa đi.”
Doãn Thiên Dương không những không đi rửa mà còn đứng bên sườn ôm Nhiếp Duy Sơn, cọ hết nước mắt chảy ra lên vai đối phương, rồi thở dài nói: “Đàn ông không dễ dàng rơi lệ, là vì chưa từng thái hành lá.”
Nhiếp Duy Sơn vừa thái vừa cười: ” Đàn ông không dễ dàng rơi lệ, còn là vì chưa từng làm trên giường.”
(*)Câu gốc là “Đàn ông không dễ dàng rơi lệ, là vì chưa chạm tới nỗi thương tâm” – Nam nhi hữu lệ bất khinh đạn, chích nhân vị đáo thương tâm xử. (Trích trong “Bảo kiếm ký” của Lý Khai Tiên)
“Đệch! Cậu là đồ hư hỏng!” Doãn Thiên Dương đỏ mặt nhưng vẫn không buông tay, “Đúng rồi, nói cho cậu chuyện này, bắt đầu từ ngày mai tớ sẽ đi làm ở phòng tập thể dục.”
“Hả? Đi làm?” Nhiếp Duy Sơn dừng lại, “Kỳ nghỉ đông cũng không dài lắm, sao lại có ý định đi làm?”
Doãn Thiên Dương nói: “Nghỉ đông thì làm toàn thời gian còn sau khi khai giảng thì làm bán thời gian, kiếm tiền là phụ, mục đích chính là khảo sát học tập.” Cậu ghé sát vào rồi nói với vẻ mong đợi: “Tớ và Tần Triển định hợp tác mở phòng tập thể dục.”
Nhiếp Duy Sơn vui mừng nói: “Vậy tớ phải làm gì để giúp đỡ cậu đây?”
“Không cần, không cần.” Doãn Thiên Dương thở nhẹ bên tai đối phương, “Trên giường bớt giày vò tớ là được.”
Thiên Đao gãi gãi tai, trông thấy Nhiếp Duy Sơn vác Doãn Thiên Dương vào phòng ngủ, nó cũng chẳng thể làm gì khác đành vẫy đuôi quay về ổ chó, không biết đến mấy giờ mới có thể ăn được món sườn hầm.
04
Năm đó lúc bái sư đã từng nói, vào ngày lễ ngày tết phải dập đầu dâng trà cho sư phụ trước, cho nên một đêm trước khi giao thừa Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương đã cùng nhau tới nhà Đinh Hán Bạch.
Phòng ăn tỏa ra hương thơm, bữa cơm tất niên đã chuẩn bị xong, Đinh Hán Bạch ngồi trên sô pha ngoài phòng khách uống trà khai vị, nói với Doãn Thiên Dương: “Cậu không dập đầu lạy tôi, cũng chẳng dâng trà cho tôi mà hàng năm còn đến nhà tôi ăn ké cơm.”
Doãn Thiên Dương ngậm kẹo xốp bóc đậu phộng: “Tôi cũng không phải đồ đệ ông thì dập đầu với dâng trà cho ông làm gì, mà lại nói, là sư thúc bảo tôi tới, tôi tới để nói chuyện với sư thúc.”
Kỷ Thận Ngữ cầm hai bao lì xì đỏ trong tay, cười nói: “Đừng để ý đến ông ấy, càng già càng thích kiếm chuyện, Tiểu Sơn đưa trà cho ông ấy nhanh đi rồi chúng ta ăn cơm.”
Nhiếp Duy Sơn bưng trà quỳ xuống trước mặt Đinh Hán Bạch rồi dâng lên nói: “Sư phụ, lại một năm nữa trôi qua, chúc người khoẻ mạnh an khang, vui vẻ hạnh phúc.”
Đinh Hán Bạch nhận chén trà: “Lại một năm nữa trôi qua, vẫn là hai câu nói này.”
Nhiếp Duy Sơn lại bưng một chén đưa sang cho Kỷ Thận Ngữ: “Sư thúc, chúc mừng năm mới, lời chúc thì để Dương nhi thay con nói đi ạ, đỡ phải làm cậu ấy nín nhịn khó chịu.”
Doãn Thiên Dương bóc được một đống giấy gói kẹo và vỏ đậu phộng, đợi sau khi nuốt hết đồ trong miệng thì mới lên tiếng: “Sư thúc ơi, chúc người năm mới chạm khắc được nhiều đồ mình thích hơn nữa, thứ nào cũng bán được giá cao, việc kinh doanh của quán trà cũng phát đạt, đợi đến mùa xuân con sẽ mang lựu và táo tới tặng người. Con cũng chúc người mỗi ngày đều vui vẻ, sư phụ không làm người tức giận, nếu hai người cãi nhau thì ông ấy sẽ chịu thua trước, không ai đổ bệnh mà sống thẳng tới chín mươi chín tuổi.”
Đinh Hán Bạch bới móc: “Tôi định sống đến một trăm tuổi đây, cậu đang nguyền rủa tôi chết sớm đấy à?”
“Anh đủ chưa.” Kỷ Thận Ngữ vẫn luôn cười, đưa hai bao lì xì đỏ thẫm cho Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương, “Cầm đi, nghe nói Tiểu Sơn muốn mở một cửa tiệm mới, coi như đây là chút tấm lòng của hai bọn ta.”
Doãn Thiên Dương vội nói: “Con và bạn định mở một phòng tập thể dục, đến lúc đó người và sư phụ đến tập luyện nhé, không cần tiền ạ!”
Đinh Hán Bạch vẫn chưa thôi: “Nếu lúc tập bất ngờ bị đau eo thì các cậu có chi tiền thuốc không?”
Trong phòng tiếng cãi cọ vang lên không dứt, một bữa cơm ăn vô cùng náo nhiệt, hai thầy trò hai thế hệ ngồi cạnh nhau ăn cơm uống rượu, nói từ chuyện trong nghề cho tới những chuyện xưa đã qua, tựa như lời muốn nói không bao giờ dứt
Ngoài cửa sổ tuyết lại bắt đầu rơi, cơm nước xong Đinh Hán Bạch và Kỷ Thận Ngữ đứng sóng vai nhau dưới mái hiên, Nhiếp Duy Sơn và Doãn Thiên Dương chụp cho họ một tấm hình.
Trên đường về nhà, Doãn Thiên Dương nói: “Sư phụ và sư thúc lãng mạn thật đấy, cứ cuối năm là lại chụp một bức ảnh.”
“Sư phụ nói bọn họ đã không còn trẻ, tương lai nếu ai đi trước thì những tấm hình kia có thể trở thành chút kỷ niệm với người còn lại.” Nhiếp Duy Sơn dắt tay Doãn Thiên Dương, “Không thì sau này chúng ta cũng chụp đi.”
Doãn Thiên Dương đội mũ lên, nhìn những bông hoa tuyết rơi dưới ánh đèn đường: “Được, chụp cùng với Thiên Đao.”
Hai người nắm tay nhau đi trên đường, để lại phía sau hai hàng dấu chân, tuyết cứ rơi cứ rơi, dấu chân cũng dần dần bị che lấp.
05
“Dương nhi, tớ muốn nói hai câu.”
“Nói cái gì, lạnh thế này đừng nói nữa.”
“Chỉ hai câu thôi, sau này mở phòng tập thể dục đừng dạy kèm học viên nữ được không?”
“Cậu ngốc à, tớ không thích con gái.”
“Câu thứ hai, cũng đừng kèm nam.”
“Tớ khuyên cậu câu thứ ba làm tớ vui một chút, nếu không cả năm tới cậu không xong đâu.”
Nhiếp Duy Sơn nói câu thứ ba: “Chỉ kèm tớ thôi, được không?”
Doãn Thiên Dương bắt đầu hớn hở: “Kèm cậu lên một trăm cân luôn!”
Tuyết vẫn tiếp tục rơi, bọn họ vẫn vừa đi vừa nói cười, cứ dắt tay nhau như vậy tiến về phía trước, như có thể bên nhau tới đầu bạc.
___________________________
Tác giả có lời muốn nói: Tôi không biết viết ngoại truyện ORZ Là ai phát minh ra ngoại truyện, tôi muốn nói chuyện với người đó!
Hết chương 61.
Mừng Giáng Sinh, Tặng Ngay 15% Giá Trị Nạp. Chương Trình Khuyến Mãi Kéo Dài Từ 24/12 Đến Hết 27/12, Nhanh Tay Lên Các Bạn Ơi!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook