Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
-
Chương 130: Vào rừng tìm người
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Ăn sáng xong thì ai lo việc nấy, xưởng gỗ vẫn tiếp tục đóng ghe nhỏ, ghe lớn. Đơn hàng hai mươi cái làm xong, ai cũng vui mừng hớn hở, thật không nghĩ mình làm được như giao hẹn. Bùi gia đúng lời, giao hết ghe thì cũng trả xong tiền. Hai trăm mấy chục quan toàn bằng đỉnh bạc. Nhờ cậu hai đổi ra một phần tiền kẽm để dễ trả tiền cho nhóm thợ.
Phùng gia phía cuối làng, sau khi tính tiền công được gần năm quan, nhà họ bù vô để đổi thành một đỉnh bạc. Mọi người cười vui săm soi đỉnh bạc sáng loáng. Đúng là quá chừng tiền kẽm mới đổi được cái này.
Cha đã gởi thêm tiền công khó nhọc cho thúc bá trong làng, nhờ đốn thêm gỗ để dự trữ. Cha tính đóng thêm bốn năm chiếc nhỏ và hai ba ghe lớn để ở tiệm Phụng Hiệp. Ở nhà mình cũng để sẵn khi khách đến mua thì bán luôn.
Hết tháng mười này Trần sư phụ mới bắt đầu dạy học tiếp. Mai mang giỏ đệm, đội nón lá chạy ù ra trước cửa quán. Cô vừa lẩm nhẩm học chữ vừa nhìn ra mặt nước mênh mông. Con rạch đầy nước vỗ ì oạch lên bờ đất. Chỉ cần một gợn sóng nhỏ cũng đủ làm nước lan lên bờ.
Trời vẫn mưa lâm râm, mấy đàn chim vẫn bay liệng tới lui săn mồi. Thỉnh thoảng chúng chao nhanh như chớp xuống mặt nước rồi vụt bay lên, mỏ quặp con cá. Khả năng đáp nước rồi vút lên như chớp này thật diệu kỳ, máy móc hiện đại của con người không thể sánh kịp. Vũng Đông Hồ vắng vẻ, nhưng phía con rạch nhỏ trong làng vẫn có người giăng câu, đánh lưới.
Quán nhà Lưu tam bá bên kia không biết từ lúc nào đã trở thành nơi tụ tập của người trong làng. Nghe nói có bán rượu, đồ nhắm. Có hôm Lưu tam bá mẫu sang nhà cô hỏi “mượn” vịt nữa. Bá mẫu nói hôm đó ở nhà không bẫy được vịt làm mồi nhậu cho khách nên mượn đỡ nhà Mai. Hôm sau chắc chắn bẫy được mang qua trả.
“Trời, có tính được vậy sao?” Đâu có ai muốn đổi như vậy, ngũ cô không thích nhưng chưa biết trả lời sao thì Mai nhanh miệng nói:
– Dạ, cháu cũng tính qua mượn khăn thêu chữ Phúc mới của tứ tỷ về học thêu. Chút cháu bắt con vịt cồ qua nhà bá mẫu rồi mượn khăn luôn.
– Hả? Cái khăn đó, để ta về xem a Ngọc cất ở đâu.
Nói rồi bà đứng dậy, xách nón đi về. Mai bĩu môi nhìn theo, ngũ cô hơi cười nói:
– Con vịt đổi cái khăn thêu, cũng đáng giá.
Ha ha, chắc chắn tam bá mẫu không đổi rồi. Bá mẫu làm quen như thế nào mà được nhà phú hộ Từ biết mặt. Nghe nói hôm rằm Hạ Nguyên thấy Từ tiểu thơ đi chùa có cầm khăn thêu ngũ phúc rất đẹp. Ở chỗ đông người tam bá mẫu thân thiết muôn mượn về xem để làm mẫu cho Ngọc tỷ thêu.
Đồ trên tay tiểu thơ nhà người ta, làm sao đưa ra ngoài? Từ tiểu thơ cũng biết lẽ nên nói trong nhà còn có vài mẫu thêu đẹp, hôm nào mời tam bá mẫu và Ngọc tỷ đến xem làm mẫu. Không biết người ta mời lơi hay thiệt, nhưng mà tam bá mẫu thật sự dẫn Ngọc tỷ đến đó, lúc về thì được tặng cái khăn thêu. Đương nhiên không phải do Từ tiểu thơ đích thân thêu rồi, còn ai thêu thì ai mà biết chứ.
Lưu tam bá mẫu rất hãnh diện chuyện này, xem như là có quen biết với nhà giàu nhất vùng, còn được tặng quà nữa. Mai chỉ nghe nói, chưa thật sự thấy cái khăn đó. Cô cũng không bận tâm lắm, lúc nãy là cô bực bội chuyện tam bá mẫu “mượn” con vịt nhà mình rồi bán lại cho khách, kỳ cục quá nên đem chuyện này ra trêu thôi.
Cô có thể vẽ được một cái ghe, lẽ nào không vẽ được mấy mẫu thêu. Nói thật là cô không thích chuyện ngồi cả ngày để thêu thùa, vừa hại mắt mà con đau lưng. Ngồi nhiều lúc về già không tốt chút nào!
Sau này a Cúc về làm dâu La gia, cũng không cần phải có tài thêu “tuyệt đỉnh” làm gì. Giống như nương và ngũ cô, biết cắt vải, may vá quần áo là được rồi.
Mai nghe tiếng lao xao bên quán nhà Lưu tam bá. Nước lên cao, vừa gặt lúa xong nên mấy người đàn ông rảng rỗi được đi uống rượu đây mà.
Liên tiếp hai ba ngày sau, nước không dâng ồ ạt nữa mà cứ lững lững, mấp mé bờ rạch. Đến ngày chợ phiên, Hùng huynh và a Báo bán xong con mồi săn được thì giang ghe vào nhà cô. Nước dâng cao cũng không thể cản mấy đứa con trai vui đùa, tìm trò chơi. Con rạch rộng hơn làm mấy đứa nhỏ nghĩ ra trò đua ghe.
An ca và a Phúc một đội, cô và a Báo một đội. A Báo dành làm đội trưởng, đứng mũi ghe chèo. Kết quả ư? đương nhiên là đội cô thua rồi, a Báo có thể bắn cung tên giỏi, chạy nhanh, nhưng chèo ghe thì làm sao bằng a An được. Thua hai lần liên tiếp khiến a Báo hết hứng thú. Mấy đứa rủ nhau chèo ghe ra ven mặt vũng hái nấm tràm, kiếm hột vịt, trứng chim.
Quanh quẩn, len lỏi trong rừng tràm đến trưa thì đã hái lượm được nào là nấm tràm, hột vịt. Còn có một ổ vịt con vừa nở, trứng mấy con chim vỏ màu trắng, bông, xanh đủ cỡ. A Báo vậy mà hay, còn lấy được một tổ ong tràm nhỏ. May là không bị đám ong dí, chúng ngửi mùi khói bay mấy vòng thì bỏ tổ đi mất.
Lúc đang ăn cơm trưa thì có ghe cập bến. Tiếng bước chân đi vào rất vội. Cả nhà ngạc nhiên đứng dậy nhìn. Là dì năm, đi chung còn có ông ngoại, Sinh ca; thêm Lý thúc và a Sao nữa. Có chuyện rồi!
Ai cũng thấy mắt dì năm đỏ hoe, sưng to, là khóc nhiều lắm!
– Cha ăn cơm.
– Ừ.
Sáng nay chắc từ nhà Lý thúc đi rất sớm, ông ngoại cũng không khách sáo mà ngồi xuống bàn dài nhà trên. Ông liếc dì năm nói:
– Ăn cơm xong rồi nói.
Câu này cũng chặn luôn mấy câu hỏi của cha nương Mai. Ừ, dù sao ăn cơm xong rồi nói, không muộn. Nghĩ như vậy nhưng ai cũng ăn nhanh hơn bình thường, dọn dẹp chén đũa xong thì chia nhau ngồi trên hai bộ ván nhà trên. Ông ngoại chầm chậm nói mấy chuyện đã xảy ra cách đây gần nửa tháng.
Nước bắt đầu dâng lên, cũng giống như ở đây, nhà nào cũng lo phơi khô lúa, cho vô bao rồi kê cây dưới nền, mới dám chất lên. Dì dượng năm sau khi bán hết đèn cầy, thấy nước lên cao nên cũng đến nhà ngoại nghỉ tạm mấy hôm. Qua được hai ngày thì có khách đến tìm dượng. Kể chuyện có ghe của đồng hương đi vào miệt chợ Bàu Sen đã gần mười ngày mà chưa quay về. Nhóm người đó đi ghe lớn, cũng gần mười người, cũng có người biết xuyên rừng, không thể nào lạc đường. Họ e ngại là gặp tai nạn nên muốn nhờ dượng năm đi cùng tìm kiếm. Dượng năm đã đi lại quanh vùng mấy năm nay, cơ hội tìm được người sẽ cao.
Dượng nghe kể thì giao việc nhà lại cho dì năm, dặn dì cứ ở nhà ngoại, dăm ba bữa sẽ nhắn tin về. Nói rồi dượng theo mấy người họ đi tìm. Gần một tuần sau vẫn không nghe tin tức gì, nước lại dâng cao từng ngày. Dì năm trông đứng trông ngồi, cứ khóc liên miên. Ông bà ngoại cũng sốt ruột, cậu hai nói để cậu chống ghe đến chợ Bàu Sen hỏi thăm tin tức. Bằng hữu người Chân lạp ở ngay đó có thể biết tin.
Đến lượt cậu hai đi rồi, ba bốn ngày cũng không về. Từ Phụng Hiệp đến chợ chỉ đi hơn nửa ngày là tới, không thể nào lâu như vậy, trừ khi cậu đi sâu vào rừng tìm nhóm người dượng năm luôn. Suy đoán này dì năm càng lo lắng, ông bà ngoại không yên được. Thế nên mấy ngày trước ông ngoại, Sinh ca và dì năm đi đến chợ Bàu Sen, gặp lúc nước lên cao, có chỗ chảy xiết, phải chống chèo vất vả. Đến chỗ chợ phiên bàu Sen thì thấy cảnh tan hoang, mấy ngôi nhà sàn bị dòng nước kéo đổ. Vách mái lá đổ xuống, trôi nổi rồi vướng lại tại mé rừng tràm. Chỉ còn có chỗ gò cao giữa chợ là nổi trên mặt nước. Ngôi nhà sàn của Thon bá vắng hoe, không có người, bếp tàn nhà lạnh. Ba người chống ghe xung quanh thì tìm được hai ngôi nhà vẫn còn người sinh sống, ngặt nỗi họ không nói tiếng Việt nhiều. Qua lời kể đứt đoạn thì mấy ngày trước nước xoáy làm nhà cửa, ghe xuống tan tác. Mọi người ai có ghe đều di tản hết. Hôm trước đúng là có người đến tìm Thon bá, ngủ lại một đêm rồi cùng nhau đi về mé rừng, không biết đi đâu.
Ba người thấy trời đã tối nên ngủ lại nhà Thon bá. Cũng may nước đã bắt đầu rút xuống, nên chuyến đi tới Giá Khê không có nguy hiểm. Lý thúc nghe chuyện thì tháp tùng đến đây. Trên đường có để ý hỏi thăm một số ghe thương lái đang vội vã tìm chỗ an toàn khi thấy nước ròng.
– Ta đoán a Thon biết tin tức hoặc đoán được nhóm người đi hướng nào, nên mới cùng nhị ca con đi theo. Nước rút so với với dông đôi khi còn nguy hiểm hơn, dễ mắc cạn trong rừng tràm mênh mông. Không thôi là bị kéo ra biển luôn. Ta nghĩ nhà con sẽ đóng thêm ghe nhỏ, nên muốn đến mượn một hai cái để vào trong đó dò thử.
– Được cha, có mấy chiếc vừa đóng xong. Con sẽ đi cùng a Sinh dò tìm. Cha lớn tuổi rồi, với nữa cha ở nhà còn để ý tin tức nhóm của dượng út và họ hàng dượng ấy.
Lời cha nói rất có lý. Ông ngoại đã lớn tuổi, rừng khuya sương độc làm sao chịu nổi. Lý thúc trầm tư một lát thì chậm rãi nói:
– Từ Giá Khê đến Bàu Sen là mảng rừng mênh mông. Ít người lai vãng. Cuối làng ta có a Vọc đã mấy lần tìm trầm, săn thú đã từng đi vào chỗ sâu nhất. Đệ nghĩ chúng ta quay lại Giá Khê nhờ a Vọc dẫn đường, vừa an toàn vừa có hy vọng tìm thấy Nguyễn huynh và a Thon.
– Được, nhờ đệ nói giúp một lời. Nhưng mà đệ không thể theo chúng ta.
Lý thúc trầm mặt, nhìn xuống chân mình rồi thở dài nói:
– Vậy đệ ở lại đây giúp huynh coi ngó cửa nhà. A Sao, con đến nhà Vọc bá nhắn lại lời cha.
– Dạ, con biết.
Tiếp theo là sắp xếp ai đi ai ở, còn nhờ người truyền tin về nhà ngoại. Không thấy ông ngoại về, ở nhà bên đó càng lo lắng nhiều hơn.
Phùng gia phía cuối làng, sau khi tính tiền công được gần năm quan, nhà họ bù vô để đổi thành một đỉnh bạc. Mọi người cười vui săm soi đỉnh bạc sáng loáng. Đúng là quá chừng tiền kẽm mới đổi được cái này.
Cha đã gởi thêm tiền công khó nhọc cho thúc bá trong làng, nhờ đốn thêm gỗ để dự trữ. Cha tính đóng thêm bốn năm chiếc nhỏ và hai ba ghe lớn để ở tiệm Phụng Hiệp. Ở nhà mình cũng để sẵn khi khách đến mua thì bán luôn.
Hết tháng mười này Trần sư phụ mới bắt đầu dạy học tiếp. Mai mang giỏ đệm, đội nón lá chạy ù ra trước cửa quán. Cô vừa lẩm nhẩm học chữ vừa nhìn ra mặt nước mênh mông. Con rạch đầy nước vỗ ì oạch lên bờ đất. Chỉ cần một gợn sóng nhỏ cũng đủ làm nước lan lên bờ.
Trời vẫn mưa lâm râm, mấy đàn chim vẫn bay liệng tới lui săn mồi. Thỉnh thoảng chúng chao nhanh như chớp xuống mặt nước rồi vụt bay lên, mỏ quặp con cá. Khả năng đáp nước rồi vút lên như chớp này thật diệu kỳ, máy móc hiện đại của con người không thể sánh kịp. Vũng Đông Hồ vắng vẻ, nhưng phía con rạch nhỏ trong làng vẫn có người giăng câu, đánh lưới.
Quán nhà Lưu tam bá bên kia không biết từ lúc nào đã trở thành nơi tụ tập của người trong làng. Nghe nói có bán rượu, đồ nhắm. Có hôm Lưu tam bá mẫu sang nhà cô hỏi “mượn” vịt nữa. Bá mẫu nói hôm đó ở nhà không bẫy được vịt làm mồi nhậu cho khách nên mượn đỡ nhà Mai. Hôm sau chắc chắn bẫy được mang qua trả.
“Trời, có tính được vậy sao?” Đâu có ai muốn đổi như vậy, ngũ cô không thích nhưng chưa biết trả lời sao thì Mai nhanh miệng nói:
– Dạ, cháu cũng tính qua mượn khăn thêu chữ Phúc mới của tứ tỷ về học thêu. Chút cháu bắt con vịt cồ qua nhà bá mẫu rồi mượn khăn luôn.
– Hả? Cái khăn đó, để ta về xem a Ngọc cất ở đâu.
Nói rồi bà đứng dậy, xách nón đi về. Mai bĩu môi nhìn theo, ngũ cô hơi cười nói:
– Con vịt đổi cái khăn thêu, cũng đáng giá.
Ha ha, chắc chắn tam bá mẫu không đổi rồi. Bá mẫu làm quen như thế nào mà được nhà phú hộ Từ biết mặt. Nghe nói hôm rằm Hạ Nguyên thấy Từ tiểu thơ đi chùa có cầm khăn thêu ngũ phúc rất đẹp. Ở chỗ đông người tam bá mẫu thân thiết muôn mượn về xem để làm mẫu cho Ngọc tỷ thêu.
Đồ trên tay tiểu thơ nhà người ta, làm sao đưa ra ngoài? Từ tiểu thơ cũng biết lẽ nên nói trong nhà còn có vài mẫu thêu đẹp, hôm nào mời tam bá mẫu và Ngọc tỷ đến xem làm mẫu. Không biết người ta mời lơi hay thiệt, nhưng mà tam bá mẫu thật sự dẫn Ngọc tỷ đến đó, lúc về thì được tặng cái khăn thêu. Đương nhiên không phải do Từ tiểu thơ đích thân thêu rồi, còn ai thêu thì ai mà biết chứ.
Lưu tam bá mẫu rất hãnh diện chuyện này, xem như là có quen biết với nhà giàu nhất vùng, còn được tặng quà nữa. Mai chỉ nghe nói, chưa thật sự thấy cái khăn đó. Cô cũng không bận tâm lắm, lúc nãy là cô bực bội chuyện tam bá mẫu “mượn” con vịt nhà mình rồi bán lại cho khách, kỳ cục quá nên đem chuyện này ra trêu thôi.
Cô có thể vẽ được một cái ghe, lẽ nào không vẽ được mấy mẫu thêu. Nói thật là cô không thích chuyện ngồi cả ngày để thêu thùa, vừa hại mắt mà con đau lưng. Ngồi nhiều lúc về già không tốt chút nào!
Sau này a Cúc về làm dâu La gia, cũng không cần phải có tài thêu “tuyệt đỉnh” làm gì. Giống như nương và ngũ cô, biết cắt vải, may vá quần áo là được rồi.
Mai nghe tiếng lao xao bên quán nhà Lưu tam bá. Nước lên cao, vừa gặt lúa xong nên mấy người đàn ông rảng rỗi được đi uống rượu đây mà.
Liên tiếp hai ba ngày sau, nước không dâng ồ ạt nữa mà cứ lững lững, mấp mé bờ rạch. Đến ngày chợ phiên, Hùng huynh và a Báo bán xong con mồi săn được thì giang ghe vào nhà cô. Nước dâng cao cũng không thể cản mấy đứa con trai vui đùa, tìm trò chơi. Con rạch rộng hơn làm mấy đứa nhỏ nghĩ ra trò đua ghe.
An ca và a Phúc một đội, cô và a Báo một đội. A Báo dành làm đội trưởng, đứng mũi ghe chèo. Kết quả ư? đương nhiên là đội cô thua rồi, a Báo có thể bắn cung tên giỏi, chạy nhanh, nhưng chèo ghe thì làm sao bằng a An được. Thua hai lần liên tiếp khiến a Báo hết hứng thú. Mấy đứa rủ nhau chèo ghe ra ven mặt vũng hái nấm tràm, kiếm hột vịt, trứng chim.
Quanh quẩn, len lỏi trong rừng tràm đến trưa thì đã hái lượm được nào là nấm tràm, hột vịt. Còn có một ổ vịt con vừa nở, trứng mấy con chim vỏ màu trắng, bông, xanh đủ cỡ. A Báo vậy mà hay, còn lấy được một tổ ong tràm nhỏ. May là không bị đám ong dí, chúng ngửi mùi khói bay mấy vòng thì bỏ tổ đi mất.
Lúc đang ăn cơm trưa thì có ghe cập bến. Tiếng bước chân đi vào rất vội. Cả nhà ngạc nhiên đứng dậy nhìn. Là dì năm, đi chung còn có ông ngoại, Sinh ca; thêm Lý thúc và a Sao nữa. Có chuyện rồi!
Ai cũng thấy mắt dì năm đỏ hoe, sưng to, là khóc nhiều lắm!
– Cha ăn cơm.
– Ừ.
Sáng nay chắc từ nhà Lý thúc đi rất sớm, ông ngoại cũng không khách sáo mà ngồi xuống bàn dài nhà trên. Ông liếc dì năm nói:
– Ăn cơm xong rồi nói.
Câu này cũng chặn luôn mấy câu hỏi của cha nương Mai. Ừ, dù sao ăn cơm xong rồi nói, không muộn. Nghĩ như vậy nhưng ai cũng ăn nhanh hơn bình thường, dọn dẹp chén đũa xong thì chia nhau ngồi trên hai bộ ván nhà trên. Ông ngoại chầm chậm nói mấy chuyện đã xảy ra cách đây gần nửa tháng.
Nước bắt đầu dâng lên, cũng giống như ở đây, nhà nào cũng lo phơi khô lúa, cho vô bao rồi kê cây dưới nền, mới dám chất lên. Dì dượng năm sau khi bán hết đèn cầy, thấy nước lên cao nên cũng đến nhà ngoại nghỉ tạm mấy hôm. Qua được hai ngày thì có khách đến tìm dượng. Kể chuyện có ghe của đồng hương đi vào miệt chợ Bàu Sen đã gần mười ngày mà chưa quay về. Nhóm người đó đi ghe lớn, cũng gần mười người, cũng có người biết xuyên rừng, không thể nào lạc đường. Họ e ngại là gặp tai nạn nên muốn nhờ dượng năm đi cùng tìm kiếm. Dượng năm đã đi lại quanh vùng mấy năm nay, cơ hội tìm được người sẽ cao.
Dượng nghe kể thì giao việc nhà lại cho dì năm, dặn dì cứ ở nhà ngoại, dăm ba bữa sẽ nhắn tin về. Nói rồi dượng theo mấy người họ đi tìm. Gần một tuần sau vẫn không nghe tin tức gì, nước lại dâng cao từng ngày. Dì năm trông đứng trông ngồi, cứ khóc liên miên. Ông bà ngoại cũng sốt ruột, cậu hai nói để cậu chống ghe đến chợ Bàu Sen hỏi thăm tin tức. Bằng hữu người Chân lạp ở ngay đó có thể biết tin.
Đến lượt cậu hai đi rồi, ba bốn ngày cũng không về. Từ Phụng Hiệp đến chợ chỉ đi hơn nửa ngày là tới, không thể nào lâu như vậy, trừ khi cậu đi sâu vào rừng tìm nhóm người dượng năm luôn. Suy đoán này dì năm càng lo lắng, ông bà ngoại không yên được. Thế nên mấy ngày trước ông ngoại, Sinh ca và dì năm đi đến chợ Bàu Sen, gặp lúc nước lên cao, có chỗ chảy xiết, phải chống chèo vất vả. Đến chỗ chợ phiên bàu Sen thì thấy cảnh tan hoang, mấy ngôi nhà sàn bị dòng nước kéo đổ. Vách mái lá đổ xuống, trôi nổi rồi vướng lại tại mé rừng tràm. Chỉ còn có chỗ gò cao giữa chợ là nổi trên mặt nước. Ngôi nhà sàn của Thon bá vắng hoe, không có người, bếp tàn nhà lạnh. Ba người chống ghe xung quanh thì tìm được hai ngôi nhà vẫn còn người sinh sống, ngặt nỗi họ không nói tiếng Việt nhiều. Qua lời kể đứt đoạn thì mấy ngày trước nước xoáy làm nhà cửa, ghe xuống tan tác. Mọi người ai có ghe đều di tản hết. Hôm trước đúng là có người đến tìm Thon bá, ngủ lại một đêm rồi cùng nhau đi về mé rừng, không biết đi đâu.
Ba người thấy trời đã tối nên ngủ lại nhà Thon bá. Cũng may nước đã bắt đầu rút xuống, nên chuyến đi tới Giá Khê không có nguy hiểm. Lý thúc nghe chuyện thì tháp tùng đến đây. Trên đường có để ý hỏi thăm một số ghe thương lái đang vội vã tìm chỗ an toàn khi thấy nước ròng.
– Ta đoán a Thon biết tin tức hoặc đoán được nhóm người đi hướng nào, nên mới cùng nhị ca con đi theo. Nước rút so với với dông đôi khi còn nguy hiểm hơn, dễ mắc cạn trong rừng tràm mênh mông. Không thôi là bị kéo ra biển luôn. Ta nghĩ nhà con sẽ đóng thêm ghe nhỏ, nên muốn đến mượn một hai cái để vào trong đó dò thử.
– Được cha, có mấy chiếc vừa đóng xong. Con sẽ đi cùng a Sinh dò tìm. Cha lớn tuổi rồi, với nữa cha ở nhà còn để ý tin tức nhóm của dượng út và họ hàng dượng ấy.
Lời cha nói rất có lý. Ông ngoại đã lớn tuổi, rừng khuya sương độc làm sao chịu nổi. Lý thúc trầm tư một lát thì chậm rãi nói:
– Từ Giá Khê đến Bàu Sen là mảng rừng mênh mông. Ít người lai vãng. Cuối làng ta có a Vọc đã mấy lần tìm trầm, săn thú đã từng đi vào chỗ sâu nhất. Đệ nghĩ chúng ta quay lại Giá Khê nhờ a Vọc dẫn đường, vừa an toàn vừa có hy vọng tìm thấy Nguyễn huynh và a Thon.
– Được, nhờ đệ nói giúp một lời. Nhưng mà đệ không thể theo chúng ta.
Lý thúc trầm mặt, nhìn xuống chân mình rồi thở dài nói:
– Vậy đệ ở lại đây giúp huynh coi ngó cửa nhà. A Sao, con đến nhà Vọc bá nhắn lại lời cha.
– Dạ, con biết.
Tiếp theo là sắp xếp ai đi ai ở, còn nhờ người truyền tin về nhà ngoại. Không thấy ông ngoại về, ở nhà bên đó càng lo lắng nhiều hơn.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook