Hạ Mạch 86 Độ
-
Chương 1: Lần đầu cảm nhận hương vị mùa hè
Mẹ Văn Hạ nói trong nước mắt:
- Cô nương à, mẹ xin con. Con đừng dày vò mẹ như vậy. Mẹ không chịu nổi nữa đâu.
Văn Hạ nói:
- Mẹ, con thấy mẹ rất kiên cường, rất vĩ đại. Mẹ có thể sinh ra đứa con ương bướng như con là mẹ đã có cống hiến vĩ đại cho đất nước rồi. Mẹ hãy cố đợi đến ngày con thành đạt thì sẽ có đài truyền hình tới phỏng vấn. đến lúc đó, mẹ có thể tự hào mà nói rằng, con gái tôi có được thành công như thế là vì nó có một người mẹ vĩ đại.
Bố Văn Hạ cực kỳ tự hào nói:
- Con gái, nếu con là con trai thì chắc chắn con sẽ là một ông chủ lớn.
Văn Hạ nói:
- Bố à, bố đừng nói bóng gió trách mẹ con không sinh được con trai cho bố. Ai bảo con gái không bằng con trai chứ? Hơn nữa, khoa học đã chứng minh, việc sinh con trai hay con gái phụ thuộc chính vào người đàn ông.
Người đàn ông của Văn Hạ cắn răng nói:
- Văn Hạ à, em còn dày vò anh như vậy thì thật sự là anh không cần em nữa.
Văn Hạ nói:
- Vậy ư? Em dày vò anh như vậy thì sao? Anh không cần em thì cần ai? Sao vậy? anh có đối tượng khác rồi sao? Anh chê em chứ gì? Anh cứ nói thẳng đi. Em có chỗ nào không phải với anh mà anh muốn vứt bỏ em. Ai dám cướp người đàn ông của em. Hứ! em sẽ khiến cho cô ta sống không bằng chết. Không tin thì anh cứ thử xem.
Bạn của Văn Hạ ngưỡng mộ tự hào nói:
- Muỗi [1] à, nếu cậu là đàn ông thì chắc chắn cái vòi của cậu có thể chọc thủng cả mái nhà đấy.
[1] Vì trong tiếng Hán, chữ “văn” ở tên Văn Hạ đồng âm với từ “con muỗi” nên những người thân hay bạn bè thân thiết thường triêu Văn Hạ là muỗi hoặc gọi cô là muỗi.
Văn Hạ nói:
- Cậu coi thường chúng tôi quá đấy. Từ nhỏ tớ đã trèo lên mái nhà lợp ngói rồi. Thế nên dù tớ không phải là đàn ông thì tớ cũng có thể chọc thủng mái nhà. Chỉ duy nhất một việc tớ không làm được là cưới cậu thôi. Tất nhiên là tớ cũng không muốn cưới cậu, tốn kém lắm.
Văn Hạ cũng giống như rất nhiều cái tên khác. Thoạt nghe là người khác đã nghĩ ngay rằng, nhất định cô được sinh ra vào mùa hè. Chính xác. Nhưng hình như cái tên này không bình thường cho lắm nên cô thường xuyên phải nhẫn nhịn. Thực ra mẹ cô là giáo viên mà còn là giáo viên dạy ngữ văn giải thích thế này:
- Văn Hạ nghĩa là lần đầu cảm nhận hương vị mùa hè.
Đó là mùa hè năm 1986. Vào một đêm khuya, ở một thành phố nhỏ miền bắc, trong một gia đình ngập tràn hạnh phúc, Văn Hạ đã dùng tiếng khóc ầm ĩ của mình để tuyên bố với mọi người rằng, cô đã chào đời.
Theo hồi ức của mẹ cô thì bố cô còn gọi điện thoại thông báo ngay lúc ấy. Khi đó, mẹ cô đau đến chết đi sống lại, vào bệnh viện đến lần thứ ba mà vẫn chưa sinh được. Bác sĩ nói vẫn chưa đến lúc nhưng trước tình hình vẫn chưa có dấu hiệu gì thì bác sĩ đã đề nghị bà nên ra ngoài đi bộ. Thế nên bà đã sinh cô ngay trên giường nhà mình chứ không phải giường bệnh trong bệnh viện. Đây cũng là một trong những điểm mà sau này cô cảm thấy mình khác với mọi người.
Hàng loạt sự việc sau này đã chứng minh rằng, từ thời khắc được chào đời, số phận đã quyết định cuộc đời của những nàng hổ con sinh ra vào đêm mùa hè năm hổ này sẽ gặp nhiều “sóng gió và thăng trầm”. mọi người đừng hiểu nhầm, hãy nghe tôi giải thích. Câu này có nghĩa là những sóng gió và thăng trầm của cô đều đến từ những vật lộn không ngừng nghỉ của cô. Đồng thời, cô cũng hiểu rất sâu sắc từ “xã hội chủ nghĩa”. Nó khiến những sóng gió và thăng trầm của cô đổ lên mọi người xung quanh, khiến mọi người đều luôn có cảm giác trí tưởng tượng của cô không lúc nào ngừng lại, chẳng bao giờ im lặng.
Văn Hạ từng nói:
- Nếu một ngày nào đó, mọi người phát hiện ra tôi im lặng thì tức là tôi đã bị tổn thương, tổn thương cực kì ghê gớm. Lúc đó, hãy tránh xa tôi ra một chút nếu không người nào đến gần người đó lây xui xẻo.
Văn Hạ, một cái tên thật thục nữ, một cái tên thật tâm trạng, một cái tên khiến người ta thỏa sức tưởng tượng nhưng đó lại là một cô gái mạnh mẽ, một cô gái luôn khiến người khác tức thổ huyết. Bởi vì, cô hay thay đổi, bộp chộp, ghê gớm, ngang ngược nhưng đồng thời cô lại là một cô gái lương thiện, đáng yêu, ngây thơ, xinh đẹp. Câu chuyện về cô gái đầy mâu thuẫn này diễn ra thật đẹp.
Mùa hè ở thành Cát Lâm khiến người người chảy hết mỡ. Văn Hạ đi đôi giày cao gót, bước xiêu xiêu vẹo vẹo cả buổi mà không bắt được chiếc xe nào. Thở hồng hộc, chẳng thèm để ý đến hình tượng, cô vứt bịch túi xách lên chiếc ghế băng bên lề đường rồi ngồi phịch xuống đó. Sau mới đứng bật dậy lấy khăn giấy trong ở trong túi ra lau chỗ vừa ngồi. Hôm nay, cô mặc chiếc quần ngố màu trắng nên không thể dính bẩn được. Nếu không về nhà mà phải tự giặt lấy phiền phức lắm.
Lau ghế xong, cô vò khăn giấy ném vào thùng rác ở bên cạnh rồi ngồi xuống đưa tay che ánh mặt trời, thở hổn hà hổn hển. Đột nhiên cô nhận ra lúc này mình giống một chú chó không chịu nổi nắng nóng đứng bên đường, may mà chưa thè lưỡi ra mà thở. Nghĩ tới đây, cô chỉnh lại tư thế ngồi sao cho ngay ngắn, vắt chéo chân, lấy tay vén tóc ra sau tai như thể một pho tượng bị phơi nắng.
Lát sau, cô không chịu nổi nữa. trời nắng quá! Cô thề, không phải vì cô lười biếng, không phải keo kiệt mà thực sự là cô không thể đi nổi. Hơn nữa, cô cũng không bắt được taxi, nên cô mới phải đành gọi điện cho Tô Mạch. Cô không hề muốn quấy rầy anh làm việc. Cô không hề muốn cản trở việc anh muốn thăng tiến trong công việc. Thôi vậy. Dù sao cô cũng không chịu nổi nữa. cô cầm chiếc điện thoại Nokia N81 mới mua ra mở bàn phím ấn nút gọi.
Dưới ánh mặt trời, móng tay màu hồng càng trong hơn. Ngón tay thon dài cầm chiếc điện thoại di động màu đen thật đẹp. Trông cô có vẻ ra dáng nhân viên văn phòng. Tuy là một nhân viên văn phòng vừa thất nghiệp nhưng nghe tiếng nhạc chờ rất hay ở đầu bên kia, Văn Hạ mỉm cười ngọt ngào. Dù nắng có gay gắt hơn nữa thì cũng không ngăn cản nổi sự mê hoặc của Tô Mạch đối với cô.
Tô Mạch thường xuyên đổi nhạc chờ điện thoại. Hơn nữa, đó điều là những bản nhạc chờ thịnh hành. Bạn bè thường lôi chuyện đó ra làm trò cười nhưng chẳng ích gì vì Văn Hạ nói, người gọi cho anh nhiều nhất là cô, vậy nên người nghe nhạc chờ điện thoại nhiều nhất cũng chính là cô. Thế nên nghe mãi cũng thấy chán, thường xuyên đổi nhạc chờ sẽ khiến cô vui hơn.
- Em yêu, có chuyện gì thế? – Giọng đàn ông ngọt ngào, tràn đầy yêu thương ở đầu bên kia vang lên. Bạn đừng nghi ngờ. Khi Tô Mạch và Văn Hạ không cãi nhau, họ đúng là một cặp tình nhân yêu nhau mặn nồng khiến người ta phải ghen tỵ. Nhưng lúc họ cãi nhau thì vô cùng khủng khiếp khiến ai nấy đều tránh xa mười trượng.
Văn Hạ không mỉm cười nổi, như một đứa trẻ phải chịu ấm ức, cô nói:
- Chồng ơi, ông chủ đuổi việc em rồi. Em không bắt được xe. Anh đến đón em được không? – Văn Hạ đã dùng hành động thực tế để chứng minh, cô gái mạnh mẽ cũng có thể làm nũng, mà lại còn rất tự nhiên nữa chứ.
Đầu bên kia, Tô Mạch im lặng rồi sau đó lập tức truyền đến tiếng phì cười, anh dịu dàng an ủi cô:
- Vậy ư? Em giỏi thật đấy. Đây là lần thứ hai bị sa thải trong tháng. Em đang ở đâu để anh đến đón, rồi đi ăn mừng em lập công.
Văn Hạ không chịu được việc bị anh trêu chọc nên làm bộ giận dữ nói:
- Đáng ghét! Anh mau đến đi. Em đang ở Wall Mart. Em sắp chết nóng rồi đây này.
- Được rồi. em đợi một lát. Anh sẽ đến ngay. Anh phải bàn giao công việc lại cho cấp dưới một chút đã. – Tô Mạch dỗ dành cô gái đang giận dữ đó rồi gác máy. Sau khi báo với thư ký một tiếng thì anh lái xe đi luôn.
Tô Mạch, hai mươi lăm tuổi, hiện là giám đốc bộ phận của một công ty đều phối quy mô lớn, cũng có thể coi là đã có sự nghiệp. Cấp dưới nhận xét anh là người lạnh lùng, táo bạo. Lạnh lùng là bởi vì ở công ty, anh rất ít khi cười, đặc biệt là với phụ nữ. Sau lưng, mọi người nói anh đã lãng phí khuôn mặt đẹp trai của mình. Táo bạo là năng lực làm việc của anh rất tốt. tuy còn trẻ nhưng đối với một người mới vào nghề một năm mà nói thì thành tích của anh đúng là không thể xem thường.
Tại sao anh chàng Tô Mạch lạnh lùng nghe điện thoại của Văn Hạ thì lại giống như biến thành một người khác? Tại sao con người nghiêm nghị đó nghe thấy Văn Hạ nũng nịu thì lại cười một cách đáng yêu như vậy? Đó là bởi cô gái Văn Hạ hai mươi tư tuổi này chính là người bạn gái mà anh đã yêu trong suốt ba năm hoặc có thể nói là người vợ chưa cưới. Họ chỉ là chưa đăng ký kết hôn, chưa làm lễ cưới chứ những điều khác thì chẳng có gì khác với những cặp vợ chồng.
Có người hỏi, tại sao như vậy mà họ vẫn chưa kết hôn? Văn Hạ nói, bởi kết hôn rồi, cô sẽ thành thiếu phụ. Cô không thích từ đó. Hơn nữa, cô cho rằng sau khi kết hôn sẽ phải làm việc nhà. Đó là trách nhiệm của người vợ. Cô vẫn chưa chơi đủ mà. Hơn nữa, bây giờ và kết hôn rồi thì có gì khác đâu? Xem ra Tô Mạch cũng đành như vậy. Anh vẫn luôn vốn chủ trương kết hôn sớm, nhưng vẫn chưa nói chuyện với người nhà Văn Hạ nên chẳng còn cách nào khác. Đại tiểu thư đó không chịu lấy chồng vì thế anh đành phải sống với cô một cách “phi pháp” vậy.
Văn Hạ khó chịu ngồi đó, trán toát mồ hôi, mặt hây hảy đỏ. Thời tiết thế này dù có bôi kem chống nắng cũng chẳng ích gì. Nhưng vì đi giày cao gót nên cô không muốn vào trong Wall Mart ngồi điều hòa. Phải lựa chọn giữa việc bị dãi nắng hay là lang thang giữa đường thì cô vẫn chọn dãi nắng, hai chân đi giày cao gót của cô đã thu lu trên chiếc ghế băng. Thỉnh thoảng có một hai người đi qua cũng tò mò ngoái lại nhìn cô.
Thứ lỗi cho cô nhé, cô lười vậy đấy. Theo lời Tô Mạch nói, cô bị mắc bệnh lười, hơn nữa bệnh lại rất nặng nhưng Tô Mạch vẫn cần cô. Lúc đó Văn Hạ rất buồn, lười thì sao chứ? Nó cũng chẳng thể làm cô xấu đi được.
Cô đã quên đây là lần thứ mấy mình bị sa thải. Sau khi tốt nghiệp, cô đến Tế Nam tìm Tô Mạch. Khi đó, cô suy nghĩ rất đơn gản, chỉ cần hai người ở bên nhau là đủ rồi, những thứ khác đều không quan trọng. Nhưng sau đó, cô đã phát hiện ra là mình đã suy nghĩ quá đơn giản.
Đúng vậy, Tô Mạch vẫn có thể nuôi cô mà không cần cô phải ra ngoài làm việc cả ngày nhưng cô đã lớn như vậy, lại học đại học ngần mấy năm, cô không thể ở nhà mãi được. Sau hai tháng ở nhà, cô không tài nào chịu đựng được nữa nên bắt đầu nộp hồ sơ, đi phỏng vấn rồi lại tràn trề thất vọng. cuối cùng, cô phát hiện ra chuyên ngành mình học không thể tìm được việc lúc này. Tại sao? Bởi vì cô học tài chính mà bây giờ là lúc nào? Là lúc khủng hoảng tài chính. Cuối cùng, cô chỉ có thể làm một nhân viên văn phòng bình thường. Nhưng cô vừa mới tốt nghiệp, chẳng hiểu gì nên thường xuyên bị người ta sai tới sai lui. Ban đầu cô còn muốn nhẫn nhịn, nhưng tức nước vỡ bờ cô không làm nữa. cô là ai chứ? Cô là Văn Hạ, việc gì cũng phải do cô quyết định. Muốn biến cô thành người sai vặt ư? Không có chuyện đó đâu.
Thế nên cô cãi nhau với đồng nghiệp văn phòng, mâu thuẩn với cấp trên, lúc cáu giận thì bất cứ chuyện gì người ta cũng có thể làm được và cô không phải là một ngoại lệ. Kết quả cuối cùng là cô lại tiếp tục hành trình tìm việc và thất nghiệp mà thôi. Tô Mạch thì sao? Với những chuyện khác, anh đều bảo cô nên làm thế nào. Còn chuyện công việc, đây là lần đầu tiên anh giữ im lặng. Nhìn cô như vậy, thật ra anh cũng nghĩ nếu cứ ở nhà mãi thì sẽ làm cô trở nên đờ đẫn mất. Ra ngoài có thể mệt một chút nhưng ít nhất cũng còn việc gì đó có ý nghĩa để làm. Cô không cần kiếm tiền, chỉ cần tư tưởng thoải mái là được. Kết quả là tần suất thay đổi công việc của vị đại tiểu thư này đã vượt quá dự tính của anh.
Khi Văn Hạ sắp ngất xỉu thì cuối cùng cũng nhìn thấy chiếc Popular màu ghi của Tô Mạch. Văn Hạ thề, cô chưa bao giờ bị kích động như khi nhìn thấy xe của Tô Mạch lúc này. Bởi vì khi mua xe, cô kiên quyết đòi mua xe màu đỏ, nhưng Tô Mạch nói, màu đỏ không hợp với tính cách của anh nên muốn mua màu ghi. Cuối cùng, Văn Hạ đã thua. Lý do là Tô Mạch bỏ tiền ra mua xe, còn cô chỉ là hành khách nên làm gì có quyền phát ngôn. Lúc đó, cô nhận ra một điều cực kỳ quan trọng đó là nhất định phải có tiền, phải có tiền của riêng mình, như vậy người đàn ông này mới coi trọng cô.
Từ xa, Tô Mạch cũng đã nhìn thấy Văn Hạ. sáng sớm khi ra khỏi giường, anh đã khuyên cô đừng mặc màu trắng, đừng đi giày cao gót cao nhưng cô không nghe mà còn nói anh chẳng hiểu gì về thời trang. Bây giờ, thấy cô đi chân đất, để đôi giày một bên thì anh không nhịn được cười. Cô gái này luôn miệng phải nói mình phải ra dáng cô gái đoan trang nhưng khi mệt, khi lười thì lại hiện nguyên hình. Riêng cô lại mặc kệ đây là ngoài đường hay ở nhà, làm thế nào thoải mái nhất thì làm. Con người không nên trói buộc mình, đó là lý lẽ lúc lười của cô. Con gái phải thanh lịch thì lại là châm ngôn khi siêng năng của cô. Tóm lại câu “đừng tin những gì con gái nói” được thể hiện rõ nhất ở con người cô.
- Cô nương à, mẹ xin con. Con đừng dày vò mẹ như vậy. Mẹ không chịu nổi nữa đâu.
Văn Hạ nói:
- Mẹ, con thấy mẹ rất kiên cường, rất vĩ đại. Mẹ có thể sinh ra đứa con ương bướng như con là mẹ đã có cống hiến vĩ đại cho đất nước rồi. Mẹ hãy cố đợi đến ngày con thành đạt thì sẽ có đài truyền hình tới phỏng vấn. đến lúc đó, mẹ có thể tự hào mà nói rằng, con gái tôi có được thành công như thế là vì nó có một người mẹ vĩ đại.
Bố Văn Hạ cực kỳ tự hào nói:
- Con gái, nếu con là con trai thì chắc chắn con sẽ là một ông chủ lớn.
Văn Hạ nói:
- Bố à, bố đừng nói bóng gió trách mẹ con không sinh được con trai cho bố. Ai bảo con gái không bằng con trai chứ? Hơn nữa, khoa học đã chứng minh, việc sinh con trai hay con gái phụ thuộc chính vào người đàn ông.
Người đàn ông của Văn Hạ cắn răng nói:
- Văn Hạ à, em còn dày vò anh như vậy thì thật sự là anh không cần em nữa.
Văn Hạ nói:
- Vậy ư? Em dày vò anh như vậy thì sao? Anh không cần em thì cần ai? Sao vậy? anh có đối tượng khác rồi sao? Anh chê em chứ gì? Anh cứ nói thẳng đi. Em có chỗ nào không phải với anh mà anh muốn vứt bỏ em. Ai dám cướp người đàn ông của em. Hứ! em sẽ khiến cho cô ta sống không bằng chết. Không tin thì anh cứ thử xem.
Bạn của Văn Hạ ngưỡng mộ tự hào nói:
- Muỗi [1] à, nếu cậu là đàn ông thì chắc chắn cái vòi của cậu có thể chọc thủng cả mái nhà đấy.
[1] Vì trong tiếng Hán, chữ “văn” ở tên Văn Hạ đồng âm với từ “con muỗi” nên những người thân hay bạn bè thân thiết thường triêu Văn Hạ là muỗi hoặc gọi cô là muỗi.
Văn Hạ nói:
- Cậu coi thường chúng tôi quá đấy. Từ nhỏ tớ đã trèo lên mái nhà lợp ngói rồi. Thế nên dù tớ không phải là đàn ông thì tớ cũng có thể chọc thủng mái nhà. Chỉ duy nhất một việc tớ không làm được là cưới cậu thôi. Tất nhiên là tớ cũng không muốn cưới cậu, tốn kém lắm.
Văn Hạ cũng giống như rất nhiều cái tên khác. Thoạt nghe là người khác đã nghĩ ngay rằng, nhất định cô được sinh ra vào mùa hè. Chính xác. Nhưng hình như cái tên này không bình thường cho lắm nên cô thường xuyên phải nhẫn nhịn. Thực ra mẹ cô là giáo viên mà còn là giáo viên dạy ngữ văn giải thích thế này:
- Văn Hạ nghĩa là lần đầu cảm nhận hương vị mùa hè.
Đó là mùa hè năm 1986. Vào một đêm khuya, ở một thành phố nhỏ miền bắc, trong một gia đình ngập tràn hạnh phúc, Văn Hạ đã dùng tiếng khóc ầm ĩ của mình để tuyên bố với mọi người rằng, cô đã chào đời.
Theo hồi ức của mẹ cô thì bố cô còn gọi điện thoại thông báo ngay lúc ấy. Khi đó, mẹ cô đau đến chết đi sống lại, vào bệnh viện đến lần thứ ba mà vẫn chưa sinh được. Bác sĩ nói vẫn chưa đến lúc nhưng trước tình hình vẫn chưa có dấu hiệu gì thì bác sĩ đã đề nghị bà nên ra ngoài đi bộ. Thế nên bà đã sinh cô ngay trên giường nhà mình chứ không phải giường bệnh trong bệnh viện. Đây cũng là một trong những điểm mà sau này cô cảm thấy mình khác với mọi người.
Hàng loạt sự việc sau này đã chứng minh rằng, từ thời khắc được chào đời, số phận đã quyết định cuộc đời của những nàng hổ con sinh ra vào đêm mùa hè năm hổ này sẽ gặp nhiều “sóng gió và thăng trầm”. mọi người đừng hiểu nhầm, hãy nghe tôi giải thích. Câu này có nghĩa là những sóng gió và thăng trầm của cô đều đến từ những vật lộn không ngừng nghỉ của cô. Đồng thời, cô cũng hiểu rất sâu sắc từ “xã hội chủ nghĩa”. Nó khiến những sóng gió và thăng trầm của cô đổ lên mọi người xung quanh, khiến mọi người đều luôn có cảm giác trí tưởng tượng của cô không lúc nào ngừng lại, chẳng bao giờ im lặng.
Văn Hạ từng nói:
- Nếu một ngày nào đó, mọi người phát hiện ra tôi im lặng thì tức là tôi đã bị tổn thương, tổn thương cực kì ghê gớm. Lúc đó, hãy tránh xa tôi ra một chút nếu không người nào đến gần người đó lây xui xẻo.
Văn Hạ, một cái tên thật thục nữ, một cái tên thật tâm trạng, một cái tên khiến người ta thỏa sức tưởng tượng nhưng đó lại là một cô gái mạnh mẽ, một cô gái luôn khiến người khác tức thổ huyết. Bởi vì, cô hay thay đổi, bộp chộp, ghê gớm, ngang ngược nhưng đồng thời cô lại là một cô gái lương thiện, đáng yêu, ngây thơ, xinh đẹp. Câu chuyện về cô gái đầy mâu thuẫn này diễn ra thật đẹp.
Mùa hè ở thành Cát Lâm khiến người người chảy hết mỡ. Văn Hạ đi đôi giày cao gót, bước xiêu xiêu vẹo vẹo cả buổi mà không bắt được chiếc xe nào. Thở hồng hộc, chẳng thèm để ý đến hình tượng, cô vứt bịch túi xách lên chiếc ghế băng bên lề đường rồi ngồi phịch xuống đó. Sau mới đứng bật dậy lấy khăn giấy trong ở trong túi ra lau chỗ vừa ngồi. Hôm nay, cô mặc chiếc quần ngố màu trắng nên không thể dính bẩn được. Nếu không về nhà mà phải tự giặt lấy phiền phức lắm.
Lau ghế xong, cô vò khăn giấy ném vào thùng rác ở bên cạnh rồi ngồi xuống đưa tay che ánh mặt trời, thở hổn hà hổn hển. Đột nhiên cô nhận ra lúc này mình giống một chú chó không chịu nổi nắng nóng đứng bên đường, may mà chưa thè lưỡi ra mà thở. Nghĩ tới đây, cô chỉnh lại tư thế ngồi sao cho ngay ngắn, vắt chéo chân, lấy tay vén tóc ra sau tai như thể một pho tượng bị phơi nắng.
Lát sau, cô không chịu nổi nữa. trời nắng quá! Cô thề, không phải vì cô lười biếng, không phải keo kiệt mà thực sự là cô không thể đi nổi. Hơn nữa, cô cũng không bắt được taxi, nên cô mới phải đành gọi điện cho Tô Mạch. Cô không hề muốn quấy rầy anh làm việc. Cô không hề muốn cản trở việc anh muốn thăng tiến trong công việc. Thôi vậy. Dù sao cô cũng không chịu nổi nữa. cô cầm chiếc điện thoại Nokia N81 mới mua ra mở bàn phím ấn nút gọi.
Dưới ánh mặt trời, móng tay màu hồng càng trong hơn. Ngón tay thon dài cầm chiếc điện thoại di động màu đen thật đẹp. Trông cô có vẻ ra dáng nhân viên văn phòng. Tuy là một nhân viên văn phòng vừa thất nghiệp nhưng nghe tiếng nhạc chờ rất hay ở đầu bên kia, Văn Hạ mỉm cười ngọt ngào. Dù nắng có gay gắt hơn nữa thì cũng không ngăn cản nổi sự mê hoặc của Tô Mạch đối với cô.
Tô Mạch thường xuyên đổi nhạc chờ điện thoại. Hơn nữa, đó điều là những bản nhạc chờ thịnh hành. Bạn bè thường lôi chuyện đó ra làm trò cười nhưng chẳng ích gì vì Văn Hạ nói, người gọi cho anh nhiều nhất là cô, vậy nên người nghe nhạc chờ điện thoại nhiều nhất cũng chính là cô. Thế nên nghe mãi cũng thấy chán, thường xuyên đổi nhạc chờ sẽ khiến cô vui hơn.
- Em yêu, có chuyện gì thế? – Giọng đàn ông ngọt ngào, tràn đầy yêu thương ở đầu bên kia vang lên. Bạn đừng nghi ngờ. Khi Tô Mạch và Văn Hạ không cãi nhau, họ đúng là một cặp tình nhân yêu nhau mặn nồng khiến người ta phải ghen tỵ. Nhưng lúc họ cãi nhau thì vô cùng khủng khiếp khiến ai nấy đều tránh xa mười trượng.
Văn Hạ không mỉm cười nổi, như một đứa trẻ phải chịu ấm ức, cô nói:
- Chồng ơi, ông chủ đuổi việc em rồi. Em không bắt được xe. Anh đến đón em được không? – Văn Hạ đã dùng hành động thực tế để chứng minh, cô gái mạnh mẽ cũng có thể làm nũng, mà lại còn rất tự nhiên nữa chứ.
Đầu bên kia, Tô Mạch im lặng rồi sau đó lập tức truyền đến tiếng phì cười, anh dịu dàng an ủi cô:
- Vậy ư? Em giỏi thật đấy. Đây là lần thứ hai bị sa thải trong tháng. Em đang ở đâu để anh đến đón, rồi đi ăn mừng em lập công.
Văn Hạ không chịu được việc bị anh trêu chọc nên làm bộ giận dữ nói:
- Đáng ghét! Anh mau đến đi. Em đang ở Wall Mart. Em sắp chết nóng rồi đây này.
- Được rồi. em đợi một lát. Anh sẽ đến ngay. Anh phải bàn giao công việc lại cho cấp dưới một chút đã. – Tô Mạch dỗ dành cô gái đang giận dữ đó rồi gác máy. Sau khi báo với thư ký một tiếng thì anh lái xe đi luôn.
Tô Mạch, hai mươi lăm tuổi, hiện là giám đốc bộ phận của một công ty đều phối quy mô lớn, cũng có thể coi là đã có sự nghiệp. Cấp dưới nhận xét anh là người lạnh lùng, táo bạo. Lạnh lùng là bởi vì ở công ty, anh rất ít khi cười, đặc biệt là với phụ nữ. Sau lưng, mọi người nói anh đã lãng phí khuôn mặt đẹp trai của mình. Táo bạo là năng lực làm việc của anh rất tốt. tuy còn trẻ nhưng đối với một người mới vào nghề một năm mà nói thì thành tích của anh đúng là không thể xem thường.
Tại sao anh chàng Tô Mạch lạnh lùng nghe điện thoại của Văn Hạ thì lại giống như biến thành một người khác? Tại sao con người nghiêm nghị đó nghe thấy Văn Hạ nũng nịu thì lại cười một cách đáng yêu như vậy? Đó là bởi cô gái Văn Hạ hai mươi tư tuổi này chính là người bạn gái mà anh đã yêu trong suốt ba năm hoặc có thể nói là người vợ chưa cưới. Họ chỉ là chưa đăng ký kết hôn, chưa làm lễ cưới chứ những điều khác thì chẳng có gì khác với những cặp vợ chồng.
Có người hỏi, tại sao như vậy mà họ vẫn chưa kết hôn? Văn Hạ nói, bởi kết hôn rồi, cô sẽ thành thiếu phụ. Cô không thích từ đó. Hơn nữa, cô cho rằng sau khi kết hôn sẽ phải làm việc nhà. Đó là trách nhiệm của người vợ. Cô vẫn chưa chơi đủ mà. Hơn nữa, bây giờ và kết hôn rồi thì có gì khác đâu? Xem ra Tô Mạch cũng đành như vậy. Anh vẫn luôn vốn chủ trương kết hôn sớm, nhưng vẫn chưa nói chuyện với người nhà Văn Hạ nên chẳng còn cách nào khác. Đại tiểu thư đó không chịu lấy chồng vì thế anh đành phải sống với cô một cách “phi pháp” vậy.
Văn Hạ khó chịu ngồi đó, trán toát mồ hôi, mặt hây hảy đỏ. Thời tiết thế này dù có bôi kem chống nắng cũng chẳng ích gì. Nhưng vì đi giày cao gót nên cô không muốn vào trong Wall Mart ngồi điều hòa. Phải lựa chọn giữa việc bị dãi nắng hay là lang thang giữa đường thì cô vẫn chọn dãi nắng, hai chân đi giày cao gót của cô đã thu lu trên chiếc ghế băng. Thỉnh thoảng có một hai người đi qua cũng tò mò ngoái lại nhìn cô.
Thứ lỗi cho cô nhé, cô lười vậy đấy. Theo lời Tô Mạch nói, cô bị mắc bệnh lười, hơn nữa bệnh lại rất nặng nhưng Tô Mạch vẫn cần cô. Lúc đó Văn Hạ rất buồn, lười thì sao chứ? Nó cũng chẳng thể làm cô xấu đi được.
Cô đã quên đây là lần thứ mấy mình bị sa thải. Sau khi tốt nghiệp, cô đến Tế Nam tìm Tô Mạch. Khi đó, cô suy nghĩ rất đơn gản, chỉ cần hai người ở bên nhau là đủ rồi, những thứ khác đều không quan trọng. Nhưng sau đó, cô đã phát hiện ra là mình đã suy nghĩ quá đơn giản.
Đúng vậy, Tô Mạch vẫn có thể nuôi cô mà không cần cô phải ra ngoài làm việc cả ngày nhưng cô đã lớn như vậy, lại học đại học ngần mấy năm, cô không thể ở nhà mãi được. Sau hai tháng ở nhà, cô không tài nào chịu đựng được nữa nên bắt đầu nộp hồ sơ, đi phỏng vấn rồi lại tràn trề thất vọng. cuối cùng, cô phát hiện ra chuyên ngành mình học không thể tìm được việc lúc này. Tại sao? Bởi vì cô học tài chính mà bây giờ là lúc nào? Là lúc khủng hoảng tài chính. Cuối cùng, cô chỉ có thể làm một nhân viên văn phòng bình thường. Nhưng cô vừa mới tốt nghiệp, chẳng hiểu gì nên thường xuyên bị người ta sai tới sai lui. Ban đầu cô còn muốn nhẫn nhịn, nhưng tức nước vỡ bờ cô không làm nữa. cô là ai chứ? Cô là Văn Hạ, việc gì cũng phải do cô quyết định. Muốn biến cô thành người sai vặt ư? Không có chuyện đó đâu.
Thế nên cô cãi nhau với đồng nghiệp văn phòng, mâu thuẩn với cấp trên, lúc cáu giận thì bất cứ chuyện gì người ta cũng có thể làm được và cô không phải là một ngoại lệ. Kết quả cuối cùng là cô lại tiếp tục hành trình tìm việc và thất nghiệp mà thôi. Tô Mạch thì sao? Với những chuyện khác, anh đều bảo cô nên làm thế nào. Còn chuyện công việc, đây là lần đầu tiên anh giữ im lặng. Nhìn cô như vậy, thật ra anh cũng nghĩ nếu cứ ở nhà mãi thì sẽ làm cô trở nên đờ đẫn mất. Ra ngoài có thể mệt một chút nhưng ít nhất cũng còn việc gì đó có ý nghĩa để làm. Cô không cần kiếm tiền, chỉ cần tư tưởng thoải mái là được. Kết quả là tần suất thay đổi công việc của vị đại tiểu thư này đã vượt quá dự tính của anh.
Khi Văn Hạ sắp ngất xỉu thì cuối cùng cũng nhìn thấy chiếc Popular màu ghi của Tô Mạch. Văn Hạ thề, cô chưa bao giờ bị kích động như khi nhìn thấy xe của Tô Mạch lúc này. Bởi vì khi mua xe, cô kiên quyết đòi mua xe màu đỏ, nhưng Tô Mạch nói, màu đỏ không hợp với tính cách của anh nên muốn mua màu ghi. Cuối cùng, Văn Hạ đã thua. Lý do là Tô Mạch bỏ tiền ra mua xe, còn cô chỉ là hành khách nên làm gì có quyền phát ngôn. Lúc đó, cô nhận ra một điều cực kỳ quan trọng đó là nhất định phải có tiền, phải có tiền của riêng mình, như vậy người đàn ông này mới coi trọng cô.
Từ xa, Tô Mạch cũng đã nhìn thấy Văn Hạ. sáng sớm khi ra khỏi giường, anh đã khuyên cô đừng mặc màu trắng, đừng đi giày cao gót cao nhưng cô không nghe mà còn nói anh chẳng hiểu gì về thời trang. Bây giờ, thấy cô đi chân đất, để đôi giày một bên thì anh không nhịn được cười. Cô gái này luôn miệng phải nói mình phải ra dáng cô gái đoan trang nhưng khi mệt, khi lười thì lại hiện nguyên hình. Riêng cô lại mặc kệ đây là ngoài đường hay ở nhà, làm thế nào thoải mái nhất thì làm. Con người không nên trói buộc mình, đó là lý lẽ lúc lười của cô. Con gái phải thanh lịch thì lại là châm ngôn khi siêng năng của cô. Tóm lại câu “đừng tin những gì con gái nói” được thể hiện rõ nhất ở con người cô.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook