Giống Rồng
-
Chương 3-5: Độ thế cứu Bình nam
Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ ba:
Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.
Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.
Chương 3.5 Độ thế cứu Bình nam
Dương Thanh ngỏ lời mời hai vị tăng sư tới phủ cùng luận giải bài thơ trên đầu Thạch Long. Hai vị tăng ấy đứng dậy cúi chào Dương Thanh, Lập Đức thay lời sư phụ mà thưa:
- Nghe tiếng Dương tướng quân từ đã lâu, nay được tướng quân đích thân tới mời. Quả là vinh hạnh cho bọn tiểu tăng. Chúng bần tăng xin cùng ngài tới phủ để cùng luận giải.
- Sao vị tăng ấy không nói gì?
- Dạ bẩm. Sư phụ trước giờ tính tình hòa nhã, dung dị hết mức, lại không hay bàn việc. Mong tướng quân thông cảm. Xin tướng quân dẫn đường về phủ.
Cả bốn người cùng lên xe ngựa về Tống Bình trong đêm ấy. Dương Thanh háo hức hỏi Lập Đức những chữ ấy viết gì. Lập Đức lớn tiếng đọc những vần thơ, giọng đầy suy tư:
"Chốn trần gian đỏ lửa
Cõi chết chảy thành dòng
Một dạ cùng cam khổ
Kẻ quân tử khác lòng."
Buông lời xong, Ngôn Thông nói Lập Đức xin ra về. Dương Thanh lên tiếng có ý mời hai vị tăng nhân ấy ở lại. Ngôn Thông từ chối xin về kẻo trời khuya sương rơi. Dương Thanh tiễn hai người ấy đến cửa phủ thì Đặng Khả liễu tá gọi Dương Thanh trở lại mà bẩm:
- Bẩm chủ tướng. Luận viết bài thơ này ra lên giấy. Mong tướng quân xem qua.
“Dương gian hỏa ánh hồng
Tử ngục thủy thành giang.
Nhất chí đồng cam khổ
Quảng nhân chính dị sàng.”
Ba chữ Quảng, nhân, chính, ghép lại chỉ thay đổi nét này thành chữ Định. Tại hạ thấy có điều gì đó ám chỉ ở đây.
Sĩ Giao cũng nhẩm được bài thơ ấy vừa ứng với bài thơ khi trước Sĩ Giao có được tại núi Lạn Kha. Sĩ Giao đứng một lúc không nói lên lời gì. Dương Thanh mặt giận dữ, ném mảnh giấy ấy cho Sĩ Giao:
- Thế này là ý gì? Kẻ nào to gan dám ám chỉ ta sẽ chết?
Sĩ Giao nghĩ một hồi, bất giác trả lời:
- Dạ bẩm. Điều này quả nhiên trùng hợp.
Dương Thanh nóng giận, hất tung chiếc bàn nghị. Lại hỏi Sĩ Giao:
- Nhà ngươi còn đứng đấy làm gì nữa! Mau đi dò xét, đứa nào dám cả gan viết lời ấy tới đây. Nhà người nói trùng hợp điều gì? Sĩ Giao!
Đặng Khả lúng túng, áo quần chưa gọn chạy đi gọi đám lính đuổi theo hai vị hòa thượng, cùng giải tên thợ đá đến. Sĩ Giao lấy lại bình tâm mà đáp Dương Thanh:
- Ngày trước, đi diệt cướp núi Lạn Kha, tiểu nhân nằm mộng có đám con gái gần núi ấy nhét vào tay tại hạ mảnh vải đề bài thơ này. Tỉnh dậy thì thấy Chí Liệt thiếu chủ đang đánh lộn với Dương Diện Lão quỷ. Hai người tranh cãi về mảnh vải kia.
- Mau gọi gã điên ấy tới đây ngay.
Dương Thanh đùng đùng nổi cơn giận tra hỏi hai vị tăng và người thợ đá. Hai bên quả quyết cho rằng họ không hề dính líu tới việc này. Dương Thanh không kìm được cảm xúc liền cho giải ba người ấy vào lao tra tấn ép cung. Hai người tăng nhân không hề nói thêm điều gì từ khi bị giải vào ngục mặc cho vị thợ đá kia kêu gào thảm thiết trước những cung hình tra tấn. Mệt lả người đi, đám cai ngục mới lôi ba người ấy về phòng giam cho hồi sức để chờ thẩm vấn tiếp.
Hai vị tăng nhân lại ngồi thiền trong lúc tay thợ đá kia lao vào vồ những miếng ăn mà bọn cai ngục ném vào cho. Tay thợ đá kia hỏi đau đớn, miệng run run, mái tóc xõa quá vai bù xù, móm mém nhai những miếng cơm nguội vừa nhặt từ đất lên. Nước mắt giàn giụa hỏi hai vị tăng:
- Hai cao tăng là phật chốn nào? Tra tấn cực hình như vậy mà vẫn ngồi đấy thiền?
Ngôn Thông cất lời đáp:
- Phật tại tâm, tâm sáng phật rọi. Những thứ ấy chỉ là bề ngoài, sao cản được cái tâm sáng trong.
Tên ấy nghe chưa giác ngộ hết đã nằm lăn ra mệt nhoài. Lập Đức lời lẽ chân tình hỏi sư phụ Vô Ngôn Thông:
- Sư phụ thấy người này có phải là người có tội?
- Cái tâm không tối tự mà thấy mệt theo bản năng. Kẻ tâm gian trá sẽ lắng lo sợ hãi, chẳng thể ngủ yên. Con tự quan sát người ấy mà phán xét.
Lập Đức nghe lời thầy cùng thiền đến lúc nửa đêm. Có tiếng mở khóa, Lập Đức tỉnh giấc nhưng chẳng mở mắt ra, lại nghe thấy người bước tới gần. Người ấy nghe giọng khá quen khiến vị sư phụ mở mắt ra. Nhận ra Sĩ Giao, Lập Đức hỏi:
- Chúng tăng nghe lời ngài tới đây, nay lại bị trách phạt nơi ngục tối này. Chúng tăng tôi ngày ngồi thiền chốn chùa nhỏ, không màng những chuyện như vậy. Ngài tới đây khuyên nhủ chúng tăng thì cũng không có gì để khai với ngài.
Sĩ Giao từ tốn trả lời:
- Chủ tướng chỉ là cả giận mà như vậy. Ta sẽ dùng lời mà khuyên giải ngài ấy. Chỉ là ta có đôi điều chưa rõ tỏ. Nghe rằng, ngày trước ở núi Tiên Du, Lập Đức đọc kinh chẳng hay ai dạy cho sư chữ ấy? Có nhiều người biết được chữ ấy chăng?
- Chẳng giấu gì ngài. Ngày bé ta ở núi Lạn Kha, có một vị thầy họ Phạm về làng dạy học, có dạy cho ta chữ ấy. Nhưng thầy chỉ nhận ba người để truyền thọ. Ta mồ côi từ nhỏ, tính lại ham đọc nên thầy quý nhận dạy. Một người tài đối đáp giỏi võ nghệ thầy cũng nhận làm đệ tử. Một người khéo tay, thông minh nhanh trí, quyết đoán cũng là con của vị hào trưởng hương ấy. Dạy bọn ta được hơn một năm thì thầy bị bắt giết. Bởi vì một lẽ thầy ta dạy chữ của tiền nhân - chữ cổ của người Nam ta, là thứ mà triều đình cấm lưu hành. Những người ai dạy, học chữ ấy đều bị bắt bớ. Đám quan lại đem đốt hết sách vở viết bằng chữ ấy đi nên giờ chẳng còn ai biết.
- Vậy hai người kia sư có biết giờ họ đang ở đâu không?
- Khi thầy bị bắt, ta cùng với hai người kia theo cứu thầy. Sức nhỏ, lực mọn chẳng cứu được thầy lại bị bắt giam cùng với thầy. Một người bị chết trong ngục do không chịu nổi đòn roi. Ta được gửi về làng quản giáo ba năm. Còn một người sau khi vào nhà lao, ta lấy hết tiền của ta đút lót cho bọn quản ngục thả người ấy ra một cách lặng lẽ bởi ta thương nhà y chỉ có mình y là con trai, cha hắn lại làm hương trưởng sợ làm ảnh hưởng đến cha hắn.
- Thế giờ người ấy làm gì, ở đâu?
- Hơn mười năm trước, triều đình có lệnh xung quân. Khi ấy ta đã nương nhờ cửa phật, người ấy cùng vợ con chạy trốn đến vùng man di phía tây bắc, dọc theo Đà Giang. Cha bị cách chức, bị quan quân đày đến Phúc Lộc. Bọn Lâm Ấp khi ấy đánh nhau to với quân triều đình ở Hoan Châu. Ông ấy bị đạn lạc của quân triều đình bắn trúng mà chết. Sau đấy, người ấy hận quân triều đình mà hẹn với dân Hoàng Động nghe lời Nam Chiếu mang quân chiếm đóng Phong Châu. Khi Dương tướng quân nhận lệnh làm Nha môn tướng lại đánh lui bọn Man Hoàng. Người ấy trốn biệt tăm, nghe đâu ra nhập toán cướp trên núi quê cũ.
- Ra là vậy. Không biết người ấy chữ nghĩa ra sao? Có tài nghệ gì nổi bật chăng?
- Ngày trẻ cùng làng với y, tiểu tăng thấy y cái gì cũng khéo, lại có tính quyết đoán. Tuy chỉ có điều là suy nghĩ không được chín chắn mới dẫn đến như vậy.
- Hai vị tăng ăn chút đồ chay ta mới cho người làm. Chuyện ta đã rõ. Chỉ mai mốt là hai vị sẽ được thả. Cảm phiền hai vị cao tăng.
Vô Ngôn Thông ngồi nghe hết câu chuyện chẳng hề nói điều gì. Lúc Sĩ Giao bước khỏi nhà lao, vị cao tăng ấy mới ngỏ lời răn:
- Kẻ tu hành hiếu sinh làm đầu. Những vương bụi trần còn chưa gột sao tu thành chính quả.
- Lập Đức con xưa có làm việc tốt cứu người nhưng người ấy lại trở thành người có tội với chúng sinh. Kể ra con đây cũng là kẻ có tội. Con nói ra việc ấy cũng chỉ mong vị tướng quân ấy không làm liên lụy người khác nữa cũng là rửa cái tội ngày xưa vậy.
Sáng ngày sau, Sĩ Giao cho gọi hai vị tăng ấy lên kể lại chuyện ấy cho Dương Thanh. Dương Thanh chưa thông đầu óc, giọng cáu gắt hỏi:
- Cái đám đầu trọc ở Đại tự đã có mặt ở đây chưa? Cho giải bốn cái tên cướp trắng lên đây cho ta.
- Dạ bẩm chủ tướng. Hiện đám tăng ở Đại tự hương Phù Đổng đang có mặt ngoài kia. Bốn tên thủ lĩnh Bạch Hổ cũng đang chờ ngài xét hỏi. Chủ tướng cứ hỏi lần lượt đám tăng rồi hãy hỏi đến bọn tướng cướp ấy.
Dương Thanh hỏi đám tăng trước, sau đó lại hỏi bốn tên thủ lĩnh kia. Tất cả như loạt, không ai nhận biết tảng đá ấy có từ đâu. Dương Thanh hỏi Sĩ Giao:
- Cái tên Giả Thường chủ trì Đại tự ấy, quân sư có thấy điều gì khác hay không?
- Vị ấy thoạt đầu nhìn tựa phật giáng thế, nhưng khi nghe vị ấy nói về pháp hạnh tại hạ e thấy có chút tâm không được dung dị. Nhưng dân chúng tung hô đám tăng như Phật. Lại thêm khi nhận đá ấy, tăng ấy chẳng chối mà lại tặng ngay cho thiếu chủ về mừng công với chủ tướng. Tại hạ thấy có một người đáng nghi ngờ. Đó là người…
- Ta thấy có một kẻ dung mạo uy nghi, dáng vẻ cương mãnh, da lại màu xanh vương giả tựa Kim Cương Thủ Bồ Tát. Nhưng mắt hắn đảo qua đảo lại liên hồi. Người nhà phật nhưng hắn toát lên sự dữ dằn kỳ lạ. Cái tâm bất minh tự khắc thấy hồi hộp sợ hãi. Nhà ngươi có phải nói đến người ấy chăng?
- Dạ đúng. Quả nhiên hắn có chút gì đó khiến tâm không yên, vẻ lo lắng toát lên khuôn mặt. Tại hạ đã từng nhìn thấy hắn. Khi ở Đại tự, tại hạ cùng thiếu chủ đã nhìn thấy hắn vác tượng phật nghìn cân mà chẳng chút nhăn nhó.
- Lại có kẻ khỏe đến như vậy sao? Gã Quỷ em ngươi sức có bì được hắn hay chăng?
- Tại hạ e là có chút kém phần. Gã Quỷ mình đồng da sắt, sức khỏe vô lượng nhưng chút nào đó vẫn thua sức hắn.
Sĩ Giao bàn bạc với Dương Thanh một hồi lâu, lại cho gọi Lập Đức sư phụ vào trong trướng mà bàn. Canh tỵ hai khắc, Chí Liệt cầm một bức trướng khổ lớn ra ngoài công đường. Bọn tăng nhân phía dưới bàn tán xôn xao về bức trướng. Lúc đó gã quỷ Tồn Thăng chạy tới, mặt mày giận dữ, tay cầm chắc dao quắm gườm gừ đám tăng ấy, quát tháo ầm ĩ. Bọn tăng nhân ấy vẫn chẳng hề có phản ứng gì khả nghi. Sĩ Giao bèn phải cho người thả đám ấy đi.
Cùng lúc thả đám tăng nhân, Dương Thanh sai Chí Liệt cùng Dương Diện giải bọn cướp Lục Bạch Hổ ra pháp trường phía thành Luy Lâu để hành quyết. Mỗi xe ngục, Dương Thanh nhờ thầy Lập Đức viết lên ấy những lời kể tội lỗi của bọn chúng bằng văn tự cổ và cho Liễu tá Đặng khả đi cùng lớn tiếng đọc lên những lời ấy. Chí Liệt cầm bức trướng lớn khi nãy đi trước đoàn.
Đoạn đến phía đông cổng La Thành chừng năm dặm, xuất hiện từ đâu có một gã mình cao lớn, uy nghi, lại nói giọng rất giống người xứ Tiên Du một mình xông tới nhảy lên xe ngục của tên Đại hổ Ngũ Tử Hùng. Chí Liệt sai lính thắt chặt vòng vây không đám ấy cướp tù. Dương Diện gã quỷ xông tới đánh với kẻ lạ mặt.
Sĩ Giao sai cho lính chạy vội về phía La Thành. Chí Liệt tay cầm chắc cây thương hướng về kẻ lạ mặt kia hỏi lớn:
- Là kẻ nào dám cả gan cướp tù?
- Lũ quan quân các ngươi! Tất cả chỉ là đám chó gà. Các người nghĩ dùng chữ viết kia mà mắng chửi hạ nhục bọn ta thì sẽ tìm được người các ngươi cần tìm.
- Ra chính là ngươi! Ngươi nghĩ là nhà là ai mà dám cướp tù? Còn không mau mau chịu trói.
Tên thủ lĩnh thấp lùn, bủng beo mặt hớn hở:
- Tứ đệ. Mau mau cứu bọn ta.
Chí Liệt mặt mày nghiêm nghị, quát lớn:
- Thì ra là tên cướp chạy trốn. Cuối cùng thì cũng chịu tới đây nộp mạng.
Chí Liệt đốc ngựa chạy tới, vung thương đâm hắn. Tên ấy nhanh như sóc, nhảy lên đạp vào một tên lính áp nha đương cưỡi trên ngựa ngã nhào xuống đất. Chí Liệt đuổi theo chạy đến bờ sông Thiên Đức thì gã đột nhiên quay lại, cúi người xuống phản đòn khiến Chí Liệt bất ngờ. Thiếu chủ kéo cương khiến ngựa nhảy bổ lên cao, hý vang. Tên kia tay cầm trảo hét lớn:
- Thanh Long kim cương trảo.
Đôi tay hắn giương lên hai móng vuốt vảy xanh ánh ngọc, dùng uy lực sấm sét của đôi tay ra đòn khiến ngựa của Thiếu chủ ngã dúi dụi, máu chảy lênh láng.
Chí Liệt thoát nhanh khỏi yên ngựa, cắm thương xuống mặt đất để lấy lại thăng bằng. Chí Liệt lớn tiếng hỏi hắn:
- Nhà ngươi là người từ đâu đến? Danh tính thế nào? Võ ấy ngươi học được từ đâu?
Hăn cười lớn, lại quất ngựa xống tới sát chỗ Chí Liệt mà nói:
- Nhà ngươi muốn danh tính người sẽ cho ngươi chầu trời, xuống âm ti mà bảo với Diêm Vương là người giết ngươi tên Tứ Hổ Long Trạch.
Nói rồi, hắn rút song câu toan chém Chí Liệt, Chí Liệt lấy mũi tên dương cung bắn trúng tai ngựa, ngựa lồng lên khiến hắn không thể kiềm chế được. Hắn quắp lấy hai chân vào cổ ngựa, ghì chặt khiến ngựa lăn ra chết. Hắn nhảy xuống đất, đôi vuốt sắc lóe lên trong ánh nắng ban trưa. Chí Liệt giương cây thương lên quát lớn:
- Cái tên thất phu. Tên thì rồng không ra rồng, trạch không ra trạch. Cướp gà trộm chó không xứng chết dưới cây long phượng huyền thương của ta, lại còn ở đó to mồm hay sao.
Long Trạch mặc áo một màu nâu sẫm, mặt quấn khăn kín mít. Đôi mắt xanh ngọc đảo liên hồi, Chí Liệt dường như nhận ra đôi mắt đó, liền hỏi:
- Ta và ngươi dường như đã gặp ở đâu?
- Khỏi cần phải hỏi. Ta chẳng quen cũng không thèm biết lũ chó quan các ngươi. Mau mau thả anh em ta ra. Không thì đừng hòng sống sót.
- Được. Để ta xem nhà ngươi là kẻ nào!
Chí Liệt hét lớn, tiếng vang dội sóng vỗ bờ. Cây huyền thương lao vút xé toang hạt nước còn vương trên ngọn lau. Tên cướp nhanh chóng dùng vuốt sắc đỡ chiêu của Thiện tướng. Hai bên giằng co đến giữa trưa canh ngọ, chạy đến chục dặm đường tả ngạn sông Thiên Đức. Dưới cái nắng của buổi trưa mùa thu, Chí Liệt ướt đẫm mồ hôi, mượn chiêu của tên cướp lao vào xé toang manh giáp trên người. Từng bắp cơ của chàng nhẫy bóng dưới ánh nắng. Chàng ném cung xuống đất như trút bỏ gánh nặng, dồn sức vào cây thương mong hạ sát tên cướp.
Đúng lúc hai bên giao đấu đến hồi gay cấn, Bình Nam đại hổ dùng thương ghì chặt trên vai Tứ hổ toan lấy mạng hắn thì có tiếng vó ngựa chạy đến. Tồn Thăng vội vã lao tới dùng cây gỗ to thúc thẳng vào mạn sườn phải của tên cướp. Tên cướp thấy sức lực gã Quỷ vô thường định bụng chạy trốn. Chí Liệt dùng thương truy sát, hắn chạy nhanh thoăn thoắt chỉ trong nửa khắc đã thoát khỏi sự truy đuổi của thiếu chủ. Gã Quỷ đuổi theo dùng dao quắm chém ngang cổ tên cướp. Tên cướp né được nhưng mảnh vải che mặt lại bị dính vào dao của Gã Quỷ. Gã Quỷ cười lớn:
- Thì ra là gã đầu trọc mặt xanh. Ta trở về báo lại cho Sĩ Giao anh ta mới được.
Nói rồi, Tồn Thăng thúc ngựa quay lại gặp Chí Liệt chạy đuổi theo. Gã Quỷ vội vàng khoe:
- Nhà ngươi có biết gã là ai không? Tên hòa thượng mặt xanh.
- Hắn đâu?
- Hắn chạy đường kia.
- Sao nhà ngươi không đuổi theo hắn.
- Thì là ta quay lại báo cho Sĩ Giao huynh hắn là gã đầu trọc mặt xanh.
Chí Liệt tức tưởi:
- Cái tên ngốc nhà ngươi. Không đuổi theo bắt hắn mang về lại còn quay về báo.
Chí Liệt giằng ngựa của Dương Diện thúc ngựa về phía Long Trạch chạy. Đến bờ sông Thiên Đức, cách phía nam hương Phù Đổng tám dặm đường, Chí Liệt hô lớn:
- Thuyền kia dừng lại. Trên ấy có tên cướp Bạch Hổ.
Thuyền đi vội về phía đông nam, rồi cập bờ phía ấy. Phía sau Chí Liệt có hai vị hòa thượng đi tới, họ Dương hỏi:
- Lập Đức có việc gì qua đó?
- Là sư phụ ta muốn tới đây để cảm tạ vị hương hào họ Nguyễn khi xưa đã dựng tự.
- Sông lớn, lại chẳng có đò qua. Để cướp kia chạy trốn, ta chẳng thể an lòng.
Lập Đức ném một cục đá lớn xuống mặt sông, dòng nước cuốn mạnh viên đá ấy. Lập Đức nói:
- Sông sâu khó qua. Mong thí chủ lượng sức mình tránh điều tai ương.
Tồn Thăng kéo tới ba cây gỗ lớn, buộc lại thành bè nói:
- Mời thiếu chủ qua sông.
- Hay lắm. Kẻ ngốc đôi vẫn có lúc sáng suốt. Ta sẽ dùng bè của ngươi để qua sông.
Nói rồi, ngựa cùng Chí Liệt bước lên, Tồn Thăng dùng sức mạnh phi thường đẩy bè ấy quá nửa sông. Bỗng có gió lớn, nước sông liền chảy mạnh. Tồn Thăng níu thừng giữ chặt bè. Không thể cưỡng lại được sức nước, thừng đứt, bè chống chếnh giữa dòng.
Vị hòa thượng họ Trịnh ngồi thiền cạnh đó chẳng mảy may đến điều đương xảy ra khiến gã quỷ nóng giận quát lớn:
- Thiếu chủ chống chếnh giữa dòng. Ông còn ngồi đấy thiền với tụng.
Lập Đức cản lại:
- Thí chủ bớt nóng giận. Sư phụ sẽ có cách để cứu giúp Dương tướng quân.
Sư thầy họ Trịnh lẩm nhẩm trong miệng, tiếng gió bỗng dừng lại, nước sông lại hiền hòa. Từ phía sông có làn gió ấm thổi ngang sông đẩy đò trở lại bờ. Chí Liệt lấy lại bình tĩnh cho ngựa bước trở lại sông. Chí Liệt chạy lới bái lạy vị cao tăng:
- Quả là phi phàm. Đệ tử đội ơn công cứu mạng.
Phía bên kia sông lại có tiếng vọng sang:
- Quả các ngươi có thần tiên phù trợ. Thù này ắt trả. Các người hãy nhớ lấy ngày hôm nay.
Gã Quỷ ngấp nghển nhìn sang, giọng nói dữ dằn:
- Rồi bọn ta sẽ tìm ra ngươi.
Từ phía bên kia sông, mặt trời chói chang rọi xuống mặt sông lấp lánh, bóng người khuất dần theo những ngọn cỏ lau phía đó. Lập Đức thở phào nói:
- Dị tà chẳng thể thắng nổi chính đạo. Người đó dùng tà pháp sai khiến hà bá, thần gió toan dìm chết ngài.
Chí Liệt nhìn theo dáng người phía bên kia sông, giọng còn ngậm ngùi:
- Cao tăng chính là quý nhân của ta. Chỉ tiếc rằng kẻ ấy dùng dị tà mà thoát mũi huyền thương này.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ ba:
Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.
Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.
Chương 3.5 Độ thế cứu Bình nam
Dương Thanh ngỏ lời mời hai vị tăng sư tới phủ cùng luận giải bài thơ trên đầu Thạch Long. Hai vị tăng ấy đứng dậy cúi chào Dương Thanh, Lập Đức thay lời sư phụ mà thưa:
- Nghe tiếng Dương tướng quân từ đã lâu, nay được tướng quân đích thân tới mời. Quả là vinh hạnh cho bọn tiểu tăng. Chúng bần tăng xin cùng ngài tới phủ để cùng luận giải.
- Sao vị tăng ấy không nói gì?
- Dạ bẩm. Sư phụ trước giờ tính tình hòa nhã, dung dị hết mức, lại không hay bàn việc. Mong tướng quân thông cảm. Xin tướng quân dẫn đường về phủ.
Cả bốn người cùng lên xe ngựa về Tống Bình trong đêm ấy. Dương Thanh háo hức hỏi Lập Đức những chữ ấy viết gì. Lập Đức lớn tiếng đọc những vần thơ, giọng đầy suy tư:
"Chốn trần gian đỏ lửa
Cõi chết chảy thành dòng
Một dạ cùng cam khổ
Kẻ quân tử khác lòng."
Buông lời xong, Ngôn Thông nói Lập Đức xin ra về. Dương Thanh lên tiếng có ý mời hai vị tăng nhân ấy ở lại. Ngôn Thông từ chối xin về kẻo trời khuya sương rơi. Dương Thanh tiễn hai người ấy đến cửa phủ thì Đặng Khả liễu tá gọi Dương Thanh trở lại mà bẩm:
- Bẩm chủ tướng. Luận viết bài thơ này ra lên giấy. Mong tướng quân xem qua.
“Dương gian hỏa ánh hồng
Tử ngục thủy thành giang.
Nhất chí đồng cam khổ
Quảng nhân chính dị sàng.”
Ba chữ Quảng, nhân, chính, ghép lại chỉ thay đổi nét này thành chữ Định. Tại hạ thấy có điều gì đó ám chỉ ở đây.
Sĩ Giao cũng nhẩm được bài thơ ấy vừa ứng với bài thơ khi trước Sĩ Giao có được tại núi Lạn Kha. Sĩ Giao đứng một lúc không nói lên lời gì. Dương Thanh mặt giận dữ, ném mảnh giấy ấy cho Sĩ Giao:
- Thế này là ý gì? Kẻ nào to gan dám ám chỉ ta sẽ chết?
Sĩ Giao nghĩ một hồi, bất giác trả lời:
- Dạ bẩm. Điều này quả nhiên trùng hợp.
Dương Thanh nóng giận, hất tung chiếc bàn nghị. Lại hỏi Sĩ Giao:
- Nhà ngươi còn đứng đấy làm gì nữa! Mau đi dò xét, đứa nào dám cả gan viết lời ấy tới đây. Nhà người nói trùng hợp điều gì? Sĩ Giao!
Đặng Khả lúng túng, áo quần chưa gọn chạy đi gọi đám lính đuổi theo hai vị hòa thượng, cùng giải tên thợ đá đến. Sĩ Giao lấy lại bình tâm mà đáp Dương Thanh:
- Ngày trước, đi diệt cướp núi Lạn Kha, tiểu nhân nằm mộng có đám con gái gần núi ấy nhét vào tay tại hạ mảnh vải đề bài thơ này. Tỉnh dậy thì thấy Chí Liệt thiếu chủ đang đánh lộn với Dương Diện Lão quỷ. Hai người tranh cãi về mảnh vải kia.
- Mau gọi gã điên ấy tới đây ngay.
Dương Thanh đùng đùng nổi cơn giận tra hỏi hai vị tăng và người thợ đá. Hai bên quả quyết cho rằng họ không hề dính líu tới việc này. Dương Thanh không kìm được cảm xúc liền cho giải ba người ấy vào lao tra tấn ép cung. Hai người tăng nhân không hề nói thêm điều gì từ khi bị giải vào ngục mặc cho vị thợ đá kia kêu gào thảm thiết trước những cung hình tra tấn. Mệt lả người đi, đám cai ngục mới lôi ba người ấy về phòng giam cho hồi sức để chờ thẩm vấn tiếp.
Hai vị tăng nhân lại ngồi thiền trong lúc tay thợ đá kia lao vào vồ những miếng ăn mà bọn cai ngục ném vào cho. Tay thợ đá kia hỏi đau đớn, miệng run run, mái tóc xõa quá vai bù xù, móm mém nhai những miếng cơm nguội vừa nhặt từ đất lên. Nước mắt giàn giụa hỏi hai vị tăng:
- Hai cao tăng là phật chốn nào? Tra tấn cực hình như vậy mà vẫn ngồi đấy thiền?
Ngôn Thông cất lời đáp:
- Phật tại tâm, tâm sáng phật rọi. Những thứ ấy chỉ là bề ngoài, sao cản được cái tâm sáng trong.
Tên ấy nghe chưa giác ngộ hết đã nằm lăn ra mệt nhoài. Lập Đức lời lẽ chân tình hỏi sư phụ Vô Ngôn Thông:
- Sư phụ thấy người này có phải là người có tội?
- Cái tâm không tối tự mà thấy mệt theo bản năng. Kẻ tâm gian trá sẽ lắng lo sợ hãi, chẳng thể ngủ yên. Con tự quan sát người ấy mà phán xét.
Lập Đức nghe lời thầy cùng thiền đến lúc nửa đêm. Có tiếng mở khóa, Lập Đức tỉnh giấc nhưng chẳng mở mắt ra, lại nghe thấy người bước tới gần. Người ấy nghe giọng khá quen khiến vị sư phụ mở mắt ra. Nhận ra Sĩ Giao, Lập Đức hỏi:
- Chúng tăng nghe lời ngài tới đây, nay lại bị trách phạt nơi ngục tối này. Chúng tăng tôi ngày ngồi thiền chốn chùa nhỏ, không màng những chuyện như vậy. Ngài tới đây khuyên nhủ chúng tăng thì cũng không có gì để khai với ngài.
Sĩ Giao từ tốn trả lời:
- Chủ tướng chỉ là cả giận mà như vậy. Ta sẽ dùng lời mà khuyên giải ngài ấy. Chỉ là ta có đôi điều chưa rõ tỏ. Nghe rằng, ngày trước ở núi Tiên Du, Lập Đức đọc kinh chẳng hay ai dạy cho sư chữ ấy? Có nhiều người biết được chữ ấy chăng?
- Chẳng giấu gì ngài. Ngày bé ta ở núi Lạn Kha, có một vị thầy họ Phạm về làng dạy học, có dạy cho ta chữ ấy. Nhưng thầy chỉ nhận ba người để truyền thọ. Ta mồ côi từ nhỏ, tính lại ham đọc nên thầy quý nhận dạy. Một người tài đối đáp giỏi võ nghệ thầy cũng nhận làm đệ tử. Một người khéo tay, thông minh nhanh trí, quyết đoán cũng là con của vị hào trưởng hương ấy. Dạy bọn ta được hơn một năm thì thầy bị bắt giết. Bởi vì một lẽ thầy ta dạy chữ của tiền nhân - chữ cổ của người Nam ta, là thứ mà triều đình cấm lưu hành. Những người ai dạy, học chữ ấy đều bị bắt bớ. Đám quan lại đem đốt hết sách vở viết bằng chữ ấy đi nên giờ chẳng còn ai biết.
- Vậy hai người kia sư có biết giờ họ đang ở đâu không?
- Khi thầy bị bắt, ta cùng với hai người kia theo cứu thầy. Sức nhỏ, lực mọn chẳng cứu được thầy lại bị bắt giam cùng với thầy. Một người bị chết trong ngục do không chịu nổi đòn roi. Ta được gửi về làng quản giáo ba năm. Còn một người sau khi vào nhà lao, ta lấy hết tiền của ta đút lót cho bọn quản ngục thả người ấy ra một cách lặng lẽ bởi ta thương nhà y chỉ có mình y là con trai, cha hắn lại làm hương trưởng sợ làm ảnh hưởng đến cha hắn.
- Thế giờ người ấy làm gì, ở đâu?
- Hơn mười năm trước, triều đình có lệnh xung quân. Khi ấy ta đã nương nhờ cửa phật, người ấy cùng vợ con chạy trốn đến vùng man di phía tây bắc, dọc theo Đà Giang. Cha bị cách chức, bị quan quân đày đến Phúc Lộc. Bọn Lâm Ấp khi ấy đánh nhau to với quân triều đình ở Hoan Châu. Ông ấy bị đạn lạc của quân triều đình bắn trúng mà chết. Sau đấy, người ấy hận quân triều đình mà hẹn với dân Hoàng Động nghe lời Nam Chiếu mang quân chiếm đóng Phong Châu. Khi Dương tướng quân nhận lệnh làm Nha môn tướng lại đánh lui bọn Man Hoàng. Người ấy trốn biệt tăm, nghe đâu ra nhập toán cướp trên núi quê cũ.
- Ra là vậy. Không biết người ấy chữ nghĩa ra sao? Có tài nghệ gì nổi bật chăng?
- Ngày trẻ cùng làng với y, tiểu tăng thấy y cái gì cũng khéo, lại có tính quyết đoán. Tuy chỉ có điều là suy nghĩ không được chín chắn mới dẫn đến như vậy.
- Hai vị tăng ăn chút đồ chay ta mới cho người làm. Chuyện ta đã rõ. Chỉ mai mốt là hai vị sẽ được thả. Cảm phiền hai vị cao tăng.
Vô Ngôn Thông ngồi nghe hết câu chuyện chẳng hề nói điều gì. Lúc Sĩ Giao bước khỏi nhà lao, vị cao tăng ấy mới ngỏ lời răn:
- Kẻ tu hành hiếu sinh làm đầu. Những vương bụi trần còn chưa gột sao tu thành chính quả.
- Lập Đức con xưa có làm việc tốt cứu người nhưng người ấy lại trở thành người có tội với chúng sinh. Kể ra con đây cũng là kẻ có tội. Con nói ra việc ấy cũng chỉ mong vị tướng quân ấy không làm liên lụy người khác nữa cũng là rửa cái tội ngày xưa vậy.
Sáng ngày sau, Sĩ Giao cho gọi hai vị tăng ấy lên kể lại chuyện ấy cho Dương Thanh. Dương Thanh chưa thông đầu óc, giọng cáu gắt hỏi:
- Cái đám đầu trọc ở Đại tự đã có mặt ở đây chưa? Cho giải bốn cái tên cướp trắng lên đây cho ta.
- Dạ bẩm chủ tướng. Hiện đám tăng ở Đại tự hương Phù Đổng đang có mặt ngoài kia. Bốn tên thủ lĩnh Bạch Hổ cũng đang chờ ngài xét hỏi. Chủ tướng cứ hỏi lần lượt đám tăng rồi hãy hỏi đến bọn tướng cướp ấy.
Dương Thanh hỏi đám tăng trước, sau đó lại hỏi bốn tên thủ lĩnh kia. Tất cả như loạt, không ai nhận biết tảng đá ấy có từ đâu. Dương Thanh hỏi Sĩ Giao:
- Cái tên Giả Thường chủ trì Đại tự ấy, quân sư có thấy điều gì khác hay không?
- Vị ấy thoạt đầu nhìn tựa phật giáng thế, nhưng khi nghe vị ấy nói về pháp hạnh tại hạ e thấy có chút tâm không được dung dị. Nhưng dân chúng tung hô đám tăng như Phật. Lại thêm khi nhận đá ấy, tăng ấy chẳng chối mà lại tặng ngay cho thiếu chủ về mừng công với chủ tướng. Tại hạ thấy có một người đáng nghi ngờ. Đó là người…
- Ta thấy có một kẻ dung mạo uy nghi, dáng vẻ cương mãnh, da lại màu xanh vương giả tựa Kim Cương Thủ Bồ Tát. Nhưng mắt hắn đảo qua đảo lại liên hồi. Người nhà phật nhưng hắn toát lên sự dữ dằn kỳ lạ. Cái tâm bất minh tự khắc thấy hồi hộp sợ hãi. Nhà ngươi có phải nói đến người ấy chăng?
- Dạ đúng. Quả nhiên hắn có chút gì đó khiến tâm không yên, vẻ lo lắng toát lên khuôn mặt. Tại hạ đã từng nhìn thấy hắn. Khi ở Đại tự, tại hạ cùng thiếu chủ đã nhìn thấy hắn vác tượng phật nghìn cân mà chẳng chút nhăn nhó.
- Lại có kẻ khỏe đến như vậy sao? Gã Quỷ em ngươi sức có bì được hắn hay chăng?
- Tại hạ e là có chút kém phần. Gã Quỷ mình đồng da sắt, sức khỏe vô lượng nhưng chút nào đó vẫn thua sức hắn.
Sĩ Giao bàn bạc với Dương Thanh một hồi lâu, lại cho gọi Lập Đức sư phụ vào trong trướng mà bàn. Canh tỵ hai khắc, Chí Liệt cầm một bức trướng khổ lớn ra ngoài công đường. Bọn tăng nhân phía dưới bàn tán xôn xao về bức trướng. Lúc đó gã quỷ Tồn Thăng chạy tới, mặt mày giận dữ, tay cầm chắc dao quắm gườm gừ đám tăng ấy, quát tháo ầm ĩ. Bọn tăng nhân ấy vẫn chẳng hề có phản ứng gì khả nghi. Sĩ Giao bèn phải cho người thả đám ấy đi.
Cùng lúc thả đám tăng nhân, Dương Thanh sai Chí Liệt cùng Dương Diện giải bọn cướp Lục Bạch Hổ ra pháp trường phía thành Luy Lâu để hành quyết. Mỗi xe ngục, Dương Thanh nhờ thầy Lập Đức viết lên ấy những lời kể tội lỗi của bọn chúng bằng văn tự cổ và cho Liễu tá Đặng khả đi cùng lớn tiếng đọc lên những lời ấy. Chí Liệt cầm bức trướng lớn khi nãy đi trước đoàn.
Đoạn đến phía đông cổng La Thành chừng năm dặm, xuất hiện từ đâu có một gã mình cao lớn, uy nghi, lại nói giọng rất giống người xứ Tiên Du một mình xông tới nhảy lên xe ngục của tên Đại hổ Ngũ Tử Hùng. Chí Liệt sai lính thắt chặt vòng vây không đám ấy cướp tù. Dương Diện gã quỷ xông tới đánh với kẻ lạ mặt.
Sĩ Giao sai cho lính chạy vội về phía La Thành. Chí Liệt tay cầm chắc cây thương hướng về kẻ lạ mặt kia hỏi lớn:
- Là kẻ nào dám cả gan cướp tù?
- Lũ quan quân các ngươi! Tất cả chỉ là đám chó gà. Các người nghĩ dùng chữ viết kia mà mắng chửi hạ nhục bọn ta thì sẽ tìm được người các ngươi cần tìm.
- Ra chính là ngươi! Ngươi nghĩ là nhà là ai mà dám cướp tù? Còn không mau mau chịu trói.
Tên thủ lĩnh thấp lùn, bủng beo mặt hớn hở:
- Tứ đệ. Mau mau cứu bọn ta.
Chí Liệt mặt mày nghiêm nghị, quát lớn:
- Thì ra là tên cướp chạy trốn. Cuối cùng thì cũng chịu tới đây nộp mạng.
Chí Liệt đốc ngựa chạy tới, vung thương đâm hắn. Tên ấy nhanh như sóc, nhảy lên đạp vào một tên lính áp nha đương cưỡi trên ngựa ngã nhào xuống đất. Chí Liệt đuổi theo chạy đến bờ sông Thiên Đức thì gã đột nhiên quay lại, cúi người xuống phản đòn khiến Chí Liệt bất ngờ. Thiếu chủ kéo cương khiến ngựa nhảy bổ lên cao, hý vang. Tên kia tay cầm trảo hét lớn:
- Thanh Long kim cương trảo.
Đôi tay hắn giương lên hai móng vuốt vảy xanh ánh ngọc, dùng uy lực sấm sét của đôi tay ra đòn khiến ngựa của Thiếu chủ ngã dúi dụi, máu chảy lênh láng.
Chí Liệt thoát nhanh khỏi yên ngựa, cắm thương xuống mặt đất để lấy lại thăng bằng. Chí Liệt lớn tiếng hỏi hắn:
- Nhà ngươi là người từ đâu đến? Danh tính thế nào? Võ ấy ngươi học được từ đâu?
Hăn cười lớn, lại quất ngựa xống tới sát chỗ Chí Liệt mà nói:
- Nhà ngươi muốn danh tính người sẽ cho ngươi chầu trời, xuống âm ti mà bảo với Diêm Vương là người giết ngươi tên Tứ Hổ Long Trạch.
Nói rồi, hắn rút song câu toan chém Chí Liệt, Chí Liệt lấy mũi tên dương cung bắn trúng tai ngựa, ngựa lồng lên khiến hắn không thể kiềm chế được. Hắn quắp lấy hai chân vào cổ ngựa, ghì chặt khiến ngựa lăn ra chết. Hắn nhảy xuống đất, đôi vuốt sắc lóe lên trong ánh nắng ban trưa. Chí Liệt giương cây thương lên quát lớn:
- Cái tên thất phu. Tên thì rồng không ra rồng, trạch không ra trạch. Cướp gà trộm chó không xứng chết dưới cây long phượng huyền thương của ta, lại còn ở đó to mồm hay sao.
Long Trạch mặc áo một màu nâu sẫm, mặt quấn khăn kín mít. Đôi mắt xanh ngọc đảo liên hồi, Chí Liệt dường như nhận ra đôi mắt đó, liền hỏi:
- Ta và ngươi dường như đã gặp ở đâu?
- Khỏi cần phải hỏi. Ta chẳng quen cũng không thèm biết lũ chó quan các ngươi. Mau mau thả anh em ta ra. Không thì đừng hòng sống sót.
- Được. Để ta xem nhà ngươi là kẻ nào!
Chí Liệt hét lớn, tiếng vang dội sóng vỗ bờ. Cây huyền thương lao vút xé toang hạt nước còn vương trên ngọn lau. Tên cướp nhanh chóng dùng vuốt sắc đỡ chiêu của Thiện tướng. Hai bên giằng co đến giữa trưa canh ngọ, chạy đến chục dặm đường tả ngạn sông Thiên Đức. Dưới cái nắng của buổi trưa mùa thu, Chí Liệt ướt đẫm mồ hôi, mượn chiêu của tên cướp lao vào xé toang manh giáp trên người. Từng bắp cơ của chàng nhẫy bóng dưới ánh nắng. Chàng ném cung xuống đất như trút bỏ gánh nặng, dồn sức vào cây thương mong hạ sát tên cướp.
Đúng lúc hai bên giao đấu đến hồi gay cấn, Bình Nam đại hổ dùng thương ghì chặt trên vai Tứ hổ toan lấy mạng hắn thì có tiếng vó ngựa chạy đến. Tồn Thăng vội vã lao tới dùng cây gỗ to thúc thẳng vào mạn sườn phải của tên cướp. Tên cướp thấy sức lực gã Quỷ vô thường định bụng chạy trốn. Chí Liệt dùng thương truy sát, hắn chạy nhanh thoăn thoắt chỉ trong nửa khắc đã thoát khỏi sự truy đuổi của thiếu chủ. Gã Quỷ đuổi theo dùng dao quắm chém ngang cổ tên cướp. Tên cướp né được nhưng mảnh vải che mặt lại bị dính vào dao của Gã Quỷ. Gã Quỷ cười lớn:
- Thì ra là gã đầu trọc mặt xanh. Ta trở về báo lại cho Sĩ Giao anh ta mới được.
Nói rồi, Tồn Thăng thúc ngựa quay lại gặp Chí Liệt chạy đuổi theo. Gã Quỷ vội vàng khoe:
- Nhà ngươi có biết gã là ai không? Tên hòa thượng mặt xanh.
- Hắn đâu?
- Hắn chạy đường kia.
- Sao nhà ngươi không đuổi theo hắn.
- Thì là ta quay lại báo cho Sĩ Giao huynh hắn là gã đầu trọc mặt xanh.
Chí Liệt tức tưởi:
- Cái tên ngốc nhà ngươi. Không đuổi theo bắt hắn mang về lại còn quay về báo.
Chí Liệt giằng ngựa của Dương Diện thúc ngựa về phía Long Trạch chạy. Đến bờ sông Thiên Đức, cách phía nam hương Phù Đổng tám dặm đường, Chí Liệt hô lớn:
- Thuyền kia dừng lại. Trên ấy có tên cướp Bạch Hổ.
Thuyền đi vội về phía đông nam, rồi cập bờ phía ấy. Phía sau Chí Liệt có hai vị hòa thượng đi tới, họ Dương hỏi:
- Lập Đức có việc gì qua đó?
- Là sư phụ ta muốn tới đây để cảm tạ vị hương hào họ Nguyễn khi xưa đã dựng tự.
- Sông lớn, lại chẳng có đò qua. Để cướp kia chạy trốn, ta chẳng thể an lòng.
Lập Đức ném một cục đá lớn xuống mặt sông, dòng nước cuốn mạnh viên đá ấy. Lập Đức nói:
- Sông sâu khó qua. Mong thí chủ lượng sức mình tránh điều tai ương.
Tồn Thăng kéo tới ba cây gỗ lớn, buộc lại thành bè nói:
- Mời thiếu chủ qua sông.
- Hay lắm. Kẻ ngốc đôi vẫn có lúc sáng suốt. Ta sẽ dùng bè của ngươi để qua sông.
Nói rồi, ngựa cùng Chí Liệt bước lên, Tồn Thăng dùng sức mạnh phi thường đẩy bè ấy quá nửa sông. Bỗng có gió lớn, nước sông liền chảy mạnh. Tồn Thăng níu thừng giữ chặt bè. Không thể cưỡng lại được sức nước, thừng đứt, bè chống chếnh giữa dòng.
Vị hòa thượng họ Trịnh ngồi thiền cạnh đó chẳng mảy may đến điều đương xảy ra khiến gã quỷ nóng giận quát lớn:
- Thiếu chủ chống chếnh giữa dòng. Ông còn ngồi đấy thiền với tụng.
Lập Đức cản lại:
- Thí chủ bớt nóng giận. Sư phụ sẽ có cách để cứu giúp Dương tướng quân.
Sư thầy họ Trịnh lẩm nhẩm trong miệng, tiếng gió bỗng dừng lại, nước sông lại hiền hòa. Từ phía sông có làn gió ấm thổi ngang sông đẩy đò trở lại bờ. Chí Liệt lấy lại bình tĩnh cho ngựa bước trở lại sông. Chí Liệt chạy lới bái lạy vị cao tăng:
- Quả là phi phàm. Đệ tử đội ơn công cứu mạng.
Phía bên kia sông lại có tiếng vọng sang:
- Quả các ngươi có thần tiên phù trợ. Thù này ắt trả. Các người hãy nhớ lấy ngày hôm nay.
Gã Quỷ ngấp nghển nhìn sang, giọng nói dữ dằn:
- Rồi bọn ta sẽ tìm ra ngươi.
Từ phía bên kia sông, mặt trời chói chang rọi xuống mặt sông lấp lánh, bóng người khuất dần theo những ngọn cỏ lau phía đó. Lập Đức thở phào nói:
- Dị tà chẳng thể thắng nổi chính đạo. Người đó dùng tà pháp sai khiến hà bá, thần gió toan dìm chết ngài.
Chí Liệt nhìn theo dáng người phía bên kia sông, giọng còn ngậm ngùi:
- Cao tăng chính là quý nhân của ta. Chỉ tiếc rằng kẻ ấy dùng dị tà mà thoát mũi huyền thương này.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook