Giống Rồng
-
Chương 16-3: Chử Thoán nổi giận chém chết ả điêu ngoa
Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười sáu
Huyện Thái Bình, Cao Văn Trác giương uy
Châu La Phục, gái họ Thôi lỡ bước
Chương 16.3 Chử Thoán nổi giận chém chết ả điêu ngoa
Một đòn đau điếng người, Điền Khảm thu chân lại, đòn mâu gãy đôi. Cao Văn Trác mở mắt ra nhìn trong lập lòe ánh lửa dáng người dỏng, giọng thét dữ dội:
- Giết. Xông lên giết sạch đám tham tàn, cường bạo.
Trên lưng ngựa trắng, một viên tướng cầm kiếm xông tới chém giết quân đô hộ. Hàn Ước thấy quân lính của mình không giữ vững được đội hình liền lệnh thu quân chạy ra khỏi thành huyện Thái Bình.
Cao Văn Trác được hai tên lính to khỏe kéo lên, chân lấm bùn, không kịp tìm lại đôi giầy vải đã đạp đất đuổi theo họ Hàn. Viên tướng trên lưng ngựa trắng nhìn Văn Trác chạy chân trần nhoen miệng cười với họ Cao:
- Quả nhiên Văn Trác vẫn như ngày nào. Còn không mau lấy một con ngựa khỏe để đánh với ta trận này.
Văn Trác thấy bùn đất dính trên râu rơi vào miệng liền lấy đao xén bộ râu đi, cười khà khà:
- Hà Bình Xuyên. Là ai đã lệnh cho anh tới đây cứu ta? Ta nghe anh đã đầu hàng họ Hàn kia rồi.
Bình Xuyên ngả người trên mình ngựa cắt đứt dây cương một con ngựa đang buộc ở gốc cây phía nam thành Thái Bình. Miệng nói lớn:
- Là lệnh của chủ công sai ta trá hàng bọn chúng. Văn Trác mau mau lên ngựa.
Đinh Tráng chạy phía sau hai người đó hô lớn:
- Đuổi theo họ Hàn. Họ Hàn đó mặc áo lụa màu tím, giáp đồng, ria mép dài rủ, hắn cưỡi con ngựa màu đỏ đậm.
Văn Trác lục đục chạy bộ thấy có ngựa khỏe chạy tới liền nhảy chồm lên ngựa.
Ba người đuổi đánh Hàn Ước đến đất Hoài Đức thì gặp một đội binh mã của quân triều đình tiếp ứng họ Hàn từ phía nam. Nhận ra Hàn Lâm mang binh mã tới, Hàn Ước mặt mày mừng rỡ:
- Là Hàn Lâm từ Đỗ Động đi tới phải chăng?
Hàn Lâm cưỡi ngựa chạy tức tốc tới bờ sông Đáy chỗ Hàn Ước đang đứng chờ, khẩn báo:
- Báo Hàn đại nhân. Binh mã của Cao tướng quân đã đẩy lui được quân của đám phản quân phía nam. Tiểu tướng nghe tin thành huyện Thái Bình bị trúng kế của địch liền mang binh mã tới ứng cứu. Không hay Hà Bình Xuyên và Điền Khảm đang chặn đánh địch ở phía sau?
Hàn Ước ném vỏ kiếm xuống mặt nước sông Đáy, giọng nói đầy sự tức giận:
- Cái tên Hà Bình Xuyên đó, bày kế dụ binh mã của tên Đinh Tráng nào ngờ đâu chính hắn là tướng của giặc. Quân ta đại bại nên mới phải chạy tới đây. Chứ sức của Đinh Tráng đó sao có thể làm gì được quân ta.
Hàn Lâm nghe tin Hà Bình Xuyên trá hàng liền rút kiếm liều mình chạy về phía tây dẫn theo ba nghìn binh mã hòng hỏi tội họ Hà. Hàn Ước gọi lại:
- Chớ có làm điều dại dột. Chỉ mất một tòa thành nhỏ. Ta đã mất Điền Khảm, không thể mất thêm tướng quân như Hàn tướng quân nữa. Sức quân đang mỏi hãy lui về Tống Bình chờ viện binh từ phía bắc.
Hàn Lâm hằn học nói:
- Tống Bình đã có Trần Khôn lo liệu. Một thành nhỏ cũng khiến quân ta mất đi nhuệ khí. Chi bằng đại nhân hãy cứ để tiểu tướng mang binh mã đòi lại thành huyện Thái Bình, lấy lại cái uy của quân ta.
Hàn Ước giương kiếm, ánh mắt như cọp, nghiêm nghị ra lệnh cho Hàn Lâm:
- Lâm. Ngươi là cháu của ta. Ngươi mong sống thì nghe lời ta. Đừng có để ta phải trả ngươi về cho cha mẹ ngươi. Mau rút binh về Tống Bình.
Gần một vạn binh mã do hai chú cháu họ Hàn dẫn về La Thành trong đêm. Suốt dọc đường đi Hàn Lâm tỏ ra không hài lòng với người chú, lúc nào cũng đi cuối cùng trong đoàn binh. Hàn Ước lại sai đoàn quân đi theo ánh trăng mà không được đốt đuốc vì lo ngại binh mã của Cao Văn Trác đuổi theo.
Đến canh ba, quân họ Hàn cũng trở về tới La Thành. Cùng lúc đó, Cao Đình Định hớt hải dẫn theo một đám tàn binh chạy tới từ phía tây nam. Đứng bên bờ sông Tô Lịch, Hàn Ước hỏi vọng sang phia bờ bên kia:
- Cao Đình Định cớ sao lại mang binh mã hớt hải trở về?
Họ Cao thở không ra hơi sai một tên giám quân lớn tiếng đáp lời Hàn Ước:
- Bẩm Hàn đại nhân. Cao tướng quân mang binh đuổi theo Dương Chí Liệt dọc theo sông Đáy bỗng từ đâu có một đoàn thuyền hơn một trăm chiếc do viên tỳ tướng họ Phạm của Dương Chí Liệt xông ra từ hai phía bờ sông đánh úp khiến bọn tiểu nhân không kịp trở tay.
Trần Khôn nói với Hàn Ước:
- Cho Hàn Lâm mang theo hai trăm lính vượt sông dẫn tới phía đầm lầy phía nam huyện Tống Bình giết đi. Kẻo mang họa cho La Thành.
Hàn Ước hỏi viên liễu tá họ Trần:
- Ý của liễu tá là họ Cao đó có ý phản hay sao?
Họ Trần đáp lời:
- Dẫu không phản thì vẫn là phản. Đại nhân xem có mấy trăm binh mã nhưng kẻ nào kẻ nấy mỗi tên mang theo một chiếc đuốc, như vậy nào có khác mang binh mã họ Dương tới đây hay sao?
Hàn Ước gọi Hàn Lâm tới, làm theo lời họ Trần kia.
Sáng ngày sau, xác Cao Đình Định và hơn hai trăm binh mã nổi lềnh phềnh trên mặt đầm nước phía nam huyện Thái Bình. Hàn Ước cho người tới giả khóc thảm thiết, không khí tang thương, kể lể với đám dân ở vùng ấy. Người dân phía nam huyện Tống Bình hốt hoảng, kháo với nhau rằng:
"Quân lính của Cao Đình Định đã có ý đầu hàng vậy mà Dương Chí Liệt và Đỗ Sĩ Giao lại quyết diệt tới cùng…"
Biết bao nhiều lời lẽ không hay lại đổ lên đầu nghĩa quân của họ Dương.
Chử Thoán ở phía đầm lầy phía nam đó nghe mọi người kể lại mà không tin đến tận nơi để kiểm chứng. Thoán chẳng thể tin vào mắt mình, xác người chất đống ở bãi đầm, giáo gươm khắc chữ "Phạm" rất nhiều, rơi trên nền đất như muốn cho người khác trông thấy.
Chử Thoán viết thư hỏi Phạm Đan thì biết được rằng quân lính của Phạm Đan chỉ đuổi tới đất Mỗ chứ không hề đuổi theo về tới sông Tô Lịch. Lời lẽ trong thư hết sức ngay thẳng khiến Thoán không chút nghi ngờ.
Thoán nghe lâu la bàn về lời đồn kháo liền bắt lấy hai tên ra đình làng mới dựng vạch mông dùng roi đánh mỗi tên năm mươi roi và cáo chung với người dân rằng:
"Tống Bình đang lúc loạn, kẻ hay người thẳng không biết đường nào mà lần, mọi người hãy hết sức bình tâm, chớ có nóng vội suy xét người ngay kẻ gian. Đừng vì mấy lời ngụy tạo mà đám quan lại Tống Bình đổ lên đầu nghĩa quân mà cho rằng nghĩa quân là những kẻ lòng dạ hẹp hòi.
Ta đây đã tận mắt trông thấy đống xác người ở bên bãi đầm gần làng ta. Tất cả cờ áo chỉ có toàn là quân đội của Cao Đình Định.
Nếu như thực tế hai bên giao chiến ắt phải có địch ta nằm xuống, không thể nào chỉ có một bên địch nằm lại. Nhưng như ta đã nói từ trước, tất cả cờ áo chỉ có một bên quân triều đình.
Việc đánh trận luyện binh, quân khí là tối quan trọng nên càng không thể có chuyện nghĩa quân giết định rồi quăng giáo gươm ở lại, thậm chí là cố tình quăng gươm giáo khắc chữ "Phạm" ở đó. Năm trước ta nghe quân triều đình dẹp quân khởi nghĩa ở sông Xích Đằng, lượng binh khí, giáo mác thu được từ nghĩa quân cũng rất khá nên ta có thể đặt nghi vấn về việc quân triều đình tự trừ khử nhau.
Lý do cho việc ấy là gì? Tại sao Hàn Ước đó lại phải làm ra như vậy? Mọi người có biết hay chăng? Chắc không một ai biết đúng không.”
Đám dân làng đứng ở sân đình đóng khố vấn khăn người nhễ nhại mồ hôi bàn tán rì rào. Chử Thoán tiếp lời:
“Mọi người thắc mắc rằng Hàn Ước kia là kẻ chính trực chưa bao giờ đối đãi với kẻ dưới theo cách như vậy có phải không?
Đúng. Họ Hàn đi tới đâu cũng được đám kẻ dưới hết sức nể phục bởi vì hắn biết dụng người, lấy kế tâm đức trị nhân tâm. Nhưng lần này hắn cầm quân đi lại bị Hà Bình Xuyên và đám quân châu Phong bày mưu đánh bại ở Vũ Bình và Thái Bình. Tống Bình do một mình Trần Khôn nắm giữ, vốn kẻ này không ưa Cao Đình Định lại thêm Cao Đình Định bị nghĩa quân đuổi tới sát bờ sông Tô Lịch.
Hắn lo sợ họ Cao dẫn địch vào La Thành nên mới nghĩ ra cái kế bẩn thỉu buộc Cao Đình Định phải chạy về phía nam. Có một vài người trong làng đi đánh giậm đêm qua còn trông thấy đám lính đó cười đùa rồi trước khi bị giết chết hàng loạt. Giọng nói của viên chỉ huy giết đám người đó không phải giọng người nam.
Đó là những bằng chứng tố cáo chính bọn gian ác Tống Bình đó. Một mũi tên trúng hai đích, một đó là tránh được họa diệt thân, hai là đẩy tiếng xấu cho nghĩa quân họ Dương mà người em rể của ta là Phạm Đan đang nắm giữ đội quân ấy.
Nếu mọi người còn không tin hãy hỏi ông Năm, chú Thức, anh Sòi, cô Bùng, chị Đương những người đó chứng kiến cảnh giết người đó. Xem có đúng giọng viên tướng chỉ huy cuộc tàn sát không phải là người nam ta.”
Một người đội nón rách, tay lăm le chiếc vồ đứng tách ra khỏi đám dân làng, giọng nói gằn gào:
- Chử công cho tôi hỏi. Có người trông thấy Phạm Đan đi qua đất này, lại còn mang theo cả cờ xí trong đêm, đốt rất nhiều trại lính của quân triều đình ở các làng quanh đây. Thậm chí có cả việc đốt cháy nhà dân mà họ Phạm đó ngụy biện là quân lính nhầm lẫn mà đốt đi. Thế nên việc giết chết quân lính của Cao Đình Định đâu có thể loại trừ Phạm Đan. Còn việc nghe thấy giọng nói của người Bắc chẳng qua chỉ là việc quân triều đình phản công lại mà mới có tiếng ấy. Phải chăng là anh rể nên Chử công muốn che giấu việc làm đồi bại ấy của Phạm Đan? Các anh có đánh cả trăm người để đe nẹt thì cũng không thể đe dọa được dân làng chúng tôi đâu.
Đám dân lại bàn tán xôn xao, kẻ tin kẻ ngờ khiến Thoán thấy phiền lòng. Thoán đứng trước cửa đình làng, trông lên bức tượng đứng nghiêm trang còn chưa được phủ sơn vỗ về đám dân:
“Xin mọi người chớ nghi ngại em rể ta. Xưa nay ở cái dải đất đồng bằng này không có ai là không biết quân của em ta nghĩa khí ngút trời chưa từng làm hại đến một cọng rơm, ngọn cỏ của người dân. Chứ đừng nói đến chuyện đốt làng, đốt xóm truy giết kẻ đầu hàng. Các làng xóm xung quanh vùng này đêm qua đều có lệnh sơ tán do cuộc chiến đến gần không thể có chuyện em ta không biết mà đốt nhà của người dân.”
Một người đàn bà lụng thụng áo yếm, quần đụm bước lên:
- Này Chử công. Anh nói thế mà nghe được à. Lệnh dân chúng sơ tán tránh việc binh đao sao làng ta lại không được thông báo. Chẳng phải là muốn dân làng ta bị chết cả hay sao? Các anh nói là sẽ bảo vệ làng ta đến cùng ấy vậy mà việc binh đao cận kề mà các anh cũng giấu biệt đi. Đấy mọi người nghĩ mà xem, bản thân Chử Công cũng muốn mượn chúng ta ra làm kẻ thế mạng thì biết đâu được họ Phạm kia có lòng dạ tốt hay không? Ta nghe nói quan quân triều đình ngày qua có thông báo đến các hương xã, mà chỉ có hương ta là không nhận được bởi hương trưởng là người của Chử công.
Chử Thoán mặt nặng mày nhẹ chưa biết đối đáp thế nào thì từ phía tây nam có một đoán sáu người cưỡi ngựa xông vào làng. Đi đầu là một viên tướng khôi ngô, râu rậm da rám, tay cầm chạc ba, đầu bọc mũi sắt xuống ngựa cúi chào dân làng.
Chử Thoán nhận ra em rể, vội vàng chạy ra phía ngoài đón tiếp nồng hậu:
- Em của ta. Em của ta. Chú vào đây nói cho mọi người nghe. Đêm qua có phải các chú truy sát quân của Cao Đình Định đến chỗ đầm ngoài làng kia không?
Trời đã nhá nhem, mặt người không nhìn rõ, Phạm Đan nghe giọng của người anh vợ liền hồ hởi vui mừng:
- Đâu có anh. Đêm qua em đuổi họ Cao đến đất Mỗ, Dương tướng quân có gọi cho em bảo em đi về phía nam có đám quân triều đình đang trú ở địa phận giáp ranh với sông Đáy của nghĩa quân nên em mang quân rút về để giúp thiếu chủ. Họ Cao đó chẳng phải là đã chạy tới La Thành hay sao?
Chử Thoán giương đuốc cầm, chĩa lên mặt Phạm Đan sảng khoái cười lớn:
- Đây, mọi người vừa nghe thấy rồi đấy. Em rể Chử Thoán này không có làm chuyện ác độc như vậy. Người đất Đằng Châu ta luôn thẳng ngay không có như bọn quan lại vô xỉ ấy.
Phạm Đan bước lên phía trước, cho hai người mở cửa đình, dâng lễ vật lên tế thành hoàng làng rồi lớn tiếng khấn vọng ra phía ngoài như muốn dân làng nghe thấy:
- Thành Hoàng làng xưa có công trạng lớn mà được dân lập bài vị thờ ở đình này, anh ta là Chử Thoán dốc lòng vì người dân làng đâu có mảy may chuyện cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích của dân làng. Ngài là người trên cao rọi thấy việc ngay thẳng, dối dá, bằng lễ này muốn Ngài chứng giám cho tấm lòng ngay thẳng của anh tôi để dân làng cởi bỏ những nghi ngờ. Nếu ngài có linh thiêng thì hãy cho bùng lửa đám củi đang đỏ hồng phía dưới chân ban, còn nếu lời của anh ta có nửa lời gian trá đám than ấy tự tàn.
Vừa dứt lời khấn, một trận gió lớn nổi lên, sân đình bỗng nhiên lá đa cuốn hết thảy vào phía trong đình nơi có đống lửa tàn dưới chân ban thờ thành hoàng làng rồi cháy bùng lên rực rỡ. Dân làng thấy vậy người nào người nấy kinh hãi cúi rạp người xuống vái lạy. Tên đội nón rách bước lùi lại phía sau, cúi gằm mặt xuống định trốn chạy thì bị hai tên hầu cận của Phạm Đan bắt trói, hất ngã trước điện thờ. Phạm Đan chỉ thẳng vào mặt tên ấy nói:
- Dân làng hãy trông đây. Kẻ này là một tên gian trá, hắn cùng ả áo yếm lụng thụng kia chính là đôi gian dâm ở Tống Bình, năm trước bị Dương Chí Liệt thiếu chủ bắt bớ bỏ vào lao ngục, sau được họ Hàn tha tội cho quay ra hòng phá hoại nghĩa quân của Dương chủ tướng. Ta được tin báo hai đứa mặt giặc này chuyên đi gieo tiếng xấu nghĩa quân của ta. Đêm qua quân của ta có đuổi quân họ Cao đến phía nam La Thành thì rút về từ canh Tuất, đến đêm khuya có quân do thám báo về bọn chúng bị đội quân giáo dài, mặc giáp sắt, cờ thêu chữ Trần dưới ánh trăng giết chết quân của họ Cao kia. Chính hai đứa này dám rêu rao là quân của ta giết bọn giặc đường cùng ấy. Cờ giáp của bọn ta không phải tự nhiên mà có ở đám quân lính ấy mà là do sự thêu dệt của hai đứa này. Ta lại xin hỏi mọi người, có kẻ nào gặp địch mà tha, lúc chúng cùng đường thì sao? Thì không được giết hay sao? Xưa quân đội họ Dương ở Tống Bình, cùng đường bọn Quế Trọng Vũ, Thôi Kết có tha cho đám quân lính ấy không, có tha cho manh áo của đám dân nghèo xung quanh huyện Tống Bình hay không mà các người lại bị ba cái lời mị dân của Hàn Ước làm cho lung lạc ý chí, lay chuyển tâm can.
Nói rồi, con tiện nhân áo yếm lụng thụng kia lăn ra sàn đất chạy tới mắng mỏ họ Phạm:
- Cái giống bất nhân, bất nghĩa chúng mày. Rồi chúng mày chẳng còn đường sống đâu con ạ. Nay bọn tao đã biết bọn chúng bay ở đây, quân của đô hộ sứ rồi cũng sẽ tìm ra chỗ này phạt bằng sạch bọn chúng mày cho mà coi. Bà đây chẳng thiết cái mạng sống không kiếp chó hoang mèo mả này của bà nữa. Đám dân mụ mị, ngu muội chúng mày dẫu có thành hoàng làng cái làng này sống lại cũng không thức tỉnh được bọn mày đâu.
Chử Thoán nghe lời mắng chửi nghịch lỗ tai liền dùng kiếm chém đứt đầu mụ. Đầu lâu lăn lông lốc đến gốc đa thì mắt nhắm tịt, miệng vẫn còn mấp máy không ra tiếng, máu văng tung tóe ướt thẫm mái tóc bơ phờ của tay đội chiếc nón mê vừa bị gió thốc bay mất. Hắn ta gầm gào, cầm chiếc đòn gánh phía trước mặt lao vào đánh họ Chử và họ Phạm.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười sáu
Huyện Thái Bình, Cao Văn Trác giương uy
Châu La Phục, gái họ Thôi lỡ bước
Chương 16.3 Chử Thoán nổi giận chém chết ả điêu ngoa
Một đòn đau điếng người, Điền Khảm thu chân lại, đòn mâu gãy đôi. Cao Văn Trác mở mắt ra nhìn trong lập lòe ánh lửa dáng người dỏng, giọng thét dữ dội:
- Giết. Xông lên giết sạch đám tham tàn, cường bạo.
Trên lưng ngựa trắng, một viên tướng cầm kiếm xông tới chém giết quân đô hộ. Hàn Ước thấy quân lính của mình không giữ vững được đội hình liền lệnh thu quân chạy ra khỏi thành huyện Thái Bình.
Cao Văn Trác được hai tên lính to khỏe kéo lên, chân lấm bùn, không kịp tìm lại đôi giầy vải đã đạp đất đuổi theo họ Hàn. Viên tướng trên lưng ngựa trắng nhìn Văn Trác chạy chân trần nhoen miệng cười với họ Cao:
- Quả nhiên Văn Trác vẫn như ngày nào. Còn không mau lấy một con ngựa khỏe để đánh với ta trận này.
Văn Trác thấy bùn đất dính trên râu rơi vào miệng liền lấy đao xén bộ râu đi, cười khà khà:
- Hà Bình Xuyên. Là ai đã lệnh cho anh tới đây cứu ta? Ta nghe anh đã đầu hàng họ Hàn kia rồi.
Bình Xuyên ngả người trên mình ngựa cắt đứt dây cương một con ngựa đang buộc ở gốc cây phía nam thành Thái Bình. Miệng nói lớn:
- Là lệnh của chủ công sai ta trá hàng bọn chúng. Văn Trác mau mau lên ngựa.
Đinh Tráng chạy phía sau hai người đó hô lớn:
- Đuổi theo họ Hàn. Họ Hàn đó mặc áo lụa màu tím, giáp đồng, ria mép dài rủ, hắn cưỡi con ngựa màu đỏ đậm.
Văn Trác lục đục chạy bộ thấy có ngựa khỏe chạy tới liền nhảy chồm lên ngựa.
Ba người đuổi đánh Hàn Ước đến đất Hoài Đức thì gặp một đội binh mã của quân triều đình tiếp ứng họ Hàn từ phía nam. Nhận ra Hàn Lâm mang binh mã tới, Hàn Ước mặt mày mừng rỡ:
- Là Hàn Lâm từ Đỗ Động đi tới phải chăng?
Hàn Lâm cưỡi ngựa chạy tức tốc tới bờ sông Đáy chỗ Hàn Ước đang đứng chờ, khẩn báo:
- Báo Hàn đại nhân. Binh mã của Cao tướng quân đã đẩy lui được quân của đám phản quân phía nam. Tiểu tướng nghe tin thành huyện Thái Bình bị trúng kế của địch liền mang binh mã tới ứng cứu. Không hay Hà Bình Xuyên và Điền Khảm đang chặn đánh địch ở phía sau?
Hàn Ước ném vỏ kiếm xuống mặt nước sông Đáy, giọng nói đầy sự tức giận:
- Cái tên Hà Bình Xuyên đó, bày kế dụ binh mã của tên Đinh Tráng nào ngờ đâu chính hắn là tướng của giặc. Quân ta đại bại nên mới phải chạy tới đây. Chứ sức của Đinh Tráng đó sao có thể làm gì được quân ta.
Hàn Lâm nghe tin Hà Bình Xuyên trá hàng liền rút kiếm liều mình chạy về phía tây dẫn theo ba nghìn binh mã hòng hỏi tội họ Hà. Hàn Ước gọi lại:
- Chớ có làm điều dại dột. Chỉ mất một tòa thành nhỏ. Ta đã mất Điền Khảm, không thể mất thêm tướng quân như Hàn tướng quân nữa. Sức quân đang mỏi hãy lui về Tống Bình chờ viện binh từ phía bắc.
Hàn Lâm hằn học nói:
- Tống Bình đã có Trần Khôn lo liệu. Một thành nhỏ cũng khiến quân ta mất đi nhuệ khí. Chi bằng đại nhân hãy cứ để tiểu tướng mang binh mã đòi lại thành huyện Thái Bình, lấy lại cái uy của quân ta.
Hàn Ước giương kiếm, ánh mắt như cọp, nghiêm nghị ra lệnh cho Hàn Lâm:
- Lâm. Ngươi là cháu của ta. Ngươi mong sống thì nghe lời ta. Đừng có để ta phải trả ngươi về cho cha mẹ ngươi. Mau rút binh về Tống Bình.
Gần một vạn binh mã do hai chú cháu họ Hàn dẫn về La Thành trong đêm. Suốt dọc đường đi Hàn Lâm tỏ ra không hài lòng với người chú, lúc nào cũng đi cuối cùng trong đoàn binh. Hàn Ước lại sai đoàn quân đi theo ánh trăng mà không được đốt đuốc vì lo ngại binh mã của Cao Văn Trác đuổi theo.
Đến canh ba, quân họ Hàn cũng trở về tới La Thành. Cùng lúc đó, Cao Đình Định hớt hải dẫn theo một đám tàn binh chạy tới từ phía tây nam. Đứng bên bờ sông Tô Lịch, Hàn Ước hỏi vọng sang phia bờ bên kia:
- Cao Đình Định cớ sao lại mang binh mã hớt hải trở về?
Họ Cao thở không ra hơi sai một tên giám quân lớn tiếng đáp lời Hàn Ước:
- Bẩm Hàn đại nhân. Cao tướng quân mang binh đuổi theo Dương Chí Liệt dọc theo sông Đáy bỗng từ đâu có một đoàn thuyền hơn một trăm chiếc do viên tỳ tướng họ Phạm của Dương Chí Liệt xông ra từ hai phía bờ sông đánh úp khiến bọn tiểu nhân không kịp trở tay.
Trần Khôn nói với Hàn Ước:
- Cho Hàn Lâm mang theo hai trăm lính vượt sông dẫn tới phía đầm lầy phía nam huyện Tống Bình giết đi. Kẻo mang họa cho La Thành.
Hàn Ước hỏi viên liễu tá họ Trần:
- Ý của liễu tá là họ Cao đó có ý phản hay sao?
Họ Trần đáp lời:
- Dẫu không phản thì vẫn là phản. Đại nhân xem có mấy trăm binh mã nhưng kẻ nào kẻ nấy mỗi tên mang theo một chiếc đuốc, như vậy nào có khác mang binh mã họ Dương tới đây hay sao?
Hàn Ước gọi Hàn Lâm tới, làm theo lời họ Trần kia.
Sáng ngày sau, xác Cao Đình Định và hơn hai trăm binh mã nổi lềnh phềnh trên mặt đầm nước phía nam huyện Thái Bình. Hàn Ước cho người tới giả khóc thảm thiết, không khí tang thương, kể lể với đám dân ở vùng ấy. Người dân phía nam huyện Tống Bình hốt hoảng, kháo với nhau rằng:
"Quân lính của Cao Đình Định đã có ý đầu hàng vậy mà Dương Chí Liệt và Đỗ Sĩ Giao lại quyết diệt tới cùng…"
Biết bao nhiều lời lẽ không hay lại đổ lên đầu nghĩa quân của họ Dương.
Chử Thoán ở phía đầm lầy phía nam đó nghe mọi người kể lại mà không tin đến tận nơi để kiểm chứng. Thoán chẳng thể tin vào mắt mình, xác người chất đống ở bãi đầm, giáo gươm khắc chữ "Phạm" rất nhiều, rơi trên nền đất như muốn cho người khác trông thấy.
Chử Thoán viết thư hỏi Phạm Đan thì biết được rằng quân lính của Phạm Đan chỉ đuổi tới đất Mỗ chứ không hề đuổi theo về tới sông Tô Lịch. Lời lẽ trong thư hết sức ngay thẳng khiến Thoán không chút nghi ngờ.
Thoán nghe lâu la bàn về lời đồn kháo liền bắt lấy hai tên ra đình làng mới dựng vạch mông dùng roi đánh mỗi tên năm mươi roi và cáo chung với người dân rằng:
"Tống Bình đang lúc loạn, kẻ hay người thẳng không biết đường nào mà lần, mọi người hãy hết sức bình tâm, chớ có nóng vội suy xét người ngay kẻ gian. Đừng vì mấy lời ngụy tạo mà đám quan lại Tống Bình đổ lên đầu nghĩa quân mà cho rằng nghĩa quân là những kẻ lòng dạ hẹp hòi.
Ta đây đã tận mắt trông thấy đống xác người ở bên bãi đầm gần làng ta. Tất cả cờ áo chỉ có toàn là quân đội của Cao Đình Định.
Nếu như thực tế hai bên giao chiến ắt phải có địch ta nằm xuống, không thể nào chỉ có một bên địch nằm lại. Nhưng như ta đã nói từ trước, tất cả cờ áo chỉ có một bên quân triều đình.
Việc đánh trận luyện binh, quân khí là tối quan trọng nên càng không thể có chuyện nghĩa quân giết định rồi quăng giáo gươm ở lại, thậm chí là cố tình quăng gươm giáo khắc chữ "Phạm" ở đó. Năm trước ta nghe quân triều đình dẹp quân khởi nghĩa ở sông Xích Đằng, lượng binh khí, giáo mác thu được từ nghĩa quân cũng rất khá nên ta có thể đặt nghi vấn về việc quân triều đình tự trừ khử nhau.
Lý do cho việc ấy là gì? Tại sao Hàn Ước đó lại phải làm ra như vậy? Mọi người có biết hay chăng? Chắc không một ai biết đúng không.”
Đám dân làng đứng ở sân đình đóng khố vấn khăn người nhễ nhại mồ hôi bàn tán rì rào. Chử Thoán tiếp lời:
“Mọi người thắc mắc rằng Hàn Ước kia là kẻ chính trực chưa bao giờ đối đãi với kẻ dưới theo cách như vậy có phải không?
Đúng. Họ Hàn đi tới đâu cũng được đám kẻ dưới hết sức nể phục bởi vì hắn biết dụng người, lấy kế tâm đức trị nhân tâm. Nhưng lần này hắn cầm quân đi lại bị Hà Bình Xuyên và đám quân châu Phong bày mưu đánh bại ở Vũ Bình và Thái Bình. Tống Bình do một mình Trần Khôn nắm giữ, vốn kẻ này không ưa Cao Đình Định lại thêm Cao Đình Định bị nghĩa quân đuổi tới sát bờ sông Tô Lịch.
Hắn lo sợ họ Cao dẫn địch vào La Thành nên mới nghĩ ra cái kế bẩn thỉu buộc Cao Đình Định phải chạy về phía nam. Có một vài người trong làng đi đánh giậm đêm qua còn trông thấy đám lính đó cười đùa rồi trước khi bị giết chết hàng loạt. Giọng nói của viên chỉ huy giết đám người đó không phải giọng người nam.
Đó là những bằng chứng tố cáo chính bọn gian ác Tống Bình đó. Một mũi tên trúng hai đích, một đó là tránh được họa diệt thân, hai là đẩy tiếng xấu cho nghĩa quân họ Dương mà người em rể của ta là Phạm Đan đang nắm giữ đội quân ấy.
Nếu mọi người còn không tin hãy hỏi ông Năm, chú Thức, anh Sòi, cô Bùng, chị Đương những người đó chứng kiến cảnh giết người đó. Xem có đúng giọng viên tướng chỉ huy cuộc tàn sát không phải là người nam ta.”
Một người đội nón rách, tay lăm le chiếc vồ đứng tách ra khỏi đám dân làng, giọng nói gằn gào:
- Chử công cho tôi hỏi. Có người trông thấy Phạm Đan đi qua đất này, lại còn mang theo cả cờ xí trong đêm, đốt rất nhiều trại lính của quân triều đình ở các làng quanh đây. Thậm chí có cả việc đốt cháy nhà dân mà họ Phạm đó ngụy biện là quân lính nhầm lẫn mà đốt đi. Thế nên việc giết chết quân lính của Cao Đình Định đâu có thể loại trừ Phạm Đan. Còn việc nghe thấy giọng nói của người Bắc chẳng qua chỉ là việc quân triều đình phản công lại mà mới có tiếng ấy. Phải chăng là anh rể nên Chử công muốn che giấu việc làm đồi bại ấy của Phạm Đan? Các anh có đánh cả trăm người để đe nẹt thì cũng không thể đe dọa được dân làng chúng tôi đâu.
Đám dân lại bàn tán xôn xao, kẻ tin kẻ ngờ khiến Thoán thấy phiền lòng. Thoán đứng trước cửa đình làng, trông lên bức tượng đứng nghiêm trang còn chưa được phủ sơn vỗ về đám dân:
“Xin mọi người chớ nghi ngại em rể ta. Xưa nay ở cái dải đất đồng bằng này không có ai là không biết quân của em ta nghĩa khí ngút trời chưa từng làm hại đến một cọng rơm, ngọn cỏ của người dân. Chứ đừng nói đến chuyện đốt làng, đốt xóm truy giết kẻ đầu hàng. Các làng xóm xung quanh vùng này đêm qua đều có lệnh sơ tán do cuộc chiến đến gần không thể có chuyện em ta không biết mà đốt nhà của người dân.”
Một người đàn bà lụng thụng áo yếm, quần đụm bước lên:
- Này Chử công. Anh nói thế mà nghe được à. Lệnh dân chúng sơ tán tránh việc binh đao sao làng ta lại không được thông báo. Chẳng phải là muốn dân làng ta bị chết cả hay sao? Các anh nói là sẽ bảo vệ làng ta đến cùng ấy vậy mà việc binh đao cận kề mà các anh cũng giấu biệt đi. Đấy mọi người nghĩ mà xem, bản thân Chử Công cũng muốn mượn chúng ta ra làm kẻ thế mạng thì biết đâu được họ Phạm kia có lòng dạ tốt hay không? Ta nghe nói quan quân triều đình ngày qua có thông báo đến các hương xã, mà chỉ có hương ta là không nhận được bởi hương trưởng là người của Chử công.
Chử Thoán mặt nặng mày nhẹ chưa biết đối đáp thế nào thì từ phía tây nam có một đoán sáu người cưỡi ngựa xông vào làng. Đi đầu là một viên tướng khôi ngô, râu rậm da rám, tay cầm chạc ba, đầu bọc mũi sắt xuống ngựa cúi chào dân làng.
Chử Thoán nhận ra em rể, vội vàng chạy ra phía ngoài đón tiếp nồng hậu:
- Em của ta. Em của ta. Chú vào đây nói cho mọi người nghe. Đêm qua có phải các chú truy sát quân của Cao Đình Định đến chỗ đầm ngoài làng kia không?
Trời đã nhá nhem, mặt người không nhìn rõ, Phạm Đan nghe giọng của người anh vợ liền hồ hởi vui mừng:
- Đâu có anh. Đêm qua em đuổi họ Cao đến đất Mỗ, Dương tướng quân có gọi cho em bảo em đi về phía nam có đám quân triều đình đang trú ở địa phận giáp ranh với sông Đáy của nghĩa quân nên em mang quân rút về để giúp thiếu chủ. Họ Cao đó chẳng phải là đã chạy tới La Thành hay sao?
Chử Thoán giương đuốc cầm, chĩa lên mặt Phạm Đan sảng khoái cười lớn:
- Đây, mọi người vừa nghe thấy rồi đấy. Em rể Chử Thoán này không có làm chuyện ác độc như vậy. Người đất Đằng Châu ta luôn thẳng ngay không có như bọn quan lại vô xỉ ấy.
Phạm Đan bước lên phía trước, cho hai người mở cửa đình, dâng lễ vật lên tế thành hoàng làng rồi lớn tiếng khấn vọng ra phía ngoài như muốn dân làng nghe thấy:
- Thành Hoàng làng xưa có công trạng lớn mà được dân lập bài vị thờ ở đình này, anh ta là Chử Thoán dốc lòng vì người dân làng đâu có mảy may chuyện cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích của dân làng. Ngài là người trên cao rọi thấy việc ngay thẳng, dối dá, bằng lễ này muốn Ngài chứng giám cho tấm lòng ngay thẳng của anh tôi để dân làng cởi bỏ những nghi ngờ. Nếu ngài có linh thiêng thì hãy cho bùng lửa đám củi đang đỏ hồng phía dưới chân ban, còn nếu lời của anh ta có nửa lời gian trá đám than ấy tự tàn.
Vừa dứt lời khấn, một trận gió lớn nổi lên, sân đình bỗng nhiên lá đa cuốn hết thảy vào phía trong đình nơi có đống lửa tàn dưới chân ban thờ thành hoàng làng rồi cháy bùng lên rực rỡ. Dân làng thấy vậy người nào người nấy kinh hãi cúi rạp người xuống vái lạy. Tên đội nón rách bước lùi lại phía sau, cúi gằm mặt xuống định trốn chạy thì bị hai tên hầu cận của Phạm Đan bắt trói, hất ngã trước điện thờ. Phạm Đan chỉ thẳng vào mặt tên ấy nói:
- Dân làng hãy trông đây. Kẻ này là một tên gian trá, hắn cùng ả áo yếm lụng thụng kia chính là đôi gian dâm ở Tống Bình, năm trước bị Dương Chí Liệt thiếu chủ bắt bớ bỏ vào lao ngục, sau được họ Hàn tha tội cho quay ra hòng phá hoại nghĩa quân của Dương chủ tướng. Ta được tin báo hai đứa mặt giặc này chuyên đi gieo tiếng xấu nghĩa quân của ta. Đêm qua quân của ta có đuổi quân họ Cao đến phía nam La Thành thì rút về từ canh Tuất, đến đêm khuya có quân do thám báo về bọn chúng bị đội quân giáo dài, mặc giáp sắt, cờ thêu chữ Trần dưới ánh trăng giết chết quân của họ Cao kia. Chính hai đứa này dám rêu rao là quân của ta giết bọn giặc đường cùng ấy. Cờ giáp của bọn ta không phải tự nhiên mà có ở đám quân lính ấy mà là do sự thêu dệt của hai đứa này. Ta lại xin hỏi mọi người, có kẻ nào gặp địch mà tha, lúc chúng cùng đường thì sao? Thì không được giết hay sao? Xưa quân đội họ Dương ở Tống Bình, cùng đường bọn Quế Trọng Vũ, Thôi Kết có tha cho đám quân lính ấy không, có tha cho manh áo của đám dân nghèo xung quanh huyện Tống Bình hay không mà các người lại bị ba cái lời mị dân của Hàn Ước làm cho lung lạc ý chí, lay chuyển tâm can.
Nói rồi, con tiện nhân áo yếm lụng thụng kia lăn ra sàn đất chạy tới mắng mỏ họ Phạm:
- Cái giống bất nhân, bất nghĩa chúng mày. Rồi chúng mày chẳng còn đường sống đâu con ạ. Nay bọn tao đã biết bọn chúng bay ở đây, quân của đô hộ sứ rồi cũng sẽ tìm ra chỗ này phạt bằng sạch bọn chúng mày cho mà coi. Bà đây chẳng thiết cái mạng sống không kiếp chó hoang mèo mả này của bà nữa. Đám dân mụ mị, ngu muội chúng mày dẫu có thành hoàng làng cái làng này sống lại cũng không thức tỉnh được bọn mày đâu.
Chử Thoán nghe lời mắng chửi nghịch lỗ tai liền dùng kiếm chém đứt đầu mụ. Đầu lâu lăn lông lốc đến gốc đa thì mắt nhắm tịt, miệng vẫn còn mấp máy không ra tiếng, máu văng tung tóe ướt thẫm mái tóc bơ phờ của tay đội chiếc nón mê vừa bị gió thốc bay mất. Hắn ta gầm gào, cầm chiếc đòn gánh phía trước mặt lao vào đánh họ Chử và họ Phạm.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook