Giống Rồng
-
Chương 1-1: Bạo ngược quan tham
Hồi Thứ nhất:
Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.
Đất uy linh, kết bái những anh hùng.
Chương 1.1 Bạo ngược quan tham
Từ xưa đến nay chuyện cá chép hóa rồng chỉ có trong truyền thuyết, trâu ngựa chỉ làm con mồi cho hổ báo. Ấy vậy mà trong nhân gian nơi xứ nam trong mấy năm này, xảy ra bao điều kỳ lạ. Dân ở Đỗ Gia trang hương Yên Hưng, huyện Ninh Hải, Lục Châu, giáp sông Vân Cừ bắt được cá chép vàng, vảy rồng lấp lánh, đầu nhô sừng cao, nặng tới ba trăm cân. Nơi Ái Châu, có một con trâu rừng húc chết một đàn cọp chuyên săn gà, bắt dê dưới làng. Mọi người dân xứ Nam này đều kháo nhau rằng: “Cá chép hóa rồng, trâu xông giết cọp chẳng phải là điều hiếm có hay sao. Chỉ trong vòng hơn trăm ngày bao điều kỳ dị xảy ra nơi xứ này. Ắt có điềm báo cho vận thế thay đổi nơi xứ này.”
Trong những năm tàn tệ này của đế chế Đường, quan tham đông như kiến cỏ, kéo bè kéo cánh ra sức vơ vét của cải tiền bạc của triều đình và dân chúng. Hoạn quan đục nước béo cò, ra sức tạo ảnh hưởng lớn trong cấm cung, thao túng quyền lực, triều đình ngày càng bê trễ, mỗi lúc càng lâm nguy. Ngoài biên cương, các bộ tộc phía Bắc, phía tây đánh phá chiếm đất, một dải đất rộng lớn của nhà Đường chiến tranh đã trở thành một câu chuyện quá quen thuộc. Trong nước, các thế lực hùng cứ khắp nơi đứng dậy khởi nghĩa nổi lên như nấm, các tướng lĩnh thay nhau làm phản, lật đổ lẫn nhau, đánh chiếm đất đai, thành trì. Suốt dọc sông Trường Giang đến phía bắc dãy Ngũ Lĩnh, dân chúng lầm than trong khói lửa binh đao.
Vượt qua núi Ngũ Lĩnh về phía biển Nam Hải, dân chúng oán thán bởi sự hà khắc của quan chức đương thời. Nơi đây xưa thuộc đất người Việt Cổ đã từ nghìn năm trước, đến Đông Hán thì bị người Hoa Hạ từ phương Bắc tới xâm lăng chiếm làm đất của người Bắc. Đã qua đến gần một nghìn năm, người đất này không hề cam chịu sự cai trị của người phương Bắc và coi triều đình phương Bắc như một kẻ xâm lăng. Đời này qua đời khác, triều đình phương Bắc càng ngày coi mảnh đất phía nam dãy Ngũ Lĩnh như cái gai trong mắt, chấy giận trong chăn đã lâu ngày. Đến thời kỳ thịnh trị của Đường Triều, những kẻ tay sai của triều đình Trường An coi nơi đây chỉ là chỗ tạm lui để rồi tiến tới những tham vọng cao hơn, cũng không ít kẻ lún sâu vào việc vơ vét của cải của dân Nam với vô vàn những sản vật, dị thú, quái mộc… Sự chia rẽ ngày càng sâu sắc, các quan chức đô hộ ngày càng ra sức càn quét các cuộc nổi dậy theo cách tạn bạo nhất có thể. Dân càng đói, chúng sinh càng khổ sở dưới cảnh áp bức của người phương Bắc. Ấy thế nên bao nhiêu danh sĩ Trung Nguyên đã vượt Ngũ Lĩnh để trú chân nơi đất An Nam ấy rồi cũng phải thốt lên rằng:
“Trung Nguyên ai oán muôn phần
Đất Nam đá sỏi vạn lần xót thương”
Người đến, rồi người lại đi bỏ lại đây là muôn ngàn căm phẫn, cái ý chí sục sôi suốt nghìn năm ấy lúc nào cũng hiện diện trong mỗi người dân đất ấy. Trong sóng gió chính trường Trung Nguyên, ấy cũng là lúc những hiền nhân miền xa xôi phía nam có thời cơ lập nghiệp.
Năm Đinh Dậu (817), quan đô hộ là Bùi Hành Lập sau khi vơ vét của cải, nhũng loạn lòng dân đất An Nam đã kịp thời chạy thoát về Trung Nguyên để lại cho viên quan đô hộ tiếp theo là Lý Tượng Cổ vốn dòng tông thất nhất Đường là sự phẫn nộ, và căm ghét viên quan đô hộ trong dân chúng An Nam. Tượng Cổ theo lối mòn của những viên quan đô hộ trước, cướp miếng ăn, cái mặc của người dân bằng những chính sách rất hà khắc, cống nộp nặng nề, sưu thuế vô lý. Được tiếng tham lam và với hão huyền vơ vét nhiều để có tiền cai “cúng” cho quan trên, ấy là cơ hội để mở ra con đường công danh sự nghiệp sáng lạng. Hành Lập ở đây hai năm thôi mà hắn còn tăng hai bậc phẩm quan, vậy nên Tượng Cổ chắc bẩm rằng chỉ cần hắn tăng thuế, tăng sưu lên vài lần, buộc dân An Nam phải nộp lên gấp đôi, gấp ba nhờ việc chiếm được một vùng đất rồng lớn giàu sản vật phía Nam giáp với Hoàn Vương là hắn cũng có thể mua được chức quan cao hơn hai bậc phẩm quan.
Làm quan đô hộ được hai năm, đến năm Kỷ Hợi (819), Tượng Cổ không những chẳng vơ vét được mà hắn lúc nào cũng bị hoảng loạn bởi dân chúng An Nam chống cự quyết liệt. Hắn không ngờ được rằng sự giận dữ của người Nam lại khiến các tướng sĩ của người phương Bắc do hắn mang theo khiếp hãi đến vậy. Bấy giờ Lâm Ấp rục rịch đánh chiếm châu Ái, châu Hoan, người Man Động từ tây bắc giáp với Nam Chiếu nổi dậy nhăm nhe đánh thẳng Tống Bình phủ. Tượng Cổ lòng nóng như lửa đốt, phía Triều Đình rất nhiều kẻ đã nhăm nhe đánh bật hắn ra khỏi đất An Nam do suốt dòng hai năm “hắn chẳng làm được tích sự gì”.
Nghe trong nhân gian có chuyện kỳ lạ, hắn sai tên huyện lịnh tại Ninh Hải (Quảng Ninh) đến hương Yên Hưng để dò la. Tên huyện lịnh đến nơi yêu cầu tất cả mọi người dân tập trung tại bãi sông. Thấy trai tráng mọi người trong làng ai cũng đóng khố, phụ nữ chỉ có mảnh yếm sờn sờn, mặt mày nhem nhuốc lại thêm mùi tanh tanh của cá, hắn liền sai mấy tên lính cho hắn lên kiệu, nhìn qua màn, tay cầm vạt áo che mũi nói vọng ra:
- Thấy quan đến mà các ngươi sao lại chậm trễ? Không lẽ các ngươi muốn chết hay sao?
Một lão già làng đứng lên hàng trước, tay chống gậy, người cúi rạp xuống sát đất mà trả lời rằng:
- Bẩm quan! Chúng con dân chài lưới, quanh năm đò dọc thuyền ngang. Không quen lễ nghĩa phép tắc trên bờ. Mong quan thứ tội.
- Lão nói láo. Lão chừng ấy tuổi đời. Đâu phải không biết. Cái hương này có lần nào quan đến mà không phải đợi các ngươi. Các ngươi lại muốn phạt thêm nữa chăng? – Tên quan quát tháo từ trong rèm kiệu.
Cả đám dân chài cúi xuống, tay chắp phía trước lậy quan:
- Mong quan tha tội.
Ông cụ bước tiếp đến mà nói, giọng run run:
- Bẩm quan. Con dân chúng tôi trước giờ không dám thất lễ. Những lần quan và lính thu tô đến đây trước hay cả lần này nữa, chúng tôi quá nửa trên thuyền, trên bờ chỉ toàn những người già như lão đây, chậm chạp nên mong quan thứ tội. Mấy năm nay, cá nhỏ, lại không nhiều, chẳng thể nộp thuế tô đầy đủ cho quan trên. Giờ đây trong hương mỗi nhà cũng chỉ vài con cá khô…
Huyện lịnh cắt lời:
- Ta không cần biết. Hai mùa nước rồi, các ngươi còn thiếu ta cả thảy ba nghìn cân cá. Cá các ngươi nộp đem đi bán khắp Giao Châu này chẳng được là nhiêu. Quan trên luôn miệng trách móc ta. Các người nghĩ xem. Các huyện lân cận vùng Giao Châu này có cái nơi nào như cái huyện này không? Lần này, các ngươi không nộp đủ thì cả ta cùng các ngươi chẳng thể yên ổn được đâu.
Nói rồi hắn cho lính vào lục lọi từng chum vại, lưới chài từ trên bờ trên thuyền. Mọi người trong làng đứng dưới cái nắng oi của buổi trưa cuối hè. Ai cũng nhễ nhại mồ hôi, cúi gằm xuống đất. Bọn trẻ con thì núp dưới bóng của cha của anh để tránh cái nắng rát như đổ lửa ấy. Tên huyện lịnh ung dung trong rèm kiệu, chốc lát hắn lại chẹp chẹp miệng rồi lại thưởng thức một ly trà mà tên lính chuyển cho hắn. Hắn lẩm nhẩm: “Bọn mày định giấu nó à? Lần này mà có được nó ta dâng lên thứ sử chắc chắn được thưởng to rồi.” Hắn lại cười và gọi một tên lính đến mà hỏi:
- Các ngươi tìm thấy thì mang đến đây trước mặt bọn dân đen kia cho ta.
Tên lính chắp tay trước người, cúi gằm mặt vừa bước lui ra vừa gật đầu lia lịa, miệng liên tiếp nói “Dạ vâng. Dạ vâng. Dạ vâng”.
Có cụ già tiến lại gần kiệu, tên lính xua xua: “Ông lão chớ có lại gần!”. Huyện lịnh chóp chép miếng trầu:
- Lão có chuyện gì thì cứ nói! Nhưng hãy đứng ra xa một chút. Ta không quen mùi này của các người.
Giọng Lão khảng khái thưa:
- Bẩm quan. Quân lính của ngài không hiểu đang định tìm thứ gì? Cá chúng tôi treo, phơi chứ đâu có để chum vại. Mấy cái chum chứa nước mưa để ăn. Cớ sao lại đổ hết đi? Sắp tới trời hanh khô, trẻ con người gia lấy gì mà ăn mà uống? Mong quan xem xét.
Hắn lại chọp chẹp:
- Khá hay cho cho mấy cái vại của các người. Ta thích thì ta làm. Đang mùa mưa, nước ngập đầy sông lại còn già mồm. Chả nhẽ ta không biết thiên văn bằng ngươi.
Để ta xem, các ngươi có điều gì giấu giếm ta không?
Ông Lão phừng phừng đỏ mặt tiến lại gần kiệu hơn nữa thì bọn lính tráng xô vào cản. Ông Lão hẩy nhẹ một cái, cả đám ấy lăn đùng ra đất. Bọn trẻ con cười khúc khích, người lớn thì chỉ dám nhìn theo rồi, che miệng của mấy đứa trẻ lại kẻo lại bị quan trách phạt. Lão cúi thấp thưa với quan:
- Dạ bẩm. Lão không dám đắc tội với quan. Mà chỉ là xin thưa với quan rằng chúng tôi mùa này chẳng được mấy. Chỉ được vài con cá treo khô như hương lão trưởng đã thưa với quan. Còn tôi chỉ mong các quan nương tay, chúng tôi chỉ có mấy cái chum vại ấy là tài sản thôi. Tôi cũng xin quan trên một điều rằng, bọn trẻ con, phụ nữ người già, đứng nắng như thế này họ chẳng thể chịu nổi. Mong quan cho họ được lui.
- Lão nói nghe cũng có lý. Thôi được. Ta cho lệnh đám lính lục soát không để chum vỡ, lưới rách. Còn các ngươi lui về gốc cây đằng kia mà đứng. Không ai được về nhà. Kẻ nào về nhà mà ta bắt được phạt một trăm roi.
- Đội ơn quan.
Mọi người trong làng lưng cúi thấp, tay chắp trước người lại lui dần về phía gốc cây. Đám thanh niên làng lán lại đứng cúi mình trước kiệu quan.
Sau hai canh giờ lục soát, bọn quân lính tập hợp đầy đủ tại bãi sông báo với quan rằng:
- Bẩm quan. Trên thuyền, trong bờ chẳng có nổi một con cá to nào. Chỉ thấy cá riếc, cá rô cùng vài con tôm này thôi ạ.
Bọn lính vác một lưới cá nửa tươi nửa khô lẫn cùng với nhau xuống dưới mặt cát. Mọi người rì rầm: “Sao lại để cá thế kia? Cá khô tôi phơi mấy nắng rồi. Cá tươi phải để riêng chứ. Chẳng biết là cá của nhà nào nữa, rồi chúng ta chia thế nào! Cả chục cái lưới bị rách kia kìa…”
Tên huyện lịnh quát lớn:
- Tất cả các ngươi! Mau mau thành khẩn không thì đứng có trách ta là ác.
Có chàng thanh niên bước lên:
- Bẩm quan. Chúng tôi chỉ có những thứ này thôi. Quan trên thu thì chúng tôi biết ăn bằng gì? Phải không mọi người. – Anh này hỏi mọi người.
Dân làng chỉ xì xào chứ không ai dám nói to.
- Ái chà chà. Cái tên cứng đầu này. Nhà người có biết là ngươi đang nói chuyện với ai không? – Một tên lính dương giáo lên hăm dọa.
- Tôi cũng như anh, là con dân đất nam này. Anh cần cơm ăn áo mặc, chúng tôi cũng vậy. Trước đây, năm nào chúng tôi cũng nộp sưu thuế đầy đủ đâu có thiếu cân cá nào. Mấy năm nay sông ít cá tôm, còn chẳng đủ ăn. Chưa dám mong các quan trên cứu đói chỉ dám cúi xin cho hoãn lại vài mùa. Khi cá tôm nhiều trở lại, con dân chúng tôi lại nộp bù.
Tên quan huyện ngồi trong kiệu, ném miếng bã trầu ra, miệng gắt lên:
- Con dân điêu ngoa. Ta nghe nói, đêm rằm cách đây dăm ngày, dân làng các ngươi tổ chức hội họp linh đình, vui ca nhảy múa suốt tối. Ấy thế là đói kém hay sao?
Chàng thanh niên định tiến lên nhưng ông lão giọng sang sảng ngăn lại:
- Cháu hãy để ta. Chớ có vội vàng.
Lão bẩm với quan:
- Bẩm với Lý huyện, đêm hôm đó rằm tháng sáu, chúng tôi chỉ là mượn ánh trăng sáng rồi mọi người cùng nhau làm lễ cầu ngư mong mùa nước đầy cá tôm. Có kẻ thấy thế mà rèm pha với các ngài quả oan cho chúng tôi. Các ngài thấy đấy, khố rách chẳng có mà mặc, cá khô ròi bọ bâu đầy, chúng tiểu nhân lấy gì ra mà tiệc tùng được đây. Mong Lý huyện minh xét.
Tên quan hậm hực trong kiệu chưa biết nói gì thì có đám lính vác hai chum nặng, đám còn lại thì khiêng một chú cá lớn vảy vàng rực rỡ trong chiếc lưới đan bằng sợi đay dày. Nghe tiếng nhốn nháo, tên huyện quan ngồi dậy, vén rèm kiệu ra thì thấy ánh sáng lòa đôi mắt. Hắn hỏi:
- Cái gì thế hả?
Một tên lính chạy tới, rồi chỉ về phía đôi chum và con cá:
- Bẩm quan! Chúng tôi đi về phía tây nam của con sông chừng bốn dặm theo thuyền thì thấy ở đó có hai cái chum rượu lớn và một con cá đang bị nhốt ở dưới sông.
Tên huyện lịnh họ Lý bước tới, nhìn một lúc, con cá quẫy mạnh khiến vài tên lính bị ngã ra. Hắn hét lớn:
- Thứ gì đây?
Ông lão vừa nói bước ra:
- Thưa quan. Chúng tôi mới bắt được cá này. Nhưng nhìn dáng vẻ nó khác thường nên chúng tôi đang định làm lễ để thả về với sông mong điều tốt lành đến với dân làng.
- Chà chà. Mình thon, vây rộng, vảy rồng. Râu thưa, miệng lớn sừng trông dị thường. Quả nhiên quý hiếm. Thôi được rồi. Cá này để ta tâu với quan trên mang cá này đi cầu ngư cho cả vùng Giao Châu này. Nếu quan trên mà vui lòng thì tiền sưu, tô thuế vụ này ta sẽ xin miễn cho các ngươi. Nhưng phải nhớ nộp trả nợ những năm trước đấy.
Nói xong rồi. Hắn vội vàng cho quân đi rồi mượn một chiếc thuyền lớn sai chở đến Tống Bình. Hắn ung dung ngồi kiệu rồi bước lên thuyền. Hắn quay lại nhìn dân chài với ánh mắt kiêu ngạo, cười lớn và buông lời rằng:
- Các ngươi thừa hưởng hồng phúc Đường triều, nay có vật lạ đem cúng tiến ấy cũng là lẽ nên làm. Ta sẽ xin ân điển cho các ngươi.
Hương lão trưởng ngồi sụp xuống nhìn lên trời mà than rằng:
- Trời xanh có mắt! Chúng con dân đen cùng cũi, chẳng thể trả Long thần về với đại ngàn rộng lớn.
Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.
Đất uy linh, kết bái những anh hùng.
Chương 1.1 Bạo ngược quan tham
Từ xưa đến nay chuyện cá chép hóa rồng chỉ có trong truyền thuyết, trâu ngựa chỉ làm con mồi cho hổ báo. Ấy vậy mà trong nhân gian nơi xứ nam trong mấy năm này, xảy ra bao điều kỳ lạ. Dân ở Đỗ Gia trang hương Yên Hưng, huyện Ninh Hải, Lục Châu, giáp sông Vân Cừ bắt được cá chép vàng, vảy rồng lấp lánh, đầu nhô sừng cao, nặng tới ba trăm cân. Nơi Ái Châu, có một con trâu rừng húc chết một đàn cọp chuyên săn gà, bắt dê dưới làng. Mọi người dân xứ Nam này đều kháo nhau rằng: “Cá chép hóa rồng, trâu xông giết cọp chẳng phải là điều hiếm có hay sao. Chỉ trong vòng hơn trăm ngày bao điều kỳ dị xảy ra nơi xứ này. Ắt có điềm báo cho vận thế thay đổi nơi xứ này.”
Trong những năm tàn tệ này của đế chế Đường, quan tham đông như kiến cỏ, kéo bè kéo cánh ra sức vơ vét của cải tiền bạc của triều đình và dân chúng. Hoạn quan đục nước béo cò, ra sức tạo ảnh hưởng lớn trong cấm cung, thao túng quyền lực, triều đình ngày càng bê trễ, mỗi lúc càng lâm nguy. Ngoài biên cương, các bộ tộc phía Bắc, phía tây đánh phá chiếm đất, một dải đất rộng lớn của nhà Đường chiến tranh đã trở thành một câu chuyện quá quen thuộc. Trong nước, các thế lực hùng cứ khắp nơi đứng dậy khởi nghĩa nổi lên như nấm, các tướng lĩnh thay nhau làm phản, lật đổ lẫn nhau, đánh chiếm đất đai, thành trì. Suốt dọc sông Trường Giang đến phía bắc dãy Ngũ Lĩnh, dân chúng lầm than trong khói lửa binh đao.
Vượt qua núi Ngũ Lĩnh về phía biển Nam Hải, dân chúng oán thán bởi sự hà khắc của quan chức đương thời. Nơi đây xưa thuộc đất người Việt Cổ đã từ nghìn năm trước, đến Đông Hán thì bị người Hoa Hạ từ phương Bắc tới xâm lăng chiếm làm đất của người Bắc. Đã qua đến gần một nghìn năm, người đất này không hề cam chịu sự cai trị của người phương Bắc và coi triều đình phương Bắc như một kẻ xâm lăng. Đời này qua đời khác, triều đình phương Bắc càng ngày coi mảnh đất phía nam dãy Ngũ Lĩnh như cái gai trong mắt, chấy giận trong chăn đã lâu ngày. Đến thời kỳ thịnh trị của Đường Triều, những kẻ tay sai của triều đình Trường An coi nơi đây chỉ là chỗ tạm lui để rồi tiến tới những tham vọng cao hơn, cũng không ít kẻ lún sâu vào việc vơ vét của cải của dân Nam với vô vàn những sản vật, dị thú, quái mộc… Sự chia rẽ ngày càng sâu sắc, các quan chức đô hộ ngày càng ra sức càn quét các cuộc nổi dậy theo cách tạn bạo nhất có thể. Dân càng đói, chúng sinh càng khổ sở dưới cảnh áp bức của người phương Bắc. Ấy thế nên bao nhiêu danh sĩ Trung Nguyên đã vượt Ngũ Lĩnh để trú chân nơi đất An Nam ấy rồi cũng phải thốt lên rằng:
“Trung Nguyên ai oán muôn phần
Đất Nam đá sỏi vạn lần xót thương”
Người đến, rồi người lại đi bỏ lại đây là muôn ngàn căm phẫn, cái ý chí sục sôi suốt nghìn năm ấy lúc nào cũng hiện diện trong mỗi người dân đất ấy. Trong sóng gió chính trường Trung Nguyên, ấy cũng là lúc những hiền nhân miền xa xôi phía nam có thời cơ lập nghiệp.
Năm Đinh Dậu (817), quan đô hộ là Bùi Hành Lập sau khi vơ vét của cải, nhũng loạn lòng dân đất An Nam đã kịp thời chạy thoát về Trung Nguyên để lại cho viên quan đô hộ tiếp theo là Lý Tượng Cổ vốn dòng tông thất nhất Đường là sự phẫn nộ, và căm ghét viên quan đô hộ trong dân chúng An Nam. Tượng Cổ theo lối mòn của những viên quan đô hộ trước, cướp miếng ăn, cái mặc của người dân bằng những chính sách rất hà khắc, cống nộp nặng nề, sưu thuế vô lý. Được tiếng tham lam và với hão huyền vơ vét nhiều để có tiền cai “cúng” cho quan trên, ấy là cơ hội để mở ra con đường công danh sự nghiệp sáng lạng. Hành Lập ở đây hai năm thôi mà hắn còn tăng hai bậc phẩm quan, vậy nên Tượng Cổ chắc bẩm rằng chỉ cần hắn tăng thuế, tăng sưu lên vài lần, buộc dân An Nam phải nộp lên gấp đôi, gấp ba nhờ việc chiếm được một vùng đất rồng lớn giàu sản vật phía Nam giáp với Hoàn Vương là hắn cũng có thể mua được chức quan cao hơn hai bậc phẩm quan.
Làm quan đô hộ được hai năm, đến năm Kỷ Hợi (819), Tượng Cổ không những chẳng vơ vét được mà hắn lúc nào cũng bị hoảng loạn bởi dân chúng An Nam chống cự quyết liệt. Hắn không ngờ được rằng sự giận dữ của người Nam lại khiến các tướng sĩ của người phương Bắc do hắn mang theo khiếp hãi đến vậy. Bấy giờ Lâm Ấp rục rịch đánh chiếm châu Ái, châu Hoan, người Man Động từ tây bắc giáp với Nam Chiếu nổi dậy nhăm nhe đánh thẳng Tống Bình phủ. Tượng Cổ lòng nóng như lửa đốt, phía Triều Đình rất nhiều kẻ đã nhăm nhe đánh bật hắn ra khỏi đất An Nam do suốt dòng hai năm “hắn chẳng làm được tích sự gì”.
Nghe trong nhân gian có chuyện kỳ lạ, hắn sai tên huyện lịnh tại Ninh Hải (Quảng Ninh) đến hương Yên Hưng để dò la. Tên huyện lịnh đến nơi yêu cầu tất cả mọi người dân tập trung tại bãi sông. Thấy trai tráng mọi người trong làng ai cũng đóng khố, phụ nữ chỉ có mảnh yếm sờn sờn, mặt mày nhem nhuốc lại thêm mùi tanh tanh của cá, hắn liền sai mấy tên lính cho hắn lên kiệu, nhìn qua màn, tay cầm vạt áo che mũi nói vọng ra:
- Thấy quan đến mà các ngươi sao lại chậm trễ? Không lẽ các ngươi muốn chết hay sao?
Một lão già làng đứng lên hàng trước, tay chống gậy, người cúi rạp xuống sát đất mà trả lời rằng:
- Bẩm quan! Chúng con dân chài lưới, quanh năm đò dọc thuyền ngang. Không quen lễ nghĩa phép tắc trên bờ. Mong quan thứ tội.
- Lão nói láo. Lão chừng ấy tuổi đời. Đâu phải không biết. Cái hương này có lần nào quan đến mà không phải đợi các ngươi. Các ngươi lại muốn phạt thêm nữa chăng? – Tên quan quát tháo từ trong rèm kiệu.
Cả đám dân chài cúi xuống, tay chắp phía trước lậy quan:
- Mong quan tha tội.
Ông cụ bước tiếp đến mà nói, giọng run run:
- Bẩm quan. Con dân chúng tôi trước giờ không dám thất lễ. Những lần quan và lính thu tô đến đây trước hay cả lần này nữa, chúng tôi quá nửa trên thuyền, trên bờ chỉ toàn những người già như lão đây, chậm chạp nên mong quan thứ tội. Mấy năm nay, cá nhỏ, lại không nhiều, chẳng thể nộp thuế tô đầy đủ cho quan trên. Giờ đây trong hương mỗi nhà cũng chỉ vài con cá khô…
Huyện lịnh cắt lời:
- Ta không cần biết. Hai mùa nước rồi, các ngươi còn thiếu ta cả thảy ba nghìn cân cá. Cá các ngươi nộp đem đi bán khắp Giao Châu này chẳng được là nhiêu. Quan trên luôn miệng trách móc ta. Các người nghĩ xem. Các huyện lân cận vùng Giao Châu này có cái nơi nào như cái huyện này không? Lần này, các ngươi không nộp đủ thì cả ta cùng các ngươi chẳng thể yên ổn được đâu.
Nói rồi hắn cho lính vào lục lọi từng chum vại, lưới chài từ trên bờ trên thuyền. Mọi người trong làng đứng dưới cái nắng oi của buổi trưa cuối hè. Ai cũng nhễ nhại mồ hôi, cúi gằm xuống đất. Bọn trẻ con thì núp dưới bóng của cha của anh để tránh cái nắng rát như đổ lửa ấy. Tên huyện lịnh ung dung trong rèm kiệu, chốc lát hắn lại chẹp chẹp miệng rồi lại thưởng thức một ly trà mà tên lính chuyển cho hắn. Hắn lẩm nhẩm: “Bọn mày định giấu nó à? Lần này mà có được nó ta dâng lên thứ sử chắc chắn được thưởng to rồi.” Hắn lại cười và gọi một tên lính đến mà hỏi:
- Các ngươi tìm thấy thì mang đến đây trước mặt bọn dân đen kia cho ta.
Tên lính chắp tay trước người, cúi gằm mặt vừa bước lui ra vừa gật đầu lia lịa, miệng liên tiếp nói “Dạ vâng. Dạ vâng. Dạ vâng”.
Có cụ già tiến lại gần kiệu, tên lính xua xua: “Ông lão chớ có lại gần!”. Huyện lịnh chóp chép miếng trầu:
- Lão có chuyện gì thì cứ nói! Nhưng hãy đứng ra xa một chút. Ta không quen mùi này của các người.
Giọng Lão khảng khái thưa:
- Bẩm quan. Quân lính của ngài không hiểu đang định tìm thứ gì? Cá chúng tôi treo, phơi chứ đâu có để chum vại. Mấy cái chum chứa nước mưa để ăn. Cớ sao lại đổ hết đi? Sắp tới trời hanh khô, trẻ con người gia lấy gì mà ăn mà uống? Mong quan xem xét.
Hắn lại chọp chẹp:
- Khá hay cho cho mấy cái vại của các người. Ta thích thì ta làm. Đang mùa mưa, nước ngập đầy sông lại còn già mồm. Chả nhẽ ta không biết thiên văn bằng ngươi.
Để ta xem, các ngươi có điều gì giấu giếm ta không?
Ông Lão phừng phừng đỏ mặt tiến lại gần kiệu hơn nữa thì bọn lính tráng xô vào cản. Ông Lão hẩy nhẹ một cái, cả đám ấy lăn đùng ra đất. Bọn trẻ con cười khúc khích, người lớn thì chỉ dám nhìn theo rồi, che miệng của mấy đứa trẻ lại kẻo lại bị quan trách phạt. Lão cúi thấp thưa với quan:
- Dạ bẩm. Lão không dám đắc tội với quan. Mà chỉ là xin thưa với quan rằng chúng tôi mùa này chẳng được mấy. Chỉ được vài con cá treo khô như hương lão trưởng đã thưa với quan. Còn tôi chỉ mong các quan nương tay, chúng tôi chỉ có mấy cái chum vại ấy là tài sản thôi. Tôi cũng xin quan trên một điều rằng, bọn trẻ con, phụ nữ người già, đứng nắng như thế này họ chẳng thể chịu nổi. Mong quan cho họ được lui.
- Lão nói nghe cũng có lý. Thôi được. Ta cho lệnh đám lính lục soát không để chum vỡ, lưới rách. Còn các ngươi lui về gốc cây đằng kia mà đứng. Không ai được về nhà. Kẻ nào về nhà mà ta bắt được phạt một trăm roi.
- Đội ơn quan.
Mọi người trong làng lưng cúi thấp, tay chắp trước người lại lui dần về phía gốc cây. Đám thanh niên làng lán lại đứng cúi mình trước kiệu quan.
Sau hai canh giờ lục soát, bọn quân lính tập hợp đầy đủ tại bãi sông báo với quan rằng:
- Bẩm quan. Trên thuyền, trong bờ chẳng có nổi một con cá to nào. Chỉ thấy cá riếc, cá rô cùng vài con tôm này thôi ạ.
Bọn lính vác một lưới cá nửa tươi nửa khô lẫn cùng với nhau xuống dưới mặt cát. Mọi người rì rầm: “Sao lại để cá thế kia? Cá khô tôi phơi mấy nắng rồi. Cá tươi phải để riêng chứ. Chẳng biết là cá của nhà nào nữa, rồi chúng ta chia thế nào! Cả chục cái lưới bị rách kia kìa…”
Tên huyện lịnh quát lớn:
- Tất cả các ngươi! Mau mau thành khẩn không thì đứng có trách ta là ác.
Có chàng thanh niên bước lên:
- Bẩm quan. Chúng tôi chỉ có những thứ này thôi. Quan trên thu thì chúng tôi biết ăn bằng gì? Phải không mọi người. – Anh này hỏi mọi người.
Dân làng chỉ xì xào chứ không ai dám nói to.
- Ái chà chà. Cái tên cứng đầu này. Nhà người có biết là ngươi đang nói chuyện với ai không? – Một tên lính dương giáo lên hăm dọa.
- Tôi cũng như anh, là con dân đất nam này. Anh cần cơm ăn áo mặc, chúng tôi cũng vậy. Trước đây, năm nào chúng tôi cũng nộp sưu thuế đầy đủ đâu có thiếu cân cá nào. Mấy năm nay sông ít cá tôm, còn chẳng đủ ăn. Chưa dám mong các quan trên cứu đói chỉ dám cúi xin cho hoãn lại vài mùa. Khi cá tôm nhiều trở lại, con dân chúng tôi lại nộp bù.
Tên quan huyện ngồi trong kiệu, ném miếng bã trầu ra, miệng gắt lên:
- Con dân điêu ngoa. Ta nghe nói, đêm rằm cách đây dăm ngày, dân làng các ngươi tổ chức hội họp linh đình, vui ca nhảy múa suốt tối. Ấy thế là đói kém hay sao?
Chàng thanh niên định tiến lên nhưng ông lão giọng sang sảng ngăn lại:
- Cháu hãy để ta. Chớ có vội vàng.
Lão bẩm với quan:
- Bẩm với Lý huyện, đêm hôm đó rằm tháng sáu, chúng tôi chỉ là mượn ánh trăng sáng rồi mọi người cùng nhau làm lễ cầu ngư mong mùa nước đầy cá tôm. Có kẻ thấy thế mà rèm pha với các ngài quả oan cho chúng tôi. Các ngài thấy đấy, khố rách chẳng có mà mặc, cá khô ròi bọ bâu đầy, chúng tiểu nhân lấy gì ra mà tiệc tùng được đây. Mong Lý huyện minh xét.
Tên quan hậm hực trong kiệu chưa biết nói gì thì có đám lính vác hai chum nặng, đám còn lại thì khiêng một chú cá lớn vảy vàng rực rỡ trong chiếc lưới đan bằng sợi đay dày. Nghe tiếng nhốn nháo, tên huyện quan ngồi dậy, vén rèm kiệu ra thì thấy ánh sáng lòa đôi mắt. Hắn hỏi:
- Cái gì thế hả?
Một tên lính chạy tới, rồi chỉ về phía đôi chum và con cá:
- Bẩm quan! Chúng tôi đi về phía tây nam của con sông chừng bốn dặm theo thuyền thì thấy ở đó có hai cái chum rượu lớn và một con cá đang bị nhốt ở dưới sông.
Tên huyện lịnh họ Lý bước tới, nhìn một lúc, con cá quẫy mạnh khiến vài tên lính bị ngã ra. Hắn hét lớn:
- Thứ gì đây?
Ông lão vừa nói bước ra:
- Thưa quan. Chúng tôi mới bắt được cá này. Nhưng nhìn dáng vẻ nó khác thường nên chúng tôi đang định làm lễ để thả về với sông mong điều tốt lành đến với dân làng.
- Chà chà. Mình thon, vây rộng, vảy rồng. Râu thưa, miệng lớn sừng trông dị thường. Quả nhiên quý hiếm. Thôi được rồi. Cá này để ta tâu với quan trên mang cá này đi cầu ngư cho cả vùng Giao Châu này. Nếu quan trên mà vui lòng thì tiền sưu, tô thuế vụ này ta sẽ xin miễn cho các ngươi. Nhưng phải nhớ nộp trả nợ những năm trước đấy.
Nói xong rồi. Hắn vội vàng cho quân đi rồi mượn một chiếc thuyền lớn sai chở đến Tống Bình. Hắn ung dung ngồi kiệu rồi bước lên thuyền. Hắn quay lại nhìn dân chài với ánh mắt kiêu ngạo, cười lớn và buông lời rằng:
- Các ngươi thừa hưởng hồng phúc Đường triều, nay có vật lạ đem cúng tiến ấy cũng là lẽ nên làm. Ta sẽ xin ân điển cho các ngươi.
Hương lão trưởng ngồi sụp xuống nhìn lên trời mà than rằng:
- Trời xanh có mắt! Chúng con dân đen cùng cũi, chẳng thể trả Long thần về với đại ngàn rộng lớn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook