Gió Và Thung Lũng - Hà Khuyết
-
Chương 3
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Giang Vân Ý bưng bát mì ngồi trên bậc thang ở sân sau, mì được bà chủ nấu
trong một nồi to, Giang Vân Ý múc cho mình một bát lớn.
Lúc Phó Nham Phong ghé qua, Giang Vân Ý đang chăm chú ăn mì, quay lưng
về phía cửa, chỉ chừa cho người ta mái tóc bù xù.
Buổi sáng Phó Nham Phong thấy thiếu niên tuổi nhỏ nhưng chí kiếm tiền không
nhỏ, hảo tâm giới thiệu công việc cho cậu, lúc đi ngang qua thấy cậu làm việc
nghiêm túc, hiện tại tới hỏi thì bà chủ lại lộ ra vẻ mặt khó xử: “Nghe bảo là
người nhà cậu nên tôi mới nhận.”
Thì ra sáng nay cửa hàng nhập một lô trái cây mới, bà chủ giao cho Giang Vân
Ý nhiệm vụ sắp xếp trái cây, tay chân cậu nhanh nhẹn nhưng trái cây trong
thùng bị xây sát không ít.
“Thằng bé không phải cố ý, ngược lại rất cần mẫn, nhưng da thịt non mịn thế
kia, tôi sợ va chạm lại xảy ra chuyện gì…”
Phó Nham Phong biết bà chủ không phải lo lắng cho Giang Vân Ý mà là sợ trái
cây nhà mình bị va đập.
Ánh sáng bị chặn lại, Giang Vân Ý mới nhận ra phía sau có người, ngẩng đầu,
quay lại nhìn.
“Sao anh lại tới đây?” Giang Vân Ý thấy anh giơ túi hoa quả lên thì hiểu ra,
“Anh tới mua trái cây.”
Phó Nham Phong ngồi xuống bên cạnh, hỏi: “Cậu nói với bà chủ cậu là gì của
tôi?”
“Tôi nói anh là anh tôi!” Giang Vân Ý cong môi, nét vui mừng hiện rõ trên
gương mặt, “Bà chủ còn khen tôi chăm chỉ đấy, thế nào, không khiến anh mất
mặt đúng không?”
Có lẽ trong mắt Giang Vân Ý, cho miếng ăn sẽ thành anh, mà bà chủ lại cho
rằng “anh” này có liên quan đến thân thích.
Túi trái cây trong tay Phó Nham Phong có vẻ nặng hơn, bên trong đều là trái
cây Giang Vân Ý làm xây sát vào buổi sáng. Lúc anh hỏi mua, tuy bà chủ
ngượng ngùng nhưng vẫn thoải mái báo giá.
Phó Nham Phong chở hàng cho cửa hàng không ít lần nên mới biết thi thoảng
bà chủ vẫn thuê nhân viên thời vụ, do vậy mới bảo Giang Vân Ý tới đây hỏi.
Chỉ là bình thường Phó Nham Phong đều giao lưu với ông chủ, hôm nay ông
chủ không có ở đây, bà chủ lại thẳng thắn với anh, anh biết quy củ, mua chỗ trái
cây này cũng đáng.
Anh hỏi Giang Vân Ý: “Bà chủ trả cậu tiền công bao nhiêu?”
Giang Vân Ý mím môi: “Một ngày mười lăm tệ.”
Ngay sau đó cậu giơ bát mì lên bổ sung: “Nhưng bao bữa trưa.”
Một bát mì không đáng bao nhiêu tiền, hiện tại vào nhà xưởng tìm công việc
chạy vặt còn được trả hai mươi, ba mươi tệ, chứ đừng nói tới chuyện mất sức
như dọn hàng.
Phó Nham Phong nhìn Giang Vân Ý, thấy những giọt mồ hôi dưới tóc mái, trên
vầng trán trắng nõn có vết bẩn màu đỏ, chóp mũi và cằm đều dính bụi, giống
như cún con bị bỏ rơi, dáng vẻ đáng thương không hợp với khung cảnh nơi này
một chút nào.
Vì vậy Phó Nham Phong hỏi tiếp: “Trước kia trải qua chuyện này chưa?”
“Chưa.” Thiếu niên thành thật lắc đầu.
Kế tiếp, anh nghe thiếu niên hỏi lại: “Một chiếc xe đạp giá bao nhiêu?”
“Mấy chục, một trăm, một nghìn, đều có hết.” Phó Nham Phong trả lời.
“Thuốc lá của anh bao nhiêu tiền?”
Loại Phó Nham Phong hay hút là Kim Sa Giang năm tệ một bao, anh nhìn
Giang Vân Ý một lát rồi đáp: “Ba tệ.”
Giang Vân Ý: “Lát nữa tan làm tôi mua cho anh hai bao.”
Phó Nham Phong: “Một bao là được.”
Giang Vân Ý kiên trì: “Hai bao.”
Phó Nham Phong: “Ừ.”
Trước khi trời tối, Phó Nham Phong còn ba chuyến nữa, lái motor quay về bến
xe đã thấy Giang Vân Ý đứng ở ngã tư vẫy tay với mình, áo thun màu trắng của
cậu đã biến thành màu xám nhem nhuốc.
Xe dừng lại trước mặt Giang Vân Ý, cậu lại gần nắm lấy gương chiếu hậu, tay
còn lại giơ hai tờ tiền: “Đi mua thuốc lá nào.”
Xe dừng ở ven đường, tay lái còn treo túi hoa quả hồi trưa.
Phó Nham Phong nhận mười tệ từ tay Giang Vân Ý, bước vào tiệm tạp hóa,
cầm hai bao Kim Sa Giang, trả người ta tờ mười tệ, rồi mua thêm một chiếc bật
lửa năm hào và năm hào kẹo cao su, lấy một tờ năm tệ đưa cho chủ tiệm và
nhận lại bốn đồng xu, mỗi đồng một tệ.
Giang Vân Ý đứng ngoài, chờ Phó Nham Phong đi ra, nhận lại bốn đồng xu
nhét vào túi rồi hỏi anh: “Anh về thẳng nhà à?”
“Ừ.” Phó Nham Phong đỗ xe dưới bóng cây, bóc bao thuốc lấy một điếu ra:
“Hút xong điếu này thì đưa cậu về.”
Giang Vân Ý xấu hổ: “Anh đưa tôi đến cổng thôn là được, còn lại tôi tự đi bộ
được.”
Phó Nham Phong cúi đầu châm thuốc: “Ừ.”
Hàng lông mày của anh dày và đen, phối hợp hài hòa với sống mũi cao, Giang
Vân Ý không khỏi ngắm nhiều hơn.
Châm thuốc xong, người đàn ông ngẩng đầu hỏi cậu: “Bà chủ có bảo ngày mai
tới không?”
Giang Vân Ý sửng sốt, cố gắng nhớ lại, lát sau mới trả lời: “Trước giờ cơm tối
bà chủ trả tiền cho tôi, hình như không dặn gì khác.”
“Có lấy số điện thoại của cậu không?”
“Không…” Giang Vân Ý ngẫm nghĩ rồi giải thích, “Tôi không có điện thoại,
cũng không nhớ số điện thoại bàn ở nhà nên không thể cho.”
Thấy người đàn ông chỉ liếc mình mà không nói gì, Giang Vân Ý không tự tin
nữa, bắt đầu ấp úng: “Cái này không cần bà chủ dặn đúng không? Mai tôi tự
đến là được.”
Giang Vân Ý còn nhỏ tuổi chưa tiếp xúc với xã hội, không biết loại công việc
này phải được bà chủ dặn mới tiếp tục.
Phó Nham Phong không nói thẳng, Giang Vân Ý mãi mới nhận ra, cúi đầu nói:
“Nhưng mai tôi không rảnh, chưa chắc đến được.”
Bàn tay mướt mồ hôi cọ vào ống quần, so với buổi trưa cánh tay có thêm mấy
vết xước.
Phó Nham Phong hút thuốc xong, dí tàn thuốc vào thân cây rồi vỗ gáy Giang
Vân Ý: “Được rồi, lên xe.”
Phó Nham Phong không phải người thích xen vào việc người khác, song trên
đường về vẫn hỏi: “Cậu thiếu tiền à?”
Người ngồi phía sau trả lời: “Thiếu chiếc xe đạp.”
Xe dừng lại trước cổng thôn, Giang Vân Ý muốn xuống xe đi bộ, Phó Nham
Phong không nói gì, để cậu cuống.
Ngày hôm sau, anh không gặp Giang Vân Ý gần bến xe nữa.
Giang Vân Ý không có xe nên không tiện, chú làm trong xưởng tới tám, chín
giờ tối, cậu không có tiền, không có xe, một người ở thị trấn không biết đi đâu,
nhờ chú hỏi thì người bên xưởng bảo hiện tại không tuyển học sinh không có
kinh nghiệm.
Công việc ở nông thôn đều yêu cầu sức khỏe, vừa nghỉ hè, những học sinh
cường tráng đều tranh thủ tìm việc, Giang Vân Ý không có sức cạnh tranh.
Tìm suốt hai ngày, cuối cùng Giang Vân Ý tìm được công việc đóng gói trái cây
ở nhà máy huyện bên cạnh. Cậu cùng mấy chú dì đóng gói hoa quả rồi xếp vào
thùng, một thùng được ba hào, người có kinh nghiệm tay chân nhanh nhẹn một
ngày có thể xếp một trăm thùng. Giang Vân Ý thuộc hàng đầu từ dưới đếm lên,
đóng gói mấy ngày tay đau nhức không nhấc nổi, gần nửa tháng mới tích góp
được một trăm tệ.
Hôm nay, Giang Vân Ý hân hoan đạp xe đạp mới về nhà, ngẩng cao đầu, bấm
còi inh ỏi, bà Hoàng ngồi ở ngạch cửa nhìn qua mấy lần.
Giọng bà Hoàng khàn khàn: “Thiếu gia mua xe mới đấy à?”
Người quanh đây đều biết ba cậu mua nhà trong thành phố, biết cậu từ nhỏ ăn
sung mặc sướng, cứ bảo cậu là người thành phố, số người dùng giọng điệu mỉa
mai gọi cậu là thiếu gia cũng không ít.
Giang Vân Ý biết mọi người có thành kiến với cậu là do Lưu Hiền Trân góp sức
một phần.
Lúc đầu chỉ có Lưu Hiền Trân mắng cậu là thiếu gia, sau có nhiều người gọi
hơn, đến nỗi mà những người chỉ biết mà không quen đã coi “thiếu gia” là nhũ
danh để gọi cậu.
Thật ra cậu hiểu ý bọn họ, nhưng ít giao lưu nên xem như mình không hiểu.
Bà Hoàng ở một mình, con cái làm việc ở nơi khác, ngôi nhà xập xệ chỉ còn
mỗi một mình bà.
“Cháu chào bà.” Giang Vân Ý xuống xe, dựng xe ven đường, lấy một trái đào
và một trái lê trong túi đen đựng ở giỏ đưa cho bà.
Bà Hoàng run tay nhận lấy, miệng còn nhắc mãi: “Thiếu gia kiếm được mối
lớn.”
Nhà máy trái cây đồng ý cho nhân viên mang hoa quả dập nát về nhà, Giang
Vân Ý mới lấy về một lần, tặng hai trái, bản thân ăn hai trái, còn lại bị Lưu Hiền
Trân chê bai đồ hỏng không bán được rồi mang ra cho heo ăn hết.
Sau khi trả xe cho cô, Giang Vân Ý định ở nhà nghỉ ngơi hai ngày, nhưng nghe
Lưu Hiền Trân cằn nhằn mãi cậu có tiền mua xe mà không không mua nổi mấy
đôi giày thì lại không muốn ở nhà nữa, sáng hôm sau ra ngoài đi bộ.
Thật ra những chỗ Giang Vân Ý có thể tới trong thôn không nhiều lắm, nhà nhà
đều nuôi gà, nuôi vịt, hơn nữa còn nuôi thả, đi đường thi thoảng sẽ có con gà
chạy loanh quanh mổ hạt gạo bên chân mình, có khi còn mổ vào đúng chân.
Nhắc đến lại thấy xấu hổ, từ khi về nông thôn, Giang Vân Ý không sợ trâu,
không sợ chó nhưng lại sợ gia cầm thả rông chạy nhanh thoăn thoắt trên đường.
May là Lưu Hiền Trân nuôi gà vịt đều nhốt trong chuồng, nhưng ra khỏi cửa
Giang Vân Ý đều phải nâng cao cảnh giác.
Bởi vậy Giang Vân Ý không muốn ở trong thôn, một là không ra khỏi cửa, hai
là chạy lên tận thị trấn.
Lại tìm cô mượn xe đạp, hôm nay Giang Vân Ý lái xe ra đường như thường lệ,
ra khỏi thôn phải đi qua một con đường dốc, bình thường cậu sẽ xuống xe dắt
qua đường dốc. Hôm nay đương lúc cậu định xuống xe thì thấy phía dưới là một
con gà trống đang đứng im rung cánh đối diện với mình.
Đầu óc nảy số, Giang Vân Ý từ bỏ con đường này, quay đầu xe về hướng cậu
chưa từng đi qua từ trước đến giờ.
Thôn Phổ Phong lớn hơn trong suy nghĩ của cậu nhiều, không biết đạp bao lâu,
Giang Vân Ý tính toán quãng đường khoảng hai cây số, hai cây số không tính là
xa nhưng đường đất nông thôn gập ghềnh, vốn định đi ra khỏi thôn, không ngờ
càng đi đường càng nhỏ, cậu không thể không dừng lại. Còn chưa kịp bóp
phanh, một con chó toàn thân màu vàng đất bất thình lình xông ra, Giang Vân Ý
không kịp phòng bị, xe ngã ngay trước mặt con chó.
Chưa kịp lo tay chân toàn vết trầy xước, trong giây phút mặt xám mày tro đổ
rạp xuống đất, nghĩ đến chiếc xe với đầu xe biến dạng, nghĩ đến công sức vất vả
suốt nửa tháng cứ thế mà đi tong, Giang Vân Ý đã quên đứng dậy, cứ nằm bò
như thế, hai hàng nước mắt trào ra.
Đầu sỏ gây tội chạy lòng vòng quanh cậu, cong đuôi chạy vào ngôi nhà ngói
bên cạnh. Chẳng bao lâu sau, con chó quay lại, chủ nhân cũng theo ra.
Có lẽ tất cả áp lực trước giờ kìm nén có cơ hội bùng phát, Giang Vân Ý khóc
đến không thở nổi.
Cho đến khi được người đỡ dậy, ngẩng đầu thấy là ai, cậu mới nín.
Người đàn ông dựng xe lên: “Lần này không bắt cá nữa, thay bằng cạp đất?”
~Hết chương 3~
trong một nồi to, Giang Vân Ý múc cho mình một bát lớn.
Lúc Phó Nham Phong ghé qua, Giang Vân Ý đang chăm chú ăn mì, quay lưng
về phía cửa, chỉ chừa cho người ta mái tóc bù xù.
Buổi sáng Phó Nham Phong thấy thiếu niên tuổi nhỏ nhưng chí kiếm tiền không
nhỏ, hảo tâm giới thiệu công việc cho cậu, lúc đi ngang qua thấy cậu làm việc
nghiêm túc, hiện tại tới hỏi thì bà chủ lại lộ ra vẻ mặt khó xử: “Nghe bảo là
người nhà cậu nên tôi mới nhận.”
Thì ra sáng nay cửa hàng nhập một lô trái cây mới, bà chủ giao cho Giang Vân
Ý nhiệm vụ sắp xếp trái cây, tay chân cậu nhanh nhẹn nhưng trái cây trong
thùng bị xây sát không ít.
“Thằng bé không phải cố ý, ngược lại rất cần mẫn, nhưng da thịt non mịn thế
kia, tôi sợ va chạm lại xảy ra chuyện gì…”
Phó Nham Phong biết bà chủ không phải lo lắng cho Giang Vân Ý mà là sợ trái
cây nhà mình bị va đập.
Ánh sáng bị chặn lại, Giang Vân Ý mới nhận ra phía sau có người, ngẩng đầu,
quay lại nhìn.
“Sao anh lại tới đây?” Giang Vân Ý thấy anh giơ túi hoa quả lên thì hiểu ra,
“Anh tới mua trái cây.”
Phó Nham Phong ngồi xuống bên cạnh, hỏi: “Cậu nói với bà chủ cậu là gì của
tôi?”
“Tôi nói anh là anh tôi!” Giang Vân Ý cong môi, nét vui mừng hiện rõ trên
gương mặt, “Bà chủ còn khen tôi chăm chỉ đấy, thế nào, không khiến anh mất
mặt đúng không?”
Có lẽ trong mắt Giang Vân Ý, cho miếng ăn sẽ thành anh, mà bà chủ lại cho
rằng “anh” này có liên quan đến thân thích.
Túi trái cây trong tay Phó Nham Phong có vẻ nặng hơn, bên trong đều là trái
cây Giang Vân Ý làm xây sát vào buổi sáng. Lúc anh hỏi mua, tuy bà chủ
ngượng ngùng nhưng vẫn thoải mái báo giá.
Phó Nham Phong chở hàng cho cửa hàng không ít lần nên mới biết thi thoảng
bà chủ vẫn thuê nhân viên thời vụ, do vậy mới bảo Giang Vân Ý tới đây hỏi.
Chỉ là bình thường Phó Nham Phong đều giao lưu với ông chủ, hôm nay ông
chủ không có ở đây, bà chủ lại thẳng thắn với anh, anh biết quy củ, mua chỗ trái
cây này cũng đáng.
Anh hỏi Giang Vân Ý: “Bà chủ trả cậu tiền công bao nhiêu?”
Giang Vân Ý mím môi: “Một ngày mười lăm tệ.”
Ngay sau đó cậu giơ bát mì lên bổ sung: “Nhưng bao bữa trưa.”
Một bát mì không đáng bao nhiêu tiền, hiện tại vào nhà xưởng tìm công việc
chạy vặt còn được trả hai mươi, ba mươi tệ, chứ đừng nói tới chuyện mất sức
như dọn hàng.
Phó Nham Phong nhìn Giang Vân Ý, thấy những giọt mồ hôi dưới tóc mái, trên
vầng trán trắng nõn có vết bẩn màu đỏ, chóp mũi và cằm đều dính bụi, giống
như cún con bị bỏ rơi, dáng vẻ đáng thương không hợp với khung cảnh nơi này
một chút nào.
Vì vậy Phó Nham Phong hỏi tiếp: “Trước kia trải qua chuyện này chưa?”
“Chưa.” Thiếu niên thành thật lắc đầu.
Kế tiếp, anh nghe thiếu niên hỏi lại: “Một chiếc xe đạp giá bao nhiêu?”
“Mấy chục, một trăm, một nghìn, đều có hết.” Phó Nham Phong trả lời.
“Thuốc lá của anh bao nhiêu tiền?”
Loại Phó Nham Phong hay hút là Kim Sa Giang năm tệ một bao, anh nhìn
Giang Vân Ý một lát rồi đáp: “Ba tệ.”
Giang Vân Ý: “Lát nữa tan làm tôi mua cho anh hai bao.”
Phó Nham Phong: “Một bao là được.”
Giang Vân Ý kiên trì: “Hai bao.”
Phó Nham Phong: “Ừ.”
Trước khi trời tối, Phó Nham Phong còn ba chuyến nữa, lái motor quay về bến
xe đã thấy Giang Vân Ý đứng ở ngã tư vẫy tay với mình, áo thun màu trắng của
cậu đã biến thành màu xám nhem nhuốc.
Xe dừng lại trước mặt Giang Vân Ý, cậu lại gần nắm lấy gương chiếu hậu, tay
còn lại giơ hai tờ tiền: “Đi mua thuốc lá nào.”
Xe dừng ở ven đường, tay lái còn treo túi hoa quả hồi trưa.
Phó Nham Phong nhận mười tệ từ tay Giang Vân Ý, bước vào tiệm tạp hóa,
cầm hai bao Kim Sa Giang, trả người ta tờ mười tệ, rồi mua thêm một chiếc bật
lửa năm hào và năm hào kẹo cao su, lấy một tờ năm tệ đưa cho chủ tiệm và
nhận lại bốn đồng xu, mỗi đồng một tệ.
Giang Vân Ý đứng ngoài, chờ Phó Nham Phong đi ra, nhận lại bốn đồng xu
nhét vào túi rồi hỏi anh: “Anh về thẳng nhà à?”
“Ừ.” Phó Nham Phong đỗ xe dưới bóng cây, bóc bao thuốc lấy một điếu ra:
“Hút xong điếu này thì đưa cậu về.”
Giang Vân Ý xấu hổ: “Anh đưa tôi đến cổng thôn là được, còn lại tôi tự đi bộ
được.”
Phó Nham Phong cúi đầu châm thuốc: “Ừ.”
Hàng lông mày của anh dày và đen, phối hợp hài hòa với sống mũi cao, Giang
Vân Ý không khỏi ngắm nhiều hơn.
Châm thuốc xong, người đàn ông ngẩng đầu hỏi cậu: “Bà chủ có bảo ngày mai
tới không?”
Giang Vân Ý sửng sốt, cố gắng nhớ lại, lát sau mới trả lời: “Trước giờ cơm tối
bà chủ trả tiền cho tôi, hình như không dặn gì khác.”
“Có lấy số điện thoại của cậu không?”
“Không…” Giang Vân Ý ngẫm nghĩ rồi giải thích, “Tôi không có điện thoại,
cũng không nhớ số điện thoại bàn ở nhà nên không thể cho.”
Thấy người đàn ông chỉ liếc mình mà không nói gì, Giang Vân Ý không tự tin
nữa, bắt đầu ấp úng: “Cái này không cần bà chủ dặn đúng không? Mai tôi tự
đến là được.”
Giang Vân Ý còn nhỏ tuổi chưa tiếp xúc với xã hội, không biết loại công việc
này phải được bà chủ dặn mới tiếp tục.
Phó Nham Phong không nói thẳng, Giang Vân Ý mãi mới nhận ra, cúi đầu nói:
“Nhưng mai tôi không rảnh, chưa chắc đến được.”
Bàn tay mướt mồ hôi cọ vào ống quần, so với buổi trưa cánh tay có thêm mấy
vết xước.
Phó Nham Phong hút thuốc xong, dí tàn thuốc vào thân cây rồi vỗ gáy Giang
Vân Ý: “Được rồi, lên xe.”
Phó Nham Phong không phải người thích xen vào việc người khác, song trên
đường về vẫn hỏi: “Cậu thiếu tiền à?”
Người ngồi phía sau trả lời: “Thiếu chiếc xe đạp.”
Xe dừng lại trước cổng thôn, Giang Vân Ý muốn xuống xe đi bộ, Phó Nham
Phong không nói gì, để cậu cuống.
Ngày hôm sau, anh không gặp Giang Vân Ý gần bến xe nữa.
Giang Vân Ý không có xe nên không tiện, chú làm trong xưởng tới tám, chín
giờ tối, cậu không có tiền, không có xe, một người ở thị trấn không biết đi đâu,
nhờ chú hỏi thì người bên xưởng bảo hiện tại không tuyển học sinh không có
kinh nghiệm.
Công việc ở nông thôn đều yêu cầu sức khỏe, vừa nghỉ hè, những học sinh
cường tráng đều tranh thủ tìm việc, Giang Vân Ý không có sức cạnh tranh.
Tìm suốt hai ngày, cuối cùng Giang Vân Ý tìm được công việc đóng gói trái cây
ở nhà máy huyện bên cạnh. Cậu cùng mấy chú dì đóng gói hoa quả rồi xếp vào
thùng, một thùng được ba hào, người có kinh nghiệm tay chân nhanh nhẹn một
ngày có thể xếp một trăm thùng. Giang Vân Ý thuộc hàng đầu từ dưới đếm lên,
đóng gói mấy ngày tay đau nhức không nhấc nổi, gần nửa tháng mới tích góp
được một trăm tệ.
Hôm nay, Giang Vân Ý hân hoan đạp xe đạp mới về nhà, ngẩng cao đầu, bấm
còi inh ỏi, bà Hoàng ngồi ở ngạch cửa nhìn qua mấy lần.
Giọng bà Hoàng khàn khàn: “Thiếu gia mua xe mới đấy à?”
Người quanh đây đều biết ba cậu mua nhà trong thành phố, biết cậu từ nhỏ ăn
sung mặc sướng, cứ bảo cậu là người thành phố, số người dùng giọng điệu mỉa
mai gọi cậu là thiếu gia cũng không ít.
Giang Vân Ý biết mọi người có thành kiến với cậu là do Lưu Hiền Trân góp sức
một phần.
Lúc đầu chỉ có Lưu Hiền Trân mắng cậu là thiếu gia, sau có nhiều người gọi
hơn, đến nỗi mà những người chỉ biết mà không quen đã coi “thiếu gia” là nhũ
danh để gọi cậu.
Thật ra cậu hiểu ý bọn họ, nhưng ít giao lưu nên xem như mình không hiểu.
Bà Hoàng ở một mình, con cái làm việc ở nơi khác, ngôi nhà xập xệ chỉ còn
mỗi một mình bà.
“Cháu chào bà.” Giang Vân Ý xuống xe, dựng xe ven đường, lấy một trái đào
và một trái lê trong túi đen đựng ở giỏ đưa cho bà.
Bà Hoàng run tay nhận lấy, miệng còn nhắc mãi: “Thiếu gia kiếm được mối
lớn.”
Nhà máy trái cây đồng ý cho nhân viên mang hoa quả dập nát về nhà, Giang
Vân Ý mới lấy về một lần, tặng hai trái, bản thân ăn hai trái, còn lại bị Lưu Hiền
Trân chê bai đồ hỏng không bán được rồi mang ra cho heo ăn hết.
Sau khi trả xe cho cô, Giang Vân Ý định ở nhà nghỉ ngơi hai ngày, nhưng nghe
Lưu Hiền Trân cằn nhằn mãi cậu có tiền mua xe mà không không mua nổi mấy
đôi giày thì lại không muốn ở nhà nữa, sáng hôm sau ra ngoài đi bộ.
Thật ra những chỗ Giang Vân Ý có thể tới trong thôn không nhiều lắm, nhà nhà
đều nuôi gà, nuôi vịt, hơn nữa còn nuôi thả, đi đường thi thoảng sẽ có con gà
chạy loanh quanh mổ hạt gạo bên chân mình, có khi còn mổ vào đúng chân.
Nhắc đến lại thấy xấu hổ, từ khi về nông thôn, Giang Vân Ý không sợ trâu,
không sợ chó nhưng lại sợ gia cầm thả rông chạy nhanh thoăn thoắt trên đường.
May là Lưu Hiền Trân nuôi gà vịt đều nhốt trong chuồng, nhưng ra khỏi cửa
Giang Vân Ý đều phải nâng cao cảnh giác.
Bởi vậy Giang Vân Ý không muốn ở trong thôn, một là không ra khỏi cửa, hai
là chạy lên tận thị trấn.
Lại tìm cô mượn xe đạp, hôm nay Giang Vân Ý lái xe ra đường như thường lệ,
ra khỏi thôn phải đi qua một con đường dốc, bình thường cậu sẽ xuống xe dắt
qua đường dốc. Hôm nay đương lúc cậu định xuống xe thì thấy phía dưới là một
con gà trống đang đứng im rung cánh đối diện với mình.
Đầu óc nảy số, Giang Vân Ý từ bỏ con đường này, quay đầu xe về hướng cậu
chưa từng đi qua từ trước đến giờ.
Thôn Phổ Phong lớn hơn trong suy nghĩ của cậu nhiều, không biết đạp bao lâu,
Giang Vân Ý tính toán quãng đường khoảng hai cây số, hai cây số không tính là
xa nhưng đường đất nông thôn gập ghềnh, vốn định đi ra khỏi thôn, không ngờ
càng đi đường càng nhỏ, cậu không thể không dừng lại. Còn chưa kịp bóp
phanh, một con chó toàn thân màu vàng đất bất thình lình xông ra, Giang Vân Ý
không kịp phòng bị, xe ngã ngay trước mặt con chó.
Chưa kịp lo tay chân toàn vết trầy xước, trong giây phút mặt xám mày tro đổ
rạp xuống đất, nghĩ đến chiếc xe với đầu xe biến dạng, nghĩ đến công sức vất vả
suốt nửa tháng cứ thế mà đi tong, Giang Vân Ý đã quên đứng dậy, cứ nằm bò
như thế, hai hàng nước mắt trào ra.
Đầu sỏ gây tội chạy lòng vòng quanh cậu, cong đuôi chạy vào ngôi nhà ngói
bên cạnh. Chẳng bao lâu sau, con chó quay lại, chủ nhân cũng theo ra.
Có lẽ tất cả áp lực trước giờ kìm nén có cơ hội bùng phát, Giang Vân Ý khóc
đến không thở nổi.
Cho đến khi được người đỡ dậy, ngẩng đầu thấy là ai, cậu mới nín.
Người đàn ông dựng xe lên: “Lần này không bắt cá nữa, thay bằng cạp đất?”
~Hết chương 3~
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook