Gió Qua Rặng Mù U
-
Chương 3: Nâng ly
Gần hết năm 2000 không thấy cơn đại hồng thủy nào như lời đồn của thiên hạ, vậy mà nhiều người đã lo lắng và tin có ngày tận thế. Mấy tháng qua, Thành thường tới nhà Ngọc, ông bà Năm ưng ý lắm, họ thấy Thành là người hiền lành chăm việc.
Chiều nay, Khánh từ Sài Gòn về sau mấy năm theo học cử nhân kinh tế, nên ông bà Năm phấn khởi chuẩn bị bữa cơm mời cả gia đình Tư Bảo tới chung vui. Thắm là cô con gái một của gia đình Tư Bảo, nghe tin Khánh về cô cũng tới cùng ba má. Sau khi các món ăn được bày ra, ông Năm cầm ly rượu nói:
- Lâu rồi mới có cuộc đoàn tụ, cả nhà nâng ly, bữa nay có gia đình chú Tư, có anh Thành, có cháu Nam bạn của thằng Út về chơi, tôi vui lắm.
Bà Tư nhìn Khánh và con gái mình rồi quay qua nói với bà Năm:
- Chị Năm, giờ Khánh nó học xong rồi, chừng nào thì tính chuyện cho hai đứa nó?
Bà Năm trả lời:
- Tôi cũng muốn chúng nó sớm về chung mắm chung cơm lắm!
Thắm ngồi gần Khánh, cô để ý Khánh múc đồ ăn cho Nam. Ngồi đối diện Khánh là Ngọc và Thành, Khánh vui và nghĩ, chị Ba và anh Thành có lẽ họ đã thương nhau. Ông Năm vô trong nhà cầm cây đàn bầu, ông Tư cũng cầm cây đàn kìm trên tay và Thành chỉnh lại dây guitar. Ông Năm nói:
- Đúng ra hát cải lương là phải có đủ bộ như đàn cò đàn tranh… Tuy không có đủ nhưng vẫn đậm chất cải lương phải không chú Tư?. Tư Bảo gật đầu:
- Dạ, anh Năm.
Khi tiếng đàn cất lên, Khánh cùng Thắm song ca:
- “Cau Hà Châu têm trầu Xuân Mỹ, thăm mỗi người hò hẹn mùa sau, quê hương anh đẹp những hàng cau, quê em đó đẹp những giàn trầu xanh mởn mởn, nhớ ngày xưa hai đứa từng chăn trâu đuổi bướm, ngào ngạt hương cau đầu ngõ xóm, đón ánh bình minh chiếu tỏa tới chân trời…”.
Thắm vừa ca vừa vuốt đuôi bím tóc, đôi mắt vẻ thẹn thùng, giọng ca của Khánh khiến anh Thành ngưỡng mộ:
- Khánh có giọng ca hay heng.
Bữa chiều nhà ông Năm kéo dài tới mấy tiếng, vợ chồng Tư Bảo và Thành cũng vừa về, ông Năm xỉn rượu đã vô trong nằm, Ngọc và bà Năm thu dọn chén dĩa, Khánh giăng mùng cho chị Hai Liễu ngủ rồi cùng Nam soạn lại xấp tài liệu tới tận khuya.
Chiều nay, Khánh từ Sài Gòn về sau mấy năm theo học cử nhân kinh tế, nên ông bà Năm phấn khởi chuẩn bị bữa cơm mời cả gia đình Tư Bảo tới chung vui. Thắm là cô con gái một của gia đình Tư Bảo, nghe tin Khánh về cô cũng tới cùng ba má. Sau khi các món ăn được bày ra, ông Năm cầm ly rượu nói:
- Lâu rồi mới có cuộc đoàn tụ, cả nhà nâng ly, bữa nay có gia đình chú Tư, có anh Thành, có cháu Nam bạn của thằng Út về chơi, tôi vui lắm.
Bà Tư nhìn Khánh và con gái mình rồi quay qua nói với bà Năm:
- Chị Năm, giờ Khánh nó học xong rồi, chừng nào thì tính chuyện cho hai đứa nó?
Bà Năm trả lời:
- Tôi cũng muốn chúng nó sớm về chung mắm chung cơm lắm!
Thắm ngồi gần Khánh, cô để ý Khánh múc đồ ăn cho Nam. Ngồi đối diện Khánh là Ngọc và Thành, Khánh vui và nghĩ, chị Ba và anh Thành có lẽ họ đã thương nhau. Ông Năm vô trong nhà cầm cây đàn bầu, ông Tư cũng cầm cây đàn kìm trên tay và Thành chỉnh lại dây guitar. Ông Năm nói:
- Đúng ra hát cải lương là phải có đủ bộ như đàn cò đàn tranh… Tuy không có đủ nhưng vẫn đậm chất cải lương phải không chú Tư?. Tư Bảo gật đầu:
- Dạ, anh Năm.
Khi tiếng đàn cất lên, Khánh cùng Thắm song ca:
- “Cau Hà Châu têm trầu Xuân Mỹ, thăm mỗi người hò hẹn mùa sau, quê hương anh đẹp những hàng cau, quê em đó đẹp những giàn trầu xanh mởn mởn, nhớ ngày xưa hai đứa từng chăn trâu đuổi bướm, ngào ngạt hương cau đầu ngõ xóm, đón ánh bình minh chiếu tỏa tới chân trời…”.
Thắm vừa ca vừa vuốt đuôi bím tóc, đôi mắt vẻ thẹn thùng, giọng ca của Khánh khiến anh Thành ngưỡng mộ:
- Khánh có giọng ca hay heng.
Bữa chiều nhà ông Năm kéo dài tới mấy tiếng, vợ chồng Tư Bảo và Thành cũng vừa về, ông Năm xỉn rượu đã vô trong nằm, Ngọc và bà Năm thu dọn chén dĩa, Khánh giăng mùng cho chị Hai Liễu ngủ rồi cùng Nam soạn lại xấp tài liệu tới tận khuya.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook