Giờ Đang Nơi Đâu
-
Chương 21: Son môi và hôn lễ (1)
Có lẽ xuất phát vì có chung tính nhiều chuyện không muốn người khác biết, Sở Vọng đã vô hình lọt vào mắt xanh của Di Nhã tiểu thư – nhân vật cầm đầu phe tiếng Ngô và phe Hương Cảng. Chính vì vậy mà Sở Vọng cũng vô hình bị thủ lĩnh Chân Chân của phe Thượng Hải đối nghịch liên tục tra hỏi. Rất nhiều lần sau khi hết tiết tennis vào buổi chiều thứ tư và thứ năm, cô ấy đột ngột xuất hiện trên đường Sở Vọng đi đến Du Ma Địa, hoặc trong lớp ba-lê cuối tuần, hoặc là những khi cô nằm trên giường sau khi tắm xong, nghiêm túc hỏi cô: “Từ bao giờ em lại có quan hệ tốt với con cá chết mắt xanh kia vậy?”
Không thì hỏi: “Em đến từ Thượng Hải, là phe với tụi chị, sao có thể cấu kết với người ngoài phản bội, đầu quân cho phe Hương Cảng được!” Ớ? Không phải là phe Thiệu Hưng à, vì sao lại thành phe Thượng Hải rồi?
Hoặc lại nói: “Nếu bây giờ em quay đầu là bờ, chị sẽ bỏ qua hiềm khích mà tiếp nạp em.”
Thậm chí còn bảo: “Em phải đánh vào nội bộ địch, đem nhiều tình báo về đây!”
Sở Vọng cho rằng, nếu sau này Tiết tiểu thư không trở thành đặc vụ xuất sắc thì đúng là uổng phí tài năng.
Doãn Yên xưa nay hay bị Tiết Chân Chân chèn ép, thế là kéo mấy cô bạn trong hội văn thơ của mình tham gia làm đồng minh của Di Nhã. Có lúc Sở Vọng rảnh rỗi, gọi đùa Di Nhã, Doãn Yên và mình là “tam giác đồng minh quân Phụng”, còn Tiết Chân Chân chính là quân phiệt Trực hệ đại gian đại ác. Lấy Di Nhã tiểu thư và Tiết Chân Chân làm đại diện hai phe, cuộc đối đầu ngày càng gay gắt, có thể nói còn căng thẳng hơn cả chính biến Bắc Kinh và chiến tranh Trực Phụng. Sở Vọng vốn bàng quan đứng ngoài nhìn vui, nhưng đột nhiên bị lãnh đạo hai phe kẹp vào giữa, nhất thời bị đẩy đến đầu đỉnh sóng.
Trong khoảng thời gian đó, khả năng may vá của cô đã được nâng cao, lúc sửa váy cưới cho Mã Linh lần thứ hai, Sở Vọng đã có thể giúp được ngài Saumur rất nhiều.
Ngài Saumur và bà Nguyễn cũng cho rằng vì cô còn nhỏ, học hành vất vả hơn người ngoài nhiều nên luôn cho cô đãi ngộ đặc biệt ở cửa tiệm. Cứ thứ tư năm sáu hằng tuần sau khi tan học, cô luôn được ăn đại tiệc điểm tâm gồm Macaron hoặc Escargot do ngài Saumur chuẩn bị, hoặc là bún bò và bánh cuốn chiên tôm do bà Nguyễn làm. Thế nên dù cuộc sống ở trường khá khó khăn vất vả, nhưng những ngày ở Du Ma Địa lại rất êm đềm thoải mái.
Tết âm lịch năm dân quốc thứ mười bốn đến rất sớm. Là một nơi hội tụ văn hóa Trung Tây, giáng sinh, nguyên đán và Tết âm lịch cứ nối đuôi mà đến. Vào một tuần trước ngày lễ giáng sinh, người dân Hương Cảng đã bắt đầu một kỳ nghỉ khá dài, và đây cũng là một mùa đông Lâm Du bận rộn nhất.
Tiết Chân Chân được nghỉ nên về nhà ăn Tết, còn hai chị em nhà họ Lâm lại chỉ nhận được một phong thư từ cha, bị bỏ lại Hương Cảng ăn Tết. Trong thư không nhắc đến chiến sự ở Bắc Bình, chỉ bảo hai đứa phải nghe lời bác gái, chăm chỉ học hành. Cuối thư nói anh cả Tử Đồng nghe theo Tư Ưng đề nghị, thôi học ở trường đại học Bắc Kinh, chuẩn bị sang xuân sẽ nhập học trường Quân sự Hoàng Phố*.
(*Trường Quân sự Hoàng Phốlà danh xưng thông dụng để chỉ học viện quân sự đào tạo sĩ quan lục quân của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, nhưng đã đào tạo ra nhiều danh nhân quân sự cho cả Quân đội Trung Hoa Dân Quốc lẫn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, trở thành tướng lĩnh lừng danh trong các cuộc chiến Bắc phạt, Nội chiến Trung Quốc, cũng như cùng nhau chống lại quân Nhật Bản trong Chiến tranh Trung – Nhật. Thậm chí, nhiều nhà cách mạng, tướng lĩnh của Việt Nam cũng từng học hoặc giảng dạy tại Trường quân sự Hoàng Phố.)
Bà Kiều rất khó hiểu trước động thái này của Lâm Du, còn Lâm Sở Vọng lại cảm thấy Tư Ưng và cha đúng là sáng suốt.
Được Kiều Mã Linh chỉ dạy, Lâm Sở Vọng đã học được cách thêu khăn choàng, thế là cô lập tức thêu hai chiếc khăn choàng màu đỏ đậm đơn giản, tặng bà Nguyễn và ngài Saumur làm quà năm mới. Bà Nguyễn và ngài Saumur nhận được quà thì rất vui, rồi hai người mất hai buổi trưa, kiên nhẫn hướng dẫn Lâm Sở Vọng biến áo cũ thành áo lót gi-lê phong cách trung tính mùa xuân đang rất phổ biến ở Paris. Vậy là Lâm Sở Vọng làm rất nhiều món, tặng mọi người trong biệt thự họ Kiều quà mừng năm mới. Bà Kiều hài lòng, dẫn mọi người đến tiệm ảnh chụp ảnh lưu niệm mùa xuân; Mitchell âm thầm làm một con búp bê vải tặng Lâm Sở Vọng; Mã Linh nghe nói cô đã nhiều lần đóng góp hoàn thành váy cưới cho mình thì ôm chầm cô hôn lấy hôn để, còn nói nếu như trước hôn lễ mà cô chưa cao lên, nhất định sẽ để cô làm phù dâu nhí cho mình (Lâm Sở Vọng thì lại hy vọng mình nhanh nhanh cao lên); còn Tiết Chân Chân khi từ Thượng Hải quay về, nghe nói Lâm Sở Vọng làm cho mình chiếc áo gi-lê nhỏ, cô nàng rất hào phóng tặng lại Lâm Sở Vọng một hộp bánh donut dâu (trong số mọi người chỉ có cô nhận được quà của Tiết tiểu thư, Lâm Sở Vọng thật sự được chiều mà sợ); ngay tới Doãn Yên cũng phá lệ tặng cô một bài thơ, Lâm Sở Vọng cám ơn và ôm lấy chị mình, tuy đến cuối cô vẫn không hiểu bài thơ ấy có nghĩa gì.
Sau đầu xuân, ở Du Ma Địa xảy ra một chuyện nhỏ khiến ngài Saumur có cái nhìn tán thưởng về Lâm Sở Vọng.
Quà năm mới của bà Nguyễn là một thỏi son Dior CD màu san hô do chồng tặng. Bà ấy hớn hở không thôi, đi đâu cũng cất trong túi, thấy ai cũng lấy ra khoe một hồi —— nhưng bất hạnh là trong lần khoe nào đó, cây son đã bị gãy. Son của phụ nữ không chỉ để thoa lên môi cho đẹp, vẻ đẹp thật sự là nằm ở quá trình thoa son trước mặt mọi người. Một cây son gãy, không chỉ khó coi mà còn là thứ đồ không tốt.
Bà Nguyễn buồn bã cầm thi thể son môi đến Du Ma Địa, ngài Saumur bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc. Lâm Sở Vọng nhìn thỏi son bị gãy thành hai cũng thấy tiếc, sau khi hỏi xin ý kiến của bà Nguyễn, cô lấy một chiếc thìa sắt lớn, một cây nến cùng một chiếc hộp to chừng ngón cái trong hộp đựng kim chỉ ở cửa tiệm, đem đến đặt cạnh bà Nguyễn và ngài Saumur. Cô bỏ son vào trong muỗng sắt, nung chảy trên ngọn lửa, sau đó đổ vào hộp đồng cho nguội đi, từ đó biến thành một hộp phấn mắt xinh đẹp.
Bà Nguyễn nhìn hộp phấn kia, hoài nghi hỏi: “Đầu tiên là biến thành chất lỏng, rồi đông lại ra hình dáng đó, mà vẫn có thể giống như cũ được sao?”
“Không có gì khác nhau cả.” Sở Vọng kiên nhẫn giải thích: “Trong son môi chủ yếu là chất tạo màu, dầu ô liu, sáp cọ, sáp ong và mỡ lông cừu, ngoài tinh dầu ra thì không có thành phần dễ bay hơi, cho nên sẽ không bị biến tính.”
Nhưng dù Lâm Sở Vọng có giải thích thế nào, bà Nguyễn cũng không dám dùng hộp phấn đó. Ngài Saumur thấy Sở Vọng cuống cả lên, phát âm trúc trắc cả đống từ học thuật tiếng Pháp thì chỉ cười mà không nói. Kết quả hôm sau, ông nhờ người đưa một bộ các chai lọ không biết lấy từ đâu đến, dựng thành một giá thí nghiệm ở khoảng sân sau tiệm may.
Sở Vọng nhìn những chiếc bình chưng cất đèn cồn kia mà mắt sáng lên. Được ngài Saumur ngầm cho phép, cô lập tức lên lớp biểu diễn thí nghiệm hóa học ngay tại chỗ cho bà Nguyễn.
Đầu tiên, cô thêm dầu thầu dầu, dầu ô liu, sáp ong nóng chảy và một lượng nhỏ sáp ong vào bình nước đun lên, rồi trộn thêm một ít thuốc nhuộm màu đỏ và một ít phấn hồng, cuối cùng cho vào hộp đựng son môi đã được ngài Saumur chuẩn bị, sau khi thành hình thì đưa cho ngài Saumur và bà Nguyễn xem, trong lòng thầm nhủ là CD999, còn ngoài miệng thì giải thích: “Son môi màu đỏ.”
Rồi sắc tố biến thành màu rệp son khô, trong lòng nghĩ là CPB12, tới khi son đông lại thì lại đưa cho bà Nguyễn: “Gạch đỏ phục cổ.”
Trong ánh mắt ngạc nhiên của hai người, cô *à* một tiếng, sực nhớ làm gì có phục cổ? Bây giờ vẫn đang cổ mà.
Lúc nhớ đến thỏi YSL 12, trong đầu cô vụt qua một ý nghĩ, lập tức nấu nóng chảy khoảng 80% dầu cùng một lượng nhỏ chất béo, sáp, một lượng nhỏ bột mica mịn và màu san hô. Thành phẩm lần này là một hộp chất lỏng, cô vừa đưa cho bà Nguyễn vừa mỉm cười nói: “Nó được gọi là son bóng, ẩm hơn son môi, lại còn óng ánh nữa.”
Lúc ngài Saumur đưa ba cây son Sở Vọng tự chế cho bà Nguyễn thử lần lượt, Lâm Sở Vọng lại nấu chảy hộp phấn kia của bà Nguyễn, đổ vào trong khuôn son của ngài Saumur, sau khi nguội thì cố định vào vỏ son sắt CD cũ.
Lâm Sở Vọng đưa cho bà Nguyễn, cười bảo: “Dì nhìn xem, có phải là thỏi son lúc trước không?”
Bà Nguyễn cầm một đống son trong tay, vui tới nỗi không khép miệng được. Ngày hôm sau, ngài Saumur và Lâm Sở Vọng lại tranh thủ lúc không bận thử nghiệm rất nhiều kiểu son môi, sau đó lại thêm mấy khuôn kim loại đẹp hơn với đủ mùi tinh dầu. Bà Nguyễn thích đẹp đã vô hình trở thành con chuột bạch cho hai người, nhưng chính bà lại vô cùng vui vẻ.
***
Chừng mười ngày sau tết Âm lịch, ngày cưới của Kiều Mã Linh đã gần ngay trước mắt. Những ngày gió rét ở Hương Cảng đã qua, ngày xuân ánh nắng chan hòa ấm áp dần đến, chiếc áo gi-lê tân thời do Lâm Sở Vọng làm cũng được dịp trưng dụng.
Vì sự kiện Tôn đại nguyên soái qua đời và cuộc chinh phạt miền Đông gần đây, Lâm Du bận tới nỗi không thể phân thân, người thân bạn bè cũng bày tỏ thông cảm. Có rất nhiều họ hàng bên nhà họ Tiết ở Thượng Hải đến tham dự khá náo nhiệt, còn Lâm Tử Đồng ở Quảng Châu gần đó là đại diện phái nam nhà mẹ họ Kiều đến tham dự hôn lễ lần này.
Theo truyền thống, đêm trước hôn lễ sẽ có một bữa tiệc, người nhà cô dâu mời cả nhà chú rể một bữa cơm. Gia phả nhà họ Hoàng khá hưng thịnh, ngoài Hoàng Hưng đang kinh doanh ở Việt Nam ra thì hầu hết người thân họ hàng đều ở Hương Cảng và Quảng Châu, cho nên lần này người nhà chú rể có hơn tám mươi người tới tham gia.
Còn về phía Kiều Mã Linh, trừ nhân số ít ỏi nhà họ Lâm ở Thiệu Hưng và ba mươi người nhà họ Tiết, Kiều ở Thượng Hải ra, thì còn có cả thân đến từ nhà cha nuôi Tạ “trên danh nghĩa”. Điều này đã khiến bữa tiệc “không cho phép cô dâu và nữ quyến trên mười lăm tuổi nhà cô dâu tham gia” có đến hơn một trăm người. Nhiều người như thế, vườn hoa nhỏ trong biệt thự nhà họ Kiều chứa không xuể. Đúng lúc này, không biết là người thân không biết điều nào đột nhiên nhắc đến: “Dì của cô dâu —— không phải nghe nói có khu vườn lớn nhất toàn Hương Cảng này sao?”
Hơn nữa vì nhà họ Tạ có quan hệ tốt với bà Thái, nên cứ thế quyết định địa điểm bữa tiệc. Cũng nhờ bữa tiệc này mà lần đầu tiên trong đời tụi nhỏ có cơ hội tham quan vườn hoa của cô út.
Tuy bây giờ Hương Cảng đã cởi mở hơn, nhưng dẫu gì vẫn có rất nhiều thân thích họ hàng đến từ Quảng Châu, Thượng Hải, cho nên trong ngày mở tiệc, các nữ quyến chỉ có thể ngồi trong nhà lớn của bà Cát ăn bánh uống trà nói chuyện.
Sau khi ngủ trưa dậy, ba đứa bé được người hầu dẫn đi băng qua đường Bá Tước, mất mười lăm phút mới tới cửa nhà biệt thự họ Cát. Vừa bước vào cột cửa bằng đá cẩm thạch chạm khắc nhân vật trong thần thoại Bắc Âu, thì có một cô gái đi ra, cười nói hỏi: “Là ba tiểu thư nhà họ Tiết và Lâm đúng không? Yên tâm, tôi sẽ dẫn các cô đi gặp bà chủ.”
Cô gái ấy mặc sườn xám tơ lụa màu vàng óng, ôm lấy thân hình thon gọn; bắp chân nhỏ nhắn chân đi guốc mộc, trên mắt cá chân đeo lục lạc dây đỏ, lúc bước đi phát ra âm thanh *ting tang* vui tai, tựa như thiếu nữ đang cười duyên, mà dĩ nhiên là cô gái này cũng rất xinh đẹp.
Doãn Yên đang định hỏi đây là tiểu thư nhà nào, không chỉ cởi mở mà cử chỉ còn rất khôn khéo, không thua gì chị Mã Linh, thì lập tức Tiết Chân Chân quét mắt sang ra hiệu cô nàng im miệng.
Cô gái kia dẫn ba người đi lên lầu hai —— ở đó có một phòng khách rộng lớn, nằm đối diện cửa là cửa sổ sát đất rộng hơn mười mét, vừa hay có thể thu mọi cảnh vật ở vườn hoa vào trong mắt. Trong phòng khách là tốp ba tốp năm nữ quyến thấp giọng cười đùa, vô cùng náo nhiệt. Đi băng qua một cánh cửa nữa là tới phòng khách nhỏ hơn căn phòng lúc nãy. Đồ trang trí tinh tế hơn, nhưng chỉ có độc một người phụ nữ ngồi nơi đó, tuy đã qua tuổi thanh xuân nhưng nhìn bóng lưng thôi cũng đủ khiến bao kẻ mơ màng. Mặc váy sườn xám nhung đen; chỉ những ai trắng quá trắng mới có thể mặc được cái màu đen này; người phụ nữ ấy xoay lưng về phía các cô, cánh tay nhỏ nhắn lộ ra từ sau bộ váy đen, khẽ di chuyển lên xuống với biên độ nhỏ.
Cô gái gõ lên cánh cửa mở, thấp giọng thưa: “Thưa bà, đã dẫn các cô gái đến rồi ạ.”
Người phụ nữ đáp một tiếng, giơ tay lên khoát nhẹ – chỉ thấy trên bàn tay có vẻ yếu ớt kia có ba ngón được sơn đỏ – cô gái kia lập tức lui xuống. Lúc này Lâm Sở Vọng mới phát hiện: thì ra vừa rồi bà ấy đang sơn móng tay. Bất chợt cô nhớ lại hình ảnh bà Uông “một đôi môi đỏ chót, mười ngón tay sơn đỏ” trong “Vòng Đời Vây Bủa”.
Lúc này cả Doãn Yên và Sở Vọng đều chấn động —— cô gái xinh xắn có thể sánh ngang với Kiều Mã Linh lại chỉ là người hầu của bà Cát!
Không thì hỏi: “Em đến từ Thượng Hải, là phe với tụi chị, sao có thể cấu kết với người ngoài phản bội, đầu quân cho phe Hương Cảng được!” Ớ? Không phải là phe Thiệu Hưng à, vì sao lại thành phe Thượng Hải rồi?
Hoặc lại nói: “Nếu bây giờ em quay đầu là bờ, chị sẽ bỏ qua hiềm khích mà tiếp nạp em.”
Thậm chí còn bảo: “Em phải đánh vào nội bộ địch, đem nhiều tình báo về đây!”
Sở Vọng cho rằng, nếu sau này Tiết tiểu thư không trở thành đặc vụ xuất sắc thì đúng là uổng phí tài năng.
Doãn Yên xưa nay hay bị Tiết Chân Chân chèn ép, thế là kéo mấy cô bạn trong hội văn thơ của mình tham gia làm đồng minh của Di Nhã. Có lúc Sở Vọng rảnh rỗi, gọi đùa Di Nhã, Doãn Yên và mình là “tam giác đồng minh quân Phụng”, còn Tiết Chân Chân chính là quân phiệt Trực hệ đại gian đại ác. Lấy Di Nhã tiểu thư và Tiết Chân Chân làm đại diện hai phe, cuộc đối đầu ngày càng gay gắt, có thể nói còn căng thẳng hơn cả chính biến Bắc Kinh và chiến tranh Trực Phụng. Sở Vọng vốn bàng quan đứng ngoài nhìn vui, nhưng đột nhiên bị lãnh đạo hai phe kẹp vào giữa, nhất thời bị đẩy đến đầu đỉnh sóng.
Trong khoảng thời gian đó, khả năng may vá của cô đã được nâng cao, lúc sửa váy cưới cho Mã Linh lần thứ hai, Sở Vọng đã có thể giúp được ngài Saumur rất nhiều.
Ngài Saumur và bà Nguyễn cũng cho rằng vì cô còn nhỏ, học hành vất vả hơn người ngoài nhiều nên luôn cho cô đãi ngộ đặc biệt ở cửa tiệm. Cứ thứ tư năm sáu hằng tuần sau khi tan học, cô luôn được ăn đại tiệc điểm tâm gồm Macaron hoặc Escargot do ngài Saumur chuẩn bị, hoặc là bún bò và bánh cuốn chiên tôm do bà Nguyễn làm. Thế nên dù cuộc sống ở trường khá khó khăn vất vả, nhưng những ngày ở Du Ma Địa lại rất êm đềm thoải mái.
Tết âm lịch năm dân quốc thứ mười bốn đến rất sớm. Là một nơi hội tụ văn hóa Trung Tây, giáng sinh, nguyên đán và Tết âm lịch cứ nối đuôi mà đến. Vào một tuần trước ngày lễ giáng sinh, người dân Hương Cảng đã bắt đầu một kỳ nghỉ khá dài, và đây cũng là một mùa đông Lâm Du bận rộn nhất.
Tiết Chân Chân được nghỉ nên về nhà ăn Tết, còn hai chị em nhà họ Lâm lại chỉ nhận được một phong thư từ cha, bị bỏ lại Hương Cảng ăn Tết. Trong thư không nhắc đến chiến sự ở Bắc Bình, chỉ bảo hai đứa phải nghe lời bác gái, chăm chỉ học hành. Cuối thư nói anh cả Tử Đồng nghe theo Tư Ưng đề nghị, thôi học ở trường đại học Bắc Kinh, chuẩn bị sang xuân sẽ nhập học trường Quân sự Hoàng Phố*.
(*Trường Quân sự Hoàng Phốlà danh xưng thông dụng để chỉ học viện quân sự đào tạo sĩ quan lục quân của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, nhưng đã đào tạo ra nhiều danh nhân quân sự cho cả Quân đội Trung Hoa Dân Quốc lẫn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, trở thành tướng lĩnh lừng danh trong các cuộc chiến Bắc phạt, Nội chiến Trung Quốc, cũng như cùng nhau chống lại quân Nhật Bản trong Chiến tranh Trung – Nhật. Thậm chí, nhiều nhà cách mạng, tướng lĩnh của Việt Nam cũng từng học hoặc giảng dạy tại Trường quân sự Hoàng Phố.)
Bà Kiều rất khó hiểu trước động thái này của Lâm Du, còn Lâm Sở Vọng lại cảm thấy Tư Ưng và cha đúng là sáng suốt.
Được Kiều Mã Linh chỉ dạy, Lâm Sở Vọng đã học được cách thêu khăn choàng, thế là cô lập tức thêu hai chiếc khăn choàng màu đỏ đậm đơn giản, tặng bà Nguyễn và ngài Saumur làm quà năm mới. Bà Nguyễn và ngài Saumur nhận được quà thì rất vui, rồi hai người mất hai buổi trưa, kiên nhẫn hướng dẫn Lâm Sở Vọng biến áo cũ thành áo lót gi-lê phong cách trung tính mùa xuân đang rất phổ biến ở Paris. Vậy là Lâm Sở Vọng làm rất nhiều món, tặng mọi người trong biệt thự họ Kiều quà mừng năm mới. Bà Kiều hài lòng, dẫn mọi người đến tiệm ảnh chụp ảnh lưu niệm mùa xuân; Mitchell âm thầm làm một con búp bê vải tặng Lâm Sở Vọng; Mã Linh nghe nói cô đã nhiều lần đóng góp hoàn thành váy cưới cho mình thì ôm chầm cô hôn lấy hôn để, còn nói nếu như trước hôn lễ mà cô chưa cao lên, nhất định sẽ để cô làm phù dâu nhí cho mình (Lâm Sở Vọng thì lại hy vọng mình nhanh nhanh cao lên); còn Tiết Chân Chân khi từ Thượng Hải quay về, nghe nói Lâm Sở Vọng làm cho mình chiếc áo gi-lê nhỏ, cô nàng rất hào phóng tặng lại Lâm Sở Vọng một hộp bánh donut dâu (trong số mọi người chỉ có cô nhận được quà của Tiết tiểu thư, Lâm Sở Vọng thật sự được chiều mà sợ); ngay tới Doãn Yên cũng phá lệ tặng cô một bài thơ, Lâm Sở Vọng cám ơn và ôm lấy chị mình, tuy đến cuối cô vẫn không hiểu bài thơ ấy có nghĩa gì.
Sau đầu xuân, ở Du Ma Địa xảy ra một chuyện nhỏ khiến ngài Saumur có cái nhìn tán thưởng về Lâm Sở Vọng.
Quà năm mới của bà Nguyễn là một thỏi son Dior CD màu san hô do chồng tặng. Bà ấy hớn hở không thôi, đi đâu cũng cất trong túi, thấy ai cũng lấy ra khoe một hồi —— nhưng bất hạnh là trong lần khoe nào đó, cây son đã bị gãy. Son của phụ nữ không chỉ để thoa lên môi cho đẹp, vẻ đẹp thật sự là nằm ở quá trình thoa son trước mặt mọi người. Một cây son gãy, không chỉ khó coi mà còn là thứ đồ không tốt.
Bà Nguyễn buồn bã cầm thi thể son môi đến Du Ma Địa, ngài Saumur bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc. Lâm Sở Vọng nhìn thỏi son bị gãy thành hai cũng thấy tiếc, sau khi hỏi xin ý kiến của bà Nguyễn, cô lấy một chiếc thìa sắt lớn, một cây nến cùng một chiếc hộp to chừng ngón cái trong hộp đựng kim chỉ ở cửa tiệm, đem đến đặt cạnh bà Nguyễn và ngài Saumur. Cô bỏ son vào trong muỗng sắt, nung chảy trên ngọn lửa, sau đó đổ vào hộp đồng cho nguội đi, từ đó biến thành một hộp phấn mắt xinh đẹp.
Bà Nguyễn nhìn hộp phấn kia, hoài nghi hỏi: “Đầu tiên là biến thành chất lỏng, rồi đông lại ra hình dáng đó, mà vẫn có thể giống như cũ được sao?”
“Không có gì khác nhau cả.” Sở Vọng kiên nhẫn giải thích: “Trong son môi chủ yếu là chất tạo màu, dầu ô liu, sáp cọ, sáp ong và mỡ lông cừu, ngoài tinh dầu ra thì không có thành phần dễ bay hơi, cho nên sẽ không bị biến tính.”
Nhưng dù Lâm Sở Vọng có giải thích thế nào, bà Nguyễn cũng không dám dùng hộp phấn đó. Ngài Saumur thấy Sở Vọng cuống cả lên, phát âm trúc trắc cả đống từ học thuật tiếng Pháp thì chỉ cười mà không nói. Kết quả hôm sau, ông nhờ người đưa một bộ các chai lọ không biết lấy từ đâu đến, dựng thành một giá thí nghiệm ở khoảng sân sau tiệm may.
Sở Vọng nhìn những chiếc bình chưng cất đèn cồn kia mà mắt sáng lên. Được ngài Saumur ngầm cho phép, cô lập tức lên lớp biểu diễn thí nghiệm hóa học ngay tại chỗ cho bà Nguyễn.
Đầu tiên, cô thêm dầu thầu dầu, dầu ô liu, sáp ong nóng chảy và một lượng nhỏ sáp ong vào bình nước đun lên, rồi trộn thêm một ít thuốc nhuộm màu đỏ và một ít phấn hồng, cuối cùng cho vào hộp đựng son môi đã được ngài Saumur chuẩn bị, sau khi thành hình thì đưa cho ngài Saumur và bà Nguyễn xem, trong lòng thầm nhủ là CD999, còn ngoài miệng thì giải thích: “Son môi màu đỏ.”
Rồi sắc tố biến thành màu rệp son khô, trong lòng nghĩ là CPB12, tới khi son đông lại thì lại đưa cho bà Nguyễn: “Gạch đỏ phục cổ.”
Trong ánh mắt ngạc nhiên của hai người, cô *à* một tiếng, sực nhớ làm gì có phục cổ? Bây giờ vẫn đang cổ mà.
Lúc nhớ đến thỏi YSL 12, trong đầu cô vụt qua một ý nghĩ, lập tức nấu nóng chảy khoảng 80% dầu cùng một lượng nhỏ chất béo, sáp, một lượng nhỏ bột mica mịn và màu san hô. Thành phẩm lần này là một hộp chất lỏng, cô vừa đưa cho bà Nguyễn vừa mỉm cười nói: “Nó được gọi là son bóng, ẩm hơn son môi, lại còn óng ánh nữa.”
Lúc ngài Saumur đưa ba cây son Sở Vọng tự chế cho bà Nguyễn thử lần lượt, Lâm Sở Vọng lại nấu chảy hộp phấn kia của bà Nguyễn, đổ vào trong khuôn son của ngài Saumur, sau khi nguội thì cố định vào vỏ son sắt CD cũ.
Lâm Sở Vọng đưa cho bà Nguyễn, cười bảo: “Dì nhìn xem, có phải là thỏi son lúc trước không?”
Bà Nguyễn cầm một đống son trong tay, vui tới nỗi không khép miệng được. Ngày hôm sau, ngài Saumur và Lâm Sở Vọng lại tranh thủ lúc không bận thử nghiệm rất nhiều kiểu son môi, sau đó lại thêm mấy khuôn kim loại đẹp hơn với đủ mùi tinh dầu. Bà Nguyễn thích đẹp đã vô hình trở thành con chuột bạch cho hai người, nhưng chính bà lại vô cùng vui vẻ.
***
Chừng mười ngày sau tết Âm lịch, ngày cưới của Kiều Mã Linh đã gần ngay trước mắt. Những ngày gió rét ở Hương Cảng đã qua, ngày xuân ánh nắng chan hòa ấm áp dần đến, chiếc áo gi-lê tân thời do Lâm Sở Vọng làm cũng được dịp trưng dụng.
Vì sự kiện Tôn đại nguyên soái qua đời và cuộc chinh phạt miền Đông gần đây, Lâm Du bận tới nỗi không thể phân thân, người thân bạn bè cũng bày tỏ thông cảm. Có rất nhiều họ hàng bên nhà họ Tiết ở Thượng Hải đến tham dự khá náo nhiệt, còn Lâm Tử Đồng ở Quảng Châu gần đó là đại diện phái nam nhà mẹ họ Kiều đến tham dự hôn lễ lần này.
Theo truyền thống, đêm trước hôn lễ sẽ có một bữa tiệc, người nhà cô dâu mời cả nhà chú rể một bữa cơm. Gia phả nhà họ Hoàng khá hưng thịnh, ngoài Hoàng Hưng đang kinh doanh ở Việt Nam ra thì hầu hết người thân họ hàng đều ở Hương Cảng và Quảng Châu, cho nên lần này người nhà chú rể có hơn tám mươi người tới tham gia.
Còn về phía Kiều Mã Linh, trừ nhân số ít ỏi nhà họ Lâm ở Thiệu Hưng và ba mươi người nhà họ Tiết, Kiều ở Thượng Hải ra, thì còn có cả thân đến từ nhà cha nuôi Tạ “trên danh nghĩa”. Điều này đã khiến bữa tiệc “không cho phép cô dâu và nữ quyến trên mười lăm tuổi nhà cô dâu tham gia” có đến hơn một trăm người. Nhiều người như thế, vườn hoa nhỏ trong biệt thự nhà họ Kiều chứa không xuể. Đúng lúc này, không biết là người thân không biết điều nào đột nhiên nhắc đến: “Dì của cô dâu —— không phải nghe nói có khu vườn lớn nhất toàn Hương Cảng này sao?”
Hơn nữa vì nhà họ Tạ có quan hệ tốt với bà Thái, nên cứ thế quyết định địa điểm bữa tiệc. Cũng nhờ bữa tiệc này mà lần đầu tiên trong đời tụi nhỏ có cơ hội tham quan vườn hoa của cô út.
Tuy bây giờ Hương Cảng đã cởi mở hơn, nhưng dẫu gì vẫn có rất nhiều thân thích họ hàng đến từ Quảng Châu, Thượng Hải, cho nên trong ngày mở tiệc, các nữ quyến chỉ có thể ngồi trong nhà lớn của bà Cát ăn bánh uống trà nói chuyện.
Sau khi ngủ trưa dậy, ba đứa bé được người hầu dẫn đi băng qua đường Bá Tước, mất mười lăm phút mới tới cửa nhà biệt thự họ Cát. Vừa bước vào cột cửa bằng đá cẩm thạch chạm khắc nhân vật trong thần thoại Bắc Âu, thì có một cô gái đi ra, cười nói hỏi: “Là ba tiểu thư nhà họ Tiết và Lâm đúng không? Yên tâm, tôi sẽ dẫn các cô đi gặp bà chủ.”
Cô gái ấy mặc sườn xám tơ lụa màu vàng óng, ôm lấy thân hình thon gọn; bắp chân nhỏ nhắn chân đi guốc mộc, trên mắt cá chân đeo lục lạc dây đỏ, lúc bước đi phát ra âm thanh *ting tang* vui tai, tựa như thiếu nữ đang cười duyên, mà dĩ nhiên là cô gái này cũng rất xinh đẹp.
Doãn Yên đang định hỏi đây là tiểu thư nhà nào, không chỉ cởi mở mà cử chỉ còn rất khôn khéo, không thua gì chị Mã Linh, thì lập tức Tiết Chân Chân quét mắt sang ra hiệu cô nàng im miệng.
Cô gái kia dẫn ba người đi lên lầu hai —— ở đó có một phòng khách rộng lớn, nằm đối diện cửa là cửa sổ sát đất rộng hơn mười mét, vừa hay có thể thu mọi cảnh vật ở vườn hoa vào trong mắt. Trong phòng khách là tốp ba tốp năm nữ quyến thấp giọng cười đùa, vô cùng náo nhiệt. Đi băng qua một cánh cửa nữa là tới phòng khách nhỏ hơn căn phòng lúc nãy. Đồ trang trí tinh tế hơn, nhưng chỉ có độc một người phụ nữ ngồi nơi đó, tuy đã qua tuổi thanh xuân nhưng nhìn bóng lưng thôi cũng đủ khiến bao kẻ mơ màng. Mặc váy sườn xám nhung đen; chỉ những ai trắng quá trắng mới có thể mặc được cái màu đen này; người phụ nữ ấy xoay lưng về phía các cô, cánh tay nhỏ nhắn lộ ra từ sau bộ váy đen, khẽ di chuyển lên xuống với biên độ nhỏ.
Cô gái gõ lên cánh cửa mở, thấp giọng thưa: “Thưa bà, đã dẫn các cô gái đến rồi ạ.”
Người phụ nữ đáp một tiếng, giơ tay lên khoát nhẹ – chỉ thấy trên bàn tay có vẻ yếu ớt kia có ba ngón được sơn đỏ – cô gái kia lập tức lui xuống. Lúc này Lâm Sở Vọng mới phát hiện: thì ra vừa rồi bà ấy đang sơn móng tay. Bất chợt cô nhớ lại hình ảnh bà Uông “một đôi môi đỏ chót, mười ngón tay sơn đỏ” trong “Vòng Đời Vây Bủa”.
Lúc này cả Doãn Yên và Sở Vọng đều chấn động —— cô gái xinh xắn có thể sánh ngang với Kiều Mã Linh lại chỉ là người hầu của bà Cát!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook