Giờ Đang Nơi Đâu
-
Chương 146: Ngoại truyện 5: Đậm sâu (2)
Chìa khóa vàng của hội học sinh có thể dùng để làm gì?
Xin hãy nhìn chữ viết tay trên tấm thẻ quân đội rỉ sét này. Nói tôi biết trên đó viết gì?
Sau đó là nhóm máu A.
Nữa là UKMC.
Cô có thấy chỗ nào thiếu thông tin không?
Ở nơi vốn nên điền hai chữ U hoặc B đại diện cho tín ngưỡng thì lại trống trơn.
Nếu tín ngưỡng của một quân nhân bị tước bỏ, chính nghĩa bị phai mờ, vậy thì anh ta sống tiếp cũng có ý nghĩa gì nữa?
Lục quân Anh xung quanh tôi đều có vóc dáng cao to, năng nổ lạc quan, bọn họ có “tính cách sắt thép” và “đom đóm”, có không quân hoàng gia mạnh mẽ làm dự bị, được trang bị tốt nhưng không giỏi chiến đấu, thích ăn thịt bò và khoai tây, sẽ chơi bài xì phé trong trại, thích nghe nhạc, đầy hứng thú với cuộc sống, sẽ lái một chiếc xe mui trần đưa một nữ binh sĩ đi chơi khi họ giành chiến thắng, coi trọng các cô gái, không giống như binh lính từ các quốc gia khác, bọn họ gần như không có tai tiếng gì khi tiếp xúc với phụ nữ; luôn tràn đầy niềm vui và tình yêu, cũng sẽ giúp nông dân Pháp cày xới đất.
Điểm khác biệt giữa không quân hoàng gia và hải quân đó là, đại đa số bọn họ xuất thân bình dân, có thể cô sẽ cho rằng bọn họ quá đắm chìm trong yên vui; nếu không phải vì chiến tranh, có lẽ bọn họ thích hợp làm chồng, làm một người đàn ông lịch lãm hơn là làm một chiến sĩ.
Nếu không phải vì lòng trung thành thì ai lại muốn ra chiến trường? Đây chính là tín ngưỡng của họ.
Không giống như tôi, tôi chẳng có gì cả.
Tôi không có đất nước, không có người yêu, không có tín ngưỡng tôn giáo, thất học, không có kỹ năng, không đạt được gì cả. Tấm thẻ quân đội này rồi cuối cùng sẽ rỉ sét đến nỗi khó phân biệt được tên họ bên trên, vậy thì điều duy nhất tôi có chính là chiếc chìa khóa vàng đó. Nếu có một ngày Tạ Trạch Ích cứ thế chết đi, chắc chắn trị giá cả đời cũng không bằng 5 ounce vàng này.
9.
Về vấn đề tín ngưỡng tôi chỉ bội phục một người. Tạ Hồng, cha tôi, thật ra quan hệ giữa hai cha con không đến mức bất hòa như người ngoài thấy, cách sống của ông ấy cũng không buồn cười như cô nghĩ.
Về tội lỗi của mình, nhìn ngoài ông ấy có vẻ thờ ơ, nhưng thực chất vẫn hay đến nhà thờ Hồi giáo, tìm kiếm sự phù hộ giữa Kitô giáo và chùa chiền, cầu thánh Allah, Jesus và Phật cho mình một đứa con trai hoặc cháu trai. Nếu không phải dựa vào sức mạnh và địa vị của mình của Viễn Đông, thì những hành động này có lẽ đủ để bị các tín đồ sùng đạo ném đá đến chết. Đây chính là điểm tôi cho rằng thú vị nhất ở ông ấy.
Vào tháng 12 năm đó, quân đội Nhật đã đổ bộ vào Hương Cảng, hàng trăm ngàn lính Anh đồn trú ở Viễn Đông dễ dàng bị đánh bại. Người da trắng bị ném vào các trại tập trung, hầu hết tài sản trong nhà đều bị cướp sạch trong thời chiến. Ông đã mất đi của cải với giá đắt, nhưng trong lúc bạo động đã thành công rời khỏi Hương Cảng, đi thuyền đến Bắc Mỹ, thay tên đổi họ làm lại từ đầu, đặt điểm dừng hoàn hảo cho danh tiếng của mình.
Năm 1962 ở viện điều dưỡng San Francisco, lúc tôi xuất hiện ở đó, ông ấy chỉ mới nhắm mắt mấy phút trước. Bác sĩ và y tá có vẻ hết sức nuối tiếc về điều này, bọn họ nói với tôi rằng, đã nhiều năm rồi ông ấy không tin là tôi vẫn còn sống..
Ông ấy cứ thế chết đi, không trải qua đau đớn bệnh tật. Tôi chỉ biết là nguyện vọng cuối cùng của ông ấy vẫn chưa được thực hiện, chứ không biết hai mươi năm cuối đời ông ấy có sống hạnh phúc không.
10.
Cô đến tìm tôi chắc chắn là vì tấm ảnh này.
Mishia, người đã chụp bức ảnh này, được sinh ra trong một gia đình khá giả ở thành phố Benghazi, Libya, năm mười tám tuổi nhận được quà tặng sinh nhật là một chiếc la bàn II của Anh, và cũng trong tháng tư trong chiến tranh năm đó, anh ta đã mất đi hai người chị gái.
Vào tháng hai năm đó, quân tiên phong Rommel cũng đã đổ bộ vào Libya, tiến sâu vào Cyrenaica và công chiếm Benghazi. Lúc rút lui toàn tuyến, chúng tôi đã tịch thu được 4.000 tấn chất nổ của Ý. Cả thành phố bị chôn vùi trong biển lửa, sư đoàn thiết giáp thứ hai đã bị quân đội tiêu diệt toàn bộ trong ba ngày sau ở Makili. Tất cả các chỉ huy sư đoàn, thậm chí sĩ quan dưới cấp tôi cũng bị bắt làm tù binh. Các vụ đánh bom không ngừng diễn ra, một nửa cơ thể của tôi bị đè dưới bức tường sụp đổ. Hẳn bọn họ nghĩ tôi đã chết, mà phía trước còn có cứ điểm, thế là Rommel từ bỏ việc dọn dẹp chiến trường ở đây, nhanh chóng chạy sang thành phố Tobruk.
Đôi chân này vẫn được cứu khi bò ra từ đống đổ nát. Makili vừa trải qua chiến trường và những vụ đánh bom, giờ đã trở thành một thành phố trống. Tôi tìm thấy ít lương thực và vải băng bó trong thành phố, định bụng tìm kiếm sự giúp đỡ gần đó. Nhưng xung quanh Makili là sa mạc, ngôi làng gần nhất cũng cách đây đến hàng chục cây số. Tôi quyết định dành thời gian đi bộ qua sa mạc. Dù sao đó cũng là lựa chọn duy nhất khi còn sống.
Mà đó cũng có lẽ là quyết định tồi tệ nhất tôi đưa ra trong cuộc đời mình.
Tôi may mắn sống sót khỏi tay Rommel – kẻ tự hào nhất của Đức quốc xã, nhưng giờ tôi sắp phải đối mặt với linh cẩu Sahara, chó hoang và rắn Taipan với cái cơ thể tàn tạ này.
Tôi tìm được một nơi để nghỉ ngơi. Mất nhiều máu và cơn đói khiến tôi khó có thể cảnh giác mọi lúc được. Ban đêm nghe thấy động tĩnh thì sực tỉnh, đập vào mắt là một đôi mắt ánh xanh. Kền kền đang gặm hai chân mưng mủ mất đi tri giác của tôi, đôi chân này vẫn còn cứu được nhưng có thể sống không được bao lâu. Phản kháng là vô ích, điều duy nhất lạc quan vào lúc đó là, bọn chúng chỉ hứng thú với thịt thối ở chân tôi hơn là những bộ phận trí mạng khác trên người tôi.
Cũng vào lúc đó tôi nghe thấy tiếng động cơ ô tô, cách hàng chục mét bên ngoài bụi rậm. Tôi lập tức ép mình phải phát ra âm thanh. May là chiếc xe có vẻ đã dừng lại, tiếng bước chân dẫm bụi cây tiến đến gần. Tôi cảm thấy rõ khi ánh mắt của chàng trai người Benghazi chuyển từ chân tôi lên bộ quân phục, sự thương hại trong mắt cũng biến thành ghê tởm.
Tôi nghe thấy cha anh ta nói với anh ta bằng tiếng Ả Rập: “Cho con kền kền chết tiệt kia một phát súng đi”.
Anh ta nói với cha mình: “Nó đang ăn thịt gã lính Anh chết tiệt đã phá hủy thành phố Benghazi..”
Rồi cha anh ta nói tiếp: “Vậy thì cho hắn một phát sngs.”
Nhưng Mishia đã không nổ súng.
Anh ta quay đầu nhìn tôi, sau đó nhấn xuống màn trập trong tay.
Tôi biết mình trông ra sao vào lúc này. Hôi thúi, bẩn thỉu, cơ thể xấu xí tàn tạ khiến kẻ khác buồn nôn. Tôi không biết mình đã đối diện với ống kính của anh ta như thế nào. Có lẽ mong muốn sống sót của tôi đã khiến kẻ đối diện đồng cảm. Có thể do mất máu quá nhiều khiến tôi mất tinh thần, hoặc có thể là tôi sắp chết rồi, nên con ngươi bắt đầu co lại.
Một tiếng sau bọn họ quay lại, đưa tôi rời khỏi sa mạc.
Tôi bị mất đi hai chân, nhưng vẫn còn sống.
Anh ta đã kể tôi nghe quyết định của mình trên đường về vô số lần: “Ở trên xe, tôi đã kể lại cho cha về ánh mắt anh nhìn mình. Lúc đó hai má anh trũng xuống, mặt mũi không còn sáng bóng. Con ngươi bắt đầu co lại, anh sắp tiêu rồi, mà bản thân anh cũng biết điều đó. Chết chưa chắc đã đau đớn hơn là sống, anh cũng biết mà. Nhưng ngay lúc đó, ánh mắt anh nhìn tôi vẫn còn khao khát được sống, anh đang cầu xin tôi cứu giúp.”
Cũng trong năm đó, hàng trăm ngàn lính Anh ở Viễn Đông đã bị bắt làm tù binh, Hương Cảng bị quân Nhật chiếm đóng, tất cả người da trắng và thương nhân người Anh hoặc bị đưa vào các trại tập trung hoặc hồi hương, mọi nhà cửa đều bị trưng dụng.
Chiến tranh đã thành công bước đầu. Tôi đã không còn nơi nào để đi.
Năm đó tôi ba mươi tư tuổi.
Thỉnh thoảng anh ta lại hỏi tôi, chính xác điều gì đã giúp tôi khao khát được sống vào lúc đó như vậy.
Rốt cuộc là điều gì đã giúp tôi sống tiếp?
Tôi cũng thường tự hỏi mình câu hỏi này – tôi không có tín ngưỡng và quốc thổ, không ai có thể yêu hay ghét tôi. Tôi ghét chiến tranh, cũng không phải là một chiến sĩ đạt yêu cầu, càng không thể trung thành với bất kỳ ai.
Như thể mọi cánh cửa và cửa sổ của sự sống bị đóng lại, tôi đành phải thắp lên ngọn nến trong bóng tối. Và khi nó soi sáng cho tôi thì cũng là lúc dần cướp đoạt oxy từng chút một.
Nhưng ngay cả như vậy, tôi vẫn muốn nhìn thấy ánh sáng thực sự.
11
Năm mười bốn tuổi tôi vẫn ngu ngốc như thế, vì liều lĩnh và tức giận nên thường làm tổn thương mọi người.
Năm ba mươi tư tuổi vẫn phải cố mà sống dù đã tê liệt, thân xác xấu xí, linh hồn cũng đã chết đi.
Đây có thể đã là vận mệnh tốt nhất của tôi, chỉ là không xảy ra ở thời đại tốt nhất.
Nếu tôi gặp cô ấy năm mình hai mươi tư tuổi, chắc chắn tôi sẽ tặng hoa cô ấy mỗi ngày, chăm nó trong bình sứ, hơn nữa sẽ cẩn thận hơn.
Nhưng giờ tôi đã tám mươi tư tuổi, quá muộn rồi.
Thời gian của tôi không còn nhiều, và tôi cũng không chờ được cô ấy.
Tôi đã nhìn thấy một đứa trẻ sinh non trong lồng ấp, cả cơ thể còn không to bằng bàn tay của một cô gái trưởng thành, nhưng bàn tay bé nhỏ ấy lại cố nắm chặt cô gái, chỉ nhìn là biết, chắc chắn tương lai cô ấy sẽ trở thành một đấu sĩ.
Tôi không có nhiều thời gian, nên dùng sẽ tất cả sức lực còn lại trong đời chúc cô ấy mạnh khỏe sống lâu.
***
Lần đầu tiên Marie nhìn thấy bức ảnh đó là vào mùa hè năm 1989, trong gia đình nhà ông Mishia ở Marth-matru.
Đó là một bức ảnh đen trắng được bảo quản rất tốt, và có vẻ như đã được sửa chữa nhiều lần. Trong bức ảnh, một người đàn ông mặc quân phục Anh nằm im lìm trong bụi rậm, giương mắt nhìn lên ống kính. Khuôn mặt anh ta bẩn thỉu, hai má lõm sâu, có thể thấy rõ là đã bị tra tấn nặng nề, ngay cả con ngươi màu đen cũng đã bắt đầu co lại, ấy nhưng vẫn không ảnh hưởng đến vẻ tuấn tú của anh ta.
Đặc biệt là đôi mắt đó, Marie không biết phải mô tả nó như thế nào. Trong bóng tối che giấu ở hốc mắt, cô có thể nhìn xuyên qua tờ giấy, nhìn xuyên qua đôi mắt kia mà thấy được toàn bộ linh hồn của anh – linh hồn anh đang kể một câu chuyện đượm buồn.
Marie mất ba năm mới tìm thấy chủ nhân của bức ảnh này, cuối cùng đã tìm thấy người đó trong một bệnh viện ở vùng ngoại ô phía nam Trung Quốc.
Trong ba năm qua, cô tìm thấy một bức ảnh khác của người đó trên một tờ báo cũ được xuất bản ở Thượng Hải.
Trong bức ảnh, một bên má của anh nhô lên như đang nhai kẹo, mặt không cảm giác đối diện với ống kính. Nhìn người đó chỉ chừng 14 15 tuổi, nhưng khi nhìn thấy đôi mắt sâu thẳm đó, Marie gần như ngay lập tức nhận ra anh.
Nhìn bức ảnh trên báo có thể thấy được khung cảnh: “Cửa tiệm thuốc lá Hadmon Thượng Hải chụp ảnh người mẫu quảng cáo, nhưng vô tình lại chụp được cậu ấm nhà họ Tạ. Ông chủ cửa tiệm Hadmon và nữ diễn viên đồng nghiệp bước tới nói chuyện, chàng trai vẫn chỉ tập trung nhai kẹo, một lúc sau mới quay sang hỏi: ‘Ngắm đủ chưa?’ Máy chụp ảnh lập tức ghi lại khoảnh khắc đó.”
Cô nghĩ ông ấy là người rất khó gần, thế nên đã dành rất nhiều ngày để quan sát. Ông ấy thích ngồi dưới ánh nắng mặt trời sau bụi tường vi, một khi đã ngồi thì có thể ngồi cả ngày. Quần áo bao giờ cũng được là lược thẳng thớm, luôn vui vẻ trò chuyện với người qua đường, rất có khí chất rất có thể diện.
Cô luôn cảm thấy ông ấy có bạn gái, dù đang sống ở thành phố tấp nập náo nhiệt thì sau bữa tối vẫn thường xuyên nghe nhạc cổ điển, hoặc là đến các buổi dạ vũ; sẽ mặc những bộ âu phục và váy dạ hội thanh lịch, tóc tai xử lý cẩn thận.
Đó là sự thanh lịch tao nhã đã ăn sâu vào xương tủy, toát lên qua từng cử chỉ hành động. Nên dù đã mất đi hai chân, phải ngồi xe lăn thay đi bộ, thì ông vẫn khiến tuấn nam mỹ nữ thành phố đương thời phải tự xấu hổ.
Nhưng khi Marie nhìn ông, cô luôn cảm thấy ông là người cô độc.
Sau một tháng, cuối cùng cô cũng tìm được can đảm để bước tới chào hỏi. Bất ngờ là trông ông có vẻ tốt bụng hòa đồng hơn nhiều.
Ông chậm rãi nói rất nhiều điều, để Marie ghi chép lại từng chút một.
Cô cẩn thận hỏi liệu mình có được phép trưng bày hai bức ảnh của ông trong khu vực Tưởng niệm Chiến tranh Thế giới II của Thư viện Học viện CIL không.
Ông khẽ gật đầu, bày tỏ cứ tự nhiên. Có vẻ tinh thần của ông đang không được tốt, Marie thôi làm phiền và lập tức rời đi.
Marianne trở về Anh bằng máy bay, bắt đầu sắp xếp thông tin có được trong tay. Một tuần sau, cô nhận được một cuộc gọi, biết được tin ông Tạ đã qua đời.
“Anh sống một mình suốt năm mươi năm, ngày ngày đều mua năm bông lan trắng hoặc một bó bách hợp đem về nhà, năm mươi năm như một ngày. Anh không kết hôn, năm ngày sau khi anh chết, hoa trên bệ cửa sổ cũng héo rũ, vì vậy hàng xóm mới phát hiện ra thi thể của anh.”
**
Qin: Ngoại truyện này hơi bị hay.
Xin hãy nhìn chữ viết tay trên tấm thẻ quân đội rỉ sét này. Nói tôi biết trên đó viết gì?
- là tên, Tse là họ, C là cấp bậc, 1.6.40 là ngày tháng bổ nhiệm.
Sau đó là nhóm máu A.
Nữa là UKMC.
Cô có thấy chỗ nào thiếu thông tin không?
Ở nơi vốn nên điền hai chữ U hoặc B đại diện cho tín ngưỡng thì lại trống trơn.
Nếu tín ngưỡng của một quân nhân bị tước bỏ, chính nghĩa bị phai mờ, vậy thì anh ta sống tiếp cũng có ý nghĩa gì nữa?
Lục quân Anh xung quanh tôi đều có vóc dáng cao to, năng nổ lạc quan, bọn họ có “tính cách sắt thép” và “đom đóm”, có không quân hoàng gia mạnh mẽ làm dự bị, được trang bị tốt nhưng không giỏi chiến đấu, thích ăn thịt bò và khoai tây, sẽ chơi bài xì phé trong trại, thích nghe nhạc, đầy hứng thú với cuộc sống, sẽ lái một chiếc xe mui trần đưa một nữ binh sĩ đi chơi khi họ giành chiến thắng, coi trọng các cô gái, không giống như binh lính từ các quốc gia khác, bọn họ gần như không có tai tiếng gì khi tiếp xúc với phụ nữ; luôn tràn đầy niềm vui và tình yêu, cũng sẽ giúp nông dân Pháp cày xới đất.
Điểm khác biệt giữa không quân hoàng gia và hải quân đó là, đại đa số bọn họ xuất thân bình dân, có thể cô sẽ cho rằng bọn họ quá đắm chìm trong yên vui; nếu không phải vì chiến tranh, có lẽ bọn họ thích hợp làm chồng, làm một người đàn ông lịch lãm hơn là làm một chiến sĩ.
Nếu không phải vì lòng trung thành thì ai lại muốn ra chiến trường? Đây chính là tín ngưỡng của họ.
Không giống như tôi, tôi chẳng có gì cả.
Tôi không có đất nước, không có người yêu, không có tín ngưỡng tôn giáo, thất học, không có kỹ năng, không đạt được gì cả. Tấm thẻ quân đội này rồi cuối cùng sẽ rỉ sét đến nỗi khó phân biệt được tên họ bên trên, vậy thì điều duy nhất tôi có chính là chiếc chìa khóa vàng đó. Nếu có một ngày Tạ Trạch Ích cứ thế chết đi, chắc chắn trị giá cả đời cũng không bằng 5 ounce vàng này.
9.
Về vấn đề tín ngưỡng tôi chỉ bội phục một người. Tạ Hồng, cha tôi, thật ra quan hệ giữa hai cha con không đến mức bất hòa như người ngoài thấy, cách sống của ông ấy cũng không buồn cười như cô nghĩ.
Về tội lỗi của mình, nhìn ngoài ông ấy có vẻ thờ ơ, nhưng thực chất vẫn hay đến nhà thờ Hồi giáo, tìm kiếm sự phù hộ giữa Kitô giáo và chùa chiền, cầu thánh Allah, Jesus và Phật cho mình một đứa con trai hoặc cháu trai. Nếu không phải dựa vào sức mạnh và địa vị của mình của Viễn Đông, thì những hành động này có lẽ đủ để bị các tín đồ sùng đạo ném đá đến chết. Đây chính là điểm tôi cho rằng thú vị nhất ở ông ấy.
Vào tháng 12 năm đó, quân đội Nhật đã đổ bộ vào Hương Cảng, hàng trăm ngàn lính Anh đồn trú ở Viễn Đông dễ dàng bị đánh bại. Người da trắng bị ném vào các trại tập trung, hầu hết tài sản trong nhà đều bị cướp sạch trong thời chiến. Ông đã mất đi của cải với giá đắt, nhưng trong lúc bạo động đã thành công rời khỏi Hương Cảng, đi thuyền đến Bắc Mỹ, thay tên đổi họ làm lại từ đầu, đặt điểm dừng hoàn hảo cho danh tiếng của mình.
Năm 1962 ở viện điều dưỡng San Francisco, lúc tôi xuất hiện ở đó, ông ấy chỉ mới nhắm mắt mấy phút trước. Bác sĩ và y tá có vẻ hết sức nuối tiếc về điều này, bọn họ nói với tôi rằng, đã nhiều năm rồi ông ấy không tin là tôi vẫn còn sống..
Ông ấy cứ thế chết đi, không trải qua đau đớn bệnh tật. Tôi chỉ biết là nguyện vọng cuối cùng của ông ấy vẫn chưa được thực hiện, chứ không biết hai mươi năm cuối đời ông ấy có sống hạnh phúc không.
10.
Cô đến tìm tôi chắc chắn là vì tấm ảnh này.
Mishia, người đã chụp bức ảnh này, được sinh ra trong một gia đình khá giả ở thành phố Benghazi, Libya, năm mười tám tuổi nhận được quà tặng sinh nhật là một chiếc la bàn II của Anh, và cũng trong tháng tư trong chiến tranh năm đó, anh ta đã mất đi hai người chị gái.
Vào tháng hai năm đó, quân tiên phong Rommel cũng đã đổ bộ vào Libya, tiến sâu vào Cyrenaica và công chiếm Benghazi. Lúc rút lui toàn tuyến, chúng tôi đã tịch thu được 4.000 tấn chất nổ của Ý. Cả thành phố bị chôn vùi trong biển lửa, sư đoàn thiết giáp thứ hai đã bị quân đội tiêu diệt toàn bộ trong ba ngày sau ở Makili. Tất cả các chỉ huy sư đoàn, thậm chí sĩ quan dưới cấp tôi cũng bị bắt làm tù binh. Các vụ đánh bom không ngừng diễn ra, một nửa cơ thể của tôi bị đè dưới bức tường sụp đổ. Hẳn bọn họ nghĩ tôi đã chết, mà phía trước còn có cứ điểm, thế là Rommel từ bỏ việc dọn dẹp chiến trường ở đây, nhanh chóng chạy sang thành phố Tobruk.
Đôi chân này vẫn được cứu khi bò ra từ đống đổ nát. Makili vừa trải qua chiến trường và những vụ đánh bom, giờ đã trở thành một thành phố trống. Tôi tìm thấy ít lương thực và vải băng bó trong thành phố, định bụng tìm kiếm sự giúp đỡ gần đó. Nhưng xung quanh Makili là sa mạc, ngôi làng gần nhất cũng cách đây đến hàng chục cây số. Tôi quyết định dành thời gian đi bộ qua sa mạc. Dù sao đó cũng là lựa chọn duy nhất khi còn sống.
Mà đó cũng có lẽ là quyết định tồi tệ nhất tôi đưa ra trong cuộc đời mình.
Tôi may mắn sống sót khỏi tay Rommel – kẻ tự hào nhất của Đức quốc xã, nhưng giờ tôi sắp phải đối mặt với linh cẩu Sahara, chó hoang và rắn Taipan với cái cơ thể tàn tạ này.
Tôi tìm được một nơi để nghỉ ngơi. Mất nhiều máu và cơn đói khiến tôi khó có thể cảnh giác mọi lúc được. Ban đêm nghe thấy động tĩnh thì sực tỉnh, đập vào mắt là một đôi mắt ánh xanh. Kền kền đang gặm hai chân mưng mủ mất đi tri giác của tôi, đôi chân này vẫn còn cứu được nhưng có thể sống không được bao lâu. Phản kháng là vô ích, điều duy nhất lạc quan vào lúc đó là, bọn chúng chỉ hứng thú với thịt thối ở chân tôi hơn là những bộ phận trí mạng khác trên người tôi.
Cũng vào lúc đó tôi nghe thấy tiếng động cơ ô tô, cách hàng chục mét bên ngoài bụi rậm. Tôi lập tức ép mình phải phát ra âm thanh. May là chiếc xe có vẻ đã dừng lại, tiếng bước chân dẫm bụi cây tiến đến gần. Tôi cảm thấy rõ khi ánh mắt của chàng trai người Benghazi chuyển từ chân tôi lên bộ quân phục, sự thương hại trong mắt cũng biến thành ghê tởm.
Tôi nghe thấy cha anh ta nói với anh ta bằng tiếng Ả Rập: “Cho con kền kền chết tiệt kia một phát súng đi”.
Anh ta nói với cha mình: “Nó đang ăn thịt gã lính Anh chết tiệt đã phá hủy thành phố Benghazi..”
Rồi cha anh ta nói tiếp: “Vậy thì cho hắn một phát sngs.”
Nhưng Mishia đã không nổ súng.
Anh ta quay đầu nhìn tôi, sau đó nhấn xuống màn trập trong tay.
Tôi biết mình trông ra sao vào lúc này. Hôi thúi, bẩn thỉu, cơ thể xấu xí tàn tạ khiến kẻ khác buồn nôn. Tôi không biết mình đã đối diện với ống kính của anh ta như thế nào. Có lẽ mong muốn sống sót của tôi đã khiến kẻ đối diện đồng cảm. Có thể do mất máu quá nhiều khiến tôi mất tinh thần, hoặc có thể là tôi sắp chết rồi, nên con ngươi bắt đầu co lại.
Một tiếng sau bọn họ quay lại, đưa tôi rời khỏi sa mạc.
Tôi bị mất đi hai chân, nhưng vẫn còn sống.
Anh ta đã kể tôi nghe quyết định của mình trên đường về vô số lần: “Ở trên xe, tôi đã kể lại cho cha về ánh mắt anh nhìn mình. Lúc đó hai má anh trũng xuống, mặt mũi không còn sáng bóng. Con ngươi bắt đầu co lại, anh sắp tiêu rồi, mà bản thân anh cũng biết điều đó. Chết chưa chắc đã đau đớn hơn là sống, anh cũng biết mà. Nhưng ngay lúc đó, ánh mắt anh nhìn tôi vẫn còn khao khát được sống, anh đang cầu xin tôi cứu giúp.”
Cũng trong năm đó, hàng trăm ngàn lính Anh ở Viễn Đông đã bị bắt làm tù binh, Hương Cảng bị quân Nhật chiếm đóng, tất cả người da trắng và thương nhân người Anh hoặc bị đưa vào các trại tập trung hoặc hồi hương, mọi nhà cửa đều bị trưng dụng.
Chiến tranh đã thành công bước đầu. Tôi đã không còn nơi nào để đi.
Năm đó tôi ba mươi tư tuổi.
Thỉnh thoảng anh ta lại hỏi tôi, chính xác điều gì đã giúp tôi khao khát được sống vào lúc đó như vậy.
Rốt cuộc là điều gì đã giúp tôi sống tiếp?
Tôi cũng thường tự hỏi mình câu hỏi này – tôi không có tín ngưỡng và quốc thổ, không ai có thể yêu hay ghét tôi. Tôi ghét chiến tranh, cũng không phải là một chiến sĩ đạt yêu cầu, càng không thể trung thành với bất kỳ ai.
Như thể mọi cánh cửa và cửa sổ của sự sống bị đóng lại, tôi đành phải thắp lên ngọn nến trong bóng tối. Và khi nó soi sáng cho tôi thì cũng là lúc dần cướp đoạt oxy từng chút một.
Nhưng ngay cả như vậy, tôi vẫn muốn nhìn thấy ánh sáng thực sự.
11
Năm mười bốn tuổi tôi vẫn ngu ngốc như thế, vì liều lĩnh và tức giận nên thường làm tổn thương mọi người.
Năm ba mươi tư tuổi vẫn phải cố mà sống dù đã tê liệt, thân xác xấu xí, linh hồn cũng đã chết đi.
Đây có thể đã là vận mệnh tốt nhất của tôi, chỉ là không xảy ra ở thời đại tốt nhất.
Nếu tôi gặp cô ấy năm mình hai mươi tư tuổi, chắc chắn tôi sẽ tặng hoa cô ấy mỗi ngày, chăm nó trong bình sứ, hơn nữa sẽ cẩn thận hơn.
Nhưng giờ tôi đã tám mươi tư tuổi, quá muộn rồi.
Thời gian của tôi không còn nhiều, và tôi cũng không chờ được cô ấy.
Tôi đã nhìn thấy một đứa trẻ sinh non trong lồng ấp, cả cơ thể còn không to bằng bàn tay của một cô gái trưởng thành, nhưng bàn tay bé nhỏ ấy lại cố nắm chặt cô gái, chỉ nhìn là biết, chắc chắn tương lai cô ấy sẽ trở thành một đấu sĩ.
Tôi không có nhiều thời gian, nên dùng sẽ tất cả sức lực còn lại trong đời chúc cô ấy mạnh khỏe sống lâu.
***
Lần đầu tiên Marie nhìn thấy bức ảnh đó là vào mùa hè năm 1989, trong gia đình nhà ông Mishia ở Marth-matru.
Đó là một bức ảnh đen trắng được bảo quản rất tốt, và có vẻ như đã được sửa chữa nhiều lần. Trong bức ảnh, một người đàn ông mặc quân phục Anh nằm im lìm trong bụi rậm, giương mắt nhìn lên ống kính. Khuôn mặt anh ta bẩn thỉu, hai má lõm sâu, có thể thấy rõ là đã bị tra tấn nặng nề, ngay cả con ngươi màu đen cũng đã bắt đầu co lại, ấy nhưng vẫn không ảnh hưởng đến vẻ tuấn tú của anh ta.
Đặc biệt là đôi mắt đó, Marie không biết phải mô tả nó như thế nào. Trong bóng tối che giấu ở hốc mắt, cô có thể nhìn xuyên qua tờ giấy, nhìn xuyên qua đôi mắt kia mà thấy được toàn bộ linh hồn của anh – linh hồn anh đang kể một câu chuyện đượm buồn.
Marie mất ba năm mới tìm thấy chủ nhân của bức ảnh này, cuối cùng đã tìm thấy người đó trong một bệnh viện ở vùng ngoại ô phía nam Trung Quốc.
Trong ba năm qua, cô tìm thấy một bức ảnh khác của người đó trên một tờ báo cũ được xuất bản ở Thượng Hải.
Trong bức ảnh, một bên má của anh nhô lên như đang nhai kẹo, mặt không cảm giác đối diện với ống kính. Nhìn người đó chỉ chừng 14 15 tuổi, nhưng khi nhìn thấy đôi mắt sâu thẳm đó, Marie gần như ngay lập tức nhận ra anh.
Nhìn bức ảnh trên báo có thể thấy được khung cảnh: “Cửa tiệm thuốc lá Hadmon Thượng Hải chụp ảnh người mẫu quảng cáo, nhưng vô tình lại chụp được cậu ấm nhà họ Tạ. Ông chủ cửa tiệm Hadmon và nữ diễn viên đồng nghiệp bước tới nói chuyện, chàng trai vẫn chỉ tập trung nhai kẹo, một lúc sau mới quay sang hỏi: ‘Ngắm đủ chưa?’ Máy chụp ảnh lập tức ghi lại khoảnh khắc đó.”
Cô nghĩ ông ấy là người rất khó gần, thế nên đã dành rất nhiều ngày để quan sát. Ông ấy thích ngồi dưới ánh nắng mặt trời sau bụi tường vi, một khi đã ngồi thì có thể ngồi cả ngày. Quần áo bao giờ cũng được là lược thẳng thớm, luôn vui vẻ trò chuyện với người qua đường, rất có khí chất rất có thể diện.
Cô luôn cảm thấy ông ấy có bạn gái, dù đang sống ở thành phố tấp nập náo nhiệt thì sau bữa tối vẫn thường xuyên nghe nhạc cổ điển, hoặc là đến các buổi dạ vũ; sẽ mặc những bộ âu phục và váy dạ hội thanh lịch, tóc tai xử lý cẩn thận.
Đó là sự thanh lịch tao nhã đã ăn sâu vào xương tủy, toát lên qua từng cử chỉ hành động. Nên dù đã mất đi hai chân, phải ngồi xe lăn thay đi bộ, thì ông vẫn khiến tuấn nam mỹ nữ thành phố đương thời phải tự xấu hổ.
Nhưng khi Marie nhìn ông, cô luôn cảm thấy ông là người cô độc.
Sau một tháng, cuối cùng cô cũng tìm được can đảm để bước tới chào hỏi. Bất ngờ là trông ông có vẻ tốt bụng hòa đồng hơn nhiều.
Ông chậm rãi nói rất nhiều điều, để Marie ghi chép lại từng chút một.
Cô cẩn thận hỏi liệu mình có được phép trưng bày hai bức ảnh của ông trong khu vực Tưởng niệm Chiến tranh Thế giới II của Thư viện Học viện CIL không.
Ông khẽ gật đầu, bày tỏ cứ tự nhiên. Có vẻ tinh thần của ông đang không được tốt, Marie thôi làm phiền và lập tức rời đi.
Marianne trở về Anh bằng máy bay, bắt đầu sắp xếp thông tin có được trong tay. Một tuần sau, cô nhận được một cuộc gọi, biết được tin ông Tạ đã qua đời.
“Anh sống một mình suốt năm mươi năm, ngày ngày đều mua năm bông lan trắng hoặc một bó bách hợp đem về nhà, năm mươi năm như một ngày. Anh không kết hôn, năm ngày sau khi anh chết, hoa trên bệ cửa sổ cũng héo rũ, vì vậy hàng xóm mới phát hiện ra thi thể của anh.”
**
Qin: Ngoại truyện này hơi bị hay.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook