Giang Hồ Tam Nữ Hiệp
-
Chương 26: Tâm phúc nghi ngờ Song ma lại mời rượu Đồng môn tề tựu liên thủ diệt hung tăng
Tuy Liễu Ân uống thuốc giải nhưng chưa kịp vận khí điều nguyên, sau một hồi ác chiến, chất độc dần dần phát tác, biết không thể nào đánh lâu được, thế là y lộn người múa cây thiền trượng xông ra. Cung tiển thủ phóng tên, tên bay ra như mưa, chỉ trong chốc lát Liễu Ân đã chạy ra đến cổng, mắng lớn: “Niên Canh Nghiêu, con bà nhà ngươi, nếu lọt vào tay Phật gia, ta sẽ đánh gãy chân chó của ngươi!” rồi tung cước đá vỡ tung cánh cổng của nhà họ Niên, rồi vung hai trượng đánh nát hai con sư tử đá mới nghênh ngang bỏ đi.
Liễu Ân bỏ đi xong, Niên Canh Nghiêu bước xuống sân, chỉ thấy dưới đất toàn là tên gãy, trong lòng không khỏi kinh hãi, Song ma nói: “Để y chạy thoát, biết làm thế nào đây?” Niên Canh Nghiêu nói: “Ta sẽ lập tức hoạch tội y, Hoàng thượng chắc chắn sẽ không tin lời y. ta lại bảo Xa Tịch Tà và Đổng Cự Xuyên bắt y, y làm sao thoát khỏi lòng bàn tay của ta”.
Liễu Ân chạy ra khỏi nhà họ Niên, càng nghĩ càng tức. Y chạy vào quả núi gần đấy, ngồi đả tọa một hồi đẩy chất độc ra, thầm nhủ: “Mình một tay khó vỗ nên kêu, có tìm tên tiểu tử trả thù cũng đánh không lại bọn chúng. Chi bằng về kinh bẩm cáo Hoàng thượng để người cách chức y, sau đó lại sẽ tìm y tính sổ”. Liễu Ân cứ tưởng rằng Ung Chính có thể lấy lại công bằng cho mình thế là một mình hầm hầm đi về phía Bắc.
Còn Phùng Lâm sau khi chạy thoát khỏi nhà họ Niên cũng lên phía Bắc, hôm sau đến Tân An, người trên đường qua lại đều để ý đến nàng, thầm nhủ: “Mình là con gái một thân một mình, khó tránh bị người ta để ý”. Nàng không biết rằng người ta để ý là vì nàng quá xinh đẹp. Phùng Lâm lại nghĩ: “Chắc bọn Liễu Ân sẽ không tha cho mình. Mình phải cải trang”. Lúc này đã vào trấn, chợt nghe phía sau có tiếng nhạc ngựa vang lên, Phùng Lâm quay đầu nhìn lại thì thấy một thư sinh thiếu niên mặt trắng không râu, ăn mặc trông rất sang trọng. Nàng thầm nhủ: “Bộ quần áo của người này trông thật đẹp, đêm nay mình phải cải trang thành y”. Nàng theo dõi thấy y vào một căn khách sạn cũng đi theo. Lão chưởng quầy đang bận rộn tiếp đãi, hỏi: “Xin hỏi đại gia cần một hay hai phòng?” thư sinh ấy nói: “Cái gì?” quay đầu nhìn lại thì thấy có một thiếu nữ tuyệt sắc đang đi phía sau, biết lão chưởng quầy hiểu lầm, cười rằng: “Ta đi chỉ có một mình, làm sao ở được hai phòng?” lão chưởng quầy cũng cười: “Tôi tưởng tiểu cô nương này đi cùng ngài”. Phùng Lâm hừ một tiếng, lão chưởng quầy nói: “Cô nương đừng trách, lâu nay rất ít phụ nữ đi một mình”. Thư sinh ấy thuê một phòng, Phùng Lâm cũng thuê một phòng, lão chưởng quầy nhíu mày, không dám cho nàng ở. Phùng Lâm nói: “Cái gì? Ngươi tưởng ta không có tiền?” rồi lấy ra hai thỏi vàng, lão chưởng quầy vội vàng cười: “Nào dám, nào dám, tiểu điếm hầu hạ sơ sài, chỉ sợ cô nương chê mà thôi”. Thế là vội vàng dắt nàng lên phòng.
Đến nửa đêm Phùng Lâm lẳng lặng ngồi dậy vọt lên mái ngói, nhảy đến phòng bên cạnh, kề tai lắng nghe, bên trong chẳng hề có tiếng tăm gì, nàng thầm cười: “Thư sinh này chắc không phải là người lăn lộn trên giang hồ, không cần phải cẩn thận”. Thế là bóp nát khung cửa sổ chui tọt vào, nàng mò mẫm đến bên giường, lấy bộ quần áo. Người trên giường chợt cười lạnh nhảy ra, đưa tay móc một cái, chụp trúng cổ tay của Phùng Lâm! Phùng Lâm trầm vai thu chỏ, rút tay ra, thư sinh ấy kêu ồ một tiếng, xỉa tay về phía trước đâm vào huyệt Thiên Trụ phía sau ót của nàng.
Đêm hôm tối tăm mà thư sinh vẫn nhận huyệt chẳng sai tí nào, chắc chắn y là một cao thủ, nếu là nửa năm trước, Phùng Lâm đã trúng đòn. Thư sinh ra tay nhanh như điện chớp, khi điểm tới, y chợt thấy mềm nhũn, ngón tay lệch qua một bên, Phùng Lâm trở tay vỗ lại một chưởng, Phùng Lâm bị chưởng lực của y đẩy qua một bên suýt nữa đã té sầm xuống, người ấy rất bất ngờ, cũng bị chưởng lực của Phùng Lâm đánh thối lui, y vội vàng lướt người đến cửa, đánh đá lửa lên, cười nói: “Ta đã thừa biết ngươi sẽ tới. Ngồi xuống, ngồi xuống, chúng ta từ từ nói chuyện, đừng kinh động đến người trong khách sạn”. Phùng Lâm thấy hành tung đã bại lộ nàng ngượng ngùng chỉ đành ngồi xuống.
Thư sinh ấy châm cây đèn dầu, cười nói: “Với võ công và diện mạo của ngươi, cớ gì phải làm kẻ trộm?” Phùng Lâm nói: “Làm sao ngươi biết ta đến ăn trộm?” thư sinh nói: “Từ sau khi gặp nhau, ngươi cứ đi sát theo ta, nếu không nhận ra điều đó, ta làm sao có thể đi lại trên giang hồ? Nhưng ngươi đã nhìn lầm rồi, ta tuy ăn mặc sang trọng nhưng chẳng có thứ gì đáng cho ngươi đánh cắp. Nếu ngươi thiếu tiền dùng, ta tặng ngươi một thỏi vàng, nhiều nữa thì ta không có”. Phùng Lâm cười nói: “Ai cần vàng của ngươi?” rồi nàng tháo chiếc nút trên áo ngoài, để lộ một sâu chân trâu, đó là chân phẩm trong hoàng phủ, mỗi viên trân châu đều bằng nhau, vừa tròn vừa lớn. Chỉ một viên chân trâu cũng đáng hai trăm lượng vàng. Thư sinh ấy thất kinh, dù y hiểu biết rộng rãi nhưng cũng không đoán được lai lịch của Phùng Lâm.
Thư sinh chợt nghĩ ngợi, rồi đột nhiên đưa tay sờ chui kiếm, gằn giọng nói: “Ngươi không phải là nữ anh hùng hắc đạo, chắc là nữ cao thủ của nha môn? Thất kính, thất kính!” Phùng Lâm bật cười nói: “Cái gì mà hắc đạo với bạch đạo, ta chẳng biết gì cả!” thư sinh nói: “Vây ngươi đến đây làm gì?” Phùng Lâm nói: “Bộ đồ của ngươi đáng bao nhiêu tiền? Bán cho ta!” Thư sinh ngạc nhiên, không đoán được dụng ý của nàng, không biết nàng đùa hay thật. Phùng Lâm nói: “Ta dùng sâu chân trâu này mua bộ đồ của ngươi, chắc ngươi không thiệt thòi chứ?” thư sinh nói: “Ngươi đang nói càn gì thế?” Phùng Lâm nói: “Ai rảnh đùa với ngươi!” thư sinh thấy nàng nói có vẻ nghiêm chỉnh, liền bảo: “Tặng ngươi một bộ đồ cũng đâu có đáng gì. Xin hỏi tôn sư là ai? Có thể cho biết danh tánh hay không?” Phùng Lâm lại bật cười, nói: “Chúng ta bèo nước gặp nhau, cần gì phải hỏi cho kỹ càng. Hơn nữa ta có nhiều sư phụ, làm sao có thể nói từng người cho ngươi biết”. Thư sinh nói: “Ngươi cần quần áo đàn ông để làm gì?” Phùng Lâm nói: “Ngươi không cho thì ta đi vậy”. Thư sinh này không đoán được lai lịch của Phùng Lâm thì chẳng cam lòng, y mỉm cười đứng dậy nói: “Nếu ngươi có bản lĩnh thì hãy cứ đi ra”. Phùng Lâm nghĩ: “Đánh nhau ta không sợ, nhưng sợ kinh động đến người khác thì không hay lắm” liền bải: “Nói cho ngươi nghe cũng chẳng sao, nhưng ngươi đừng rêu rao ra đấy nhé”. Thư sinh nói: “Đương nhiên”. Phùng Lâm nói: “Cha ta là một cường đạo, người buộc ta lấy một người ta không thích, nên ta bỏ chạy, nhưng người có rất nhiều tai mắt, ta sợ người ta bắt gặp nên phải cải dạng”.
Phùng Lâm đương nhiên nói dối, nhưng nàng nói như thế lại hợp với chuyện của Ngư Nương. Thư sinh ấy ngẩn ra nhìn nàng, chợt hỏi: “Năm nay ngươi được bao nhiêu tuổi?” Phùng Lâm nói: “Ngươi thật vô phép, hỏi tuổi tác người ta làm gì?” Thư sinh ấy cười ha hả: “Được, không hỏi thì không hỏi vậy. Ngươi cũng không cần cho ta biết lai lịch. Chúng ta hiểu lòng nhau là được”.
Phùng Lâm nói: “Vậy ngươi có chịu bán cho ta bộ quần áo không?” Thư sinh nói: “Ta tặng ngươi”. Phùng Lâm cả mừng đáp tạ. Thư sinh lại bảo: “Võ nghệ ta tuy kém cỏi, nhưng trên giang hồ vẫn có một vài bằng hữu. Ngày mai hãy đi cùng ta. Đảm bảo chẳng ai dám động thủ với ngươi”. Phùng Lâm thầm nhủ: “Thư sinh này thật lớn lối, mình phải xem thử y là nhân vật thế nào”.
Thư sinh này chẳng phải ai khác, đó chính là Lý Nguyên, đệ tử thứ sáu của Độc tý thần ni, cũng tức là sư đệ của Bạch Thái Quan. Y là một cộng tử thế gia ở Hồ Nam, mười năm qua không bước chân ra khỏi Lưỡng Hồ. Gần đây Cam Phụng Trì gởi thư bảo y trong ngày Thanh Minh phải lên Mang Sơn tế mộ phần sư phụ bởi vậy Lý Nguyên mới một mình lên miền Bắc.
Tuy nhiều năm qua Lý Nguyên không bước chân ra khỏi Lưỡng Hồ, nhưng vẫn còn trao đổi tin tức với các đồng môn. Y đã nghe loáng thoáng chuyện Bạch Thái Quan, bởi vậy những lời của Phùng Lâm lúc nãy khiến y nghi ngờ nàng là Ngư Nương. Nhưng nhìn lại nàng chỉ là một cô bé mười ấy tuổi đầu, mà chuyện của Bạch Thái Quan đã đồn trên giang hồ năm sáu năm trước. Theo lẽ Ngư Nương không đến nỗi trẻ tuổi như thế. Nhưng chợt nghĩ: “Phụ nữ biết thuật trụ nhang, nghe nói bát muội Lữ Tứ Nương trông chỉ giống như một thiếu nữ hai mươi tuổi. Nếu Ngư Nương được dị nhân truyền thụ, giữ được diện mạo thanh xuân cũng không lấy gì là lạ. Dù nàng không phải là Ngư Nương, mình cứ đi cùng nàng một đoạn, sau này lên Mang Sơn, hỏi ra sẽ rõ”.
Hôm sau Phùng Lâm thay trang phục nam tử, mua một thớt ngựa khỏe, quả nhiên đi cùng Lý Nguyên. Trên suốt quãng đường hai người cứ dùng lời dọ nhau, Phùng Lâm rất khéo léo, Lý Nguyên chẳng thể nào thử được. Đi được một đoạn, hai người xuống ngựa nghỉ ngơi, ngồi trò chuyện dưới bóng râm. Lý Nguyên nói: “Trên giang hồ nữ tử giỏi võ công có thể đếm trên đầu ngón tay, ngoại trừ Lữ Tứ Nương thì là Ngư Nương”. Phùng Lâm mỉm cười, trong lòng rất thắc mắc. Lý Nguyên lại nói: “Võ công của ngươi cũng thuộc hạng khá, ta thấy ngươi dù không bằng Lữ Tứ Nương nhưng cũng ngang tài ngang sức với Ngư Nương”. Phùng Lâm lại mỉm cười nói: “Ngươi đã gặp hai người bọn họ?” Lý Nguyên ngẩn người, nói: “Chưa từng gặp”. Phùng Lâm cười: “Nếu ngươi không gặp hai người bọn họ, sao biết võ công của họ đến mức nào mà so sánh bừa thế?” Lý Nguyên vốn chỉ muốn dọ hỏi nàng, không ngờ bị nàng hỏi đến cứng họng, gượng cười rằng: “Tuy chưa từng gặp nhưng cũng nghe đồn đãi, bởi vậy mới biết đại khái. Ngươi đã từng gặp bọn họ chưa?” Phùng Lâm cười nói: “Ta đã gặp. Võ công của Lữ Tứ Nương đúng là hiếm có. Ngư Nương tuy biết võ nghệ nhưng cũng chẳng ra sao”. Phùng Lâm đã nói sự thực. Năm ngoái nàng đã động thủ với Lữ Tứ Nương, Ngư Nương và Liễu Ân ở Tam Đàm Ấn Nguyệt ở Hàng Châu. Lý Nguyên nghe nàng khen Lữ Tứ Nương mà chê Ngư Nương, càng ngờ rằng nàng chính là Ngư Nương, đang định dò hỏi tiếp. Phùng Lâm chợt kêu: “Đi mau, đi mau!” Lý Nguyên ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy một nhà sư tay cầm thiền trượng xăm xăm bước tới, đó chính là Liễu Ân. Lý Nguyên thất kinh, Liễu Ân kêu lớn: “Lục đệ hãy thong thả, đã gần mười năm chúng ta không gặp nhau!” Phùng Lâm thấy Lý Nguyên không đi, nghĩ thầm: “Nếu ta mà đi, lập tức sẽ bị Liễu Ân nhận ra. Y võ công cực kỳ cao cường, cướp ngựa đuổi theo, mình chắc chắn không thoát nổi”. Bởi vậy mới giả vờ trấn tĩnh, hờ hững dựa vào gốc cây, trong lòng nghĩ cách thoát thân.
Mười năm qua Lý Nguyên không gặp Liễu Ân nhưng cũng biết những việc làm của Liễu Ân gần đây, trong lòng thầm kêu khổ. Liễu Ân nói: “Sư đệ có khỏe không? Bằng hữu này là ai thế?” cũng như những đồng môn khác, võ công của Lý Nguyên quá nửa là do Liễu Ân truyền thụ, tuy biết y đã phản thầy nhưng cũng phải chào hỏi đàng hoàng tử tế, đáp rằng: “Vẫn bình an. Bằng hữu này chỉ là người khách qua đường”. Liễu Ân kêu ồ một tiếng, nheo mắt nhìn Phùng Lâm. Lý Nguyên nói: “Nghe nói gần đây sư huynh được nhiều điều đắc ý”. Liễu Ân nói: “Ồ, sư đệ không vui cho ta sao?” Lý Nguyên không dám đáp, Liễu Ân vẫn nhìn Phùng Lâm, Lý Nguyên thầm trách Phùng Lâm không hiểu lễ tiết giang hồ, bước tới nói với nàng: “Đây là Liễu Ân sư huynh của ta, ngươi hãy đến chào hỏi”. Phùng Lâm vung tay, chợt phóng ra ba mũi trủy thủ, một mũi bắn về phía con ngựa của Lý Nguyên, hai mũi bắn về phía Lý Nguyên, Lý Nguyên không kịp đề phòng nên chỉ tránh được một mũi, bị mũi kia bắn trúng vai trái bổ nhào xuống đất. Phùng Lâm phóng lên thớt ngựa, lấy trủy thủ đâm vào mông ngựa, thớt ngựa hí dài rồi tung vó chạy về phía trước!
Té ra Phùng Lâm nghe Liễu Ân và Lý Nguyên xưng huynh gọi đệ, trong lòng thầm tính: “Nếu không chạy cho mau, lát nữa huynh đệ bọn chúng hiểu ra, mình sẽ hỏng bét”. Nàng tuy tuổi còn nhỏ nhưng lắm mưu kế, biết Liễu Ân võ công cực cao, chắc chắn không thể phóng phi đao trúng y được bởi vậy mới phóng sang Lý Nguyên, thầm nhủ: “Sư đệ của y bị thương, y chắc chắn chẳng rảnh đuổi theo mình”. Phùng Lâm nghĩ không sai, nhưng đã vô cớ đả thương Lý Nguyên.
Liễu Ân thấy Phùng Lâm phóng lên ngựa bỏ chạy, đuổi theo không kịp nên quả nhiên cứu Lý Nguyên trước. Thực ra Lý Nguyên cũng chẳng thương yêu gì người sư đệ này mà muốn trị xong cho Lý Nguyên, buộc Lý Nguyên theo mình vào kinh. Liễu Ân xé lớp áo ngoài của Lý Nguyên, khoét thịt nặn chất độc ra, y vừa chạm vào người Lý Nguyên, lòng chợt nảy ra một ý, thế là mò mẫm trong người Lý Nguyên, lấy ra được một viên sáp, Liễu Ân bóp nát viên sáp, bên trong có một mẩu giấy, té ra đó là thư của Tăng Tịnh gởi cho Nhạc Chung Kỳ. Tăng Tịnh là bằng hữu của phụ thân Nhạc Chung Kỳ. Bức thư này khuyên Nhạc Chung Kỳ sau khi lấy được binh quyền thì nên dấy binh kháng Thanh. Liễu Ân tuy không biết nhiều chữ, nhưng vẫn hiểu được đại khái, thầm nhủ: “Nhạc Chung Kỳ là phó thủ của Niên Canh Nghiêu, có bức mật hàm này làm bằng chứng, mình có thể lật nhào cả Niên Canh Nghiêu”. Y nghĩ có thể trả thù, bất giác cả mừng. Lúc này Liễu Ân đã đổi ý, chỉ muốn áp giải Lý Nguyên về kinh lãnh thưởng, còn việc y có theo mình hay không cũng chẳng quan trọng
Hồi sau, Lý Nguyên dần tỉnh lại, thấy trong tay Liễu Ân cầm một mảnh giấy vẻ mặt nhơn nhơn. Lý Nguyên toát mồ hôi lạnh, biết sự việc đã bại lộ, thế là liều mạng vùng lên chạy, Liễu Ân cười lạnh đẩy một cái khiến Lý Nguyên té sấp xuống đất.
Liễu Ân quát: “Ngươi làm gì thế?” Lý Nguyên kêu lên: “Sư huynh, huynh có phải là người Hán không?” Liễu Ân nói: “Người Hán thì thế nào?” Lý Nguyên nói: “Nếu là người Hán thì hãy trả bức thư cho đệ”. Liễu Ân hừ một tiếng, nói: “Ngươi hãy ngoan ngoãn theo ta đi Bắc Kinh”. Lý Nguyên lại nói: “Huynh đã quên lời dặn của sư phụ rồi sao?” Liễu Ân cười rộ nói: “Sư phụ đã chết, nay ta chính là sư phụ của các ngươi”. Lý Nguyên nổi cáu nói: “Hay thật, Liễu Ân! Ngươi hãy giết ta đi!” “Ngươi muốn chết đâu có dễ, có điều ngươi cũng biết thủ đoạn của ta, ngươi muốn ta dùng thủ pháp Phân cân thác cốt lột da bẻ xương ngươi hay muốn ta dùng thủ pháp điểm huyệt khiến ngươi khó chịu đến ba ngày rồi chết?” hai thủ pháp này đều là hình phạt cực kỳ lợi hại, thủ pháp Phân cân thác cốt còn đau đớn hơn cả bị tùng xẻo, nhưng nếu bị y dùng thủ pháp độc ác điểm huyệt, cầu sống không được cầu chết không xong, còn đau khổ hơn cả bị tùng xẻo. Lý Nguyên xuất thân từ nhà giàu, bất giác lạnh mình. Liễu Ân thấy y tái mặt, cười rằng: “Ngươi đã nghĩ kỹ chưa?” Lý Nguyên từng đọc thi thư, nhớ đến câu “Người sống từ xưa ai chẳng chết, để lại lòng son chiếu sử xanh”, thế là đảm khí tăng lên, mắng rằng: “Không cần lắm lời, nếu ta sợ chết thì không phải là Giang Nam thất hiệp nữa!”
Liễu Ân cười gằn, kéo Liễu Ân đến sát mình, giơ bàn tay to lớn bóp vào cổ của Lý Nguyên. Lý Nguyên nhắm mắt đợi chết, chỉ nghe Liễu Ân cười nói: “Đáng tiếc từ rày về sau, Giang Nam thất hiệp chỉ còn lại sáu người. Ngươi cứ mãi nhắc đến di huấn của sư phụ, vậy ta cho ngươi đi gặp sư phụ! Từ đây cách Mang Sơn rất gần, ngươi có muốn ta chôn ngươi cùng sư phụ không?” Lý Nguyên nảy ra một ý, nghĩ bụng ngày mai có thể đến Mang Sơn, tuy không sợ chết nhưng nếu có một tia hy vọng cũng không thể bỏ qua. Liễu Ân đã chạm vào xương cổ của y, Lý Nguyên kêu lớn: “Sư huynh, đệ nghe theo huynh”. Liễu Ân cười ha hả, buông tay thầm nhủ: “Anh chàng công tử này quả nhiên sợ đến vãi đái!” Lý Nguyên nói: “Đệ sẽ theo huynh về Bắc Kinh, nhưng mong huynh đừng liên lụy đến Tăng lão tiên sinh”. Liễu Ân hừ một tiếng nói: “Sau này hẵng tính. Chỉ cần ngươi ngoan ngoãn nghe lời, ta có thể nương tay”. Liễu Ân lại hỏi Phùng Lâm làm sao đi cùng với y, Lý Nguyên trả lời thật tình. Liễu Ân biết mười năm nay y không bước chân ra khỏi giang hồ. Đoán rằng y chẳng phải nói dối. Bởi vậy không hỏi nhiều, tiếp tục lên đường.
Trưa ngày hôm sau đi ngang qua chân núi Mang Sơn, Liễu Ân nghe tiếng nước Hoàng Hà chảy ầm ầm, nhìn lại Mang Sơn cao ngất, nhớ đến chuyện xưa, bất giác đưa mắt nhìn xung quanh, Lý Nguyên chợt nói: “Sư huynh, hôm nay là ngày mấy?” Liễu Ân nói: “Ai mà nhớ”. Lý Nguyên nói: “Hôm nay chính là tiết Thanh Minh!” Liễu Ân tính lại quả nhiên không sai, nói: “Tiết Thanh Minh thì thế nào?” Lý Nguyên nói: “Sau khi sư phụ chết, tiểu đệ đã nhiều lần muốn lên tảo mộ nhưng vì công việc bận rộn, chưa thể nào đi được. Trong lòng hối hận vô cùng. Hôm nay tiết Thanh Minh đi ngang qua núi. Tiểu đệ xin sư huynh khai ân, cho đệ lên núi lạy trước mộ sư phụ”. Liễu Ân đỏ mặt, mình cũng chưa bao giờ đến tảo mộ sư phụ. Liễu Ân chẳng hề để ý đến cái chết của Độc tý thần ni, nhưng Độc tý thần ni dẫu sao cũng là sư phụ của y, nay đã đi ngang qua núi, lại là tiết Thanh Minh, bởi vậy cũng có ý tảo mộ, thế mới đáp: “Thôi được, chúng ta lên núi”. Rồi nắm tay Lý Nguyên dắt lên Mang Sơn.
Phong cảnh mùa xuân ở Mang Sơn thật đẹp, hoa rừng đua nhau khoe sắc. Đi một hồi đã lên đến ngọn núi chính, dòng thác trên núi buông xuống, tia nước bắn tung tóe. Liễu Ân tuy ham mê cảnh phồn hoa, nhưng lúc này cũng không khỏi thấy thoải mái. Ngẩng đầu nhìn lên, y vẫn còn nhớ mõm đá nhô ra ở phía trước mặt chính là nơi sư phụ dạy mình khinh công, chỉ vì từ nhỏ căn cơ của mình không tốt, bởi vậy không luyện khinh công đến mức đăng phong tạo cực. Y lại nhớ tảng đá lớn bên cạnh dòng suối là nơi mình thử trượng, dấu trượng trên đá chắc vẫn còn. Liễu Ân vừa đi vừa nghĩ ngợi, một hồi sau đã cùng Lý Nguyên lên đến đỉnh núi.
Trên đỉnh núi, hai con chim điêu của Độc tý thần ni bay lượn kêu vang trời tựa như tiếp khách. Liễu Ân kêu: “Tiểu bạch tiểu hắc”. Hai con điêu bay lướt qua đầu Liễu Ân, Liễu Ân kêu lên: “Ồ, tiểu bạch tiểu hắc chẳng thèm để ý đến ta nữa!” chợt nhớ rằng năm nay mình đã gần sáu mươi, rời khỏi Mang Sơn cũng hơn hai mươi năm, “tiểu bạch tiểu hắc” cũng trở thành “lão bạch lão hắc” cả rồi.
Hai con chim điêu xuất hiện, Lý Nguyên phấn chấn tinh thần, tiếp tục bước tới, từ xa có thể nhìn thấy khu vườn mộ. Liễu Ân chợt nói: “Ồ, bên đó có người”. Nói chưa dứt, Lữ Tứ Nương và Cam Phụng Trì đột nhiên xuất hiện, Liễu Ân thất kinh, quay người chụp Lý Nguyên, Lý Nguyên đã chạy ra xa, Lữ Tứ Nương huýt một tiếng sáo, hai con điêu từ trên không bổ xuống, Liễu Ân cả giận, quét cây thiền trượng lên ngang đầu, quát: “Hai con súc sinh các ngươi cũng dám bức hiếp ta!” hai con chim điêu chỉ lướt xuống rồi lại bay lên, chỉ trong chớp mắt, Lữ Tứ Nương đã vung kiếm phóng tới trước, dắt Lý Nguyên chạy lên.
Liễu Ân nổi cáu, Lữ Tứ Nương mỉm cười, trên núi có một đám người đi xuống, không những có sáu sư đệ mà cả Quan Đông tứ hiệp và Thiết chưởng thần đạn Dương Trọng Anh cũng đến. Châu Tầm lạnh lùng nói: “Liễu Ân, ngươi cũng tới sao?”
Lúc này Lý Nguyên mới biết người cứu mình là Lữ Tứ Nương, y rất kinh ngạc. Cam Phụng Trì đã thấy y bị thương ở vai, Lý Nguyên kể rõ mọi việc, Châu Tầm nói: “Hiếm có dịp ngươi đến đây, mời lên trước mộ sư phụ nói chuyện”.
Liễu Ân nghĩ cách thoát thân, cầm cây thiền trượng hiên ngang đi về phía trước, chỉ trong chốc lát đã đến vườn mộ, chỉ thấy bia mộ viết rằng “Tiền Minh công chúa võ lâm hiệp ni chi mộ” góc trái có ghi tên của các môn nhân: Châu Tầm, Lộ Dân Đảm, Tào Nhân Phụ, Bạch Thái Quan, Lý Nguyên, Cam Phụng Trì, Lữ Tứ Nương nhưng không có tên của Liễu Ân. Liễu Ân giằng cây thiền trượng xuống đất, nói: “Lập bia mộ này là chủ ý của ai? Ai viết chữ?”
Cam Phụng Trì nói: “Chính ta đã hỏi ý kiến các đồng môn rồi lập lên. Còn chữ trên bia mộ là do tam ca viết, thế nào?” Liễu Ân nói: “Vậy tại sao ngươi không hỏi ý ta? Trên bia mộ sao không có tên của ta?” Cam Phụng Trì im lặng không đáp. Châu Tầm nói: “Hôm nay chúng ta đã tề tựu ở đây, giờ hành lễ theo thứ tự”.
Bảy người xếp thành một hàng, Châu Tầm đứng đầu đang định hành lễ. Liễu Ân nhảy vọt tới trước, vỗ vù một chưởng đẩy Châu Tầm ra chiếm ở phía trước. Nói thì chậm, sự việc diễn ra rất nhanh, Lữ Tứ Nương phóng vọt lên chặn trước mộ, giơ ngang trường kiếm, lạnh lùng nói: “Đồng môn bọn ta tảo mộ, người ngoài không được tham dự. Ngươi muốn quỳ bái, phải đợi bọn ta tế xong đã”.
Liễu Ân kêu lên: “Phản rồi, phản rồi! Khi ta nhập môn ngươi vẫn còn chưa ra đời, thế mà giờ đây ngươi quản cả ta!” Châu Tầm phóng lên một tảng đá lớn nói: “Các đệ tử của Độc tý thần ni xin tế cáo trước linh tiền xuống sư phụ, đuổi phản đồ Liễu Ân ra khỏi sư môn. Nhân lúc các vị tiền bối võ lâm ở đây, hôm nay công cáo thiên hạ!” Liễu Ân phóng lên tảng đá, Lữ Tứ Nương cũng bước tới đứng bên cạnh Châu Tầm. Châu Tầm tiếp tục nói: “Phản đồ Liễu Ân phản sư phản đạo, hôm nay bọn đệ tử nghe theo di huấn của sư phụ, thanh lý môn hộ. Mong các vị tiền bối võ lâm làm chứng”. Châu Tầm nói xong, Cam Phụng Trì quát: “Liễu Ân, ngươi còn muốn bọn ta ra tay?” Liễu Ân cười lạnh, đột nhiên xoay người vọt một cái, cây thiền trượng múa thành một vòng tròn, Lộ Dân Đảm và Bạch Thái Quan vội tránh ra, Liễu Ân xông ra chạy lên ngọn núi phía bên trái. Đó là chỗ bọn Quan Đông tứ hiệp xem lễ, con gái của Tào Nhân Phụ là Tào Cẩm Nhi cùng Ngư Nương đang ngồi trên tảng đá trò chuyện, Liễu Ân đột nhiên xông tới, Ngư Nương kinh hoảng kêu một tiếng, rút đao phóng ra, Tào Cẩm Nhi chạy ra phía trước, bị Liễu Ân chụp trúng, y kêu lớn: “Ai dám lên đây!”
Cam Phụng Trì mắt như đổ lửa, cao giọng kêu: “Liễu Ân, ngươi thật vô sỉ! Sắp chết mà vẫn còn bức hiếp tiểu bối!” Liễu Ân cười ha hả, giơ Tào Cẩm Nhi lên không xoay một vòng, cười lạnh nói: “Tào Nhân Phụ, ngươi đã lớn tuổi, chắc là không trẻ con như bọn chúng, ngươi hãy nói một câu công bằng!”
Tào Nhân Phụ xếp hàng thứ tư trong các đồng môn, lớn hơn Liễu Ân đến hai tuổi. Tào Cẩm Nhi là con gái độc nhất của ông ta, bởi vậy ông ta cưng như trứng mỏng. Lúc này Tào Nhân Phụ thấy con gái trong tay Liễu Ân, lòng đau đớn vô cùng, rung giọng nói: “Liễu Ân, ngươi có còn là người không?” Liễu Ân cười hì hì, Tào Nhân Phụ nói: “Các đồng môn đã quyết định thì chẳng sai, dù ngươi có giết Cẩm Nhi, ta cũng nói ngươi là phản đồ!” lúc này Liễu Ân chợt thét một tiếng, vung tay ném Tào Cẩm Nhi xuống vực! Trủy thủ của Cam Phụng Trì và Mai Hoa châm của Bạch Thái Quan đều bắn về phía Liễu Ân nhưng nào trúng được y!
Mọi người đều kêu hoảng, Tào Nhân Phụ suýt nữa ngất xỉu. Lữ Tứ Nương đột nhiên vọt xuống sơn cốc, Liễu Ân mặt tái xanh, nói: “Hay thật, bọn tiểu bối các ngươi dám ám toán ta”. Cam Phụng Trì rút đao xông lên, xem ra sắp đánh nhau với Liễu Ân. Bạch Thái Quan kêu: “Ồ, bát muội đã lên, còn có một người nữa”. Chỉ trong chớp mắt, Lữ Tứ Nương đã bế Tào Cẩm Nhi phóng lên, Tào Nhân Phụ chạy tới đỡ Tào Cẩm Nhi, Lữ Tứ Nương nói: “Không sao!” Tào Nhân Phụ bế con gái vào lòng, chỉ thấy chân tay nàng bị thương, áo quần nhuốm máu nhưng vẫn còn sống, bất giác mừng đến phát khóc.
Té ra Tào Cẩm Nhi vốn tính tình cứng rắn, tuy võ công của nàng không bằng Liễu Ân, nhưng trong lúc nguy cấp vẫn nhớ đến một tuyệt chiêu cứu mạng mà Dịch Lan Châu đã dạy, nàng móc chân lên trên, đá trúng vào mạch môn của Liễu Ân, Liễu Ân buộc phải ném ra ngoài, may mà Lữ Tứ Nương khinh công cao cường, nhảy xuống chụp được chân của nàng nên mới cứu được.
Lúc này Cam Phụng Trì mới quát: “Liễu Ân, tên hèn hạ nhà ngươi còn dám đứng ở đây?” Liễu Ân tự cho mình là anh hùng, mắng rằng: “Ta hèn hạ? Ngươi có dám tử chiến với ta không?” Cam Phụng Trì nói: “Tự làm tự chịu, ngươi đã làm điều ác mà không chịu nhận. Chẳng phải là kẻ hèn nhát sao?” Liễu Ân cả giận, nói: “Được, chúng ta đến trước mộ sư phụ, ta phải xem thử các ngươi làm gì được ta?” Liễu Ân tuy nói cứng nhưng trong lòng đã hoảng, y đang định tìm lời thoát hiểm.
Liễu Ân bước đến trước mộ sư phụ, đứng ở chỗ cao nhất, cười lạnh nói: “Các ngươi mời nhiều bằng hữu võ lâm đến đây, ta có chết cũng chẳng sợ!” Cam Phụng Trì nói: “Nói càn, bọn ta thanh lý môn hộ, đâu cần mượn ta người ngoài!” Liễu Ân hơi yên lòng, lại nói: “Ngoại trừ Lữ Tứ Nương, sáu người các ngươi đều do ta đích thân dạy dỗ, các ngươi bảo thanh lý môn hộ, ta cũng thanh lý môn hộ, tốt xấu gì ta cũng là sư huynh của các người, coi như là một nửa sư phụ của các người, hôm nay các người phạm thượng, đồng tình giết thầy, trước tiên ta sẽ trừng phạt các ngươi, xem võ nghệ của các ngươi có đủ giết được ta hay không!” bọn Cam Phụng Trì vốn muốn cùng Lữ Tứ Nương vây công, nhưng thấy y huênh hoang, rõ ràng là nói sáu người họ không phải là đối thủ của y, Châu Tầm lên tiếng trước: “Hay lắm, bọn ta sẽ để cho ngươi chết được nhắm mắt, vậy ngươi muốn thế nào?” Lữ Tứ Nương nói: “Ta và ngươi không có tình đồng môn, hôm nay ngươi không thể nào thoát được!” Liễu Ân tức giận nói: “Nếu trận thứ nhất ta thua, các ngươi sẽ định tội, nếu ta thắng, sẽ lại tỉ thí với ả tiện tì kia!” trong số các đồng môn, y ngại nhất là Lữ Tứ Nương, nhưng nghĩ thầm: “Nếu đơn đả độc đấu chắc chắn có thể thắng nàng” nên mới dùng lời gạt nàng ra ngoài rồi vung gậy cao giọng kêu: “Được, các ngươi cùng xông lên!” rồi bổ một gậy về phía Châu Tầm!
Võ công của Châu Tầm không giỏi lắm, y rút cây kích gạt lên, chỉ thấy hai tay đều tê rần, Cam Phụng Trì phóng vọt tới, tay phải cầm đơn đao đánh một chiêu Bạt Vân Kiến Nhật, chém ngang qua, tay trái móc lại thi triển thủ pháp Cầm Nã móc mạch môn của Liễu Ân, rõ biết là không kìm chế y được, dụng ý chẳng qua là yểm hộ cho Châu Tầm. Liễu Ân lanh lẹ lạ thường, y quét đơn đao của Cam Phụng Trì ra, rồi đánh vù một chưởng, bề ngoài là đánh Cam Phụng Trì ở trước mặt nhưng thực sự là đánh Lộ Dân Đảm ở bên cánh trái, Châu Tầm lướt bước giơ kích đâm mũi kích vào sau ót của Liễu Ân, Liễu Ân rùng người xuống, cây trượng đẩy ra sau kêu keng một tiếng, gạt cây phương thiên họa kích của Châu Tầm bay ra, chưởng trái vỗ vào ngực của Lộ Dân Đảm, Bạch Thái Quan nhảy vọt lên, bổ cây Quỷ Đầu đao xuống, chàng ta liền múa tít Bàn long đao pháp, nhất thời một vòng ngân quang chói lòa trước mắt Liễu Ân, Liễu Ân buộc phải rút chưởng phòng thân, thi triển thủ pháp tay không đoạt binh khí lao vào Bạch Thái Quan, tay phải cầm thiền trượng quét một lượt mấy món binh khí ra ngoài. Lý Nguyên bị thương vẫn chưa bớt, y múa cây roi bảy đốt quét xuống hạ bàn của Liễu Ân, Liễu Ân xoáy cây thiền trượng, cây roi bảy đốt quấn lên cây trượng, Liễu Ân quát: “Đi!” rồi ngầm vận nội lực giật một cái, cây roi bảy đốt của Lý Nguyên bị chấn động đứt thành ba đoạn. Lý Nguyên cả kinh nhảy ra khỏi vòng, Châu Tầm nhặt cây kích tiếp tục xông lên, Tào Nhân Phụ nói: “Lục đệ, hãy nghỉ một lát”. Lý Nguyên nghiến răng: “Cùng tiến cùng lui, không giết lão tặc, thề không ngừng tay!” rồi tháo sợi đai ra, múa tít tựa như con Du long, vẫn triển khai chiêu số nhuyễn tiên. Sợi dây đai hoàn toàn không chịu lực, không sợ bị đánh đứt, tuy không dồn Liễu Ân vào chỗ chết nhưng cũng có tác dụng kìm chế. Tào Nhân Phụ sử dụng một cây thiết tì bà có thể khóa chụp các loại binh khí hoặc cổ tay, trong cây tì bà lại chứa ám khí, lúc này cũng liều mạng già xông tới, Liễu Ân không dám không đề phòng.
Đôi bên đánh nhau đến trời đất tối sầm, nhật nguyệt tắt ngấm. Liễu Ân dốc hết tuyệt kỹ, chỉ nghe trượng phong kêu lên vù vù, trong phạm vi mấy trượng đều là tiếng gió, những người có công lực hơi thấp đều bị trượng phong đánh lệch binh khí ra. Nhưng bọn Châu Tầm lấy sáu địch một hô ứng lẫn nhau, Liễu Ân cũng không dễ phá vỡ trận thế. Lại thêm Cam Phụng Trì chỉ kém Liễu Ân không bao nhiêu, chàng và Bạch Thái Quan hợp lực tấn công trung lộ, chặn cây thiền trượng của Liễu Ân. Tào Nhân Phụ và Lộ Dân Đảm tấn công ở mặt trái mỗi khi nguy cấp, Tào Nhân Phụ lại nhấn vào cây thiết tì bà phóng ra ám khí; Lý Nguyên và Châu Tầm tấn công cánh phải phối hợp kìm chế. Sáu người chia thành ba nhóm bao vây Liễu Ân.
Quần hùng trên núi đều kinh tâm động phách, tuy trong lòng nôn nóng nhưng không tiện rút đao tương trợ. Lữ Tứ Nương thì khí định thần nhàn, dựa vào gốc cây đứng xem, chốc chốc lại mỉm cười. Huyền Phong nói: “Xem ra Giang Nam lục hiệp không thắng được sư huynh của họ, trận thứ hai chỉ có một mình Lữ Tứ Nương càng khó thắng hơn, có lẽ tên hung tăng này sẽ thoát hiểm!”
Dương Trọng Anh nói: “Nếu y thắng liền hai trận, khi xuống núi chúng ta lại sẽ chặn đánh y tiếp. Chúng ta trừ hại cho võ lâm, chẳng liên quan gì đến việc họ thanh lý môn hộ”. Liễu Tiên Khai cười nói: “Lão tiền bối không cần lo lắng, lát nữa xin mời xem Lữ Tứ Nương ra tay”. Trong Quan Đông tứ hiệp, Liễu Tiên Khai đã từng lãnh giáo bản lĩnh của Lữ Tứ Nương nên rất có lòng tin đối với nàng.
Đôi bên đã quần thảo một canh giờ, bọn sáu người Châu Tầm đều cảm thấy công lực của Liễu Ân cao hơn trước, Liễu Ân cũng cảm thấy sáu sư đệ không còn như ngày trước. Trong lúc kịch chiến Liễu Ân dần dần toát mồ hôi trán, hơi thở nặng nề, hai bên vẫn khó phân thắng bại. Liễu Ân thầm nhủ: “Không xong, mình vốn có sở trường dẻo dai, nhưng lúc này không nên đánh lâu với bọn chúng nữa”. Thế là trượng pháp thay đổi, liên tục đánh ra những đòn sát thủ. Cam Phụng Trì và Bạch Thái Quan dốc hết toàn lực mới chặn được, bốn người kia không dám tiến tới gần, Liễu Ân đánh vù một trượng, binh khí của hai người Cam, Bạch đều dạt ra, y quát lớn: “Ngừng tay! Trận này coi như huề nhau, ta muốn xem công phu của ả tiện tì kia có tiến bộ gì hay không?” y nói thế có nghĩa tự coi mình là sư huynh Chưởng môn, nói xong nhảy ra khỏi vòng chiến, giơ ngang cây gậy trước ngực trừng mắt nhìn Lữ Tứ Nương.
Trận đánh này khiến Liễu Ân tốn không ít khí lực, bọn Châu Tầm cũng đã mệt rã rời. Cam Phụng Trì nghĩ, nếu cứ giằng co tiếp, sẽ nắm chắc phần thắng trong tay nhưng cũng có một hai người bị nội thương, bởi vậy mới cầm đao lui xuống, tỏ vẻ đồng ý. Bọn Châu Tầm cũng lùi theo. Lữ Tứ Nương mỉm cười, phóng vọt vào giữa sân.
Liễu Ân định thần, quát: “Nếu trận này ta thắng, đôi bên không được trả thù nhau”. Câu này cho thấy y đã hơi nhụt chí. Lữ Tứ Nương nói: “Xin tuân lệnh!” rồi đâm soạt tới một kiếm. Liễu Ân lật cây trượng, đánh một chiêu Phiên Giang Đảo Hải cuộn tới, bọn ba người Châu Tầm, Tào Nhân Phụ và Lý Nguyên chưa bao giờ thấy bản lĩnh của nàng tiểu sư muội, nhìn Liễu Ân đánh ra chiêu hiểm độc đều không khỏi thất kinh! Cam Phụng Trì nói: “Không sao!” chợt nghe Lữ Tứ Nương hú dài một tiếng, chân trái đạp vào đầu trượng, mượn lực đạp ấy lộn người lên lướt qua đầu Liễu Ân, người chưa hạ xuống đã đánh tròn cây Sương Hoa kiếm trên không trung, sử dụng chiêu số Bằng Bác Cửu Tiêu, đâm vào cái đầu trọc của Liễu Ân! Quần hùng đều khen hay, Liễu Ân vung cây trượng lướt lên, đánh ra một chiêu Cử Hỏa Thiêu Thiên, gạt kiếm của Lữ Tứ Nương ra, thầm thất kinh: “Công phu của ả tiện tì lại cao hơn trước nhiều”.
Lữ Tứ Nương thấy Liễu Ân sau trận đánh kịch liệt mà dư thế vẫn còn, nàng chẳng dám coi thường, thế là triển khai Huyền Nữ kiếm pháp, kiếm thế như cầu vồng tấn công tới. Liễu Ân múa cây thiền trượng, thấy chiêu phá chiêu, thấy thức phá thức, cũng có công có thủ.
Đánh được nửa canh giờ vẫn chưa phân thắng bại. Liễu Ân vừa thất kinh vừa hối hận: “Hừ, sớm biết như thế không nên tốn khí lực với sáu tên kia”. Lữ Tứ Nương thấy y có ý khiếp sợ, kiếm chiêu càng gắt hơn, đúng như sông dài biển rộng cuồn cuộn xốc tới. Liễu Ân nghiến răng quát lớn một tiếng, dốc hết nội gia chân lực múa tít cây trượng, một trượng như núi bao bọc kiếm quang của Lữ Tứ Nương!
Bọn Châu Tầm lại thất kinh, một hồi sau chỉ thấy một luồng ngân quang luồn qua lách lại trong rừng bóng trượng. Lúc này họ đã không nhìn thấy đâu là Liễu Ân đâu là Lữ Tứ Nương nữa.
Té ra Lữ Tứ Nương sớm liệu rằng cuối cùng rồi cũng sẽ quyết chiến với Liễu Ân, nên ngoại trừ kiếm pháp, trong thời gian năm năm ở Tiên Hà lĩnh, nàng đã âm thầm tu luyện nội công, nghiên cứu kỹ càng nội công yếu quyết của sư phụ và Dịch Lan Châu, bởi vậy tiến bộ rất nhiều về mặt nội công, so với Liễu Ân cũng chẳng kém bao nhiêu. Mà Liễu Ân vừa trải qua một trận kịch chiến, khí lực đã hao tổn mất một nửa, bởi vậy giờ đây Lữ Tứ Nương không những chiếm thượng phong về kiếm pháp mà cả về công lực cũng ngang tay với Liễu Ân! Trước đây sở dĩ Lữ Tứ Nương thua Liễu Ân là bởi công lực không thâm hậu bằng y, mà giờ đây công lực đôi bên lại ngang bằng nhau, Liễu Ân mới bạo dạn tấn công chẳng hề e ngại.
Với bản lĩnh của Liễu Ân, dẫu đã lọt xuống thế hạ phong nhưng vẫn có thể đánh thêm nửa ngày, thế mà giờ đây y lại nôn nóng lo sợ, cố gắng tốc chiến tốc quyết, dốc hết toàn lực liều mạng tấn công, Lữ Tứ Nương lấy khỏe đợi mệt, thừa cơ tấn công, lại đánh được nửa canh giờ, Liễu Ân đã lộ vẻ mệt nhọc, đang lúc kịch đấu quần hùng chợt nghe một trận cười dài, Liễu Ân cầm trượng tháo chạy, té ra y đã bị Lữ Tứ Nương đâm mù một mắt.
Lữ Tứ Nương khinh công trác tuyệt, nào để cho y chạy thoát, nàng phóng người lên, chặn trước mặt Liễu Ân, kiếm quang đánh ra loang loáng buộc Liễu Ân thối lui trở về!
Lúc này Liễu Ân tựa như một con hổ dữ bị thương, y múa cây thiền trượng kêu lên vù vù xông tới. Cam Phụng Trì kêu: “Bát muội cẩn thận!” Lữ Tứ Nương định thần ứng phó, thanh kiếm đánh tựa như bươm bướm xuyên hoa, bước chân lanh lẹ như linh miêu bắt chuột, người mềm mại như cành liễu đu đưa trước gió, Liễu Ân đánh cây thiền trượng sang phía Đông, nàng tránh phía Tây, Liễu Ân quét cây thiền trượng đến phía Nam nàng lách sang phía Bắc; nhưng không chỉ né tránh, trong khi né tránh nàng cũng liên tục tấn công. Lại một hồi kịch chiến, quần hùng chợt thấy hoa mắt, chỉ nghe Liễu Ân kêu thảm, con mắt còn lại cũng bị Lữ Tứ Nương đâm mù. Lữ Tứ Nương lách người tới, hớt ngang thanh kiếm, định cắt đầu Liễu Ân xuống, nàng chợt nghĩ lại dẫu sao y cũng là đại đệ tử của sư phụ, đã từng chỉ điểm võ công cho sáu sư huynh bởi vậy nên giữ cho xác y nguyên vẹn, nên kiếm đi được nửa đường đột nhiên thay đổi, mũi kiếm nàng điểm nhẹ vào huyệt đạo dưới be sườn của Liễu Ân một cái, Liễu Ân kêu lớn, phóng cây thiền trượng ra phía trước, trước khi chết mà kình đạo của y vẫn còn ghê gớm đến thế, Lữ Tứ Nương nghiêng mình lách qua, cây thiền trượng cắm sâu vào vách núi chỉ còn lộ ra một đoạn rất ngắn.
Liễu Ân có võ công tuyệt đỉnh, chỉ vì một ý nghĩ sai lầm mà đi vào nẻo tà, giờ đây phải chết thảm trước mộ sư phụ, quần hùng đều thở dài lấy đó làm gương. Cam Phụng Trì nghĩ trước đây y từng thay sư phụ truyền võ nghệ cho mình, bởi vậy cũng than: “Nếu huynh chịu nghe theo di huấn của sư phụ, đâu đến nỗi có kết quả như hôm nay”. Mọi người bàn bạc một hồi, quyết định chôn y bên cạnh mộ sư phụ, lập bia nói rõ mọi việc đã năn người đời sau. Mọi người đều quyết định do Lữ Tứ Nương chấp bút, Lữ Tứ Nương cùng Lộ Dân Đảm vào căn nhà đá trước kia Độc tý thần ni ở để tạc văn bia. Cam Phụng Trì ngồi một mình im lặng chẳng nói, chợt nghe bên ngoài tựa như có tiếng người, Lữ Tứ Nương cũng kinh ngạc, vội vàng đẩy cửa ra. Khi ra đến chỗ mộ địa chẳng thấy bóng người, nhưng đầu của Liễu Ân đã không còn nữa.
Chính là:
Đang mừng Mang Sơn diệt phản đồ, ngạc nhiên ban ngày mất thủ cấp.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.
Liễu Ân bỏ đi xong, Niên Canh Nghiêu bước xuống sân, chỉ thấy dưới đất toàn là tên gãy, trong lòng không khỏi kinh hãi, Song ma nói: “Để y chạy thoát, biết làm thế nào đây?” Niên Canh Nghiêu nói: “Ta sẽ lập tức hoạch tội y, Hoàng thượng chắc chắn sẽ không tin lời y. ta lại bảo Xa Tịch Tà và Đổng Cự Xuyên bắt y, y làm sao thoát khỏi lòng bàn tay của ta”.
Liễu Ân chạy ra khỏi nhà họ Niên, càng nghĩ càng tức. Y chạy vào quả núi gần đấy, ngồi đả tọa một hồi đẩy chất độc ra, thầm nhủ: “Mình một tay khó vỗ nên kêu, có tìm tên tiểu tử trả thù cũng đánh không lại bọn chúng. Chi bằng về kinh bẩm cáo Hoàng thượng để người cách chức y, sau đó lại sẽ tìm y tính sổ”. Liễu Ân cứ tưởng rằng Ung Chính có thể lấy lại công bằng cho mình thế là một mình hầm hầm đi về phía Bắc.
Còn Phùng Lâm sau khi chạy thoát khỏi nhà họ Niên cũng lên phía Bắc, hôm sau đến Tân An, người trên đường qua lại đều để ý đến nàng, thầm nhủ: “Mình là con gái một thân một mình, khó tránh bị người ta để ý”. Nàng không biết rằng người ta để ý là vì nàng quá xinh đẹp. Phùng Lâm lại nghĩ: “Chắc bọn Liễu Ân sẽ không tha cho mình. Mình phải cải trang”. Lúc này đã vào trấn, chợt nghe phía sau có tiếng nhạc ngựa vang lên, Phùng Lâm quay đầu nhìn lại thì thấy một thư sinh thiếu niên mặt trắng không râu, ăn mặc trông rất sang trọng. Nàng thầm nhủ: “Bộ quần áo của người này trông thật đẹp, đêm nay mình phải cải trang thành y”. Nàng theo dõi thấy y vào một căn khách sạn cũng đi theo. Lão chưởng quầy đang bận rộn tiếp đãi, hỏi: “Xin hỏi đại gia cần một hay hai phòng?” thư sinh ấy nói: “Cái gì?” quay đầu nhìn lại thì thấy có một thiếu nữ tuyệt sắc đang đi phía sau, biết lão chưởng quầy hiểu lầm, cười rằng: “Ta đi chỉ có một mình, làm sao ở được hai phòng?” lão chưởng quầy cũng cười: “Tôi tưởng tiểu cô nương này đi cùng ngài”. Phùng Lâm hừ một tiếng, lão chưởng quầy nói: “Cô nương đừng trách, lâu nay rất ít phụ nữ đi một mình”. Thư sinh ấy thuê một phòng, Phùng Lâm cũng thuê một phòng, lão chưởng quầy nhíu mày, không dám cho nàng ở. Phùng Lâm nói: “Cái gì? Ngươi tưởng ta không có tiền?” rồi lấy ra hai thỏi vàng, lão chưởng quầy vội vàng cười: “Nào dám, nào dám, tiểu điếm hầu hạ sơ sài, chỉ sợ cô nương chê mà thôi”. Thế là vội vàng dắt nàng lên phòng.
Đến nửa đêm Phùng Lâm lẳng lặng ngồi dậy vọt lên mái ngói, nhảy đến phòng bên cạnh, kề tai lắng nghe, bên trong chẳng hề có tiếng tăm gì, nàng thầm cười: “Thư sinh này chắc không phải là người lăn lộn trên giang hồ, không cần phải cẩn thận”. Thế là bóp nát khung cửa sổ chui tọt vào, nàng mò mẫm đến bên giường, lấy bộ quần áo. Người trên giường chợt cười lạnh nhảy ra, đưa tay móc một cái, chụp trúng cổ tay của Phùng Lâm! Phùng Lâm trầm vai thu chỏ, rút tay ra, thư sinh ấy kêu ồ một tiếng, xỉa tay về phía trước đâm vào huyệt Thiên Trụ phía sau ót của nàng.
Đêm hôm tối tăm mà thư sinh vẫn nhận huyệt chẳng sai tí nào, chắc chắn y là một cao thủ, nếu là nửa năm trước, Phùng Lâm đã trúng đòn. Thư sinh ra tay nhanh như điện chớp, khi điểm tới, y chợt thấy mềm nhũn, ngón tay lệch qua một bên, Phùng Lâm trở tay vỗ lại một chưởng, Phùng Lâm bị chưởng lực của y đẩy qua một bên suýt nữa đã té sầm xuống, người ấy rất bất ngờ, cũng bị chưởng lực của Phùng Lâm đánh thối lui, y vội vàng lướt người đến cửa, đánh đá lửa lên, cười nói: “Ta đã thừa biết ngươi sẽ tới. Ngồi xuống, ngồi xuống, chúng ta từ từ nói chuyện, đừng kinh động đến người trong khách sạn”. Phùng Lâm thấy hành tung đã bại lộ nàng ngượng ngùng chỉ đành ngồi xuống.
Thư sinh ấy châm cây đèn dầu, cười nói: “Với võ công và diện mạo của ngươi, cớ gì phải làm kẻ trộm?” Phùng Lâm nói: “Làm sao ngươi biết ta đến ăn trộm?” thư sinh nói: “Từ sau khi gặp nhau, ngươi cứ đi sát theo ta, nếu không nhận ra điều đó, ta làm sao có thể đi lại trên giang hồ? Nhưng ngươi đã nhìn lầm rồi, ta tuy ăn mặc sang trọng nhưng chẳng có thứ gì đáng cho ngươi đánh cắp. Nếu ngươi thiếu tiền dùng, ta tặng ngươi một thỏi vàng, nhiều nữa thì ta không có”. Phùng Lâm cười nói: “Ai cần vàng của ngươi?” rồi nàng tháo chiếc nút trên áo ngoài, để lộ một sâu chân trâu, đó là chân phẩm trong hoàng phủ, mỗi viên trân châu đều bằng nhau, vừa tròn vừa lớn. Chỉ một viên chân trâu cũng đáng hai trăm lượng vàng. Thư sinh ấy thất kinh, dù y hiểu biết rộng rãi nhưng cũng không đoán được lai lịch của Phùng Lâm.
Thư sinh chợt nghĩ ngợi, rồi đột nhiên đưa tay sờ chui kiếm, gằn giọng nói: “Ngươi không phải là nữ anh hùng hắc đạo, chắc là nữ cao thủ của nha môn? Thất kính, thất kính!” Phùng Lâm bật cười nói: “Cái gì mà hắc đạo với bạch đạo, ta chẳng biết gì cả!” thư sinh nói: “Vây ngươi đến đây làm gì?” Phùng Lâm nói: “Bộ đồ của ngươi đáng bao nhiêu tiền? Bán cho ta!” Thư sinh ngạc nhiên, không đoán được dụng ý của nàng, không biết nàng đùa hay thật. Phùng Lâm nói: “Ta dùng sâu chân trâu này mua bộ đồ của ngươi, chắc ngươi không thiệt thòi chứ?” thư sinh nói: “Ngươi đang nói càn gì thế?” Phùng Lâm nói: “Ai rảnh đùa với ngươi!” thư sinh thấy nàng nói có vẻ nghiêm chỉnh, liền bảo: “Tặng ngươi một bộ đồ cũng đâu có đáng gì. Xin hỏi tôn sư là ai? Có thể cho biết danh tánh hay không?” Phùng Lâm lại bật cười, nói: “Chúng ta bèo nước gặp nhau, cần gì phải hỏi cho kỹ càng. Hơn nữa ta có nhiều sư phụ, làm sao có thể nói từng người cho ngươi biết”. Thư sinh nói: “Ngươi cần quần áo đàn ông để làm gì?” Phùng Lâm nói: “Ngươi không cho thì ta đi vậy”. Thư sinh này không đoán được lai lịch của Phùng Lâm thì chẳng cam lòng, y mỉm cười đứng dậy nói: “Nếu ngươi có bản lĩnh thì hãy cứ đi ra”. Phùng Lâm nghĩ: “Đánh nhau ta không sợ, nhưng sợ kinh động đến người khác thì không hay lắm” liền bải: “Nói cho ngươi nghe cũng chẳng sao, nhưng ngươi đừng rêu rao ra đấy nhé”. Thư sinh nói: “Đương nhiên”. Phùng Lâm nói: “Cha ta là một cường đạo, người buộc ta lấy một người ta không thích, nên ta bỏ chạy, nhưng người có rất nhiều tai mắt, ta sợ người ta bắt gặp nên phải cải dạng”.
Phùng Lâm đương nhiên nói dối, nhưng nàng nói như thế lại hợp với chuyện của Ngư Nương. Thư sinh ấy ngẩn ra nhìn nàng, chợt hỏi: “Năm nay ngươi được bao nhiêu tuổi?” Phùng Lâm nói: “Ngươi thật vô phép, hỏi tuổi tác người ta làm gì?” Thư sinh ấy cười ha hả: “Được, không hỏi thì không hỏi vậy. Ngươi cũng không cần cho ta biết lai lịch. Chúng ta hiểu lòng nhau là được”.
Phùng Lâm nói: “Vậy ngươi có chịu bán cho ta bộ quần áo không?” Thư sinh nói: “Ta tặng ngươi”. Phùng Lâm cả mừng đáp tạ. Thư sinh lại bảo: “Võ nghệ ta tuy kém cỏi, nhưng trên giang hồ vẫn có một vài bằng hữu. Ngày mai hãy đi cùng ta. Đảm bảo chẳng ai dám động thủ với ngươi”. Phùng Lâm thầm nhủ: “Thư sinh này thật lớn lối, mình phải xem thử y là nhân vật thế nào”.
Thư sinh này chẳng phải ai khác, đó chính là Lý Nguyên, đệ tử thứ sáu của Độc tý thần ni, cũng tức là sư đệ của Bạch Thái Quan. Y là một cộng tử thế gia ở Hồ Nam, mười năm qua không bước chân ra khỏi Lưỡng Hồ. Gần đây Cam Phụng Trì gởi thư bảo y trong ngày Thanh Minh phải lên Mang Sơn tế mộ phần sư phụ bởi vậy Lý Nguyên mới một mình lên miền Bắc.
Tuy nhiều năm qua Lý Nguyên không bước chân ra khỏi Lưỡng Hồ, nhưng vẫn còn trao đổi tin tức với các đồng môn. Y đã nghe loáng thoáng chuyện Bạch Thái Quan, bởi vậy những lời của Phùng Lâm lúc nãy khiến y nghi ngờ nàng là Ngư Nương. Nhưng nhìn lại nàng chỉ là một cô bé mười ấy tuổi đầu, mà chuyện của Bạch Thái Quan đã đồn trên giang hồ năm sáu năm trước. Theo lẽ Ngư Nương không đến nỗi trẻ tuổi như thế. Nhưng chợt nghĩ: “Phụ nữ biết thuật trụ nhang, nghe nói bát muội Lữ Tứ Nương trông chỉ giống như một thiếu nữ hai mươi tuổi. Nếu Ngư Nương được dị nhân truyền thụ, giữ được diện mạo thanh xuân cũng không lấy gì là lạ. Dù nàng không phải là Ngư Nương, mình cứ đi cùng nàng một đoạn, sau này lên Mang Sơn, hỏi ra sẽ rõ”.
Hôm sau Phùng Lâm thay trang phục nam tử, mua một thớt ngựa khỏe, quả nhiên đi cùng Lý Nguyên. Trên suốt quãng đường hai người cứ dùng lời dọ nhau, Phùng Lâm rất khéo léo, Lý Nguyên chẳng thể nào thử được. Đi được một đoạn, hai người xuống ngựa nghỉ ngơi, ngồi trò chuyện dưới bóng râm. Lý Nguyên nói: “Trên giang hồ nữ tử giỏi võ công có thể đếm trên đầu ngón tay, ngoại trừ Lữ Tứ Nương thì là Ngư Nương”. Phùng Lâm mỉm cười, trong lòng rất thắc mắc. Lý Nguyên lại nói: “Võ công của ngươi cũng thuộc hạng khá, ta thấy ngươi dù không bằng Lữ Tứ Nương nhưng cũng ngang tài ngang sức với Ngư Nương”. Phùng Lâm lại mỉm cười nói: “Ngươi đã gặp hai người bọn họ?” Lý Nguyên ngẩn người, nói: “Chưa từng gặp”. Phùng Lâm cười: “Nếu ngươi không gặp hai người bọn họ, sao biết võ công của họ đến mức nào mà so sánh bừa thế?” Lý Nguyên vốn chỉ muốn dọ hỏi nàng, không ngờ bị nàng hỏi đến cứng họng, gượng cười rằng: “Tuy chưa từng gặp nhưng cũng nghe đồn đãi, bởi vậy mới biết đại khái. Ngươi đã từng gặp bọn họ chưa?” Phùng Lâm cười nói: “Ta đã gặp. Võ công của Lữ Tứ Nương đúng là hiếm có. Ngư Nương tuy biết võ nghệ nhưng cũng chẳng ra sao”. Phùng Lâm đã nói sự thực. Năm ngoái nàng đã động thủ với Lữ Tứ Nương, Ngư Nương và Liễu Ân ở Tam Đàm Ấn Nguyệt ở Hàng Châu. Lý Nguyên nghe nàng khen Lữ Tứ Nương mà chê Ngư Nương, càng ngờ rằng nàng chính là Ngư Nương, đang định dò hỏi tiếp. Phùng Lâm chợt kêu: “Đi mau, đi mau!” Lý Nguyên ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy một nhà sư tay cầm thiền trượng xăm xăm bước tới, đó chính là Liễu Ân. Lý Nguyên thất kinh, Liễu Ân kêu lớn: “Lục đệ hãy thong thả, đã gần mười năm chúng ta không gặp nhau!” Phùng Lâm thấy Lý Nguyên không đi, nghĩ thầm: “Nếu ta mà đi, lập tức sẽ bị Liễu Ân nhận ra. Y võ công cực kỳ cao cường, cướp ngựa đuổi theo, mình chắc chắn không thoát nổi”. Bởi vậy mới giả vờ trấn tĩnh, hờ hững dựa vào gốc cây, trong lòng nghĩ cách thoát thân.
Mười năm qua Lý Nguyên không gặp Liễu Ân nhưng cũng biết những việc làm của Liễu Ân gần đây, trong lòng thầm kêu khổ. Liễu Ân nói: “Sư đệ có khỏe không? Bằng hữu này là ai thế?” cũng như những đồng môn khác, võ công của Lý Nguyên quá nửa là do Liễu Ân truyền thụ, tuy biết y đã phản thầy nhưng cũng phải chào hỏi đàng hoàng tử tế, đáp rằng: “Vẫn bình an. Bằng hữu này chỉ là người khách qua đường”. Liễu Ân kêu ồ một tiếng, nheo mắt nhìn Phùng Lâm. Lý Nguyên nói: “Nghe nói gần đây sư huynh được nhiều điều đắc ý”. Liễu Ân nói: “Ồ, sư đệ không vui cho ta sao?” Lý Nguyên không dám đáp, Liễu Ân vẫn nhìn Phùng Lâm, Lý Nguyên thầm trách Phùng Lâm không hiểu lễ tiết giang hồ, bước tới nói với nàng: “Đây là Liễu Ân sư huynh của ta, ngươi hãy đến chào hỏi”. Phùng Lâm vung tay, chợt phóng ra ba mũi trủy thủ, một mũi bắn về phía con ngựa của Lý Nguyên, hai mũi bắn về phía Lý Nguyên, Lý Nguyên không kịp đề phòng nên chỉ tránh được một mũi, bị mũi kia bắn trúng vai trái bổ nhào xuống đất. Phùng Lâm phóng lên thớt ngựa, lấy trủy thủ đâm vào mông ngựa, thớt ngựa hí dài rồi tung vó chạy về phía trước!
Té ra Phùng Lâm nghe Liễu Ân và Lý Nguyên xưng huynh gọi đệ, trong lòng thầm tính: “Nếu không chạy cho mau, lát nữa huynh đệ bọn chúng hiểu ra, mình sẽ hỏng bét”. Nàng tuy tuổi còn nhỏ nhưng lắm mưu kế, biết Liễu Ân võ công cực cao, chắc chắn không thể phóng phi đao trúng y được bởi vậy mới phóng sang Lý Nguyên, thầm nhủ: “Sư đệ của y bị thương, y chắc chắn chẳng rảnh đuổi theo mình”. Phùng Lâm nghĩ không sai, nhưng đã vô cớ đả thương Lý Nguyên.
Liễu Ân thấy Phùng Lâm phóng lên ngựa bỏ chạy, đuổi theo không kịp nên quả nhiên cứu Lý Nguyên trước. Thực ra Lý Nguyên cũng chẳng thương yêu gì người sư đệ này mà muốn trị xong cho Lý Nguyên, buộc Lý Nguyên theo mình vào kinh. Liễu Ân xé lớp áo ngoài của Lý Nguyên, khoét thịt nặn chất độc ra, y vừa chạm vào người Lý Nguyên, lòng chợt nảy ra một ý, thế là mò mẫm trong người Lý Nguyên, lấy ra được một viên sáp, Liễu Ân bóp nát viên sáp, bên trong có một mẩu giấy, té ra đó là thư của Tăng Tịnh gởi cho Nhạc Chung Kỳ. Tăng Tịnh là bằng hữu của phụ thân Nhạc Chung Kỳ. Bức thư này khuyên Nhạc Chung Kỳ sau khi lấy được binh quyền thì nên dấy binh kháng Thanh. Liễu Ân tuy không biết nhiều chữ, nhưng vẫn hiểu được đại khái, thầm nhủ: “Nhạc Chung Kỳ là phó thủ của Niên Canh Nghiêu, có bức mật hàm này làm bằng chứng, mình có thể lật nhào cả Niên Canh Nghiêu”. Y nghĩ có thể trả thù, bất giác cả mừng. Lúc này Liễu Ân đã đổi ý, chỉ muốn áp giải Lý Nguyên về kinh lãnh thưởng, còn việc y có theo mình hay không cũng chẳng quan trọng
Hồi sau, Lý Nguyên dần tỉnh lại, thấy trong tay Liễu Ân cầm một mảnh giấy vẻ mặt nhơn nhơn. Lý Nguyên toát mồ hôi lạnh, biết sự việc đã bại lộ, thế là liều mạng vùng lên chạy, Liễu Ân cười lạnh đẩy một cái khiến Lý Nguyên té sấp xuống đất.
Liễu Ân quát: “Ngươi làm gì thế?” Lý Nguyên kêu lên: “Sư huynh, huynh có phải là người Hán không?” Liễu Ân nói: “Người Hán thì thế nào?” Lý Nguyên nói: “Nếu là người Hán thì hãy trả bức thư cho đệ”. Liễu Ân hừ một tiếng, nói: “Ngươi hãy ngoan ngoãn theo ta đi Bắc Kinh”. Lý Nguyên lại nói: “Huynh đã quên lời dặn của sư phụ rồi sao?” Liễu Ân cười rộ nói: “Sư phụ đã chết, nay ta chính là sư phụ của các ngươi”. Lý Nguyên nổi cáu nói: “Hay thật, Liễu Ân! Ngươi hãy giết ta đi!” “Ngươi muốn chết đâu có dễ, có điều ngươi cũng biết thủ đoạn của ta, ngươi muốn ta dùng thủ pháp Phân cân thác cốt lột da bẻ xương ngươi hay muốn ta dùng thủ pháp điểm huyệt khiến ngươi khó chịu đến ba ngày rồi chết?” hai thủ pháp này đều là hình phạt cực kỳ lợi hại, thủ pháp Phân cân thác cốt còn đau đớn hơn cả bị tùng xẻo, nhưng nếu bị y dùng thủ pháp độc ác điểm huyệt, cầu sống không được cầu chết không xong, còn đau khổ hơn cả bị tùng xẻo. Lý Nguyên xuất thân từ nhà giàu, bất giác lạnh mình. Liễu Ân thấy y tái mặt, cười rằng: “Ngươi đã nghĩ kỹ chưa?” Lý Nguyên từng đọc thi thư, nhớ đến câu “Người sống từ xưa ai chẳng chết, để lại lòng son chiếu sử xanh”, thế là đảm khí tăng lên, mắng rằng: “Không cần lắm lời, nếu ta sợ chết thì không phải là Giang Nam thất hiệp nữa!”
Liễu Ân cười gằn, kéo Liễu Ân đến sát mình, giơ bàn tay to lớn bóp vào cổ của Lý Nguyên. Lý Nguyên nhắm mắt đợi chết, chỉ nghe Liễu Ân cười nói: “Đáng tiếc từ rày về sau, Giang Nam thất hiệp chỉ còn lại sáu người. Ngươi cứ mãi nhắc đến di huấn của sư phụ, vậy ta cho ngươi đi gặp sư phụ! Từ đây cách Mang Sơn rất gần, ngươi có muốn ta chôn ngươi cùng sư phụ không?” Lý Nguyên nảy ra một ý, nghĩ bụng ngày mai có thể đến Mang Sơn, tuy không sợ chết nhưng nếu có một tia hy vọng cũng không thể bỏ qua. Liễu Ân đã chạm vào xương cổ của y, Lý Nguyên kêu lớn: “Sư huynh, đệ nghe theo huynh”. Liễu Ân cười ha hả, buông tay thầm nhủ: “Anh chàng công tử này quả nhiên sợ đến vãi đái!” Lý Nguyên nói: “Đệ sẽ theo huynh về Bắc Kinh, nhưng mong huynh đừng liên lụy đến Tăng lão tiên sinh”. Liễu Ân hừ một tiếng nói: “Sau này hẵng tính. Chỉ cần ngươi ngoan ngoãn nghe lời, ta có thể nương tay”. Liễu Ân lại hỏi Phùng Lâm làm sao đi cùng với y, Lý Nguyên trả lời thật tình. Liễu Ân biết mười năm nay y không bước chân ra khỏi giang hồ. Đoán rằng y chẳng phải nói dối. Bởi vậy không hỏi nhiều, tiếp tục lên đường.
Trưa ngày hôm sau đi ngang qua chân núi Mang Sơn, Liễu Ân nghe tiếng nước Hoàng Hà chảy ầm ầm, nhìn lại Mang Sơn cao ngất, nhớ đến chuyện xưa, bất giác đưa mắt nhìn xung quanh, Lý Nguyên chợt nói: “Sư huynh, hôm nay là ngày mấy?” Liễu Ân nói: “Ai mà nhớ”. Lý Nguyên nói: “Hôm nay chính là tiết Thanh Minh!” Liễu Ân tính lại quả nhiên không sai, nói: “Tiết Thanh Minh thì thế nào?” Lý Nguyên nói: “Sau khi sư phụ chết, tiểu đệ đã nhiều lần muốn lên tảo mộ nhưng vì công việc bận rộn, chưa thể nào đi được. Trong lòng hối hận vô cùng. Hôm nay tiết Thanh Minh đi ngang qua núi. Tiểu đệ xin sư huynh khai ân, cho đệ lên núi lạy trước mộ sư phụ”. Liễu Ân đỏ mặt, mình cũng chưa bao giờ đến tảo mộ sư phụ. Liễu Ân chẳng hề để ý đến cái chết của Độc tý thần ni, nhưng Độc tý thần ni dẫu sao cũng là sư phụ của y, nay đã đi ngang qua núi, lại là tiết Thanh Minh, bởi vậy cũng có ý tảo mộ, thế mới đáp: “Thôi được, chúng ta lên núi”. Rồi nắm tay Lý Nguyên dắt lên Mang Sơn.
Phong cảnh mùa xuân ở Mang Sơn thật đẹp, hoa rừng đua nhau khoe sắc. Đi một hồi đã lên đến ngọn núi chính, dòng thác trên núi buông xuống, tia nước bắn tung tóe. Liễu Ân tuy ham mê cảnh phồn hoa, nhưng lúc này cũng không khỏi thấy thoải mái. Ngẩng đầu nhìn lên, y vẫn còn nhớ mõm đá nhô ra ở phía trước mặt chính là nơi sư phụ dạy mình khinh công, chỉ vì từ nhỏ căn cơ của mình không tốt, bởi vậy không luyện khinh công đến mức đăng phong tạo cực. Y lại nhớ tảng đá lớn bên cạnh dòng suối là nơi mình thử trượng, dấu trượng trên đá chắc vẫn còn. Liễu Ân vừa đi vừa nghĩ ngợi, một hồi sau đã cùng Lý Nguyên lên đến đỉnh núi.
Trên đỉnh núi, hai con chim điêu của Độc tý thần ni bay lượn kêu vang trời tựa như tiếp khách. Liễu Ân kêu: “Tiểu bạch tiểu hắc”. Hai con điêu bay lướt qua đầu Liễu Ân, Liễu Ân kêu lên: “Ồ, tiểu bạch tiểu hắc chẳng thèm để ý đến ta nữa!” chợt nhớ rằng năm nay mình đã gần sáu mươi, rời khỏi Mang Sơn cũng hơn hai mươi năm, “tiểu bạch tiểu hắc” cũng trở thành “lão bạch lão hắc” cả rồi.
Hai con chim điêu xuất hiện, Lý Nguyên phấn chấn tinh thần, tiếp tục bước tới, từ xa có thể nhìn thấy khu vườn mộ. Liễu Ân chợt nói: “Ồ, bên đó có người”. Nói chưa dứt, Lữ Tứ Nương và Cam Phụng Trì đột nhiên xuất hiện, Liễu Ân thất kinh, quay người chụp Lý Nguyên, Lý Nguyên đã chạy ra xa, Lữ Tứ Nương huýt một tiếng sáo, hai con điêu từ trên không bổ xuống, Liễu Ân cả giận, quét cây thiền trượng lên ngang đầu, quát: “Hai con súc sinh các ngươi cũng dám bức hiếp ta!” hai con chim điêu chỉ lướt xuống rồi lại bay lên, chỉ trong chớp mắt, Lữ Tứ Nương đã vung kiếm phóng tới trước, dắt Lý Nguyên chạy lên.
Liễu Ân nổi cáu, Lữ Tứ Nương mỉm cười, trên núi có một đám người đi xuống, không những có sáu sư đệ mà cả Quan Đông tứ hiệp và Thiết chưởng thần đạn Dương Trọng Anh cũng đến. Châu Tầm lạnh lùng nói: “Liễu Ân, ngươi cũng tới sao?”
Lúc này Lý Nguyên mới biết người cứu mình là Lữ Tứ Nương, y rất kinh ngạc. Cam Phụng Trì đã thấy y bị thương ở vai, Lý Nguyên kể rõ mọi việc, Châu Tầm nói: “Hiếm có dịp ngươi đến đây, mời lên trước mộ sư phụ nói chuyện”.
Liễu Ân nghĩ cách thoát thân, cầm cây thiền trượng hiên ngang đi về phía trước, chỉ trong chốc lát đã đến vườn mộ, chỉ thấy bia mộ viết rằng “Tiền Minh công chúa võ lâm hiệp ni chi mộ” góc trái có ghi tên của các môn nhân: Châu Tầm, Lộ Dân Đảm, Tào Nhân Phụ, Bạch Thái Quan, Lý Nguyên, Cam Phụng Trì, Lữ Tứ Nương nhưng không có tên của Liễu Ân. Liễu Ân giằng cây thiền trượng xuống đất, nói: “Lập bia mộ này là chủ ý của ai? Ai viết chữ?”
Cam Phụng Trì nói: “Chính ta đã hỏi ý kiến các đồng môn rồi lập lên. Còn chữ trên bia mộ là do tam ca viết, thế nào?” Liễu Ân nói: “Vậy tại sao ngươi không hỏi ý ta? Trên bia mộ sao không có tên của ta?” Cam Phụng Trì im lặng không đáp. Châu Tầm nói: “Hôm nay chúng ta đã tề tựu ở đây, giờ hành lễ theo thứ tự”.
Bảy người xếp thành một hàng, Châu Tầm đứng đầu đang định hành lễ. Liễu Ân nhảy vọt tới trước, vỗ vù một chưởng đẩy Châu Tầm ra chiếm ở phía trước. Nói thì chậm, sự việc diễn ra rất nhanh, Lữ Tứ Nương phóng vọt lên chặn trước mộ, giơ ngang trường kiếm, lạnh lùng nói: “Đồng môn bọn ta tảo mộ, người ngoài không được tham dự. Ngươi muốn quỳ bái, phải đợi bọn ta tế xong đã”.
Liễu Ân kêu lên: “Phản rồi, phản rồi! Khi ta nhập môn ngươi vẫn còn chưa ra đời, thế mà giờ đây ngươi quản cả ta!” Châu Tầm phóng lên một tảng đá lớn nói: “Các đệ tử của Độc tý thần ni xin tế cáo trước linh tiền xuống sư phụ, đuổi phản đồ Liễu Ân ra khỏi sư môn. Nhân lúc các vị tiền bối võ lâm ở đây, hôm nay công cáo thiên hạ!” Liễu Ân phóng lên tảng đá, Lữ Tứ Nương cũng bước tới đứng bên cạnh Châu Tầm. Châu Tầm tiếp tục nói: “Phản đồ Liễu Ân phản sư phản đạo, hôm nay bọn đệ tử nghe theo di huấn của sư phụ, thanh lý môn hộ. Mong các vị tiền bối võ lâm làm chứng”. Châu Tầm nói xong, Cam Phụng Trì quát: “Liễu Ân, ngươi còn muốn bọn ta ra tay?” Liễu Ân cười lạnh, đột nhiên xoay người vọt một cái, cây thiền trượng múa thành một vòng tròn, Lộ Dân Đảm và Bạch Thái Quan vội tránh ra, Liễu Ân xông ra chạy lên ngọn núi phía bên trái. Đó là chỗ bọn Quan Đông tứ hiệp xem lễ, con gái của Tào Nhân Phụ là Tào Cẩm Nhi cùng Ngư Nương đang ngồi trên tảng đá trò chuyện, Liễu Ân đột nhiên xông tới, Ngư Nương kinh hoảng kêu một tiếng, rút đao phóng ra, Tào Cẩm Nhi chạy ra phía trước, bị Liễu Ân chụp trúng, y kêu lớn: “Ai dám lên đây!”
Cam Phụng Trì mắt như đổ lửa, cao giọng kêu: “Liễu Ân, ngươi thật vô sỉ! Sắp chết mà vẫn còn bức hiếp tiểu bối!” Liễu Ân cười ha hả, giơ Tào Cẩm Nhi lên không xoay một vòng, cười lạnh nói: “Tào Nhân Phụ, ngươi đã lớn tuổi, chắc là không trẻ con như bọn chúng, ngươi hãy nói một câu công bằng!”
Tào Nhân Phụ xếp hàng thứ tư trong các đồng môn, lớn hơn Liễu Ân đến hai tuổi. Tào Cẩm Nhi là con gái độc nhất của ông ta, bởi vậy ông ta cưng như trứng mỏng. Lúc này Tào Nhân Phụ thấy con gái trong tay Liễu Ân, lòng đau đớn vô cùng, rung giọng nói: “Liễu Ân, ngươi có còn là người không?” Liễu Ân cười hì hì, Tào Nhân Phụ nói: “Các đồng môn đã quyết định thì chẳng sai, dù ngươi có giết Cẩm Nhi, ta cũng nói ngươi là phản đồ!” lúc này Liễu Ân chợt thét một tiếng, vung tay ném Tào Cẩm Nhi xuống vực! Trủy thủ của Cam Phụng Trì và Mai Hoa châm của Bạch Thái Quan đều bắn về phía Liễu Ân nhưng nào trúng được y!
Mọi người đều kêu hoảng, Tào Nhân Phụ suýt nữa ngất xỉu. Lữ Tứ Nương đột nhiên vọt xuống sơn cốc, Liễu Ân mặt tái xanh, nói: “Hay thật, bọn tiểu bối các ngươi dám ám toán ta”. Cam Phụng Trì rút đao xông lên, xem ra sắp đánh nhau với Liễu Ân. Bạch Thái Quan kêu: “Ồ, bát muội đã lên, còn có một người nữa”. Chỉ trong chớp mắt, Lữ Tứ Nương đã bế Tào Cẩm Nhi phóng lên, Tào Nhân Phụ chạy tới đỡ Tào Cẩm Nhi, Lữ Tứ Nương nói: “Không sao!” Tào Nhân Phụ bế con gái vào lòng, chỉ thấy chân tay nàng bị thương, áo quần nhuốm máu nhưng vẫn còn sống, bất giác mừng đến phát khóc.
Té ra Tào Cẩm Nhi vốn tính tình cứng rắn, tuy võ công của nàng không bằng Liễu Ân, nhưng trong lúc nguy cấp vẫn nhớ đến một tuyệt chiêu cứu mạng mà Dịch Lan Châu đã dạy, nàng móc chân lên trên, đá trúng vào mạch môn của Liễu Ân, Liễu Ân buộc phải ném ra ngoài, may mà Lữ Tứ Nương khinh công cao cường, nhảy xuống chụp được chân của nàng nên mới cứu được.
Lúc này Cam Phụng Trì mới quát: “Liễu Ân, tên hèn hạ nhà ngươi còn dám đứng ở đây?” Liễu Ân tự cho mình là anh hùng, mắng rằng: “Ta hèn hạ? Ngươi có dám tử chiến với ta không?” Cam Phụng Trì nói: “Tự làm tự chịu, ngươi đã làm điều ác mà không chịu nhận. Chẳng phải là kẻ hèn nhát sao?” Liễu Ân cả giận, nói: “Được, chúng ta đến trước mộ sư phụ, ta phải xem thử các ngươi làm gì được ta?” Liễu Ân tuy nói cứng nhưng trong lòng đã hoảng, y đang định tìm lời thoát hiểm.
Liễu Ân bước đến trước mộ sư phụ, đứng ở chỗ cao nhất, cười lạnh nói: “Các ngươi mời nhiều bằng hữu võ lâm đến đây, ta có chết cũng chẳng sợ!” Cam Phụng Trì nói: “Nói càn, bọn ta thanh lý môn hộ, đâu cần mượn ta người ngoài!” Liễu Ân hơi yên lòng, lại nói: “Ngoại trừ Lữ Tứ Nương, sáu người các ngươi đều do ta đích thân dạy dỗ, các ngươi bảo thanh lý môn hộ, ta cũng thanh lý môn hộ, tốt xấu gì ta cũng là sư huynh của các người, coi như là một nửa sư phụ của các người, hôm nay các người phạm thượng, đồng tình giết thầy, trước tiên ta sẽ trừng phạt các ngươi, xem võ nghệ của các ngươi có đủ giết được ta hay không!” bọn Cam Phụng Trì vốn muốn cùng Lữ Tứ Nương vây công, nhưng thấy y huênh hoang, rõ ràng là nói sáu người họ không phải là đối thủ của y, Châu Tầm lên tiếng trước: “Hay lắm, bọn ta sẽ để cho ngươi chết được nhắm mắt, vậy ngươi muốn thế nào?” Lữ Tứ Nương nói: “Ta và ngươi không có tình đồng môn, hôm nay ngươi không thể nào thoát được!” Liễu Ân tức giận nói: “Nếu trận thứ nhất ta thua, các ngươi sẽ định tội, nếu ta thắng, sẽ lại tỉ thí với ả tiện tì kia!” trong số các đồng môn, y ngại nhất là Lữ Tứ Nương, nhưng nghĩ thầm: “Nếu đơn đả độc đấu chắc chắn có thể thắng nàng” nên mới dùng lời gạt nàng ra ngoài rồi vung gậy cao giọng kêu: “Được, các ngươi cùng xông lên!” rồi bổ một gậy về phía Châu Tầm!
Võ công của Châu Tầm không giỏi lắm, y rút cây kích gạt lên, chỉ thấy hai tay đều tê rần, Cam Phụng Trì phóng vọt tới, tay phải cầm đơn đao đánh một chiêu Bạt Vân Kiến Nhật, chém ngang qua, tay trái móc lại thi triển thủ pháp Cầm Nã móc mạch môn của Liễu Ân, rõ biết là không kìm chế y được, dụng ý chẳng qua là yểm hộ cho Châu Tầm. Liễu Ân lanh lẹ lạ thường, y quét đơn đao của Cam Phụng Trì ra, rồi đánh vù một chưởng, bề ngoài là đánh Cam Phụng Trì ở trước mặt nhưng thực sự là đánh Lộ Dân Đảm ở bên cánh trái, Châu Tầm lướt bước giơ kích đâm mũi kích vào sau ót của Liễu Ân, Liễu Ân rùng người xuống, cây trượng đẩy ra sau kêu keng một tiếng, gạt cây phương thiên họa kích của Châu Tầm bay ra, chưởng trái vỗ vào ngực của Lộ Dân Đảm, Bạch Thái Quan nhảy vọt lên, bổ cây Quỷ Đầu đao xuống, chàng ta liền múa tít Bàn long đao pháp, nhất thời một vòng ngân quang chói lòa trước mắt Liễu Ân, Liễu Ân buộc phải rút chưởng phòng thân, thi triển thủ pháp tay không đoạt binh khí lao vào Bạch Thái Quan, tay phải cầm thiền trượng quét một lượt mấy món binh khí ra ngoài. Lý Nguyên bị thương vẫn chưa bớt, y múa cây roi bảy đốt quét xuống hạ bàn của Liễu Ân, Liễu Ân xoáy cây thiền trượng, cây roi bảy đốt quấn lên cây trượng, Liễu Ân quát: “Đi!” rồi ngầm vận nội lực giật một cái, cây roi bảy đốt của Lý Nguyên bị chấn động đứt thành ba đoạn. Lý Nguyên cả kinh nhảy ra khỏi vòng, Châu Tầm nhặt cây kích tiếp tục xông lên, Tào Nhân Phụ nói: “Lục đệ, hãy nghỉ một lát”. Lý Nguyên nghiến răng: “Cùng tiến cùng lui, không giết lão tặc, thề không ngừng tay!” rồi tháo sợi đai ra, múa tít tựa như con Du long, vẫn triển khai chiêu số nhuyễn tiên. Sợi dây đai hoàn toàn không chịu lực, không sợ bị đánh đứt, tuy không dồn Liễu Ân vào chỗ chết nhưng cũng có tác dụng kìm chế. Tào Nhân Phụ sử dụng một cây thiết tì bà có thể khóa chụp các loại binh khí hoặc cổ tay, trong cây tì bà lại chứa ám khí, lúc này cũng liều mạng già xông tới, Liễu Ân không dám không đề phòng.
Đôi bên đánh nhau đến trời đất tối sầm, nhật nguyệt tắt ngấm. Liễu Ân dốc hết tuyệt kỹ, chỉ nghe trượng phong kêu lên vù vù, trong phạm vi mấy trượng đều là tiếng gió, những người có công lực hơi thấp đều bị trượng phong đánh lệch binh khí ra. Nhưng bọn Châu Tầm lấy sáu địch một hô ứng lẫn nhau, Liễu Ân cũng không dễ phá vỡ trận thế. Lại thêm Cam Phụng Trì chỉ kém Liễu Ân không bao nhiêu, chàng và Bạch Thái Quan hợp lực tấn công trung lộ, chặn cây thiền trượng của Liễu Ân. Tào Nhân Phụ và Lộ Dân Đảm tấn công ở mặt trái mỗi khi nguy cấp, Tào Nhân Phụ lại nhấn vào cây thiết tì bà phóng ra ám khí; Lý Nguyên và Châu Tầm tấn công cánh phải phối hợp kìm chế. Sáu người chia thành ba nhóm bao vây Liễu Ân.
Quần hùng trên núi đều kinh tâm động phách, tuy trong lòng nôn nóng nhưng không tiện rút đao tương trợ. Lữ Tứ Nương thì khí định thần nhàn, dựa vào gốc cây đứng xem, chốc chốc lại mỉm cười. Huyền Phong nói: “Xem ra Giang Nam lục hiệp không thắng được sư huynh của họ, trận thứ hai chỉ có một mình Lữ Tứ Nương càng khó thắng hơn, có lẽ tên hung tăng này sẽ thoát hiểm!”
Dương Trọng Anh nói: “Nếu y thắng liền hai trận, khi xuống núi chúng ta lại sẽ chặn đánh y tiếp. Chúng ta trừ hại cho võ lâm, chẳng liên quan gì đến việc họ thanh lý môn hộ”. Liễu Tiên Khai cười nói: “Lão tiền bối không cần lo lắng, lát nữa xin mời xem Lữ Tứ Nương ra tay”. Trong Quan Đông tứ hiệp, Liễu Tiên Khai đã từng lãnh giáo bản lĩnh của Lữ Tứ Nương nên rất có lòng tin đối với nàng.
Đôi bên đã quần thảo một canh giờ, bọn sáu người Châu Tầm đều cảm thấy công lực của Liễu Ân cao hơn trước, Liễu Ân cũng cảm thấy sáu sư đệ không còn như ngày trước. Trong lúc kịch chiến Liễu Ân dần dần toát mồ hôi trán, hơi thở nặng nề, hai bên vẫn khó phân thắng bại. Liễu Ân thầm nhủ: “Không xong, mình vốn có sở trường dẻo dai, nhưng lúc này không nên đánh lâu với bọn chúng nữa”. Thế là trượng pháp thay đổi, liên tục đánh ra những đòn sát thủ. Cam Phụng Trì và Bạch Thái Quan dốc hết toàn lực mới chặn được, bốn người kia không dám tiến tới gần, Liễu Ân đánh vù một trượng, binh khí của hai người Cam, Bạch đều dạt ra, y quát lớn: “Ngừng tay! Trận này coi như huề nhau, ta muốn xem công phu của ả tiện tì kia có tiến bộ gì hay không?” y nói thế có nghĩa tự coi mình là sư huynh Chưởng môn, nói xong nhảy ra khỏi vòng chiến, giơ ngang cây gậy trước ngực trừng mắt nhìn Lữ Tứ Nương.
Trận đánh này khiến Liễu Ân tốn không ít khí lực, bọn Châu Tầm cũng đã mệt rã rời. Cam Phụng Trì nghĩ, nếu cứ giằng co tiếp, sẽ nắm chắc phần thắng trong tay nhưng cũng có một hai người bị nội thương, bởi vậy mới cầm đao lui xuống, tỏ vẻ đồng ý. Bọn Châu Tầm cũng lùi theo. Lữ Tứ Nương mỉm cười, phóng vọt vào giữa sân.
Liễu Ân định thần, quát: “Nếu trận này ta thắng, đôi bên không được trả thù nhau”. Câu này cho thấy y đã hơi nhụt chí. Lữ Tứ Nương nói: “Xin tuân lệnh!” rồi đâm soạt tới một kiếm. Liễu Ân lật cây trượng, đánh một chiêu Phiên Giang Đảo Hải cuộn tới, bọn ba người Châu Tầm, Tào Nhân Phụ và Lý Nguyên chưa bao giờ thấy bản lĩnh của nàng tiểu sư muội, nhìn Liễu Ân đánh ra chiêu hiểm độc đều không khỏi thất kinh! Cam Phụng Trì nói: “Không sao!” chợt nghe Lữ Tứ Nương hú dài một tiếng, chân trái đạp vào đầu trượng, mượn lực đạp ấy lộn người lên lướt qua đầu Liễu Ân, người chưa hạ xuống đã đánh tròn cây Sương Hoa kiếm trên không trung, sử dụng chiêu số Bằng Bác Cửu Tiêu, đâm vào cái đầu trọc của Liễu Ân! Quần hùng đều khen hay, Liễu Ân vung cây trượng lướt lên, đánh ra một chiêu Cử Hỏa Thiêu Thiên, gạt kiếm của Lữ Tứ Nương ra, thầm thất kinh: “Công phu của ả tiện tì lại cao hơn trước nhiều”.
Lữ Tứ Nương thấy Liễu Ân sau trận đánh kịch liệt mà dư thế vẫn còn, nàng chẳng dám coi thường, thế là triển khai Huyền Nữ kiếm pháp, kiếm thế như cầu vồng tấn công tới. Liễu Ân múa cây thiền trượng, thấy chiêu phá chiêu, thấy thức phá thức, cũng có công có thủ.
Đánh được nửa canh giờ vẫn chưa phân thắng bại. Liễu Ân vừa thất kinh vừa hối hận: “Hừ, sớm biết như thế không nên tốn khí lực với sáu tên kia”. Lữ Tứ Nương thấy y có ý khiếp sợ, kiếm chiêu càng gắt hơn, đúng như sông dài biển rộng cuồn cuộn xốc tới. Liễu Ân nghiến răng quát lớn một tiếng, dốc hết nội gia chân lực múa tít cây trượng, một trượng như núi bao bọc kiếm quang của Lữ Tứ Nương!
Bọn Châu Tầm lại thất kinh, một hồi sau chỉ thấy một luồng ngân quang luồn qua lách lại trong rừng bóng trượng. Lúc này họ đã không nhìn thấy đâu là Liễu Ân đâu là Lữ Tứ Nương nữa.
Té ra Lữ Tứ Nương sớm liệu rằng cuối cùng rồi cũng sẽ quyết chiến với Liễu Ân, nên ngoại trừ kiếm pháp, trong thời gian năm năm ở Tiên Hà lĩnh, nàng đã âm thầm tu luyện nội công, nghiên cứu kỹ càng nội công yếu quyết của sư phụ và Dịch Lan Châu, bởi vậy tiến bộ rất nhiều về mặt nội công, so với Liễu Ân cũng chẳng kém bao nhiêu. Mà Liễu Ân vừa trải qua một trận kịch chiến, khí lực đã hao tổn mất một nửa, bởi vậy giờ đây Lữ Tứ Nương không những chiếm thượng phong về kiếm pháp mà cả về công lực cũng ngang tay với Liễu Ân! Trước đây sở dĩ Lữ Tứ Nương thua Liễu Ân là bởi công lực không thâm hậu bằng y, mà giờ đây công lực đôi bên lại ngang bằng nhau, Liễu Ân mới bạo dạn tấn công chẳng hề e ngại.
Với bản lĩnh của Liễu Ân, dẫu đã lọt xuống thế hạ phong nhưng vẫn có thể đánh thêm nửa ngày, thế mà giờ đây y lại nôn nóng lo sợ, cố gắng tốc chiến tốc quyết, dốc hết toàn lực liều mạng tấn công, Lữ Tứ Nương lấy khỏe đợi mệt, thừa cơ tấn công, lại đánh được nửa canh giờ, Liễu Ân đã lộ vẻ mệt nhọc, đang lúc kịch đấu quần hùng chợt nghe một trận cười dài, Liễu Ân cầm trượng tháo chạy, té ra y đã bị Lữ Tứ Nương đâm mù một mắt.
Lữ Tứ Nương khinh công trác tuyệt, nào để cho y chạy thoát, nàng phóng người lên, chặn trước mặt Liễu Ân, kiếm quang đánh ra loang loáng buộc Liễu Ân thối lui trở về!
Lúc này Liễu Ân tựa như một con hổ dữ bị thương, y múa cây thiền trượng kêu lên vù vù xông tới. Cam Phụng Trì kêu: “Bát muội cẩn thận!” Lữ Tứ Nương định thần ứng phó, thanh kiếm đánh tựa như bươm bướm xuyên hoa, bước chân lanh lẹ như linh miêu bắt chuột, người mềm mại như cành liễu đu đưa trước gió, Liễu Ân đánh cây thiền trượng sang phía Đông, nàng tránh phía Tây, Liễu Ân quét cây thiền trượng đến phía Nam nàng lách sang phía Bắc; nhưng không chỉ né tránh, trong khi né tránh nàng cũng liên tục tấn công. Lại một hồi kịch chiến, quần hùng chợt thấy hoa mắt, chỉ nghe Liễu Ân kêu thảm, con mắt còn lại cũng bị Lữ Tứ Nương đâm mù. Lữ Tứ Nương lách người tới, hớt ngang thanh kiếm, định cắt đầu Liễu Ân xuống, nàng chợt nghĩ lại dẫu sao y cũng là đại đệ tử của sư phụ, đã từng chỉ điểm võ công cho sáu sư huynh bởi vậy nên giữ cho xác y nguyên vẹn, nên kiếm đi được nửa đường đột nhiên thay đổi, mũi kiếm nàng điểm nhẹ vào huyệt đạo dưới be sườn của Liễu Ân một cái, Liễu Ân kêu lớn, phóng cây thiền trượng ra phía trước, trước khi chết mà kình đạo của y vẫn còn ghê gớm đến thế, Lữ Tứ Nương nghiêng mình lách qua, cây thiền trượng cắm sâu vào vách núi chỉ còn lộ ra một đoạn rất ngắn.
Liễu Ân có võ công tuyệt đỉnh, chỉ vì một ý nghĩ sai lầm mà đi vào nẻo tà, giờ đây phải chết thảm trước mộ sư phụ, quần hùng đều thở dài lấy đó làm gương. Cam Phụng Trì nghĩ trước đây y từng thay sư phụ truyền võ nghệ cho mình, bởi vậy cũng than: “Nếu huynh chịu nghe theo di huấn của sư phụ, đâu đến nỗi có kết quả như hôm nay”. Mọi người bàn bạc một hồi, quyết định chôn y bên cạnh mộ sư phụ, lập bia nói rõ mọi việc đã năn người đời sau. Mọi người đều quyết định do Lữ Tứ Nương chấp bút, Lữ Tứ Nương cùng Lộ Dân Đảm vào căn nhà đá trước kia Độc tý thần ni ở để tạc văn bia. Cam Phụng Trì ngồi một mình im lặng chẳng nói, chợt nghe bên ngoài tựa như có tiếng người, Lữ Tứ Nương cũng kinh ngạc, vội vàng đẩy cửa ra. Khi ra đến chỗ mộ địa chẳng thấy bóng người, nhưng đầu của Liễu Ân đã không còn nữa.
Chính là:
Đang mừng Mang Sơn diệt phản đồ, ngạc nhiên ban ngày mất thủ cấp.
Muốn biết sau đó thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook