Giải Mật
-
Chương 5-5
Cũng cần phải nói đến Nghiêm Thực.
Có thể vì Nghiêm Thực vứt bỏ Kim Trân để nâng mình lên, nên đã tạo ra sự ngăn cách, ông ta trở nên nhàn rỗi, không còn ở đơn vị nữa mà cùng với cô con gái lên tỉnh G ở. Đường cao tốc khiến cho tỉnh G và thành phố A gần nhau hơn, tôi xuất phát từ đơn vị 701 chỉ mất ba tiếng đồng hồ là lên đến tỉnh G và cũng không mất nhiều thì giờ để tìm được chỗ ở của con gái của ông, gặp được ông Thực đã già.
Trong tưởng tượng của tôi, ông Thực đeo kính cận thị nặng, hơn bảy mươi, gần tám mươi tuổi, mái tóc bạc trắng, ánh mắt giảo hoạt và bí ẩn, cho nên nhìn ông không hiền từ và nho nhã như một ông già. Lần đầu tiên gặp ông, ông đang ngồi trước bàn cờ vây, tay phải đang nắm hai quả bi rèn luyện sức khoẻ màu vàng, tay trái cầm quân cờ trắng, đang suy nghĩ. Nhưng trước mặt ông không có đối thủ, ông đánh cờ một mình. Đúng vậy, ông đang chơi cờ với mình, giống như mình nói chuyện với mình, có cảm giác buồn và cô đơn của người già nhưng chí chưa già.
Cháu gái của ông mười lăm tuổi, học sinh trung học, nói với tôi, ông nội của cháu sau khi về hưu kết duyên với cờ vây, ngày nào cũng đánh cờ, ngồi ngắm bàn cờ tiêu khiển thời gian, ông rất cao cờ, rất khó tìm được đối thủ, cho nên đánh cờ với sách cho đã thèm.
Ông ta đánh cờ một mình, nghĩa là đánh cờ với người giỏi cờ.
Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ bàn cờ. Ông tự hào nói với tôi, cờ vây rất hay, có thể xua đi nỗi cô đơn, rèn luyện trí óc, di dưỡng tinh thần, kéo dài tuổi thọ, vân vân. Sau khi nói cái lợi của cờ vây, ông tỏ ra tâm đắc, nói chơi cờ vây là bệnh nghề nghiệp của ông.
“Cho nên, người làm công tác phá khoá mật mã, số phận và chơi cờ có mối liên hệ tự nhiên, nhất là những người có cuộc đời bình dị, cuối cùng không gì khác hơn là mê cờ, giống như cướp biển, thuốc phiện, những năm cuối đời muốn làm từ thiện.
Ông giải thích.
Ví dụ của ông khiến tôi tiếp cận với một sự thật nào đó, nhưng...
Tôi hỏi ông: “Tại sao ông cứ nhấn mạnh đến cuộc đời bình dị?”
Ông suy nghĩ rồi nói: “Đối với những thiên tài phá khoá mật mã, nhiệt tình và trí tuệ của họ có thể phát huy trong công việc. Nói một cách khác, tài năng của họ được sử dụng thường xuyên, được sử dụng cho công việc, tinh thần phấn chấn và được phát huy nên cũng được yên tĩnh, sâu xa và không bị áp lực, cũng không bị khô cằn. Không bị áp lực nên cũng không cần xả áp lực, không bị khô cằn nên cũng không cần khát khao yêu cầu tái sinh. Cho nên, đã là thiên tài những năm cuối đời của họ, trong quá trình tổng kết và nhớ lại, họ sẽ lắng nghe được những hồi âm đẹp của bản thân.
“Còn như tôi một cuộc đời bình dị - những người trong cuộc gọi những người như chúng tôi là nửa bầu trời, ý nói có một phần của thiên tài nhưng chưa có sự nghiệp của thiên tài, mấy chục năm sống trong tìm kiếm và áp lực, tài năng chưa được toả sáng, những người như thế về cuối đời không có gì để nhớ lại, cũng chẳng có gì để tổng kết, vậy thì, cuối đời họ làm gì? Hay là vẫn bận bịu, vô thức bận bịu kiếm tìm đất dụng võ, cố gắng giãy giụa trước khi chết? Say mê cờ chính là như thế, là một phần trong đó.
“Thứ hai, xét từ một góc độ khác, các thiên tài một đời khắc khổ đào sâu nghiên cứu, ý đồ sâu xa, đôi chân tư tưởng đi thật xa trên con đường nhỏ hẹp, cho dù lòng có ý nghĩ khác, muốn làm việc khác, nhưng đầu óc đã cố định một hướng, không thể rút ra nổi (ông dùng chữ rút ra khiến tôi thấy gai cả người, cho dù tôi cố nâng tinh thần lên rồi). Não lực của họ, lưỡi gươm tư tưởng của họ không có cách nào vung vẩy múa võ, chỉ có thể đâm chọc như một mũi kim, chọc thẳng. Anh có biết nguồn gốc căn bệnh của người điên không? Thiên tài thất thường và điên cờ cùng một con đường, đều do quá say mê. Anh mời họ đánh cờ vào những năm cuối đời? Không thể được, không còn đánh được nữa.”
Ông nói thêm như để chuẩn bị kết thúc: “Tôi vẫn cho rằng, thiên tài và điên là một cặp đối lập cao độ, thiên tài và điên như hai cánh tay bên phải và bên trái, là hai đầu vươn ra ngoài của cơ thể con người, chẳng qua hai chi khác nhau ở hai hướng. Trong toán học có khái niệm cực đại và cực tiểu, với một ý nghĩa nào đó, thiên tài là cực đại, điên là cực tiểu. Mà trong toán học cực đại và cực tiểu được coi là đồng nhất, đồng nhất vô cực. Cho nên, tôi vẫn thường nghĩ, một ngày nào đó nhân loại phát triển đến một trình độ nhất định, biết đâu điên cũng giống như thiên tài kiệt xuất, tạo sự nghiệp to lớn cho chúng ta. Không nói những chuyện khác, chỉ nói mật mã thôi nhé. Anh nghĩ, nếu chúng ta có thể tư duy như một người điên (tức là không tư duy gì) để suy nghĩ về một bộ mật mã, vậy bộ mật mã ấy không có người phá. Thật ra, sự nghiệp nghiên cứu mật mã là sự nghiệp gần với người điên, càng tiếp cận người điên tức là càng tiếp cận với thiên tài, ngược lại, càng là thiên tài lại càng gần với người điên, về mặt cấu tạo, thiên tài và người điên tương hô tương ứng, thật sự đáng ngạc nhiên. Cho nên tôi không kì thị người điên, là bởi tôi cảm thấy trong con người họ biết đâu ẩn chứa bảo bối, chẳng qua chúng ta chưa phát hiện mà thôi. Họ giống như một khu mỏ mật mã, chờ chúng ta khai thác.”
Nghe ông nói, tinh thần tôi như được tắm gội, có cảm giác tâm linh như được đánh bóng, tưởng như nơi sâu thẳm tâm hồn chất chứa bụi đất, từng lời nói của ông cứ thao thao tẩy rửa bụi trần, khiến tâm linh âm u của tôi như được bừng sáng. Khoan khoái quá, sung sướng quá! Tôi lắng nghe, tận hưởng, đắm say, tưởng như mất hẳn mạch suy tư, cho đến khi ánh mắt chạm vào những quân cờ đen trắng trên mặt bàn mới sực nhớ câu hỏi:
“Vậy ông đã mê cờ như thế nào?”
Ông đặt mình lên cái ghế mây, giọng nói vừa vui vừa tự trào: “Đấy là cuộc đời bình dị của tôi.”
“Không!” Tôi hỏi lại: “Ông phá được mật mã hắc mật, làm sao có thể nói là bình thường?”
Ánh mắt của ông trở nên đờ đẫn, toàn thân co rúm lại, cái ghế kêu cót két, tưởng như suy nghĩ làm cơ thể ông nặng thêm. Lặng đi một lúc lâu, ông ngước mắt nhìn tôi, hỏi rất nghiêm túc: “Anh có biết tôi đã phá khoá hắc mật như thế nào không?”
Tôi thành khẩn lắc đầu.
Anh có muốn biết không?”
“Tất nhiên.”
“Vậy tôi nói với anh, ấy là Kim Trân giúp tôi phá hắc mật.” Ông như cầu cứu: “Ôi, không, không, phải nói là Kim Trân phá khoá hắc mật, không phải tôi.”
“Kim Trân?” Tôi giật mình. “Chẳng phải anh ấy đã... gặp tai hoạ?”
Tôi không nói điên.
“Đúng vậy, anh ấy có chuyện, anh ấy điên. Nhưng anh không nghĩ được rằng, từ tai hoạ của anh ấy, tôi trông thấy bí mật của hắc mật.”
“Là như thế nào?” Tâm linh tôi căng thẳng như muốn vỡ đôi.
“Nói ra dài lắm.”
Ông thở dài, ánh mắt nhìn đi chỗ khác, ông như chìm vào quá khứ.
Có thể vì Nghiêm Thực vứt bỏ Kim Trân để nâng mình lên, nên đã tạo ra sự ngăn cách, ông ta trở nên nhàn rỗi, không còn ở đơn vị nữa mà cùng với cô con gái lên tỉnh G ở. Đường cao tốc khiến cho tỉnh G và thành phố A gần nhau hơn, tôi xuất phát từ đơn vị 701 chỉ mất ba tiếng đồng hồ là lên đến tỉnh G và cũng không mất nhiều thì giờ để tìm được chỗ ở của con gái của ông, gặp được ông Thực đã già.
Trong tưởng tượng của tôi, ông Thực đeo kính cận thị nặng, hơn bảy mươi, gần tám mươi tuổi, mái tóc bạc trắng, ánh mắt giảo hoạt và bí ẩn, cho nên nhìn ông không hiền từ và nho nhã như một ông già. Lần đầu tiên gặp ông, ông đang ngồi trước bàn cờ vây, tay phải đang nắm hai quả bi rèn luyện sức khoẻ màu vàng, tay trái cầm quân cờ trắng, đang suy nghĩ. Nhưng trước mặt ông không có đối thủ, ông đánh cờ một mình. Đúng vậy, ông đang chơi cờ với mình, giống như mình nói chuyện với mình, có cảm giác buồn và cô đơn của người già nhưng chí chưa già.
Cháu gái của ông mười lăm tuổi, học sinh trung học, nói với tôi, ông nội của cháu sau khi về hưu kết duyên với cờ vây, ngày nào cũng đánh cờ, ngồi ngắm bàn cờ tiêu khiển thời gian, ông rất cao cờ, rất khó tìm được đối thủ, cho nên đánh cờ với sách cho đã thèm.
Ông ta đánh cờ một mình, nghĩa là đánh cờ với người giỏi cờ.
Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ bàn cờ. Ông tự hào nói với tôi, cờ vây rất hay, có thể xua đi nỗi cô đơn, rèn luyện trí óc, di dưỡng tinh thần, kéo dài tuổi thọ, vân vân. Sau khi nói cái lợi của cờ vây, ông tỏ ra tâm đắc, nói chơi cờ vây là bệnh nghề nghiệp của ông.
“Cho nên, người làm công tác phá khoá mật mã, số phận và chơi cờ có mối liên hệ tự nhiên, nhất là những người có cuộc đời bình dị, cuối cùng không gì khác hơn là mê cờ, giống như cướp biển, thuốc phiện, những năm cuối đời muốn làm từ thiện.
Ông giải thích.
Ví dụ của ông khiến tôi tiếp cận với một sự thật nào đó, nhưng...
Tôi hỏi ông: “Tại sao ông cứ nhấn mạnh đến cuộc đời bình dị?”
Ông suy nghĩ rồi nói: “Đối với những thiên tài phá khoá mật mã, nhiệt tình và trí tuệ của họ có thể phát huy trong công việc. Nói một cách khác, tài năng của họ được sử dụng thường xuyên, được sử dụng cho công việc, tinh thần phấn chấn và được phát huy nên cũng được yên tĩnh, sâu xa và không bị áp lực, cũng không bị khô cằn. Không bị áp lực nên cũng không cần xả áp lực, không bị khô cằn nên cũng không cần khát khao yêu cầu tái sinh. Cho nên, đã là thiên tài những năm cuối đời của họ, trong quá trình tổng kết và nhớ lại, họ sẽ lắng nghe được những hồi âm đẹp của bản thân.
“Còn như tôi một cuộc đời bình dị - những người trong cuộc gọi những người như chúng tôi là nửa bầu trời, ý nói có một phần của thiên tài nhưng chưa có sự nghiệp của thiên tài, mấy chục năm sống trong tìm kiếm và áp lực, tài năng chưa được toả sáng, những người như thế về cuối đời không có gì để nhớ lại, cũng chẳng có gì để tổng kết, vậy thì, cuối đời họ làm gì? Hay là vẫn bận bịu, vô thức bận bịu kiếm tìm đất dụng võ, cố gắng giãy giụa trước khi chết? Say mê cờ chính là như thế, là một phần trong đó.
“Thứ hai, xét từ một góc độ khác, các thiên tài một đời khắc khổ đào sâu nghiên cứu, ý đồ sâu xa, đôi chân tư tưởng đi thật xa trên con đường nhỏ hẹp, cho dù lòng có ý nghĩ khác, muốn làm việc khác, nhưng đầu óc đã cố định một hướng, không thể rút ra nổi (ông dùng chữ rút ra khiến tôi thấy gai cả người, cho dù tôi cố nâng tinh thần lên rồi). Não lực của họ, lưỡi gươm tư tưởng của họ không có cách nào vung vẩy múa võ, chỉ có thể đâm chọc như một mũi kim, chọc thẳng. Anh có biết nguồn gốc căn bệnh của người điên không? Thiên tài thất thường và điên cờ cùng một con đường, đều do quá say mê. Anh mời họ đánh cờ vào những năm cuối đời? Không thể được, không còn đánh được nữa.”
Ông nói thêm như để chuẩn bị kết thúc: “Tôi vẫn cho rằng, thiên tài và điên là một cặp đối lập cao độ, thiên tài và điên như hai cánh tay bên phải và bên trái, là hai đầu vươn ra ngoài của cơ thể con người, chẳng qua hai chi khác nhau ở hai hướng. Trong toán học có khái niệm cực đại và cực tiểu, với một ý nghĩa nào đó, thiên tài là cực đại, điên là cực tiểu. Mà trong toán học cực đại và cực tiểu được coi là đồng nhất, đồng nhất vô cực. Cho nên, tôi vẫn thường nghĩ, một ngày nào đó nhân loại phát triển đến một trình độ nhất định, biết đâu điên cũng giống như thiên tài kiệt xuất, tạo sự nghiệp to lớn cho chúng ta. Không nói những chuyện khác, chỉ nói mật mã thôi nhé. Anh nghĩ, nếu chúng ta có thể tư duy như một người điên (tức là không tư duy gì) để suy nghĩ về một bộ mật mã, vậy bộ mật mã ấy không có người phá. Thật ra, sự nghiệp nghiên cứu mật mã là sự nghiệp gần với người điên, càng tiếp cận người điên tức là càng tiếp cận với thiên tài, ngược lại, càng là thiên tài lại càng gần với người điên, về mặt cấu tạo, thiên tài và người điên tương hô tương ứng, thật sự đáng ngạc nhiên. Cho nên tôi không kì thị người điên, là bởi tôi cảm thấy trong con người họ biết đâu ẩn chứa bảo bối, chẳng qua chúng ta chưa phát hiện mà thôi. Họ giống như một khu mỏ mật mã, chờ chúng ta khai thác.”
Nghe ông nói, tinh thần tôi như được tắm gội, có cảm giác tâm linh như được đánh bóng, tưởng như nơi sâu thẳm tâm hồn chất chứa bụi đất, từng lời nói của ông cứ thao thao tẩy rửa bụi trần, khiến tâm linh âm u của tôi như được bừng sáng. Khoan khoái quá, sung sướng quá! Tôi lắng nghe, tận hưởng, đắm say, tưởng như mất hẳn mạch suy tư, cho đến khi ánh mắt chạm vào những quân cờ đen trắng trên mặt bàn mới sực nhớ câu hỏi:
“Vậy ông đã mê cờ như thế nào?”
Ông đặt mình lên cái ghế mây, giọng nói vừa vui vừa tự trào: “Đấy là cuộc đời bình dị của tôi.”
“Không!” Tôi hỏi lại: “Ông phá được mật mã hắc mật, làm sao có thể nói là bình thường?”
Ánh mắt của ông trở nên đờ đẫn, toàn thân co rúm lại, cái ghế kêu cót két, tưởng như suy nghĩ làm cơ thể ông nặng thêm. Lặng đi một lúc lâu, ông ngước mắt nhìn tôi, hỏi rất nghiêm túc: “Anh có biết tôi đã phá khoá hắc mật như thế nào không?”
Tôi thành khẩn lắc đầu.
Anh có muốn biết không?”
“Tất nhiên.”
“Vậy tôi nói với anh, ấy là Kim Trân giúp tôi phá hắc mật.” Ông như cầu cứu: “Ôi, không, không, phải nói là Kim Trân phá khoá hắc mật, không phải tôi.”
“Kim Trân?” Tôi giật mình. “Chẳng phải anh ấy đã... gặp tai hoạ?”
Tôi không nói điên.
“Đúng vậy, anh ấy có chuyện, anh ấy điên. Nhưng anh không nghĩ được rằng, từ tai hoạ của anh ấy, tôi trông thấy bí mật của hắc mật.”
“Là như thế nào?” Tâm linh tôi căng thẳng như muốn vỡ đôi.
“Nói ra dài lắm.”
Ông thở dài, ánh mắt nhìn đi chỗ khác, ông như chìm vào quá khứ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook