Giấc Mơ Tuổi Trẻ
-
Chương 9: Dũa ngọc
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
“Mẹ kiếp! Đúng là con nít quỷ! Hừ, tao phải diệt nó từ trong trứng nước mới được!” tiếng gầm gừ của ai đó cho thấy tâm trạng đang cực kì tồi tệ hại, nhất là khi người ta lượn qua lượn lại thấy bảy đứa con gái thuộc hệ tộc ‘rắc rối lũy thừa’ đang ngồi túm tụm một góc với nhau, liền tự động dọn chỗ ra xa một chút.
Có thể nói tôi không có duyên với hoa đào, nhưng lại đặc biết có duyên với hiệp nữ các loại. Thí dụ như ở nhà tôi có mẹ sư phụ, dì Hai sư thái, tiếp đó là một dàn quân hùng hậu của ‘dã man nữ tộc.’ Ở trường, tôi và sáu đứa kia cộng lại, có thể coi là ‘giang hồ thất nữ hiệp’ chuyên môn chọc phá, gây thù chuốc oán, đánh uyên ương, vân vân và mây mây.
Nếu nói lên giữa cột cờ phạt đứng là việc làm thiêng liêng cần có để đánh dấu một thời học sinh, thì bảy đứa chúng tôi coi như là đã đứng trên đỉnh vinh quang của toàn thể đồng bào học sinh. Cho nên, mỗi khi bảy đứa tôi tụ lại một góc xì xầm là chắc chắn có chuyện trọng đại sắp xảy ra.
Tuy nhiên, mọi người lần này phải thất vọng rồi, bởi vì những lần tụ tập đó đều vì muốn đay nghiến người chứ không có ý hại người. Giữa lúc bọn họ đang sôi sục tinh thần chà đạp cặp đôi nào đó, tôi lại quăng ra trái bom tiếp theo, “Nhà tao sắp di dân rồi.”
“HẢ?”
“Mày nói giỡn?”
Đợi tụi nó lắng xuống, tôi lại nói, “Không giỡn, ông bà nội tao làm giấy bảo lãnh nhà tao lâu rồi, ba tuần nữa phỏng vấn.”
“Mày… đi thật?”
“Tụi mày thấy sao?”
Mấy đứa nó nhìn nhau, hồi sau mới tiu nghỉu nói, “Đi đi, có điều kiện thì đi đi. Tao thấy bao nhiêu đứa muốn du học mà có được đâu, tốn tiền nhiều mà còn không đi được, mày đi được thì cứ đi…”
“Với lại, ở bển tương lai nhiều hơn…”
‘Tương lai’ hai chữ này có sức mạnh thật lớn lao, khiến người ta không chút chần chừ mà vứt bỏ hiện tại. Tôi cũng từng là một trong số đó. Muốn làm một lựa chọn thì phải biết bên nào lợi, bên nào hại, nhưng nếu đã là chuyện của tương lai thì ai biết được lợi ở đâu, hại chỗ nào? Bây giờ nghĩ lại thì tất cả đã là chuyện của quá khứ, chẳng thể lập lại, cũng không biết sai ở đâu mà sửa, làm sao mà sửa.
Hài lòng? Tất nhiên là hài lòng, vấn đề vật chất quá đầy đủ, nhưng nếu con người sống chỉ quan trọng vật chất thì chẳng khác gì miếng ngói lợp nhà, bởi vì miếng ngói vĩnh viễn không thể phát sáng như miếng ngọc.
Tôi vô tình biến mình trở thành miếng ngọc bị vùi lại trong đá, không ai đẽo gọt.
Những năm đầu sống ở nước ngoài, lạ nước lạ cái, khác biệt ngôn ngữ mang tới nhiều khó khăn, do đó tính cách của tôi cũng dần thay đổi. Có từng xem Zombie thì biết, tôi càng ngày càng tiến hóa theo chiều hướng Zombie. Ngoài làm những việc cần làm, nghĩ những việc cần nghĩ, tôi dần mất cảm giác vui thích, chỉ thấy mọi thứ thật nhạt nhẽo, vô vị. Không biết mình muốn gì, chỉ biết máy móc chạy theo thói quen sống bận rộn, tôi trở thành người lạnh nhạt, thực tế và vật chất từ khi nào, chính tôi còn không rõ.
Nếu nói vật chất là thể xác, thì tôi đang sống rất tốt, nhưng nếu nói về tâm hồn, thì tôi dường như chỉ đang sống lay lắt tạm bợ. Cái cảm giác trống rỗng, không ngừng nghỉ, không giây phút nào bình an trở thành căn bệnh nan y của tôi.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được tin tức của mấy đứa bạn trong nhóm, nhưng dường như chúng tôi đều đã ngầm thống nhất với nhau, không bao giờ đề cập đến hai người ấy.
Cho đến một ngày, anh tựa như một giấc mơ lướt qua cuộc sống tất bật của tôi, khi tôi giật mình tỉnh lại, thì anh lại đi mất rồi. Như một kẻ mộng du, khoảnh khắc anh chợt đến lại chợt đi ấy, tôi đã không biết bao nhiêu lần hồi tưởng.
Vẫy vùng chìm trong biển mặn, khi tôi lờ mờ nhận ra điều gì đấy trong tâm hồn rạn nứt của mình, chỉ tâm niệm một điều: chỉ cần tìm thấy anh, tôi sẽ được cứu thoát khỏi làn nước mênh mông này. Đáng tiếc, chỉ một tin ngắn trên phây đã một cước đạp tôi chìm sâu, anh kết hôn.
Lúc ấy, tôi dường như có thể cảm nhận được từng tấc da thịt nóng bỏng, tựa như bị ai đó tát cho mấy bạt tai. Trong khi tôi còn chậm chạp không chịu tỉnh mộng, thì anh đã xa tôi từ lâu, rất lâu rồi. Tôi không có can đảm tìm hiểu cô dâu là ai, trong đầu lại bất giác nhớ tới lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau trước khi tôi rời Việt Nam…
Năm đó, mặc dù không nhất thiết phải thi, nhưng vì tôi muốn cùng các bạn mình lần cuối cùng trải nghiệm cảm giác trường lớp đáng quý này, nên cũng đã dốc sức ôn thi. Hơn nữa, chỉ có cái cớ này là hợp lý nhất để tôi tránh mặt anh. Cứ nghĩ mình đã chuẩn bị tốt lắm, nhưng ngay đêm trước kì thi, không hiểu anh bị ngọn gió độc nào giật trúng mà chạy sang nhà tìm tôi.
“Có gì không?” tôi thờ ơ hỏi, tay vẫn hí hoáy làm bài.
Anh đặt bàn tay thon dài của mình chắn ngang giữa vở tôi, buộc tôi phải ngẩng đầu nhìn anh, vị chua từ trong bao tử tôi quặn dậy. Anh cau có, mắt sáng rõ nhìn như thể muốn xuyên thấu tôi, hỏi, “Em giận cái gì?”
Giận? Có gì để giận đây? Mà dù có, thì tôi có quyền lên mặt ầm ĩ, gây gổ, làm mình làm mẩy với anh sao? Không có, tôi cũng không phải là đứa thích tự bôi tro trét trấu lên mặt mình.
Tôi bảo tôi không giận.
Anh đập luôn tay kia lên bàn, chồm người tới nhìn tôi, nghiến răng nghiến lợi, “Không giận, vậy sao quà anh đưa em không lấy? Anh đưa anh đón em cũng không chịu? Thấy anh là trốn biệt?”
“Mắc ói.”
“Gì?”
“Anh, làm tôi mắc ói! Tôi ghét nó, anh thì cứ dây dưa với nó! Tôi gai mắt! Tôi chịu hết nổi rồi! Hai người làm ơn dắt nhau cút xa một chút!”
Tôi và anh, không biết từ khi nào, mỗi lần nói chuyện nghiêm túc với nhau đều dẫn đến cải vã. Anh đối với người khác thì rất hòa nhã, không hề chấp nhất hơn thua, nhưng chưa bao giờ chịu kiên nhẫn với tôi dù chỉ một chút xíu thôi. Lúc tôi vừa nói xong, anh cũng ngang nhiên hất hết sách vở trên bàn tôi xuống đất, tướng tá giống như khủng long phun lửa khiến tôi thất kinh. Sau đó chỉ nhìn tôi chằm chằm rồi bỏ về, để lại một đống lộn xộn.
Máu nóng xông lên não, tôi tức quá cũng không thèm ôn iếc gì nữa, cứ vậy lăn lên giường tắt đèn ngủ.
Sáng hôm sau, tôi nộp giấy trắng môn văn.
Haha, đời học sinh được một lần nộp bài thi giấy trắng, cảm giác cực kì thành tựu. Cứ nhìn vẻ mặt của các thầy cô giáo thì biết. Chủ nhiệm bộ môn văn còn trịnh trọng mời tôi lên văn phòng, hỏi tôi có ý kiến gì với cách ra đề của thầy ấy hay sao, xong lại nói một đống lời giảng giải, bàn đề, cuối cùng hẹn sau khi xong kỳ thi thì sẽ xếp ngày để cho tôi thi lại.
Cuối cùng, tôi vẫn không thi lại, vì tôi cảm thấy, đây là coi như là cống hiến lớn lao nhất của mình cho mái trường và các bạn thân yêu. Tin chắc điều này sẽ được ghi lại trong lịch sử của trường, và là nỗi ám ảnh rất lâu rất lâu trong cuộc đời dạy học của chủ nhiệm bộ môn đáng kính. Cô chủ nhiệm lại đặc biệt nhìn tôi với ánh mắt tán thưởng, vờ vịt mắng nhiếc vài câu rồi cho qua, bởi vì trước khi kì thi bắt đầu, ba kính yêu của tôi đã lên làm thủ tục thôi học, rút học bạ của tôi rồi. Hôm đó tôi còn đang trong lớp, con Lan sau khi đi vệ sinh về thì xì xào kéo cả đám ra ban công nhiều chuyện. Trên hành lang, các thầy cô giám thị cũng đang ngơ ngác nên không ai đuổi chúng tôi vào trong. Tôi nương theo sự phấn khích kì quái của bọn chúng nhìn xuống cổng trường, chỉ thấy một chiếc xe hơi quen mắt chậm rãi tiến vào.
Từ trên ghế lái nhảy xuống là chú Trung quản lý, người quen. Chú Trung lại lạch đạch mở cửa cho một người mặc bộ vest rất ư là trịnh trọng xuống xe, người này cực kì quen, vì đó là ba kính yêu của tôi. Đã biết ba tôi sẽ đích thân tới trường tôi một lần, nhưng không ngờ lại tới mà không thông báo trước, còn giở trò màu mè như vậy, làm tôi thật khó đỡ. Còn may là trong lớp ngoài sáu đứa kia đã ghé nhà tôi mấy lần thì không có ai biết mặt ba tôi. Cho nên việc ba rút học bạ thì không ai biết, chỉ huyên náo chuyện ‘thanh tra sở’ bất ngờ ghé thăm trường, còn ngồi uống trà tán dóc với thầy hiệu trưởng.
Tôi lắc đầu, ba ơi, ba cũng rảnh thiệt!
Vốn dĩ tôi tưởng làm lễ tổng kết xong, bạn bè ôm nhau khóc rống một hồi rồi lăn ra karaoke làm một bữa tiễn đưa hoành tráng là xong, vậy mà hôm đó lại xảy ra chuyện ngoài ý muốn: tôi đánh người.
Ừ, nghĩ lại, cúp học nè, trèo cây nè, leo tường nè, xì lốp xe nè, cột tà áo dài nè, phạt đứng, phạt cột cờ, nộp bài thi giấy trắng, cái gì tôi cũng làm hết rồi, chỉ có đánh người là chưa qua. Người mà tôi đánh cũng rất nổi tiếng, còn ai ngoài Trúc. Vốn dĩ quần chúng đã chờ đợi cuộc nắm tóc giựt đầu này suốt cả năm trời, mặc dù có trễ, nhưng cuối cùng đã đợi được.
Trước cổng trường, tôi đang hi hi ha ha quên cả đất trời với đám nữ hiệp kia thì có một giọng nói cực kì trong trẻo, thánh thót như tiếng chim cất lên, “Mỹ! Tụi mình nói chuyện chút được không?”
Nụ cười trên mặt cả đám chúng tôi cứng lại. Ngay cả King Kong và đám chiến hữu của anh chàng cũng đảo mắt trắng mà hầm hè theo mấy vị nữ hiệp của tôi. Thắm nheo mắt, bẻ tay, “Mày tránh qua đi, để con đó cho tụi tao!”
King Kong còn rất biết chìu người đẹp, hất hàm cười meo mắt, “Tụi anh đi lấy xe, có gì cứ kêu một tiếng.”
Tôi phá ra cười, quẹt nước mắt nói, “Trời ơi, có gì bự đâu! Nói chuyện thôi mà! Tụi bây đợi tao một chút.”
Bình tĩnh, tôi cực kì bình tĩnh, mặc dù vị chua không ngừng cuồn cuộn dâng lên trong cổ họng tôi. Nỗ lực điều chỉnh hô hấp của mình, tôi không muốn ói vào khuôn mặt trắng trẻo xinh đẹp kia. Tôi hất hàm, y hệt vẻ kiêu ngạo cự người của nhỏ Thúy, hỏi, “Có gì nói nhanh đi, bạn tôi đang đợi.”
Chưa gì hết mà nước mắt Trúc đã rót xuống như suối, khiến tôi có hơi sượng. Nói chuyện với mấy người ưa nước mắt thiệt là phiền, chưa nói được câu cú gì ra ôn ra khoai đã khóc sướt mướt như chết cha chết mẹ. Thật sự là quá phiền.
Tôi gắt giọng, “Không có gì vậy tôi đi.”
Tự dưng Trúc nhào tới chụp tay tôi lắc dữ dội, cao giọng, “Đừng giận nữa mà Mỹ! Mình biết cậu giận mình, nhưng mà… nhưng mà mình không cản được anh Kiệt! Ảnh cứ đòi đi gặp cậu cho được, làm cậu không thi được… Cậu thi lại đi, đừng giận ảnh nữa…”
Tôi đơ ra.
Tại làm sao mà xoay tới xoay lui, chuyện tôi nộp giấy trắng lại là do Trần Gia Kiệt? Mà dù có vì anh đi chăng nữa, thì vì sao người xin lỗi tôi lại là Trúc? Làm ơn đi, chưa gì mà đã tưởng mình là vợ người ta rồi chắc? Mẹ nó, có thứ đàn bà con gái nào mà lố lăng nhăng nhít như cô không?
Tôi hất tay Trúc, lùi lại một bước, lạnh giọng, “Tôi thi hay không mắc mớ gì tới mấy người? Nói xong chưa? Xong rồi thì bái bai!”
Tự dưng cô nàng lại nổi điên, thốt lên, “Cậu cần gì phải giở trò trẻ con như vậy? Dù cậu có ép ảnh thì ảnh cũng đâu có thích cậu được? Mỹ… sao cậu có thể giành người yêu của bạn mình được?”
Tôi nghe trong đầu mình ‘pực’ một phát, có sợi dây nào đó bị giật đứt mất tiêu, nên tôi hành động còn nhanh hơn chớp mắt. Trúc vừa dứt lời thì tôi đã vung tay đánh một phát, tiếng vang khắp sân trường. Trong khi Trúc còn chưa hoàn hồn, thì tôi đã vung tay thêm một tát nữa. Đánh cái nào thì tâm trạng khá hơn cái đó, tôi đã nghĩ, hôm đó nhất định phải đập cho hoa tươi thành hoa dập mới thôi, xem ra tôi cũng thuộc hệ ‘dã man nữ tộc’ như nhóc Tuyết, chẳng qua là có xu hướng ngầm bộc phát mà thôi.
Cô nàng không ngờ được tôi sẽ nổi cơn điên, nên sau khi ăn hai tát thì đơ mặt ra. Tay tôi còn giơ lên một lần nữa, nhưng đã bị người ta chụp lại giữa chừng.
Trần Gia Kiệt gương mặt tím tái trừng mắt dữ tợn nhìn tôi, quát, “Sao tự nhiên đánh người ta?”
“Tôi đã bảo anh đem nó cút ra xa một chút! Là nó chọc tôi trước!”
“Dù vậy em cũng không được đánh người! Nộp giấy trắng, thi lại rồi còn đánh người, em coi em có khác gì học sinh cá biệt không?”
“Rồi sao? Tôi thích!”
“Em làm vậy mà coi được? Không sợ bị kiểm điểm lưu ban hả?”
“Đờ! Lưu ban thì lưu ban, sợ qué gì! Chỉ cần là tôi thích thì cái gì cũng được!”
“Em… nói chuyện với anh như vậy đó sao?”
Trúc níu tay áo, núp sau anh thút thít, “Anh Kiệt… bỏ qua đi anh! Mỹ giận em, để bạn ấy đánh cho hết giận là được!”
Trước đây tôi hay xem phim, cảm thấy nhân vật nữ phản diện trong phim đóng quá đạt, có thể làm người ta ghét như vậy, nhưng cộng hết lại cũng không bằng Trúc. Cô ấy thật sự làm tôi phát ngấy, chỉ muốn ói vào mặt. Mười bảy tuổi mà công phu giả nai đã đạt đến trình độ này, tương lai nếu làm diễn viên thật sự sẽ có cống hiến lớn cho nền điện ảnh nước nhà.
Tôi trừng mắt nhìn Trúc, nói, “Yên tâm, tao không có giận mày, mà là ghét mày. Tởm lợm! Lố lăng phát ói!”
“Em thôi đi!”
“Tôi thích nói, anh làm gì tôi? Bây giờ tôi đánh chưa đã tay, anh cút ra!”
“Thật là hết nói!” vừa dứt lời, anh hất tay tôi ra.
Giày tuột dây làm tôi vấp ngã, cũng may là mấy người trong đám ‘hậu cần’ của tôi đỡ kịp, nếu không thì mất hết mặt mũi. Không bị ngã, nhưng mà cả người tôi đau như vừa ngã từ trên cao xuống, thật sự ê ẩm đến độ mắt mũi cay xè. Tôi níu tay Thắm thật chặt, dằn lại nước mắt, được ‘hậu cần’ của mình dẫn khỏi sân trường.
Phía sau truyền tới tiếng nói của anh, “Tối anh qua nhà tìm em!” nhưng tôi chẳng buồn dừng bước.
Tâm trạng không tốt, mọi người cũng không miễn cưỡng, đành hẹn nhau lúc khác. Về đến nhà, gặp chị ba Thu, Tuyết và anh hai Thiên ghé chơi, tôi nhịn không nổi òa ra khóc, vừa khóc vừa ôm hết hành lý đã chuẩn bị sẵn mấy ngày trước đó lên xe theo họ về nhà ngoại luôn, dù gì gia đình tôi cũng dọn về nhà ngoại trước khi xuất cảnh, đi sớm một hai ngày cũng chẳng sao. Ngồi trên xe, tôi rấm rức khóc không thành tiếng, ấm ức đến nỗi không thở được, làm anh hai Thiên phải dừng xe bên một mảnh đất chờ quy hoạch rộng bạt ngàn để chị ba Thu và Tuyết dìu tôi xuống mé đường nôn thốc nôn tháo.
Một tuần sau, Thắm dẫn đám nữ hiệp cùng King Kong và đám chiến hữu của anh kéo xuống nhà ngoại tôi chơi một chuyến ra hồn. Không ai nhắc tới chuyện hôm lễ tổng kết và những bê bối sau đó.
Năm ngày sau đó nữa, tôi theo gia đình ngồi trên máy bay, chính thức rời xa nơi chôn nhau cắt rốn. Người tiễn người đưa trong sân bay đông đảo, đến khi Thắm đăng những hình ảnh ở sân bay lên phây, thì tôi đã đặt chân đến nước Mỹ xa xôi, không một lần ngoảnh đầu nhìn lại.
Trước kia tôi luôn mong học được cách làm người lớn, muốn bình tĩnh kìm nén hết những suy nghĩ, hành động mà tôi cho là con nít, thì bây giờ, tôi không cần học cũng làm được. Ở Mỹ, tôi học được cách độc lập, rập khuôn, biết khom lưng cúi đầu thuận theo thời thế. Tựa như một dây chuyền sản xuất thịt đóng hộp, tất cả đều được sản xuất theo theo quy trình, giống nhau từ nhãn mác, thành phần, đến cả màu sắc và mùi vị.
Nói cách khác, một đứa con gái vẻ ngoài hòa nhã, lịch sự, có học thức, có thành tựu như tôi đều có thể thấy nhan nhản ở khắp nơi, nhiều đến phát ngấy. Tôi rất hợp với cuộc sống độc thân vô vị này, nhưng đồng thời cũng chỉ có tôi biết rõ, trong tâm tư tôi, có thứ gì đó đang chết dần, chết mòn theo thời gian.
Thời niên thiếu của tôi chính thức khép lại ở cái năm tôi mười sáu. Miếng ngọc của tôi không vỡ, cũng không được gọt dũa thành hình thù đàng hoàng, cứ dang dở nằm ở một xó trong núi ký ức cố tình bỏ quên.
Có thể nói tôi không có duyên với hoa đào, nhưng lại đặc biết có duyên với hiệp nữ các loại. Thí dụ như ở nhà tôi có mẹ sư phụ, dì Hai sư thái, tiếp đó là một dàn quân hùng hậu của ‘dã man nữ tộc.’ Ở trường, tôi và sáu đứa kia cộng lại, có thể coi là ‘giang hồ thất nữ hiệp’ chuyên môn chọc phá, gây thù chuốc oán, đánh uyên ương, vân vân và mây mây.
Nếu nói lên giữa cột cờ phạt đứng là việc làm thiêng liêng cần có để đánh dấu một thời học sinh, thì bảy đứa chúng tôi coi như là đã đứng trên đỉnh vinh quang của toàn thể đồng bào học sinh. Cho nên, mỗi khi bảy đứa tôi tụ lại một góc xì xầm là chắc chắn có chuyện trọng đại sắp xảy ra.
Tuy nhiên, mọi người lần này phải thất vọng rồi, bởi vì những lần tụ tập đó đều vì muốn đay nghiến người chứ không có ý hại người. Giữa lúc bọn họ đang sôi sục tinh thần chà đạp cặp đôi nào đó, tôi lại quăng ra trái bom tiếp theo, “Nhà tao sắp di dân rồi.”
“HẢ?”
“Mày nói giỡn?”
Đợi tụi nó lắng xuống, tôi lại nói, “Không giỡn, ông bà nội tao làm giấy bảo lãnh nhà tao lâu rồi, ba tuần nữa phỏng vấn.”
“Mày… đi thật?”
“Tụi mày thấy sao?”
Mấy đứa nó nhìn nhau, hồi sau mới tiu nghỉu nói, “Đi đi, có điều kiện thì đi đi. Tao thấy bao nhiêu đứa muốn du học mà có được đâu, tốn tiền nhiều mà còn không đi được, mày đi được thì cứ đi…”
“Với lại, ở bển tương lai nhiều hơn…”
‘Tương lai’ hai chữ này có sức mạnh thật lớn lao, khiến người ta không chút chần chừ mà vứt bỏ hiện tại. Tôi cũng từng là một trong số đó. Muốn làm một lựa chọn thì phải biết bên nào lợi, bên nào hại, nhưng nếu đã là chuyện của tương lai thì ai biết được lợi ở đâu, hại chỗ nào? Bây giờ nghĩ lại thì tất cả đã là chuyện của quá khứ, chẳng thể lập lại, cũng không biết sai ở đâu mà sửa, làm sao mà sửa.
Hài lòng? Tất nhiên là hài lòng, vấn đề vật chất quá đầy đủ, nhưng nếu con người sống chỉ quan trọng vật chất thì chẳng khác gì miếng ngói lợp nhà, bởi vì miếng ngói vĩnh viễn không thể phát sáng như miếng ngọc.
Tôi vô tình biến mình trở thành miếng ngọc bị vùi lại trong đá, không ai đẽo gọt.
Những năm đầu sống ở nước ngoài, lạ nước lạ cái, khác biệt ngôn ngữ mang tới nhiều khó khăn, do đó tính cách của tôi cũng dần thay đổi. Có từng xem Zombie thì biết, tôi càng ngày càng tiến hóa theo chiều hướng Zombie. Ngoài làm những việc cần làm, nghĩ những việc cần nghĩ, tôi dần mất cảm giác vui thích, chỉ thấy mọi thứ thật nhạt nhẽo, vô vị. Không biết mình muốn gì, chỉ biết máy móc chạy theo thói quen sống bận rộn, tôi trở thành người lạnh nhạt, thực tế và vật chất từ khi nào, chính tôi còn không rõ.
Nếu nói vật chất là thể xác, thì tôi đang sống rất tốt, nhưng nếu nói về tâm hồn, thì tôi dường như chỉ đang sống lay lắt tạm bợ. Cái cảm giác trống rỗng, không ngừng nghỉ, không giây phút nào bình an trở thành căn bệnh nan y của tôi.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được tin tức của mấy đứa bạn trong nhóm, nhưng dường như chúng tôi đều đã ngầm thống nhất với nhau, không bao giờ đề cập đến hai người ấy.
Cho đến một ngày, anh tựa như một giấc mơ lướt qua cuộc sống tất bật của tôi, khi tôi giật mình tỉnh lại, thì anh lại đi mất rồi. Như một kẻ mộng du, khoảnh khắc anh chợt đến lại chợt đi ấy, tôi đã không biết bao nhiêu lần hồi tưởng.
Vẫy vùng chìm trong biển mặn, khi tôi lờ mờ nhận ra điều gì đấy trong tâm hồn rạn nứt của mình, chỉ tâm niệm một điều: chỉ cần tìm thấy anh, tôi sẽ được cứu thoát khỏi làn nước mênh mông này. Đáng tiếc, chỉ một tin ngắn trên phây đã một cước đạp tôi chìm sâu, anh kết hôn.
Lúc ấy, tôi dường như có thể cảm nhận được từng tấc da thịt nóng bỏng, tựa như bị ai đó tát cho mấy bạt tai. Trong khi tôi còn chậm chạp không chịu tỉnh mộng, thì anh đã xa tôi từ lâu, rất lâu rồi. Tôi không có can đảm tìm hiểu cô dâu là ai, trong đầu lại bất giác nhớ tới lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau trước khi tôi rời Việt Nam…
Năm đó, mặc dù không nhất thiết phải thi, nhưng vì tôi muốn cùng các bạn mình lần cuối cùng trải nghiệm cảm giác trường lớp đáng quý này, nên cũng đã dốc sức ôn thi. Hơn nữa, chỉ có cái cớ này là hợp lý nhất để tôi tránh mặt anh. Cứ nghĩ mình đã chuẩn bị tốt lắm, nhưng ngay đêm trước kì thi, không hiểu anh bị ngọn gió độc nào giật trúng mà chạy sang nhà tìm tôi.
“Có gì không?” tôi thờ ơ hỏi, tay vẫn hí hoáy làm bài.
Anh đặt bàn tay thon dài của mình chắn ngang giữa vở tôi, buộc tôi phải ngẩng đầu nhìn anh, vị chua từ trong bao tử tôi quặn dậy. Anh cau có, mắt sáng rõ nhìn như thể muốn xuyên thấu tôi, hỏi, “Em giận cái gì?”
Giận? Có gì để giận đây? Mà dù có, thì tôi có quyền lên mặt ầm ĩ, gây gổ, làm mình làm mẩy với anh sao? Không có, tôi cũng không phải là đứa thích tự bôi tro trét trấu lên mặt mình.
Tôi bảo tôi không giận.
Anh đập luôn tay kia lên bàn, chồm người tới nhìn tôi, nghiến răng nghiến lợi, “Không giận, vậy sao quà anh đưa em không lấy? Anh đưa anh đón em cũng không chịu? Thấy anh là trốn biệt?”
“Mắc ói.”
“Gì?”
“Anh, làm tôi mắc ói! Tôi ghét nó, anh thì cứ dây dưa với nó! Tôi gai mắt! Tôi chịu hết nổi rồi! Hai người làm ơn dắt nhau cút xa một chút!”
Tôi và anh, không biết từ khi nào, mỗi lần nói chuyện nghiêm túc với nhau đều dẫn đến cải vã. Anh đối với người khác thì rất hòa nhã, không hề chấp nhất hơn thua, nhưng chưa bao giờ chịu kiên nhẫn với tôi dù chỉ một chút xíu thôi. Lúc tôi vừa nói xong, anh cũng ngang nhiên hất hết sách vở trên bàn tôi xuống đất, tướng tá giống như khủng long phun lửa khiến tôi thất kinh. Sau đó chỉ nhìn tôi chằm chằm rồi bỏ về, để lại một đống lộn xộn.
Máu nóng xông lên não, tôi tức quá cũng không thèm ôn iếc gì nữa, cứ vậy lăn lên giường tắt đèn ngủ.
Sáng hôm sau, tôi nộp giấy trắng môn văn.
Haha, đời học sinh được một lần nộp bài thi giấy trắng, cảm giác cực kì thành tựu. Cứ nhìn vẻ mặt của các thầy cô giáo thì biết. Chủ nhiệm bộ môn văn còn trịnh trọng mời tôi lên văn phòng, hỏi tôi có ý kiến gì với cách ra đề của thầy ấy hay sao, xong lại nói một đống lời giảng giải, bàn đề, cuối cùng hẹn sau khi xong kỳ thi thì sẽ xếp ngày để cho tôi thi lại.
Cuối cùng, tôi vẫn không thi lại, vì tôi cảm thấy, đây là coi như là cống hiến lớn lao nhất của mình cho mái trường và các bạn thân yêu. Tin chắc điều này sẽ được ghi lại trong lịch sử của trường, và là nỗi ám ảnh rất lâu rất lâu trong cuộc đời dạy học của chủ nhiệm bộ môn đáng kính. Cô chủ nhiệm lại đặc biệt nhìn tôi với ánh mắt tán thưởng, vờ vịt mắng nhiếc vài câu rồi cho qua, bởi vì trước khi kì thi bắt đầu, ba kính yêu của tôi đã lên làm thủ tục thôi học, rút học bạ của tôi rồi. Hôm đó tôi còn đang trong lớp, con Lan sau khi đi vệ sinh về thì xì xào kéo cả đám ra ban công nhiều chuyện. Trên hành lang, các thầy cô giám thị cũng đang ngơ ngác nên không ai đuổi chúng tôi vào trong. Tôi nương theo sự phấn khích kì quái của bọn chúng nhìn xuống cổng trường, chỉ thấy một chiếc xe hơi quen mắt chậm rãi tiến vào.
Từ trên ghế lái nhảy xuống là chú Trung quản lý, người quen. Chú Trung lại lạch đạch mở cửa cho một người mặc bộ vest rất ư là trịnh trọng xuống xe, người này cực kì quen, vì đó là ba kính yêu của tôi. Đã biết ba tôi sẽ đích thân tới trường tôi một lần, nhưng không ngờ lại tới mà không thông báo trước, còn giở trò màu mè như vậy, làm tôi thật khó đỡ. Còn may là trong lớp ngoài sáu đứa kia đã ghé nhà tôi mấy lần thì không có ai biết mặt ba tôi. Cho nên việc ba rút học bạ thì không ai biết, chỉ huyên náo chuyện ‘thanh tra sở’ bất ngờ ghé thăm trường, còn ngồi uống trà tán dóc với thầy hiệu trưởng.
Tôi lắc đầu, ba ơi, ba cũng rảnh thiệt!
Vốn dĩ tôi tưởng làm lễ tổng kết xong, bạn bè ôm nhau khóc rống một hồi rồi lăn ra karaoke làm một bữa tiễn đưa hoành tráng là xong, vậy mà hôm đó lại xảy ra chuyện ngoài ý muốn: tôi đánh người.
Ừ, nghĩ lại, cúp học nè, trèo cây nè, leo tường nè, xì lốp xe nè, cột tà áo dài nè, phạt đứng, phạt cột cờ, nộp bài thi giấy trắng, cái gì tôi cũng làm hết rồi, chỉ có đánh người là chưa qua. Người mà tôi đánh cũng rất nổi tiếng, còn ai ngoài Trúc. Vốn dĩ quần chúng đã chờ đợi cuộc nắm tóc giựt đầu này suốt cả năm trời, mặc dù có trễ, nhưng cuối cùng đã đợi được.
Trước cổng trường, tôi đang hi hi ha ha quên cả đất trời với đám nữ hiệp kia thì có một giọng nói cực kì trong trẻo, thánh thót như tiếng chim cất lên, “Mỹ! Tụi mình nói chuyện chút được không?”
Nụ cười trên mặt cả đám chúng tôi cứng lại. Ngay cả King Kong và đám chiến hữu của anh chàng cũng đảo mắt trắng mà hầm hè theo mấy vị nữ hiệp của tôi. Thắm nheo mắt, bẻ tay, “Mày tránh qua đi, để con đó cho tụi tao!”
King Kong còn rất biết chìu người đẹp, hất hàm cười meo mắt, “Tụi anh đi lấy xe, có gì cứ kêu một tiếng.”
Tôi phá ra cười, quẹt nước mắt nói, “Trời ơi, có gì bự đâu! Nói chuyện thôi mà! Tụi bây đợi tao một chút.”
Bình tĩnh, tôi cực kì bình tĩnh, mặc dù vị chua không ngừng cuồn cuộn dâng lên trong cổ họng tôi. Nỗ lực điều chỉnh hô hấp của mình, tôi không muốn ói vào khuôn mặt trắng trẻo xinh đẹp kia. Tôi hất hàm, y hệt vẻ kiêu ngạo cự người của nhỏ Thúy, hỏi, “Có gì nói nhanh đi, bạn tôi đang đợi.”
Chưa gì hết mà nước mắt Trúc đã rót xuống như suối, khiến tôi có hơi sượng. Nói chuyện với mấy người ưa nước mắt thiệt là phiền, chưa nói được câu cú gì ra ôn ra khoai đã khóc sướt mướt như chết cha chết mẹ. Thật sự là quá phiền.
Tôi gắt giọng, “Không có gì vậy tôi đi.”
Tự dưng Trúc nhào tới chụp tay tôi lắc dữ dội, cao giọng, “Đừng giận nữa mà Mỹ! Mình biết cậu giận mình, nhưng mà… nhưng mà mình không cản được anh Kiệt! Ảnh cứ đòi đi gặp cậu cho được, làm cậu không thi được… Cậu thi lại đi, đừng giận ảnh nữa…”
Tôi đơ ra.
Tại làm sao mà xoay tới xoay lui, chuyện tôi nộp giấy trắng lại là do Trần Gia Kiệt? Mà dù có vì anh đi chăng nữa, thì vì sao người xin lỗi tôi lại là Trúc? Làm ơn đi, chưa gì mà đã tưởng mình là vợ người ta rồi chắc? Mẹ nó, có thứ đàn bà con gái nào mà lố lăng nhăng nhít như cô không?
Tôi hất tay Trúc, lùi lại một bước, lạnh giọng, “Tôi thi hay không mắc mớ gì tới mấy người? Nói xong chưa? Xong rồi thì bái bai!”
Tự dưng cô nàng lại nổi điên, thốt lên, “Cậu cần gì phải giở trò trẻ con như vậy? Dù cậu có ép ảnh thì ảnh cũng đâu có thích cậu được? Mỹ… sao cậu có thể giành người yêu của bạn mình được?”
Tôi nghe trong đầu mình ‘pực’ một phát, có sợi dây nào đó bị giật đứt mất tiêu, nên tôi hành động còn nhanh hơn chớp mắt. Trúc vừa dứt lời thì tôi đã vung tay đánh một phát, tiếng vang khắp sân trường. Trong khi Trúc còn chưa hoàn hồn, thì tôi đã vung tay thêm một tát nữa. Đánh cái nào thì tâm trạng khá hơn cái đó, tôi đã nghĩ, hôm đó nhất định phải đập cho hoa tươi thành hoa dập mới thôi, xem ra tôi cũng thuộc hệ ‘dã man nữ tộc’ như nhóc Tuyết, chẳng qua là có xu hướng ngầm bộc phát mà thôi.
Cô nàng không ngờ được tôi sẽ nổi cơn điên, nên sau khi ăn hai tát thì đơ mặt ra. Tay tôi còn giơ lên một lần nữa, nhưng đã bị người ta chụp lại giữa chừng.
Trần Gia Kiệt gương mặt tím tái trừng mắt dữ tợn nhìn tôi, quát, “Sao tự nhiên đánh người ta?”
“Tôi đã bảo anh đem nó cút ra xa một chút! Là nó chọc tôi trước!”
“Dù vậy em cũng không được đánh người! Nộp giấy trắng, thi lại rồi còn đánh người, em coi em có khác gì học sinh cá biệt không?”
“Rồi sao? Tôi thích!”
“Em làm vậy mà coi được? Không sợ bị kiểm điểm lưu ban hả?”
“Đờ! Lưu ban thì lưu ban, sợ qué gì! Chỉ cần là tôi thích thì cái gì cũng được!”
“Em… nói chuyện với anh như vậy đó sao?”
Trúc níu tay áo, núp sau anh thút thít, “Anh Kiệt… bỏ qua đi anh! Mỹ giận em, để bạn ấy đánh cho hết giận là được!”
Trước đây tôi hay xem phim, cảm thấy nhân vật nữ phản diện trong phim đóng quá đạt, có thể làm người ta ghét như vậy, nhưng cộng hết lại cũng không bằng Trúc. Cô ấy thật sự làm tôi phát ngấy, chỉ muốn ói vào mặt. Mười bảy tuổi mà công phu giả nai đã đạt đến trình độ này, tương lai nếu làm diễn viên thật sự sẽ có cống hiến lớn cho nền điện ảnh nước nhà.
Tôi trừng mắt nhìn Trúc, nói, “Yên tâm, tao không có giận mày, mà là ghét mày. Tởm lợm! Lố lăng phát ói!”
“Em thôi đi!”
“Tôi thích nói, anh làm gì tôi? Bây giờ tôi đánh chưa đã tay, anh cút ra!”
“Thật là hết nói!” vừa dứt lời, anh hất tay tôi ra.
Giày tuột dây làm tôi vấp ngã, cũng may là mấy người trong đám ‘hậu cần’ của tôi đỡ kịp, nếu không thì mất hết mặt mũi. Không bị ngã, nhưng mà cả người tôi đau như vừa ngã từ trên cao xuống, thật sự ê ẩm đến độ mắt mũi cay xè. Tôi níu tay Thắm thật chặt, dằn lại nước mắt, được ‘hậu cần’ của mình dẫn khỏi sân trường.
Phía sau truyền tới tiếng nói của anh, “Tối anh qua nhà tìm em!” nhưng tôi chẳng buồn dừng bước.
Tâm trạng không tốt, mọi người cũng không miễn cưỡng, đành hẹn nhau lúc khác. Về đến nhà, gặp chị ba Thu, Tuyết và anh hai Thiên ghé chơi, tôi nhịn không nổi òa ra khóc, vừa khóc vừa ôm hết hành lý đã chuẩn bị sẵn mấy ngày trước đó lên xe theo họ về nhà ngoại luôn, dù gì gia đình tôi cũng dọn về nhà ngoại trước khi xuất cảnh, đi sớm một hai ngày cũng chẳng sao. Ngồi trên xe, tôi rấm rức khóc không thành tiếng, ấm ức đến nỗi không thở được, làm anh hai Thiên phải dừng xe bên một mảnh đất chờ quy hoạch rộng bạt ngàn để chị ba Thu và Tuyết dìu tôi xuống mé đường nôn thốc nôn tháo.
Một tuần sau, Thắm dẫn đám nữ hiệp cùng King Kong và đám chiến hữu của anh kéo xuống nhà ngoại tôi chơi một chuyến ra hồn. Không ai nhắc tới chuyện hôm lễ tổng kết và những bê bối sau đó.
Năm ngày sau đó nữa, tôi theo gia đình ngồi trên máy bay, chính thức rời xa nơi chôn nhau cắt rốn. Người tiễn người đưa trong sân bay đông đảo, đến khi Thắm đăng những hình ảnh ở sân bay lên phây, thì tôi đã đặt chân đến nước Mỹ xa xôi, không một lần ngoảnh đầu nhìn lại.
Trước kia tôi luôn mong học được cách làm người lớn, muốn bình tĩnh kìm nén hết những suy nghĩ, hành động mà tôi cho là con nít, thì bây giờ, tôi không cần học cũng làm được. Ở Mỹ, tôi học được cách độc lập, rập khuôn, biết khom lưng cúi đầu thuận theo thời thế. Tựa như một dây chuyền sản xuất thịt đóng hộp, tất cả đều được sản xuất theo theo quy trình, giống nhau từ nhãn mác, thành phần, đến cả màu sắc và mùi vị.
Nói cách khác, một đứa con gái vẻ ngoài hòa nhã, lịch sự, có học thức, có thành tựu như tôi đều có thể thấy nhan nhản ở khắp nơi, nhiều đến phát ngấy. Tôi rất hợp với cuộc sống độc thân vô vị này, nhưng đồng thời cũng chỉ có tôi biết rõ, trong tâm tư tôi, có thứ gì đó đang chết dần, chết mòn theo thời gian.
Thời niên thiếu của tôi chính thức khép lại ở cái năm tôi mười sáu. Miếng ngọc của tôi không vỡ, cũng không được gọt dũa thành hình thù đàng hoàng, cứ dang dở nằm ở một xó trong núi ký ức cố tình bỏ quên.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook