Gá Duyên
Chương 49


Đức thở dài.

“Con giải thích với mẹ rất nhiều lần rồi.

Bây giờ con đã có gia đình riêng, con phải chăm lo cho vợ con.

Con không thể ở cùng mẹ nhưng con đã sắp xếp hộ lý kiêm giúp việc chuyên nghiệp.

Mẹ muốn ăn gì, muốn đi đâu, muốn làm gì,...!cứ nói với chị Diệu.

Chị ấy sẽ chăm sóc mẹ thật tốt.”
“Bố anh mất sớm, thằng Long thì tù tội, không biết ngày nào mới được thả, thằng Công chết để lại đứa cháu nội nhưng tôi cũng không được gặp mặt.

Bây giờ đến anh cũng muốn vứt tôi cho người ngoài.

Anh bảo tôi sống tiếp thế nào đây hả Đức?”
Bà Cẩm nói rất nhiều lời oán trách, lời cầu xin, tỏ ra hối hận về những chuyện trong quá khứ.

Đức nghe được sự cô đơn khác thường trong giọng bà Cẩm nên gọi điện cho chị Diệu hỏi rõ mọi chuyện.
Chị Diêu nhận lương cao, công việc không vất vả nên rất tận tâm.

Chị thành thực trả lời.

“Tinh thần bà suy sụp vì ngày hôm qua tôi đưa bà ra ngoài đi dạo, tình cờ gặp… bà thông gia.”
“Bà thông gia?”
“Chính là mẹ của cô Tú.”
Sau đó, chị Diệu kể mười mươi mọi chuyện.
Sau khi gỡ thạch cao ở cổ chân, bà Cẩm quen ngồi xe lăn nên đi dạo cũng bắt chị Diệu đẩy xe.

Ngày hôm qua đi dạo tắm nắng, bà Cẩm đụng mặt bà Bích.

Bà Bích nhìn thấy mái tóc bạc trắng, một bên mắt mù lòa, cổ và bàn tay lộ ra khỏi quần áo chằng chịt sẹo của bà Cẩm, đã sung sướng mắng chửi bà Cẩm bị báo ứng.
Bởi vì chị Diệu không biết chuyện của bà Cẩm nên đứng ra bênh vực, bị người của bà Bích đánh.

Bà Cẩm bị đẩy ngã khỏi xe lăn, bị ném cà chua, trứng thối vào người.
Người đi đường tưởng bà Cẩm là người khuyết tật nên bênh vực, nhưng sau khi nghe bà Bích dõng dạc nói ra mọi tội ác, không ai muốn nhúng tay vào.
Chị Diệu bị đánh đau, muốn gọi điện báo công an thì bà Cẩm ngăn cản.
“Rõ ràng mấy người kia có chuẩn bị từ trước, chứ làm sao có sẵn cà chua và trứng thối để ném người.

Chú Đức có muốn báo công an không?”
Đức hỏi rõ tình huống sức khỏe cùng vết thương trên người bà Cẩm và chị Diệu.
“Tôi bị hai cái tát, không đau nhưng tức lắm.

Chỉ tội bà thôi.

Bà bị đẩy ngã xuống đất, vạt áo lật lên làm lộ làn da bên trong người.

Bà Bích cố tình vạch áo bà để người đi đường xem, còn nói đấy là hậu quả việc mẹ chồng đổ xăng tự thiêu rồi vu khống tội giết người cho con dâu.

Tôi bị ngăn cản nên không giúp bà được.”
“Sau khi về nhà, bà bỏ ăn bữa trưa và bữa tối, cứ khóc suốt thôi.

Chú Đức xem có thể về thăm bà không? Chú rời nhà hai tháng, bà nhớ chú lắm đấy.”
Đức gọi điện lại cho bà Cẩm thì bà ta khóc lóc, cấm Đức và chị Diệu báo công an.

Bà ta không muốn dính đến pháp luật, không dám bắt bà Bích chịu tội trước luật pháp, bởi vì những lời mắng chửi đó đúng người đúng việc.
Tình huống suy sụp tinh thần của bà Cẩm kéo dài cả tuần.

Hằng ngày, chị Diệu gọi điện báo cáo tình huống của bà Cẩm.

Mỗi khi kết thúc cuộc gọi, chị Diệu đều rụt rè hỏi cháu Mốc có thể nói chuyện qua điện thoại với bà nội hay không? Bà Cẩm nhớ cháu nội đến mức nói mớ trong mơ, nửa đêm giật mình vì ác mộng và mất ngủ đến sáng.
Lòng dạ sắt đá của Đức bị phá vỡ bởi cuộc gọi thứ tám của chị Diệu.

“Chú về ngay đi.

Cửa nhà bị ném sơn và chất thải.

Tôi nghi là đám người nhà bà Bích làm.

Tôi muốn báo công an nhưng bà không đồng ý.

Tôi sợ ban đêm có người xấu đột nhập vào nhà.

Trong nhà chỉ có phụ nữ chân yếu tay mềm, gặp nguy hiểm cũng không thể chống cự.

Chú nhanh lên Hà Nội đi.

Có khi tôi xin nghỉ, không thể chăm sóc bà được nữa.”
Đức ngồi thần người rất lâu trên ghế sau khi cuộc gọi kết thúc.

Đến khi Ngân đi chợ về, gọi hắn đến bốn năm tiếng mới hoàn hồn.
Hắn nắm tay Ngân, kéo cô ngồi xuống bên cạnh.

Hắn nghiêm túc nói.

“Tôi phải lên Hà Nội một chuyến.”

Ngân nghe xong chuyện về bà Cẩm, cô đứng dậy đi vào phòng ngủ.

Bởi vì nhà cửa chưa xây xong nên phòng của Mốc chuyển thành phòng của vợ chồng Ngân.

Mốc sang ngủ với bà ngoại.

Vì chuyện này mà thằng bé đòi nhà mới xây xong, nó phải được phòng ngủ lớn nhất.
Đức tưởng Ngân không vui vì quyết định của hắn.

Hắn vội đi theo cô.
Một tờ giấy có dấu đỏ đưa ra trước mặt Đức.
“Đây là giấy mời của tòa án.

Đã đến lúc kẻ giết người phải chịu trừng phạt của pháp luật.”
Giấy mời có hai bản, một của Ngân, một của Đức.

Ngày lên tòa án là ngày kia.
Ngân nói.

“Ngày mai, em lên Hà Nội cùng anh.

Anh về nhà xử lý mọi chuyện.

Em ở nhà trọ đợi anh.

Xong việc, chúng ta cùng về nhà.”
Đức ôm Ngân thật chặt.

Trái tim đập dồn dập của hắn đang được trấn an, trở nên bình tĩnh hơn.

Dù trải qua bao lâu, bà Cẩm vẫn luôn là cái gai trong mối quan hệ vợ chồng của Ngân và Đức.

Ngân không oán trách, không cấm cản hắn lo cho bà Cẩm, đấy là sự bao dung và nhẫn nhịn của cô.

Người phụ nữ tốt như vậy, hắn càng phải trân trọng và yêu thương.
Trước khi lên Hà Nội, Đức nhắc đến bà Cẩm với Mốc.

Lần này có mặt bà Mẫn và cô Ba.
Cô Ba phản đối đầu tiên.

“Thằng Mốc sống ở cái nhà đấy bảy năm, bà ta có bao giờ coi thằng bé là cháu ruột đâu.

Bà ta nghi ngờ thằng bé không phải con thằng Công khác nào chửi con Ngân ngoại tình.

Nhân phẩm của cháu gái tôi là thứ bà ta có quyền xúc phạm đấy hả? Mốc! Không cần gặp bà ta, không cần gọi điện thoại.

Cho bà ta hối hận đến chết đi.”
“Bà này, nói cái gì vậy.” Bà Mẫn hoảng hốt vỗ tay cô Ba để nhắc nhở.

Bà lo lắng nhìn thái độ của Đức, sợ hắn bất mãn, không vui rồi làm khó Ngân.
“Hừ! Sự thật thế nào thì tôi nói vậy.

Trẻ con nhạy cảm lắm, tụi nó biết ai thương mình, ai ghét mình.

Thằng Mốc là đứa thông minh, hiểu biết.

Nó được con Ngân dạy dỗ, được tôi và bà yêu thương, nó tự biết quyết định thế nào.

Kể cả thằng Đức có mặt ở đây, tôi cũng phải nói thẳng như thế.

Nó ghét tôi cũng chẳng sao.” Cô Ba trừng mắt với Đức.
“Bà Ba dạy đúng ạ.

Cháu tôn trọng quyết định của Mốc.” Đức đau lòng khi mẹ ruột bị rất nhiều người ghét bỏ nhưng hắn không lên tiếng bênh vực.

Khi hắn chưa làm bố của Mốc, hắn biết chuyện bà Cẩm là đồng phạm đốt nhà Ngân, hắn còn không thể tha thứ được, nói chi bây giờ hắn đã lên chức bố.
Dưới ánh mắt hồi hộp của người lớn, Mốc giữ nguyên quyết định trước.

“Con không muốn gặp bà nội.

Con không gọi điện thoại cho bà đâu.”
Môi nó run run như kìm nén thứ gì đó, cuối cùng bật thành tiếng khóc.

“Nếu bà nội xin lỗi mẹ Ngân, xin lỗi thật nhiều, thật nhiều lần thì con sẽ… gặp bà.”
Mốc ào vào lòng Ngân, ôm cô thật chặt.
Mắt Ngân rớm nước, vùi mặt vào tóc con trai.
Ngân và Đức lên Hà Nội vào ngày hôm sau.

Cô nhờ cô Ba trông nom chuyện xây nhà.
Đức về nhà, trấn an chị Diệu và mong muốn chị tiếp tục công việc.

Chị Diệu nhất quyết nghỉ việc khiến Đức vội vàng tuyển giúp việc mới.

Hắn không dám tìm đến những người do chị Cúc giới thiệu, mà qua trung tâm môi giới việc làm.
Bà Cẩm không dám ý kiến hay chê bai giúp việc mới.


Bà ta thấy Đức xuất hiện ở cửa nhà là mừng rơi nước mắt.

Bà ta ôm chặt Đức, run rẩy khóc không thành tiếng.

Đức mất rất nhiều thời gian mới làm bà Cẩm bình tĩnh.
“Lần này anh ở nhà luôn chứ? Tôi ở một mình cô độc lắm, anh đừng đi đâu nữa.”
“Mẹ buồn thì trò chuyện nhiều với chị giúp việc mới đi.

Hoàn cảnh của chị ấy cũng đáng thương lắm.

Chồng con mất trong tai nạn giao thông, chị ấy không muốn sống một mình nên làm công việc chăm sóc người già để được trò chuyện, tâm sự.”
“Hai người già neo đơn thì có cái gì để nói chuyện hả? Anh thấy chị ta đáng thương, còn tôi không có con cháu bên cạnh thì đáng đời à?”
Đức không trả lời bà Cẩm.
Bà Cẩm sụt sịt một hồi rồi rụt rè hỏi về Mốc.

“Nó có cao lên không? Lúc nó rời nhà, mới cao chừng này.

Trẻ con bây giờ nhổ giò nhanh lắm.”
Đức cho bà Cẩm xem ảnh chụp của Mốc trong điện thoại.

Bà Cẩm ríu rít gọi chị giúp việc, khoe ảnh cháu trai.
Trong trí nhớ của Đức, bà Cẩm là người cao ngạo, không có bạn thân với hàng xóm cũ, thái độ với giúp việc là trịnh thượng, không thân thiết, gần gũi với ai.

Vậy mà giúp việc mới đến nhà lần đầu tiên, bà Cẩm có thể thoải mái khoe ảnh cháu nội với người chưa từng tiếp xúc.
Mẹ hắn đã thay đổi rồi sao?
Ngày hôm sau, Đức đến đón Ngân ở nhà trọ, cùng lên tòa.
Ngân hỏi.

“Anh không nói chuyện xử án với bà ấy, có sao không?”
“Tôi sợ sức khỏe của mẹ không chịu được khi nghe chú Long bị kết án chung thân đâu.”
“Anh xác định là án chung thân chứ?”
Đức gật đầu.

Hắn đã xin luật sư tư vấn, tìm hiểu rất rõ khung hình phạt tội giết người của Long.

Long phải đối mặt với hai án tù, tội phá xe giết anh trai, tội dìm chết Ngân không thành, số năm ngồi tù không thể ít được.
Tiếc là kết quả khác lời nói của Đức.
Tú không xuất hiện ở phiên tòa.

Luật sư đại diện lấy lý do tinh thần cô ta không thích hợp xuất hiện trên tòa.

Người nhà của Tú chỉ có bà Bích.

Bà ta nhìn Ngân và Đức đầy hung ác, không còn gương mặt thương tâm khi cô con gái duy nhất mất đi khả năng làm mẹ trong bệnh viện hôm nào.
Người nhà của Long không có ai.

Bà Cẩm không biết ngày xử án.

Vụ án đốt nhà không được đưa ra xét xử hôm nay vì không hề có bằng chứng, nhân chứng nào chứng minh Tú và bà Cẩm có liên quan vụ án.

Bà Cẩm không cần đến tòa.
Đức là một trong hai nạn nhân bị Long giết hại, hắn còn là nhân chứng trong vụ dìm Ngân chết đuối.
Ngân là nguyên đơn.

Cô ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng, giúp cô thắng án.
Kết thúc phiên tòa, Long chịu án hai mươi lăm năm tù giam.

Tú nhận án mười năm tù giam.

Cô ta bị cưỡng chế vào cơ sở chữa bệnh tâm thần, sau khi khỏi bệnh sẽ chịu án phạt tù như tòa tuyên bố.
Tiếng búa kết thúc phiên tòa vang lên, từng người đứng dậy rời khỏi phiên tòa.
Ngân ngồi ngẩn người trên ghế, mắt nhìn đăm đăm phía trước.

Đức ngồi xuống cạnh cô, nắm lấy bàn tay lạnh giá nhỏ bé.
“Tại sao chỉ có mười năm tù? Họ là đồng phạm giết người, tại sao số năm tù của cô ta ít hơn một nửa?”
“Thằng Long nhất quyết khai báo nó là người duy nhất phá hỏng xe, không có đồng phạm.

Tú chỉ phải nhận án phạt giết người không thành khi dìm chết em.

Vậy nên… Em đừng buồn.

Chúng ta sẽ kháng cáo.”
“Anh có nghĩ tòa án nhận tiền đút lót của nhà Tú không?”
Đức vội vàng bịt chặt miệng Ngân, nhìn ra xung quanh.

“Em nói nhỏ thôi.”
Mắt Ngân ngấn nước, môi cô run run cọ vào lòng bàn tay Đức.

Từng giọt nước mắt lăn dài, chui qua kẽ tay hắn.
Đức thả lỏng tay, đau lòng trước tiếng khóc u uất của Ngân.


“Mạng người rẻ mạt đến thế ư? Ngồi tù mười năm là xóa được tội giết người.

Đây là sự công bằng của pháp luật à?”
Trong khi Ngân gục trên vai Đức khóc nấc, thương cho mạng sống của người chồng quá cố, thì ở nơi khác, trước khi Long bị áp giải lên xe quay về nhà giam, gã được đưa vào một phòng kín.
Bên trong có một người phụ nữ trung niên đã đợi sẵn.
Cảnh sát phụ trách áp giải nói “Hai người có ba phút.” Sau đó cửa phòng đóng lại.
“Tiền đã chuyển vào tài khoản của cậu.”
Một chiếc điện thoại thông minh đưa ra trước mặt Long.

Gã chộp lấy, đăng nhập tài khoản, kiểm tra thật cẩn thận.
“Chỉ cần cậu vào tù ngoan ngoãn cải tạo tốt thì tôi đảm bảo sẽ chạy tiền giảm án hàng năm cho cậu.”
“Đãi ngộ thật tốt!”
Người phụ nữ khịt mũi coi thường, lách qua người Long đi ra ngoài.

Ngay khi bàn tay nắm lấy tay cầm cửa, từ sau lưng người phụ nữ vang lên giọng nói của Long.
“Bà phải giữ lời nuôi dạy con trai tôi lên người đấy.

Tôi chịu tội giết người một mình và ký giấy ly hôn đều vì đứa bé thôi.”
“Con cháu nhà tôi, chưa đến lượt cậu chỉ dạy.”
“Đừng quên thỏa thuận sau khi đứa bé ra đời, bà phải cho tôi gặp nó.”
Tay người phụ nữ trung niên run cầm cập, giọng nói nghiến qua hàm răng.

“Được.”
Cửa phòng đóng lại sau lưng.

Người phụ nữ nhìn hành lang lạnh lẽo trước mặt, cười khẩy.

“Ngu đần!”
Nếu đứa bé còn sống thì loại bố như gã sao xứng được nhìn mặt con.

Một tờ xét nghiệm ADN giả cũng điều khiển được loại người tham lam.

Phải cảm ơn gia đình Long, không có người thân nào đến thăm gã, mọi tin tức về Tú đều bị bưng bít.
Người phụ nữ đeo khẩu trang lên mặt rồi kiêu ngạo rời đi.
Đồng chí cảnh sát mở cửa phòng, thực hiện nhiệm vụ áp giải phạm nhân.
Một tháng sau, trong một cơ sở chữa bệnh tâm thần.

Tại góc vắng, một bóng đen gầy nhỏ rít vào điện thoại.

“Tôi không cần biết mẹ làm cách nào.

Tôi hết chịu nổi chỗ này rồi.

Đám điên trong này sắp làm tôi phát điên.

Mẹ nhanh đưa tôi ra ngoài đi.”
Không biết bên kia điện thoại nói gì, bóng đen giận dữ tắt điện thoại, đá mạnh vào bức tường trước mặt.
Bóng đen đấm đá vào tường như trút giận, sau đó tựa vào tường thở dốc, suy sụp trượt dần xuống đất.
Bóng đen co chân sát vào người, vòng tay ôm lấy chính mình.
Mái tóc ngắn xơ xác gục xuống đầu gối, tiếng khóc nhỏ vụn như con thú bị thương khe khẽ vang lên.
Qua rất lâu, bóng đen đứng dậy, lắc lắc đầu vì khóc nhiều mà đầu đau nhức.

Bóng đen mò tìm điện thoại, muốn bấm gọi thì bất ngờ bị cướp mất điện thoại.
“Đứa nào… A? Sao lại là anh?”
Đứng trước mặt bóng đen là một gã đàn ông mặt lưỡi cày.
Tim bóng đen thót lại, lùi về phía sau theo bản năng.

Phía sau là bức tường, không còn đường lui làm bóng đen nhìn quanh, nhanh chân bỏ chạy.
Gã đàn ông túm tóc bóng đen, quăng xuống đất.
“Cút đi!” Bóng đen tát gã đàn ông liền nhận lại ba bốn cái tát, chảy máu mồm.
Gã đàn ông bóp cổ bóng đen, giơ điện thoại ra phía trước.

“Mày muốn mọi người biết mày giả điên thì cứ hét đi.

Hét thật to vào.”
Bóng đen bị bị chặt miệng, quần áo trên người bị xé nát.

Cuộc cưỡng bức diễn ra nhanh chóng trong mười phút.

Nước mắt chảy ướt đẫm hai bên thái dương bóng đen, tiếng van xin thống khổ nức nở trong đêm đen.
“Làm ơn… đừng bắn vào…”
“Không phải mày không thể có thai hả? Cứ chơi hết mình với bọn anh đi.”
“Bọn anh? Là sao…” Mắt bóng đen mở to như muốn rách mí.
Phía trên đầu bóng đen là bảy tám bóng người đang cười khả ố, thích thú nhìn bóng đen bị gã đàn ông đè dưới thân, thúc vào liên tục.
Thời gian sau đó, cơ thể bóng đen bị chia sẻ cho tám người đàn ông.

Để tránh bóng đen đau quá mà cắn vào lưỡi, đám đàn ông nhét chiếc quần tam giác bị xé rách vào miệng bóng đen.
Bầu không khí dâm đãng bẩn thỉu tràn ngập tiếng cười dâm.
“Đừng để lại dấu trên người nó, coi chừng bị phát hiện.”
“Sợ cái gì.

Nó điên mà.

Có người điên nào tỉnh táo đi tố cáo không hả? Ha ha.”
“Bị phát hiện thì dùng cơ thể nó làm phí bịt miệng.”
“Nó mất tiền để vào đây.

Cho tiền nó cũng không dám tố cáo đâu.”
“Hiếm lắm mới có một người tỉnh táo vào đây cho anh em mình chơi.

Tiếc là nó mất khả năng mang thai, không là tao cho nó ễnh bụng.”
“Nó ễnh bụng, mày chịu trách nhiệm không hả thằng khùng kia?”
“Thằng khùng làm con điên có bầu.

Tao thích.

Ha ha.”
“Đừng chơi nó rách nát quá.

Không chơi được lâu.”

Bóng đen ngất đi dưới sự hành hạ của đám đàn ông.
Trong khi đó, cuộc sống của Ngân và Đức dần ổn định.

Ngôi nhà đã xây được hai tầng.

Ngân nhìn từng viên gạch đắp nặn thành ngôi nhà, đôi khi cô sẽ xúc động muốn khóc.

Gia đình nhỏ trong mơ của cô sắp hình thành rồi.
“Có phải đêm qua bố Đức lại đánh mẹ nên mẹ khóc không?” Không biết Mốc chui từ đâu lên, thò đầu qua nách Ngân, nhòm vào mặt cô, tò mò hỏi.
“Bố Đức chưa bao giờ đánh mẹ.

Sao con lại hỏi như vậy?” Ngân gạt nước mắt, nhướng mày nhìn cậu con trai hiếu động.
“Đêm qua con đi uống nước, con nghe thấy tiếng mẹ khóc trong phòng.

Nếu không phải vì con quá buồn ngủ thì con đã phá cửa vào giải cứu mẹ rồi.”
“Con mà phá cửa vào phòng lúc đó, người cần được giải cứu sẽ là con đấy.” Cô Ba ngồi bên cạnh, thòng vào một câu rồi cười khanh khách.
Mặt Ngân đỏ bừng trước lời trêu ghẹo của cô Ba.

Cô nhìn về phía đám thợ xây.
Đức đang đứng nói chuyện với một thợ xây, nhạy bén trước ánh mắt chứa dao găm của Ngân.

Hắn quay đầu, cười rạng rỡ với cô.
Cười cái gì? Trông ngu ngốc chết đi được.

Ngân nguýt hắn rồi chỉnh lại dáng ngồi của Mốc cho nghiêm chỉnh.

Cô nói với cô Ba.
“Ngày mai cháu lên Hà Nội.

Sáng đi tối về luôn.

Gần đây cu Mốc cứ lẻn ra sông chơi, cháu sợ nó trượt chân ngã xuống sông nên cháu đưa nó đi cùng luôn.”
“Con biết bơi mà.

Có ngã xuống sông thì tự bơi vào bờ.” Mốc dẩu miệng cãi lại mẹ Ngân.
“Con thích bơi thì để mẹ bảo bố đưa con đến bể bơi, cho con bơi thỏa thích.

Bơi ở sông rất nguy hiểm, mẹ phát hiện con lẻn ra sống chơi, mẹ đánh nát mông đấy.”
“Hứ! Mẹ không thương con! Mẹ chỉ biết thương chồng của mẹ thôi.” Mốc nói xong rồi co cẳng chạy biến về phòng.
Ngân bất lực nhìn theo con trai.

Cô Bà ngồi bên cạnh, tủm tỉm chuyển đề tài.
“Bố thằng Mốc cùng lên Hà Nội với con hả?”
“Vâng, anh ấy muốn tạt qua nhà.”
Cô Ba hiểu Ngân đang nhắc đến ai.

Bà không thích mẹ ruột của cháu rể nhưng không thể cấm Đức hiếu thuận mẹ đẻ.
Cô Ba bĩu môi, vạch trần lời Ngân.

“Cái gì mà tạt qua nhà.

Có mà cháu rể không nỡ xa vợ, vợ đi đâu cũng lò dò bám mông ấy.”
“Cô Ba đừng đùa cháu nữa.

Để thằng Mốc nghe được mấy lời này, nó lại ăn nói đủ thứ linh tinh.”
Cô Ba nghĩ đến tính cách láu cá, tinh nghịch của thằng Mốc là không nhịn được cười.

Cười chán chê, cô hỏi.

“Đã chuẩn bị đủ mâm lễ chưa?”
“Cháu đặt xong hết rồi.”
“Đợi thằng Mốc mười hai tuổi thì bán khoán cho chùa trọn đời đi.

Thằng nhỏ sinh non, lúc bé hay ốm đau dặt dẹo, cũng nhờ bán khoán cho chùa mà sức khỏe tốt lên.

Cứ bán khoán trọn đời để Đức Thánh phù hộ cho nó cả đời bình an.”
Lời khuyên của cô Ba trùng với dự định của Ngân.
Ngày hôm sau, Ngân và Đức đưa Mốc lên Hà Nội.
Mốc từ chối về thăm bà nội nên Đức về nhà một mình.
Mâm lễ dâng lên khấn lễ cha nuôi đã được Ngân đặt với bên làm cỗ, đến giờ là họ đưa thẳng lên chùa.

Chỉ có hoa quả tươi là cần cô tự chuẩn bị.

Ngân đưa Mốc vào chợ mua đồ.
“Con muốn mua gì thì tự lựa.

Chọn xong thì đứng đây đợi mẹ nhé.

Mẹ mua hoa ở bên kia rồi sẽ quay về trả tiền.”
Ngân thả Mốc ở một hàng tạp hóa quen biết rồi rời đi.
Chị bán hoa là người quen, cười xởi lởi với Ngân.

“Cô Ngân lấy chồng nên chuyển đi nơi khác sinh sống hả?”
“Sao chị đoán em lấy chồng mà không nghĩ em chuyển sang buôn bán mặt hàng khác?”
“Ôi, cô tự soi gương đi.

Mặt béo tròn, da căng mịn, mắt hấp háy hạnh phúc thế kia, ngoài kiếm được thật nhiều tiền thì chỉ có chuyện vớ được ông chồng tốt mới làm phụ nữ chúng ta phơi phới thôi.”
Câu nói đùa đầy thiện ý của chị bán hoa làm Ngân phì cười.

“Chị vẫn tếu táo như ngày nào…”
“Cẩn thận!” Một lực đẩy mạnh cùng tiếng hét thất thanh cắt ngang lời Ngân.
Ngân ngã vào rổ hoa làm chiếc xe đạp của chị bán hoa ngã kềnh ra đất.

Cô chống tay bò dậy, muốn xem người vừa đẩy mình là ai thì bên tai vang lên tiếng la sợ hãi của chị bán hoa.
“Giết người! Giết người!”
Vai Ngân bị túm lấy, cơ thể cô bị lật ngửa xuống đất.

Một lưỡi dao lóe sáng đâm thẳng vào tim Ngân..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương