Dưỡng Tính
-
Chương 3
Editor: SQ
_____________________
Mùa đông ở thành phố C lạnh và ẩm ướt, ở tầng trên nơi Đường Thi sống, không biết vì nguyên nhân gì mà cả phòng bị thấm nước, hiển nhiên là nước nhỏ giọt xuống, đã một tuần mà vẫn chưa xử lý ổn thỏa, làm Đường Thi khổ sở không tả nổi.
Giữa tháng một, Đường Thi nhận được tin nhắn công việc từ Kỳ Bạch Nghiêm, bảo cô thứ hai đến chùa Pháp Định.
Khi mới bắt đầu làm việc với nhau, hai người không nói chuyện với nhau nhiều. Mặc dù Đường Thi có nghiên cứu chút ít về Phật giáo, nhưng hoàn toàn không biết một chữ tiếng Phạn. Kỳ Bạch Nghiêm dịch kinh Phật, không chỉ phải đọc bản tiếng Phạn, mà còn phải đọc bản cổ, Đường Thi không giúp được gì, chỉ có thể giúp anh sắp xếp những quyển sách cần dùng mỗi ngày. Phần lớn thời gian, Đường Thi phân loại sách trong tàng kinh các dựa theo danh mục sách từ sư trụ trì.
Lúc rảnh rỗi, Đường Thi đọc sách. Hai lần trước, Đường Thi vẫn có chút lo lắng, tự hỏi không biết đọc sách trong giờ làm việc có phải không tốt hay không? Sau này mới nhận ra mình đã suy nghĩ quá nhiều. Hễ Kỳ Bạch Nghiêm bắt đầu làm việc là hết sức tỉ mỉ, hoàn toàn không bị bên ngoài ảnh hưởng, nếu không có người nhắc thì có lẽ anh còn không nhớ phải ăn, huống hồ là chú ý đến cô.
Hôm nay lúc sắp xếp sách, Đường Thi phân loại vài quyển sách của Đại sư Hoằng Nhất, không chỉ gồm nghiên cứu Phật giáo mà có cả văn thơ. Cô lấy đại một quyển để đọc.
Chẳng mấy chốc đã thấy sắc trời ảm đạm.
Có người mở đèn ngoài ban công, Đường Thi không nhận ra.
Kỳ Bạch Nghiêm sắp xếp tài liệu dịch thuật lại gọn gàng, uống một ly trà, quay sang nhìn, dường như người ngoài ban công vẫn chưa có ý định dừng tay.
“Đường Thi.” Anh trầm giọng gọi.
“Hửm?” Người ngoài ban công không quan tâm lắm, đáp lại bằng giọng mũi.
Kỳ Bạch Nghiêm nhìn cô. Cô gái nhỏ thích đọc sách, nói chung là rất đáng yêu. Kỳ Bạch Nghiêm thầm nghĩ, vậy là không gọi cô nữa.
Lại sau một lúc lâu nữa, ngoài ban công vang lên tiếng “Át xì——”, Đường Thi xoa mũi, lật sang trang khác.
Kỳ Bạch Nghiêm đặt sách xuống, gọi: “Đường Thi.”
“Hửm?” Cô quay đầu lại, nhìn anh.
Đột nhiên —— Đường Thi “Á” một tiếng, liếc nhìn đồng hồ: “Xin lỗi xin lỗi…”, rồi vội vã dọn sách.
“Vào đây đọc.”
Đường Thi dọn xong sách, thấy hơi có lỗi: “Thầy có thể gọi em….”
Kỳ Bạch Nghiêm không nói gì, chỉ vỗ vào ghế sofa cạnh mình.
Đường Thi cứng đờ người, đi qua đó.
“Đọc gì vậy?”
“Đại sư Hoằng Nhất ạ.”
“Những thành tựu Phật giáo của đại sư Hoằng Nhất chủ yếu là ở Luật Tông[2], không phổ biến lắm.”
Đường Thi mỉm cười: “Chỉ đọc sơ thôi ạ, em cũng không hiểu nhiều, đọc thêm nhiều câu chuyện và lời hay thôi ạ.”
“Ví dụ?”
“Cành nở đầy hoa xuân, trăng giữa trời tròn vạnh [3].”
Kỳ Bạch Nghiêm gật đầu: “Viết hay.”
“Ông ấy viết lời giác ngộ này vài tháng trước khi viên tịch, như thể nghĩ thoáng về mọi thứ, nhưng trước khi viên tịch lại nói “vui buồn đan xen”, thể hiện nỗi hoài niệm sâu sắc về quá khứ, thế hệ sau đọc được, thực sự thấy buồn và thổn thức.”
Kỳ Bạch Nghiêm nhìn cô: “Người đang sống, sẽ có lý do để nghĩ thoáng; khi người chết, sẽ cảm thấy không cần nghĩ thoáng nữa.”
Đường Thi ngẩn người. Đây có thể xem là câu nói đẹp đẽ nhất cô được nghe gần đây.
“Biết Tô Mạn Thù không?”
Đường Thi gật đầu. Tô Mạn Thù và Đại sư Hoằng Nhất đều là những nhà sư nổi tiếng thời dân quốc, là những nhà trí thức có cả tài lẫn tình. Cô dường như đột nhiên hiểu ra Kỳ Bạch Nghiêm sắp nói gì tiếp theo.
Khi người chết, sẽ cảm thấy không cần nghĩ thoáng nữa.
“Vạn vật hữu tình.”
“Vạn vật hữu tình.”
Cả hai đều đang thì thầm, giọng nói trầm thấp kết hợp với nhau, toát ra cảm giác lưu luyến khó giải thích được.
Yên lặng hồi lâu.
Kỳ Bạch Nghiêm lên tiếng trước: “Kiểu người thế nào thì nói lời thế ấy. Tô Mạn Thù giàu tình cảm, Lý Thúc Đồng [4] từ bi, mỗi người một số phận.”
Cả đời say đắm phong lưu, cười cõi gian, giễu thế tục, quả thực là một nhà sư vô tình dạo chơi nơi trần gian, nhưng khi viên tịch lại nói: “Vạn vật hữu tình.”
Cũng mang một tình yêu sâu sắc với thế giới này.
Đường Thi tiu nghỉu.
“Đi thôi.” Kỳ Bạch Nghiêm cắt ngang suy nghĩ của cô, “Đi ăn.”
Hai người dùng bữa tại chùa, dù không ăn cùng với các sư thầy, nhưng nếu vẫn ăn thịt cá thì không phải phép, mấy ngày nay hai người chỉ ăn chay. Đường Thi không có ý kiến gì với chuyện này, bình thường cô cũng ăn rau nhiều thịt ít, còn nhìn cách Kỳ Bạch Nghiêm dùng bữa, cũng là đã quen ăn món chay.
Đường Thi đi về phía nhà ăn theo thói quen, nhưng bị Kỳ Bạch Nghiêm gọi lại.
“Hôm nay ra ngoài ăn.”
“Dạ?”
Kỳ Bạch Nghiêm không trả lời, Đường Thi chỉ đành đi theo sau anh.
Hai người ra khỏi chùa, xuống núi, vào trấn cổ Bạch Nham.
Hơn tám giờ tối, du khách đông như nêm, nối gót sượt vai. Đường Thi nhìn mà đau cả đầu —— sao nhiều người thế này! Cô hoàn toàn không thể tưởng tượng được Kỳ Bạch Nghiêm lại chen chúc trong đám đông.
Người này, là tín ngưỡng, là thần thánh, điềm đạm và trầm tĩnh, không vương chút hơi thở trần gian.
Lẫn trong đám đông, trông hoàn toàn lạc lõng.
Đường Thi đi sát anh, nói nhỏ: “…. Hay là, tụi mình cứ, quay lại ạ?”
Thực sự rất đông người. Sao phải xuống núi ăn?
Giọng Đường Thi quá nhỏ, Kỳ Bạch Nghiêm không nghe thấy, bước chân không dừng lại.
Đường Thi đành phải tiếp tục đi theo.
Đi qua một đoạn đường phố sầm uất, Kỳ Bạch Nghiêm dẫn cô rẽ phải, đi vào một con hẻm. Hẻm chật chội, ẩm thấp, cũ kỹ, nhà cửa hai bên hẻm là nhà tường đất xà gỗ, mái ngói đen sạm, khắp nơi tỏa ra mùi hương già cỗi. Đi qua ba bốn căn nhà, có một ông cụ ngồi trước cửa lặt rau, vừa lặt vừa nhìn về hướng này.
Kỳ Bạch Nghiêm gọi: “Chú Ngụy.”
Ông cụ gấp gáp bỏ đồ ăn xuống, nheo mắt đáp: “Kỳ tiên sinh?”
“Cháu đây.” Lúc nói chuyện thì đã đến cửa nhà, “Đến trễ, chú thím ngủ chưa?”
Chú Ngụy đứng lên, vội vã đưa hai người vào nhà, “Chưa ngủ chưa ngủ! Cậu nói muốn ghé đây, bà nhà đang nấu canh, cậu không đến, bả không ngủ đâu!” Rồi gọi với vào nhà bếp, “Bà ơi, Kỳ tiên sinh tới rồi!”
“Ơi!” Bên trong có tiếng đáp, ngay sau đó có một bà cụ tóc hoa râm cười tươi rói bước ra, “Kỳ tiên sinh đến rồi à. Không gấp không gấp, mọi người ngồi đi, canh gà sắp xong rồi, mọi người nhanh ngồi xuống ăn cơm.”
Kỳ Bạch Nghiêm gật đầu, tránh sang một bên, nhắc tới Đường Thi: “Đây là cô Đường, nghỉ đông đến chùa Pháp Định phụ cháu làm ít việc.”
“Chào cô Đường.”
“Chào cô Đường.”
Đối với người dân quê không biết con chữ nào, cả đời gắn bó với mùa màng này, chú Ngụy thím Ngụy tự nhiên có một sự ngưỡng mộ và kính trọng dành cho những người tri thức có học thức cao thế này.
“Đây là chú Ngụy, thím Ngụy.”
“Dạ chào chú Ngụy, chào thím Ngụy.”
“Tốt quá tốt quá….” Trông thím Ngụy vui vẻ lắm, “Cô Đường ngồi đi, ngồi đi, tôi vào bưng canh gà.” Nói rồi lau tay đi vào nhà bếp.
Chú Ngụy ngồi xuống với Kỳ Bạch Nghiêm và Đường Thi.
Kỳ Bạch Nghiêm và chú Ngụy trò chuyện, Đường Thi ngồi cạnh nghe. Mặc dù không chen vào được câu nào, nhưng Đường Thi nghe rất nghiêm túc.
Giữa Đường Thi và Kỳ Bạch Nghiêm vẫn luôn có khoảng cách, dù cho cả hai có ở cùng phòng đi nữa, phần lớn họ chỉ giữ im lặng. Cuộc sống của hai người không có giao điểm, cũng không có trước đây, nên tự nhiên không có chuyện gì để nói.
Nhưng lúc này, Kỳ Bạch Nghiêm đưa cô đến đây. Nơi này, là một phần trong cuộc sống của anh.
Cho dù cuộc sống này tạm thời không có gì liên quan đến cô.
Nhưng ít nhất, cô đã được nhìn thấy một phần cuộc sống của anh. Đây là khởi đầu cho việc tìm hiểu.
Đường Thi không muốn bỏ lỡ một câu nào.
Không lâu sau, thím Ngụy bưng canh gà ra, đầu tiên là múc cho Đường Thi một chén, vừa múc vừa nói: “Gà mái nhà nuôi, nhà mình cho ăn, tươi lắm, cô Đường ăn nhiều vào!”
Đường Thi nhận lấy, cười nói cảm ơn. Canh vừa mới ra lò, nóng hổi, Đường Thi múc một muỗng thổi một lúc, mới cho vào miệng nếm thử.
Tươi thơm ngọt lành, mỹ vị nhân gian. Là hương vị ở nhà bà ngoại trong ký ức thuở còn bé.
Một bàn bốn người, chú Ngụy nói chuyện với Kỳ Bạch Nghiêm, thím Ngụy hỏi han Đường Thi đủ điều, trong lúc đó không ngừng gắp đồ ăn cho Đường Thi, Đường Thi không tiện từ chối, ăn từng món một, bụng cực kỳ no.
Sau bữa ăn, người nhà nông chân chất mang ra một đĩa cam mọng nước. Đường Thi đã khá no rồi, theo bình thường thì đã không ăn nữa, nhưng khó từ chối lòng nhiệt tình, đành phải ăn thêm một quả cam.
Cực kỳ ngon. Tươi, mọng nước, ngọt như đường phèn, hương cam thấm đượm.
Thím Thẩm thấy cô thích, lại đưa thêm một quả, cười hỏi: “Ngon mà ha? Ăn nhiều vào, ăn nhiều vào!”
Đường Thi không thốt ra được lời từ chối, nhận lấy cầm trong tay, định lát nữa mới ăn. Đối với người chất phác thế này, cô sợ nói một câu “Không ăn” sẽ làm họ thấy buồn.
Lúc này bên cạnh có một bàn tay đưa sang, năm ngón tay thon dài sạch sẽ, không dính bụi, không nói không rằng lấy quả cam trên tay cô, nói với thím Ngụy: “Thím Ngụy, thím đừng đưa cho cô ấy nữa. Mấy cô gái trẻ tuổi thích đẹp, một bữa cơm tối là đủ rồi.”
Đường Thi mím môi, nhìn anh lấy quả cam ăn trong yên tĩnh, cô thấy không mấy tự nhiên – cô không phải người như thế đâu nhé.
Nhưng cô biết, Kỳ Bạch Nghiêm chỉ đang giải vây cho cô.
Thím Ngụy vỗ vỗ tay cô, trách nhẹ: “Cô bé này, không muốn ăn thì không muốn ăn thôi, ép mình làm gì?”
Đường Thi mỉm cười.
Chú Ngụy nói: “Nếu cô Đường đã thích, bà nhà cứ lấy một ít cho cô Đường, để cô Đường mang về nhà ăn!”
“Không cần! Không cần ạ!” Đường Thi vội cản lại, đa số nông dân kiếm chút đỉnh tiền từ việc bán trái cây và gia cầm, một năm chẳng kiếm bao nhiêu, Đường Thi không hề muốn tâm huyết của họ bị lãng phí.
Thím Ngụy không để ý đến cô, đi thẳng vào nhà, vừa đi vừa nói: “Cô đừng khách sáo! Mấy này đáng bao nhiêu tiền đâu, trên núi còn nhiều lắm kìa!”
Đường Thi đứng ở đó, không biết nên nói gì cho phải.
Cô vô thức nhìn sang Kỳ Bạch Nghiêm, trông như đang cầu cứu.
Kỳ Bạch Nghiêm nhìn cô, ánh mắt bình tĩnh, sâu thẳm, tỏa ra sức mạnh khiến người khác bình tĩnh lại, anh nói: “Đừng căng thẳng, người nhà cả, không cần khách sáo.” Lại nói, “Nhà chú Ngụy không kiếm tiền từ cái này, hầu như cam là để nhà ăn thôi.”
Lúc này Đường Thi mới ngồi xuống, âm thầm thở phào.
Kỳ Bạch Nghiêm nhìn cô suốt, khóe môi vô thức cong lên.
Lúc thím Ngụy kéo cam ra, Đường Thi lại căng thẳng!
Chất trong bao tải đấy! Một bao to đùng! Cô không thể nào xách về được!
Người nhà nông quá phúc hậu, Đường Thi vừa cảm động vừa dở khóc dở cười.
“Cái này…….” Đường Thi căng da đầu nói, “Thím Thẩm ơi, nhiều quá ạ, cháu….”
“Đâu có nhiêu đâu có nhiêu!” Thím Ngụy kéo lê bao tải ra xong, không đợi Đường Thi nói hết đã đi lại vào trong, “Tôi cho cô với Kỳ tiên sinh mỗi người một túi, Kỳ tiên sinh có xe, lát nữa chở cô về.” Ngay cả đường lui cũng đã nghĩ tới rồi.
Kỳ Bạch Nghiêm kéo cô: “Cô cứ kệ đi.”
Chú Ngụy cười: “Đúng đó đúng đó, cô Đường cô cứ kệ bả đi! Hôm nay Kỳ tiên sinh tới ăn cơm, bà nhà vui lắm! Đây là chút tấm lòng của bả, cô cứ nhận đi!”
Đường Thi đành phải ngồi xuống lại.
Lúc ra về, Kỳ Bạch Nghiêm đi lấy xe, chú Ngụy thím Ngụy chuyển túi cam ra ngoài, Đường Thi nhân lúc này để lại hai trăm tệ dưới đĩa trái cây.
_____________________
Mùa đông ở thành phố C lạnh và ẩm ướt, ở tầng trên nơi Đường Thi sống, không biết vì nguyên nhân gì mà cả phòng bị thấm nước, hiển nhiên là nước nhỏ giọt xuống, đã một tuần mà vẫn chưa xử lý ổn thỏa, làm Đường Thi khổ sở không tả nổi.
Giữa tháng một, Đường Thi nhận được tin nhắn công việc từ Kỳ Bạch Nghiêm, bảo cô thứ hai đến chùa Pháp Định.
Khi mới bắt đầu làm việc với nhau, hai người không nói chuyện với nhau nhiều. Mặc dù Đường Thi có nghiên cứu chút ít về Phật giáo, nhưng hoàn toàn không biết một chữ tiếng Phạn. Kỳ Bạch Nghiêm dịch kinh Phật, không chỉ phải đọc bản tiếng Phạn, mà còn phải đọc bản cổ, Đường Thi không giúp được gì, chỉ có thể giúp anh sắp xếp những quyển sách cần dùng mỗi ngày. Phần lớn thời gian, Đường Thi phân loại sách trong tàng kinh các dựa theo danh mục sách từ sư trụ trì.
Lúc rảnh rỗi, Đường Thi đọc sách. Hai lần trước, Đường Thi vẫn có chút lo lắng, tự hỏi không biết đọc sách trong giờ làm việc có phải không tốt hay không? Sau này mới nhận ra mình đã suy nghĩ quá nhiều. Hễ Kỳ Bạch Nghiêm bắt đầu làm việc là hết sức tỉ mỉ, hoàn toàn không bị bên ngoài ảnh hưởng, nếu không có người nhắc thì có lẽ anh còn không nhớ phải ăn, huống hồ là chú ý đến cô.
Hôm nay lúc sắp xếp sách, Đường Thi phân loại vài quyển sách của Đại sư Hoằng Nhất, không chỉ gồm nghiên cứu Phật giáo mà có cả văn thơ. Cô lấy đại một quyển để đọc.
Chẳng mấy chốc đã thấy sắc trời ảm đạm.
Có người mở đèn ngoài ban công, Đường Thi không nhận ra.
Kỳ Bạch Nghiêm sắp xếp tài liệu dịch thuật lại gọn gàng, uống một ly trà, quay sang nhìn, dường như người ngoài ban công vẫn chưa có ý định dừng tay.
“Đường Thi.” Anh trầm giọng gọi.
“Hửm?” Người ngoài ban công không quan tâm lắm, đáp lại bằng giọng mũi.
Kỳ Bạch Nghiêm nhìn cô. Cô gái nhỏ thích đọc sách, nói chung là rất đáng yêu. Kỳ Bạch Nghiêm thầm nghĩ, vậy là không gọi cô nữa.
Lại sau một lúc lâu nữa, ngoài ban công vang lên tiếng “Át xì——”, Đường Thi xoa mũi, lật sang trang khác.
Kỳ Bạch Nghiêm đặt sách xuống, gọi: “Đường Thi.”
“Hửm?” Cô quay đầu lại, nhìn anh.
Đột nhiên —— Đường Thi “Á” một tiếng, liếc nhìn đồng hồ: “Xin lỗi xin lỗi…”, rồi vội vã dọn sách.
“Vào đây đọc.”
Đường Thi dọn xong sách, thấy hơi có lỗi: “Thầy có thể gọi em….”
Kỳ Bạch Nghiêm không nói gì, chỉ vỗ vào ghế sofa cạnh mình.
Đường Thi cứng đờ người, đi qua đó.
“Đọc gì vậy?”
“Đại sư Hoằng Nhất ạ.”
“Những thành tựu Phật giáo của đại sư Hoằng Nhất chủ yếu là ở Luật Tông[2], không phổ biến lắm.”
Đường Thi mỉm cười: “Chỉ đọc sơ thôi ạ, em cũng không hiểu nhiều, đọc thêm nhiều câu chuyện và lời hay thôi ạ.”
“Ví dụ?”
“Cành nở đầy hoa xuân, trăng giữa trời tròn vạnh [3].”
Kỳ Bạch Nghiêm gật đầu: “Viết hay.”
“Ông ấy viết lời giác ngộ này vài tháng trước khi viên tịch, như thể nghĩ thoáng về mọi thứ, nhưng trước khi viên tịch lại nói “vui buồn đan xen”, thể hiện nỗi hoài niệm sâu sắc về quá khứ, thế hệ sau đọc được, thực sự thấy buồn và thổn thức.”
Kỳ Bạch Nghiêm nhìn cô: “Người đang sống, sẽ có lý do để nghĩ thoáng; khi người chết, sẽ cảm thấy không cần nghĩ thoáng nữa.”
Đường Thi ngẩn người. Đây có thể xem là câu nói đẹp đẽ nhất cô được nghe gần đây.
“Biết Tô Mạn Thù không?”
Đường Thi gật đầu. Tô Mạn Thù và Đại sư Hoằng Nhất đều là những nhà sư nổi tiếng thời dân quốc, là những nhà trí thức có cả tài lẫn tình. Cô dường như đột nhiên hiểu ra Kỳ Bạch Nghiêm sắp nói gì tiếp theo.
Khi người chết, sẽ cảm thấy không cần nghĩ thoáng nữa.
“Vạn vật hữu tình.”
“Vạn vật hữu tình.”
Cả hai đều đang thì thầm, giọng nói trầm thấp kết hợp với nhau, toát ra cảm giác lưu luyến khó giải thích được.
Yên lặng hồi lâu.
Kỳ Bạch Nghiêm lên tiếng trước: “Kiểu người thế nào thì nói lời thế ấy. Tô Mạn Thù giàu tình cảm, Lý Thúc Đồng [4] từ bi, mỗi người một số phận.”
Cả đời say đắm phong lưu, cười cõi gian, giễu thế tục, quả thực là một nhà sư vô tình dạo chơi nơi trần gian, nhưng khi viên tịch lại nói: “Vạn vật hữu tình.”
Cũng mang một tình yêu sâu sắc với thế giới này.
Đường Thi tiu nghỉu.
“Đi thôi.” Kỳ Bạch Nghiêm cắt ngang suy nghĩ của cô, “Đi ăn.”
Hai người dùng bữa tại chùa, dù không ăn cùng với các sư thầy, nhưng nếu vẫn ăn thịt cá thì không phải phép, mấy ngày nay hai người chỉ ăn chay. Đường Thi không có ý kiến gì với chuyện này, bình thường cô cũng ăn rau nhiều thịt ít, còn nhìn cách Kỳ Bạch Nghiêm dùng bữa, cũng là đã quen ăn món chay.
Đường Thi đi về phía nhà ăn theo thói quen, nhưng bị Kỳ Bạch Nghiêm gọi lại.
“Hôm nay ra ngoài ăn.”
“Dạ?”
Kỳ Bạch Nghiêm không trả lời, Đường Thi chỉ đành đi theo sau anh.
Hai người ra khỏi chùa, xuống núi, vào trấn cổ Bạch Nham.
Hơn tám giờ tối, du khách đông như nêm, nối gót sượt vai. Đường Thi nhìn mà đau cả đầu —— sao nhiều người thế này! Cô hoàn toàn không thể tưởng tượng được Kỳ Bạch Nghiêm lại chen chúc trong đám đông.
Người này, là tín ngưỡng, là thần thánh, điềm đạm và trầm tĩnh, không vương chút hơi thở trần gian.
Lẫn trong đám đông, trông hoàn toàn lạc lõng.
Đường Thi đi sát anh, nói nhỏ: “…. Hay là, tụi mình cứ, quay lại ạ?”
Thực sự rất đông người. Sao phải xuống núi ăn?
Giọng Đường Thi quá nhỏ, Kỳ Bạch Nghiêm không nghe thấy, bước chân không dừng lại.
Đường Thi đành phải tiếp tục đi theo.
Đi qua một đoạn đường phố sầm uất, Kỳ Bạch Nghiêm dẫn cô rẽ phải, đi vào một con hẻm. Hẻm chật chội, ẩm thấp, cũ kỹ, nhà cửa hai bên hẻm là nhà tường đất xà gỗ, mái ngói đen sạm, khắp nơi tỏa ra mùi hương già cỗi. Đi qua ba bốn căn nhà, có một ông cụ ngồi trước cửa lặt rau, vừa lặt vừa nhìn về hướng này.
Kỳ Bạch Nghiêm gọi: “Chú Ngụy.”
Ông cụ gấp gáp bỏ đồ ăn xuống, nheo mắt đáp: “Kỳ tiên sinh?”
“Cháu đây.” Lúc nói chuyện thì đã đến cửa nhà, “Đến trễ, chú thím ngủ chưa?”
Chú Ngụy đứng lên, vội vã đưa hai người vào nhà, “Chưa ngủ chưa ngủ! Cậu nói muốn ghé đây, bà nhà đang nấu canh, cậu không đến, bả không ngủ đâu!” Rồi gọi với vào nhà bếp, “Bà ơi, Kỳ tiên sinh tới rồi!”
“Ơi!” Bên trong có tiếng đáp, ngay sau đó có một bà cụ tóc hoa râm cười tươi rói bước ra, “Kỳ tiên sinh đến rồi à. Không gấp không gấp, mọi người ngồi đi, canh gà sắp xong rồi, mọi người nhanh ngồi xuống ăn cơm.”
Kỳ Bạch Nghiêm gật đầu, tránh sang một bên, nhắc tới Đường Thi: “Đây là cô Đường, nghỉ đông đến chùa Pháp Định phụ cháu làm ít việc.”
“Chào cô Đường.”
“Chào cô Đường.”
Đối với người dân quê không biết con chữ nào, cả đời gắn bó với mùa màng này, chú Ngụy thím Ngụy tự nhiên có một sự ngưỡng mộ và kính trọng dành cho những người tri thức có học thức cao thế này.
“Đây là chú Ngụy, thím Ngụy.”
“Dạ chào chú Ngụy, chào thím Ngụy.”
“Tốt quá tốt quá….” Trông thím Ngụy vui vẻ lắm, “Cô Đường ngồi đi, ngồi đi, tôi vào bưng canh gà.” Nói rồi lau tay đi vào nhà bếp.
Chú Ngụy ngồi xuống với Kỳ Bạch Nghiêm và Đường Thi.
Kỳ Bạch Nghiêm và chú Ngụy trò chuyện, Đường Thi ngồi cạnh nghe. Mặc dù không chen vào được câu nào, nhưng Đường Thi nghe rất nghiêm túc.
Giữa Đường Thi và Kỳ Bạch Nghiêm vẫn luôn có khoảng cách, dù cho cả hai có ở cùng phòng đi nữa, phần lớn họ chỉ giữ im lặng. Cuộc sống của hai người không có giao điểm, cũng không có trước đây, nên tự nhiên không có chuyện gì để nói.
Nhưng lúc này, Kỳ Bạch Nghiêm đưa cô đến đây. Nơi này, là một phần trong cuộc sống của anh.
Cho dù cuộc sống này tạm thời không có gì liên quan đến cô.
Nhưng ít nhất, cô đã được nhìn thấy một phần cuộc sống của anh. Đây là khởi đầu cho việc tìm hiểu.
Đường Thi không muốn bỏ lỡ một câu nào.
Không lâu sau, thím Ngụy bưng canh gà ra, đầu tiên là múc cho Đường Thi một chén, vừa múc vừa nói: “Gà mái nhà nuôi, nhà mình cho ăn, tươi lắm, cô Đường ăn nhiều vào!”
Đường Thi nhận lấy, cười nói cảm ơn. Canh vừa mới ra lò, nóng hổi, Đường Thi múc một muỗng thổi một lúc, mới cho vào miệng nếm thử.
Tươi thơm ngọt lành, mỹ vị nhân gian. Là hương vị ở nhà bà ngoại trong ký ức thuở còn bé.
Một bàn bốn người, chú Ngụy nói chuyện với Kỳ Bạch Nghiêm, thím Ngụy hỏi han Đường Thi đủ điều, trong lúc đó không ngừng gắp đồ ăn cho Đường Thi, Đường Thi không tiện từ chối, ăn từng món một, bụng cực kỳ no.
Sau bữa ăn, người nhà nông chân chất mang ra một đĩa cam mọng nước. Đường Thi đã khá no rồi, theo bình thường thì đã không ăn nữa, nhưng khó từ chối lòng nhiệt tình, đành phải ăn thêm một quả cam.
Cực kỳ ngon. Tươi, mọng nước, ngọt như đường phèn, hương cam thấm đượm.
Thím Thẩm thấy cô thích, lại đưa thêm một quả, cười hỏi: “Ngon mà ha? Ăn nhiều vào, ăn nhiều vào!”
Đường Thi không thốt ra được lời từ chối, nhận lấy cầm trong tay, định lát nữa mới ăn. Đối với người chất phác thế này, cô sợ nói một câu “Không ăn” sẽ làm họ thấy buồn.
Lúc này bên cạnh có một bàn tay đưa sang, năm ngón tay thon dài sạch sẽ, không dính bụi, không nói không rằng lấy quả cam trên tay cô, nói với thím Ngụy: “Thím Ngụy, thím đừng đưa cho cô ấy nữa. Mấy cô gái trẻ tuổi thích đẹp, một bữa cơm tối là đủ rồi.”
Đường Thi mím môi, nhìn anh lấy quả cam ăn trong yên tĩnh, cô thấy không mấy tự nhiên – cô không phải người như thế đâu nhé.
Nhưng cô biết, Kỳ Bạch Nghiêm chỉ đang giải vây cho cô.
Thím Ngụy vỗ vỗ tay cô, trách nhẹ: “Cô bé này, không muốn ăn thì không muốn ăn thôi, ép mình làm gì?”
Đường Thi mỉm cười.
Chú Ngụy nói: “Nếu cô Đường đã thích, bà nhà cứ lấy một ít cho cô Đường, để cô Đường mang về nhà ăn!”
“Không cần! Không cần ạ!” Đường Thi vội cản lại, đa số nông dân kiếm chút đỉnh tiền từ việc bán trái cây và gia cầm, một năm chẳng kiếm bao nhiêu, Đường Thi không hề muốn tâm huyết của họ bị lãng phí.
Thím Ngụy không để ý đến cô, đi thẳng vào nhà, vừa đi vừa nói: “Cô đừng khách sáo! Mấy này đáng bao nhiêu tiền đâu, trên núi còn nhiều lắm kìa!”
Đường Thi đứng ở đó, không biết nên nói gì cho phải.
Cô vô thức nhìn sang Kỳ Bạch Nghiêm, trông như đang cầu cứu.
Kỳ Bạch Nghiêm nhìn cô, ánh mắt bình tĩnh, sâu thẳm, tỏa ra sức mạnh khiến người khác bình tĩnh lại, anh nói: “Đừng căng thẳng, người nhà cả, không cần khách sáo.” Lại nói, “Nhà chú Ngụy không kiếm tiền từ cái này, hầu như cam là để nhà ăn thôi.”
Lúc này Đường Thi mới ngồi xuống, âm thầm thở phào.
Kỳ Bạch Nghiêm nhìn cô suốt, khóe môi vô thức cong lên.
Lúc thím Ngụy kéo cam ra, Đường Thi lại căng thẳng!
Chất trong bao tải đấy! Một bao to đùng! Cô không thể nào xách về được!
Người nhà nông quá phúc hậu, Đường Thi vừa cảm động vừa dở khóc dở cười.
“Cái này…….” Đường Thi căng da đầu nói, “Thím Thẩm ơi, nhiều quá ạ, cháu….”
“Đâu có nhiêu đâu có nhiêu!” Thím Ngụy kéo lê bao tải ra xong, không đợi Đường Thi nói hết đã đi lại vào trong, “Tôi cho cô với Kỳ tiên sinh mỗi người một túi, Kỳ tiên sinh có xe, lát nữa chở cô về.” Ngay cả đường lui cũng đã nghĩ tới rồi.
Kỳ Bạch Nghiêm kéo cô: “Cô cứ kệ đi.”
Chú Ngụy cười: “Đúng đó đúng đó, cô Đường cô cứ kệ bả đi! Hôm nay Kỳ tiên sinh tới ăn cơm, bà nhà vui lắm! Đây là chút tấm lòng của bả, cô cứ nhận đi!”
Đường Thi đành phải ngồi xuống lại.
Lúc ra về, Kỳ Bạch Nghiêm đi lấy xe, chú Ngụy thím Ngụy chuyển túi cam ra ngoài, Đường Thi nhân lúc này để lại hai trăm tệ dưới đĩa trái cây.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook