Dưỡng Tính
-
Chương 1
Editor: SQ
_____________________
Sau khi nhận được lời mời giảng dạy từ đại học C, cùng với chương trình dạy học, thời gian dạy học đã hoàn thiện và các vấn đề liên quan từ nhà trường, Đường Thi đến thành phố C trước mười ngày.
Bạch Nham Cổ Trấn là địa điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố C, đứng đầu trong mười hai danh lam thắng cảnh ở thành phố này, được xây dựng vào thời nhà Tống, có địa hình độc đáo “một sông hai suối ba núi bốn đường”, có câu đối rằng: “Ban ngày nghìn người chắp tay, ban đêm vạn ngọn đèn sáng.”
Bảy giờ sáng, người thưa thớt, chưa có cửa hàng nào trong phố cổ mở cửa. Sương mù sáng sớm mát lạnh, hít vào phổi, tinh thần sảng khoái. Đường Thi và người bạn đi dọc theo con đường lát đá, vào sâu trong phố cổ.
Mười phút sau, người xung quanh dần nhiều lên.
Người bạn nói: “Chùa Pháp Định linh lắm, dân địa phương rất thích đến đây thắp hương. Bạch Nham Cổ Trấn quá nổi tiếng, chín giờ sáng là đã có rất nhiều khách du lịch, nên bình thường dân địa phương sẽ đến sớm. Hôm nay còn là ngày Thập trai[1], người đến còn đông hơn nữa.”
Đường Thi gật gù, loáng thoáng nhìn thấy góc mái chùa đang bay lên trên lưng núi. Hai người đi bộ chầm chậm, khác với người địa phương đang vội vàng lướt qua.
Đường Thi không tin Phật, nhưng thích chùa chiền. Mỗi khi đến địa điểm nào đó, cũng phải đến tham quan chùa chiền địa phương.
“Cậu mới đến đây, vái lạy cũng tốt.” Người bạn cười nói, “Hôm nay có đại sư giảng pháp, nếu không làm gì thì nghe thử.”
“Cậu tin?”
Người bạn lắc đầu: “Không tin. Nhưng đó giờ mấy bài giảng của chùa Pháp Định hay lắm, nghe chút ít lời hay ho, cũng là thú tiêu khiển lành mạnh.” Rồi nói, “Xác định chương trình dạy rồi hả?”
“Ừm.”
“Dạy gì?”
“Văn học cổ đại Trung Quốc với khúc Nguyên[2].”
Người bạn cười: “Khúc Nguyên là hướng nghiên cứu hồi học nghiên cứu sinh của cậu mà?”
“Lúc đó nộp đơn xin hai môn tự chọn của ngành văn học Trung Quốc, một môn là Nghiên cứu khúc Nguyên, một môn là Lịch sử và Văn hóa Phật giáo, nhà trường chọn cái trước.”
“Xịn thế.” Người bạn khen, “Cũng coi như cậu là “con nhà nòi” rồi! Bây giờ cũng tính là được làm chuyện bản thân thích, còn tụi này, ha ha! Người toàn mùi tiền!”
Đường Thi cười: “Như nhau mà. Người yêu tiền, trên người toàn mùi tiền; người yêu sách, trên người toàn mọt sách.”
“Ha ha ha ha ha, đúng thật.”
Trong lúc nói chuyện, cổng chùa Pháp Định gần ngay trước mắt. Thành phố C nhiều núi, địa hình dốc, ít đất bằng phẳng. Chùa Pháp Định được xây đưa lưng về núi, cổng chùa sừng sững trên sườn núi, lối vào là hơn một trăm bậc đá xanh có độ nghiêng gần 70 độ, bậc thang trên cùng gần sát sắc trời, vừa ngẩng đầu là chói mắt.
Đi lên bậc thang, qua điện Thiên Vương, điện Dược Vương, điện Quan Âm, tiếp tục đi lên theo hướng chéo, phía trước Đại Hùng Bảo Điện [3] có một chiếc vạc rất to, hai bên mặt có lư hương. Khói xanh lượn lờ, như sương như mây.
Đường Thi ngồi ở hành lang, nhìn người tới lui dâng hương, lòng thấy bình yên. Cô là một người ít nói, người bạn đó cũng biết nên để cô ngồi ở đây nghỉ ngơi, mình thì đi dạo.
Nhờ địa thế nên của Pháp Định có tầm nhìn thoáng đãng, dù là ngồi thì cũng có thể nhìn bao quát toàn cảnh phố cổ qua tầng tầng lớp lớp mái hiên của chùa. Mặt trời dần ló dạng, ánh nắng chói chang, chiếu sáng hai cây bạch quả già trước chánh điện.
Sắp đến chín giờ, Đường Thi đứng dậy dạo loanh quanh, đi qua hai dãy hành lang dài, sau đó ngẫu nhiên rẽ vào vài bậc thềm, đi đến trước cửa tàng kinh các[4].
Một người ngồi giữa đại điện.
Trước mặt người đó là gần một trăm đệm ngồi, phía sau là một bức tượng Phật khổng lồ bằng vàng. Đại điện trống trải, tĩnh mịch, mùi đàn hương thơm nồng lan tỏa. Người đàn ông ngồi ở giữa chậm rãi lật một trang giấy.
Đường Thi đứng ngoài cửa.
Người đó ngẩng đầu, hỏi: “Nghe pháp?”
Đường Thi mím môi, nhìn thẳng người đó: “Vâng.”
“Mười giờ bắt đầu, đến sớm rồi.” Phật Tổ ngay sau lưng người đó, rũ mắt, khóe môi ôn hòa, thiêng liêng mà hiền từ.
Đường Thi nhúc nhích chân, hỏi: “Có vào trong ngồi được không ạ?”
Người đàn ông gật đầu: “Xin tự nhiên.”
Đường Thi bước vào, ngồi xuống chiếc đệm ngồi xa nhất phía bên trái.
Cả không gian im ắng, tiếng chuông đằng xa như có như không. Mùi đàn hương, khi có, khi không.
Đường Thi có hơi rầu rĩ, cô biết nhìn chằm chằm vào người khác trong tình huống này là một chuyện vô cùng bất lịch sự, nhưng cô không thể khống chế được ánh mắt của mình. Chỉ trong mười phút ngắn ngủi, cô đã vô thức nhìn người ta năm sáu phút, chia làm ba lần.
Đầu tiên là trẻ tuổi. Một kiểu trẻ tuổi không xác định rõ được tuổi tác. Thoạt nhìn cảm thấy giống như 25 26, nhưng nhìn lần nữa thì lại cảm thấy lớn hơn 25 26 một chút, 30? 35? Hình như được hết, rồi lại cảm thấy không được, đàn ông mà 35 là già rồi, nhưng anh không già. So với anh, thanh niên 25 26 tuổi sẽ hấp tấp hơn, tự cao tự đại hơn, anh không có cái khí thế “trời sập có tôi chống”, lặng thinh như nén hương trước tượng Phật. Nếu nói anh già, thì so với đàn ông 35 36 tuổi, anh lại không toát ra thái độ hờ hững, thất vọng, đời thường của người từng trải qua sóng to gió lớn nên buộc phải bình tâm tĩnh khí, chỉ có sự trầm tĩnh và thong dong của người đã đợi chờ trong mòn mỏi[5], nặng trĩu như chiếc vạc trước Đại Hùng Bảo Điện.
Tiếp theo là vẻ ngoài. Đây là một người đàn ông có nét mặt sắc sảo, mày dài, mắt đen, sống mũi thẳng, môi rất mỏng, khuôn mặt lạnh lùng, tạo cho người khác cảm giác xa cách. Xét về vẻ ngoài, anh ngập tràn cảm giác áp bức, kết hợp với khí chất, lại khiến người khác không kìm được muốn kết thân – không phải kiểu giữa phụ nữ với đàn ông, mà là một tín đồ đối với thần linh. Trí tuệ bát nhã, nội hàm xuất sắc.
Cuối cùng là thân phận. Hiển nhiên, hôm nay anh là người giảng pháp. Nhưng anh không phải là người xuất gia. Không cắt tóc đi tu, không mặc áo cà sa, toàn thân trên dưới, hoàn toàn không có đồ vật nào liên quan đến Phật. Thậm chí Đường Thi còn nghi ngờ rằng anh không phải là tín đồ của Phật giáo. Người tin Phật, sẽ mang lòng thành kính thiêng liêng dành cho Phật, giữ một thái độ khiêm nhường và cung kính dành cho tàng kinh nhà Phật, anh thì không. Vẻ mặt anh thả lỏng, sự điềm nhiên khi lật giở trang sách, nghiêm túc nhưng thiếu kính sợ, anh không giống. Nhưng anh lại ngồi ngay nơi đó.
Đường Thi âm thầm thở một hơi, bối rối dời ánh mắt. Rồi lại nhìn sang đó.
Có vẻ như người đàn ông đó không nhận ra.
Đường Thi cúi đầu, nhìn chằm chằm phần rìa của tấm đệm ngồi. Đại điện vẫn yên tĩnh, yên tĩnh đến mức hoảng hốt.
Không biết bao lâu sau, điện thoại trong túi liên tục rung lên. Tiếng rung của điện thoại trong đại điện trống trải này lớn đến đáng sợ. Đường Thi vội vã tắt đi, ngay cả người gọi là ai cũng chưa nhìn rõ.
Người đàn ông ở giữa đại điện cứ như không hề nhận ra, hành động lật sách vẫn không nhanh không chậm. Đường Thi mím môi, mở điện thoại. Vừa nãy là người bạn gọi đến. Cô gửi một tin nhắn: Mình ở tàng kinh các, nghe pháp ở đây, không tiện bắt máy. Bấm xong chữ, xung quanh lác đác tiếng người.
Bước vào đầu tiên là các sư thầy của chùa Pháp Định, khoảng mười người, tốp năm tốp ba hành lễ, sau đó xếp thành một hàng, ngồi ở hàng đầu tiên. Tiếp theo, có tín đồ, có du khách, từng tốp người lần lượt bước vào. Đại điện chợt xôn xao tiếng người.
Người bạn kia cũng vào trong lúc đó, nhìn xung quanh, thấy Đường Thi ở góc trong cùng thì băng qua đám đông, thì thầm: “Tới lâu chưa?”
“Chưa lâu.”
Người bạn lấy chiếc đệm gần đó ngồi xuống, rướn cổ nhìn người ở xa: “Trẻ quá!”
Đường Thi đáp “Ừm” xem như trả lời.
Chín giờ bốn mươi, đại điền đã đầy người. Chín giờ năm mươi, tiếng người yên tĩnh dần. Mười giờ, lặng ngắt như tờ.
Cổng đại điện chậm rãi đóng lại. Ánh sáng lờ mờ.
“Hôm nay, chúng ta nói về duyên.”
Trái tim Đường Thi thắt lại. Giọng nói trầm thấp, bình tĩnh, nhàn nhạt, có chút từ tính. Đường Thi ngồi khá xa anh, sau khi cửa được đóng lại, ánh sáng mờ ảo, chỉ có thể nhìn thấy một bóng hình mơ hồ.
“Đạo Phật nói về duyên, nghĩa là mọi thứ sinh ra từ duyên, chấm dứt bởi duyên. Nhân là duyên, quả là duyên, nhân quả là duyên, vì vậy không có nguyên nhân tất yếu, không có kết quả tất yếu, tất cả thay đổi từ duyên. Mọi thứ nằm trong sự thay đổi, mọi thứ tất nhiên sẽ thay đổi, hôm nay mọi người ngồi đây nghe tôi giảng pháp, là đến vì duyên nào đó, sẽ đi vì duyên nào đó; sau này, có lẽ mọi người sẽ vì duyên này mà kết duyên khác, duyên đó là thiện hay ác, lại liên quan đến duyên khác nữa. Bản chất của duyên đã có tính không. Cho nên nhà Phật thường nói, mọi thứ tùy duyên. Tùy duyên chính là tùy không. Có lẽ mọi người sẽ hỏi, tùy theo duyên gì? Tất nhiên là tùy theo mọi duyên, theo thiện duyên, theo ác duyên. Nếu duyên đã là không, thiện ác tự nhiên cũng là không, cho nên mọi người không cần cố chấp về thiện, cố chấp về ác, bắt đầu từ duyên, thuận theo tự nhiên, làm chuyện của tự nhiên, không bám duyên, không nghịch duyên, tự nhiên sẽ có cảnh giới mới. Tổ sư Long Thọ nói: ‘Chưa từng có pháp nào, không sinh từ nhân duyên’, nói về tính không của duyên ở mức độ cao nhất, đây có nghĩa là….”
Đường Thi quan sát người xung quanh, ở đây có tín đồ ngoan đạo, người hiểu hoặc không hiểu nhiều không đếm xuể; có người đến xem cho vui, nghe thử, đến chơi, không để ý; có người tin, có người không tin, đông đảo chúng sinh, muôn hình vạn trạng.
Lắng nghe giọng nói của người đàn ông đó, Đường Thi dần bình tĩnh lại.
Bài giảng kết thúc sau một tiếng đồng hồ, cuối cùng anh nói: “Trong số mọi người, có thể có người tin Phật, hôm nay đến đây nghe pháp, hoặc mang mục đích nghe đạo lý của nhà Phật. Nhưng Phật không có đạo lý, Phật là về tu tâm, trái tim nào có đạo lý?”
Đường Thi phì cười.
Ra đại điện, người bạn hỏi: “Thấy sao?”
Đường Thi cười: “Tinh vi uyên thâm, cao lớn ngút trời.”
“Đánh giá cao lắm nha, nhưng mà trước sau mâu thuẫn.”
“Trước chỉ bài giảng, sau chỉ người.”
Hai người đi dọc theo hành lang, đi qua bên phải chính điện, dưới cột đá cạnh cây bạch quả, người đàn ông đó đang đứng cùng với sư trụ trì, hai người đang nói chuyện. Đường Thi và người bạn phải đi ngang qua hai người họ, ánh mắt tự nhiên va vào nhau. Sư trụ trì hành lễ với hai cô, hai cô đáp lễ, vội vã đi qua. Đôi lông mày dài của người đàn ông đó rất sắc bén, xẹt mạnh qua mép tim, khiến tim run rẩy. Trên những cành cây bạch quả ngang dọc đan xen nhau, treo vô số tấm phúc màu đỏ ánh lên ánh đỏ tuyệt đẹp dưới cái nắng chói chang.
Hôm nay là một ngày hè yên tĩnh và sống động. Tiếng ve kêu trong chùa cũng không bằng được tiếng tim đập.
Đi ngang qua chính điện, Đường Thi nói: “Vào trong vái đi.”
“Cậu muốn vái?”
“Ừm.”
“Chuyện hy hữu.”
Đường Thi không đáp, đi vào từ cửa bên trái, dập đầu ba cái với Phật Tổ. Sư thầy già trước tượng Phật gõ vang chuông cổ.
Hai người đi xuống bậc thang, đi ngang qua chỗ bán tấm phúc đỏ treo, một bàn tay vươn ra chặn Đường Thi lại.
“Cô gái, treo tấm nhân duyên đi!”
Đường Thi giật mình, người bạn cười lớn. Đường Thi chưa kịp từ chối, cô bạn đó đã cười hì hì nhận thẻ nhân duyên: “Đúng là phải treo tấm nhân duyên thật.” Trả tiền, đưa thẻ nhân duyên cho Đường Thi: “Ném đi, ném càng cao càng tốt.”
Đường Thi mím môi nhận lấy. Cô giơ tay ném đại, thẻ treo nhân duyên bay lên cao, sượt qua nhánh cây, bay tuốt ra xa. “Bịch” một tiếng rơi xuống dưới chân một người.
Người cao chân dài, hiền lành lịch sự. Ánh mắt của hai người chạm nhau lần nữa. Người đàn ông cúi xuống, nhặt tấm thẻ nhân duyên.
Đường Thi ngây người, buộc mình bình tĩnh lại, bước tới nhận lại từ tay người đó: “Cảm ơn.”
“Không có gì.” Khẽ gật đầu, đi ngang qua.
Cô bạn kia bước tới, cười nói: “Cũng xấu hổ quá đi.”
Đường Thi cười cười. Cô đi đến dưới cây bạch quả, nhón chân lên, treo tấm thẻ nhân duyên lên đó.
“Nếu cậu đứng đây ném thì có thể treo cao hơn chút nữa đó. Cao hơn xíu để Phật dễ thấy hơn.”
Đường Thi cười: “Thôi. Gần Phật thì xa chính mình.”
_____________________
Sau khi nhận được lời mời giảng dạy từ đại học C, cùng với chương trình dạy học, thời gian dạy học đã hoàn thiện và các vấn đề liên quan từ nhà trường, Đường Thi đến thành phố C trước mười ngày.
Bạch Nham Cổ Trấn là địa điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố C, đứng đầu trong mười hai danh lam thắng cảnh ở thành phố này, được xây dựng vào thời nhà Tống, có địa hình độc đáo “một sông hai suối ba núi bốn đường”, có câu đối rằng: “Ban ngày nghìn người chắp tay, ban đêm vạn ngọn đèn sáng.”
Bảy giờ sáng, người thưa thớt, chưa có cửa hàng nào trong phố cổ mở cửa. Sương mù sáng sớm mát lạnh, hít vào phổi, tinh thần sảng khoái. Đường Thi và người bạn đi dọc theo con đường lát đá, vào sâu trong phố cổ.
Mười phút sau, người xung quanh dần nhiều lên.
Người bạn nói: “Chùa Pháp Định linh lắm, dân địa phương rất thích đến đây thắp hương. Bạch Nham Cổ Trấn quá nổi tiếng, chín giờ sáng là đã có rất nhiều khách du lịch, nên bình thường dân địa phương sẽ đến sớm. Hôm nay còn là ngày Thập trai[1], người đến còn đông hơn nữa.”
Đường Thi gật gù, loáng thoáng nhìn thấy góc mái chùa đang bay lên trên lưng núi. Hai người đi bộ chầm chậm, khác với người địa phương đang vội vàng lướt qua.
Đường Thi không tin Phật, nhưng thích chùa chiền. Mỗi khi đến địa điểm nào đó, cũng phải đến tham quan chùa chiền địa phương.
“Cậu mới đến đây, vái lạy cũng tốt.” Người bạn cười nói, “Hôm nay có đại sư giảng pháp, nếu không làm gì thì nghe thử.”
“Cậu tin?”
Người bạn lắc đầu: “Không tin. Nhưng đó giờ mấy bài giảng của chùa Pháp Định hay lắm, nghe chút ít lời hay ho, cũng là thú tiêu khiển lành mạnh.” Rồi nói, “Xác định chương trình dạy rồi hả?”
“Ừm.”
“Dạy gì?”
“Văn học cổ đại Trung Quốc với khúc Nguyên[2].”
Người bạn cười: “Khúc Nguyên là hướng nghiên cứu hồi học nghiên cứu sinh của cậu mà?”
“Lúc đó nộp đơn xin hai môn tự chọn của ngành văn học Trung Quốc, một môn là Nghiên cứu khúc Nguyên, một môn là Lịch sử và Văn hóa Phật giáo, nhà trường chọn cái trước.”
“Xịn thế.” Người bạn khen, “Cũng coi như cậu là “con nhà nòi” rồi! Bây giờ cũng tính là được làm chuyện bản thân thích, còn tụi này, ha ha! Người toàn mùi tiền!”
Đường Thi cười: “Như nhau mà. Người yêu tiền, trên người toàn mùi tiền; người yêu sách, trên người toàn mọt sách.”
“Ha ha ha ha ha, đúng thật.”
Trong lúc nói chuyện, cổng chùa Pháp Định gần ngay trước mắt. Thành phố C nhiều núi, địa hình dốc, ít đất bằng phẳng. Chùa Pháp Định được xây đưa lưng về núi, cổng chùa sừng sững trên sườn núi, lối vào là hơn một trăm bậc đá xanh có độ nghiêng gần 70 độ, bậc thang trên cùng gần sát sắc trời, vừa ngẩng đầu là chói mắt.
Đi lên bậc thang, qua điện Thiên Vương, điện Dược Vương, điện Quan Âm, tiếp tục đi lên theo hướng chéo, phía trước Đại Hùng Bảo Điện [3] có một chiếc vạc rất to, hai bên mặt có lư hương. Khói xanh lượn lờ, như sương như mây.
Đường Thi ngồi ở hành lang, nhìn người tới lui dâng hương, lòng thấy bình yên. Cô là một người ít nói, người bạn đó cũng biết nên để cô ngồi ở đây nghỉ ngơi, mình thì đi dạo.
Nhờ địa thế nên của Pháp Định có tầm nhìn thoáng đãng, dù là ngồi thì cũng có thể nhìn bao quát toàn cảnh phố cổ qua tầng tầng lớp lớp mái hiên của chùa. Mặt trời dần ló dạng, ánh nắng chói chang, chiếu sáng hai cây bạch quả già trước chánh điện.
Sắp đến chín giờ, Đường Thi đứng dậy dạo loanh quanh, đi qua hai dãy hành lang dài, sau đó ngẫu nhiên rẽ vào vài bậc thềm, đi đến trước cửa tàng kinh các[4].
Một người ngồi giữa đại điện.
Trước mặt người đó là gần một trăm đệm ngồi, phía sau là một bức tượng Phật khổng lồ bằng vàng. Đại điện trống trải, tĩnh mịch, mùi đàn hương thơm nồng lan tỏa. Người đàn ông ngồi ở giữa chậm rãi lật một trang giấy.
Đường Thi đứng ngoài cửa.
Người đó ngẩng đầu, hỏi: “Nghe pháp?”
Đường Thi mím môi, nhìn thẳng người đó: “Vâng.”
“Mười giờ bắt đầu, đến sớm rồi.” Phật Tổ ngay sau lưng người đó, rũ mắt, khóe môi ôn hòa, thiêng liêng mà hiền từ.
Đường Thi nhúc nhích chân, hỏi: “Có vào trong ngồi được không ạ?”
Người đàn ông gật đầu: “Xin tự nhiên.”
Đường Thi bước vào, ngồi xuống chiếc đệm ngồi xa nhất phía bên trái.
Cả không gian im ắng, tiếng chuông đằng xa như có như không. Mùi đàn hương, khi có, khi không.
Đường Thi có hơi rầu rĩ, cô biết nhìn chằm chằm vào người khác trong tình huống này là một chuyện vô cùng bất lịch sự, nhưng cô không thể khống chế được ánh mắt của mình. Chỉ trong mười phút ngắn ngủi, cô đã vô thức nhìn người ta năm sáu phút, chia làm ba lần.
Đầu tiên là trẻ tuổi. Một kiểu trẻ tuổi không xác định rõ được tuổi tác. Thoạt nhìn cảm thấy giống như 25 26, nhưng nhìn lần nữa thì lại cảm thấy lớn hơn 25 26 một chút, 30? 35? Hình như được hết, rồi lại cảm thấy không được, đàn ông mà 35 là già rồi, nhưng anh không già. So với anh, thanh niên 25 26 tuổi sẽ hấp tấp hơn, tự cao tự đại hơn, anh không có cái khí thế “trời sập có tôi chống”, lặng thinh như nén hương trước tượng Phật. Nếu nói anh già, thì so với đàn ông 35 36 tuổi, anh lại không toát ra thái độ hờ hững, thất vọng, đời thường của người từng trải qua sóng to gió lớn nên buộc phải bình tâm tĩnh khí, chỉ có sự trầm tĩnh và thong dong của người đã đợi chờ trong mòn mỏi[5], nặng trĩu như chiếc vạc trước Đại Hùng Bảo Điện.
Tiếp theo là vẻ ngoài. Đây là một người đàn ông có nét mặt sắc sảo, mày dài, mắt đen, sống mũi thẳng, môi rất mỏng, khuôn mặt lạnh lùng, tạo cho người khác cảm giác xa cách. Xét về vẻ ngoài, anh ngập tràn cảm giác áp bức, kết hợp với khí chất, lại khiến người khác không kìm được muốn kết thân – không phải kiểu giữa phụ nữ với đàn ông, mà là một tín đồ đối với thần linh. Trí tuệ bát nhã, nội hàm xuất sắc.
Cuối cùng là thân phận. Hiển nhiên, hôm nay anh là người giảng pháp. Nhưng anh không phải là người xuất gia. Không cắt tóc đi tu, không mặc áo cà sa, toàn thân trên dưới, hoàn toàn không có đồ vật nào liên quan đến Phật. Thậm chí Đường Thi còn nghi ngờ rằng anh không phải là tín đồ của Phật giáo. Người tin Phật, sẽ mang lòng thành kính thiêng liêng dành cho Phật, giữ một thái độ khiêm nhường và cung kính dành cho tàng kinh nhà Phật, anh thì không. Vẻ mặt anh thả lỏng, sự điềm nhiên khi lật giở trang sách, nghiêm túc nhưng thiếu kính sợ, anh không giống. Nhưng anh lại ngồi ngay nơi đó.
Đường Thi âm thầm thở một hơi, bối rối dời ánh mắt. Rồi lại nhìn sang đó.
Có vẻ như người đàn ông đó không nhận ra.
Đường Thi cúi đầu, nhìn chằm chằm phần rìa của tấm đệm ngồi. Đại điện vẫn yên tĩnh, yên tĩnh đến mức hoảng hốt.
Không biết bao lâu sau, điện thoại trong túi liên tục rung lên. Tiếng rung của điện thoại trong đại điện trống trải này lớn đến đáng sợ. Đường Thi vội vã tắt đi, ngay cả người gọi là ai cũng chưa nhìn rõ.
Người đàn ông ở giữa đại điện cứ như không hề nhận ra, hành động lật sách vẫn không nhanh không chậm. Đường Thi mím môi, mở điện thoại. Vừa nãy là người bạn gọi đến. Cô gửi một tin nhắn: Mình ở tàng kinh các, nghe pháp ở đây, không tiện bắt máy. Bấm xong chữ, xung quanh lác đác tiếng người.
Bước vào đầu tiên là các sư thầy của chùa Pháp Định, khoảng mười người, tốp năm tốp ba hành lễ, sau đó xếp thành một hàng, ngồi ở hàng đầu tiên. Tiếp theo, có tín đồ, có du khách, từng tốp người lần lượt bước vào. Đại điện chợt xôn xao tiếng người.
Người bạn kia cũng vào trong lúc đó, nhìn xung quanh, thấy Đường Thi ở góc trong cùng thì băng qua đám đông, thì thầm: “Tới lâu chưa?”
“Chưa lâu.”
Người bạn lấy chiếc đệm gần đó ngồi xuống, rướn cổ nhìn người ở xa: “Trẻ quá!”
Đường Thi đáp “Ừm” xem như trả lời.
Chín giờ bốn mươi, đại điền đã đầy người. Chín giờ năm mươi, tiếng người yên tĩnh dần. Mười giờ, lặng ngắt như tờ.
Cổng đại điện chậm rãi đóng lại. Ánh sáng lờ mờ.
“Hôm nay, chúng ta nói về duyên.”
Trái tim Đường Thi thắt lại. Giọng nói trầm thấp, bình tĩnh, nhàn nhạt, có chút từ tính. Đường Thi ngồi khá xa anh, sau khi cửa được đóng lại, ánh sáng mờ ảo, chỉ có thể nhìn thấy một bóng hình mơ hồ.
“Đạo Phật nói về duyên, nghĩa là mọi thứ sinh ra từ duyên, chấm dứt bởi duyên. Nhân là duyên, quả là duyên, nhân quả là duyên, vì vậy không có nguyên nhân tất yếu, không có kết quả tất yếu, tất cả thay đổi từ duyên. Mọi thứ nằm trong sự thay đổi, mọi thứ tất nhiên sẽ thay đổi, hôm nay mọi người ngồi đây nghe tôi giảng pháp, là đến vì duyên nào đó, sẽ đi vì duyên nào đó; sau này, có lẽ mọi người sẽ vì duyên này mà kết duyên khác, duyên đó là thiện hay ác, lại liên quan đến duyên khác nữa. Bản chất của duyên đã có tính không. Cho nên nhà Phật thường nói, mọi thứ tùy duyên. Tùy duyên chính là tùy không. Có lẽ mọi người sẽ hỏi, tùy theo duyên gì? Tất nhiên là tùy theo mọi duyên, theo thiện duyên, theo ác duyên. Nếu duyên đã là không, thiện ác tự nhiên cũng là không, cho nên mọi người không cần cố chấp về thiện, cố chấp về ác, bắt đầu từ duyên, thuận theo tự nhiên, làm chuyện của tự nhiên, không bám duyên, không nghịch duyên, tự nhiên sẽ có cảnh giới mới. Tổ sư Long Thọ nói: ‘Chưa từng có pháp nào, không sinh từ nhân duyên’, nói về tính không của duyên ở mức độ cao nhất, đây có nghĩa là….”
Đường Thi quan sát người xung quanh, ở đây có tín đồ ngoan đạo, người hiểu hoặc không hiểu nhiều không đếm xuể; có người đến xem cho vui, nghe thử, đến chơi, không để ý; có người tin, có người không tin, đông đảo chúng sinh, muôn hình vạn trạng.
Lắng nghe giọng nói của người đàn ông đó, Đường Thi dần bình tĩnh lại.
Bài giảng kết thúc sau một tiếng đồng hồ, cuối cùng anh nói: “Trong số mọi người, có thể có người tin Phật, hôm nay đến đây nghe pháp, hoặc mang mục đích nghe đạo lý của nhà Phật. Nhưng Phật không có đạo lý, Phật là về tu tâm, trái tim nào có đạo lý?”
Đường Thi phì cười.
Ra đại điện, người bạn hỏi: “Thấy sao?”
Đường Thi cười: “Tinh vi uyên thâm, cao lớn ngút trời.”
“Đánh giá cao lắm nha, nhưng mà trước sau mâu thuẫn.”
“Trước chỉ bài giảng, sau chỉ người.”
Hai người đi dọc theo hành lang, đi qua bên phải chính điện, dưới cột đá cạnh cây bạch quả, người đàn ông đó đang đứng cùng với sư trụ trì, hai người đang nói chuyện. Đường Thi và người bạn phải đi ngang qua hai người họ, ánh mắt tự nhiên va vào nhau. Sư trụ trì hành lễ với hai cô, hai cô đáp lễ, vội vã đi qua. Đôi lông mày dài của người đàn ông đó rất sắc bén, xẹt mạnh qua mép tim, khiến tim run rẩy. Trên những cành cây bạch quả ngang dọc đan xen nhau, treo vô số tấm phúc màu đỏ ánh lên ánh đỏ tuyệt đẹp dưới cái nắng chói chang.
Hôm nay là một ngày hè yên tĩnh và sống động. Tiếng ve kêu trong chùa cũng không bằng được tiếng tim đập.
Đi ngang qua chính điện, Đường Thi nói: “Vào trong vái đi.”
“Cậu muốn vái?”
“Ừm.”
“Chuyện hy hữu.”
Đường Thi không đáp, đi vào từ cửa bên trái, dập đầu ba cái với Phật Tổ. Sư thầy già trước tượng Phật gõ vang chuông cổ.
Hai người đi xuống bậc thang, đi ngang qua chỗ bán tấm phúc đỏ treo, một bàn tay vươn ra chặn Đường Thi lại.
“Cô gái, treo tấm nhân duyên đi!”
Đường Thi giật mình, người bạn cười lớn. Đường Thi chưa kịp từ chối, cô bạn đó đã cười hì hì nhận thẻ nhân duyên: “Đúng là phải treo tấm nhân duyên thật.” Trả tiền, đưa thẻ nhân duyên cho Đường Thi: “Ném đi, ném càng cao càng tốt.”
Đường Thi mím môi nhận lấy. Cô giơ tay ném đại, thẻ treo nhân duyên bay lên cao, sượt qua nhánh cây, bay tuốt ra xa. “Bịch” một tiếng rơi xuống dưới chân một người.
Người cao chân dài, hiền lành lịch sự. Ánh mắt của hai người chạm nhau lần nữa. Người đàn ông cúi xuống, nhặt tấm thẻ nhân duyên.
Đường Thi ngây người, buộc mình bình tĩnh lại, bước tới nhận lại từ tay người đó: “Cảm ơn.”
“Không có gì.” Khẽ gật đầu, đi ngang qua.
Cô bạn kia bước tới, cười nói: “Cũng xấu hổ quá đi.”
Đường Thi cười cười. Cô đi đến dưới cây bạch quả, nhón chân lên, treo tấm thẻ nhân duyên lên đó.
“Nếu cậu đứng đây ném thì có thể treo cao hơn chút nữa đó. Cao hơn xíu để Phật dễ thấy hơn.”
Đường Thi cười: “Thôi. Gần Phật thì xa chính mình.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook