Dưới Ánh Bình Minh
C16: Quá khứ của hà huyền châu

Trịnh Thái Sơn nói vọng lại, kéo Cao Vĩ Thành trở về. Đôi tay Cao Vĩ Thành lơ lửng giữa không trung, anh đứng bất động, bản thân lại bỗng nghĩ về quá khứ, khi ba mẹ anh còn sống, khi anh còn đang đắm chìm vào ước vọng của mình.

Thấy Cao Vĩ Thành đứng bất động ở đấy, không quay trở lại cũng không rời đi, bèn cất giọng:

"Việc này đều có lợi cho cậu, chỉ cần đi sáu năm, tiền trợ cấp sẽ đủ để trả hết toàn bộ số nợ. Khi về nước, cậu sẽ có sự nghiệp vững chắc".

Nghe Trịnh Thái Sơn nơi vậy, Cao Vĩ Thành quay lại nhìn ông. Trịnh Thái Sơn vẫn giữ dáng vẻ ung dung ngồi uống trà.

Cao Vĩ Thành lần nữa trở về lại chổ ngồi đối diện Trịnh Thái Sơn, anh cầm tập hồ sơ lên hỏi:

" Tại sao ông lại chọn tôi? Rõ ràng là tôi đã bảo lưu việc học và cũng có ý định rút khỏi ngành rồi mà, điều gì đã khiến ông phải giữ tôi lại như thế?"

Lúc này Trịnh Thái Sơn bật cười, ông ngồi dậy, đi đến kệ sách, lấy một cuốn sách trông rất cũ. Trong đó có kẹp một tấm ảnh.


Trịnh Thái Sơn cầm tấm ảnh lên vuốt ve, ông đưa tấm ảnh cho Cao Vĩ Thành.

Cao Vĩ Thành nhận lấy, trong hình là Hà Huyền Châu - mẹ của Cao Vĩ Thành. Bà trong tấm hình rấy trẻ, gương mặy trò trịa, đôi môi mỏng mỉm cười, tay bà đặt lên dầu của một cậu con trai tầm khoảng mười bảy tuổi.

Tấm hình khá cũ, cũ tới nỗi mà ảnh đã phai màu, tuy nhiên nét xinh đẹp của Hà Huyền Châu vẫn nỗi bật giữa những nét loang màu ấy.

"Ông đưa cái này là có ý gì? Sao ông lại có tấm hình của mẹ tôi?" Cao Vĩ Thành chất vấn.

Anh cũng có giữ những tấm hình hồi trẻ của mẹ, cũng biết rằng Trịnh Thái Sơn có quen biết ba mẹ mình nhưng anh chưa bao giờ thấy ảnh mẹ chụp riêng với người con trai khác, tại sao Trịnh Thái Sơn lại có được tấm hình của mẹ mà anh chưa thấy bao giờ.

"Để tôi kể cho cậu nghe, về lí do mà tôi giữ cậu lại"

Câu chuyện bắt đầu từ ba mươi lăm năm về trước.

Khi đấy tôi chỉ mới mười lăm tuổi, là đứa trẻ không cha không mẹ, sống nay chết mai. Hôm đấy tôi đang ngủ ở ven đường với cái bụng rỗng. Tưởng chừng hôm nay là ngày cuối cùng tôi còn sống trên mảnh đời này, và rồi Hà Huyền Châu xuất hiện. Mẹ cậu lúc này là con gái của một gia đình giàu có, vừa tốt nghiệp đại học. Mẹ của cậu đã đắp lên người tôi một chiếc áo xa xỉ rồi để bên cạnh tôi hai cái bánh mì thịt.

Tôi thấy đồ ăn thì ngồi dậy, cố nhét hai cái bánh mì vào bụng để lấp cơn đói. Và tôi nghe tiếng cô ấy bật cười.

Đấy là nụ cười, là ánh nắng đẹp nhất mà ta từng thấy.

Kể từ đấy, tôi luôn lẽo đẽo đi theo Hà Huyền Châu, cô ấy không hề chê bai tôi, ngược lại còn nhận tôi làm em trai, cho tôi đi học, dạy tôi cách sống có ý nghĩa. Tôi đã theo cô ấy từ lúc cô ấy chỉ là sinh viên mới ra trường cho đến kết hôn và sinh con.

Ngày hôm ấy, Hà Huyền Châu trực tiếp đến gặp tôi cầu khẩn. Đây là lần đâu tiên cô ấy cầu xin tôi. Nhưng cho dù cô ấy muốn điều gì, tiền bạc, địa vị hay cả mạng sống của tôi, thì tôi đây sẽ sẵn lòng mà chiều cô ấy.


Tôi chỉ không ngờ điều mà cô ấy muốn là mong ta giúp đỡ đứa con trai út đang học tại trường sĩ quan. Hà Huyền Châu sợ con trai sẽ gặp nguy hiểm khi lựa chọn ngàng này. Nên tôi đặc cách chăm sóc và theo dõi cậu.

Tôi biết bây giờ cậu đã không còn nhỏ nữa nhưng tình hình hiện tại, tôi không cam lòng để cậu rời đi, tôi sẽ giúp cậu trả hết số nợ, cho cậu một công việc ônt định.

Bây giờ sẽ là lúc tôi nên thực hiện mong ước của mẹ cậu".

Cao Vĩ Thành bật cười khi nghe Trịnh Thái Sơn kể, anh chợt nhớ lại quá khứ khi mẹ cố ngăn cản mình gia nhập quân đội.

Khi bàn tay anh phải tự cột khăn tang lên đầu.

Khi một mình gồng gánh cả đống nợ và miệng đời xã hội.

Khi có người con gái cầu xin anh ở lại.

Anh đặt tập hồ sơ và tấm hình của mẹ xuống bàn, gương đôi mắt nhìn một vòng nơi phòng làm việc của Trịnh Thái Sơn rồi ánh mắt lại dừng trên tấm hình của mẹ.


"Ông thích mẹ tôi sao?" Cao Vĩ Thành hỏi.

Trịnh Thái Sơn im lặng không trả lời, cầm tấm hình trên bàn rồi để vào cuốn sách kẹp lại. Ông bước chân đến kệ sách, đặt cuốn sách vào chổ cũ rồi ông đứng trầm ngâm ở đấy.

Nhìn trạng thái của Trịnh Thái Sơn, Cao Vĩ Thành đã biết được đáp án dù ông không trả lời.

Anh nghĩ đi nghĩ lại về chuyện quá khứ và hiện tại, có vẻ lời của Trịnh Thái Sơn có ý đúng. Bây giờ ba không còn nữa, không có cách nào để trở về như xưa nữa. Anh nên chấp nhận hiện tại, cố gắng trả hết số nợ, tự xây dựng sự nghiệp cho tương lai.

Và có tư cách để có thể sánh đôi với người con gái ấy.




Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương