Đức Phật Và Nàng
-
Chương 99: Trước lúc lâm chung
- Chào thầy Đạo Tiêu! Tôi quay lại, ai đó trông rất quen đang chầm
chậm lại gần. Vẫn là gương mặt xinh đẹp, đôi mắt thuần khiết, tựa bầu
trời trong trẻo của thời cổ đại ấy, nhưng mái tóc đã được búi cao, vận
đồ thiếu phụ, nét hồn nhiên, ngây thơ khuất dạng, sức hút toát ra từ cô
gái này là vẻ chín chắn, chững chạc. Gặp lại cô ấy trái tim tôi vẫn rộn
ràng như xưa.
Đang dung dăng dung dẻ, dắt tay tôi tíu tít như chim non, nhưng vừa nhìn thấy Lạc Tú là hai đứa nhóc Dung Tình, Dung Vũ lập tức buông tay tôi ra, lao về phía trước, nhào vào lòng Lạc Tú. Cô ấy rất mực tình cảm và yêu chiều hai đứa trẻ, rút khăn lau miệng cho chúng, ánh mắt dịu dàng giống hệt mẹ tôi hồi trẻ.
Tôi thoáng buồn, vì cô ấy không gọi tôi là Rajiva như trước kia nữa mà trịnh trọng gọi tôi là “thầy Đạo Tiêu”. Tôi chầm chậm cất bước đến bên cô ấy, niềm nở:
- Lạc Tú, bốn năm rồi không gặp, cô vẫn ổn chứ?
Cô ấy ngước lên, đôi mắt thuần khiết, dịu dàng nhìn tôi rất lâu. Khoảnh khắc ấy, tôi thật sự ghen tị với người chồng của Lạc Tú. Cô ấy bảo người đánh xe bế hai đứa bé lên xe trước, sau đó quay lại, nhìn tôi cười hiền hòa:
- Tôi vẫn ổn.
Bỗng dưng cô ấy đỏ mặt, khẽ cúi đầu, để lộ chiếc cổ ngọc ngà. Giọng nói cất lên trong trẻo: - Chồng tôi rất yêu thương tôi, chúng tôi có một cậu con trai rồi...
Tôi sững sờ, nhưng lấy lại bình tĩnh ngay sau đó. Cô ấy đã hai mươi mốt tuổi, vào thời đại này, phụ nữ hai mươi mốt tuổi đều đã làm mẹ. Nhưng, vì sao, khi nghe tin cô ấy có con, tôi lại buồn như vậy?
Tôi nhẹ lắc đầu, xua tan những ý nghĩ vơ vẩn, nhìn vào mắt cô ấy, khẽ hỏi:
- Cô nhận nuôi hai nhóc Dung Tình, Dung Vũ, liệu chồng cô có...
Cô ấy lắc đầu, nụ cười hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt:
- Chồng tôi biết chuyện từ lâu rồi, chàng nhất định sẽ đối xử với Dung Tình, Dung Vũ như với con đẻ.
Tôi thầm thở than, cô ấy quả nhiên đã lấy được một người chồng tốt tính. Nghe cha nói, Lạc Tú đã tự mình lựa chọn. Chồng cô ấy tuy chỉ là một viên quan nhỏ nhưng tính tình cương trực, lương thiện và rất thật lòng với cô ấy, người đó cũng thề rằng sẽ không lấy vợ lẽ. Một cô gái xinh đẹp, dịu hiền như cô ấy, chắc chắn phải lấy được một người xứng đôi vừa lứa. Cha con tôi có thể hoàn toàn yên tâm giao Dung Tình, Dung Vũ cho cô ấy chăm sóc.
- Bệnh tình của pháp sư sao rồi?
- Không ổn.
Tôi lắc đầu, thở dài: - Thầy tôi chuyến này e khó qua khỏi. Bởi vậy, thầy sai tôi đưa hai đứa bé gửi gắm cô chăm sóc. Nếu thầy có bề gì, chúng sẽ không phải bơ vơ, nheo nhóc.
- Thầy cứ yên tâm. Tôi chăm bẵm Dung Tình, Dung Vũ từ nhỏ đến lớn, tôi coi chúng như con, sẽ không có chuyện bạc đãi chúng đâu.
Cô ấy trở nên nghiêm túc và trịnh trọng lạ thường khi nói ra lời hứa đó. Rồi quay sang an ủi tôi:
- Pháp sư mệnh lớn phước lớn, Phật tổ nhất định sẽ phù hộ cho ngài.
Tôi giật mình khi nhìn vào gương mặt êm dịu như nước của cô ấy. Vì sao ở thời đại của tôi lại khó tìm được cô gái nào thuần khiết như vậy?
Tôi cứ đứng ngây ra đó, khi xe ngựa lăn bánh đưa cô ấy dần xa. Trong lòng không nguôi nỗi bi ai, tôi không đủ dũng cảm như cha mẹ, để có thể vượt qua sự ngăn trở của không gian và thời gian, đến bên và bình thản nắm lấy tay cô ấy, nên đành nhìn cỗ xe ngựa đưa cô ấy đi xa dần, xa dần.
Hoàng hôn mùa hạ, tiếng ve kêu râm ran, gió rì rào mát rượi, nhưng chẳng thể xua tan nỗi trống vắng, hụt hẫng trong lòng tôi. Sau lần chia tay này, chúng tôi sẽ không bao giờ gặp lại. Chỉ vài năm nữa thôi, thành Trường An sẽ trở thành “địa ngục chốn nhân gian”. Tôi rất muốn căn dặn Lạc Tú, nhưng thiết nghĩ, có nơi nào trên mảnh đất Trung Nguyên này là thật sự an toàn đâu!
Chợt nhớ đến những vần thơ của Thôi Hộ, lòng tôi buồn ảo não:
“Cửa đây, năm ngoái cũng ngày này
Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây Má phấn giờ đâu, đâu vắng lá Hoa đào còn bỡn gió xuân đây”.[1] [1] Bản dịch thơ của Tản Đà. Lạc Tú, cầu mong vợ chồng cô, cùng Dung Tình, Dung Vũ và em bé (mà tôi chưa được gặp mặt) của cô được bình an trong thời buổi loạn lạc này ...
- Đạo Tiêu!
Tiếng ai sao mà quen vậy nhỉ, tôi thở dài, quay đầu lại, nhìn thấy một thân hình béo tốt, phương phi đang lao về phía mình trên con đường rợp bóng cây. Mới bốn năm mà cậu ta béo quay như vậy!
- Đạo Tiêu, nghe tin đệ trở lại, ta vội đến tìm đệ.
Cậu ta vừa thở hổn hển vừa lao đến trước mặt tôi, tròn xoe mắt nhìn kỹ tôi:
- Đệ về đây khi nào thế? Sao trông đệ không khác lúc xưa chút nào.
Tôi bật cười lớn:
- Đệ về đây hôm qua.
Đối với tôi, thời gian mới trôi qua nửa năm, nên tất nhiên là trông tôi không khác gì rồi.
Đạo Hằng khoác tay, sốt sắng kéo tôi đi về nơi ở của cha:
- Đệ chưa hay tin gì của sư phụ phải không? Sức khỏe của thầy giảm sút đi rất nhiều, thầy phải nằm dưỡng bệnh nhiều ngày rồi. Ta nghe bảo, tối qua thầy đã triệu tập tất cả các đệ tử Khâu Từ tụng kinh cho thầy. Không biết bữa nay thế nào?
- Đệ gặp sư phụ rồi, hôm qua đệ đã nghỉ ở chỗ thầy.
Tôi từ tốn giải thích. Hôm qua, chính tôi đã đề nghị Tăng Triệu triệu tập tất cả các đệ tử của cha ngồi thiền ngoài phòng ngủ của cha, tụng kinh suốt đêm. Việc làm đó quả nhiên đã kinh động đến vua Diêu Hưng ở Trường An, ngài sẽ nhanh chóng về đây trong hôm nay.
- Nếu không nhờ bệ hạ, ta chẳng thể bái sư học đạo. Những tri thức ta được sư phụ truyền dạy trong bốn năm qua còn nhiều hơn cả những gì ta học được trong ba mươi năm trước đó.
Cậu ta thở dài, giọng chân thành:
- Cảm ơn đệ, Đạo Tiêu!
- Này Đạo Hằng, Bệ hạ còn ép buộc sư huynh hoàn tục không?
Cậu ta thở dài ngao ngán, giọng buồn bã:
- Ta luôn có linh cảm rằng cái tên Lưu Bột Bột kia sẽ làm phản. Ta đã khuyên Bệ hạ không nên giao binh quyền cho hắn, nhưng ngài không chịu nghe. Hai năm trước, Lưu Bột Bột quả nhiên đã phản bội ngài, Bệ hạ vô cùng ân hận, đã đến tìm và ép buộc ta hoàn tục, trợ giúp ngài việc chính sự. Nếu không có sư phụ đứng ra khuyên giải nhà vua, chắc ta cũng sẽ bỏ nơi đây mà ra đi như đệ.
Những năm cuối đời Diêu Hưng không còn đủ sáng suốt trong việc cai trị và ra quyết sách, trong triều không còn hiền thần, nên ngài đặt rất nhiều kỳ vọng vào Đạo Hằng. Bề ngoài trông cậu ấy vô tư, hồn nhiên là thế, nhưng cậu ấy là người rất có đầu óc phán đoán, chỉ có điều, cậu ấy chẳng hề đam mê chính trị.
- Nếu Bệ hạ vẫn tiếp tục o ép, sư huynh hãy lên núi ở ẩn đi.
Tôi tiết lộ “thiên cơ” mà lòng không khỏi bồn chồn, day dứt.
Diêu Hưng không thể trụ thêm được lâu nữa. Những năm cuối đời, khi vua cha còn chưa khuất núi, đám con trai của Diêu Hưng đã ra sức hãm hại lẫn nhau để tranh ngôi đoạt vị. Sau khi Diêu Hưng qua đời, Thái tử Diêu Hoằng kế vị chưa đầy một năm, nhà Hậu Tần đã bị Lưu Dục đánh bại, Diêu Hoằng bỏ mạng. Những bi kịch này diễn ra vào năm 417 sau Công nguyên, cách thời điểm này chỉ còn tám năm. Nếu lên núi ở ẩn, Đạo Hằng có thể sẽ tránh được cuộc chiến loạn bi thảm này.
Đạo Hằng lắc đầu, thở dài:
- Người xưa nói: “Ai biếu ta của cải sẽ hại tinh thần ta, ai cho ta danh vọng sẽ hại thân ta”. Nếu Bệ hạ nhất quyết dồn ta đến chân tường, ta cũng chỉ còn cách đó.
Đạo Hằng cùng tôi trở về nơi ở của cha. Có rất đông người đang đứng trong phòng khách và bên ngoài phòng ngủ của cha. Họ là các đệ tử của cha, nét mặt ai nấy đều trĩu nặng ưu tư, nhưng không ai dám vào trong, vì sợ làm phiền cha.
Tôi bảo Đạo Hằng đứng chờ ở bên ngoài, rồi một mình bước vào. Trong phòng chỉ có cha và Tăng Triệu. Cha đang nằm nghiêng trên chiếc giường gỗ thấp, cầm cuốn kinh văn trên tay, miệng lẩm nhẩm đọc, Tăng Triệu đang miệt mài ghi chép bên giường cha.
- Cha!
Tăng Triệu nhìn tôi đầy kinh ngạc, tôi vội vàng đổi cách xưng hô:
- Kìa thầy, thầy nên nghỉ ngơi đi, dừng việc dịch kinh lại.
- Không còn nhiều thời gian nữa, cuốn “Đại phẩm bát nhã” vẫn chưa hiệu đính xong, bằng mọi giá, ta phải hoàn thành.
Cha cười hiền hòa với tôi, rồi quay sang hỏi Tăng Triệu:
- Xong chưa con?
Tăng Triệu gác bút, lau mồ hôi lấm tấm trên trán, thở một hơi, đáp:
- Thưa thầy, cuối cùng cũng đã xong. Thầy mau nghỉ ngơi đi! Cha lắc đầu:
- Con đi gọi tất cả các đệ tử vào đây. Ta có vài lời muốn nói.
Căn phòng hầu như không còn chỗ trống, không khí ngột ngạt, oi nồng, nhưng dường như không ai bận tâm đến điều đó, vì ai nấy đều chăm chú nhìn cha bằng cặp mắt đỏ hoe. Sắc mặt của cha rất kém, có lẽ vì những ngày qua cha đã phải làm việc thâu đêm suốt sáng. Cha kêu tôi đỡ dậy, rồi ngồi xếp bằng trong tư thế thiền trên giường, đưa mắt nhìn khắp lượt các đệ tử, bắt đầu cất tiếng:
- Duyên Phật đã đưa ta và các vị tề tựu về đây. Chỉ e kiếp này, ta khó lòng tận tâm tận lực cùng các vị trau dồi Phật pháp được nữa, đành hẹn các vị ở kiếp sau. Ta lấy làm day dứt khôn nguôi.
Giọng cha nhỏ nhẹ, trầm ấm, nhưng trĩu nặng dư vị của lời chia biệt. Trong các số nhà sư, đã có người bật khóc nức nở:
- Thầy ơi!
Cha ngắm nhìn thật kỹ từng người một bằng ánh mắt nhân từ, khẽ thở dài:
- Ta sở học nông cạn mà dám gánh vác sứ mệnh dịch thuật và truyền bá kinh Phật vốn rất nặng nề, thế nên, đến nay mới chỉ dịch được hơn ba trăm cuốn kinh luận. Trong số đó, duy chỉ còn cuốn “Thập tụng luật” là chưa hiệu đính xong, mà vẫn giữ nguyên bản dịch ban đầu, nhưng ta dám tin bản dịch không có gì sai sót. Mong là ngày sau, những kinh văn này sẽ được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian.
Các đệ tử của cha không kìm nén nổi nữa, đã khóc òa dữ dội. Tiếng khóc thương vang động căn phòng nhỏ bé, khiến tôi không khỏi nghẹn ngào. Tôi phải gắng sức mới có thể giữ được bình tĩnh và đưa mắt gợi ý với cha.
Cha nhìn tôi, nhưng rồi không nói tiếp nữa. Tôi sốt ruột quá, đành cất tiếng:
- Thưa thầy, kinh văn mà thầy chuyển dịch không thể có bất cứ sai sót nào. Đêm qua, trước bàn thờ Phật, thầy đã thề rằng: Nếu kinh văn không có lỗi sai nào, thân này hỏa thiêu xong, lưỡi này vẫn nguyên vẹn.
Lời tôi vừa dứt, ai nấy đều kêu lên thảng thốt, nỗi bi thương càng trở nên nặng nề, và chỉ một lát sau, tiếng kêu khóc vang lên dữ dội. Cha lừ tôi một cái, nhưng không nói thêm gì cả. Tôi cùng với Tăng Triệu mời mọi người ra ngoài để cha được nghỉ ngơi. Các đệ tử lần lượt quỳ lạy từ biệt cha, sau đó thì ra về trong tiếng khóc than rền rĩ. Sau khi căn dặn Tăng Triệu đôi câu, cha bảo cậu ta ra ngoài. Nhìn theo bóng dáng gầy guộc, mảnh khảnh của Tăng Triệu, nước mắt cha ứa ra, tôi nghe thấy tiếng thở dài ảo não.
- Cha ơi, có cần mang theo gì nữa không?
Tôi khẽ hỏi cha sau khi đã đặt chiếc hộp gỗ chứa đựng hơn bốn mươi năm tình duyên của cha mẹ vào ba lô.
Cha nhìn khắp lượt căn phòng, khẽ lắc đầu. Quốc sư Kumarajva qua đời tại Trường An vào ngày hai mươi tháng Tám năm Hoằng Thủy thức mười một đời Diêu Tần.
Ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt, chỉ trong chốc lát đã nuốt trọn thi thể đặt trên đất. Ba nghìn nhà sư ngồi xếp bằng tụng kinh cầu siêu quanh đống lửa, tiếng khóc xen trong âm thanh tụng niệm. Vua Diêu Hưng khóc đỏ hoe cả hai mắt, Thái tử Diệu Hoằng phải dìu vua cha.
Lửa cháy suốt hơn hai giờ đồng hồ, thiêu rụi mọi thứ. Tăng Triệu cùng các đệ tử khác vừa than khóc vừa thu dọn tàn tro, tất cả đã tan thành tro bụi. Nhưng Đạo Sinh bỗng nhiên kêu lên:
- Mọi người xem này!
Lạ kỳ thay trong đống tro tàn ấy, khi mà hình hài của người quá cố đã hoàn toàn tan biến, thì chiếc lưỡi vẫn còn nguyên vẹn. Tất cả mọi người đều xúm lại, vua Diêu Hưng kinh ngạc, thảng thốt, nhìn trân trối vào chiếc lưỡi mềm, còn nguyên như của người sống, rồi kêu lên thảm thiết:
- Trẫm mất quốc sư, quốc gia mất đi rường cột.
Đại đệ tử người Khâu Từ của cha là Badyetara trợn tròn mắt nhìn chiếc lưỡi, rồi bật khóc thê thảm, gào lên với các tăng sĩ người Hán:
- Các người chỉ học được một phần mười tri thức của sư phụ mà thôi! Sau lời nói của Badyetara, tất cả các tăng sĩ đều quỳ xuống quanh chiếc lưỡi, gào khóc thảm thiết, tiếng kêu thương vang động núi đồi, gió lay hàng thông rào rào, hòa cùng tiếng khóc thê lương bất tận của con người...
Kinh văn mà pháp sư Kumarajiva chuyển dịch sang tiếng Hán gồm có:
“Trung luận”, “Bách luận”, “Thập nhị môn luận”, “Kinh bát nhã”, “Kinh pháp hoa”, “Đại trí độ luận”, “Kinh Duy Ma”, “Kinh hoa thủ”, “Thành thực luận”, “Kinh a di đà”, “Kinh vô lượng thọ”, “Kinh thủ lăng nghiêm tam muội”, “Kinh thập trụ”, “Kinh tọa thiền tam muội”, “Kinh Di Lặc thành Phật”, “Kinh Di Lặc hạ sinh”, “Thập tụng luật”, “Thập tụng giới bản”, “Bồ Tát giới bản”, Phật Tạng, Bồ Tát Tạng, ... Về tổng số các bộ kinh dịch, theo ghi chép của cuốn “Xuất tam tạng kí tập” – quyển 2, thì tổng cộng có 35 bộ, 297 quyển. Theo ghi chép của cuốn “Khai nguyên lục” – quyển 4, thì tổng cộng có 74 bộ, 384 quyển. Ngoài ra, pháp sư còn chú giải cho các cuốn luận như “Thành thực”, “Thập trụ”, “Trung”, “Thập nhị môn”.
Phần lớn các bản dịch của pháp sư Kumarajiva đều được lưu truyền rộng rãi cho đến tận thế kỷ XXI, chỉ có một bộ phận nhỏ bị thất lạc. Chùa Thảo Đường tọa lạc ở chân núi phía Bắc ngọn núi Khuê Phong, thuộc huyện Hộ, tỉnh Thiểm Tây ngày nay chính là đạo tràng dịch kinh do pháp sư Kumarajiva chủ trì năm xưa. Trong chùa có thập Xá lị Kumarajiva, là nơi lưu giữ xá lị của ngài.
Chương 100: Không phụ Như Lai, không phụ nàng
Tôi lái xe trên đường cao tốc Bàn Sơn, trời trong gió mát, thoải mái dễ chịu làm sao. Đỗ xe giữa một rừng tre trúc um tùm, thanh vắng, sau đó xuống xe, cuốc bộ, tôi chầm chậm cất bước, men theo con đường nhỏ rợp bóng cây. Hương thơm thanh thanh của mùi bùn đất lẫn trong gió mát ru vỗ tôi, tôi nhắm mắt hít hà thỏa sức, cảm giác như không khí bụi bặm trong phổi mình được thanh lọc triệt để. Mỗi lần đến nơi đây, tôi đều có cảm giác thanh thản, nhẹ nhõm, bình yên vô cùng, tôi sẽ tắt điện thoại di động, không để bất cứ ai làm phiền mình. Hôm nay là ngày gia đình tôi đoàn tụ.
Dòng suối trong veo, chảy róc rách qua các bậc đá trên lối đi, chốc chốc lại có chú chim cất cao tiếng hót thánh thót rồi vút bay lên không trung. Có một căn nhà nhỏ ở cuối lối đi. Đằng sau bức tường trát bùn dân dã là một vườn rau củ quả tươi xanh mơn mởn, dưới giàn nho xanh tốt là một chiếc bàn tròn và những chiếc ghế mây. Căn nhà đơn sơ, thanh tịnh, nằm bên cạnh chùa Thảo Đường với lối kiến trúc giả cổ là căn nhà của cha mẹ và tôi.
Tôi cắm chìa khóa vào ổ, mở cửa, gọi lớn:
- Cha ơi mẹ ơi, con về rồi!
Ngoài những vật dụng thiết yếu là đồ điện tử hiện đại, còn lại hầu hết đồ đạc trong nhà đều là những vật dụng xưa cũ. Nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ đều đã được lau dọn sạch sẽ. Chiếc hộp gỗ mà cha nâng niu như bảo bối luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên bàn đọc sách của cha. Chiếc hộp đã cũ mèm, bạc màu, nhưng không vương một hạt bụi.
Ra ngoài cũng không tìm thấy, tôi định rút điện thoại gọi cho mẹ, nhưng lại đút vào trong túi. Họ còn có thể đi đâu được nữa? Chắc chắn đã đến ngôi chùa ở ngọn núi phía trước để tụng kinh rồi. Sư sãi trong chùa đều tin rằng cha mẹ tôi là cư sĩ. Họ vô cùng khâm phục cha về sự thông tuệ Phật pháp và thường mời cha đến chùa giảng kinh. Có lẽ hôm nay cha được mời đến đó.
Tôi bước vào đại điện của ngôi chùa nghìn năm tuổi ấy, cả một biển người đang xếp bằng tụng kinh niệm Phật. Họ đang tụng niệm “Kinh kim cương”, cuốn kinh mà tôi thuộc nhất. Lặng nghe âm thanh tụng niệm trầm bổng tựa như một bản đồng ca ấy, sống mũi tôi bỗng nhiên cay xè vì xúc động. Cuốn kinh này trải qua 1650 thời gian, vẫn tràn đầy sức sống và được lưu truyền rộng khắp.
- “Tu Bồ Đề, nếu có người đem bảy thứ châu báu với số lượng lớn đến nỗi, chứa đầy các thế giới, nhiều tới vô lượng a tăng kỳ đề bố thí, thì phước đức cũng không bằng phước đức của một người con trai hay một người con gái nhà lành, khi người này phát tâm bồ đề, đọc tụng thọ trì kinh này và đem thuyết giảng cho người khác nghe, dù chỉ là một bài kệ bốn câu trong ấy. Thuyết giảng theo tinh thần nào? Thuyết giảng mà không kẹt vào “tướng”, như như và không động. Vì sao thế?”
“Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn, bào ảnh Như sương, như chớp lòe
Hãy quán chiếu như thế”.
“Sau khi nghe Phật dạy kinh này, thượng tọa Tu Bồ Đề và các vị khất sĩ, nữ khất sĩ, Ưu bà tắc, Ưu bà di và tất cả các giới Trời, Người và A tu la đều rất hoan hỷ, tin tưởng và tiếp nhận để thực hành”.[1]
[1] Bản dịch “Kinh kim cương” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Kết thúc buổi tụng niệm, tất cả các sư tăng và cư sĩ cùng làm lễ vái lạy Đức Phật. Trong số họ có hai ông bà lão đứng lên. Bà lão tóc bạc trắng, quàng chiếc khăn lụa màu sắc còn tươi nguyên. Ông lão cao lớn, gầy gò, dáng điệu lom khom, nhưng phong thái an nhiên, bất phàm, tựa như một tiên ông. Ông lão đưa tay khoác lên chiếc ba lô mang theo bên mình, để lộ chuỗi hạt mã não rực đỏ trên cổ tay.
Ông lão và bà lão nhìn nhau, mỉm cười, dắt tay nhau ra khỏi đại điện. Tôi tươi cười bước tới, đón chiếc ba lô từ vai cha, mỗi tay nắm một vị, thong thả đi về.
Đang dung dăng dung dẻ, dắt tay tôi tíu tít như chim non, nhưng vừa nhìn thấy Lạc Tú là hai đứa nhóc Dung Tình, Dung Vũ lập tức buông tay tôi ra, lao về phía trước, nhào vào lòng Lạc Tú. Cô ấy rất mực tình cảm và yêu chiều hai đứa trẻ, rút khăn lau miệng cho chúng, ánh mắt dịu dàng giống hệt mẹ tôi hồi trẻ.
Tôi thoáng buồn, vì cô ấy không gọi tôi là Rajiva như trước kia nữa mà trịnh trọng gọi tôi là “thầy Đạo Tiêu”. Tôi chầm chậm cất bước đến bên cô ấy, niềm nở:
- Lạc Tú, bốn năm rồi không gặp, cô vẫn ổn chứ?
Cô ấy ngước lên, đôi mắt thuần khiết, dịu dàng nhìn tôi rất lâu. Khoảnh khắc ấy, tôi thật sự ghen tị với người chồng của Lạc Tú. Cô ấy bảo người đánh xe bế hai đứa bé lên xe trước, sau đó quay lại, nhìn tôi cười hiền hòa:
- Tôi vẫn ổn.
Bỗng dưng cô ấy đỏ mặt, khẽ cúi đầu, để lộ chiếc cổ ngọc ngà. Giọng nói cất lên trong trẻo: - Chồng tôi rất yêu thương tôi, chúng tôi có một cậu con trai rồi...
Tôi sững sờ, nhưng lấy lại bình tĩnh ngay sau đó. Cô ấy đã hai mươi mốt tuổi, vào thời đại này, phụ nữ hai mươi mốt tuổi đều đã làm mẹ. Nhưng, vì sao, khi nghe tin cô ấy có con, tôi lại buồn như vậy?
Tôi nhẹ lắc đầu, xua tan những ý nghĩ vơ vẩn, nhìn vào mắt cô ấy, khẽ hỏi:
- Cô nhận nuôi hai nhóc Dung Tình, Dung Vũ, liệu chồng cô có...
Cô ấy lắc đầu, nụ cười hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt:
- Chồng tôi biết chuyện từ lâu rồi, chàng nhất định sẽ đối xử với Dung Tình, Dung Vũ như với con đẻ.
Tôi thầm thở than, cô ấy quả nhiên đã lấy được một người chồng tốt tính. Nghe cha nói, Lạc Tú đã tự mình lựa chọn. Chồng cô ấy tuy chỉ là một viên quan nhỏ nhưng tính tình cương trực, lương thiện và rất thật lòng với cô ấy, người đó cũng thề rằng sẽ không lấy vợ lẽ. Một cô gái xinh đẹp, dịu hiền như cô ấy, chắc chắn phải lấy được một người xứng đôi vừa lứa. Cha con tôi có thể hoàn toàn yên tâm giao Dung Tình, Dung Vũ cho cô ấy chăm sóc.
- Bệnh tình của pháp sư sao rồi?
- Không ổn.
Tôi lắc đầu, thở dài: - Thầy tôi chuyến này e khó qua khỏi. Bởi vậy, thầy sai tôi đưa hai đứa bé gửi gắm cô chăm sóc. Nếu thầy có bề gì, chúng sẽ không phải bơ vơ, nheo nhóc.
- Thầy cứ yên tâm. Tôi chăm bẵm Dung Tình, Dung Vũ từ nhỏ đến lớn, tôi coi chúng như con, sẽ không có chuyện bạc đãi chúng đâu.
Cô ấy trở nên nghiêm túc và trịnh trọng lạ thường khi nói ra lời hứa đó. Rồi quay sang an ủi tôi:
- Pháp sư mệnh lớn phước lớn, Phật tổ nhất định sẽ phù hộ cho ngài.
Tôi giật mình khi nhìn vào gương mặt êm dịu như nước của cô ấy. Vì sao ở thời đại của tôi lại khó tìm được cô gái nào thuần khiết như vậy?
Tôi cứ đứng ngây ra đó, khi xe ngựa lăn bánh đưa cô ấy dần xa. Trong lòng không nguôi nỗi bi ai, tôi không đủ dũng cảm như cha mẹ, để có thể vượt qua sự ngăn trở của không gian và thời gian, đến bên và bình thản nắm lấy tay cô ấy, nên đành nhìn cỗ xe ngựa đưa cô ấy đi xa dần, xa dần.
Hoàng hôn mùa hạ, tiếng ve kêu râm ran, gió rì rào mát rượi, nhưng chẳng thể xua tan nỗi trống vắng, hụt hẫng trong lòng tôi. Sau lần chia tay này, chúng tôi sẽ không bao giờ gặp lại. Chỉ vài năm nữa thôi, thành Trường An sẽ trở thành “địa ngục chốn nhân gian”. Tôi rất muốn căn dặn Lạc Tú, nhưng thiết nghĩ, có nơi nào trên mảnh đất Trung Nguyên này là thật sự an toàn đâu!
Chợt nhớ đến những vần thơ của Thôi Hộ, lòng tôi buồn ảo não:
“Cửa đây, năm ngoái cũng ngày này
Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây Má phấn giờ đâu, đâu vắng lá Hoa đào còn bỡn gió xuân đây”.[1] [1] Bản dịch thơ của Tản Đà. Lạc Tú, cầu mong vợ chồng cô, cùng Dung Tình, Dung Vũ và em bé (mà tôi chưa được gặp mặt) của cô được bình an trong thời buổi loạn lạc này ...
- Đạo Tiêu!
Tiếng ai sao mà quen vậy nhỉ, tôi thở dài, quay đầu lại, nhìn thấy một thân hình béo tốt, phương phi đang lao về phía mình trên con đường rợp bóng cây. Mới bốn năm mà cậu ta béo quay như vậy!
- Đạo Tiêu, nghe tin đệ trở lại, ta vội đến tìm đệ.
Cậu ta vừa thở hổn hển vừa lao đến trước mặt tôi, tròn xoe mắt nhìn kỹ tôi:
- Đệ về đây khi nào thế? Sao trông đệ không khác lúc xưa chút nào.
Tôi bật cười lớn:
- Đệ về đây hôm qua.
Đối với tôi, thời gian mới trôi qua nửa năm, nên tất nhiên là trông tôi không khác gì rồi.
Đạo Hằng khoác tay, sốt sắng kéo tôi đi về nơi ở của cha:
- Đệ chưa hay tin gì của sư phụ phải không? Sức khỏe của thầy giảm sút đi rất nhiều, thầy phải nằm dưỡng bệnh nhiều ngày rồi. Ta nghe bảo, tối qua thầy đã triệu tập tất cả các đệ tử Khâu Từ tụng kinh cho thầy. Không biết bữa nay thế nào?
- Đệ gặp sư phụ rồi, hôm qua đệ đã nghỉ ở chỗ thầy.
Tôi từ tốn giải thích. Hôm qua, chính tôi đã đề nghị Tăng Triệu triệu tập tất cả các đệ tử của cha ngồi thiền ngoài phòng ngủ của cha, tụng kinh suốt đêm. Việc làm đó quả nhiên đã kinh động đến vua Diêu Hưng ở Trường An, ngài sẽ nhanh chóng về đây trong hôm nay.
- Nếu không nhờ bệ hạ, ta chẳng thể bái sư học đạo. Những tri thức ta được sư phụ truyền dạy trong bốn năm qua còn nhiều hơn cả những gì ta học được trong ba mươi năm trước đó.
Cậu ta thở dài, giọng chân thành:
- Cảm ơn đệ, Đạo Tiêu!
- Này Đạo Hằng, Bệ hạ còn ép buộc sư huynh hoàn tục không?
Cậu ta thở dài ngao ngán, giọng buồn bã:
- Ta luôn có linh cảm rằng cái tên Lưu Bột Bột kia sẽ làm phản. Ta đã khuyên Bệ hạ không nên giao binh quyền cho hắn, nhưng ngài không chịu nghe. Hai năm trước, Lưu Bột Bột quả nhiên đã phản bội ngài, Bệ hạ vô cùng ân hận, đã đến tìm và ép buộc ta hoàn tục, trợ giúp ngài việc chính sự. Nếu không có sư phụ đứng ra khuyên giải nhà vua, chắc ta cũng sẽ bỏ nơi đây mà ra đi như đệ.
Những năm cuối đời Diêu Hưng không còn đủ sáng suốt trong việc cai trị và ra quyết sách, trong triều không còn hiền thần, nên ngài đặt rất nhiều kỳ vọng vào Đạo Hằng. Bề ngoài trông cậu ấy vô tư, hồn nhiên là thế, nhưng cậu ấy là người rất có đầu óc phán đoán, chỉ có điều, cậu ấy chẳng hề đam mê chính trị.
- Nếu Bệ hạ vẫn tiếp tục o ép, sư huynh hãy lên núi ở ẩn đi.
Tôi tiết lộ “thiên cơ” mà lòng không khỏi bồn chồn, day dứt.
Diêu Hưng không thể trụ thêm được lâu nữa. Những năm cuối đời, khi vua cha còn chưa khuất núi, đám con trai của Diêu Hưng đã ra sức hãm hại lẫn nhau để tranh ngôi đoạt vị. Sau khi Diêu Hưng qua đời, Thái tử Diêu Hoằng kế vị chưa đầy một năm, nhà Hậu Tần đã bị Lưu Dục đánh bại, Diêu Hoằng bỏ mạng. Những bi kịch này diễn ra vào năm 417 sau Công nguyên, cách thời điểm này chỉ còn tám năm. Nếu lên núi ở ẩn, Đạo Hằng có thể sẽ tránh được cuộc chiến loạn bi thảm này.
Đạo Hằng lắc đầu, thở dài:
- Người xưa nói: “Ai biếu ta của cải sẽ hại tinh thần ta, ai cho ta danh vọng sẽ hại thân ta”. Nếu Bệ hạ nhất quyết dồn ta đến chân tường, ta cũng chỉ còn cách đó.
Đạo Hằng cùng tôi trở về nơi ở của cha. Có rất đông người đang đứng trong phòng khách và bên ngoài phòng ngủ của cha. Họ là các đệ tử của cha, nét mặt ai nấy đều trĩu nặng ưu tư, nhưng không ai dám vào trong, vì sợ làm phiền cha.
Tôi bảo Đạo Hằng đứng chờ ở bên ngoài, rồi một mình bước vào. Trong phòng chỉ có cha và Tăng Triệu. Cha đang nằm nghiêng trên chiếc giường gỗ thấp, cầm cuốn kinh văn trên tay, miệng lẩm nhẩm đọc, Tăng Triệu đang miệt mài ghi chép bên giường cha.
- Cha!
Tăng Triệu nhìn tôi đầy kinh ngạc, tôi vội vàng đổi cách xưng hô:
- Kìa thầy, thầy nên nghỉ ngơi đi, dừng việc dịch kinh lại.
- Không còn nhiều thời gian nữa, cuốn “Đại phẩm bát nhã” vẫn chưa hiệu đính xong, bằng mọi giá, ta phải hoàn thành.
Cha cười hiền hòa với tôi, rồi quay sang hỏi Tăng Triệu:
- Xong chưa con?
Tăng Triệu gác bút, lau mồ hôi lấm tấm trên trán, thở một hơi, đáp:
- Thưa thầy, cuối cùng cũng đã xong. Thầy mau nghỉ ngơi đi! Cha lắc đầu:
- Con đi gọi tất cả các đệ tử vào đây. Ta có vài lời muốn nói.
Căn phòng hầu như không còn chỗ trống, không khí ngột ngạt, oi nồng, nhưng dường như không ai bận tâm đến điều đó, vì ai nấy đều chăm chú nhìn cha bằng cặp mắt đỏ hoe. Sắc mặt của cha rất kém, có lẽ vì những ngày qua cha đã phải làm việc thâu đêm suốt sáng. Cha kêu tôi đỡ dậy, rồi ngồi xếp bằng trong tư thế thiền trên giường, đưa mắt nhìn khắp lượt các đệ tử, bắt đầu cất tiếng:
- Duyên Phật đã đưa ta và các vị tề tựu về đây. Chỉ e kiếp này, ta khó lòng tận tâm tận lực cùng các vị trau dồi Phật pháp được nữa, đành hẹn các vị ở kiếp sau. Ta lấy làm day dứt khôn nguôi.
Giọng cha nhỏ nhẹ, trầm ấm, nhưng trĩu nặng dư vị của lời chia biệt. Trong các số nhà sư, đã có người bật khóc nức nở:
- Thầy ơi!
Cha ngắm nhìn thật kỹ từng người một bằng ánh mắt nhân từ, khẽ thở dài:
- Ta sở học nông cạn mà dám gánh vác sứ mệnh dịch thuật và truyền bá kinh Phật vốn rất nặng nề, thế nên, đến nay mới chỉ dịch được hơn ba trăm cuốn kinh luận. Trong số đó, duy chỉ còn cuốn “Thập tụng luật” là chưa hiệu đính xong, mà vẫn giữ nguyên bản dịch ban đầu, nhưng ta dám tin bản dịch không có gì sai sót. Mong là ngày sau, những kinh văn này sẽ được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian.
Các đệ tử của cha không kìm nén nổi nữa, đã khóc òa dữ dội. Tiếng khóc thương vang động căn phòng nhỏ bé, khiến tôi không khỏi nghẹn ngào. Tôi phải gắng sức mới có thể giữ được bình tĩnh và đưa mắt gợi ý với cha.
Cha nhìn tôi, nhưng rồi không nói tiếp nữa. Tôi sốt ruột quá, đành cất tiếng:
- Thưa thầy, kinh văn mà thầy chuyển dịch không thể có bất cứ sai sót nào. Đêm qua, trước bàn thờ Phật, thầy đã thề rằng: Nếu kinh văn không có lỗi sai nào, thân này hỏa thiêu xong, lưỡi này vẫn nguyên vẹn.
Lời tôi vừa dứt, ai nấy đều kêu lên thảng thốt, nỗi bi thương càng trở nên nặng nề, và chỉ một lát sau, tiếng kêu khóc vang lên dữ dội. Cha lừ tôi một cái, nhưng không nói thêm gì cả. Tôi cùng với Tăng Triệu mời mọi người ra ngoài để cha được nghỉ ngơi. Các đệ tử lần lượt quỳ lạy từ biệt cha, sau đó thì ra về trong tiếng khóc than rền rĩ. Sau khi căn dặn Tăng Triệu đôi câu, cha bảo cậu ta ra ngoài. Nhìn theo bóng dáng gầy guộc, mảnh khảnh của Tăng Triệu, nước mắt cha ứa ra, tôi nghe thấy tiếng thở dài ảo não.
- Cha ơi, có cần mang theo gì nữa không?
Tôi khẽ hỏi cha sau khi đã đặt chiếc hộp gỗ chứa đựng hơn bốn mươi năm tình duyên của cha mẹ vào ba lô.
Cha nhìn khắp lượt căn phòng, khẽ lắc đầu. Quốc sư Kumarajva qua đời tại Trường An vào ngày hai mươi tháng Tám năm Hoằng Thủy thức mười một đời Diêu Tần.
Ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt, chỉ trong chốc lát đã nuốt trọn thi thể đặt trên đất. Ba nghìn nhà sư ngồi xếp bằng tụng kinh cầu siêu quanh đống lửa, tiếng khóc xen trong âm thanh tụng niệm. Vua Diêu Hưng khóc đỏ hoe cả hai mắt, Thái tử Diệu Hoằng phải dìu vua cha.
Lửa cháy suốt hơn hai giờ đồng hồ, thiêu rụi mọi thứ. Tăng Triệu cùng các đệ tử khác vừa than khóc vừa thu dọn tàn tro, tất cả đã tan thành tro bụi. Nhưng Đạo Sinh bỗng nhiên kêu lên:
- Mọi người xem này!
Lạ kỳ thay trong đống tro tàn ấy, khi mà hình hài của người quá cố đã hoàn toàn tan biến, thì chiếc lưỡi vẫn còn nguyên vẹn. Tất cả mọi người đều xúm lại, vua Diêu Hưng kinh ngạc, thảng thốt, nhìn trân trối vào chiếc lưỡi mềm, còn nguyên như của người sống, rồi kêu lên thảm thiết:
- Trẫm mất quốc sư, quốc gia mất đi rường cột.
Đại đệ tử người Khâu Từ của cha là Badyetara trợn tròn mắt nhìn chiếc lưỡi, rồi bật khóc thê thảm, gào lên với các tăng sĩ người Hán:
- Các người chỉ học được một phần mười tri thức của sư phụ mà thôi! Sau lời nói của Badyetara, tất cả các tăng sĩ đều quỳ xuống quanh chiếc lưỡi, gào khóc thảm thiết, tiếng kêu thương vang động núi đồi, gió lay hàng thông rào rào, hòa cùng tiếng khóc thê lương bất tận của con người...
Kinh văn mà pháp sư Kumarajiva chuyển dịch sang tiếng Hán gồm có:
“Trung luận”, “Bách luận”, “Thập nhị môn luận”, “Kinh bát nhã”, “Kinh pháp hoa”, “Đại trí độ luận”, “Kinh Duy Ma”, “Kinh hoa thủ”, “Thành thực luận”, “Kinh a di đà”, “Kinh vô lượng thọ”, “Kinh thủ lăng nghiêm tam muội”, “Kinh thập trụ”, “Kinh tọa thiền tam muội”, “Kinh Di Lặc thành Phật”, “Kinh Di Lặc hạ sinh”, “Thập tụng luật”, “Thập tụng giới bản”, “Bồ Tát giới bản”, Phật Tạng, Bồ Tát Tạng, ... Về tổng số các bộ kinh dịch, theo ghi chép của cuốn “Xuất tam tạng kí tập” – quyển 2, thì tổng cộng có 35 bộ, 297 quyển. Theo ghi chép của cuốn “Khai nguyên lục” – quyển 4, thì tổng cộng có 74 bộ, 384 quyển. Ngoài ra, pháp sư còn chú giải cho các cuốn luận như “Thành thực”, “Thập trụ”, “Trung”, “Thập nhị môn”.
Phần lớn các bản dịch của pháp sư Kumarajiva đều được lưu truyền rộng rãi cho đến tận thế kỷ XXI, chỉ có một bộ phận nhỏ bị thất lạc. Chùa Thảo Đường tọa lạc ở chân núi phía Bắc ngọn núi Khuê Phong, thuộc huyện Hộ, tỉnh Thiểm Tây ngày nay chính là đạo tràng dịch kinh do pháp sư Kumarajiva chủ trì năm xưa. Trong chùa có thập Xá lị Kumarajiva, là nơi lưu giữ xá lị của ngài.
Chương 100: Không phụ Như Lai, không phụ nàng
Tôi lái xe trên đường cao tốc Bàn Sơn, trời trong gió mát, thoải mái dễ chịu làm sao. Đỗ xe giữa một rừng tre trúc um tùm, thanh vắng, sau đó xuống xe, cuốc bộ, tôi chầm chậm cất bước, men theo con đường nhỏ rợp bóng cây. Hương thơm thanh thanh của mùi bùn đất lẫn trong gió mát ru vỗ tôi, tôi nhắm mắt hít hà thỏa sức, cảm giác như không khí bụi bặm trong phổi mình được thanh lọc triệt để. Mỗi lần đến nơi đây, tôi đều có cảm giác thanh thản, nhẹ nhõm, bình yên vô cùng, tôi sẽ tắt điện thoại di động, không để bất cứ ai làm phiền mình. Hôm nay là ngày gia đình tôi đoàn tụ.
Dòng suối trong veo, chảy róc rách qua các bậc đá trên lối đi, chốc chốc lại có chú chim cất cao tiếng hót thánh thót rồi vút bay lên không trung. Có một căn nhà nhỏ ở cuối lối đi. Đằng sau bức tường trát bùn dân dã là một vườn rau củ quả tươi xanh mơn mởn, dưới giàn nho xanh tốt là một chiếc bàn tròn và những chiếc ghế mây. Căn nhà đơn sơ, thanh tịnh, nằm bên cạnh chùa Thảo Đường với lối kiến trúc giả cổ là căn nhà của cha mẹ và tôi.
Tôi cắm chìa khóa vào ổ, mở cửa, gọi lớn:
- Cha ơi mẹ ơi, con về rồi!
Ngoài những vật dụng thiết yếu là đồ điện tử hiện đại, còn lại hầu hết đồ đạc trong nhà đều là những vật dụng xưa cũ. Nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ đều đã được lau dọn sạch sẽ. Chiếc hộp gỗ mà cha nâng niu như bảo bối luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên bàn đọc sách của cha. Chiếc hộp đã cũ mèm, bạc màu, nhưng không vương một hạt bụi.
Ra ngoài cũng không tìm thấy, tôi định rút điện thoại gọi cho mẹ, nhưng lại đút vào trong túi. Họ còn có thể đi đâu được nữa? Chắc chắn đã đến ngôi chùa ở ngọn núi phía trước để tụng kinh rồi. Sư sãi trong chùa đều tin rằng cha mẹ tôi là cư sĩ. Họ vô cùng khâm phục cha về sự thông tuệ Phật pháp và thường mời cha đến chùa giảng kinh. Có lẽ hôm nay cha được mời đến đó.
Tôi bước vào đại điện của ngôi chùa nghìn năm tuổi ấy, cả một biển người đang xếp bằng tụng kinh niệm Phật. Họ đang tụng niệm “Kinh kim cương”, cuốn kinh mà tôi thuộc nhất. Lặng nghe âm thanh tụng niệm trầm bổng tựa như một bản đồng ca ấy, sống mũi tôi bỗng nhiên cay xè vì xúc động. Cuốn kinh này trải qua 1650 thời gian, vẫn tràn đầy sức sống và được lưu truyền rộng khắp.
- “Tu Bồ Đề, nếu có người đem bảy thứ châu báu với số lượng lớn đến nỗi, chứa đầy các thế giới, nhiều tới vô lượng a tăng kỳ đề bố thí, thì phước đức cũng không bằng phước đức của một người con trai hay một người con gái nhà lành, khi người này phát tâm bồ đề, đọc tụng thọ trì kinh này và đem thuyết giảng cho người khác nghe, dù chỉ là một bài kệ bốn câu trong ấy. Thuyết giảng theo tinh thần nào? Thuyết giảng mà không kẹt vào “tướng”, như như và không động. Vì sao thế?”
“Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn, bào ảnh Như sương, như chớp lòe
Hãy quán chiếu như thế”.
“Sau khi nghe Phật dạy kinh này, thượng tọa Tu Bồ Đề và các vị khất sĩ, nữ khất sĩ, Ưu bà tắc, Ưu bà di và tất cả các giới Trời, Người và A tu la đều rất hoan hỷ, tin tưởng và tiếp nhận để thực hành”.[1]
[1] Bản dịch “Kinh kim cương” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Kết thúc buổi tụng niệm, tất cả các sư tăng và cư sĩ cùng làm lễ vái lạy Đức Phật. Trong số họ có hai ông bà lão đứng lên. Bà lão tóc bạc trắng, quàng chiếc khăn lụa màu sắc còn tươi nguyên. Ông lão cao lớn, gầy gò, dáng điệu lom khom, nhưng phong thái an nhiên, bất phàm, tựa như một tiên ông. Ông lão đưa tay khoác lên chiếc ba lô mang theo bên mình, để lộ chuỗi hạt mã não rực đỏ trên cổ tay.
Ông lão và bà lão nhìn nhau, mỉm cười, dắt tay nhau ra khỏi đại điện. Tôi tươi cười bước tới, đón chiếc ba lô từ vai cha, mỗi tay nắm một vị, thong thả đi về.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook