Đức Phật Và Nàng
-
Chương 97: Mục đích của chuyến đi
- Đây là ảnh đám cưới
của chú Chinh Viễn và cô Tuyết Tuyết. Cô Tuyết Tuyết từng là sinh viên
của mẹ, bây giờ cô ấy làm việc ở trung tâm nghiên cứu. Chính vợ chồng cô
chú ấy đã giúp mẹ vượt thời gian về Trường An gặp cha. Chú Chinh Viễn hiện giữ
chức Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu. Chuyến đi lần này của con
cũng là cô chú ấy giúp đỡ sắp xếp… Đây là ảnh sinh nhật lần thứ bốn mươi của
mẹ. Cha xem, sinh viên của mẹ quệt bánh ga-tô lên khắp người mẹ, sau đó, buổi
sinh nhật trở thành một cuộc chiến bánh ga-tô, trên người ai nấy đều lem nhem
vệt bánh… Đây là ảnh chụp mẹ con trong buổi lễ nhậm chức chủ nhiệm khoa lịch
sử. Mẹ là người phụ nữ hăng say lao động và cống hiến nhất mà con từng biết. Mẹ
quan tâm, lo lắng cho mọi sinh viên, nên họ rất yêu kính mẹ… Đây là ảnh chụp
hai mẹ con khi đến tham quan chùa Thảo Đường. Vào thời đại của con, chùa Thảo
Đường khác bây giờ, mô hình kiến trúc hoàn toàn mới, do đó không tìm thấy bất
cứ dấu tích nào của thời đại vua Diêu Hưng nữa. Mẹ đã khóc rất nhiều khi nhìn
thấy tháp Xá lị của cha… Đây là ảnh chụp đám ma ông ngoại. Ông ngoại mất năm mẹ
bốn mươi sáu tuổi do bệnh ung thư. Bà ngoại vì thương nhớ ông nên cũng qua đời
vào năm ngoái. Sự ra đi của ông bà ngoại khiến mẹ con rất đau lòng, mãi chẳng
thể nguôi ngoai…
Dưới ánh nến bập bùng, tôi chậm rãi lật từng tấm ảnh, thuật lại cho cha nghe mọi chuyện từ khi mẹ trở về thời hiện đại vào năm ba mươi ba tuổi, cho đến trước lúc tôi vượt thời gian đến thăm cha, khi ấy mẹ đã bốn mươi chín tuổi. Hơn một nghìn tấm ảnh, ghi lại những sự kiện diễn ra trong suốt mười sáu năm tuổi trung niên của mẹ.
Cha đeo kính lão, tỉ mẩn lật từng bức ảnh một, như người đói lâu ngày được một bữa ngon vậy. Ánh mắt tràn đầy âu yếm, quyến luyến, nhớ thương chan chứa. Tôi nhẹ nhàng cất tiếng:
- Cha ơi, cha từng nói với mẹ rằng, cha không được thấy mẹ già đi, vì vậy, trước khi đến đây, con đã đem in toàn bộ những bức ảnh này ra. Vì con tin rằng, cha rất muốn được nhìn thấy mẹ con về già trông sẽ như thế nào, phải không cha?
Cha dịu dàng mân mê gương mặt già nua của mẹ trên tấm hình, ánh mắt trôi về nơi xa xăm, dường như cha đang chìm trong kí ức tuyệt đẹp nào đó. Lúc cha quay lại nhìn tấm ảnh, khóe môi nở một nụ cười ấm áp:
- Mẹ con không bao giờ già đi, vẫn mãi là dung mạo ấy trong tim cha, dịu hiền, điềm đạm, thông tuệ và rất mực thấu tình đạt lý. Tôi gật đầu đồng tình với cha. Tuy mẹ không sở hữu vẻ đẹp sắc nước hương trời, nhưng ở mẹ có một sức hút rất khó lý giải, sức hút ấy toát ra từ sự thông tuệ, từ phong thái điềm tĩnh, khoan hòa, từ sự thấu hiểu và yêu thương mọi người. Bất cứ ai tiếp xúc với mẹ một thời gian đều bị hấp dẫn bởi sự chân thành, thuần khiết, chất phác ở mẹ. Những năm qua, mẹ có không ít người theo đuổi, trong số đó có cả sinh viên nam của mẹ, nhưng mẹ đều khéo léo từ chối.
- Đây là đâu?
Cha nhấc tấm ảnh sau cùng lên, ảnh chụp mẹ nằm trên giường bệnh, sắc mặt nhợt nhạt. So với những tấm ảnh trước đó, gương mặt mẹ trong tấm ảnh này già đi rất nhiều. Bởi vì mẹ phải điều trị bằng hóa chất, tóc rụng không ít. Chỉ trong vòng ba tháng mà mái tóc mẹ đã bạc trắng hoàn toàn.
- Trong bệnh viện ạ.
Tôi ngập ngừng, chua xót, thở dài một tiếng, nói:
- Mẹ đang lên lớp giảng bài thì hôn mê bất tỉnh, mẹ đã nằm viện được ba tháng rồi. Nhưng mẹ kiên quyết không chịu điều trị mà nằng nặc đòi xuất viện. Con không làm cách nào thuyết phục được mẹ, nên phải đến đây tìm cha…
Cha giật mình thảng thốt, khóe môi rung động, nhìn tôi đầy lo lắng. Tôi thở dài, quyết định nói cho cha biết sự thật mà bấy lâu nay mẹ vẫn giấu cha: - Cha có biết nguyên nhân bệnh tình của mẹ không?
Tôi kể cho cha nghe mọi chuyện. Tôi không khó khăn gì trong việc giải thích các thuật ngữ hiện đại, vì cha vô cùng thông thái, và cha cũng đã có những hiểu biết nhất định về thế kỷ XXI trong khoảng thời gian chung sống với mẹ. Nên cha tiếp nhận và hiểu rất nhanh những sự việc mà con người ở thời đại này khó lòng hiểu được.
Chỉ số nhiễm phóng xạ sau nhiều lần vượt thời gian đã vượt mức cho phép, nên mẹ không tránh khỏi căn bệnh máu trắng. Vì cứu tôi, mẹ đã yêu cầu các bác sỹ tiến hành cấy ghép tủy của mẹ cho tôi, bất chấp cuộc phẫu thuật đã gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ. Vì muốn giữ lời hứa, trở về Trường An gặp cha, mẹ đã phải trả một giá rất đắt, những hy sinh của mẹ, không ai có thể tưởng tượng nổi. Cha vừa nghe chuyện vừa liên tục đưa tay áo lên lau nước mắt, rồi cha bật khóc nức nở. Tất cả những điều này, khi lớn lên tôi đã được nghe chú Chinh Viễn và cô Tuyết Tuyết kể lại. Và khi ấy, tôi đã khóc nức nở như cha bây giờ. Mẹ là người phụ nữ kiên cường nhất, dũng cảm nhất mà tôi từng gặp. Vì tình yêu, mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả. Trên đời này, có được mấy người phụ nữ đủ dũng khí để làm việc đó?
Mắt cha đỏ hoe, cha nắm chặt tay tôi trong nỗi sợ hãi tột cùng:
- Mẹ con… có phải… đã… đã…
- Cha, bệnh của mẹ có thể chữa trị được. Tôi vỗ nhẹ vào bàn tay cha, an ủi:
- Con là con trai mẹ, con có thể hiến tủy của con cho mẹ. Khoa học kỹ thuật tiến bộ là thế, phẫu thuật cấy ghép tủy rất phổ biến, sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con đâu. Nhưng, mẹ không đồng ý…
- Vì sao?
Tôi trầm ngâm một lúc, thở dài:
- Mẹ bảo, ông bà ngoại đã qua đời, con cũng đã trưởng thành nên người. Mẹ không còn gì phải luyến tiếc nữa, mẹ có thể an tâm xuống địa ngục tìm cha rồi. Mẹ bảo, cha đã chờ mẹ hơn một nghìn sáu trăm năm nơi địa ngục, mẹ không muốn cha phải chờ mẹ thêm nữa…
Những giọt nước mắt vặn mình, tràn qua khóe mắt, lăn xuôi gò má gầy guộc, nhỏ xuống chiếc áo cà sa màu nâu sòng của cha, như những giọt hoa sen.
- Vậy nên, con đến tìm cha…
Bây giờ đến phần quan trọng nhất, tôi hồi hộp quá, phải lấy hơi nhiều lần mới đủ bình tĩnh để nói tiếp:
- Cha và mẹ không cần phải chờ đợi để được gặp nhau nơi địa ngục, sự chờ đợi ấy quá ư gian nan, mờ mịt. Nếu khi còn sống, cha mẹ vẫn có thể được ở bên nhau, liệu cha có sẵn lòng đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng?
Cha nhìn tôi bằng ánh mắt kinh ngạc, sững sờ nhưng cũng tràn đầy kỳ vọng. Tôi cắn môi, chậm rãi giải thích:
- Cha hãy đến thời đại của con, cả nhà ta sẽ được đoàn tụ. Như thế, mẹ sẽ có lý do và dũng khí để tiếp tục cuộc sống.
Cha quá đỗi bất ngờ, nghiền ngẫm lời tôi nói hồi lâu, không sao bình tĩnh lại được. Tôi biết, cha rất khó có thể tiếp nhận điều này trong chốc lát, nên phải giải thích ngay:
- Tất nhiên không phải đi ngay bây giờ. Tài liệu ghi chép về cha viết rằng, cha mất tại Trường An vào ngày hai mươi tháng tám, năm Hoằng Thủy thứ mười một, hưởng thọ sáu mươi tuổi. Vua Diêu Hưng hỏa táng cha bên ngoài vườn Tiêu Dao theo nghi thức quốc tang, lửa tàn, xác tan, nhưng lưỡi cha vẫn còn nguyên.
Cha chau mày:
- Lửa tàn, xác tan, nhưng lưỡi vẫn còn nguyên ư?
- Rất ly kỳ, phải không cha? Chính nhờ đoạn sử này, mà con đã đặt ra câu hỏi: vì sao lửa tàn, xác tan mà lưỡi vẫn còn nguyên vẹn?
Tôi mỉm cười, cầu mong những điều tôi nói tiếp theo đây không khiến cha hoảng sợ:
- Bởi vì đó không phải là thi thể thật của cha.
Cha bàng hoàng ngẩng lên nhìn tôi: - Con… ý con là, khi ấy, cha… đã tới tương lai ư?
Tôi gật đầu:
- Với trình độ khoa học kỹ thuật ở nơi con sống, việc tạo ra một người giả trông giống hệt người thật và đầu lưỡi không bị thiêu hủy không có gì khó khăn cả.
Tôi hồi hộp nhìn cha:
- Cha đồng ý không cha? Sau khi hoàn thành sứ mạng được Phật tổ giao phó, cha sẽ biến mất hoàn toàn khỏi thời đại này bằng một cái chết giả, sau đó bắt đầu một cuộc sống mới ở thời đại của mẹ và con?
Cha im lặng không nói, mà chìm sâu vào suy tư, dường như cha vẫn chưa thể tiếp nhận nổi lời đề nghị này. Tôi tiếp tục khuyên giải:
- Ở thời đại của con, người ta sống đến tám mươi, chín mươi thậm chí một trăm tuổi là chuyện hết sức bình thường. Cha cùng con vượt thời gian trở về đó, không tránh khỏi bị nhiễm xạ. Vì vậy, khi cha đến nơi, chú Chinh Viễn sẽ sắp xếp để những nhân viên y tế giỏi nhất kiểm tra sức khỏe và điều trị mọi chứng bệnh trong cơ thể cha. Còn con, sau khi trở về, sẽ lập tức tiến hành phẫu thuật cấy ghép tủy sống cho mẹ. Cha mẹ hoàn toàn có thể vui sống cùng nhau ở thời đại của con thêm mấy mươi năm nữa.
Tôi đọc thấy trong mắt cha nỗi bất an, bèn vội vàng giải thích:
- Cha ơi, cha đừng lo lắng. Chuyện này chỉ có chú Chinh Viễn và cô Tuyết Tuyết biết thôi. Họ đã thề sẽ giữ kín bí mật. Nên sẽ không ai có thể biến cha thành mẫu vật thí nghiệm cả. Không ai ở thời đại của con biết được thân phận thật của cha.
Tôi ngừng lại một lát, nắm lấy đôi tay đang run lên của cha:
- Cha mẹ yêu nhau cả đời, nhưng chưa bao giờ được ở bên nhau dài lâu đến thế. Con tin rằng, cha rất mong muốn được ở bên mẹ những năm tháng cuối cùng, đúng không cha?
Cha ngước nhìn tôi, đôi đồng tử màu xám nhạt lấp lánh ánh sáng dị thường:
- Bốn năm sau, con sẽ phải vượt thời gian một lần nữa, đúng không?
Cha không trả lời câu hỏi của tôi, lại băn khoăn về vấn đề này, khiến tôi không khỏi sững sờ:
- Vâng, nếu cha đồng ý, con phải quay về chuẩn bị mọi thứ. Chú Chinh Viễn đang cho chế tác thêm một bộ áo khoác chống phóng xạ theo kích cỡ của cơ thể con và một chiếc đồng hồ vượt thời gian. Con cũng phải chuẩn bị chế tạo người giả nữa. Nhưng tất nhiên, việc quan trọng nhất là: con mang tin tức của cha về cho mẹ. Như thế, mẹ mới chịu làm phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật xong, sức khỏe ổn định trở lại, con sẽ vượt thời gian trở về năm 409 sau Công nguyên, tức là con sẽ quay lại đây trước ngày hai mươi, tháng tám, năm Hoằng Thủy thứ mười một, nhà Diêu Tần.
Cha ngẫm ngợi một lát, rồi đột nhiên nhìn tôi:
- Hai lần đi về như thế, lẽ nào sức khỏe của con không bị ảnh hưởng?... Mẹ con có đồng ý không?
Cha thở dài, xót xa:
- Cha không đành lòng…
Tôi sững người, sau đó thì vô cùng cảm động, thì ra cha đang day dứt vì điều này. Tôi mỉm cười, an ủi cha:
- Cha ơi, con là thanh niên trai tráng, con hoàn toàn có thể chịu đựng được. Mẹ con ở lại nơi đây một thời gian dài, nên phóng xạ mới tích tụ trong cơ thể, mẹ lại không được chữa trị kịp thời, nên mới nghiêm trọng như vậy. Nhưng con thì khác, cả hai lần vượt thời gian con đều lưu lại đây không lâu, sau khi trở về con sẽ lập tức kiểm tra sức khỏe, sẽ không sao đâu cha.
Cha rời khỏi chiếc giường gỗ thấp, chầm chậm bước đến bên cửa sổ, ngoài trời tuyết bắt đầu rơi, những chùm nhỏ đập rào rạt vào khung cửa. Cha dõi mắt về một điểm đến trong tưởng tượng, trầm mặc hồi lâu. Bóng cha cao gầy, lom khom, và cô liêu.
Tôi đứng lên, lại gần cha, rút trong tay áo ra một tờ giấy in chữ, ngập ngừng, do dự:
- Cha ơi, đây là danh sách những cuốn kinh văn mà cha dịch, cha có muốn…
- Không cần đâu… Cha quay đầu lại, sắc mặt ảm đạm, nhìn tờ giấy trên tay tôi, lắc đầu:
- Xem hay không xem cũng chẳng thay đổi được điều gì. Vả chăng không xem, cha sẽ được tự do suy tưởng…
Tôi ngượng ngùng rụt tay lại, xé bỏ tờ giấy. Cha rảo bước về phía chiếc bàn làm việc, nhấc cuốn kinh văn lên đọc, sau đó mỉm cười hồn hậu với cậu con trai đang ngơ ngẩn nhìn mình:
- Con mau lại đây mài mực giúp cha đi nào!
Tôi ngạc nhiên nhìn cha, cha mỉm cười:
- Chỉ còn bốn năm nữa thôi, cha phải tranh thủ thời gian…
Tôi vui mừng khôn tả, gật đầu lia lịa, chạy lại, ngồi xổm bên cạnh cha, nhiệt tình phụ việc. Chỉ tiếc tôi không sành khoản nghiên mực, bút lông, nên chân tay cứ lóng nga lóng ngóng, khiến mực dây ra đầy tay, tôi lại đưa tay lên lau trán. Cha dừng bút, nhìn tôi, mỉm cười. Lúc đầu tôi không hiểu, đột nhiên, cha cầm bút lông chấm một cái lên trán tôi, sau đó bật cười sảng khoái. Tôi đưa tay lên quệt, hai tay dính đầy mực. Tưởng tượng ra gương mặt mình nhem nhuốc, hẳn rất tức cười, lòng ham vui và sự ranh mãnh trong tôi trỗi dậy. Tôi nhúng đầu ngón tay vào nghiên mực, rồi quệt lên má cha.
Khuôn mặt nho nhã của cha bỗng dưng xuất hiện một vệt mực dài, trở nên rất khôi hài. Tôi ngỡ ngàng, sau đó thì cười ha hả. Cha thấy tôi cười, không nín nổi, cũng bật cười theo, nụ cười chứa nặng nỗi bể dâu.
Hai cha con cứ cười mãi với nhau như thế. Trong không gian ngập tràn tiếng cười ấy, dường như có một luồng hơi ấm lạ kỳ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Thì ra, ở bên cha, không cần phải gò bó, nghiêm cẩn như tôi tưởng tượng.
- Rajiva…
Cha nắm tay tôi thật chặt, nụ cười vẫn rạng rỡ, ánh mắt lấp lánh:
- Cha xin lỗi vì đã không ở bên chăm sóc con. Cha đã để cho hai mẹ con phải chịu nhiều vất vả…
- Không đâu cha. Chỉ vì cha không có cách nào khác thôi.
Tôi mỉm cười:
- Mẹ bảo cha là người cha tốt nhất trên đời…
Sống mũi cay xè, không muốn rơi nước mắt trước mặt cha, tôi vội cúi xuống, tiếp tục mài mực.
Cha nhìn tôi đầy âu yếm, giọng cha dịu dàng:
- Hai mươi tuổi con vẫn còn đi học. Bây giờ con vẫn đang là học sinh ư?
Tôi tự hào khoe với cha:
- Hai mươi tuổi con đã học xong thạc sĩ rồi. Mẹ muốn con học tiếp lên tiến sĩ. Nhưng trong thời gian học thạc sĩ con đã được cấp bằng sáng chế, không muốn lãng phí thời gian, con đã mở công ty khi chưa tốt nghiệp thạc sĩ. Sau đó con huy động vốn từ các ngân hàng, để đầu tư vào dự án của con. Hiện tại công ty của con đang hoạt động rất tốt, và đã lên sàn.
Quá nhiều thuật ngữ hiện đại, tôi bèn giải thích để cha hiểu thế nào là bằng cấp, bằng sáng chế, công ty, lên sàn… nhiều vấn đề cha không hiểu, nhưng có thể nhanh chóng lý giải theo cách của mình. Tôi càng ngày càng cảm thấy kính phục cha, so với cha, tôi còn rất kém cỏi.
- Cha ơi, khi cha mẹ ở Lương Châu, đã phải trải qua trận đói khủng khiếp, cha mẹ đã phải tận mắt chứng kiến hàng vạn thậm chí là hàng chục vạn người chết đói. Cha mẹ muốn cứu giúp họ nhưng đành lực bất tòng tâm. Khi mẹ kể cho con nghe về giai đoạn lịch sử này, con đã hạ quyết tâm sẽ theo đuổi công việc mà có thể giúp cho nhân loại giảm thiểu tai ương. Bởi vậy, con đã chọn theo học chuyên ngành nghiên cứu về giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Ngay từ khi học đại học, con đã bắt đầu nghiên cứu, làm thế nào để nâng cao hiệu suất giống cây trồng.
Tôi vừa giải thích cho cha nghe từ mới, vừa cố gắng miêu tả một cách dễ hiểu nội dung công việc của mình:
- Cha ơi, lương thực được trồng cấy trên đất đai, đúng không? Cha ngạc nhiên nhìn tôi, rồi gật đầu. Tôi mỉm cười, tiếp tục: - Công ty của con là một tòa nhà gồm mấy chục tầng. Mỗi tầng lại được phân lớp thành nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau, hoa màu được gieo trồng trên những dây chuyền sản xuất đó. Ánh sáng nhân tạo sẽ được chiếu vào những khu vực cần thiết, nhiệt độ, độ ẩm đều được điều tiết bởi bàn tay con người. Tất cả các nhân viên trong công ty của con đều là các kỹ sư nông nghiệp. Lương thực không phải được trồng cấy trên đất canh tác như trước nữa, nên sẽ không bị phá hoại bởi thiên tai. Lương thực được sản xuất liên tục theo phương thức sản xuất công nghiệp, nuôi cấy công nghệ cao và môi trường nhân tạo, nhờ bàn tay lao động của các công nhân. Công nghệ nuôi trồng này đã được phát triển rộng khắp trên thế giới. Dân số thế giới ở thời đại của con đông gấp hàng nghìn lần so với thời đại của cha, đất đai là nguồn tài nguyên quý hiếm, nên phải áp dụng phương pháp khoa học này để tận dụng tối đa nguồn đất đai hữu hạn, sản xuất ra khối lượng lương thực nhiều nhất có thể, đáp ứng nhu cầu sinh tồn của số dân khổng lồ ấy.
Tôi hoa chân múa tay, say sưa kể về công việc của mình, tôi đặc biệt hưng phấn khi trò chuyện về chuyên môn. Nhưng vì có quá nhiều thuật ngữ khoa học hiện đại, tôi phải dành ra không ít thời gian để giải thích cho cha hiểu. Cha kiên trì lắng nghe, gặp phải những khái niệm mới, cha khiêm tốn đề nghị tôi giải thích cặn kẽ. Cuối cùng thì cha cũng hiểu được một phần. Cha tấm tắc khen ngợi những công nghệ tiên tiến đáng kinh ngạc của con người thời hiện đại, rồi gật gù khen ngợi tôi: - Con làm vậy là đúng…
Tôi nhận được vô số lời khen ngợi, ca tụng cũng như bằng khen, phần thưởng. Nhưng không có lời khen nào quý giá bằng lời khen của cha tôi. Tôi cảm thấy vô cùng ấm áp, hân hoan, thoải mái và sung sướng. Tôi chợt nghĩ, đây phải chăng chính là “tình thân”…
- Cha ơi, cha đi nghỉ thôi.
Tôi ngó đồng hồ, đã quá nửa đêm. Tôi còn trẻ nên thức khuya một chút cũng không sao, nhưng cha thì khác. Ngày nào cha cũng phải dậy từ rất sớm, hơn nữa cha đã năm mươi sáu tuổi rồi.
- Cha chưa buồn ngủ. Cha mỉm cười đôn hậu: - Cha vẫn muốn nghe con kể chuyện…
- Cha ơi, ngày mai con sẽ kể tiếp, con ở lại đây với cha mười ngày kia mà. Sau đó, con sẽ trở về trước ngày sinh nhật lần thứ năm mươi của mẹ, mang theo tin tức của cha làm quà tặng sinh nhật mẹ.
Tôi giúp cha thu dọn chồng ảnh trên bàn. Cha đứng lên, đến bên tủ quần áo, lấy ra một chiếc hộp hình vuông, thận trọng mở nắp. Thấy tôi tò mò ngó nghiêng, cha lần lượt nhấc từng thứ một lên cho tôi xem.
Đó là một chồng ảnh, bên trên là ảnh tôi hồi nhỏ, từ khi lọt lòng cho đến lúc đến trung tâm nghiên cứu, đi đắp người tuyết với mẹ; một cuốn sổ cũ mèm, mép giấy đã sờn bạc. Cha mở cuốn số tay, cho tôi xem bức ảnh mẹ chụp cùng ông bà ngoại.
Mẹ tôi khi ấy rất trẻ, nụ cười trong sáng, thuần khiết tựa bầu trời xanh. Ngoài ra, trong hộp còn có mấy chiếc dao cạo râu đã hoen gỉ, những chiếc tất mùa đông rách tươm, bạc màu, một chồng giấy tốc ký, mà bên trên là hình ảnh của mẹ ở đủ mọi tư thế, dáng điệu, được vẽ bằng bút chì. Tôi bật cười. Hồi trẻ, mẹ ngây ngô, đáng yêu quá!
Cha cầm một tờ giấy lên, mở ra cho tôi đọc, mỉm cười hỏi:
- Con còn nhớ không?
Tôi chăm chú ngắm nhìn những nét chữ bé bỏng, thơ dại, nhưng khá công phu, nắn nót, rồi bật cười thích thú:
- Nhớ chứ ạ!
Cha xếp gọn từng thứ một, bàn tay mân mê lau chùi, nhưng thực tế là không có một hạt bụi nào vương trên những kỷ vật ấy. Rồi cha thận trọng xếp từng thứ một vào trong hộp lần lượt theo thứ tự, phía trên cùng là chồng ảnh mà tôi vừa mang tới cho cha. Đóng nắp lại, bàn tay cha mân mê, vuốt ve lớp vỏ hộp nhẵn bóng, ánh mắt hiền từ, dịu dàng, rồi cha ngẩng lên nhìn tôi và cười:
- Những năm qua, mỗi ngày cha đều mang ra ngắm nghía một lần. Chớp mắt đã ngần ấy năm rồi…
Cha đưa tay lên chấm nước mắt, tay áo trôi xuống dưới khuỷu tay, để lộ chiếc vòng mã não giống hệt của tôi, ánh nến bập bùng, chiếu rọi những hạt trong suốt màu đỏ, lấp la lấp lánh. Chuỗi hạt này là kết tinh lời thề nguyền của cha dành cho mẹ…
Tối hôm đó, tôi đã thức để canh giấc ngủ cho cha. Tôi phải nghiêm khắc yêu cầu rất nhiều lần, cha mới chịu nằm xuống. Tôi ngồi bên cạnh cha, khe khẽ kể cho cha nghe về cuộc sống của tôi và mẹ. Mí mắt cha trĩu nặng, giọng tôi nhỏ dần, nhỏ dần, rồi ngừng hẳn. Tôi ngắm nghía gương mặt cha chìm trong giấc ngủ. Gương mặt đã trải bao mưa nắng của đời người ấy, trên đuôi mắt, trên trán, trên cổ đều vằn vện những nếp nhăn, nhưng khí chất toát ra từ cha vẫn nồng đượm như hương rượu đã ủ qua nhiều năm tháng.
Khóe môi cha khẽ uốn cong lên, hình như cha đang mơ một giấc mơ rất đẹp. Tôi kéo chăn đắp cho cha, rồi trải đệm xuống nền nhà, ngồi gác cằm bên giường, ngắm nhìn cha. Tâm hồn tôi, bỗng nhiên êm đềm lạ kỳ, như thể có thứ gì đó mềm ấm như bông vừa nhẹ nhàng vệt qua. Đêm đầu tiên gặp cha, tôi cứ thế ngồi bên giường, ngắm cha mãi không thôi, cho đến khi gục xuống, mỉm cười, chìm vào giấc ngủ…
Dưới ánh nến bập bùng, tôi chậm rãi lật từng tấm ảnh, thuật lại cho cha nghe mọi chuyện từ khi mẹ trở về thời hiện đại vào năm ba mươi ba tuổi, cho đến trước lúc tôi vượt thời gian đến thăm cha, khi ấy mẹ đã bốn mươi chín tuổi. Hơn một nghìn tấm ảnh, ghi lại những sự kiện diễn ra trong suốt mười sáu năm tuổi trung niên của mẹ.
Cha đeo kính lão, tỉ mẩn lật từng bức ảnh một, như người đói lâu ngày được một bữa ngon vậy. Ánh mắt tràn đầy âu yếm, quyến luyến, nhớ thương chan chứa. Tôi nhẹ nhàng cất tiếng:
- Cha ơi, cha từng nói với mẹ rằng, cha không được thấy mẹ già đi, vì vậy, trước khi đến đây, con đã đem in toàn bộ những bức ảnh này ra. Vì con tin rằng, cha rất muốn được nhìn thấy mẹ con về già trông sẽ như thế nào, phải không cha?
Cha dịu dàng mân mê gương mặt già nua của mẹ trên tấm hình, ánh mắt trôi về nơi xa xăm, dường như cha đang chìm trong kí ức tuyệt đẹp nào đó. Lúc cha quay lại nhìn tấm ảnh, khóe môi nở một nụ cười ấm áp:
- Mẹ con không bao giờ già đi, vẫn mãi là dung mạo ấy trong tim cha, dịu hiền, điềm đạm, thông tuệ và rất mực thấu tình đạt lý. Tôi gật đầu đồng tình với cha. Tuy mẹ không sở hữu vẻ đẹp sắc nước hương trời, nhưng ở mẹ có một sức hút rất khó lý giải, sức hút ấy toát ra từ sự thông tuệ, từ phong thái điềm tĩnh, khoan hòa, từ sự thấu hiểu và yêu thương mọi người. Bất cứ ai tiếp xúc với mẹ một thời gian đều bị hấp dẫn bởi sự chân thành, thuần khiết, chất phác ở mẹ. Những năm qua, mẹ có không ít người theo đuổi, trong số đó có cả sinh viên nam của mẹ, nhưng mẹ đều khéo léo từ chối.
- Đây là đâu?
Cha nhấc tấm ảnh sau cùng lên, ảnh chụp mẹ nằm trên giường bệnh, sắc mặt nhợt nhạt. So với những tấm ảnh trước đó, gương mặt mẹ trong tấm ảnh này già đi rất nhiều. Bởi vì mẹ phải điều trị bằng hóa chất, tóc rụng không ít. Chỉ trong vòng ba tháng mà mái tóc mẹ đã bạc trắng hoàn toàn.
- Trong bệnh viện ạ.
Tôi ngập ngừng, chua xót, thở dài một tiếng, nói:
- Mẹ đang lên lớp giảng bài thì hôn mê bất tỉnh, mẹ đã nằm viện được ba tháng rồi. Nhưng mẹ kiên quyết không chịu điều trị mà nằng nặc đòi xuất viện. Con không làm cách nào thuyết phục được mẹ, nên phải đến đây tìm cha…
Cha giật mình thảng thốt, khóe môi rung động, nhìn tôi đầy lo lắng. Tôi thở dài, quyết định nói cho cha biết sự thật mà bấy lâu nay mẹ vẫn giấu cha: - Cha có biết nguyên nhân bệnh tình của mẹ không?
Tôi kể cho cha nghe mọi chuyện. Tôi không khó khăn gì trong việc giải thích các thuật ngữ hiện đại, vì cha vô cùng thông thái, và cha cũng đã có những hiểu biết nhất định về thế kỷ XXI trong khoảng thời gian chung sống với mẹ. Nên cha tiếp nhận và hiểu rất nhanh những sự việc mà con người ở thời đại này khó lòng hiểu được.
Chỉ số nhiễm phóng xạ sau nhiều lần vượt thời gian đã vượt mức cho phép, nên mẹ không tránh khỏi căn bệnh máu trắng. Vì cứu tôi, mẹ đã yêu cầu các bác sỹ tiến hành cấy ghép tủy của mẹ cho tôi, bất chấp cuộc phẫu thuật đã gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ. Vì muốn giữ lời hứa, trở về Trường An gặp cha, mẹ đã phải trả một giá rất đắt, những hy sinh của mẹ, không ai có thể tưởng tượng nổi. Cha vừa nghe chuyện vừa liên tục đưa tay áo lên lau nước mắt, rồi cha bật khóc nức nở. Tất cả những điều này, khi lớn lên tôi đã được nghe chú Chinh Viễn và cô Tuyết Tuyết kể lại. Và khi ấy, tôi đã khóc nức nở như cha bây giờ. Mẹ là người phụ nữ kiên cường nhất, dũng cảm nhất mà tôi từng gặp. Vì tình yêu, mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả. Trên đời này, có được mấy người phụ nữ đủ dũng khí để làm việc đó?
Mắt cha đỏ hoe, cha nắm chặt tay tôi trong nỗi sợ hãi tột cùng:
- Mẹ con… có phải… đã… đã…
- Cha, bệnh của mẹ có thể chữa trị được. Tôi vỗ nhẹ vào bàn tay cha, an ủi:
- Con là con trai mẹ, con có thể hiến tủy của con cho mẹ. Khoa học kỹ thuật tiến bộ là thế, phẫu thuật cấy ghép tủy rất phổ biến, sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con đâu. Nhưng, mẹ không đồng ý…
- Vì sao?
Tôi trầm ngâm một lúc, thở dài:
- Mẹ bảo, ông bà ngoại đã qua đời, con cũng đã trưởng thành nên người. Mẹ không còn gì phải luyến tiếc nữa, mẹ có thể an tâm xuống địa ngục tìm cha rồi. Mẹ bảo, cha đã chờ mẹ hơn một nghìn sáu trăm năm nơi địa ngục, mẹ không muốn cha phải chờ mẹ thêm nữa…
Những giọt nước mắt vặn mình, tràn qua khóe mắt, lăn xuôi gò má gầy guộc, nhỏ xuống chiếc áo cà sa màu nâu sòng của cha, như những giọt hoa sen.
- Vậy nên, con đến tìm cha…
Bây giờ đến phần quan trọng nhất, tôi hồi hộp quá, phải lấy hơi nhiều lần mới đủ bình tĩnh để nói tiếp:
- Cha và mẹ không cần phải chờ đợi để được gặp nhau nơi địa ngục, sự chờ đợi ấy quá ư gian nan, mờ mịt. Nếu khi còn sống, cha mẹ vẫn có thể được ở bên nhau, liệu cha có sẵn lòng đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng?
Cha nhìn tôi bằng ánh mắt kinh ngạc, sững sờ nhưng cũng tràn đầy kỳ vọng. Tôi cắn môi, chậm rãi giải thích:
- Cha hãy đến thời đại của con, cả nhà ta sẽ được đoàn tụ. Như thế, mẹ sẽ có lý do và dũng khí để tiếp tục cuộc sống.
Cha quá đỗi bất ngờ, nghiền ngẫm lời tôi nói hồi lâu, không sao bình tĩnh lại được. Tôi biết, cha rất khó có thể tiếp nhận điều này trong chốc lát, nên phải giải thích ngay:
- Tất nhiên không phải đi ngay bây giờ. Tài liệu ghi chép về cha viết rằng, cha mất tại Trường An vào ngày hai mươi tháng tám, năm Hoằng Thủy thứ mười một, hưởng thọ sáu mươi tuổi. Vua Diêu Hưng hỏa táng cha bên ngoài vườn Tiêu Dao theo nghi thức quốc tang, lửa tàn, xác tan, nhưng lưỡi cha vẫn còn nguyên.
Cha chau mày:
- Lửa tàn, xác tan, nhưng lưỡi vẫn còn nguyên ư?
- Rất ly kỳ, phải không cha? Chính nhờ đoạn sử này, mà con đã đặt ra câu hỏi: vì sao lửa tàn, xác tan mà lưỡi vẫn còn nguyên vẹn?
Tôi mỉm cười, cầu mong những điều tôi nói tiếp theo đây không khiến cha hoảng sợ:
- Bởi vì đó không phải là thi thể thật của cha.
Cha bàng hoàng ngẩng lên nhìn tôi: - Con… ý con là, khi ấy, cha… đã tới tương lai ư?
Tôi gật đầu:
- Với trình độ khoa học kỹ thuật ở nơi con sống, việc tạo ra một người giả trông giống hệt người thật và đầu lưỡi không bị thiêu hủy không có gì khó khăn cả.
Tôi hồi hộp nhìn cha:
- Cha đồng ý không cha? Sau khi hoàn thành sứ mạng được Phật tổ giao phó, cha sẽ biến mất hoàn toàn khỏi thời đại này bằng một cái chết giả, sau đó bắt đầu một cuộc sống mới ở thời đại của mẹ và con?
Cha im lặng không nói, mà chìm sâu vào suy tư, dường như cha vẫn chưa thể tiếp nhận nổi lời đề nghị này. Tôi tiếp tục khuyên giải:
- Ở thời đại của con, người ta sống đến tám mươi, chín mươi thậm chí một trăm tuổi là chuyện hết sức bình thường. Cha cùng con vượt thời gian trở về đó, không tránh khỏi bị nhiễm xạ. Vì vậy, khi cha đến nơi, chú Chinh Viễn sẽ sắp xếp để những nhân viên y tế giỏi nhất kiểm tra sức khỏe và điều trị mọi chứng bệnh trong cơ thể cha. Còn con, sau khi trở về, sẽ lập tức tiến hành phẫu thuật cấy ghép tủy sống cho mẹ. Cha mẹ hoàn toàn có thể vui sống cùng nhau ở thời đại của con thêm mấy mươi năm nữa.
Tôi đọc thấy trong mắt cha nỗi bất an, bèn vội vàng giải thích:
- Cha ơi, cha đừng lo lắng. Chuyện này chỉ có chú Chinh Viễn và cô Tuyết Tuyết biết thôi. Họ đã thề sẽ giữ kín bí mật. Nên sẽ không ai có thể biến cha thành mẫu vật thí nghiệm cả. Không ai ở thời đại của con biết được thân phận thật của cha.
Tôi ngừng lại một lát, nắm lấy đôi tay đang run lên của cha:
- Cha mẹ yêu nhau cả đời, nhưng chưa bao giờ được ở bên nhau dài lâu đến thế. Con tin rằng, cha rất mong muốn được ở bên mẹ những năm tháng cuối cùng, đúng không cha?
Cha ngước nhìn tôi, đôi đồng tử màu xám nhạt lấp lánh ánh sáng dị thường:
- Bốn năm sau, con sẽ phải vượt thời gian một lần nữa, đúng không?
Cha không trả lời câu hỏi của tôi, lại băn khoăn về vấn đề này, khiến tôi không khỏi sững sờ:
- Vâng, nếu cha đồng ý, con phải quay về chuẩn bị mọi thứ. Chú Chinh Viễn đang cho chế tác thêm một bộ áo khoác chống phóng xạ theo kích cỡ của cơ thể con và một chiếc đồng hồ vượt thời gian. Con cũng phải chuẩn bị chế tạo người giả nữa. Nhưng tất nhiên, việc quan trọng nhất là: con mang tin tức của cha về cho mẹ. Như thế, mẹ mới chịu làm phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật xong, sức khỏe ổn định trở lại, con sẽ vượt thời gian trở về năm 409 sau Công nguyên, tức là con sẽ quay lại đây trước ngày hai mươi, tháng tám, năm Hoằng Thủy thứ mười một, nhà Diêu Tần.
Cha ngẫm ngợi một lát, rồi đột nhiên nhìn tôi:
- Hai lần đi về như thế, lẽ nào sức khỏe của con không bị ảnh hưởng?... Mẹ con có đồng ý không?
Cha thở dài, xót xa:
- Cha không đành lòng…
Tôi sững người, sau đó thì vô cùng cảm động, thì ra cha đang day dứt vì điều này. Tôi mỉm cười, an ủi cha:
- Cha ơi, con là thanh niên trai tráng, con hoàn toàn có thể chịu đựng được. Mẹ con ở lại nơi đây một thời gian dài, nên phóng xạ mới tích tụ trong cơ thể, mẹ lại không được chữa trị kịp thời, nên mới nghiêm trọng như vậy. Nhưng con thì khác, cả hai lần vượt thời gian con đều lưu lại đây không lâu, sau khi trở về con sẽ lập tức kiểm tra sức khỏe, sẽ không sao đâu cha.
Cha rời khỏi chiếc giường gỗ thấp, chầm chậm bước đến bên cửa sổ, ngoài trời tuyết bắt đầu rơi, những chùm nhỏ đập rào rạt vào khung cửa. Cha dõi mắt về một điểm đến trong tưởng tượng, trầm mặc hồi lâu. Bóng cha cao gầy, lom khom, và cô liêu.
Tôi đứng lên, lại gần cha, rút trong tay áo ra một tờ giấy in chữ, ngập ngừng, do dự:
- Cha ơi, đây là danh sách những cuốn kinh văn mà cha dịch, cha có muốn…
- Không cần đâu… Cha quay đầu lại, sắc mặt ảm đạm, nhìn tờ giấy trên tay tôi, lắc đầu:
- Xem hay không xem cũng chẳng thay đổi được điều gì. Vả chăng không xem, cha sẽ được tự do suy tưởng…
Tôi ngượng ngùng rụt tay lại, xé bỏ tờ giấy. Cha rảo bước về phía chiếc bàn làm việc, nhấc cuốn kinh văn lên đọc, sau đó mỉm cười hồn hậu với cậu con trai đang ngơ ngẩn nhìn mình:
- Con mau lại đây mài mực giúp cha đi nào!
Tôi ngạc nhiên nhìn cha, cha mỉm cười:
- Chỉ còn bốn năm nữa thôi, cha phải tranh thủ thời gian…
Tôi vui mừng khôn tả, gật đầu lia lịa, chạy lại, ngồi xổm bên cạnh cha, nhiệt tình phụ việc. Chỉ tiếc tôi không sành khoản nghiên mực, bút lông, nên chân tay cứ lóng nga lóng ngóng, khiến mực dây ra đầy tay, tôi lại đưa tay lên lau trán. Cha dừng bút, nhìn tôi, mỉm cười. Lúc đầu tôi không hiểu, đột nhiên, cha cầm bút lông chấm một cái lên trán tôi, sau đó bật cười sảng khoái. Tôi đưa tay lên quệt, hai tay dính đầy mực. Tưởng tượng ra gương mặt mình nhem nhuốc, hẳn rất tức cười, lòng ham vui và sự ranh mãnh trong tôi trỗi dậy. Tôi nhúng đầu ngón tay vào nghiên mực, rồi quệt lên má cha.
Khuôn mặt nho nhã của cha bỗng dưng xuất hiện một vệt mực dài, trở nên rất khôi hài. Tôi ngỡ ngàng, sau đó thì cười ha hả. Cha thấy tôi cười, không nín nổi, cũng bật cười theo, nụ cười chứa nặng nỗi bể dâu.
Hai cha con cứ cười mãi với nhau như thế. Trong không gian ngập tràn tiếng cười ấy, dường như có một luồng hơi ấm lạ kỳ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Thì ra, ở bên cha, không cần phải gò bó, nghiêm cẩn như tôi tưởng tượng.
- Rajiva…
Cha nắm tay tôi thật chặt, nụ cười vẫn rạng rỡ, ánh mắt lấp lánh:
- Cha xin lỗi vì đã không ở bên chăm sóc con. Cha đã để cho hai mẹ con phải chịu nhiều vất vả…
- Không đâu cha. Chỉ vì cha không có cách nào khác thôi.
Tôi mỉm cười:
- Mẹ bảo cha là người cha tốt nhất trên đời…
Sống mũi cay xè, không muốn rơi nước mắt trước mặt cha, tôi vội cúi xuống, tiếp tục mài mực.
Cha nhìn tôi đầy âu yếm, giọng cha dịu dàng:
- Hai mươi tuổi con vẫn còn đi học. Bây giờ con vẫn đang là học sinh ư?
Tôi tự hào khoe với cha:
- Hai mươi tuổi con đã học xong thạc sĩ rồi. Mẹ muốn con học tiếp lên tiến sĩ. Nhưng trong thời gian học thạc sĩ con đã được cấp bằng sáng chế, không muốn lãng phí thời gian, con đã mở công ty khi chưa tốt nghiệp thạc sĩ. Sau đó con huy động vốn từ các ngân hàng, để đầu tư vào dự án của con. Hiện tại công ty của con đang hoạt động rất tốt, và đã lên sàn.
Quá nhiều thuật ngữ hiện đại, tôi bèn giải thích để cha hiểu thế nào là bằng cấp, bằng sáng chế, công ty, lên sàn… nhiều vấn đề cha không hiểu, nhưng có thể nhanh chóng lý giải theo cách của mình. Tôi càng ngày càng cảm thấy kính phục cha, so với cha, tôi còn rất kém cỏi.
- Cha ơi, khi cha mẹ ở Lương Châu, đã phải trải qua trận đói khủng khiếp, cha mẹ đã phải tận mắt chứng kiến hàng vạn thậm chí là hàng chục vạn người chết đói. Cha mẹ muốn cứu giúp họ nhưng đành lực bất tòng tâm. Khi mẹ kể cho con nghe về giai đoạn lịch sử này, con đã hạ quyết tâm sẽ theo đuổi công việc mà có thể giúp cho nhân loại giảm thiểu tai ương. Bởi vậy, con đã chọn theo học chuyên ngành nghiên cứu về giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Ngay từ khi học đại học, con đã bắt đầu nghiên cứu, làm thế nào để nâng cao hiệu suất giống cây trồng.
Tôi vừa giải thích cho cha nghe từ mới, vừa cố gắng miêu tả một cách dễ hiểu nội dung công việc của mình:
- Cha ơi, lương thực được trồng cấy trên đất đai, đúng không? Cha ngạc nhiên nhìn tôi, rồi gật đầu. Tôi mỉm cười, tiếp tục: - Công ty của con là một tòa nhà gồm mấy chục tầng. Mỗi tầng lại được phân lớp thành nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau, hoa màu được gieo trồng trên những dây chuyền sản xuất đó. Ánh sáng nhân tạo sẽ được chiếu vào những khu vực cần thiết, nhiệt độ, độ ẩm đều được điều tiết bởi bàn tay con người. Tất cả các nhân viên trong công ty của con đều là các kỹ sư nông nghiệp. Lương thực không phải được trồng cấy trên đất canh tác như trước nữa, nên sẽ không bị phá hoại bởi thiên tai. Lương thực được sản xuất liên tục theo phương thức sản xuất công nghiệp, nuôi cấy công nghệ cao và môi trường nhân tạo, nhờ bàn tay lao động của các công nhân. Công nghệ nuôi trồng này đã được phát triển rộng khắp trên thế giới. Dân số thế giới ở thời đại của con đông gấp hàng nghìn lần so với thời đại của cha, đất đai là nguồn tài nguyên quý hiếm, nên phải áp dụng phương pháp khoa học này để tận dụng tối đa nguồn đất đai hữu hạn, sản xuất ra khối lượng lương thực nhiều nhất có thể, đáp ứng nhu cầu sinh tồn của số dân khổng lồ ấy.
Tôi hoa chân múa tay, say sưa kể về công việc của mình, tôi đặc biệt hưng phấn khi trò chuyện về chuyên môn. Nhưng vì có quá nhiều thuật ngữ khoa học hiện đại, tôi phải dành ra không ít thời gian để giải thích cho cha hiểu. Cha kiên trì lắng nghe, gặp phải những khái niệm mới, cha khiêm tốn đề nghị tôi giải thích cặn kẽ. Cuối cùng thì cha cũng hiểu được một phần. Cha tấm tắc khen ngợi những công nghệ tiên tiến đáng kinh ngạc của con người thời hiện đại, rồi gật gù khen ngợi tôi: - Con làm vậy là đúng…
Tôi nhận được vô số lời khen ngợi, ca tụng cũng như bằng khen, phần thưởng. Nhưng không có lời khen nào quý giá bằng lời khen của cha tôi. Tôi cảm thấy vô cùng ấm áp, hân hoan, thoải mái và sung sướng. Tôi chợt nghĩ, đây phải chăng chính là “tình thân”…
- Cha ơi, cha đi nghỉ thôi.
Tôi ngó đồng hồ, đã quá nửa đêm. Tôi còn trẻ nên thức khuya một chút cũng không sao, nhưng cha thì khác. Ngày nào cha cũng phải dậy từ rất sớm, hơn nữa cha đã năm mươi sáu tuổi rồi.
- Cha chưa buồn ngủ. Cha mỉm cười đôn hậu: - Cha vẫn muốn nghe con kể chuyện…
- Cha ơi, ngày mai con sẽ kể tiếp, con ở lại đây với cha mười ngày kia mà. Sau đó, con sẽ trở về trước ngày sinh nhật lần thứ năm mươi của mẹ, mang theo tin tức của cha làm quà tặng sinh nhật mẹ.
Tôi giúp cha thu dọn chồng ảnh trên bàn. Cha đứng lên, đến bên tủ quần áo, lấy ra một chiếc hộp hình vuông, thận trọng mở nắp. Thấy tôi tò mò ngó nghiêng, cha lần lượt nhấc từng thứ một lên cho tôi xem.
Đó là một chồng ảnh, bên trên là ảnh tôi hồi nhỏ, từ khi lọt lòng cho đến lúc đến trung tâm nghiên cứu, đi đắp người tuyết với mẹ; một cuốn sổ cũ mèm, mép giấy đã sờn bạc. Cha mở cuốn số tay, cho tôi xem bức ảnh mẹ chụp cùng ông bà ngoại.
Mẹ tôi khi ấy rất trẻ, nụ cười trong sáng, thuần khiết tựa bầu trời xanh. Ngoài ra, trong hộp còn có mấy chiếc dao cạo râu đã hoen gỉ, những chiếc tất mùa đông rách tươm, bạc màu, một chồng giấy tốc ký, mà bên trên là hình ảnh của mẹ ở đủ mọi tư thế, dáng điệu, được vẽ bằng bút chì. Tôi bật cười. Hồi trẻ, mẹ ngây ngô, đáng yêu quá!
Cha cầm một tờ giấy lên, mở ra cho tôi đọc, mỉm cười hỏi:
- Con còn nhớ không?
Tôi chăm chú ngắm nhìn những nét chữ bé bỏng, thơ dại, nhưng khá công phu, nắn nót, rồi bật cười thích thú:
- Nhớ chứ ạ!
Cha xếp gọn từng thứ một, bàn tay mân mê lau chùi, nhưng thực tế là không có một hạt bụi nào vương trên những kỷ vật ấy. Rồi cha thận trọng xếp từng thứ một vào trong hộp lần lượt theo thứ tự, phía trên cùng là chồng ảnh mà tôi vừa mang tới cho cha. Đóng nắp lại, bàn tay cha mân mê, vuốt ve lớp vỏ hộp nhẵn bóng, ánh mắt hiền từ, dịu dàng, rồi cha ngẩng lên nhìn tôi và cười:
- Những năm qua, mỗi ngày cha đều mang ra ngắm nghía một lần. Chớp mắt đã ngần ấy năm rồi…
Cha đưa tay lên chấm nước mắt, tay áo trôi xuống dưới khuỷu tay, để lộ chiếc vòng mã não giống hệt của tôi, ánh nến bập bùng, chiếu rọi những hạt trong suốt màu đỏ, lấp la lấp lánh. Chuỗi hạt này là kết tinh lời thề nguyền của cha dành cho mẹ…
Tối hôm đó, tôi đã thức để canh giấc ngủ cho cha. Tôi phải nghiêm khắc yêu cầu rất nhiều lần, cha mới chịu nằm xuống. Tôi ngồi bên cạnh cha, khe khẽ kể cho cha nghe về cuộc sống của tôi và mẹ. Mí mắt cha trĩu nặng, giọng tôi nhỏ dần, nhỏ dần, rồi ngừng hẳn. Tôi ngắm nghía gương mặt cha chìm trong giấc ngủ. Gương mặt đã trải bao mưa nắng của đời người ấy, trên đuôi mắt, trên trán, trên cổ đều vằn vện những nếp nhăn, nhưng khí chất toát ra từ cha vẫn nồng đượm như hương rượu đã ủ qua nhiều năm tháng.
Khóe môi cha khẽ uốn cong lên, hình như cha đang mơ một giấc mơ rất đẹp. Tôi kéo chăn đắp cho cha, rồi trải đệm xuống nền nhà, ngồi gác cằm bên giường, ngắm nhìn cha. Tâm hồn tôi, bỗng nhiên êm đềm lạ kỳ, như thể có thứ gì đó mềm ấm như bông vừa nhẹ nhàng vệt qua. Đêm đầu tiên gặp cha, tôi cứ thế ngồi bên giường, ngắm cha mãi không thôi, cho đến khi gục xuống, mỉm cười, chìm vào giấc ngủ…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook