Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
-
Quyển 5 - Chương 81
Sự kiện đó xảy ra ngay trong năm đầu tiên Dharma đặt chân đến Đại Đô, vì việc này mà kinh thành của Hốt Tất Liệt chấn động, dân chúng xôn xao.
Chân Kim tỏ ra vô cùng hoan hỉ, cười vang hào sảng, vẻ mặt rạng rỡ, bộ râu quai nón rung rung theo tiếng cười:
- Tiểu Lam ơi, có phải em đang lo lắng cho ta không? Đây là lần đầu tiên em quan tâm đến ta như vậy.
Cậu ta tung tôi lên không trung khiến tôi thót tim, còn cậu ta thì bật cười giòn giã, vỗ binh binh vào vòm ngực rắn chắc:
- Em đừng lo, ta đã bốn mươi tuổi, mấy tên gian thần tặc tử ấy chẳng thể gây khó dễ cho ta.
Nhưng lòng tôi vẫn canh cánh không yên. Chân Kim dường như đã quá lạc quan, có thể cậu ta không sợ mấy tên gian thần kia nhưng trở ngại lớn nhất của cậu ta lại là người đứng đằng sau chỉ huy, nâng đỡ cho bọn chúng lộng hành – Hốt Tất Liệt. Nhưng đó là chuyện riêng của hai cha con họ, tôi không tiện can thiệp, chỉ căn dặn:
- Tóm lại, phàm việc gì cũng nên thận trọng.
Ngay tối hôm đó, Chân Kim đã đến gặp và thuyết phục cha mình Hốt Tất Liệt hạ chỉ ban hôn ước cho Dharma, cho phép Dharma cưới hai người vợ, Công chúa Mông Cổ Bối Đan và cô gái người Tạng – Jumodaban. Mùa xuân năm Dharma mười sáu tuổi, đèn hoa chăng kết rực rỡ khắp phủ Đế sư, khách khứa tấp nập, tiệc tùng náo nhiệt. Tất cả các vương qia, quý tộc của Đại Đô đều đến chúc mừng, phủ Đế sư nô nức đón khách.
Hôm đó, trung tâm sự chú ý là chú rể Dharma trong bộ lễ phục trang trọng. Tôi ẩn mình trên xà ngang, ngắm nhìn con trai không chán mắt. Thằng bé khôi ngô, tuấn tú, gương mặt xinh đẹp như con gái, có điều nó gầy guộc và thấp bé hơn Kháp Na. Bối Đan vận lễ phục cô dâu kiểu truyền thống Mông Cổ, đứng bên Dharma, trông cao hơn cả chú rể. Bối Đan năm nay hai mươi tuổi, thân hình chắc nịch, mặt tròn, mắt nhỏ, giống hệt Mukaton thời trẻ.
Ngày thành hôn là lần đầu tiên Dharma và Bối Đan gặp nhau, cả hai nhìn nhau chớp nhoáng rồi lập tức quay mặt đi. Bối Đan dành nhiều thiện cảm cho Dharma hơn là tình cảm thằng bé dành cho vị hôn thê của mình, vì chốc chốc cô bé lại liếc nhìn trộm Dharma. Dharma cử hành hôn lễ với Bối Đan theo nghi thức Mông Cổ rồi cử hành hôn lễ với Jumodaban theo nghi thức của người Tạng. Tuy hai người vợ có thân phận, địa vị khác nhau, Bối Đan là vợ cả, Jumodaban là vợ lẽ nhưng Dharma nghiêng nhiều về phía Jumodaban hơn. Đêm tân hôn, Dharma ở lại với Jumodaban, để Bối Đan một mình cô lẻ.
Mấy tháng sau đám cưới, Dharma không hề bước chân vào phòng Bối Đan dù chỉ một lần, điều đó khiến Bối Đan bực tức. Bối Đan nhiều lần cho người đến mời, nhưng đều bị Jumodaban ngăn cản. Cuộc tranh chấp giữa hai người vợ của Dharma là không tránh khỏi. Nhưng đúng lúc nó trở thành nỗi phiền muộn trong lòng Dharma thì tin vui đột ngột được truyền đi: Jumodaban đã mang thai!
Tôi náu mình trên chạc cây, niệm chú cho chiếc túi thần kỳ cất giấu hai báu vật của đời tôi là ngọc Linh hồn và vòng tay hình hoa sen hiện ra. Tôi lấy viên ngọc Linh hồn, vuốt ve âu yếm, hướng mắt về phía tây nam, nở nụ cười hạnh phúc:
- Lâu Cát, Kháp Na, Sakya có người nối dõi rồi!
Kháp Na sắp lên chức ông nội! Tôi hôn lên viên ngọc:
- Dharma còn rất trẻ, ngày sau nhất định sẽ sinh thêm nhiều con cháu nữa cho phái Sakya, hai người hãy yên lòng, em sẽ chăm sóc cho thằng bé.
Tuy tôi rất đỗi phấn chấn vì phái Sakya sắp có người nối dõi nhưng chuyện nhà của Dharma cũng khiến tôi đau đầu nhức óc. Bối Đan yêu cầu Dharma không được gần gũi với Jumodaban vì lý do Jumodaban vừa mang thai. Tục lệ của các gia đình quyền quý là như vậy, khi người vợ mang thai thì người chồng không được gần gũi vợ cho đến sau khi cô ấy sinh nở. Người vợ, vì thế phải chủ động kén chọn vợ lẽ cho chồng. Bởi vậy, yêu cầu của Bối Đan là chính đáng. Nhưng mỗi lần Dharma đến phòng của Bối Đan thì Jumodaban lại lên cơn đau bụng một cách rất trùng hợp, nào là viện cớ thấy trong người khó chịu, nào là đứa bé trong bụng nhớ cha,... chỉ cho Dharma ở lại trong phòng của Bối Đan một lúc là phải lập tức rời khỏi đó, để rồi cả đêm không trở lại nữa.
Bối Đan tức giận, lên tiếng thóa mạ, chửi đổng, Jumodaban ngày càng gầy yếu, thường xuyên phải mời thầy thuốc bắt mạch, kê đơn nên Dharma càng ngày càng xa lánh Bối Đan.
Tôi muốn lựa lời khuyên can nhưng không biết khuyên ai, không biết phải khuyên thế nào. Tôi hiểu Jumodaban, từ nhỏ con bé và Dharma đã gắn bó khắng khít, cùng nhau khôn lớn, cùng trải qua sóng gió, hoạn nạn. Tình cảm sắt son, thanh mai trúc mã ấy, làm sao một cô công chúa ngoại tộc có thể xen vào được? Nếu tôi là con bé, tôi cũng không thể chấp nhận chồng mình đến phòng của người phụ nữ khác. Sự hẹp hòi, ích kỷ đàn bà ấy đều xuất phát từ chỗ con bé yêu thương Dharma sâu đậm. Còn Bối Đan, con bé hơn Dharma bốn tuổi, cũng rất nóng lòng muốn sinh con. Dharma lại dịu dàng, nho nhã, điển trai như vậy, Bối Đan sao có thể không yêu cho được? Khúc mắc giữa ba người cứ rối như canh hẹ, chẳng thể tháo gỡ.
Mùa xuân năm thứ hai, Jumodaban sinh hạ một cậu con trai. Đế sư trẻ tuổi Dharma vui mừng khôn xiết, đặt tên thằng bé là Devapala.
Mấy năm sau đó, Dharma bận rộn với trọng trách của một đế sư trong triều đình Hốt Tất Liệt, tổ chức các buổi lễ quán đỉnh cầu phúc cho hoàng thất nhà Nguyên và các ngày hội Phật giáo khác. Bên cạnh đó, hằng ngày, Dharma vẫn đều đặn theo học Phật pháp nơi đại sư Dampa trong chùa Đại Hộ Quốc Nhân Vương.
Drakpa Odzer từ Giang Nam trở về, bẩm báo rằng, Dani đã thọ giới tại một ngôi đền Lạt Ma ở Hàng Châu, cậu ta được một số đệ tử Sakya chăm sóc. Dani sống khép mình, không ai biết về thân thế thực sự của cậu ta.
Còn trong triều đình Hốt Tất Liệt, kể từ khi Nhà vua cho phép Chân Kim nắm quyền, sức ảnh hưởng của Thái tử ngày càng tăng cao. Sau cái chết của Ahama, khát vọng chấp chính của Chân Kim ngày càng mãnh liệt. Cậu ta đề xướng trị quốc theo đường lối của Nho giáo, đưa các cận thần người Hán của mình vào Trung thư tỉnh, phát triển Quốc tử giám, thuyết phục các quý tộc Mông Cổ học tập văn hóa của người Hán. Với nỗ lực không mệt mỏi của Chân Kim, vương triều của Hốt Tất Liệt, trong một phạm vi nhỏ, đã xuất hiện mô hình trị quốc theo đường lối của Nho giao đúng như sự trông đợi của người Hán.
Nhưng thực hiện đường lối cai trị theo Nho giáo đồng nghĩa với việc phải giảm sưu thuế, giảm quân dịch. Mà điều này thì hoàn toàn đi ngược với tham vọng vơ vét của cải của Hốt Tất Liệt. Vì vậy, càng ngày Hốt Tất Liệt càng xét nét những việc làm của Chân Kim. Sự bất đồng chính kiến về đường lối chính trị khiến cho tình cha con vốn rất khăng khít giữa họ ngày một rạn nứt. Năm Dharma mười tám tuổi, Hốt Tất Liệt tiến hành cải tổ Trung thư tỉnh, điều động toàn bộ cận thần của Chân Kim đi nơi khác, kể từ đây, mâu thuẫn giữa hai cha con họ càng trở nên sâu sắc. Đối với một người không hề nắm trong tay thực quyền như Chân Kim, hoàn cảnh của cậu ta mỗi lúc một nguy hiểm.
Chuyện nhà của Dharma cũng không mấy yên ổn. Bối Đan và Jumodaban càng lúc càng ghét nhau ra mặt. Bối Đan cậy mình thân phận cao quý hơn Jumodaban, Jumodaban ỷ mình sinh được con trai, được chồng yêu chiều nên cách phục trang, hành xử ngày càng lấn lướt quyền hành của người vợ cả. Vậy là xảy ra tranh cãi liên miên khiến Dharma mệt mỏi không yên.
Tôi cũng muốn khuyên can nhưng có câu “việc quan dễ lo, việc nhà khó vẹn”, huống hồ tôi đã mất gần hết linh khí, lại không thể mở lời trò chuyện, đành nhắm mắt làm ngơ trước cảnh nhà um xùm, ầm ĩ của Dharma. Tôi vốn cho rằng, phụ nữ ghen tuông một chút cũng không sao. Vả lại, bọn chúng còn trẻ, qua vài năm nữa, khi chúng đã trưởng thành và chín chắn hơn, những cuộc cãi vã như thế sẽ tự khắc mất đi. Nhưng tôi đâu ngờ rằng, chính những tỵ hiềm nhỏ nhoi ấy đã nuôi lớn mầm họa sau này, khiến tôi, suốt mấy trăm năm sau, mỗi khi nhớ lại chuyện cũ, vẫn khôn nguôi day dứt, ân hận.
Đầu thu năm 1285, Hốt Tất Liệt lệnh cho Dharma, khi ấy đã mười tám tuổi, trở về Sakya, tiếp tục củng cố chính quyền, thống nhất đất Tạng và chuẩn bị cho kế hoạch thiết lập nha Tuyên úy Wusi. Jumodaban đòi đi cùng Dharma, Bối Đan cũng viện cớ muốn về thăm quê chồng. Vì không muốn hai người vợ xảy ra tranh cãi, hơn nữa Deva còn nhỏ, Dharma quyết định không đưa ai đi cùng.
Trước lúc lên đường, tôi đến từ biệt Chân Kim. Tôi vô cùng sững sốt khi bắt gặp gương mặt tiều tụy và hoảng sợ của Chân Kim. Cậu ta gầy rộc đi, không còn nét hào hoa, đường bệ khi xưa nữa. Tôi hốt hoảng:
- Chân Kim, đã xảy ra chuyện gì?
Cậu ta đưa mắt dò xét xung quanh như thể sắp có quân địch ập tới. Sau khi xác định chắc chắn không có kẻ nào nghe lén, cậu ta mới thì thào với tôi trong nỗi sợ nơm nớp:
- Nghe nói, mấy hôm trước có đại thần người Hán nào đó dâng mật tấu, viết rằng, Bệ hạ tuổi đã cao nên nhường ngôi cho Hoàng thái tử.
- Sao kia? – Tôi thất kinh, lập tức nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự việc. – Kẻ nào to gán dám dâng tấu chương hỗn xược như vậy? Hắn muốn hãm hại cậu ư?
Chân Kim tỏ ra vô cùng hoan hỉ, cười vang hào sảng, vẻ mặt rạng rỡ, bộ râu quai nón rung rung theo tiếng cười:
- Tiểu Lam ơi, có phải em đang lo lắng cho ta không? Đây là lần đầu tiên em quan tâm đến ta như vậy.
Cậu ta tung tôi lên không trung khiến tôi thót tim, còn cậu ta thì bật cười giòn giã, vỗ binh binh vào vòm ngực rắn chắc:
- Em đừng lo, ta đã bốn mươi tuổi, mấy tên gian thần tặc tử ấy chẳng thể gây khó dễ cho ta.
Nhưng lòng tôi vẫn canh cánh không yên. Chân Kim dường như đã quá lạc quan, có thể cậu ta không sợ mấy tên gian thần kia nhưng trở ngại lớn nhất của cậu ta lại là người đứng đằng sau chỉ huy, nâng đỡ cho bọn chúng lộng hành – Hốt Tất Liệt. Nhưng đó là chuyện riêng của hai cha con họ, tôi không tiện can thiệp, chỉ căn dặn:
- Tóm lại, phàm việc gì cũng nên thận trọng.
Ngay tối hôm đó, Chân Kim đã đến gặp và thuyết phục cha mình Hốt Tất Liệt hạ chỉ ban hôn ước cho Dharma, cho phép Dharma cưới hai người vợ, Công chúa Mông Cổ Bối Đan và cô gái người Tạng – Jumodaban. Mùa xuân năm Dharma mười sáu tuổi, đèn hoa chăng kết rực rỡ khắp phủ Đế sư, khách khứa tấp nập, tiệc tùng náo nhiệt. Tất cả các vương qia, quý tộc của Đại Đô đều đến chúc mừng, phủ Đế sư nô nức đón khách.
Hôm đó, trung tâm sự chú ý là chú rể Dharma trong bộ lễ phục trang trọng. Tôi ẩn mình trên xà ngang, ngắm nhìn con trai không chán mắt. Thằng bé khôi ngô, tuấn tú, gương mặt xinh đẹp như con gái, có điều nó gầy guộc và thấp bé hơn Kháp Na. Bối Đan vận lễ phục cô dâu kiểu truyền thống Mông Cổ, đứng bên Dharma, trông cao hơn cả chú rể. Bối Đan năm nay hai mươi tuổi, thân hình chắc nịch, mặt tròn, mắt nhỏ, giống hệt Mukaton thời trẻ.
Ngày thành hôn là lần đầu tiên Dharma và Bối Đan gặp nhau, cả hai nhìn nhau chớp nhoáng rồi lập tức quay mặt đi. Bối Đan dành nhiều thiện cảm cho Dharma hơn là tình cảm thằng bé dành cho vị hôn thê của mình, vì chốc chốc cô bé lại liếc nhìn trộm Dharma. Dharma cử hành hôn lễ với Bối Đan theo nghi thức Mông Cổ rồi cử hành hôn lễ với Jumodaban theo nghi thức của người Tạng. Tuy hai người vợ có thân phận, địa vị khác nhau, Bối Đan là vợ cả, Jumodaban là vợ lẽ nhưng Dharma nghiêng nhiều về phía Jumodaban hơn. Đêm tân hôn, Dharma ở lại với Jumodaban, để Bối Đan một mình cô lẻ.
Mấy tháng sau đám cưới, Dharma không hề bước chân vào phòng Bối Đan dù chỉ một lần, điều đó khiến Bối Đan bực tức. Bối Đan nhiều lần cho người đến mời, nhưng đều bị Jumodaban ngăn cản. Cuộc tranh chấp giữa hai người vợ của Dharma là không tránh khỏi. Nhưng đúng lúc nó trở thành nỗi phiền muộn trong lòng Dharma thì tin vui đột ngột được truyền đi: Jumodaban đã mang thai!
Tôi náu mình trên chạc cây, niệm chú cho chiếc túi thần kỳ cất giấu hai báu vật của đời tôi là ngọc Linh hồn và vòng tay hình hoa sen hiện ra. Tôi lấy viên ngọc Linh hồn, vuốt ve âu yếm, hướng mắt về phía tây nam, nở nụ cười hạnh phúc:
- Lâu Cát, Kháp Na, Sakya có người nối dõi rồi!
Kháp Na sắp lên chức ông nội! Tôi hôn lên viên ngọc:
- Dharma còn rất trẻ, ngày sau nhất định sẽ sinh thêm nhiều con cháu nữa cho phái Sakya, hai người hãy yên lòng, em sẽ chăm sóc cho thằng bé.
Tuy tôi rất đỗi phấn chấn vì phái Sakya sắp có người nối dõi nhưng chuyện nhà của Dharma cũng khiến tôi đau đầu nhức óc. Bối Đan yêu cầu Dharma không được gần gũi với Jumodaban vì lý do Jumodaban vừa mang thai. Tục lệ của các gia đình quyền quý là như vậy, khi người vợ mang thai thì người chồng không được gần gũi vợ cho đến sau khi cô ấy sinh nở. Người vợ, vì thế phải chủ động kén chọn vợ lẽ cho chồng. Bởi vậy, yêu cầu của Bối Đan là chính đáng. Nhưng mỗi lần Dharma đến phòng của Bối Đan thì Jumodaban lại lên cơn đau bụng một cách rất trùng hợp, nào là viện cớ thấy trong người khó chịu, nào là đứa bé trong bụng nhớ cha,... chỉ cho Dharma ở lại trong phòng của Bối Đan một lúc là phải lập tức rời khỏi đó, để rồi cả đêm không trở lại nữa.
Bối Đan tức giận, lên tiếng thóa mạ, chửi đổng, Jumodaban ngày càng gầy yếu, thường xuyên phải mời thầy thuốc bắt mạch, kê đơn nên Dharma càng ngày càng xa lánh Bối Đan.
Tôi muốn lựa lời khuyên can nhưng không biết khuyên ai, không biết phải khuyên thế nào. Tôi hiểu Jumodaban, từ nhỏ con bé và Dharma đã gắn bó khắng khít, cùng nhau khôn lớn, cùng trải qua sóng gió, hoạn nạn. Tình cảm sắt son, thanh mai trúc mã ấy, làm sao một cô công chúa ngoại tộc có thể xen vào được? Nếu tôi là con bé, tôi cũng không thể chấp nhận chồng mình đến phòng của người phụ nữ khác. Sự hẹp hòi, ích kỷ đàn bà ấy đều xuất phát từ chỗ con bé yêu thương Dharma sâu đậm. Còn Bối Đan, con bé hơn Dharma bốn tuổi, cũng rất nóng lòng muốn sinh con. Dharma lại dịu dàng, nho nhã, điển trai như vậy, Bối Đan sao có thể không yêu cho được? Khúc mắc giữa ba người cứ rối như canh hẹ, chẳng thể tháo gỡ.
Mùa xuân năm thứ hai, Jumodaban sinh hạ một cậu con trai. Đế sư trẻ tuổi Dharma vui mừng khôn xiết, đặt tên thằng bé là Devapala.
Mấy năm sau đó, Dharma bận rộn với trọng trách của một đế sư trong triều đình Hốt Tất Liệt, tổ chức các buổi lễ quán đỉnh cầu phúc cho hoàng thất nhà Nguyên và các ngày hội Phật giáo khác. Bên cạnh đó, hằng ngày, Dharma vẫn đều đặn theo học Phật pháp nơi đại sư Dampa trong chùa Đại Hộ Quốc Nhân Vương.
Drakpa Odzer từ Giang Nam trở về, bẩm báo rằng, Dani đã thọ giới tại một ngôi đền Lạt Ma ở Hàng Châu, cậu ta được một số đệ tử Sakya chăm sóc. Dani sống khép mình, không ai biết về thân thế thực sự của cậu ta.
Còn trong triều đình Hốt Tất Liệt, kể từ khi Nhà vua cho phép Chân Kim nắm quyền, sức ảnh hưởng của Thái tử ngày càng tăng cao. Sau cái chết của Ahama, khát vọng chấp chính của Chân Kim ngày càng mãnh liệt. Cậu ta đề xướng trị quốc theo đường lối của Nho giáo, đưa các cận thần người Hán của mình vào Trung thư tỉnh, phát triển Quốc tử giám, thuyết phục các quý tộc Mông Cổ học tập văn hóa của người Hán. Với nỗ lực không mệt mỏi của Chân Kim, vương triều của Hốt Tất Liệt, trong một phạm vi nhỏ, đã xuất hiện mô hình trị quốc theo đường lối của Nho giao đúng như sự trông đợi của người Hán.
Nhưng thực hiện đường lối cai trị theo Nho giáo đồng nghĩa với việc phải giảm sưu thuế, giảm quân dịch. Mà điều này thì hoàn toàn đi ngược với tham vọng vơ vét của cải của Hốt Tất Liệt. Vì vậy, càng ngày Hốt Tất Liệt càng xét nét những việc làm của Chân Kim. Sự bất đồng chính kiến về đường lối chính trị khiến cho tình cha con vốn rất khăng khít giữa họ ngày một rạn nứt. Năm Dharma mười tám tuổi, Hốt Tất Liệt tiến hành cải tổ Trung thư tỉnh, điều động toàn bộ cận thần của Chân Kim đi nơi khác, kể từ đây, mâu thuẫn giữa hai cha con họ càng trở nên sâu sắc. Đối với một người không hề nắm trong tay thực quyền như Chân Kim, hoàn cảnh của cậu ta mỗi lúc một nguy hiểm.
Chuyện nhà của Dharma cũng không mấy yên ổn. Bối Đan và Jumodaban càng lúc càng ghét nhau ra mặt. Bối Đan cậy mình thân phận cao quý hơn Jumodaban, Jumodaban ỷ mình sinh được con trai, được chồng yêu chiều nên cách phục trang, hành xử ngày càng lấn lướt quyền hành của người vợ cả. Vậy là xảy ra tranh cãi liên miên khiến Dharma mệt mỏi không yên.
Tôi cũng muốn khuyên can nhưng có câu “việc quan dễ lo, việc nhà khó vẹn”, huống hồ tôi đã mất gần hết linh khí, lại không thể mở lời trò chuyện, đành nhắm mắt làm ngơ trước cảnh nhà um xùm, ầm ĩ của Dharma. Tôi vốn cho rằng, phụ nữ ghen tuông một chút cũng không sao. Vả lại, bọn chúng còn trẻ, qua vài năm nữa, khi chúng đã trưởng thành và chín chắn hơn, những cuộc cãi vã như thế sẽ tự khắc mất đi. Nhưng tôi đâu ngờ rằng, chính những tỵ hiềm nhỏ nhoi ấy đã nuôi lớn mầm họa sau này, khiến tôi, suốt mấy trăm năm sau, mỗi khi nhớ lại chuyện cũ, vẫn khôn nguôi day dứt, ân hận.
Đầu thu năm 1285, Hốt Tất Liệt lệnh cho Dharma, khi ấy đã mười tám tuổi, trở về Sakya, tiếp tục củng cố chính quyền, thống nhất đất Tạng và chuẩn bị cho kế hoạch thiết lập nha Tuyên úy Wusi. Jumodaban đòi đi cùng Dharma, Bối Đan cũng viện cớ muốn về thăm quê chồng. Vì không muốn hai người vợ xảy ra tranh cãi, hơn nữa Deva còn nhỏ, Dharma quyết định không đưa ai đi cùng.
Trước lúc lên đường, tôi đến từ biệt Chân Kim. Tôi vô cùng sững sốt khi bắt gặp gương mặt tiều tụy và hoảng sợ của Chân Kim. Cậu ta gầy rộc đi, không còn nét hào hoa, đường bệ khi xưa nữa. Tôi hốt hoảng:
- Chân Kim, đã xảy ra chuyện gì?
Cậu ta đưa mắt dò xét xung quanh như thể sắp có quân địch ập tới. Sau khi xác định chắc chắn không có kẻ nào nghe lén, cậu ta mới thì thào với tôi trong nỗi sợ nơm nớp:
- Nghe nói, mấy hôm trước có đại thần người Hán nào đó dâng mật tấu, viết rằng, Bệ hạ tuổi đã cao nên nhường ngôi cho Hoàng thái tử.
- Sao kia? – Tôi thất kinh, lập tức nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự việc. – Kẻ nào to gán dám dâng tấu chương hỗn xược như vậy? Hắn muốn hãm hại cậu ư?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook