Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
-
Quyển 5 - Chương 79
Tôi áp viên ngọc vào ngực mình, nước mắt tuôi trào. Ánh sáng dịu dàng tỏa ra từ viên ngọc quấn quýt lấy tôi, như đang khe khẽ an ủi. Tôi đặt một nụ hôn nhẹ nhàng lên viên ngọc:
- Lâu Cát, Kháp Na, em sẽ chờ hai người, đời đời kiếp kiếp.
Giờ đây, khi mọi việc đã hoàn tất, ngoài con trai, tôi chẳng còn gì vướng bận. Nhưng bi kịch thay, tôi không thể tiếp tục duy trì hình hài con người để ở bên che chở cho thằng bé. Sau khi suy xét kĩ càng, tôi quyết định giấu Dharma. Ngay từ lúc chào đời, mọi người đều nói với thằng bé rằng, thân phận của nó rất mực cao quý, cha nó là Bạch Lan Vương, mẹ là con gái của Vạn hộ hầu Shalu, tiền đồ của nó vô cùng rộng mở, sáng láng. Làm sao nó có thể chấp nhận một người mẹ là yêu tinh như tôi? Thôi thì, hãy để quá khứ tan theo Bát Tư Ba.
Nghĩ vậy nên khi không gắng gượng thêm được nữa, tôi đã đội khăn trùm kín đầu, gọi Dharma lại, nén lòng nói với con:
- Dharma, dì Lam phải rời khỏi Sakya.
Dharma sững sốt, nắm chặt lấy tay tôi, giọng nói khàn khàn của lứa tuổi dậy thì vang lên:
- Dì Lam, dì định đi đâu?
Thằng bé giống Kháp Na như đúc, lòng tôi nghẹn đắng, bàn tay run run vuốt ve mái tóc dài, đen bóng của nó.
- Dì có việc phải đi, không thể ở lại chăm sóc cho con được nữa. Con hãy giữ gìn sức khỏe, sống thật vui vẻ và thực hiện di nguyện của bác cả con, phát triển giáo phái Sakya thật lớn mạnh, duy trì sự ổn định và thống nhất của đất Tạng.
- Dì đừng rời xa con. – Thằng bé sà vào lòng tôi, vòng tay qua eo tôi, siết chặt, giọng nói nghẹn ngào, nức nở. – Con vừa chào đời đã mồ côi cha mẹ, cô chú nuôi nấng con từ nhỏ cũng đã qua đời, người bác đôn hậu lúc nào cũng chăm lo, dạy dỗ con cũng đã viên tịch. Nếu bây giờ dì cũng bỏ con mà đi, con sẽ chẳng còn người thân nào cả!
Tôi ôm riết thân hình gầy gò của thằng bé, nước mắt tuôn rơi nhưng vẫn gượng cười:
- Ai bảo vậy, con vẫn còn người chị họ thân thiết kia mà. Dharma, bác cả con đã nhận lời kết làm thông gia với Vương gia Mông Cổ Khởi Tất Thiếp Mộc Nhi ở Lương Châu, con gái ngài ấy tên là Bối Đan. Trước khi qua đời, Vương Khởi Tất đã đưa Bối Đan đến Đại Đô, chờ ngày con đến đó, làm lễ thành thân với cô ấy.
Dharma tỏ ra bối rối, thằng bé rời tôi ra, cúi đầu lí nhí:
- Dì ơi, con nhất định phải cưới cô ấy ư? Con chưa gặp cô ấy bao giờ, cô ấy là người Mông Cổ, còn con là người Tạng, làm sao chung sống với nhau được?
Tôi thở dài:
- Ta biết chứ, nhưng đó là quyết định của bác cả con, kết hôn với công chúa Mông Cổ sẽ có lợi cho giáo phái Sakya, con không thể từ chối.
Thấy thằng bé phụng phịu, giận dỗi, tôi dịu dàng an ủi:
- Dì biết con mong muốn điều gì. Sau này khôn lớn, dì cho phép con cưới Jumodaban làm vợ.
Thằng bé phấn khích ngẩng đầu lên:
- Dì ơi, thật chứ ạ? Con có thể lấy chị họ ư?
Thấy con sung sướng như vậy, tôi cũng vui lây. Dù nó không thể chối bỏ cuộc hôn nhân chính trị đó, nhưng chí ít, nó cũng được lấy người nó yêu thương, không bi kịch như Kháp Na trước kia. Chỉ hiềm nổi, hai người vợ với thân phân khác nhau, một người là công chúa Mông Cổ, một người là con gái của kẻ phạm tội, ngày sau ắt sẽ có sóng gió. Nhưng những chuyện sau này, tôi chẳng thể giúp thằng bé.
Sức khỏe của tôi đang yếu dần, tôi hiểu rằng, đã đến lúc phải ra đi nên vội vã căn dặn:
- Còn một chuyện nữa con phải ghi nhớ. Bác cả của con từng nuôi dưỡng một tiểu hồ ly màu lam rất xinh đẹp và thông minh, mấy năm trước tiểu hồ ly này đột nhiên biến mất. Bác cả con rất cưng chiều tiểu hồ ly này nhưng đến nay vẫn không tìm thấy nó. Nếu con tìm được, hãy giữ nó ở bên mình, đưa nó đến Trung Nguyên cùng con.
Tôi ngừng lại một lát, để cơn đau trong lồng ngực nguôi bớt, mới tiếp tục:
- Tên của tiểu hồ ly đó là Lam Kha Mai Đóa, con cứ gọi nó là Tiểu Lam cũng được.
Thằng bé trịnh trọng gật đầu. Tôi kéo con vào lòng, hôn lên đỉnh đầu nó.
- Dì sẽ rất nhớ con, khi nào xong việc, dì sẽ đến tìm con.
Chiều hôm đó, tôi đội ô rời khỏi Sakya. Buổi tối, Dharma tìm thấy tiểu hồ ly màu lam trước cửa nơi ở của Bát Tư Ba. Thằng bé ôm tiểu hồ ly lên, reo hò hoan hỉ:
- Ngươi là Tiểu Lam phải không? Sau này hãy ở bên ta nhé!
Tiểu hồ ly gật đầu, dụi đầu vào ngực thằng bé. Hồ ly không dám cất tiếng vì không muốn thằng bé nhận ra giọng nói của mình.
Ngày Bát Tư Ba viên tịch, Sangtrum đã tìm cách nhanh nhất truyền tin đến Đại Đô. Tháng 11 năm 1281, một năm sau khi Bát Tư Ba qua đời, ý chỉ của Hốt Tất Liệt mới đến được Sakya. Hay tin quốc sư qua đời khi tuổi mới ngoại tứ tuần, Hốt Tất Liệt vô cùng sững sốt và đau buồn. Nhà vua lệnh cho Dharma đưa tro cốt của Bát Tư Ba về Đại Đô an táng, đồng thời kế nhiệm chức vị đế sư triều Nguyên.
Trong thánh chỉ ban xuống, Hốt Tất Liệt đã phong tặng danh hiệu cho Bát Tư Ba là: “ Hoàng thiên chi hạ, nhất nhân chi thượng, khai giáo tuyên văn phụ trị, đại thánh trí đức, phổ giác chân trí, hộ quốc như ý, đại bảo pháp vương, Tây Thiên Phật tử, Đại Nguyên đế sư Pandita.” [1]
Mười bốn tuổi, với tư cách pháp vương mới nhậm chức của phái Sakya, Dharma lên đường đến vùng đất Trung Nguyên xa xôi, cùng với người chị họ và tiểu hồ ly. Sau một năm trời gian khổ, ngày 25 tháng 12 năm 1282, tức năm Chí Nguyên thứ mười chín, Dharma đặt chân đến đất Đại Đô phồn hoa đô hội, khi ấy thằng bé mới mười lăm tuổi. Hốt Tất Liệt tổ chức nghi lễ nghênh đón tro cốt của Bát Tư Ba rất mực long trọng, sau đó trao ngọc ấn và quyền thống lĩnh tôn giáo cả nước cho đế sư Dharmapala mới kế nghiệm.
~.~.~.~.~.~
Tôi áp chặt viên ngọc Linh hồn vào ngực mình, hít thở sâu nhiều lần để lấy lại bình tĩnh, tiếp tục câu chuyện:
- Khi tro cốt của Bát Tư Ba được đưa đến Đại Đô, Hốt Tất Liệt đã lệnh cho Anigo xây một tháp Xá Lợi đẹp không gì sánh bằng cho đế sư của mình trong chùa Đại Hộ Quốc Nhân Vương. Các đời đế sư sau đó đều ra sức cải tạo tu sửa mái vàng của tòa linh tháp ấy. Nguyên Nhân Tông ban chiếu chỉ, lệnh cho các địa phương trong cả nước đúc tượng thờ Bát Tư Ba, giống hệt tượng thờ Khổng Tử trong truyền thống của người Hán.
- Nếu không ra đi quá sớm, Bát Tư Ba chắc chắn sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa.
Chàng trai trẻ suy nghĩ mông lung rồi thở dài, lắc đầu:
- Giá như có thể bảo tồn tòa tháp Xá Lợi của Bát Tư Ba đến bây giờ thì tốt biết bao. Tiếc thay, trong lịch sử Trung Quốc, mỗi lần thay vua đổi chúa, di tích lịch sử của đời vua trước đều không được lưu giữ trọn vẹn. Ngôi chùa hoàng gia bề thế ấy cũng không thoát khỏi số phận hẩm hiu khi cuộc chiến tranh giữa nhà Minh và triều Nguyên diễn ra.
Tôi nghiêng đầu ho khan vài tiếng, lấy hơi, tiếp tục kể:
- Cuối đời nhà Nguyên, chùa Đại Hộ Quốc Nhân Vương, tháp Xá Lợi Bát Tư Ba và cả tháp Xá Lợi của Dharma đều bị hủy hoại. Đến nay, chỉ còn lại bảo tọa kim cang của tòa tháp Xá Lợi của Bát Tư Ba. Trên thân tháp vẫn còn nguyên toàn văn bức thư chúc Tết tựa đề “Lời chúc cát tường” mà Bát Tư Ba gửi cho Hốt Tất Liệt nhân dịp năm mới 1262. Bức thư này đã được khắc nổi trên thân bảo tọa kim cang. Về sau, vào thời Vua Thành Hóa, nhà Minh, người ta đã xây dựng một ngôi chùa có tên chùa Ngũ Tháp trên di chỉ ngôi chùa Đại Hộ Quốc Nhân Vương năm xưa. Đó chính là ngôi chùa Ngũ Tháp bên bờ sông Cao Lương, ngoài cổng Tây Trực, thành phố Bắc Kinh ngày nay.
=== ====== ====== ====== ====== ====== ===
[1] Ý nghĩa của danh hiệu này đại thể như sau: Hốt Tất Liệt ca ngợi công đức to lớn của Bát Tư Ba trong việc hoằng dương Phật giáo, phát triển văn hóa, trợ giúp nhà vua trị quốc, ngài là bậc trí giả thông tuệ, một Phật tử thành tín, một pháp vương lỗi lạc, một bậc đế sư đại đức của triều đình nhà Nguyên. (DG)
- Lâu Cát, Kháp Na, em sẽ chờ hai người, đời đời kiếp kiếp.
Giờ đây, khi mọi việc đã hoàn tất, ngoài con trai, tôi chẳng còn gì vướng bận. Nhưng bi kịch thay, tôi không thể tiếp tục duy trì hình hài con người để ở bên che chở cho thằng bé. Sau khi suy xét kĩ càng, tôi quyết định giấu Dharma. Ngay từ lúc chào đời, mọi người đều nói với thằng bé rằng, thân phận của nó rất mực cao quý, cha nó là Bạch Lan Vương, mẹ là con gái của Vạn hộ hầu Shalu, tiền đồ của nó vô cùng rộng mở, sáng láng. Làm sao nó có thể chấp nhận một người mẹ là yêu tinh như tôi? Thôi thì, hãy để quá khứ tan theo Bát Tư Ba.
Nghĩ vậy nên khi không gắng gượng thêm được nữa, tôi đã đội khăn trùm kín đầu, gọi Dharma lại, nén lòng nói với con:
- Dharma, dì Lam phải rời khỏi Sakya.
Dharma sững sốt, nắm chặt lấy tay tôi, giọng nói khàn khàn của lứa tuổi dậy thì vang lên:
- Dì Lam, dì định đi đâu?
Thằng bé giống Kháp Na như đúc, lòng tôi nghẹn đắng, bàn tay run run vuốt ve mái tóc dài, đen bóng của nó.
- Dì có việc phải đi, không thể ở lại chăm sóc cho con được nữa. Con hãy giữ gìn sức khỏe, sống thật vui vẻ và thực hiện di nguyện của bác cả con, phát triển giáo phái Sakya thật lớn mạnh, duy trì sự ổn định và thống nhất của đất Tạng.
- Dì đừng rời xa con. – Thằng bé sà vào lòng tôi, vòng tay qua eo tôi, siết chặt, giọng nói nghẹn ngào, nức nở. – Con vừa chào đời đã mồ côi cha mẹ, cô chú nuôi nấng con từ nhỏ cũng đã qua đời, người bác đôn hậu lúc nào cũng chăm lo, dạy dỗ con cũng đã viên tịch. Nếu bây giờ dì cũng bỏ con mà đi, con sẽ chẳng còn người thân nào cả!
Tôi ôm riết thân hình gầy gò của thằng bé, nước mắt tuôn rơi nhưng vẫn gượng cười:
- Ai bảo vậy, con vẫn còn người chị họ thân thiết kia mà. Dharma, bác cả con đã nhận lời kết làm thông gia với Vương gia Mông Cổ Khởi Tất Thiếp Mộc Nhi ở Lương Châu, con gái ngài ấy tên là Bối Đan. Trước khi qua đời, Vương Khởi Tất đã đưa Bối Đan đến Đại Đô, chờ ngày con đến đó, làm lễ thành thân với cô ấy.
Dharma tỏ ra bối rối, thằng bé rời tôi ra, cúi đầu lí nhí:
- Dì ơi, con nhất định phải cưới cô ấy ư? Con chưa gặp cô ấy bao giờ, cô ấy là người Mông Cổ, còn con là người Tạng, làm sao chung sống với nhau được?
Tôi thở dài:
- Ta biết chứ, nhưng đó là quyết định của bác cả con, kết hôn với công chúa Mông Cổ sẽ có lợi cho giáo phái Sakya, con không thể từ chối.
Thấy thằng bé phụng phịu, giận dỗi, tôi dịu dàng an ủi:
- Dì biết con mong muốn điều gì. Sau này khôn lớn, dì cho phép con cưới Jumodaban làm vợ.
Thằng bé phấn khích ngẩng đầu lên:
- Dì ơi, thật chứ ạ? Con có thể lấy chị họ ư?
Thấy con sung sướng như vậy, tôi cũng vui lây. Dù nó không thể chối bỏ cuộc hôn nhân chính trị đó, nhưng chí ít, nó cũng được lấy người nó yêu thương, không bi kịch như Kháp Na trước kia. Chỉ hiềm nổi, hai người vợ với thân phân khác nhau, một người là công chúa Mông Cổ, một người là con gái của kẻ phạm tội, ngày sau ắt sẽ có sóng gió. Nhưng những chuyện sau này, tôi chẳng thể giúp thằng bé.
Sức khỏe của tôi đang yếu dần, tôi hiểu rằng, đã đến lúc phải ra đi nên vội vã căn dặn:
- Còn một chuyện nữa con phải ghi nhớ. Bác cả của con từng nuôi dưỡng một tiểu hồ ly màu lam rất xinh đẹp và thông minh, mấy năm trước tiểu hồ ly này đột nhiên biến mất. Bác cả con rất cưng chiều tiểu hồ ly này nhưng đến nay vẫn không tìm thấy nó. Nếu con tìm được, hãy giữ nó ở bên mình, đưa nó đến Trung Nguyên cùng con.
Tôi ngừng lại một lát, để cơn đau trong lồng ngực nguôi bớt, mới tiếp tục:
- Tên của tiểu hồ ly đó là Lam Kha Mai Đóa, con cứ gọi nó là Tiểu Lam cũng được.
Thằng bé trịnh trọng gật đầu. Tôi kéo con vào lòng, hôn lên đỉnh đầu nó.
- Dì sẽ rất nhớ con, khi nào xong việc, dì sẽ đến tìm con.
Chiều hôm đó, tôi đội ô rời khỏi Sakya. Buổi tối, Dharma tìm thấy tiểu hồ ly màu lam trước cửa nơi ở của Bát Tư Ba. Thằng bé ôm tiểu hồ ly lên, reo hò hoan hỉ:
- Ngươi là Tiểu Lam phải không? Sau này hãy ở bên ta nhé!
Tiểu hồ ly gật đầu, dụi đầu vào ngực thằng bé. Hồ ly không dám cất tiếng vì không muốn thằng bé nhận ra giọng nói của mình.
Ngày Bát Tư Ba viên tịch, Sangtrum đã tìm cách nhanh nhất truyền tin đến Đại Đô. Tháng 11 năm 1281, một năm sau khi Bát Tư Ba qua đời, ý chỉ của Hốt Tất Liệt mới đến được Sakya. Hay tin quốc sư qua đời khi tuổi mới ngoại tứ tuần, Hốt Tất Liệt vô cùng sững sốt và đau buồn. Nhà vua lệnh cho Dharma đưa tro cốt của Bát Tư Ba về Đại Đô an táng, đồng thời kế nhiệm chức vị đế sư triều Nguyên.
Trong thánh chỉ ban xuống, Hốt Tất Liệt đã phong tặng danh hiệu cho Bát Tư Ba là: “ Hoàng thiên chi hạ, nhất nhân chi thượng, khai giáo tuyên văn phụ trị, đại thánh trí đức, phổ giác chân trí, hộ quốc như ý, đại bảo pháp vương, Tây Thiên Phật tử, Đại Nguyên đế sư Pandita.” [1]
Mười bốn tuổi, với tư cách pháp vương mới nhậm chức của phái Sakya, Dharma lên đường đến vùng đất Trung Nguyên xa xôi, cùng với người chị họ và tiểu hồ ly. Sau một năm trời gian khổ, ngày 25 tháng 12 năm 1282, tức năm Chí Nguyên thứ mười chín, Dharma đặt chân đến đất Đại Đô phồn hoa đô hội, khi ấy thằng bé mới mười lăm tuổi. Hốt Tất Liệt tổ chức nghi lễ nghênh đón tro cốt của Bát Tư Ba rất mực long trọng, sau đó trao ngọc ấn và quyền thống lĩnh tôn giáo cả nước cho đế sư Dharmapala mới kế nghiệm.
~.~.~.~.~.~
Tôi áp chặt viên ngọc Linh hồn vào ngực mình, hít thở sâu nhiều lần để lấy lại bình tĩnh, tiếp tục câu chuyện:
- Khi tro cốt của Bát Tư Ba được đưa đến Đại Đô, Hốt Tất Liệt đã lệnh cho Anigo xây một tháp Xá Lợi đẹp không gì sánh bằng cho đế sư của mình trong chùa Đại Hộ Quốc Nhân Vương. Các đời đế sư sau đó đều ra sức cải tạo tu sửa mái vàng của tòa linh tháp ấy. Nguyên Nhân Tông ban chiếu chỉ, lệnh cho các địa phương trong cả nước đúc tượng thờ Bát Tư Ba, giống hệt tượng thờ Khổng Tử trong truyền thống của người Hán.
- Nếu không ra đi quá sớm, Bát Tư Ba chắc chắn sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa.
Chàng trai trẻ suy nghĩ mông lung rồi thở dài, lắc đầu:
- Giá như có thể bảo tồn tòa tháp Xá Lợi của Bát Tư Ba đến bây giờ thì tốt biết bao. Tiếc thay, trong lịch sử Trung Quốc, mỗi lần thay vua đổi chúa, di tích lịch sử của đời vua trước đều không được lưu giữ trọn vẹn. Ngôi chùa hoàng gia bề thế ấy cũng không thoát khỏi số phận hẩm hiu khi cuộc chiến tranh giữa nhà Minh và triều Nguyên diễn ra.
Tôi nghiêng đầu ho khan vài tiếng, lấy hơi, tiếp tục kể:
- Cuối đời nhà Nguyên, chùa Đại Hộ Quốc Nhân Vương, tháp Xá Lợi Bát Tư Ba và cả tháp Xá Lợi của Dharma đều bị hủy hoại. Đến nay, chỉ còn lại bảo tọa kim cang của tòa tháp Xá Lợi của Bát Tư Ba. Trên thân tháp vẫn còn nguyên toàn văn bức thư chúc Tết tựa đề “Lời chúc cát tường” mà Bát Tư Ba gửi cho Hốt Tất Liệt nhân dịp năm mới 1262. Bức thư này đã được khắc nổi trên thân bảo tọa kim cang. Về sau, vào thời Vua Thành Hóa, nhà Minh, người ta đã xây dựng một ngôi chùa có tên chùa Ngũ Tháp trên di chỉ ngôi chùa Đại Hộ Quốc Nhân Vương năm xưa. Đó chính là ngôi chùa Ngũ Tháp bên bờ sông Cao Lương, ngoài cổng Tây Trực, thành phố Bắc Kinh ngày nay.
=== ====== ====== ====== ====== ====== ===
[1] Ý nghĩa của danh hiệu này đại thể như sau: Hốt Tất Liệt ca ngợi công đức to lớn của Bát Tư Ba trong việc hoằng dương Phật giáo, phát triển văn hóa, trợ giúp nhà vua trị quốc, ngài là bậc trí giả thông tuệ, một Phật tử thành tín, một pháp vương lỗi lạc, một bậc đế sư đại đức của triều đình nhà Nguyên. (DG)
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook