Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
-
Quyển 3 - Chương 52
- Ta làm vậy là vì Dharma. – Chàng cúi xuống, dịu dàng vuốt ve sống lưng tôi. – Lần này về Trung Nguyên, không rõ khi nào mới có thể trở lại Sakya. Ta buộc phải cảnh cáo tất cả các giáo phái, để họ biết rằng ta và phái Sakya là thủ lĩnh của đất Tạng. Thanh thế của phái Sakya càng lớn, Dharma càng được an toàn, yên ổn.
Tôi nằm yên lặng trên đùi chàng. Dharma thật may mắn, vừa chào đời đã được cha chú mở sẵn một khoảng trời rộng mở, hoạch định sẵn một tương lai tươi sáng. Nhưng nếu được lựa chọn, tôi tin rằng, Kháp Na sẽ mong con trai mình được sống bình yên, vui vẻ, hơn là sống cuộc sống giàu sang quyền quý mà bao người mơ ước này.
Giữa tháng Mười một năm đó, dãy núi tuyết trùng điệp, sừng sững xuất hiện trước mắt chúng tôi. Tám tòa tháp (bát tháp) của miền Bắc nổi bật trên hồ nước xanh như ngọc khiến lòng người chợt dấy lên cảm xúc kính ngưỡng vô hạn. Tám tòa tháp này được xây dựng để tưởng niệm viên đại tướng Shagkha, bề tôi trung thành của Đức vua Gelsall vĩ đại. Nơi đây chính là cửa ngõ đầu tiên của đất Tạng – Damxung.
Damxung nằm dưới chân ngọn núi chính thuộc dãy Nyainqentanglha, độ cao tương đương vùng Sakya. Theo kế hoạch trước đó, Bát Tư Ba đã cho lập một trạm nghỉ tại đây. Hồ nước thiêng lớn nhất Tây Tạng – Namtso – nằm dưới chân ngọn núi tuyết vĩnh cửu Nyainqentanglha này. Đang là tháng mùa đông rét đậm, tuyết lớn ào ạt trút xuống, băng tuyết phủ trắng phân nửa diện tích hồ thiêng Namtso. Tất cả các pháp vương (kể cả pháp vương Chung Dorje của phái Drikung) và cao tăng đại đức của các giáo phái đều đã có mặt tại Damxung từ rất sớm, trừ pháp vương Chongni của phái Phaktru, hiện đang ở Trung Đô.
Bát Tư Ba dừng chân tại trạm nghỉ Damxung hơn mười ngày. Trong suốt thời gian này, chàng đã tận dụng cơ hội để giao lưu, đàm đạo với các giáo phái. Hơn hai năm sau khi trở về đất Tạng, sau bao vất vả, cực nhọc, thành tựu mà Bát Tư Ba gặt hái được là phần lớn các giáo phái và quan lại địa phương đã chịu thần phục phái Sakya, tôn Bát Tư Ba làm thủ lĩnh của đất Tạng. Ngay cả pháp vương Chung Dorje của phái Drikung cũng phải tỏ ra rất mực cung kính, ứng xử nhã nhặn với Bát Tư Ba. Đáp lại, Bát Tư Ba cũng rất mực ôn tồn, lịch duyệt, người khác chẳng thể nhận ra, giữa Drikung và Sakya từ lâu đã tồn tại một mối hận thù sâu sắc, không thể hóa giải.
Nhưng tôi không thể kìm lòng, chỉ muốn xé xác tên Chung Dorje đó ra thành trăm nghìn mảnh. Một ngày nọ, trong buổi gặp mặt riêng giữa Bát Tư Ba và Chung Dorje, tôi đã xông ra, ngoạm vào đùi hắn.
Chung Dorje kêu lên đau điếng, cúi xuống, túm lấy đuôi tôi, giật mạnh ra khỏi người hắn. Tôi đau đớn kêu gào nhưng kiên quyết không chịu nhả hắn ra. Hắn tức tối kẹp chặt cổ tôi. Bát Tư Ba vội vàng lao đến, vừa ra sức đẩy tay hắn vừa nạt nộ tôi:
- Lam Kha, buông ra!
Tôi đã ngoạm được một miếng thịt trên đùi hắn! Tôi quắc mắt nhìn, nhai rau ráu miếng thịt đẫm máu, nuốt ừng ực. Chung Dorje ôm vết thương nhầy nhụa máu, rên la thảm thiết:
- Đồ súc sinh đáng chết! Để rồi xem, tao sẽ phanh thây mày!
Bát Tư Ba ôm tôi vào lòng, ném ánh mắt hình mũi tên về phía hắn:
- Pháp vương Chung Dorje, đây là hồ ly của ta. Ta không cho phép bất cứ kẻ nào đụng vào nó!
Người hầu của Chung Dorje vội vàng kéo đến, bọn chúng tròn xoe mắt và hốt hoảng khi thấy hắn quỳ dưới nền tuyết, máu tươi trào ra, ướt đẫm một bên đùi. Bát Tư Ba cúi xuống ngó Chung Dorje, khóe môi treo một nụ cười lạnh lùng, giọng nói như băng giá:
- Đây mới chỉ là sự cảnh cáo. Rồi sẽ có một ngày, cái ác phải đền tội!
Dứt lời, Bát Tư Ba phất tay áo, ôm tôi bỏ đi. Tôi ngoảnh lại nhìn, thấy hắn ngồi phịch trên đất, vẻ mặt bàng hoàng, khiếp sợ.
Khi chúng tôi về phòng, Bát Tư Ba đặt tôi lên giường, nhìn tôi nghiêm nghị:
- Lam Kha, bây giờ em đã không còn linh khí, ta không cho phép em mạo hiểm như vậy nữa đâu!
Tôi xấu hổ quay mặt đi, nhưng chàng kiên quyết xoay tôi lại, đối diện với chàng, tôi đọc thấy trong giọng nói của chàng vẻ bực bội:
- Em cho rằng ra không muốn trả thù cho Kháp Na ư? Ta muốn lắm chứ, nhưng bây giờ chưa phải lúc. Hôm đó, ta không tận mắt chứng kiến bọn chúng phục kích ta trên núi Kiewu, tất cả dấu vết đều đã được xóa sạch, chỉ có duy nhất một người làm chứng là dì năm, nhưng bà ta đã chết. Tuy ta đã ra sức kìm hãm nhưng phái Drikung vẫn rất mạnh. Ta không thể nôn nóng, cần phải kiên nhẫn thu thập mọi bằng chứng.
Tôi lặng lẽ cúi đầu. Chàng thở dài, ôm tôi vào lòng, dùng khăn tay lau vết máu vương bên mép tôi, dịu dàng nói:
- Trước kia em đã bảo vệ ta và Kháp Na, bây giờ, hãy để ta bảo vệ em.
Cuối tháng Mười một, sau hơn mười ngày dừng chân tại Damxung, Bát Tư Ba tiếp tục lên đường. Hôm đó, tất cả pháp vương và cao tăng đại đức của các giáo phái đều tập trung hai bên đường để đưa tiễn Bát Tư Ba. Màu áo tăng ni đỏ sẫm của hàng vạn nhà sư nổi bật trên nền núi tuyết trắng xóa và hồ thiêng xanh như ngọc. Đó là cảnh tượng trang nghiêm, long trọng chưa từng có.
Xe ngựa lộc cộc lăn bánh, Bát Tư Ba vén rèm cửa, ngoảnh lại nhìn. Ngọn núi cao nhất trên dãy Nyainqentanglha khuất dần, đất Tạng ngày một cách xa chúng tôi. Trên bàn tay đang bóp chặt thành cửa xe của chàng nổi lên những đường gân xanh.
- Lam Kha, nhất định sẽ có ngày ta trả thù cho Kháp Na. Ta sẽ tìm ra từng kẻ một và bắt chúng phải đền tội.
~.~.~.~.~.~
Chàng trai trẻ đổi tư thế, chọn cho mình kiểu ngồi dễ chịu nhất trên thảm trải.
- Chừng ấy giáo phái đến đưa tiễn Bát Tư Ba nhưng có lẽ không ai trong số họ cũng có thiện chí, đúng không? Nhất là phái Phaktru và phái Drikung.
- Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Nhưng ngoài mặt thì họ vẫn phải tỏ ra tuân lệnh pháp vương.
Tôi cời than hồng để ngọn lửa bập bùng cháy sáng.
- Lãnh tụ tôn giáo lên đường đến triều đình nhà Nguyên ở Trung Nguyên, các giáo phái khác tập trung tại một nơi để đưa tiễn lãnh tụ của mình. Có thể nói, đây là lần đầu tiên trong chuỗi lịch sử cát cứ, phân lập của Tây Tạng diễn ra một sự kiện trọng đại như vậy.
Chàng trai trẻ mỉm cười:
- Chắc chắn đó là ngày lễ vô cùng long trọng.
- Đúng vậy. Thủ lĩnh của tất cả các giáo phái đều phải cúi đầu trước Bát Tư Ba. Cậu biết không, các giáo phái Phật giáp Tây Tạng rất coi trọng vai vế, thân phận nên nghi thức chào hỏi của họ cũng đặc biệt phức tạp và nghiêm khắc, thậm chí, ngay cả việc ngồi khoanh tròn trên đệm trải cũng phải phân biệt lớn bé, cao thấp rõ ràng, nếu không sẽ xảy ra tranh cãi kịch liệt.
- Vậy mà thủ lĩnh của các giáo phái đều phải răm rắp nghe theo hiệu lệnh của Bát Tư Ba, lập tức đến Damxung tập trung. – Chàng trai trẻ tỏ ra rất mực già dặn khi kết luận. – Điều này đủ để minh chứng cho vị thế và uy thế vô cùng to lớn và quan trọng của Bát Tư Ba ở Tây Tạng khi đó.
Tôi cười:
- Vào đời nhà Thanh, phái Gelug nắm quyền cai trị Tây Tạng, cũng đã học theo Bát Tư Ba. Vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm của giáo phái này, trước khi lên đường đến Bắc Kinh yết kiến Thuận Trị, cũng lệnh cho thủ lĩnh các tất cả các giáo phái tập trung ở Damxung để đưa tiễn. Hơn một trăm năm sau, Ban Thiền đời thứ sáu đi Bắc Kinh yết kiến Càn Long, cũng yêu cầu các thủ lĩnh tập trung ở Damxung.
Chàng trai trẻ bật cười:
- Tức là nghi thức này đã trở thành thông lệ!
Tôi nằm yên lặng trên đùi chàng. Dharma thật may mắn, vừa chào đời đã được cha chú mở sẵn một khoảng trời rộng mở, hoạch định sẵn một tương lai tươi sáng. Nhưng nếu được lựa chọn, tôi tin rằng, Kháp Na sẽ mong con trai mình được sống bình yên, vui vẻ, hơn là sống cuộc sống giàu sang quyền quý mà bao người mơ ước này.
Giữa tháng Mười một năm đó, dãy núi tuyết trùng điệp, sừng sững xuất hiện trước mắt chúng tôi. Tám tòa tháp (bát tháp) của miền Bắc nổi bật trên hồ nước xanh như ngọc khiến lòng người chợt dấy lên cảm xúc kính ngưỡng vô hạn. Tám tòa tháp này được xây dựng để tưởng niệm viên đại tướng Shagkha, bề tôi trung thành của Đức vua Gelsall vĩ đại. Nơi đây chính là cửa ngõ đầu tiên của đất Tạng – Damxung.
Damxung nằm dưới chân ngọn núi chính thuộc dãy Nyainqentanglha, độ cao tương đương vùng Sakya. Theo kế hoạch trước đó, Bát Tư Ba đã cho lập một trạm nghỉ tại đây. Hồ nước thiêng lớn nhất Tây Tạng – Namtso – nằm dưới chân ngọn núi tuyết vĩnh cửu Nyainqentanglha này. Đang là tháng mùa đông rét đậm, tuyết lớn ào ạt trút xuống, băng tuyết phủ trắng phân nửa diện tích hồ thiêng Namtso. Tất cả các pháp vương (kể cả pháp vương Chung Dorje của phái Drikung) và cao tăng đại đức của các giáo phái đều đã có mặt tại Damxung từ rất sớm, trừ pháp vương Chongni của phái Phaktru, hiện đang ở Trung Đô.
Bát Tư Ba dừng chân tại trạm nghỉ Damxung hơn mười ngày. Trong suốt thời gian này, chàng đã tận dụng cơ hội để giao lưu, đàm đạo với các giáo phái. Hơn hai năm sau khi trở về đất Tạng, sau bao vất vả, cực nhọc, thành tựu mà Bát Tư Ba gặt hái được là phần lớn các giáo phái và quan lại địa phương đã chịu thần phục phái Sakya, tôn Bát Tư Ba làm thủ lĩnh của đất Tạng. Ngay cả pháp vương Chung Dorje của phái Drikung cũng phải tỏ ra rất mực cung kính, ứng xử nhã nhặn với Bát Tư Ba. Đáp lại, Bát Tư Ba cũng rất mực ôn tồn, lịch duyệt, người khác chẳng thể nhận ra, giữa Drikung và Sakya từ lâu đã tồn tại một mối hận thù sâu sắc, không thể hóa giải.
Nhưng tôi không thể kìm lòng, chỉ muốn xé xác tên Chung Dorje đó ra thành trăm nghìn mảnh. Một ngày nọ, trong buổi gặp mặt riêng giữa Bát Tư Ba và Chung Dorje, tôi đã xông ra, ngoạm vào đùi hắn.
Chung Dorje kêu lên đau điếng, cúi xuống, túm lấy đuôi tôi, giật mạnh ra khỏi người hắn. Tôi đau đớn kêu gào nhưng kiên quyết không chịu nhả hắn ra. Hắn tức tối kẹp chặt cổ tôi. Bát Tư Ba vội vàng lao đến, vừa ra sức đẩy tay hắn vừa nạt nộ tôi:
- Lam Kha, buông ra!
Tôi đã ngoạm được một miếng thịt trên đùi hắn! Tôi quắc mắt nhìn, nhai rau ráu miếng thịt đẫm máu, nuốt ừng ực. Chung Dorje ôm vết thương nhầy nhụa máu, rên la thảm thiết:
- Đồ súc sinh đáng chết! Để rồi xem, tao sẽ phanh thây mày!
Bát Tư Ba ôm tôi vào lòng, ném ánh mắt hình mũi tên về phía hắn:
- Pháp vương Chung Dorje, đây là hồ ly của ta. Ta không cho phép bất cứ kẻ nào đụng vào nó!
Người hầu của Chung Dorje vội vàng kéo đến, bọn chúng tròn xoe mắt và hốt hoảng khi thấy hắn quỳ dưới nền tuyết, máu tươi trào ra, ướt đẫm một bên đùi. Bát Tư Ba cúi xuống ngó Chung Dorje, khóe môi treo một nụ cười lạnh lùng, giọng nói như băng giá:
- Đây mới chỉ là sự cảnh cáo. Rồi sẽ có một ngày, cái ác phải đền tội!
Dứt lời, Bát Tư Ba phất tay áo, ôm tôi bỏ đi. Tôi ngoảnh lại nhìn, thấy hắn ngồi phịch trên đất, vẻ mặt bàng hoàng, khiếp sợ.
Khi chúng tôi về phòng, Bát Tư Ba đặt tôi lên giường, nhìn tôi nghiêm nghị:
- Lam Kha, bây giờ em đã không còn linh khí, ta không cho phép em mạo hiểm như vậy nữa đâu!
Tôi xấu hổ quay mặt đi, nhưng chàng kiên quyết xoay tôi lại, đối diện với chàng, tôi đọc thấy trong giọng nói của chàng vẻ bực bội:
- Em cho rằng ra không muốn trả thù cho Kháp Na ư? Ta muốn lắm chứ, nhưng bây giờ chưa phải lúc. Hôm đó, ta không tận mắt chứng kiến bọn chúng phục kích ta trên núi Kiewu, tất cả dấu vết đều đã được xóa sạch, chỉ có duy nhất một người làm chứng là dì năm, nhưng bà ta đã chết. Tuy ta đã ra sức kìm hãm nhưng phái Drikung vẫn rất mạnh. Ta không thể nôn nóng, cần phải kiên nhẫn thu thập mọi bằng chứng.
Tôi lặng lẽ cúi đầu. Chàng thở dài, ôm tôi vào lòng, dùng khăn tay lau vết máu vương bên mép tôi, dịu dàng nói:
- Trước kia em đã bảo vệ ta và Kháp Na, bây giờ, hãy để ta bảo vệ em.
Cuối tháng Mười một, sau hơn mười ngày dừng chân tại Damxung, Bát Tư Ba tiếp tục lên đường. Hôm đó, tất cả pháp vương và cao tăng đại đức của các giáo phái đều tập trung hai bên đường để đưa tiễn Bát Tư Ba. Màu áo tăng ni đỏ sẫm của hàng vạn nhà sư nổi bật trên nền núi tuyết trắng xóa và hồ thiêng xanh như ngọc. Đó là cảnh tượng trang nghiêm, long trọng chưa từng có.
Xe ngựa lộc cộc lăn bánh, Bát Tư Ba vén rèm cửa, ngoảnh lại nhìn. Ngọn núi cao nhất trên dãy Nyainqentanglha khuất dần, đất Tạng ngày một cách xa chúng tôi. Trên bàn tay đang bóp chặt thành cửa xe của chàng nổi lên những đường gân xanh.
- Lam Kha, nhất định sẽ có ngày ta trả thù cho Kháp Na. Ta sẽ tìm ra từng kẻ một và bắt chúng phải đền tội.
~.~.~.~.~.~
Chàng trai trẻ đổi tư thế, chọn cho mình kiểu ngồi dễ chịu nhất trên thảm trải.
- Chừng ấy giáo phái đến đưa tiễn Bát Tư Ba nhưng có lẽ không ai trong số họ cũng có thiện chí, đúng không? Nhất là phái Phaktru và phái Drikung.
- Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Nhưng ngoài mặt thì họ vẫn phải tỏ ra tuân lệnh pháp vương.
Tôi cời than hồng để ngọn lửa bập bùng cháy sáng.
- Lãnh tụ tôn giáo lên đường đến triều đình nhà Nguyên ở Trung Nguyên, các giáo phái khác tập trung tại một nơi để đưa tiễn lãnh tụ của mình. Có thể nói, đây là lần đầu tiên trong chuỗi lịch sử cát cứ, phân lập của Tây Tạng diễn ra một sự kiện trọng đại như vậy.
Chàng trai trẻ mỉm cười:
- Chắc chắn đó là ngày lễ vô cùng long trọng.
- Đúng vậy. Thủ lĩnh của tất cả các giáo phái đều phải cúi đầu trước Bát Tư Ba. Cậu biết không, các giáo phái Phật giáp Tây Tạng rất coi trọng vai vế, thân phận nên nghi thức chào hỏi của họ cũng đặc biệt phức tạp và nghiêm khắc, thậm chí, ngay cả việc ngồi khoanh tròn trên đệm trải cũng phải phân biệt lớn bé, cao thấp rõ ràng, nếu không sẽ xảy ra tranh cãi kịch liệt.
- Vậy mà thủ lĩnh của các giáo phái đều phải răm rắp nghe theo hiệu lệnh của Bát Tư Ba, lập tức đến Damxung tập trung. – Chàng trai trẻ tỏ ra rất mực già dặn khi kết luận. – Điều này đủ để minh chứng cho vị thế và uy thế vô cùng to lớn và quan trọng của Bát Tư Ba ở Tây Tạng khi đó.
Tôi cười:
- Vào đời nhà Thanh, phái Gelug nắm quyền cai trị Tây Tạng, cũng đã học theo Bát Tư Ba. Vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm của giáo phái này, trước khi lên đường đến Bắc Kinh yết kiến Thuận Trị, cũng lệnh cho thủ lĩnh các tất cả các giáo phái tập trung ở Damxung để đưa tiễn. Hơn một trăm năm sau, Ban Thiền đời thứ sáu đi Bắc Kinh yết kiến Càn Long, cũng yêu cầu các thủ lĩnh tập trung ở Damxung.
Chàng trai trẻ bật cười:
- Tức là nghi thức này đã trở thành thông lệ!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook