Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
-
Quyển 3 - Chương 47
Các bà đỡ đều ngỡ ngàng, một người rụt rè lên tiếng:
- Thưa pháp vương, xin mời ngài ra ngoài chờ. Đàn ông không được phép vào phòng đẻ.
Chàng trầm ngâm một lát rồi cất giọng chắc nịch:
- Ta không đi đâu cả. Ta sẽ ở đây, bên cạnh cô ấy. Các người cứ làm tốt phận sự của mình, nhất định phải giúp mẹ con cô ấy được bình an.
Zhuoma thất kinh:
- Đại ca, làm vậy không hợp với lễ nghi. Huynh là…
Bát Tư Ba ngắt lời Zhuoma:
- Ta là bác ruột của đứa bé, bác cũng như cha vậy. Ta chỉ cần biết có thế, trước mặt đứa bé này, thân phần gì cũng vô nghĩa.
Zhuoma vẫn kiên trì thuyết phục:
- Huynh không sợ người đời chê trách sao?
- Ta đâu cần bận tâm người khác sẽ nói gì.
Chàng ngừng lại, giọng nghẹn ngào:
- Ta đã mất Kháp Na, ta không thể mất thêm mẹ con cô ấy.
Zhuoma và các bà đỡ không biết phải nói sao. Bát Tư Ba vén màn, bước vào, ngồi xuống bên cạnh tôi, đôi mắt hun hút buồn:
- Ta sẽ ở bên, cùng em vượt qua cửa ải này!
Cơn đau dồn đến, ào ạt như bão tố. Tôi đau đớn rã rời, càng thấm thía lời nói năm xưa của Khabi. Yêu loài người, sẽ phải chịu đựng nỗi khốn khổ khi sinh nở nhiều hơn gấp trăm ngàn lần so với đồng loại, huống hồ tôi lại đẻ non thế này. Theo chỉ dẫn của Zhuoma, Bát Tư Ba kê mấy lần gối dưới lưng tôi. Tôi há miệng thực hiện động tác hít thở, không được thở quá mạnh, càng không được nín thở.
Bát Tư Ba lau mồ hôi trên trán tôi, không ngơi tay. Tôi đau đớn đến không còn giữ nổi sự tỉnh táo, cứ túm chặt lấy cánh tay chàng. Chàng khẽ rùng mình, hàng lông mày xô lại như thể đang chịu đựng điều gì. Tôi mặc kệ, tiếng Zhuoma vọng vào:
- Em dâu à, phải hết sức bình tĩnh. Nào, hãy đếm theo ta: một, hai, ba…
Chàng nắm chặt tay tôi. Tôi gượng mở cặp mắt đã mệt lử, quay sang nhìn chàng. Toàn thân chàng run lên bần bật, hàng lông mày nhíu lại, rúm ró, khổ sở nhưng bàn tay vẫn siết chặt tay tôi, truyền cho tôi hơi ấm và sức mạnh. Chàng nhìn tôi trân trân, gương mặt nhễ nhại mồ hôi của tôi in trong đôi đồng tử màu đen huyền hoặc ấy.
- Ta sẽ đếm cùng em, một, hai, ba…
Tôi không cầm được nước mắt. Trên vầng trán cao rộng của chàng đã xuất hiện vài nếp nhăn, gương mặt gầy guộc mà kiên định, vững chắc, giọng nói trầm vang, ấm áp. Tôi thấy mình được an ủi rất nhiều, mạnh mẽ lên rất nhiều nên cũng gắng gượng, lẩm nhẩm theo:
- Bốn, năm, sáu…
Không biết chúng tôi đã đếm đến bao nhiêu, giọng nói của chàng vẫn vang vang bên tai tôi. Tôi đếm theo chàng để quên đi cơn đau như thể có hàng trăm cỗ xe đang giày xéo phần thân dưới.
Trong cơn mê man, tôi nhận ra mình được nhấc lên, tựa vào một bờ vai gầy guộc. Giọng nói của ai đó run lên bần bật, cơ thể như bị co rút vì đau đớn:
- Đây là canh nhân sâm nghìn năm, em hãy chịu khó uống để lấy sức.
Chàng bón cho tôi từng thìa một, tôi cố nuốt vài ngụm. Bên ngoài vọng vào giọng nói đầy lo lắng của bà đỡ:
- Thưa Vương phi, đứa bé bị kẹt bên trong. Xin hãy rặn thật mạnh!
Tôi muốn làm theo nhưng cơ thể tôi mềm nhũn, chẳng còn chút sức lực. Bà đỡ hô lớn:
- Vương phi đã đau quá lâu, e là kiệt sức rồi. Lúc này, quan trọng nhất là giúp Vương phi có thêm sức lực.
Chàng rối trí, bèn nhấp một ngụm canh sâm, giữ chặt cằm tôi, kề sát miệng tôi. Chàng khẽ rên lên khi chạm phải môi tôi, toàn thân run bần bật. Sau một hồi hổn hển, chàng tiếp tục kiên trì mớm canh sâm cho tôi. Không dịu dàng, không kinh nghiệm, chàng cứ thế ép tôi nuốt. Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, không ai còn tâm trí để nghĩ ra cách gì hợp lý, nhẹ nhàng hơn. Tôi đã uống hết bát canh sâm theo cách như vậy, và tôi đã lấy lại sức lực để tiếp tục cơn rặn theo chỉ dẫn của bà đỡ.
Thời gian tiếp tục trôi, tôi không còn nhớ nổi lúc này là lúc nào nữa, chỉ biết rằng, trong phòng đèn nến đã sáng trưng. Phía sau tấm màn, bóng người chập chờn, lay động. Thần trí tôi cứ bay bổng, lơ lửng. Giọng nam trầm ấm, dặt dìu, tha thiết:
- “Ầu ơ, ầu ơ, nhịp võng ru
Ngủ ngoan con yêu, tay mẹ đưa
Mai sau khôn lớn con hãy nhớ
Tình mẹ ngày đêm vẫn đợi chờ.”
Giữa đêm không gian bồng bềnh, mơ mộng ấy, người đàn ông cao gầy đang mỉm cười với tôi. Tôi đưa tay về phía trước, lồng vào ngón tay chàng, mãn nguyện gọi tên chàng:
- Kháp Na...
Giọng nói trầm ấm vẳng bên tai tôi:
- Ta ở đây, luôn ở đây bên em.
Bên ngoài, tiếng bà đỡ reo lên:
- Thấy đầu đứa bé rồi! Xin Vương phi hãy ráng nữa lên!
- Con của chúng ta...
Nhìn thấy nụ cười rạng rỡ và gương mặt tuấn tú của Kháp Na nên tôi dồn hết sức bình sinh, ngẩng đầu, đẩy người lên, hét to một tiếng. Thân thể tôi như từ không trung rơi xuống vực sâu. Tôi ra khỏi cơn mộng mị, trở lại với hiện thực. Gắng gượng mở mắt, gương mặt thân thương ấy ngày một hiện ra rõ nét. Thì ra, người hát cho tôi nghe, lồng tay vào tay tôi, không phải Kháp Na, mà là Bát Tư Ba. Nhưng khi ấy, cơn đau tột cùng khiến tôi không còn đủ sức để suy nghĩ về điều này, vì sao gương mặt chàng lại như đang phải chịu đựng đau khổ vậy? Lẽ nào chỉ là ảo giác?
Bỗng ngoài kia vang lên tiếng hò reo của Zhouma:
- Ra rồi, ra rồi, một cậu con trai!
Bát Tư Ba giật mình, bật dậy, cuống quýt vén màn, đi ra. Tiếp đó là giọng nói mừng rỡ điên cuồng của chàng:
- Là con trai! Là con trai! Sakya có hy vọng rồi! Kháp Na ơi, Sakya có người nối dõi rồi!
- Thưa pháp vương, hình như đứa bé không được khỏe. – Giọng nói của bà đỡ có vẻ lo lắng. – Vì quá đau lòng nên Vương phi đã đẻ non. Trong thời gian rặn để lại mất nhiều sức lực nên đứa bé bị thiếu cân nghiêm trọng, hơi thở yếu ớt, vỗ thế nào cũng không khóc, chỉ e...
Bát Tư Ba lo lắng gào lên:
- Mau mời thầy thuốc, phải cứu bằng được đứa bé!
Tiếng những bước chân dồn dập rời khỏi căn phòng, tiếng thầy thuốc vang lên ngoài kia:
- Đứa bé kẹt trong bụng mẹ quá lâu, chỉ e đã bị ngạt thở.
- Có thể cứu được không?
- Đứa bé này quá yếu, tôi sẽ cố thử!
Đầu óc tôi quay cuồng nhưng tôi vẫn cố giữ cho mình được tỉnh táo, cất giọng khó khăn:
- Đưa cho tôi!
Bát Tư Ba thận trọn bế đứa bé vào, đặt trước mặt tôi. Nó nhỏ bé, tội nghiệp quá, hệt như chú chuột con đỏ hỏn vậy. Tôi gượng dậy, áp môi lên cái miệng xinh xinh của nó. Bát Tư Ba hốt hoảng:
- Em không muốn sống nữa sao?
- Thưa pháp vương, xin mời ngài ra ngoài chờ. Đàn ông không được phép vào phòng đẻ.
Chàng trầm ngâm một lát rồi cất giọng chắc nịch:
- Ta không đi đâu cả. Ta sẽ ở đây, bên cạnh cô ấy. Các người cứ làm tốt phận sự của mình, nhất định phải giúp mẹ con cô ấy được bình an.
Zhuoma thất kinh:
- Đại ca, làm vậy không hợp với lễ nghi. Huynh là…
Bát Tư Ba ngắt lời Zhuoma:
- Ta là bác ruột của đứa bé, bác cũng như cha vậy. Ta chỉ cần biết có thế, trước mặt đứa bé này, thân phần gì cũng vô nghĩa.
Zhuoma vẫn kiên trì thuyết phục:
- Huynh không sợ người đời chê trách sao?
- Ta đâu cần bận tâm người khác sẽ nói gì.
Chàng ngừng lại, giọng nghẹn ngào:
- Ta đã mất Kháp Na, ta không thể mất thêm mẹ con cô ấy.
Zhuoma và các bà đỡ không biết phải nói sao. Bát Tư Ba vén màn, bước vào, ngồi xuống bên cạnh tôi, đôi mắt hun hút buồn:
- Ta sẽ ở bên, cùng em vượt qua cửa ải này!
Cơn đau dồn đến, ào ạt như bão tố. Tôi đau đớn rã rời, càng thấm thía lời nói năm xưa của Khabi. Yêu loài người, sẽ phải chịu đựng nỗi khốn khổ khi sinh nở nhiều hơn gấp trăm ngàn lần so với đồng loại, huống hồ tôi lại đẻ non thế này. Theo chỉ dẫn của Zhuoma, Bát Tư Ba kê mấy lần gối dưới lưng tôi. Tôi há miệng thực hiện động tác hít thở, không được thở quá mạnh, càng không được nín thở.
Bát Tư Ba lau mồ hôi trên trán tôi, không ngơi tay. Tôi đau đớn đến không còn giữ nổi sự tỉnh táo, cứ túm chặt lấy cánh tay chàng. Chàng khẽ rùng mình, hàng lông mày xô lại như thể đang chịu đựng điều gì. Tôi mặc kệ, tiếng Zhuoma vọng vào:
- Em dâu à, phải hết sức bình tĩnh. Nào, hãy đếm theo ta: một, hai, ba…
Chàng nắm chặt tay tôi. Tôi gượng mở cặp mắt đã mệt lử, quay sang nhìn chàng. Toàn thân chàng run lên bần bật, hàng lông mày nhíu lại, rúm ró, khổ sở nhưng bàn tay vẫn siết chặt tay tôi, truyền cho tôi hơi ấm và sức mạnh. Chàng nhìn tôi trân trân, gương mặt nhễ nhại mồ hôi của tôi in trong đôi đồng tử màu đen huyền hoặc ấy.
- Ta sẽ đếm cùng em, một, hai, ba…
Tôi không cầm được nước mắt. Trên vầng trán cao rộng của chàng đã xuất hiện vài nếp nhăn, gương mặt gầy guộc mà kiên định, vững chắc, giọng nói trầm vang, ấm áp. Tôi thấy mình được an ủi rất nhiều, mạnh mẽ lên rất nhiều nên cũng gắng gượng, lẩm nhẩm theo:
- Bốn, năm, sáu…
Không biết chúng tôi đã đếm đến bao nhiêu, giọng nói của chàng vẫn vang vang bên tai tôi. Tôi đếm theo chàng để quên đi cơn đau như thể có hàng trăm cỗ xe đang giày xéo phần thân dưới.
Trong cơn mê man, tôi nhận ra mình được nhấc lên, tựa vào một bờ vai gầy guộc. Giọng nói của ai đó run lên bần bật, cơ thể như bị co rút vì đau đớn:
- Đây là canh nhân sâm nghìn năm, em hãy chịu khó uống để lấy sức.
Chàng bón cho tôi từng thìa một, tôi cố nuốt vài ngụm. Bên ngoài vọng vào giọng nói đầy lo lắng của bà đỡ:
- Thưa Vương phi, đứa bé bị kẹt bên trong. Xin hãy rặn thật mạnh!
Tôi muốn làm theo nhưng cơ thể tôi mềm nhũn, chẳng còn chút sức lực. Bà đỡ hô lớn:
- Vương phi đã đau quá lâu, e là kiệt sức rồi. Lúc này, quan trọng nhất là giúp Vương phi có thêm sức lực.
Chàng rối trí, bèn nhấp một ngụm canh sâm, giữ chặt cằm tôi, kề sát miệng tôi. Chàng khẽ rên lên khi chạm phải môi tôi, toàn thân run bần bật. Sau một hồi hổn hển, chàng tiếp tục kiên trì mớm canh sâm cho tôi. Không dịu dàng, không kinh nghiệm, chàng cứ thế ép tôi nuốt. Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, không ai còn tâm trí để nghĩ ra cách gì hợp lý, nhẹ nhàng hơn. Tôi đã uống hết bát canh sâm theo cách như vậy, và tôi đã lấy lại sức lực để tiếp tục cơn rặn theo chỉ dẫn của bà đỡ.
Thời gian tiếp tục trôi, tôi không còn nhớ nổi lúc này là lúc nào nữa, chỉ biết rằng, trong phòng đèn nến đã sáng trưng. Phía sau tấm màn, bóng người chập chờn, lay động. Thần trí tôi cứ bay bổng, lơ lửng. Giọng nam trầm ấm, dặt dìu, tha thiết:
- “Ầu ơ, ầu ơ, nhịp võng ru
Ngủ ngoan con yêu, tay mẹ đưa
Mai sau khôn lớn con hãy nhớ
Tình mẹ ngày đêm vẫn đợi chờ.”
Giữa đêm không gian bồng bềnh, mơ mộng ấy, người đàn ông cao gầy đang mỉm cười với tôi. Tôi đưa tay về phía trước, lồng vào ngón tay chàng, mãn nguyện gọi tên chàng:
- Kháp Na...
Giọng nói trầm ấm vẳng bên tai tôi:
- Ta ở đây, luôn ở đây bên em.
Bên ngoài, tiếng bà đỡ reo lên:
- Thấy đầu đứa bé rồi! Xin Vương phi hãy ráng nữa lên!
- Con của chúng ta...
Nhìn thấy nụ cười rạng rỡ và gương mặt tuấn tú của Kháp Na nên tôi dồn hết sức bình sinh, ngẩng đầu, đẩy người lên, hét to một tiếng. Thân thể tôi như từ không trung rơi xuống vực sâu. Tôi ra khỏi cơn mộng mị, trở lại với hiện thực. Gắng gượng mở mắt, gương mặt thân thương ấy ngày một hiện ra rõ nét. Thì ra, người hát cho tôi nghe, lồng tay vào tay tôi, không phải Kháp Na, mà là Bát Tư Ba. Nhưng khi ấy, cơn đau tột cùng khiến tôi không còn đủ sức để suy nghĩ về điều này, vì sao gương mặt chàng lại như đang phải chịu đựng đau khổ vậy? Lẽ nào chỉ là ảo giác?
Bỗng ngoài kia vang lên tiếng hò reo của Zhouma:
- Ra rồi, ra rồi, một cậu con trai!
Bát Tư Ba giật mình, bật dậy, cuống quýt vén màn, đi ra. Tiếp đó là giọng nói mừng rỡ điên cuồng của chàng:
- Là con trai! Là con trai! Sakya có hy vọng rồi! Kháp Na ơi, Sakya có người nối dõi rồi!
- Thưa pháp vương, hình như đứa bé không được khỏe. – Giọng nói của bà đỡ có vẻ lo lắng. – Vì quá đau lòng nên Vương phi đã đẻ non. Trong thời gian rặn để lại mất nhiều sức lực nên đứa bé bị thiếu cân nghiêm trọng, hơi thở yếu ớt, vỗ thế nào cũng không khóc, chỉ e...
Bát Tư Ba lo lắng gào lên:
- Mau mời thầy thuốc, phải cứu bằng được đứa bé!
Tiếng những bước chân dồn dập rời khỏi căn phòng, tiếng thầy thuốc vang lên ngoài kia:
- Đứa bé kẹt trong bụng mẹ quá lâu, chỉ e đã bị ngạt thở.
- Có thể cứu được không?
- Đứa bé này quá yếu, tôi sẽ cố thử!
Đầu óc tôi quay cuồng nhưng tôi vẫn cố giữ cho mình được tỉnh táo, cất giọng khó khăn:
- Đưa cho tôi!
Bát Tư Ba thận trọn bế đứa bé vào, đặt trước mặt tôi. Nó nhỏ bé, tội nghiệp quá, hệt như chú chuột con đỏ hỏn vậy. Tôi gượng dậy, áp môi lên cái miệng xinh xinh của nó. Bát Tư Ba hốt hoảng:
- Em không muốn sống nữa sao?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook