Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
-
Quyển 1 - Chương 15
Bát Tư Ba gật đầu, trao tôi cho Kháp Na:
- Khuya rồi, đệ vào nhà đi.
Kháp Na vuốt ve lưng tôi, gắng gượng nở nụ cười với anh trai. Dưới bầu trời đêm ngàn sao lấp lánh, nụ cười của chú nhóc trong trẻo, tinh khôi thấm vào từng tấc gan tấc ruột của tôi. Những năm tháng sau đó, khi Kháp Na ngày một trưởng thành, tôi không được thấy lại nụ cười vô tư lự thuở ấu thơ ấy nữa.
- Xéo ra ngoài! – Chiếc cốc bay thẳng về phía Kháp Na cùng với tiếng gào thét, quát nạt. – Tên nhãi ranh như ngươi mà đòi ngủ cùng ta ư?
Kháp Na né được chiếc cốc, sợ sệt thu mình sau cánh cửa, cất giọng rụt rè bằng thứ tiếng Mông Cổ lơ lớ:
- Sao chị lại giận dữ như vậy?
Mukaton gầm gừ bật dậy, thẳng tay bứt những chuỗi trân châu gắn trên tóc, vừa giựt vừa ném:
- Sao ta lại giận dữ như vậy? Sao ta lại phải lấy tên nhóc kém cỏi, chỉ biết ôm khư khư con hồ ly đáng ghét? Trong lúc cử hành hôn lễ, ngươi đã gây ra bao trò lố, rồi đây, mỗi lần bước ra khỏi cửa, ta sẽ bị thiên hạ chỉ trỏ, chê cười.
Bà mối muốn giữ Mukaton lại nhưng sức bà không nhằm nhò gì so với Mukaton cao lớn, bà dễ dàng bị gạt sang bên:
- Ta muốn trở thành vợ của một chàng trai dũng mãnh, chứ không phải một thằng nhóc miệng còn hơi sữa
như ngươi!
Kháp Na nước mắt ngắn nước mắt dài, run rẩy, lập bập:
- Nhưng… tôi sẽ lớn kia mà.
- Chờ ngươi thành người lớn thì ta đã già mất rồi, già rồi! Ta có được mấy năm tuổi xuân chứ hả?
Mukaton càng lúc càng nổi trận lôi đình, vung tay giậm chân, vò đầu bứt tóc, ngọc ngà châu báu, đồ trang sức trút xuống theo các động tác cuồng nộ của cô, vung vãi khắp nền nhà.
Kháp Na bật khóc, nước mắt tuôn trào, gào lên nghẹn ngào:
- Tôi có muốn đâu cơ chứ…
- Ngươi còn dám nói à? Ai thèm lấy một tên người Tạng vô danh tiểu tốt như ngươi! Ta đã cầu mong có người đến cướp dâu! Nhưng ai dám cướp cháu gái của Thành Cát Tư Hãn[1]? – Khi nỗi phẫn uất lên đến cực độ, Mukaton bắt đầu chuyển từ gào thét sang gào khóc. – Ôm lấy con hồ ly chết tiệt đó và xéo ra khỏi phòng ta! Sau này, nếu không được ta cho phép, ngươi không được bước chân vào đây nửa bước!
Kháp Na quay lưng chực bước đi nhưng Mukaton đột nhiên chân trần lao ra, lưng tựa vào cửa, nhìn chú nhóc bằng ánh mắt gườm gườm, nghi hoặc:
- Đứng lại! Ngươi định đi đâu?
Kháp Na khựng lại, lấy tay áo quệt nước mắt:
- Tôi đi tìm anh tôi…
- Không được đi! – Mukaton trừng mắt đe nẹt. – Ngươi tưởng ta ngu lắm sao? Ngươi định đi tố tội ta chứ gì?
Kháp Na khóc nấc lên, vẻ mặt khổ sở:
- Nhưng chị bảo tôi ra ngoài kia mà.
Mukaton nghĩ ngợi một lát, lại mở cửa, hung hăng lôi xềnh xệch Kháp Na sang phòng bên cạnh:
- Từ nay ngươi sẽ ngủ ở thư phòng, không được bén mảng đến phòng của ta. Còn nữa, cấm khóc nghe chưa, ngươi mà khóc lóc, ta sẽ đánh đó!
Qua kẽ hở của những ngón tay, Kháp Na trông thấy một bộ mặt dữ tợn, hung hãn, vì quá sợ hãi, chú bé khóc nấc lên. Bỗng bên tai tôi vang lên một tiếng “bốp” chát chúa, Kháp Na sững sờ, gương mặt non nớt của chú bé lập tức in dấu năm ngón tay. Tôi chồm lên, cắn vào cánh tay đang chực giơ lên của Mukaton. Cô ta đau đớn, ra sức vùng vẫy. Tôi không giữ được thăng bằng, bị hất rơi xuống đất, sau khi lăn vài vòng, tôi tiếp tục xông tới, nhưng Kháp Na đã ôm tôi lên, bao bọc tôi trong vòng tay của cậu bé. Mukaton chỉ mặt tôi, nghiến răng chì chiết:
- Ngươi dám trái lời ta, ta sẽ giết chết con hồ ly xấu xa này!
Kháp Na gắng gượng kìm những tiếng nấc nghẹn trong cổ, cúi đầu, thu mình vào một góc, ôm chặt lấy tôi. Mukaton đảo mắt răn đe bà mối và các cô hầu đang run như cầy sấy:
- Còn cả các ngươi nữa, kẻ nào dám tâu với cha và anh trai ta, ta sẽ đánh gãy chân, gãy tay kẻ đó!
Đám người hầu run bắn, cúi đầu không dám ho he.
Nằm trong lòng Kháp Na, tôi ngước nhìn chú nhóc, gương mặt hồng hồng non nớt đã bầm tím bởi cái bạt tai quái ác, lòng quặn thắt. Tôi bực bội với chính mình, thú linh, thú hiếm mà làm gì, trường sinh bất lão, trường sinh bất tử mà làm gì, sống trên đời ngần ấy năm cũng chỉ học được vài thứ tiếng, ba trăm tuổi mà chẳng được cao nhân chỉ đường soi lối nên chẳng học được bất cứ thứ phép thuật gì, chẳng trị nổi đứa con gái nanh ác.
Kháp Na ôm tôi vào lòng và trải qua đêm tân hôn trong thư phòng. Chú nhóc nằm co ro trên giường, nước mắt lưng tròng, khẽ gọi tên những người thân. Tôi nhẹ nhàng liếm gò má sưng đỏ của chú nhóc, nước bọt của tôi có tác dụng chữa sưng tấy rất tốt. Chú nhóc dần hết đau, ôm gọn tôi trong vòng tay, chìm vào giấc ngủ.
Tôi miệt mài liếm khô những vệt nước mắt trên cằm của chú nhóc, khẽ cất tiếng hát bài hát ru đầu tiên mà tôi học được từ con người, bài Nhịp võng đưa.
Năm đó, người cháu nhỏ nhất trong dòng họ của tôi cũng già cả và qua đời, cả gia tộc chỉ còn lại mình tôi. Tôi ngồi cạnh nó, liếm khô giọt nước mắt cuối cùng của nó. Nó chẳng còn đủ sức để cất lên thứ tiếng của loài hồ ly nữa, nhưng tôi có thể đọc thấy trong ánh mắt buồn thảm của nó điều này, rằng giọt nước mắt ấy, nó khóc cho tôi. Hẳn là nó thấy xót cho tôi vì những ngày tháng dằng dặc sau này tôi sẽ phải sống đời cô độc.
Sau khi nó ra đi, tôi cô đơn đến phát điên. Lần đầu tiên tôi xuống núi, vào nhà dân không để trộm gà mà trốn trong một góc khuất, nghe họ trò chuyện. Tuy chưa hiểu tiếng người nhưng với tôi khi ấy, được nghe bất cứ tiếng nói nào cũng là điều tuyệt diệu. Và tôi đã nghe thấy người phụ nữ đu đưa cánh võng, khe khẽ cất lời ru con trẻ, khúc hát ru ấy chính là bài Nhịp võng đưa.
Tôi ghé sát tai Kháp Na, khe khẽ ầu ơ, hệt như người mẹ hiền từ ru con bên cánh võng năm xưa.
“Ầu ơ, ầu ơ, nhịp võng ru
Ngủ ngoan con yêu, tay mẹ đưa
Mai sau khôn lớn con hãy nhớ
Tình mẹ ngày đêm vẫn đợi chờ.”
Chú nhóc khẽ xoay người, chiếc lưỡi hồng hồng liếm láp làn môi đỏ như son, khóe miệng uốn lên thành vành cong đáng yêu.
Hôm sau, lúc tỉnh dậy, việc đầu tiên chú nhóc làm là ôm tôi vào lòng, hoan hỉ kể:
- Tiểu Lam à, đêm qua ta được gặp mẹ trong mơ đấy. Mẹ đã hát cho ta nghe, giọng hát ngọt ngào như cô tiên vậy. Mẹ còn thơm vào má ta nữa…
Tôi liếm chiếc má bầu bĩnh của Kháp Na, khẽ kêu để chia sẻ niềm vui với chú nhóc.
Chàng trai trẻ lắc đầu:
- Hôn lễ này chẳng khác nào một vở bi hài kịch. Kháp Na kết hôn với người con gái ghê gớm đó, sau này chắc rất khốn khổ.
- Khi ấy tôi cũng nghĩ rằng Mukaton là kẻ kiêu căng, ngạo mạn, hung hãn, tàn bạo, nhưng nhiều năm sau, tôi bắt đầu hiểu cô ấy. Thực ra, cô ấy cũng rất đáng thương, giống như Kháp Na, cô ấy chỉ là vật hy sinh trong cuộc hôn nhân vì mục đích chính trị này. – Tôi thở dài, tiếp thêm củi vào lò than. – Nhiều năm sau đó, Kháp Na vẫn tiếp tục ngủ trong thư phòng. Sống trong hoàn cảnh xa lạ, chú nhóc dần trưởng thành, chín chắn hơn, cũng đáng thương hơn. Tuy rất sợ Mukaton nhưng chú nhóc vẫn làm ra vẻ thuận hòa, vui vẻ, không bao giờ than thở với bác và anh trai. Thời gian đầu, chú nhóc không thích mặc chiếc áo dài thùng thình của người Mông Cổ, không quen đồ ăn Mông Cổ, chật vật khi học tiếng Mông Cổ, nhưng dần dà, chú nhóc đã học cách thích nghi.
Chàng trai trẻ quay đầu lại, nhìn tôi:
- Tôi cứ băn khoăn mãi về điều này, vì sao đại sư Ban Trí Đạt quyết tâm đưa anh em Bát Tư Ba đi cùng trên chặng đường dài đầy gian nan ấy? Bát Tư Ba khi đó mới mười tuổi và Kháp Na mới sáu tuổi. Dắt díu theo hai chú nhóc trải nghìn dặm đường, vượt qua cao nguyên Thanh Tạng quanh năm tuyết phủ, dù là ở thời hiện đại cũng cực kỳ gian khổ, chứ đừng nói vào thời đó, điều kiện đường sá và ăn ở vô cùng thiếu thốn.
Tôi thở dài:
- Thực ra, khi đó trong nội bộ phái Sakya, không ít người lên tiếng phản đối việc đại sư Ban Trí Đạt đưa hai chú bé đi cùng, họ lo ngại trên đường gặp bất trắc. Nhưng đại sư Ban Trí Đạt làm vậy là có lý do. Nếu để hai anh em Bát Tư Ba ở lại Sakya, e rằng tính mạng của họ khó được bảo toàn.
Chàng trai trẻ tròn mắt:
- Sao… sao lại như vậy? Lẽ nào…
=== ====== ====== ====== ====== =========
[1] Trong tiếng Mông Cổ thì Thành Cát Tư Hãn có nghĩa là vua của cả thế giới. (DG)
- Khuya rồi, đệ vào nhà đi.
Kháp Na vuốt ve lưng tôi, gắng gượng nở nụ cười với anh trai. Dưới bầu trời đêm ngàn sao lấp lánh, nụ cười của chú nhóc trong trẻo, tinh khôi thấm vào từng tấc gan tấc ruột của tôi. Những năm tháng sau đó, khi Kháp Na ngày một trưởng thành, tôi không được thấy lại nụ cười vô tư lự thuở ấu thơ ấy nữa.
- Xéo ra ngoài! – Chiếc cốc bay thẳng về phía Kháp Na cùng với tiếng gào thét, quát nạt. – Tên nhãi ranh như ngươi mà đòi ngủ cùng ta ư?
Kháp Na né được chiếc cốc, sợ sệt thu mình sau cánh cửa, cất giọng rụt rè bằng thứ tiếng Mông Cổ lơ lớ:
- Sao chị lại giận dữ như vậy?
Mukaton gầm gừ bật dậy, thẳng tay bứt những chuỗi trân châu gắn trên tóc, vừa giựt vừa ném:
- Sao ta lại giận dữ như vậy? Sao ta lại phải lấy tên nhóc kém cỏi, chỉ biết ôm khư khư con hồ ly đáng ghét? Trong lúc cử hành hôn lễ, ngươi đã gây ra bao trò lố, rồi đây, mỗi lần bước ra khỏi cửa, ta sẽ bị thiên hạ chỉ trỏ, chê cười.
Bà mối muốn giữ Mukaton lại nhưng sức bà không nhằm nhò gì so với Mukaton cao lớn, bà dễ dàng bị gạt sang bên:
- Ta muốn trở thành vợ của một chàng trai dũng mãnh, chứ không phải một thằng nhóc miệng còn hơi sữa
như ngươi!
Kháp Na nước mắt ngắn nước mắt dài, run rẩy, lập bập:
- Nhưng… tôi sẽ lớn kia mà.
- Chờ ngươi thành người lớn thì ta đã già mất rồi, già rồi! Ta có được mấy năm tuổi xuân chứ hả?
Mukaton càng lúc càng nổi trận lôi đình, vung tay giậm chân, vò đầu bứt tóc, ngọc ngà châu báu, đồ trang sức trút xuống theo các động tác cuồng nộ của cô, vung vãi khắp nền nhà.
Kháp Na bật khóc, nước mắt tuôn trào, gào lên nghẹn ngào:
- Tôi có muốn đâu cơ chứ…
- Ngươi còn dám nói à? Ai thèm lấy một tên người Tạng vô danh tiểu tốt như ngươi! Ta đã cầu mong có người đến cướp dâu! Nhưng ai dám cướp cháu gái của Thành Cát Tư Hãn[1]? – Khi nỗi phẫn uất lên đến cực độ, Mukaton bắt đầu chuyển từ gào thét sang gào khóc. – Ôm lấy con hồ ly chết tiệt đó và xéo ra khỏi phòng ta! Sau này, nếu không được ta cho phép, ngươi không được bước chân vào đây nửa bước!
Kháp Na quay lưng chực bước đi nhưng Mukaton đột nhiên chân trần lao ra, lưng tựa vào cửa, nhìn chú nhóc bằng ánh mắt gườm gườm, nghi hoặc:
- Đứng lại! Ngươi định đi đâu?
Kháp Na khựng lại, lấy tay áo quệt nước mắt:
- Tôi đi tìm anh tôi…
- Không được đi! – Mukaton trừng mắt đe nẹt. – Ngươi tưởng ta ngu lắm sao? Ngươi định đi tố tội ta chứ gì?
Kháp Na khóc nấc lên, vẻ mặt khổ sở:
- Nhưng chị bảo tôi ra ngoài kia mà.
Mukaton nghĩ ngợi một lát, lại mở cửa, hung hăng lôi xềnh xệch Kháp Na sang phòng bên cạnh:
- Từ nay ngươi sẽ ngủ ở thư phòng, không được bén mảng đến phòng của ta. Còn nữa, cấm khóc nghe chưa, ngươi mà khóc lóc, ta sẽ đánh đó!
Qua kẽ hở của những ngón tay, Kháp Na trông thấy một bộ mặt dữ tợn, hung hãn, vì quá sợ hãi, chú bé khóc nấc lên. Bỗng bên tai tôi vang lên một tiếng “bốp” chát chúa, Kháp Na sững sờ, gương mặt non nớt của chú bé lập tức in dấu năm ngón tay. Tôi chồm lên, cắn vào cánh tay đang chực giơ lên của Mukaton. Cô ta đau đớn, ra sức vùng vẫy. Tôi không giữ được thăng bằng, bị hất rơi xuống đất, sau khi lăn vài vòng, tôi tiếp tục xông tới, nhưng Kháp Na đã ôm tôi lên, bao bọc tôi trong vòng tay của cậu bé. Mukaton chỉ mặt tôi, nghiến răng chì chiết:
- Ngươi dám trái lời ta, ta sẽ giết chết con hồ ly xấu xa này!
Kháp Na gắng gượng kìm những tiếng nấc nghẹn trong cổ, cúi đầu, thu mình vào một góc, ôm chặt lấy tôi. Mukaton đảo mắt răn đe bà mối và các cô hầu đang run như cầy sấy:
- Còn cả các ngươi nữa, kẻ nào dám tâu với cha và anh trai ta, ta sẽ đánh gãy chân, gãy tay kẻ đó!
Đám người hầu run bắn, cúi đầu không dám ho he.
Nằm trong lòng Kháp Na, tôi ngước nhìn chú nhóc, gương mặt hồng hồng non nớt đã bầm tím bởi cái bạt tai quái ác, lòng quặn thắt. Tôi bực bội với chính mình, thú linh, thú hiếm mà làm gì, trường sinh bất lão, trường sinh bất tử mà làm gì, sống trên đời ngần ấy năm cũng chỉ học được vài thứ tiếng, ba trăm tuổi mà chẳng được cao nhân chỉ đường soi lối nên chẳng học được bất cứ thứ phép thuật gì, chẳng trị nổi đứa con gái nanh ác.
Kháp Na ôm tôi vào lòng và trải qua đêm tân hôn trong thư phòng. Chú nhóc nằm co ro trên giường, nước mắt lưng tròng, khẽ gọi tên những người thân. Tôi nhẹ nhàng liếm gò má sưng đỏ của chú nhóc, nước bọt của tôi có tác dụng chữa sưng tấy rất tốt. Chú nhóc dần hết đau, ôm gọn tôi trong vòng tay, chìm vào giấc ngủ.
Tôi miệt mài liếm khô những vệt nước mắt trên cằm của chú nhóc, khẽ cất tiếng hát bài hát ru đầu tiên mà tôi học được từ con người, bài Nhịp võng đưa.
Năm đó, người cháu nhỏ nhất trong dòng họ của tôi cũng già cả và qua đời, cả gia tộc chỉ còn lại mình tôi. Tôi ngồi cạnh nó, liếm khô giọt nước mắt cuối cùng của nó. Nó chẳng còn đủ sức để cất lên thứ tiếng của loài hồ ly nữa, nhưng tôi có thể đọc thấy trong ánh mắt buồn thảm của nó điều này, rằng giọt nước mắt ấy, nó khóc cho tôi. Hẳn là nó thấy xót cho tôi vì những ngày tháng dằng dặc sau này tôi sẽ phải sống đời cô độc.
Sau khi nó ra đi, tôi cô đơn đến phát điên. Lần đầu tiên tôi xuống núi, vào nhà dân không để trộm gà mà trốn trong một góc khuất, nghe họ trò chuyện. Tuy chưa hiểu tiếng người nhưng với tôi khi ấy, được nghe bất cứ tiếng nói nào cũng là điều tuyệt diệu. Và tôi đã nghe thấy người phụ nữ đu đưa cánh võng, khe khẽ cất lời ru con trẻ, khúc hát ru ấy chính là bài Nhịp võng đưa.
Tôi ghé sát tai Kháp Na, khe khẽ ầu ơ, hệt như người mẹ hiền từ ru con bên cánh võng năm xưa.
“Ầu ơ, ầu ơ, nhịp võng ru
Ngủ ngoan con yêu, tay mẹ đưa
Mai sau khôn lớn con hãy nhớ
Tình mẹ ngày đêm vẫn đợi chờ.”
Chú nhóc khẽ xoay người, chiếc lưỡi hồng hồng liếm láp làn môi đỏ như son, khóe miệng uốn lên thành vành cong đáng yêu.
Hôm sau, lúc tỉnh dậy, việc đầu tiên chú nhóc làm là ôm tôi vào lòng, hoan hỉ kể:
- Tiểu Lam à, đêm qua ta được gặp mẹ trong mơ đấy. Mẹ đã hát cho ta nghe, giọng hát ngọt ngào như cô tiên vậy. Mẹ còn thơm vào má ta nữa…
Tôi liếm chiếc má bầu bĩnh của Kháp Na, khẽ kêu để chia sẻ niềm vui với chú nhóc.
Chàng trai trẻ lắc đầu:
- Hôn lễ này chẳng khác nào một vở bi hài kịch. Kháp Na kết hôn với người con gái ghê gớm đó, sau này chắc rất khốn khổ.
- Khi ấy tôi cũng nghĩ rằng Mukaton là kẻ kiêu căng, ngạo mạn, hung hãn, tàn bạo, nhưng nhiều năm sau, tôi bắt đầu hiểu cô ấy. Thực ra, cô ấy cũng rất đáng thương, giống như Kháp Na, cô ấy chỉ là vật hy sinh trong cuộc hôn nhân vì mục đích chính trị này. – Tôi thở dài, tiếp thêm củi vào lò than. – Nhiều năm sau đó, Kháp Na vẫn tiếp tục ngủ trong thư phòng. Sống trong hoàn cảnh xa lạ, chú nhóc dần trưởng thành, chín chắn hơn, cũng đáng thương hơn. Tuy rất sợ Mukaton nhưng chú nhóc vẫn làm ra vẻ thuận hòa, vui vẻ, không bao giờ than thở với bác và anh trai. Thời gian đầu, chú nhóc không thích mặc chiếc áo dài thùng thình của người Mông Cổ, không quen đồ ăn Mông Cổ, chật vật khi học tiếng Mông Cổ, nhưng dần dà, chú nhóc đã học cách thích nghi.
Chàng trai trẻ quay đầu lại, nhìn tôi:
- Tôi cứ băn khoăn mãi về điều này, vì sao đại sư Ban Trí Đạt quyết tâm đưa anh em Bát Tư Ba đi cùng trên chặng đường dài đầy gian nan ấy? Bát Tư Ba khi đó mới mười tuổi và Kháp Na mới sáu tuổi. Dắt díu theo hai chú nhóc trải nghìn dặm đường, vượt qua cao nguyên Thanh Tạng quanh năm tuyết phủ, dù là ở thời hiện đại cũng cực kỳ gian khổ, chứ đừng nói vào thời đó, điều kiện đường sá và ăn ở vô cùng thiếu thốn.
Tôi thở dài:
- Thực ra, khi đó trong nội bộ phái Sakya, không ít người lên tiếng phản đối việc đại sư Ban Trí Đạt đưa hai chú bé đi cùng, họ lo ngại trên đường gặp bất trắc. Nhưng đại sư Ban Trí Đạt làm vậy là có lý do. Nếu để hai anh em Bát Tư Ba ở lại Sakya, e rằng tính mạng của họ khó được bảo toàn.
Chàng trai trẻ tròn mắt:
- Sao… sao lại như vậy? Lẽ nào…
=== ====== ====== ====== ====== =========
[1] Trong tiếng Mông Cổ thì Thành Cát Tư Hãn có nghĩa là vua của cả thế giới. (DG)
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook