Đưa Tôi Đi Ngắm Mùa Đông
-
Chương 3: Chạm vào quá khứ
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tôi là một người đàn ông, người yêu của tôi cũng sẽ là một người đàn ông. Và, tôi gọi đó là một phép màu.
Có một ngày, Hải hỏi tôi “Bảo bối, mấy năm qua cậu sống như thế nào?”
Sống như thế nào? Tôi còn có thể sống như thế nào? Tôi im lặng.
—————–
Tôi không hề nghĩ rằng có ngày Hải sẽ tới tìm tôi, nhiều năm đã qua, có lúc tôi nghĩ tất cả mọi thứ đều đã chìm dần vào trong quên lãng. Không thể ngờ rằng Hải vẫn nhớ rõ điều mà cậu ta từng nói với tôi trước đây. Khi rời khỏi Thâm Quyến, Hải nắm lấy tay tôi và nói “Tiểu Thất, năm cậu hai mốt tuổi, tôi sẽ tới tìm cậu, hãy chờ tôi!”
Từ biệt mới đó mà đã ba năm trôi qua, tôi đã tròn hai mươi mốt tuổi và Hải thật sự đã tìm tới tôi. Gặp lại cậu, tôi rất vui mừng vì dù gì đi nữa, cậu ta cũng là một trong số rất ít bạn bè mà tôi có. Nhưng nhìn thấy Hải, rất nhiều chuyện mà bình thường tôi luôn cố gắng trốn tránh lại hiện lên rõ ràng trong đầu làm cho tôi không thể nào vơi đi sầu não.
Lúc ra nhà ga đón Hải, cậu ta ôm chầm lấy cổ của tôi như sợ nếu lỡ bỏ tay ra thì tôi sẽ bốc hơi ngay trước mắt. Hải còn vuốt nhẹ mái tóc của tôi, thì thầm bên tai “Bảo bối, dạo này cậu có khỏe không?”
Hai tiếng “Bảo bối” này làm cõi lòng tôi tan nát. Nó làm cho tôi nhớ lại khoảng thời gian ba năm về trước khi còn ở Thâm Quyến. Khi đó, tôi làm bồi bàn ở vũ trường Working, còn Vũ và Hải là hai vũ công chuyên nghiệp có tiếng tại đó, cả hai đều có khuôn mặt ưa nhìn và những bước nhảy điệu nghệ làm say mê bao lượt khách tới đó. Ba chúng tôi đều là những chàng trai mới lớn buộc phải rơi vào cảnh phong trần nhơ nhớp vì thế ba người luôn cố gắng nương tựa vào nhau mà sống, cố gắng tỉnh táo trước những cám dỗ phải đối mặt mỗi ngày.
Vũ luôn gọi tôi là “Bảo bối”, Hải cũng gọi tôi như vậy. Ở những năm tháng gian khổ đó, hai người họ chính là những chỗ dựa tinh thần vô cùng vững chắc, thậm chí còn trở thành động lực cho cuộc sống của tôi. Điểm khác biệt duy nhất giữa Vũ và Hải đối với tôi chính là tôi yêu Vũ, còn Hải, tôi chỉ xem cậu như là một người anh trai.
Tôi đang gần sát bên Hải, và còn có thể chạm vào khuôn mặt cậu ấy. Thời gian có vẻ không hề bạc đãi cậu, Hải vẫn trẻ trung, hấp dẫn như ngày nào, đôi mắt lam to tròn vẫn có thể khiến cho người đối diện phải đảo điên. Chỉ có một thay đổi nhỏ, Hải đã trưởng thành hơn trước, không còn là một cậu thiếu niên bốc đồng nữa. Hải bây giờ, chính là Hải mà tôi luôn mong đợi.
Nghĩ ngợi vẩn vơ một chút, nước mắt rơi xuống tự bao giờ. Hải cũng không khác gì tôi. Những giọt nước mắt này, không biết là do vui mừng gặp lại bạn cũ hay là cảm hoài chuyện xưa bi thiết? Tôi không biết và cũng không thèm quan tâm. Tôi chỉ biết, hiện giờ, Hải đã tới đây rồi, chí ít thì khoảng thời gian sắp tới sẽ không còn cô độc nữa, tôi sẽ có cậu làm bạn.
Tôi lấy tay lau mặt rồi nhẹ nhàng vuốt ve khuôn mặt quen thuộc kia “Anh trai ngốc, mới gặp mà đã khóc rồi, khó coi chết đi được. Nào, cười lên đi, tôi thích nhất là nhìn thấy cậu cười đấy.”
Hải nín khóc, nắm chặt lấy tay tôi “Bảo bối, tôi thật sự rất nhớ cậu.”
Tôi không nói thêm gì nữa, đưa cậu ra ngoài, gọi một chiếc taxi. Tôi sợ nếu còn nói thêm câu gì nữa thì tôi sẽ khóc òa ra đây mất. Hải cũng biết vậy nên im lặng đi theo tôi, dọc đường đi, cậu ta nắm tay tôi rất chặt, không buông ra một giây phút nào.
Tôi thuê một căn phòng nhỏ ở gần trường cho Hải ở tạm. Tôi nghĩ cậu đã lặn lội tới đây nên tôi muốn Hải ở lại lâu một chút. Tôi cần Hải giúp làm lành vết thương tâm lý nơi tôi. Thuê khách sạn khá bất tiện, chi phí cũng không phải rẻ, chi bằng thuê luôn một căn phòng sẽ thiết thực hơn.
Ban ngày tôi đi học, tối lại về ở cùng Hải, nấu cơm cho cậu, cũng có khi chúng tôi đi ra ngoài ăn. Tôi dẫn cậu đi tới khu phố đêm nổi tiếng nhất trong thành phố này ăn món mì cay sè đầy ớt đỏ rồi thì ăn sủi cảo vùng Đông Bắc. Có khi đưa Hải đi ngắm cảnh đêm bên bờ hồ, thăm quan triển lãm thi họa. Nói tóm lại là ở thành phố này, có món ăn nào nhiều người biết tôi đều cho cậu thưởng thức qua; có địa danh nào được xưng tụng là danh lam thắng cảnh tôi đều đưa Hải tới một lần.
Tôi biết, Hải rất vui vẻ, kỳ thật, tôi còn là người vui vẻ hơn. Mấy ngày nay có cậu làm bạn bên người tôi mới có cảm giác rằng mình còn sống, rằng bản thân vẫn còn biết thế nào là vui vẻ.
…………………
Có một ngày, Hải hỏi tôi “Bảo bối, mấy năm qua cậu sống như thế nào?”
Sống như thế nào? Tôi còn có thể sống như thế nào? Tôi im lặng.
Sau khi Vũ qua đời, tôi đi khỏi Thâm Quyến. Về quê, cha dượng đã bị đột quỵ nằm một chỗ trên giường, không còn dáng vẻ hung tợn đuổi tôi ra khỏi nhà như năm xưa nữa vì thế mẹ mới dám đưa tôi về nơi gọi là nhà đó.
Mẹ tôi là một người phụ nữ yếu đuối, trải qua nhiều sóng gió thăng trầm của cuộc đời cộng thêm một đoạn thời gian mà bà tự cho là mình đã phí hoài nó thì càng về sau, mẹ càng trở nên nhẫn nhịn nhiều hơn. Bà luôn hy vọng tôi có thể ở lại đó, làm một công việc nho nhỏ để giúp bà chống đỡ cái gia đình nhỏ bé sắp lụy tàn của bà.
Từ trước tới giờ tôi chưa từng là một đứa con hiếu thuận, lúc nào cũng chỉ muốn làm theo ý mình. Hơn nữa, sau nhiều năm sống một mình ở ngoài, tôi đã không còn thích cái không khí hòa thuận hay đầm ấm gì đó mà người ta hay nói khi nhắc tới một gia đình. Tôi đưa cho bà hai mươi vạn.
Tôi biết rằng mẹ có rất nhiều gánh nặng, phải chăm sóc cho cha dượng nằm suốt ngày trên giường, ăn uống nghỉ ngơi tại chỗ, lại còn cả Tiểu Tuấn vẫn đang học phổ thông. Đó là hai người quan trọng nhất trong cuộc đời của bà. Tâm tôi sớm nát vụn, chẳng còn đủ cả tình thương và trách nhiệm để đi gánh vác cái gì. Những chuyện mà tôi có thể làm, chỉ dừng lại ở việc đưa cho bà một số tiền mà thôi.
Mẹ nhận tiền, không nói lời nào, có lẽ bà biết không thể nào giữ chân tôi được. Từ cái ngày mà bà quyết định đi thêm bước nữa, bà đã mất đi đứa con này. Tuy rằng chúng tôi vẫn có sự quan tâm nhất định tới nhau, nhưng mấy năm qua, chính chút tình thương còn sót lại đó lại làm cho hai mẹ con tôi cảm thấy đau đớn. Vết thương lòng sâu dần lên, khó có thể vãn hồi.
Chỉ mấy ngày sau, mẹ tôi dùng số tiền đó để mở một tiệm may nhỏ. Thấy bà vui vẻ, tôi biết niềm hy vọng của bà giờ đây đặt hết cả vào trong cái cửa hiệu be bé này. Bà muốn kiếm được thật nhiều tiền để chữa bệnh cho dượng, nuôi Tiểu Tuấn tiếp tục ăn học. Tôi cũng biết rằng, từ trước cho tới nay tôi chưa từng có mặt trong bất cứ dự định nào của bà. Tôi vốn là một kẻ dư thừa, nên biến đi cho khuất mắt mới phải.
Tôi không ở trong ngôi nhà đó một ngày nào vì không quen sống chung với họ, chỉ thuê tạm một căn phòng gần đó, vài ngày lại tới thăm hỏi một lần, nhìn thấy cuộc sống của họ cũng ổn, có lẽ tôi có thể yên tâm được rồi.
Một thời gian sau tôi quyết định bắt đầu đi học lại. Tôi đã hứa với Vũ là sẽ sống cho thật tốt, và chuyện đầu tiên mà tôi làm để thực hiện lời hứa đó chính là biến giấc mơ học đại học của hai đứa chúng tôi trở thành hiện thực, dù bây giờ chỉ còn một mình tôi lẻ bóng trên con đường đó. Năm sau, tôi thi đỗ vào trường đại học mà tôi đang học, chẳng phải là một trường danh tiếng nhưng ít ra tôi cũng được học hệ chính quy, với tôi, như thế đã đủ lắm rồi.
Hai năm nay tôi vẫn quanh quẩn trong thành phố này, mỗi ngày đi học, mỗi ngày đều cố gắng cảm nhận cuộc sống xung quanh. Tôi không về nhà trong khoảng thời gian đó, cả khi cha dượng mất cũng không dù nơi tôi ở cũng khá gần nhà, nếu ngồi xe thì chỉ mất khoảng hai tiếng đồng hồ. Nhưng có lẽ nơi đó không thể xem như nhà của tôi được, sự xuất hiện của tôi chỉ làm cho mọi người ở đó cảm thấy phiền toái.
Tiểu Tuấn có ghé qua đây thăm tôi vài lần. Thằng bé được tôi bế ẵm ngày nào giờ đây cũng đã tới tuổi trưởng thành, và theo lẽ thường, khoảng cách giữa chúng tôi mỗi lúc một xa hơn.
Tôi rất nhớ những ngày khi còn bé, nhớ khi Tiểu Tuấn tựa vào lồng ngực tôi, làm nũng, nài nỉ tôi mua cho nó một viên kẹo đường. Nhớ cả khi nó làm vỡ bình hoa nhưng sợ không dám nhận cuối cùng tôi đứng ra nhận lỗi thay nó. Nhớ lúc tôi bị đuổi ra khỏi nhà, nó khóc ròng, chạy theo nắm lấy tay tôi không buông. Từ nhỏ tới lớn, tôi vẫn luôn quý nó, chiều chuộng nó. Nhưng bây giờ, tôi biết rằng, những ngày như vậy, sẽ không bao giờ có thể quay lại được nữa.
Tuy rằng chúng tôi vẫn yêu thương nhau, vẫn có mối quan hệ huyết thống ràng buộc với nhau. Nhưng có một bức tường vô hình, càng lúc càng lớn dần lên, lớn mãi, lớn mãi, đẩy chúng tôi ra khỏi cuộc đời nhau.
Nhìn khuôn mặt cứng cỏi của nó, tôi cảm thán thời gian trôi qua thật nhanh. Có lẽ ngày mai, chỉ ngày mai thôi, nó sẽ lớn, sẽ trổ mã trở thành một người đàn ông tuấn tú giữa biển người chốn hồng trần thế tục. Nó sẽ sử dụng nhiệt huyết thanh xuân để đi kiến tạo một khoảng trời riêng cho mình.
Tôi thầm chúc phúc cho Tiểu Tuấn, cũng thầm hứa với lòng mình, tôi muốn nó sống thật vui vẻ, hạnh phúc hay ít nhất, sẽ không bao giờ để cho nó phải đi trên con đường mà tôi đã từng đi.
Tiểu Tuấn là đứa hiểu chuyện, nó biết từ nhỏ tôi đã phải chịu đựng những gì nên chưa bao giờ nó oán trách sự lạnh lùng của tôi. Lần nào gặp nó cũng vuốt khuôn mặt của tôi, đau lòng “Anh, hứa với em, anh phải biết quý trọng bản thân mình.”
Và cứ mỗi lần như thế, nước mắt của tôi lại tuôn trào như lũ về vỡ đê.
………
Cuộc sống mấy năm qua của tôi chính là như vậy. Bình thản, cô độc. Nghe tôi nói xong, có giọt nước rơi từ mắt Hải xuống bàn tay tôi. Rất nóng.
Cậu dằn lòng ôm lấy tôi “Bảo bối, cậu thật khổ.”
Hải biết tôi còn che dấu thứ gì đó. Đấy chính là tưởng niệm âm thầm của riêng tôi dành cho Vũ, thứ đã hút cạn cả sinh lực của tôi suốt ba năm qua.
Tôi là một người đàn ông, người yêu của tôi cũng sẽ là một người đàn ông. Và, tôi gọi đó là một phép màu.
Có một ngày, Hải hỏi tôi “Bảo bối, mấy năm qua cậu sống như thế nào?”
Sống như thế nào? Tôi còn có thể sống như thế nào? Tôi im lặng.
—————–
Tôi không hề nghĩ rằng có ngày Hải sẽ tới tìm tôi, nhiều năm đã qua, có lúc tôi nghĩ tất cả mọi thứ đều đã chìm dần vào trong quên lãng. Không thể ngờ rằng Hải vẫn nhớ rõ điều mà cậu ta từng nói với tôi trước đây. Khi rời khỏi Thâm Quyến, Hải nắm lấy tay tôi và nói “Tiểu Thất, năm cậu hai mốt tuổi, tôi sẽ tới tìm cậu, hãy chờ tôi!”
Từ biệt mới đó mà đã ba năm trôi qua, tôi đã tròn hai mươi mốt tuổi và Hải thật sự đã tìm tới tôi. Gặp lại cậu, tôi rất vui mừng vì dù gì đi nữa, cậu ta cũng là một trong số rất ít bạn bè mà tôi có. Nhưng nhìn thấy Hải, rất nhiều chuyện mà bình thường tôi luôn cố gắng trốn tránh lại hiện lên rõ ràng trong đầu làm cho tôi không thể nào vơi đi sầu não.
Lúc ra nhà ga đón Hải, cậu ta ôm chầm lấy cổ của tôi như sợ nếu lỡ bỏ tay ra thì tôi sẽ bốc hơi ngay trước mắt. Hải còn vuốt nhẹ mái tóc của tôi, thì thầm bên tai “Bảo bối, dạo này cậu có khỏe không?”
Hai tiếng “Bảo bối” này làm cõi lòng tôi tan nát. Nó làm cho tôi nhớ lại khoảng thời gian ba năm về trước khi còn ở Thâm Quyến. Khi đó, tôi làm bồi bàn ở vũ trường Working, còn Vũ và Hải là hai vũ công chuyên nghiệp có tiếng tại đó, cả hai đều có khuôn mặt ưa nhìn và những bước nhảy điệu nghệ làm say mê bao lượt khách tới đó. Ba chúng tôi đều là những chàng trai mới lớn buộc phải rơi vào cảnh phong trần nhơ nhớp vì thế ba người luôn cố gắng nương tựa vào nhau mà sống, cố gắng tỉnh táo trước những cám dỗ phải đối mặt mỗi ngày.
Vũ luôn gọi tôi là “Bảo bối”, Hải cũng gọi tôi như vậy. Ở những năm tháng gian khổ đó, hai người họ chính là những chỗ dựa tinh thần vô cùng vững chắc, thậm chí còn trở thành động lực cho cuộc sống của tôi. Điểm khác biệt duy nhất giữa Vũ và Hải đối với tôi chính là tôi yêu Vũ, còn Hải, tôi chỉ xem cậu như là một người anh trai.
Tôi đang gần sát bên Hải, và còn có thể chạm vào khuôn mặt cậu ấy. Thời gian có vẻ không hề bạc đãi cậu, Hải vẫn trẻ trung, hấp dẫn như ngày nào, đôi mắt lam to tròn vẫn có thể khiến cho người đối diện phải đảo điên. Chỉ có một thay đổi nhỏ, Hải đã trưởng thành hơn trước, không còn là một cậu thiếu niên bốc đồng nữa. Hải bây giờ, chính là Hải mà tôi luôn mong đợi.
Nghĩ ngợi vẩn vơ một chút, nước mắt rơi xuống tự bao giờ. Hải cũng không khác gì tôi. Những giọt nước mắt này, không biết là do vui mừng gặp lại bạn cũ hay là cảm hoài chuyện xưa bi thiết? Tôi không biết và cũng không thèm quan tâm. Tôi chỉ biết, hiện giờ, Hải đã tới đây rồi, chí ít thì khoảng thời gian sắp tới sẽ không còn cô độc nữa, tôi sẽ có cậu làm bạn.
Tôi lấy tay lau mặt rồi nhẹ nhàng vuốt ve khuôn mặt quen thuộc kia “Anh trai ngốc, mới gặp mà đã khóc rồi, khó coi chết đi được. Nào, cười lên đi, tôi thích nhất là nhìn thấy cậu cười đấy.”
Hải nín khóc, nắm chặt lấy tay tôi “Bảo bối, tôi thật sự rất nhớ cậu.”
Tôi không nói thêm gì nữa, đưa cậu ra ngoài, gọi một chiếc taxi. Tôi sợ nếu còn nói thêm câu gì nữa thì tôi sẽ khóc òa ra đây mất. Hải cũng biết vậy nên im lặng đi theo tôi, dọc đường đi, cậu ta nắm tay tôi rất chặt, không buông ra một giây phút nào.
Tôi thuê một căn phòng nhỏ ở gần trường cho Hải ở tạm. Tôi nghĩ cậu đã lặn lội tới đây nên tôi muốn Hải ở lại lâu một chút. Tôi cần Hải giúp làm lành vết thương tâm lý nơi tôi. Thuê khách sạn khá bất tiện, chi phí cũng không phải rẻ, chi bằng thuê luôn một căn phòng sẽ thiết thực hơn.
Ban ngày tôi đi học, tối lại về ở cùng Hải, nấu cơm cho cậu, cũng có khi chúng tôi đi ra ngoài ăn. Tôi dẫn cậu đi tới khu phố đêm nổi tiếng nhất trong thành phố này ăn món mì cay sè đầy ớt đỏ rồi thì ăn sủi cảo vùng Đông Bắc. Có khi đưa Hải đi ngắm cảnh đêm bên bờ hồ, thăm quan triển lãm thi họa. Nói tóm lại là ở thành phố này, có món ăn nào nhiều người biết tôi đều cho cậu thưởng thức qua; có địa danh nào được xưng tụng là danh lam thắng cảnh tôi đều đưa Hải tới một lần.
Tôi biết, Hải rất vui vẻ, kỳ thật, tôi còn là người vui vẻ hơn. Mấy ngày nay có cậu làm bạn bên người tôi mới có cảm giác rằng mình còn sống, rằng bản thân vẫn còn biết thế nào là vui vẻ.
…………………
Có một ngày, Hải hỏi tôi “Bảo bối, mấy năm qua cậu sống như thế nào?”
Sống như thế nào? Tôi còn có thể sống như thế nào? Tôi im lặng.
Sau khi Vũ qua đời, tôi đi khỏi Thâm Quyến. Về quê, cha dượng đã bị đột quỵ nằm một chỗ trên giường, không còn dáng vẻ hung tợn đuổi tôi ra khỏi nhà như năm xưa nữa vì thế mẹ mới dám đưa tôi về nơi gọi là nhà đó.
Mẹ tôi là một người phụ nữ yếu đuối, trải qua nhiều sóng gió thăng trầm của cuộc đời cộng thêm một đoạn thời gian mà bà tự cho là mình đã phí hoài nó thì càng về sau, mẹ càng trở nên nhẫn nhịn nhiều hơn. Bà luôn hy vọng tôi có thể ở lại đó, làm một công việc nho nhỏ để giúp bà chống đỡ cái gia đình nhỏ bé sắp lụy tàn của bà.
Từ trước tới giờ tôi chưa từng là một đứa con hiếu thuận, lúc nào cũng chỉ muốn làm theo ý mình. Hơn nữa, sau nhiều năm sống một mình ở ngoài, tôi đã không còn thích cái không khí hòa thuận hay đầm ấm gì đó mà người ta hay nói khi nhắc tới một gia đình. Tôi đưa cho bà hai mươi vạn.
Tôi biết rằng mẹ có rất nhiều gánh nặng, phải chăm sóc cho cha dượng nằm suốt ngày trên giường, ăn uống nghỉ ngơi tại chỗ, lại còn cả Tiểu Tuấn vẫn đang học phổ thông. Đó là hai người quan trọng nhất trong cuộc đời của bà. Tâm tôi sớm nát vụn, chẳng còn đủ cả tình thương và trách nhiệm để đi gánh vác cái gì. Những chuyện mà tôi có thể làm, chỉ dừng lại ở việc đưa cho bà một số tiền mà thôi.
Mẹ nhận tiền, không nói lời nào, có lẽ bà biết không thể nào giữ chân tôi được. Từ cái ngày mà bà quyết định đi thêm bước nữa, bà đã mất đi đứa con này. Tuy rằng chúng tôi vẫn có sự quan tâm nhất định tới nhau, nhưng mấy năm qua, chính chút tình thương còn sót lại đó lại làm cho hai mẹ con tôi cảm thấy đau đớn. Vết thương lòng sâu dần lên, khó có thể vãn hồi.
Chỉ mấy ngày sau, mẹ tôi dùng số tiền đó để mở một tiệm may nhỏ. Thấy bà vui vẻ, tôi biết niềm hy vọng của bà giờ đây đặt hết cả vào trong cái cửa hiệu be bé này. Bà muốn kiếm được thật nhiều tiền để chữa bệnh cho dượng, nuôi Tiểu Tuấn tiếp tục ăn học. Tôi cũng biết rằng, từ trước cho tới nay tôi chưa từng có mặt trong bất cứ dự định nào của bà. Tôi vốn là một kẻ dư thừa, nên biến đi cho khuất mắt mới phải.
Tôi không ở trong ngôi nhà đó một ngày nào vì không quen sống chung với họ, chỉ thuê tạm một căn phòng gần đó, vài ngày lại tới thăm hỏi một lần, nhìn thấy cuộc sống của họ cũng ổn, có lẽ tôi có thể yên tâm được rồi.
Một thời gian sau tôi quyết định bắt đầu đi học lại. Tôi đã hứa với Vũ là sẽ sống cho thật tốt, và chuyện đầu tiên mà tôi làm để thực hiện lời hứa đó chính là biến giấc mơ học đại học của hai đứa chúng tôi trở thành hiện thực, dù bây giờ chỉ còn một mình tôi lẻ bóng trên con đường đó. Năm sau, tôi thi đỗ vào trường đại học mà tôi đang học, chẳng phải là một trường danh tiếng nhưng ít ra tôi cũng được học hệ chính quy, với tôi, như thế đã đủ lắm rồi.
Hai năm nay tôi vẫn quanh quẩn trong thành phố này, mỗi ngày đi học, mỗi ngày đều cố gắng cảm nhận cuộc sống xung quanh. Tôi không về nhà trong khoảng thời gian đó, cả khi cha dượng mất cũng không dù nơi tôi ở cũng khá gần nhà, nếu ngồi xe thì chỉ mất khoảng hai tiếng đồng hồ. Nhưng có lẽ nơi đó không thể xem như nhà của tôi được, sự xuất hiện của tôi chỉ làm cho mọi người ở đó cảm thấy phiền toái.
Tiểu Tuấn có ghé qua đây thăm tôi vài lần. Thằng bé được tôi bế ẵm ngày nào giờ đây cũng đã tới tuổi trưởng thành, và theo lẽ thường, khoảng cách giữa chúng tôi mỗi lúc một xa hơn.
Tôi rất nhớ những ngày khi còn bé, nhớ khi Tiểu Tuấn tựa vào lồng ngực tôi, làm nũng, nài nỉ tôi mua cho nó một viên kẹo đường. Nhớ cả khi nó làm vỡ bình hoa nhưng sợ không dám nhận cuối cùng tôi đứng ra nhận lỗi thay nó. Nhớ lúc tôi bị đuổi ra khỏi nhà, nó khóc ròng, chạy theo nắm lấy tay tôi không buông. Từ nhỏ tới lớn, tôi vẫn luôn quý nó, chiều chuộng nó. Nhưng bây giờ, tôi biết rằng, những ngày như vậy, sẽ không bao giờ có thể quay lại được nữa.
Tuy rằng chúng tôi vẫn yêu thương nhau, vẫn có mối quan hệ huyết thống ràng buộc với nhau. Nhưng có một bức tường vô hình, càng lúc càng lớn dần lên, lớn mãi, lớn mãi, đẩy chúng tôi ra khỏi cuộc đời nhau.
Nhìn khuôn mặt cứng cỏi của nó, tôi cảm thán thời gian trôi qua thật nhanh. Có lẽ ngày mai, chỉ ngày mai thôi, nó sẽ lớn, sẽ trổ mã trở thành một người đàn ông tuấn tú giữa biển người chốn hồng trần thế tục. Nó sẽ sử dụng nhiệt huyết thanh xuân để đi kiến tạo một khoảng trời riêng cho mình.
Tôi thầm chúc phúc cho Tiểu Tuấn, cũng thầm hứa với lòng mình, tôi muốn nó sống thật vui vẻ, hạnh phúc hay ít nhất, sẽ không bao giờ để cho nó phải đi trên con đường mà tôi đã từng đi.
Tiểu Tuấn là đứa hiểu chuyện, nó biết từ nhỏ tôi đã phải chịu đựng những gì nên chưa bao giờ nó oán trách sự lạnh lùng của tôi. Lần nào gặp nó cũng vuốt khuôn mặt của tôi, đau lòng “Anh, hứa với em, anh phải biết quý trọng bản thân mình.”
Và cứ mỗi lần như thế, nước mắt của tôi lại tuôn trào như lũ về vỡ đê.
………
Cuộc sống mấy năm qua của tôi chính là như vậy. Bình thản, cô độc. Nghe tôi nói xong, có giọt nước rơi từ mắt Hải xuống bàn tay tôi. Rất nóng.
Cậu dằn lòng ôm lấy tôi “Bảo bối, cậu thật khổ.”
Hải biết tôi còn che dấu thứ gì đó. Đấy chính là tưởng niệm âm thầm của riêng tôi dành cho Vũ, thứ đã hút cạn cả sinh lực của tôi suốt ba năm qua.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook