Đứa Nhỏ Của Frisco (Frisco's Kid)
-
Chương 3
“A lô?” Frisco khe khé trong điện thoại. Miệng anh khô khốc và đầu nhảy choi choi như thể anh đã bị đập bởi búa tạ. Chiếc đồng hồ báo thức chỉ 9:36, và ánh nắng tuôn tràn dưới mành phòng ngủ. Nó quá chói, như chùm tia la-ze rọi vào đầu óc anh. Anh nhắm mắt lại.
“Alan, em hả?”
Sharon. Là chị gái anh, Sharon.
Frisco lăn người qua, tìm kiếm thứ gì đó, bất cứ thứ gì có thể làm dịu cái miệng khô kinh khủng của anh. Chai uýt-ky trên chiếc bàn cạnh giường vẫn còn khoảng nửa inch chất lỏng màu hổ phách bên trong. Anh với tới, nhưng rồi dừng lại. Không đời nào anh sẽ đâm đầu vào thứ này. Chết tiệt, đó là điều ông già anh đã làm. Ông đã khởi đầu ngày mới bằng một ngụm – và kết thúc nó bằng việc ngã sóng soài, say bí tỉ trên ghế trường kỷ trong phòng khách.
“Chị cần em giúp,” Sharon nói. “Chị cần sự giúp đỡ của em. Bệnh viện quân đội nói là em đã xuất viện và chị không thể tin nổi thời gian của mình lại may mắn đến thế.”
“Giúp đỡ bao nhiêu?” Frisco lẩm bẩm. Chị ấy đang cần tiền. Không phải là lần đầu tiên, và cũng không phải lần cuối cùng. Bà chị Sharon của anh là một người nghiện rượu như cha họ. Chị không thể giữ được việc làm, không thể trả tiền thuê, không thể nuôi dưỡng đứa con gái năm tuổi của mình, Natasha.
Frisco lắc đầu. Anh đã có mặt khi Tasha ra đời, được mang đến thế giới, kết quả của một người cha không danh tính và một người mẹ vô trách nhiệm. Frisco yêu thương chị mình, và anh cũng biết rất rõ rằng Sharon là người vô trách nhiệm. Chị cứ trôi nổi khắp nơi, dạt vào từ việc này đến việc khác, từ thành phố này đến thành phố khác, từ gã này sang gã khác. Có con không khiến cho Sharon định cư ở một nơi nào đó.
Năm năm trước, khi Natasha sinh ra, trước khi chân anh suýt bị thổi tung, Frisco đã là người lạc quan. Nhưng cho dù vậy anh cũng đã không thể hình dung niềm hạnh phúc sẽ có mặt thường xuyên trong tương lai của con bé. Trừ khi Sharon tự mình đối mặt với sự thật rằng chị có vấn đề về rượu, trừ khi chị đồng ý được giúp đỡ, tìm kiếm chỉ dẫn và cuối cùng định cư, anh biết rằng cuộc sống của Natasha bé bỏng sẽ tràn ngập sự hỗn loạn, phá vỡ và thay đổi không ngừng.
Anh đã đúng về chuyện đó.
Trong suốt năm năm qua, Frisco đã gửi tiền cho chị mình mỗi tháng, hết sức hi vọng rằng chị ấy sẽ dùng nó để trả tiền thuê mướn, hi vọng rằng Natasha có một mái nhà trên đầu và đồ ăn ấm bụng.
Thi thoảng Sharon cũng đến thăm anh khi anh ở bệnh viện quân đội. Chị chỉ tới khi cần tiền, và chị không khi nào mang Natasha theo – người duy nhất trên đời Frisco thật sự muốn gặp.
“Lần này là sự giúp đỡ quan trọng,” Sharon nói. Giọng chị vỡ ra. “Coi này, chị đang ở cách chỗ em vài tòa nhà. Chị sẽ sang đó, nhé? Gặp chị ở sân khoảng ba phút thôi. Chị đánh gãy chân, và đang phải chống nạng. Chị không thể leo cầu thang.”
Chị treo máy không cho Frisco cơ hội trả lời. Sharon đánh gãy chân. Tuyệt thật. Tại sao mà những người gặp vận rủi cứ gặp chúng ngày càng tệ hơn? Frisco lăn qua, thả ống nghe lên máy, túm lấy cây ba toong và loạng choạng vào phòng tắm.
Ba phút. Không đủ thời gian để tắm, nhưng trời ơi, anh cần tắm kinh khủng. Frisco mở vòi nước lạnh trong bồn rửa rồi dúi đầu xuống dưới cái vòi và để nước cuốn qua mặt anh.
Chết tiệt, anh không định tiêu diệt nguyên một chai uýt-ky tối qua. Trong suốt năm năm phải ra vào hết bệnh viện lại đến trung tâm phục hồi chức năng, anh chưa bao giờ uống hơn một hoặc hai ly cho những dịp đặc biệt. Thậm chí trước khi bị thương, anh luôn cẩn thận không uống quá nhiều. Vài gã ra ngoài chơi đêm và rồi đâm đầu về nhà với lượng bia và rượu đủ để một con tàu nổi qua. Nhưng Frisco rất hiếm khi làm thế. Anh không muốn như cha và chị gái mình, và anh biết đủ về nó để hiểu rằng nghiện rượu có thể di truyền.
Và đêm qua? Anh không định uống hơn một ly. Chỉ thế thôi. Chỉ thêm một ly để thoát khỏi tình trạng lao đao. Thêm một ly để làm dịu đi cái tát tàn nhẫn của việc anh phải rời khỏi trung tâm trị liệu. Nhưng rồi một ly thành ra hai.
Rồi anh bắt đầu nghĩ về Mia Summerton, ngăn cách với anh chỉ bởi một vách tường mỏng, và hai thành ra ba. Anh có thể nghe thấy âm thanh dàn máy của cô. Cô đang nghe Bonnie Raitt. Đôi lúc, Mia hát theo, giọng nữ cao trong trẻo của cô lấn át giọng trầm khàn của Bonnie. Và sau ba ly, Frisco không tính nữa.
Anh tiếp tục nghe tiếng cười của Mia, vang vọng trong đầu, cái cách cô đã cười với anh ngay trước khi cô vào căn hộ của mình. Đó là kiểu cười mang ý nghĩa. Nó là kiểu cười “điên rồ”, kiểu như, sẽ thật điên rồ trước khi cô hạ cố hết mức để nghĩ về anh lần nữa.
Điều đó thật tốt. Chính xác là điều anh muốn. Phải không nhỉ?
Phải. Frisco té thêm nước lên mặt, ráng thuyết phục mình đó là sự thật. Anh không muốn có vài cô nàng hàng xóm đeo quanh, tặng cho anh những cái nhìn thương hại mắc dịch khi anh khập khiễng lên xuống cầu thang. Anh không cần những gợi ý về việc chuyển xuống một căn hộ tầng trệt tồi tệ như thể anh bị què vậy. Anh không cần những bài thuyết giảng tự cao tự đại về việc chiến tranh không tốt cho trẻ em và những sinh vật sống khác ra sao. Nếu ai đó biết việc ấy, anh chắc chắn là người đó.
Anh đã ở những nơi bom rơi pháo nổ. Và, phải, bom dành cho những mục tiêu quân sự. Nhưng không có nghĩa là nếu một quả bom ngẫu nhiên đi nhầm hướng, nó sẽ không nổ. Thậm chí nếu nó rơi xuống một ngôi nhà, nhà thờ hay trường học, nó sẽ nổ. Bom làm gì có ý thức, làm gì có lòng thương hại. Chúng rơi. Chúng nổ. Chúng giết chóc và phá hủy. Và bất kể người ta cố gắng nhắm trúng mục tiêu thế nào, dân thường vẫn chết.
Nhưng nếu một đội SEAL được gửi tới đó trước khi tấn công không lực trở nên cần thiết, những lính SEAL có thể hoàn tất mọi chuyện tốt hơn với ít thương vong hơn. Một đội bảy người của SEAL như Alpha Squad có thể tiếp cận và xáo trộn hoàn toàn hệ thống thông tin của kẻ địch. Hoặc là họ có thể bắt cóc chỉ huy quân sự phe địch, kiềm chế hỗn loạn và tái khởi động những cuộc đàm phán hòa bình khả dĩ.
Nhưng trong đa số trường hợp, do cấp lãnh đạo cao nhất thất bại trong việc nhận thức tiềm năng đầy đủ của lực lượng SEAL, họ không được sử dụng cho tới khi quá muộn.
Và rồi người dân chết. Trẻ con chết.
Frisco đánh răng và uống thêm nước. Anh lau mặt và khập khiễng trở lại phòng ngủ. Anh kiếm chiếc kính râm chẳng mấy hiệu quả, không che được gò má anh, mặc chiếc áo phông sạch, nhăn nhó bởi ánh mặt trời chói lọi, anh bước ra ngoài.
Người phụ nữ đứng trên sân bật khóc.
Giật mình, Mia nhìn lên từ khu vườn của cô. Cô đã trông thấy người phụ nữ đi vào – một người phụ nữ tóc vàng ăn mặc luộm thuộm như thể không thèm ngó, chống nạng, vụng về cầm một va li, và một cô bé tóc đỏ còn rất nhỏ, rất khiếp đảm theo sau.
Mia nhìn theo ánh mắt của người phụ nữ đang nức nở và nhìn thấy Đại úy Fransico đang đi xuống cầu thang một cách đau đớn. Oa, trông anh thật kinh khủng. Da anh tái xám, và anh đang nheo mắt như thể bầu trời California xanh rạng rỡ và ánh nắng tươi tắn là trò quái chiêu của quỷ dữ. Anh không cạo râu, và đống lởm chởm trên khuôn mặt khiến cho anh trông như vừa tỉnh dậy từ một chiếc ghế dài trong công viên. Chiếc áo phông của anh trông sạch sẽ, nhưng cái quần sooc giống hệt cái anh mặc tối qua. Rõ ràng là anh đi ngủ vẫn mặc nguyên thế.
Hiển nhiên là anh đã có “một” ly tối qua, và khá chắc chắn là sau đấy còn thêm nữa.
Tuyệt. Mia ép sự chú ý của mình trở lại nơi những bông hoa cô đang chăm sóc. Cô đã được thuyết phục không chút hồ nghi rằng Đại úy Alan Francisco thậm chí không phải là loại người cô muốn kết bạn. Anh thô lỗ, quạu cọ và có thể nguy hiểm. Và giờ đây cô biết rằng anh cũng uống nhiều nữa.
Không, kể từ lúc này cô sẽ lờ đi căn hộ 2C. Cô sẽ giả vờ là chủ nhân của nó vẫn ở ngoài thành phố.
Người phụ nữ tóc vàng thả rơi cây nạng của mình và vòng tay quanh cổ Francisco. “Xin lỗi,” cô ta nói. “Xin lỗi.”
Người lính SEAL dẫn cô ta tới chỗ chiếc ghế dài nằm đối diện mảnh vườn nhỏ của Mia. Giọng anh vẫn nghe rõ qua sân – cô không thể không nghe thấy, kể cả khi cô cố gắng đến tuyệt vọng để tập trung vào việc của mình.
“Kể từ đầu,” anh nói, nắm tay người phụ nữ. “Sharon, nói xem chuyện gì đã xảy ra. Từ đầu.”
“Chị đâm vỡ tan tành cái xe,” người phụ nữ tóc vàng – Sharon – nói, và lại bắt đầu khóc.
“Lúc nào?” Francisco kiên nhẫn hỏi.
“Hôm kia.”
“Đó là lúc chị gãy chân?”
Cô gật đầu. Phải.
“Có ai khác bị thương không?”
Giọng cô ta run run. “Người lái xe kia vẫn ở trong viện. Nếu ông ta chết, chị sẽ bị buộc tội ngộ sát.”
Francisco chửi thề. “Shar, nếu ông ta chết, ông ta sẽ chết. Như thế sẽ đỡ tệ hơn một chút so với nơi chị sẽ ở, chị không nghĩ vậy sao?”
Mái tóc vàng cúi xuống, Sharon gật đầu.
“Chị là trường hợp DUI.” Đó không phải là câu hỏi, nhưng cô ta cũng gật đầu. (DUI – driving under the influence). Lái xe khi say.
Một cái bóng đổ xuống trên những bông hoa, Mia nhìn lên và thấy cô bé tóc đỏ đang đứng cạnh mình.
“Chào cháu,” Mia nói.
Con bé mới khoảng năm tuổi. Lứa tuổi mẫu giáo. Con bé có mái tóc màu dâu tây tuyệt vời với những lọn ngang ngạnh ôm quanh khuôn mặt. Gương mặt được bao phủ bởi những nốt tàn nhang, và đôi mắt con bé có sắc thái tinh khiết của màu xanh thẫm y hệt đôi mắt của Alan Francisco.
Đây hẳn phải là con gái anh. Ánh mắt Mia quay trở lại với cô nàng tóc vàng. Điều đó có nghĩa Sharon là… vợ anh? Vợ cũ? Bạn gái?
Có sao đâu. Sao cô lại quan tâm nếu Alan Francisco có cả tá vợ?
Cô bé tóc đỏ nói. “Cháu có một khu vườn ở nhà. Ở vùng đất cổ.”
“Vùng đất cổ là nơi nào?” Mia hỏi với một nụ cười. Trẻ con tuổi mẫu giáo thật là tuyệt vời.
“Nước Nga,” cô bé nói, hết sức nghiêm túc. “Người cha thật của cháu là hoàng tử Nga.”
Cha thật của con bé, ồ? Mia không thể đổ tội cho con bé về việc tạo nên một gia đình hư cấu. Với một người mẹ bị buộc tội lái xe trong khi say rượu và một người cha cũng chỉ kém một hai bước phía sau… Mia có thể hiểu lợi ích khi có một thế giới tưởng tượng để trốn thoát, một nơi tràn đầy những lâu đài với hoàng tử và những khu vườn xinh đẹp.
“Cháu có muốn giúp cô làm cỏ không?” Mia hỏi.
Cô bé liếc nhìn mẹ.
“Điểm cốt yếu là chị không có lựa chọn khác,” Sharon đang nói với Alan Francisco qua làn nước mắt. “Nếu chị tự nguyện tham gia chương trình cai nghiện, chị sẽ có vài lợi điểm với vị thẩm phán sẽ xem xét trường hợp của chị. Nhưng chị cần tìm một nơi ở cho Natasha.”
“Không đời nào,” người Đại úy Hải quân nói, lắc đầu. “Tôi xin lỗi. Không đời nào tôi có thể giữ con bé.”
“Alan, làm ơn, cậu phải giúp tôi gỡ vụ này!”
Giọng anh to hơn. “Tôi thì biết gì về chăm sóc trẻ con?”
“Con bé ngoan lắm,” Sharon nài nỉ. “Con bé sẽ không nghịch phá.”
“Tôi không muốn con bé.” Francisco hạ giọng, nhưng nó vẫn đến chỗ Mia rõ ràng. Và tới chỗ con bé – Natasha.
Trái tim Mia thổn thức vì đứa trẻ. Thật là một điều kinh khủng khi nghe thấy: Người cha của chính mình không muốn mình.
“Cô là cô giáo,” Mia bảo con bé, hi vọng rằng nó sẽ không phải nghe đến hết cuộc nói chuyện căng thẳng của cha mẹ mình. “Cô dạy các anh chị lớn hơn cháu – các anh chị cấp ba.”
Natasha gật đầu, vẻ mặt con bé rất tập trung khi nó bắt chước Mia và nhẹ nhàng kéo đám cỏ dại khỏi lớp đất mềm.
“Tôi sẽ phải tới trung tâm trong một giờ nữa,” Sharon nói. “Nếu cậu không giữ nó, nó sẽ phải ở trại bảo trợ của bang – nó sẽ phải đi làm con nuôi, Alan.”
“Có một ông làm việc cho người cha hoàng tử của cháu,” Natasha bảo Mia, như thể con bé cũng đang cố gắng hết sức để không nghe thêm cuộc hội thoại đó, “người đó chỉ trồng hoa thôi. Đó là việc ông ấy làm cả ngày. Hoa đỏ như thế này. Và hoa vàng nữa.”
Trên phía sân kia, Mia có thể nghe thấy Alan Francisco chửi thề. Giọng anh nhỏ, và cô không thể nghe rõ từng từ, nhưng rất rõ ràng là anh đang viện đến vốn từ sinh động của một thủy thủy chuyên nghiệp. Anh không giận Sharon – lời anh nói không hướng đến cô ấy, mà là tới bầu trời California trong xanh không một gợn mây phía trên họ.
“Loài hoa cô thích nhất là hoa màu xanh dương,” Mia nói với Natasha. “Chúng được gọi là thiên đường buổi sớm. Cháu sẽ phải dậy rất sớm để thấy chúng. Chúng khép lại suốt cả ngày.”
Natasha gật đầu, vẫn rất nghiêm túc. “Bởi vì mặt trời chói lọi khiến chúng đau đầu.”
“Natasha!”
Cô bé nhìn lên bởi âm thanh của mẹ. Mia cũng nhìn lên – ngay chóc đôi mắt xanh thẫm của Alan Francisco. Cô nhanh chóng nhìn xuống, sợ rằng anh sẽ đọc ngay được sự buộc tội cô biết là đang nằm đó. Làm sao anh ta có thể lờ đi đứa con của chính mình? Loại người nào có thể thừa nhận là hắn không muốn con gái mình ở quanh?
“Con sẽ ở đây với Alan, trong một thời gian,” Sharon nói, run run mỉm cười với con gái.
Anh ta đã thua. Người Đại úy cựu đơn vị đặc biệt đã thua. Mia không biết nên vui mừng hay lo lắng cho con bé. Đứa trẻ này cần nhiều hơn những gì anh ta có thể đưa cho nó. Mia mạo hiểm nhìn lên, và thấy đôi mắt xanh dương khiến người khác bối rối của anh vẫn đang quan sát cô.
“Không vui sao?” Sharon hỏi Natasha đầy hi vọng.
Con bé ngẫm nghĩ câu hỏi. “Không,” cuối cùng nó nói.
Alan Francisco bật cười. Mia đã không nghĩ anh có khả năng, nhưng anh mỉm cười thật sự và cười ra tiếng, rồi nhanh chóng bao phủ nó bằng một tiếng ho. Khi anh ngước đầu lên, anh không cười nữa, nhưng cô dám thề là cô thấy sự thích thú trong đôi mắt anh.
“Con muốn đi với mẹ,” Natasha nói, sự hốt hoảng phảng phất trong giọng nói. “Sao con không thể đi với mẹ?”
Môi Sharon run rẩy, như thể cô là đứa trẻ. “Bởi vì con không thể,” cô nói đơn giản. “Không phải lần này.”
Ánh mắt con bé đưa lên nhìn Alan và rồi nhanh chóng trở lại với Sharon. “Chúng ta có biết ông ấy không?” con bé hỏi.
“Có chứ,” Sharon bảo nó. “Dĩ nhiên. Đây là cậu Alan của con. Con nhớ cậu Alan chứ. Cậu ở trong Hải quân…?”
Nhưng cô bé lắc đầu.
“Cậu là em trai mẹ cháu,” Alan nói với nó.
Em trai. Alan là em trai Sharon. Không phải chồng cô ấy. Mia không muốn cảm thấy điều gì với thông tin đó. Cô không cho phép mình cảm thấy nhẹ nhõm. Thật ra là cô không cho phép mình cảm thấy gì hết. Cô làm cỏ mảnh vườn, giả vờ mình không thể nghe thấy những lời đang được nói.
Natasha nhìn mẹ. “Mẹ sẽ quay lại chứ?” con bé hỏi bằng một giọng rất nhẹ.
Mia nhắm mắt. Nhưng cô đã xúc động. Cô xúc động vì đứa bé này; cô cảm thấy sự sợ hãi và nỗi đau của con bé. Trái tim cô cũng nhức nhối cho người mẹ, Chúa giúp chị. Và cô xúc động vì anh chàng mắt xanh Alan Francisco. Nhưng điều mà cô cảm thấy nơi anh, cô không thể định nghĩa được.
“Luôn luôn như thế,” Sharon nói, một lần nữa tan ra trong nước mắt khi chị bao phủ đứa bé bằng một cái ôm. “Mẹ đã từng không đến sao?” Nhưng rồi chị nhanh chóng đặt Natasha sang một bên. “Mẹ phải đi. Ngoan nhé. Mẹ yêu con.” Chị quay sang Alan. “Địa chỉ trung tâm cai nghiện trong va li.”
Alan gật đầu, và với tiếng cót két của chiếc nạng, Sharon vội vã đi xa.
Natasha nhìn chằm chằm không cảm xúc theo mẹ mình, nhìn cho tới khi người phụ nữ biến mất khỏi tầm mắt. Sau đó, chỉ với một chút căng rất nhẹ nơi môi, con bé quay qua nhìn Alan.
Mia cũng nhìn anh, nhưng lần này ánh mắt anh không rời khỏi con bé. Toàn bộ niềm thích thú đã đi khỏi mắt anh, chỉ còn lại nỗi buồn và tình thương.
Toàn bộ sự giận dữ của anh đã biến mất. Toàn bộ cơn thịnh nộ tưởng như đốt cháy không ngừng trong anh hiện thời đã tắt. Đôi mắt xanh của anh không băng giá nữa – chúng có vẻ ấm áp. Nét mặt trạm chổ của anh cũng mềm hơn, khi anh ráng mỉm cười với Natasha. Có lẽ anh không muốn con bé – anh đã nói rõ – nhưng giờ khi con bé ở đây, có vẻ như anh sẽ làm hết sức mình để khiến mọi thứ dễ dàng hơn cho nó.
Mia nhìn lên và thấy đôi mắt đứa trẻ ầng ậng nước. Con bé cố gắng khó khăn để không khóc, nhưng một giọt nước mắt vẫn thoát ra, lăn tròn trên má. Nó gạt đi đầy dữ dội, chống lại dòng nước lũ.
“Cậu biết cháu không nhớ cậu,” Alan bảo Natasha, giọng anh dịu dàng không thể tin nổi. “Chúng ta đã gặp nhau năm năm trước. Ngày 4 tháng 1.”
Natasha ngạc nhiên hết sức. “Đó là ngày sinh nhật của cháu,” con bé nói, chăm chú nhìn anh qua sân.
Nụ cười gượng ép của Alan trở nên thành thật. “Cậu biết,” anh nói. “Cậu đã lái xe đưa mẹ cháu đến bệnh viện và…” Anh khựng lại, nhìn con bé một cách thân mật. “Cháu muốn một cái ôm không?” anh hỏi. “Vì ngay bây giờ cậu đang có nhu cầu ôm, và cậu chắc chắn sẽ rất cảm kích nếu cháu tặng cho cậu một cái.”
Natasha ngẫm nghĩ, rồi gật đầu. Con bé chầm chậm lại gần anh.
“Tốt hơn cháu nên nhịn thở,” Alan rầu rĩ bảo nó. “Cậu nghĩ cậu có mùi kinh lắm.”
Con bé lại gật đầu, rồi cẩn thận trèo lên lòng anh. Mia ráng không nhìn, nhưng gần như không thể không nhìn người đàn ông to lớn ấy, với đôi tay ôm rất ngập ngừng quanh đứa trẻ, như thể anh sợ con bé sẽ vỡ. Nhưng khi cánh tay Natasha giơ lên và khóa chặt quanh cổ anh, Alan nhắm mắt lại, giữ con bé chặt hơn.
Mia đã nghĩ rằng đề nghị một cái ôm của anh hoàn toàn là vì lợi ích của Natasha, nhưng lúc này cô nghĩ lại. Với tất cả sự tức giận và nỗi chua cay vì cái chân bị thương của mình, có thể là Alan Francisco đã không để cho bất kỳ ai đủ gần gũi để đôi khi dành cho anh sự nồng ấm và niềm an ủi của một cái ôm. Và mọi người đều cần sự nồng ấm và niềm an ủi – ngay cả những người lính chuyên nghiệp to lớn, dẻo dai.
Mia nhìn đi nơi khác, cố gắng tập trung vào việc nhặt cỏ ở luống hoa cuối cùng. Nhưng cô không thể không nghe Natasha nói. “Cậu có mùi kinh gì đâu. Cậu có mùi như mẹ ý – khi mẹ tỉnh dậy.”
Trông Alan không vui với sự so sánh đó. “Tuyệt thật,” anh lầm bầm.
“Buổi sáng mẹ thường cáu kỉnh,” Natasha nói. “Buổi sáng cậu cũng cáu kỉnh ạ?”
“Dạo này cậu e là lúc nào cậu cũng cáu kỉnh,” anh thừa nhận.
Natasha yên lặng một lát, ngẫm nghĩ. “Vậy thì cháu sẽ để TV thật nhỏ để không làm phiền cậu.”
Alan lại cười, chỉ là một hơi thở nhẹ. Tuy nhiên, nó cũng kéo ánh mắt Mia tới khuôn mặt anh. Khi anh mỉm cười, anh thay đổi. Khi anh mỉm cười, bất chấp vẻ tai tái của làn da, đống râu lởm chởm và mái tóc không chải, anh trở nên đẹp trai đến nghẹn thở.
“Đấy chắc chắn là một ý kiến hay,” anh nói.
Natasha không rời khỏi lòng anh. “Cháu không nhớ là đã gặp cậu trước đây,” cô bé nói.
“Cháu chưa gặp,” Alan nói. Anh cử động đau đớn. Thậm chí trọng lượng rất nhẹ của Natasha cũng là quá nhiều đối với cái đầu gối thương tật của anh, và anh chuyển con bé sang chân khỏe của mình. “Lần đầu tiên chúng ta gặp nhau, cháu vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Cháu quyết định là cháu muốn chào đời, và cháu không muốn chờ. Cháu quyết định là cháu muốn đến với thế giới này trên ghế trước xe tải của cậu.”
“Thật ạ?” Natasha bị lôi cuốn.
Alan gật đầu. “Thật. Cháu ra ngoài trước khi xe cấp cứu đến. Cháu đang rất vội, cậu đã phải tóm lấy cháu và giữ chặt để ngăn cháu không chạy đua quanh tòa nhà.”
“Em bé làm sao chạy được,” cô bé khúc khích.
“Những em bé bình thường thì không,”Alan nói. “Còn cháu thì chào đời trong khi nhảy tango, hút thuốc và gào toáng vào mặt mọi người. Ồ, bé con, cháu ầm ĩ lắm.”
Natasha rúc rích cười. “Thật ạ?”
“Thật,” Alan nói. “Không nhảy tango và hút thuốc, nhưng mà ầm ĩ. Thôi nào,” anh nói tiếp, đặt cô bé xuống khỏi lòng. “Cầm vali của cháu đi rồi cậu sẽ dành cho cháu một tua hào nhoáng dạo quanh căn hộ của cậu. Cháu có thể làm… gì đó… trong khi cậu tắm. Chúa ơi, cậu cần tắm.”
Natasha cố gắng cầm cái vali lên, nhưng nó quá nặng đối với đứa trẻ. Con bé ráng kéo nó theo sau cậu mình, nhưng không thể nào mang nó lên cầu thang được. Khi Alan quay lại thấy cuộc chiến của con bé, anh dừng lại.
“Cậu cầm nó tốt hơn,” anh nói. Nhưng cùng với lời nói, một sự thay đổi diễn ra trên mặt anh. Sự giận dữ trở lại. Giận dữ và thất vọng.
Mia là người duy nhất phía sau anh, và cô nhận ra hầu như ngay tức khắc rằng Alan sẽ không thể mang vali của Natasha lên gác được. Với một tay trên cây gậy, một tay đẩy mình trên thanh gióng, điều đó là không thể.
Cô đứng dậy, phủi đất bụi trên tay. Bất kể cô làm việc này thế nào, nó cũng sẽ khiến anh bẽ mặt. Vậy thì, trong tất cả mọi cách gây tổn thương, chắc hẳn cách tốt nhất là làm thật nhanh – để nó qua nhanh.
“Cô sẽ cầm cái đó,” cô hồ hởi nói, lấy cái vali khỏi tay Natasha. Mia không chờ Alan nói năng hay phản ứng gì. Cô lướt nhanh lên gác, bước hai bậc một, đặt vali xuống trước cửa phòng 2C.
“Buổi sáng thật đẹp, phải không?” cô nói khi đi vào trong căn hộ của mình và cầm lấy thùng nước.
Một thoáng sau cô đã lại ở ngoài, và khi cô nhìn xuống cầu thang, cô thấy Alan không di chuyển. Chỉ có biểu cảm trên mặt anh thay đổi. Đôi mắt anh thậm chí còn sẫm hơn và giận dữ hơn, khuôn mặt anh rõ ràng đang nổi bão tố. Miệng anh chặt lại. Mọi dấu hiệu của nụ cười ban nãy đã đi mất rồi.
“Tôi không nhờ cô,” anh nói bằng giọng thấp và nguy hiểm.
“Tôi biết,” Mia nói thành thật, dừng lại vài bậc cuối để cô có thể nhìn anh, mắt đối mắt. “Tôi hiểu là anh sẽ không nhờ. Và nếu tôi hỏi, tôi biết rằng anh sẽ phát điên lên và không để tôi giúp. Như thế này, anh có thể phát điên như anh muốn, nhưng cái vali đã ở trên gác rồi.” Cô mỉm cười với anh. “Vậy nên cứ tiếp tục đi. Phát điên đi. Tự đánh gục mình đi.”
Khi Mia quay đi và bước trở lại với mảnh vườn của mình, cô có thể cảm thấy ánh mắt Alan dán chặt lên lưng cô. Nét mặt anh không thay đổi – anh phát điên. Điên với cô, điên với cả thế giới.
Cô biết mình không nên giúp anh. Cô nên đơn giản là để mặc anh tự lo vấn đề của mình, để anh thực hiện mọi thứ. Cô biết mình không nên làm vướng bận một người hiển nhiên là có nhu cầu.
Nhưng Mia không thể quên nụ cười đã khiến Alan biến đổi thành một con người thật sự thay vì khối đá cứng ngắc của sự giận dữ mà anh đã là trong hầu hết thời gian. Cô không thể quên sự dịu dàng khi anh trò chuyện với đứa bé, cố gắng hết sức để làm con bé thoải mái. Và cô không thể quên vẻ mặt anh khi Natasha bé bỏng ôm anh.
Mia không thể quên – mặc dù cô biết rằng mình nên quên nếu được.
“Alan, em hả?”
Sharon. Là chị gái anh, Sharon.
Frisco lăn người qua, tìm kiếm thứ gì đó, bất cứ thứ gì có thể làm dịu cái miệng khô kinh khủng của anh. Chai uýt-ky trên chiếc bàn cạnh giường vẫn còn khoảng nửa inch chất lỏng màu hổ phách bên trong. Anh với tới, nhưng rồi dừng lại. Không đời nào anh sẽ đâm đầu vào thứ này. Chết tiệt, đó là điều ông già anh đã làm. Ông đã khởi đầu ngày mới bằng một ngụm – và kết thúc nó bằng việc ngã sóng soài, say bí tỉ trên ghế trường kỷ trong phòng khách.
“Chị cần em giúp,” Sharon nói. “Chị cần sự giúp đỡ của em. Bệnh viện quân đội nói là em đã xuất viện và chị không thể tin nổi thời gian của mình lại may mắn đến thế.”
“Giúp đỡ bao nhiêu?” Frisco lẩm bẩm. Chị ấy đang cần tiền. Không phải là lần đầu tiên, và cũng không phải lần cuối cùng. Bà chị Sharon của anh là một người nghiện rượu như cha họ. Chị không thể giữ được việc làm, không thể trả tiền thuê, không thể nuôi dưỡng đứa con gái năm tuổi của mình, Natasha.
Frisco lắc đầu. Anh đã có mặt khi Tasha ra đời, được mang đến thế giới, kết quả của một người cha không danh tính và một người mẹ vô trách nhiệm. Frisco yêu thương chị mình, và anh cũng biết rất rõ rằng Sharon là người vô trách nhiệm. Chị cứ trôi nổi khắp nơi, dạt vào từ việc này đến việc khác, từ thành phố này đến thành phố khác, từ gã này sang gã khác. Có con không khiến cho Sharon định cư ở một nơi nào đó.
Năm năm trước, khi Natasha sinh ra, trước khi chân anh suýt bị thổi tung, Frisco đã là người lạc quan. Nhưng cho dù vậy anh cũng đã không thể hình dung niềm hạnh phúc sẽ có mặt thường xuyên trong tương lai của con bé. Trừ khi Sharon tự mình đối mặt với sự thật rằng chị có vấn đề về rượu, trừ khi chị đồng ý được giúp đỡ, tìm kiếm chỉ dẫn và cuối cùng định cư, anh biết rằng cuộc sống của Natasha bé bỏng sẽ tràn ngập sự hỗn loạn, phá vỡ và thay đổi không ngừng.
Anh đã đúng về chuyện đó.
Trong suốt năm năm qua, Frisco đã gửi tiền cho chị mình mỗi tháng, hết sức hi vọng rằng chị ấy sẽ dùng nó để trả tiền thuê mướn, hi vọng rằng Natasha có một mái nhà trên đầu và đồ ăn ấm bụng.
Thi thoảng Sharon cũng đến thăm anh khi anh ở bệnh viện quân đội. Chị chỉ tới khi cần tiền, và chị không khi nào mang Natasha theo – người duy nhất trên đời Frisco thật sự muốn gặp.
“Lần này là sự giúp đỡ quan trọng,” Sharon nói. Giọng chị vỡ ra. “Coi này, chị đang ở cách chỗ em vài tòa nhà. Chị sẽ sang đó, nhé? Gặp chị ở sân khoảng ba phút thôi. Chị đánh gãy chân, và đang phải chống nạng. Chị không thể leo cầu thang.”
Chị treo máy không cho Frisco cơ hội trả lời. Sharon đánh gãy chân. Tuyệt thật. Tại sao mà những người gặp vận rủi cứ gặp chúng ngày càng tệ hơn? Frisco lăn qua, thả ống nghe lên máy, túm lấy cây ba toong và loạng choạng vào phòng tắm.
Ba phút. Không đủ thời gian để tắm, nhưng trời ơi, anh cần tắm kinh khủng. Frisco mở vòi nước lạnh trong bồn rửa rồi dúi đầu xuống dưới cái vòi và để nước cuốn qua mặt anh.
Chết tiệt, anh không định tiêu diệt nguyên một chai uýt-ky tối qua. Trong suốt năm năm phải ra vào hết bệnh viện lại đến trung tâm phục hồi chức năng, anh chưa bao giờ uống hơn một hoặc hai ly cho những dịp đặc biệt. Thậm chí trước khi bị thương, anh luôn cẩn thận không uống quá nhiều. Vài gã ra ngoài chơi đêm và rồi đâm đầu về nhà với lượng bia và rượu đủ để một con tàu nổi qua. Nhưng Frisco rất hiếm khi làm thế. Anh không muốn như cha và chị gái mình, và anh biết đủ về nó để hiểu rằng nghiện rượu có thể di truyền.
Và đêm qua? Anh không định uống hơn một ly. Chỉ thế thôi. Chỉ thêm một ly để thoát khỏi tình trạng lao đao. Thêm một ly để làm dịu đi cái tát tàn nhẫn của việc anh phải rời khỏi trung tâm trị liệu. Nhưng rồi một ly thành ra hai.
Rồi anh bắt đầu nghĩ về Mia Summerton, ngăn cách với anh chỉ bởi một vách tường mỏng, và hai thành ra ba. Anh có thể nghe thấy âm thanh dàn máy của cô. Cô đang nghe Bonnie Raitt. Đôi lúc, Mia hát theo, giọng nữ cao trong trẻo của cô lấn át giọng trầm khàn của Bonnie. Và sau ba ly, Frisco không tính nữa.
Anh tiếp tục nghe tiếng cười của Mia, vang vọng trong đầu, cái cách cô đã cười với anh ngay trước khi cô vào căn hộ của mình. Đó là kiểu cười mang ý nghĩa. Nó là kiểu cười “điên rồ”, kiểu như, sẽ thật điên rồ trước khi cô hạ cố hết mức để nghĩ về anh lần nữa.
Điều đó thật tốt. Chính xác là điều anh muốn. Phải không nhỉ?
Phải. Frisco té thêm nước lên mặt, ráng thuyết phục mình đó là sự thật. Anh không muốn có vài cô nàng hàng xóm đeo quanh, tặng cho anh những cái nhìn thương hại mắc dịch khi anh khập khiễng lên xuống cầu thang. Anh không cần những gợi ý về việc chuyển xuống một căn hộ tầng trệt tồi tệ như thể anh bị què vậy. Anh không cần những bài thuyết giảng tự cao tự đại về việc chiến tranh không tốt cho trẻ em và những sinh vật sống khác ra sao. Nếu ai đó biết việc ấy, anh chắc chắn là người đó.
Anh đã ở những nơi bom rơi pháo nổ. Và, phải, bom dành cho những mục tiêu quân sự. Nhưng không có nghĩa là nếu một quả bom ngẫu nhiên đi nhầm hướng, nó sẽ không nổ. Thậm chí nếu nó rơi xuống một ngôi nhà, nhà thờ hay trường học, nó sẽ nổ. Bom làm gì có ý thức, làm gì có lòng thương hại. Chúng rơi. Chúng nổ. Chúng giết chóc và phá hủy. Và bất kể người ta cố gắng nhắm trúng mục tiêu thế nào, dân thường vẫn chết.
Nhưng nếu một đội SEAL được gửi tới đó trước khi tấn công không lực trở nên cần thiết, những lính SEAL có thể hoàn tất mọi chuyện tốt hơn với ít thương vong hơn. Một đội bảy người của SEAL như Alpha Squad có thể tiếp cận và xáo trộn hoàn toàn hệ thống thông tin của kẻ địch. Hoặc là họ có thể bắt cóc chỉ huy quân sự phe địch, kiềm chế hỗn loạn và tái khởi động những cuộc đàm phán hòa bình khả dĩ.
Nhưng trong đa số trường hợp, do cấp lãnh đạo cao nhất thất bại trong việc nhận thức tiềm năng đầy đủ của lực lượng SEAL, họ không được sử dụng cho tới khi quá muộn.
Và rồi người dân chết. Trẻ con chết.
Frisco đánh răng và uống thêm nước. Anh lau mặt và khập khiễng trở lại phòng ngủ. Anh kiếm chiếc kính râm chẳng mấy hiệu quả, không che được gò má anh, mặc chiếc áo phông sạch, nhăn nhó bởi ánh mặt trời chói lọi, anh bước ra ngoài.
Người phụ nữ đứng trên sân bật khóc.
Giật mình, Mia nhìn lên từ khu vườn của cô. Cô đã trông thấy người phụ nữ đi vào – một người phụ nữ tóc vàng ăn mặc luộm thuộm như thể không thèm ngó, chống nạng, vụng về cầm một va li, và một cô bé tóc đỏ còn rất nhỏ, rất khiếp đảm theo sau.
Mia nhìn theo ánh mắt của người phụ nữ đang nức nở và nhìn thấy Đại úy Fransico đang đi xuống cầu thang một cách đau đớn. Oa, trông anh thật kinh khủng. Da anh tái xám, và anh đang nheo mắt như thể bầu trời California xanh rạng rỡ và ánh nắng tươi tắn là trò quái chiêu của quỷ dữ. Anh không cạo râu, và đống lởm chởm trên khuôn mặt khiến cho anh trông như vừa tỉnh dậy từ một chiếc ghế dài trong công viên. Chiếc áo phông của anh trông sạch sẽ, nhưng cái quần sooc giống hệt cái anh mặc tối qua. Rõ ràng là anh đi ngủ vẫn mặc nguyên thế.
Hiển nhiên là anh đã có “một” ly tối qua, và khá chắc chắn là sau đấy còn thêm nữa.
Tuyệt. Mia ép sự chú ý của mình trở lại nơi những bông hoa cô đang chăm sóc. Cô đã được thuyết phục không chút hồ nghi rằng Đại úy Alan Francisco thậm chí không phải là loại người cô muốn kết bạn. Anh thô lỗ, quạu cọ và có thể nguy hiểm. Và giờ đây cô biết rằng anh cũng uống nhiều nữa.
Không, kể từ lúc này cô sẽ lờ đi căn hộ 2C. Cô sẽ giả vờ là chủ nhân của nó vẫn ở ngoài thành phố.
Người phụ nữ tóc vàng thả rơi cây nạng của mình và vòng tay quanh cổ Francisco. “Xin lỗi,” cô ta nói. “Xin lỗi.”
Người lính SEAL dẫn cô ta tới chỗ chiếc ghế dài nằm đối diện mảnh vườn nhỏ của Mia. Giọng anh vẫn nghe rõ qua sân – cô không thể không nghe thấy, kể cả khi cô cố gắng đến tuyệt vọng để tập trung vào việc của mình.
“Kể từ đầu,” anh nói, nắm tay người phụ nữ. “Sharon, nói xem chuyện gì đã xảy ra. Từ đầu.”
“Chị đâm vỡ tan tành cái xe,” người phụ nữ tóc vàng – Sharon – nói, và lại bắt đầu khóc.
“Lúc nào?” Francisco kiên nhẫn hỏi.
“Hôm kia.”
“Đó là lúc chị gãy chân?”
Cô gật đầu. Phải.
“Có ai khác bị thương không?”
Giọng cô ta run run. “Người lái xe kia vẫn ở trong viện. Nếu ông ta chết, chị sẽ bị buộc tội ngộ sát.”
Francisco chửi thề. “Shar, nếu ông ta chết, ông ta sẽ chết. Như thế sẽ đỡ tệ hơn một chút so với nơi chị sẽ ở, chị không nghĩ vậy sao?”
Mái tóc vàng cúi xuống, Sharon gật đầu.
“Chị là trường hợp DUI.” Đó không phải là câu hỏi, nhưng cô ta cũng gật đầu. (DUI – driving under the influence). Lái xe khi say.
Một cái bóng đổ xuống trên những bông hoa, Mia nhìn lên và thấy cô bé tóc đỏ đang đứng cạnh mình.
“Chào cháu,” Mia nói.
Con bé mới khoảng năm tuổi. Lứa tuổi mẫu giáo. Con bé có mái tóc màu dâu tây tuyệt vời với những lọn ngang ngạnh ôm quanh khuôn mặt. Gương mặt được bao phủ bởi những nốt tàn nhang, và đôi mắt con bé có sắc thái tinh khiết của màu xanh thẫm y hệt đôi mắt của Alan Francisco.
Đây hẳn phải là con gái anh. Ánh mắt Mia quay trở lại với cô nàng tóc vàng. Điều đó có nghĩa Sharon là… vợ anh? Vợ cũ? Bạn gái?
Có sao đâu. Sao cô lại quan tâm nếu Alan Francisco có cả tá vợ?
Cô bé tóc đỏ nói. “Cháu có một khu vườn ở nhà. Ở vùng đất cổ.”
“Vùng đất cổ là nơi nào?” Mia hỏi với một nụ cười. Trẻ con tuổi mẫu giáo thật là tuyệt vời.
“Nước Nga,” cô bé nói, hết sức nghiêm túc. “Người cha thật của cháu là hoàng tử Nga.”
Cha thật của con bé, ồ? Mia không thể đổ tội cho con bé về việc tạo nên một gia đình hư cấu. Với một người mẹ bị buộc tội lái xe trong khi say rượu và một người cha cũng chỉ kém một hai bước phía sau… Mia có thể hiểu lợi ích khi có một thế giới tưởng tượng để trốn thoát, một nơi tràn đầy những lâu đài với hoàng tử và những khu vườn xinh đẹp.
“Cháu có muốn giúp cô làm cỏ không?” Mia hỏi.
Cô bé liếc nhìn mẹ.
“Điểm cốt yếu là chị không có lựa chọn khác,” Sharon đang nói với Alan Francisco qua làn nước mắt. “Nếu chị tự nguyện tham gia chương trình cai nghiện, chị sẽ có vài lợi điểm với vị thẩm phán sẽ xem xét trường hợp của chị. Nhưng chị cần tìm một nơi ở cho Natasha.”
“Không đời nào,” người Đại úy Hải quân nói, lắc đầu. “Tôi xin lỗi. Không đời nào tôi có thể giữ con bé.”
“Alan, làm ơn, cậu phải giúp tôi gỡ vụ này!”
Giọng anh to hơn. “Tôi thì biết gì về chăm sóc trẻ con?”
“Con bé ngoan lắm,” Sharon nài nỉ. “Con bé sẽ không nghịch phá.”
“Tôi không muốn con bé.” Francisco hạ giọng, nhưng nó vẫn đến chỗ Mia rõ ràng. Và tới chỗ con bé – Natasha.
Trái tim Mia thổn thức vì đứa trẻ. Thật là một điều kinh khủng khi nghe thấy: Người cha của chính mình không muốn mình.
“Cô là cô giáo,” Mia bảo con bé, hi vọng rằng nó sẽ không phải nghe đến hết cuộc nói chuyện căng thẳng của cha mẹ mình. “Cô dạy các anh chị lớn hơn cháu – các anh chị cấp ba.”
Natasha gật đầu, vẻ mặt con bé rất tập trung khi nó bắt chước Mia và nhẹ nhàng kéo đám cỏ dại khỏi lớp đất mềm.
“Tôi sẽ phải tới trung tâm trong một giờ nữa,” Sharon nói. “Nếu cậu không giữ nó, nó sẽ phải ở trại bảo trợ của bang – nó sẽ phải đi làm con nuôi, Alan.”
“Có một ông làm việc cho người cha hoàng tử của cháu,” Natasha bảo Mia, như thể con bé cũng đang cố gắng hết sức để không nghe thêm cuộc hội thoại đó, “người đó chỉ trồng hoa thôi. Đó là việc ông ấy làm cả ngày. Hoa đỏ như thế này. Và hoa vàng nữa.”
Trên phía sân kia, Mia có thể nghe thấy Alan Francisco chửi thề. Giọng anh nhỏ, và cô không thể nghe rõ từng từ, nhưng rất rõ ràng là anh đang viện đến vốn từ sinh động của một thủy thủy chuyên nghiệp. Anh không giận Sharon – lời anh nói không hướng đến cô ấy, mà là tới bầu trời California trong xanh không một gợn mây phía trên họ.
“Loài hoa cô thích nhất là hoa màu xanh dương,” Mia nói với Natasha. “Chúng được gọi là thiên đường buổi sớm. Cháu sẽ phải dậy rất sớm để thấy chúng. Chúng khép lại suốt cả ngày.”
Natasha gật đầu, vẫn rất nghiêm túc. “Bởi vì mặt trời chói lọi khiến chúng đau đầu.”
“Natasha!”
Cô bé nhìn lên bởi âm thanh của mẹ. Mia cũng nhìn lên – ngay chóc đôi mắt xanh thẫm của Alan Francisco. Cô nhanh chóng nhìn xuống, sợ rằng anh sẽ đọc ngay được sự buộc tội cô biết là đang nằm đó. Làm sao anh ta có thể lờ đi đứa con của chính mình? Loại người nào có thể thừa nhận là hắn không muốn con gái mình ở quanh?
“Con sẽ ở đây với Alan, trong một thời gian,” Sharon nói, run run mỉm cười với con gái.
Anh ta đã thua. Người Đại úy cựu đơn vị đặc biệt đã thua. Mia không biết nên vui mừng hay lo lắng cho con bé. Đứa trẻ này cần nhiều hơn những gì anh ta có thể đưa cho nó. Mia mạo hiểm nhìn lên, và thấy đôi mắt xanh dương khiến người khác bối rối của anh vẫn đang quan sát cô.
“Không vui sao?” Sharon hỏi Natasha đầy hi vọng.
Con bé ngẫm nghĩ câu hỏi. “Không,” cuối cùng nó nói.
Alan Francisco bật cười. Mia đã không nghĩ anh có khả năng, nhưng anh mỉm cười thật sự và cười ra tiếng, rồi nhanh chóng bao phủ nó bằng một tiếng ho. Khi anh ngước đầu lên, anh không cười nữa, nhưng cô dám thề là cô thấy sự thích thú trong đôi mắt anh.
“Con muốn đi với mẹ,” Natasha nói, sự hốt hoảng phảng phất trong giọng nói. “Sao con không thể đi với mẹ?”
Môi Sharon run rẩy, như thể cô là đứa trẻ. “Bởi vì con không thể,” cô nói đơn giản. “Không phải lần này.”
Ánh mắt con bé đưa lên nhìn Alan và rồi nhanh chóng trở lại với Sharon. “Chúng ta có biết ông ấy không?” con bé hỏi.
“Có chứ,” Sharon bảo nó. “Dĩ nhiên. Đây là cậu Alan của con. Con nhớ cậu Alan chứ. Cậu ở trong Hải quân…?”
Nhưng cô bé lắc đầu.
“Cậu là em trai mẹ cháu,” Alan nói với nó.
Em trai. Alan là em trai Sharon. Không phải chồng cô ấy. Mia không muốn cảm thấy điều gì với thông tin đó. Cô không cho phép mình cảm thấy nhẹ nhõm. Thật ra là cô không cho phép mình cảm thấy gì hết. Cô làm cỏ mảnh vườn, giả vờ mình không thể nghe thấy những lời đang được nói.
Natasha nhìn mẹ. “Mẹ sẽ quay lại chứ?” con bé hỏi bằng một giọng rất nhẹ.
Mia nhắm mắt. Nhưng cô đã xúc động. Cô xúc động vì đứa bé này; cô cảm thấy sự sợ hãi và nỗi đau của con bé. Trái tim cô cũng nhức nhối cho người mẹ, Chúa giúp chị. Và cô xúc động vì anh chàng mắt xanh Alan Francisco. Nhưng điều mà cô cảm thấy nơi anh, cô không thể định nghĩa được.
“Luôn luôn như thế,” Sharon nói, một lần nữa tan ra trong nước mắt khi chị bao phủ đứa bé bằng một cái ôm. “Mẹ đã từng không đến sao?” Nhưng rồi chị nhanh chóng đặt Natasha sang một bên. “Mẹ phải đi. Ngoan nhé. Mẹ yêu con.” Chị quay sang Alan. “Địa chỉ trung tâm cai nghiện trong va li.”
Alan gật đầu, và với tiếng cót két của chiếc nạng, Sharon vội vã đi xa.
Natasha nhìn chằm chằm không cảm xúc theo mẹ mình, nhìn cho tới khi người phụ nữ biến mất khỏi tầm mắt. Sau đó, chỉ với một chút căng rất nhẹ nơi môi, con bé quay qua nhìn Alan.
Mia cũng nhìn anh, nhưng lần này ánh mắt anh không rời khỏi con bé. Toàn bộ niềm thích thú đã đi khỏi mắt anh, chỉ còn lại nỗi buồn và tình thương.
Toàn bộ sự giận dữ của anh đã biến mất. Toàn bộ cơn thịnh nộ tưởng như đốt cháy không ngừng trong anh hiện thời đã tắt. Đôi mắt xanh của anh không băng giá nữa – chúng có vẻ ấm áp. Nét mặt trạm chổ của anh cũng mềm hơn, khi anh ráng mỉm cười với Natasha. Có lẽ anh không muốn con bé – anh đã nói rõ – nhưng giờ khi con bé ở đây, có vẻ như anh sẽ làm hết sức mình để khiến mọi thứ dễ dàng hơn cho nó.
Mia nhìn lên và thấy đôi mắt đứa trẻ ầng ậng nước. Con bé cố gắng khó khăn để không khóc, nhưng một giọt nước mắt vẫn thoát ra, lăn tròn trên má. Nó gạt đi đầy dữ dội, chống lại dòng nước lũ.
“Cậu biết cháu không nhớ cậu,” Alan bảo Natasha, giọng anh dịu dàng không thể tin nổi. “Chúng ta đã gặp nhau năm năm trước. Ngày 4 tháng 1.”
Natasha ngạc nhiên hết sức. “Đó là ngày sinh nhật của cháu,” con bé nói, chăm chú nhìn anh qua sân.
Nụ cười gượng ép của Alan trở nên thành thật. “Cậu biết,” anh nói. “Cậu đã lái xe đưa mẹ cháu đến bệnh viện và…” Anh khựng lại, nhìn con bé một cách thân mật. “Cháu muốn một cái ôm không?” anh hỏi. “Vì ngay bây giờ cậu đang có nhu cầu ôm, và cậu chắc chắn sẽ rất cảm kích nếu cháu tặng cho cậu một cái.”
Natasha ngẫm nghĩ, rồi gật đầu. Con bé chầm chậm lại gần anh.
“Tốt hơn cháu nên nhịn thở,” Alan rầu rĩ bảo nó. “Cậu nghĩ cậu có mùi kinh lắm.”
Con bé lại gật đầu, rồi cẩn thận trèo lên lòng anh. Mia ráng không nhìn, nhưng gần như không thể không nhìn người đàn ông to lớn ấy, với đôi tay ôm rất ngập ngừng quanh đứa trẻ, như thể anh sợ con bé sẽ vỡ. Nhưng khi cánh tay Natasha giơ lên và khóa chặt quanh cổ anh, Alan nhắm mắt lại, giữ con bé chặt hơn.
Mia đã nghĩ rằng đề nghị một cái ôm của anh hoàn toàn là vì lợi ích của Natasha, nhưng lúc này cô nghĩ lại. Với tất cả sự tức giận và nỗi chua cay vì cái chân bị thương của mình, có thể là Alan Francisco đã không để cho bất kỳ ai đủ gần gũi để đôi khi dành cho anh sự nồng ấm và niềm an ủi của một cái ôm. Và mọi người đều cần sự nồng ấm và niềm an ủi – ngay cả những người lính chuyên nghiệp to lớn, dẻo dai.
Mia nhìn đi nơi khác, cố gắng tập trung vào việc nhặt cỏ ở luống hoa cuối cùng. Nhưng cô không thể không nghe Natasha nói. “Cậu có mùi kinh gì đâu. Cậu có mùi như mẹ ý – khi mẹ tỉnh dậy.”
Trông Alan không vui với sự so sánh đó. “Tuyệt thật,” anh lầm bầm.
“Buổi sáng mẹ thường cáu kỉnh,” Natasha nói. “Buổi sáng cậu cũng cáu kỉnh ạ?”
“Dạo này cậu e là lúc nào cậu cũng cáu kỉnh,” anh thừa nhận.
Natasha yên lặng một lát, ngẫm nghĩ. “Vậy thì cháu sẽ để TV thật nhỏ để không làm phiền cậu.”
Alan lại cười, chỉ là một hơi thở nhẹ. Tuy nhiên, nó cũng kéo ánh mắt Mia tới khuôn mặt anh. Khi anh mỉm cười, anh thay đổi. Khi anh mỉm cười, bất chấp vẻ tai tái của làn da, đống râu lởm chởm và mái tóc không chải, anh trở nên đẹp trai đến nghẹn thở.
“Đấy chắc chắn là một ý kiến hay,” anh nói.
Natasha không rời khỏi lòng anh. “Cháu không nhớ là đã gặp cậu trước đây,” cô bé nói.
“Cháu chưa gặp,” Alan nói. Anh cử động đau đớn. Thậm chí trọng lượng rất nhẹ của Natasha cũng là quá nhiều đối với cái đầu gối thương tật của anh, và anh chuyển con bé sang chân khỏe của mình. “Lần đầu tiên chúng ta gặp nhau, cháu vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Cháu quyết định là cháu muốn chào đời, và cháu không muốn chờ. Cháu quyết định là cháu muốn đến với thế giới này trên ghế trước xe tải của cậu.”
“Thật ạ?” Natasha bị lôi cuốn.
Alan gật đầu. “Thật. Cháu ra ngoài trước khi xe cấp cứu đến. Cháu đang rất vội, cậu đã phải tóm lấy cháu và giữ chặt để ngăn cháu không chạy đua quanh tòa nhà.”
“Em bé làm sao chạy được,” cô bé khúc khích.
“Những em bé bình thường thì không,”Alan nói. “Còn cháu thì chào đời trong khi nhảy tango, hút thuốc và gào toáng vào mặt mọi người. Ồ, bé con, cháu ầm ĩ lắm.”
Natasha rúc rích cười. “Thật ạ?”
“Thật,” Alan nói. “Không nhảy tango và hút thuốc, nhưng mà ầm ĩ. Thôi nào,” anh nói tiếp, đặt cô bé xuống khỏi lòng. “Cầm vali của cháu đi rồi cậu sẽ dành cho cháu một tua hào nhoáng dạo quanh căn hộ của cậu. Cháu có thể làm… gì đó… trong khi cậu tắm. Chúa ơi, cậu cần tắm.”
Natasha cố gắng cầm cái vali lên, nhưng nó quá nặng đối với đứa trẻ. Con bé ráng kéo nó theo sau cậu mình, nhưng không thể nào mang nó lên cầu thang được. Khi Alan quay lại thấy cuộc chiến của con bé, anh dừng lại.
“Cậu cầm nó tốt hơn,” anh nói. Nhưng cùng với lời nói, một sự thay đổi diễn ra trên mặt anh. Sự giận dữ trở lại. Giận dữ và thất vọng.
Mia là người duy nhất phía sau anh, và cô nhận ra hầu như ngay tức khắc rằng Alan sẽ không thể mang vali của Natasha lên gác được. Với một tay trên cây gậy, một tay đẩy mình trên thanh gióng, điều đó là không thể.
Cô đứng dậy, phủi đất bụi trên tay. Bất kể cô làm việc này thế nào, nó cũng sẽ khiến anh bẽ mặt. Vậy thì, trong tất cả mọi cách gây tổn thương, chắc hẳn cách tốt nhất là làm thật nhanh – để nó qua nhanh.
“Cô sẽ cầm cái đó,” cô hồ hởi nói, lấy cái vali khỏi tay Natasha. Mia không chờ Alan nói năng hay phản ứng gì. Cô lướt nhanh lên gác, bước hai bậc một, đặt vali xuống trước cửa phòng 2C.
“Buổi sáng thật đẹp, phải không?” cô nói khi đi vào trong căn hộ của mình và cầm lấy thùng nước.
Một thoáng sau cô đã lại ở ngoài, và khi cô nhìn xuống cầu thang, cô thấy Alan không di chuyển. Chỉ có biểu cảm trên mặt anh thay đổi. Đôi mắt anh thậm chí còn sẫm hơn và giận dữ hơn, khuôn mặt anh rõ ràng đang nổi bão tố. Miệng anh chặt lại. Mọi dấu hiệu của nụ cười ban nãy đã đi mất rồi.
“Tôi không nhờ cô,” anh nói bằng giọng thấp và nguy hiểm.
“Tôi biết,” Mia nói thành thật, dừng lại vài bậc cuối để cô có thể nhìn anh, mắt đối mắt. “Tôi hiểu là anh sẽ không nhờ. Và nếu tôi hỏi, tôi biết rằng anh sẽ phát điên lên và không để tôi giúp. Như thế này, anh có thể phát điên như anh muốn, nhưng cái vali đã ở trên gác rồi.” Cô mỉm cười với anh. “Vậy nên cứ tiếp tục đi. Phát điên đi. Tự đánh gục mình đi.”
Khi Mia quay đi và bước trở lại với mảnh vườn của mình, cô có thể cảm thấy ánh mắt Alan dán chặt lên lưng cô. Nét mặt anh không thay đổi – anh phát điên. Điên với cô, điên với cả thế giới.
Cô biết mình không nên giúp anh. Cô nên đơn giản là để mặc anh tự lo vấn đề của mình, để anh thực hiện mọi thứ. Cô biết mình không nên làm vướng bận một người hiển nhiên là có nhu cầu.
Nhưng Mia không thể quên nụ cười đã khiến Alan biến đổi thành một con người thật sự thay vì khối đá cứng ngắc của sự giận dữ mà anh đã là trong hầu hết thời gian. Cô không thể quên sự dịu dàng khi anh trò chuyện với đứa bé, cố gắng hết sức để làm con bé thoải mái. Và cô không thể quên vẻ mặt anh khi Natasha bé bỏng ôm anh.
Mia không thể quên – mặc dù cô biết rằng mình nên quên nếu được.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook