Đôi Nhạn Quay Về
-
Chương 56: Nỗi lòng nhi nữ
Type: Luong holly
Tính ra thì hai người đã không gặp nhau ba tháng, Phong Lưu ngắm kĩ Thanh Hề, bỗng nhiên có cảm giác xa lạ.
Vì hôm nay phải đi làm khách nên Thanh Hề ăn mặc trang điểm lộng lẫy hơn bình thường, xiêm y màu vàng nhạt in hình tram con bướm vờn hoa bằng chỉ kim tuyến, váy bằng lụa phi bóng màu xanh ngọc bích, thắt lưng treo hai dây tua kết hoa bằng chỉ kim tuyến, lồng vào hai chiếc vòng ngọc màu trắng ngà. Hôm nay, nàng vấn tóc kiểu phi tiên kế1, cài tram ngũ phượng quải châu khảm hồng ngọc, được người hầu dìu vào, tựa như tiên nữ giáng trần, nhất thời khiến người ta sững sờ kinh ngạc.
1. Kiểu tóc thịnh hành của phụ nữ Trung Quốc thời xưa, chia tóc thành hai phần đều nhau, quấn thành hình vòng tròn.
Nhất là làn da trắng nõn, lúm đồng tiền nhỏ xinh như hoa, bờ môi anh đào, vòng eo thon nhỏ, bộ ngực đẫy đà, hàng lông mày phong tình quyến rũ, đôi mắt long lanh ướt át, đúng là xinh hơn Tây thi, đẹp hơn Vương Tường.
Thái phu nhân thấy Phong Lưu ngây người nhìn Thanh Hề thì chỉ thấy buồn cười, nói: “Con về đúng lúc lắm, Phong Lưu cũng vừa về tới, con hầu hạ nó thay quần áo đi.”
Thanh Hề vâng lời, Phong Lưu đứng dậy đi ra ngoài, nàng theo sau, đến chỗ ngã rẽ, hắn không về Tứ Tịnh Cư mà đưa Thanh Hề về Lan Huân Viện.
“Đình Trực ca ca không về Tứ Tịnh Cư sao?”
“Ở Lan Huân Viện không có quần áo của ta sao?” Phong Lưu hỏi ngược lại.
“Tất nhiên là có.” Thanh Hề lẩm bẩm.
Về đến nơi, Phong Lưu muốn đi tắm, thấy Thính Tuyền đã đưa quà đến Lan Huân Viện, hắn liền dặn dò nàng: “Chờ ta trở lại rồi nàng hẵng mở hòm ra xem.”
Thanh Hề ngạc nhiên không hiểu ý của Phong Lưu, nàng thực sự không kiềm được muốn mở ra xem ngay lập tức, nhưng Phong Lưu đã nói như vậy, nàng chỉ có thể nhẫn nại. Lâm Lang, Thôi Xán bưng nước vào cho Thanh Hề rửa mặt.
Lâm Lang kê miếng lụa trắng dưới cằm Thanh Hề, nhỏ vào chậu nước hai giọt tinh dầu hoa tường vi và năm giọt tinh dầu bạc hà. Sau đó, Thanh Hề mới vốc nước rửa mặt. Thôi Xán mở hũ múc hai thìa sáp thơm đậu xanh thoa mặt đổ vào tay Thanh Hề để nàng tẩy trang. Rửa mặt xong, Thanh Hề tháo trâm cài đầu, rũ tóc, mát xa da đầu, nói: “Chải kiểu nào đơn giản thôi.”
Đến khi Thanh Hề thay quần áo xong xuôi, Phong Lưu cũng đã tắm xong. Hắn thấy Thanh Hề đã tẩy hết son phấn, cài một cây trâm hình quạt bằng bạch ngọc, mặt trên khắc mười hai bông hoa mẫu đơn dát vàng, ngoài ra không còn gì khác. Nàng cũng đã thay một bộ váy mỏng màu xanh thiên thanh, gấu váy khẽ bay, gợi nhớ hình ảnh tiên nữ thả diều bên hồ ngày nào, khiến người ta không khỏi nhớ đến một câu thơ: “Nhạt phấn nồng son, thảy tuyệt vời.”1
1. Nguyên văn tiếng Hán Việt: “Đạm trang nùng mạt tống tương nghi”, trích trong bài Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ của Tô Đông Pha. Câu thơ trên trích từ bản dịch của Nam Trân
Phong Lưu ôm eo Thanh Hề, hài lòng ôm vào cổ nàng, nói: “Sao nàng gầy đi vậy, có phải lại kén ăn không, mẹ lúc nào cũng chiều theo ý nàng.” Nghe những lời này, hình như Phong Lưu có chút bất mãn với mẹ mình.
“Xem Đình Trực ca ca mang quà gì về trước đã.” Thanh Hề có phần sốt ruột, Phong Lưu nhìn dáng vẻ kích động của nàng mà buồn cười, nếu không phải vì muốn thấy biểu cảm này thì việc gì hắn phải giao hẹn đợi hắn tắm xong mới được mở.
Lần trước Thanh Hề rất thích chiếc hộp của Tây dương, phấn son và các loại xà phòng thơm nên lần này tất nhiên phải có. Ngoài ra còn có mấy chiếc quạt, quạt xếp bằng ngà voi vải kim tuyến, quạt tròn bằng tơ mỏng thêu kim tuyến, kì lạ nhất là một chiếc quạt tròn của Tây dương, nan quạt được làm từ gỗ đàn hương, mặt quạt được làm bằng vải ren họa tiết hoa có màu trắng, vô cùng độc đáo.
Ngoài ra còn có rất nhiều đồ chơi, Thanh Hề chết mê chết mệt hộp nhạc với giai điệu thánh thót.
Rương còn lại đựng đầy vải tuyết quang sa.
“Sao toàn là tuyết quang sa vậy?” Đây là loại sa mới được dệt ở phương Nam, mỏng như cánh ve, sáng bóng như băng, mặc lên vô cùng nhẹ nhàng thoải mái. Thanh Hề rất thích loại sa này nhưng năm ngoái không mua được bao nhiêu.
“Hè năm nay, ta thấy nàng mặc bộ váy bằng tuyết quang sa hai lần nên nghĩ là nàng thích. Nàng chẳng thiếu thứ gì, thế nên ta bảo người hầu mua hẳn một rương tuyết quang sa.”
Thanh Hề hoàn toàn không ngờ từ một bộ váy áo nàng mặc mấy lần, Phong Lưu cũng có thể nhìn ra manh mối, trong lòng bỗng trào dâng cảm giác ngọt ngào, tưởng như uống thuốc cũng không cần nhậm kẹo nữa. Nàng quay lại thơm một cái vào má Phong Lưu.
Phong Lưu lặng người, người hầu bên cạnh biết ý đã lui xuống trước, còn không quên đóng cửa phòng. Phong Lưu cười, nói: “Người hầu của nàng cũng hiểu ý chủ đấy.”
Thanh Hề bị Phong Lưu đè xuống ghế dài, nũng nịu nói: “Thiếp lại thấy chúng nó chẳng hiểu ý chủ gì cả.”
Mấy lời hờn dỗi đưa đẩy này chỉ như lửa đổ thêm dầu. Phong Lưu cởi quần áo của Thanh Hề ra, vùi vào ngực nàng, khẽ nói: “Ta nhớ nàng chết mất.”
Thanh Hề bị hắn khiêu khích dữ dội, chỉ có thể để mặc hắn muốn làm gì thì làm, câu tiểu biệt thắng tân hôn thật chẳng sai, Thanh Hề chỉ cảm thấy hắn còn cuồng nhiệt hơn cả hôm trước khi lên đường, ép nàng phải gọi không biết bao nhiêu tiếng “ca ca tốt” mới buông tha.
Cuối cùng, Phong Lưu ôm nàng, nói: “Xem ra nàng đã khỏi hẳn rồi, như vừa rồi có thấy nàng kêu đau đâu.”
Cả người Thanh Hề đỏ như con tôm luộc, không đáp lời, giả vờ tai không nghe lòng không bận.
“Ta định hai ngày tới sẽ dọn về.” Phong Lưu vừa xoa ngực Thanh Hề vừa nói.
“Đợi thêm hai ngày nữa đi, căn phòng cũ của chị Ngọc Nhi vẫn chưa được dọn dẹp, thiếp định bố trí chỗ đó làm thư phòng cho chàng, rảnh rỗi tới đó đọc sách cũng tốt.”
Giọng nói Thanh Hề trở nên run rẩy dưới bàn tay trêu ghẹo của Phong Lưu, sau đó nàng mới gấp gáp nói: “Còn phía đông sẽ để cho chàng cất sách và tranh chữ.”
“Sao nàng không nhân lúc ta đi Giang Nam mà dọn dẹp?” Phong Lưu cắn vào thùy tai Thanh Hề, hỏi.
“Như thế khác nào bảo với thiên hạ thiếp sốt sắng, nóng ruột.” Thanh Hề giận dỗi oán trách.
“Thế nàng không nóng lòng ư?” Phong Lưu hỏi vặn Thanh Hề, lại một phen sóng gió quay cuồn.
Mãi đến khi thái phu nhân cho người gọi sang ăn tối, Thanh Hề mới có thể ngồi dậy.
Tết trung thu rất nhanh đã đến, trong phủ chăng đèn kết hoa. Hôm đó, thái phu nhân đích thân dẫn các con dâu ra vườn hoa ngắm trăng, còn bày tiệc ở Tê Phương Các.
Phong Lưu cùng Phong Dương, Phong Cẩm ngồi ở bàn hướng đông, thái phu nhân và Thanh Hề, nhị phu nhân, Thương Nhược Văn, Thương Nhược Lan ngồi riêng một bàn. Trung thu là tết đoàn viên, thái phu nhân còn đặc cách để Hà Ngôn, Hà Ngữ, Lâm Lang, Thôi Xán, các người hầu khác ngồi một bàn. Chớp mắt, Tê Phương Cát đã tràn ngập không khí náo nhiệt.
“Có rượu mà thiếu tửu lệnh sao được, chúng ta chơi trò tửu lệnh đi.” Thương Nhược Văn cười, khởi xướng. Dạo này cô ta có vẻ tươi vui hơn nhiều.
“Cũng được, con nói xem chơi như thế nào?” Thái phu nhân cũng có hứng thú góp vui.
“Hôm nay không chơi trò tửu lệnh bình thường nữa. Mấy hôm trước, con và Nhược Lan rảnh rỗi đã nghĩ ra một trò tửu lệnh mới cho Trung thu năm nay. Hôm nay chúng ta chơi tửu lệnh kiểu rút thăm, Nhược Lan đã chuẩn bị sẵn cây thăm rồi.”
“Tứ phu nhân, đừng chơi tửu lệnh nào khó quá, bọn người hầu chúng em không biết chơi đâu.” Hà Ngôn là a hoàn đắc lực của thái phu nhân nên nói chuyện với tứ phu nhân cũng có vẻ thoải mái hơn.
“Sang hèn củng thưởng thức, nếu không làm được thì tự phạt ba li là được rồi. Ai muốn làm quản lệnh?” Thương Nhược Văn hỏi.
Hà Ngữ không am hiểu thơ phú, liền xung phong làm quản lệnh. Một người hầu đã đi lấy ống thăm mà Thương Nhược Lan làm tới, đó là một ống tre khắc hình núi non, đựng khoảng hai, ba mươi cây thăm.
Hà Ngữ lấy xúc xắc cho thái phu nhân gieo, được ba con lục, ai cũng nói là điềm báo tốt. Đếm từ thái phu nhân đến chỗ nhị phu nhân là vừa hết. Nhị phu nhân rút một cây thăm.
Hà Ngữ đọc dõng dạc: “Ai rút được thăm này là hoa quế trên trăng, hoa quế rụng giữa tháng, hương thơm lan tỏa, tất cả đàn ông ở đây đều phải chúc một li rượu.”
Nhị phu nhân cười, nói: “Quả nhiên thú vị, ta còn đang đau đầu không biết là câu hỏi hóc búa gì, không ngờ lại được phạt rượu người khác.”
Đến lượt nhị phu nhân gieo xúc xắc, đếm đến Thương Nhược Lan. Cô ta rút một cây thăm, Hà Ngữ đọc: “Thẻ này rất hay. Ai rút được thẻ này là thiên thần cung trăng, phải làm một bài thơ vịnh trăng, giới hạn trong bảy bước, không làm được phạt ba li.”
“Thẻ này có vẻ khó đấy.” Nhị gia Phong Dương lên tiếng.
Thương Nhược Lan uyển chuyển đứng dậy, nói: “Tôi đành cố hết sức thôi.” Nói rồi cô ta rời khỏi chỗ ngồi, không ít không nhiều đi đúng bảy bước rồi cất tiếng đọc: “Hạo phách đương không bảo kính thăng, vân giang tiên lại tịch vô thanh; bình phân thu sắc nhất luân mãn, trường bạn vân cù thiên lí minh.” 1
1. Tạm dịch: “Vằng vặc trên cao một vầng gương, lặng lẽ đi về giữa gió tiên; Trung Thu thêm sắc tròn vành vạnh, ngàn dặm đường mây cùng sáng soi.”
“Hay, chỉ trong thời gian ngắn như vậy mà đã làm được một bài thơ, đúng là tài nữ, vừa khéo hôm nay là trung thu, “ngàn dặm đường mây cùng sáng soi”, hay cho câu “ngàn dặm đường mây cùng sáng soi” Nhị gia Phong Dương nhắc lại hai, ba lần, có vẻ rất tâm đắc, “đúng là rất có tài”
Thương Nhược Lan ngại ngùng cười: “Để mọi người chê cười rồi!”
“Đại ca thấy thế nào?” Phong Cẩm quay sang hỏi Phong Lưu.
“Đúng cảnh đúng vật, bảy bước thành thơ, đàn ông mà có tài như vậy e là cũng không nhiều.” Phong Lưu bình thản nhận xét.
Thế rồi mọi người hợp lại chúc Thương Nhược Lan một li rượu.
Đến canh ba, khi ai nấy đều đỏ mặt tía tai mới lục tục kéo nhau về.
Phong Lưu đưa Thanh Hề đi, đến ngã rẽ một bên dẫn đến Tứ Tịnh Cư, một bên dẫn đến Lan Huân Viện, hắn liền dừng bước, quay đầu đợi nàng. “Hôm nay trăng đẹp, có muốn cùng ta đến Tứ Tịnh Cư ngắm trăng không?”
Thanh Hề bảo Lâm Lang và Thôi Xán đứng đợi, một mình bước đến bên Phong Lưu nói: “Thiếp chẳng có bản lĩnh nhìn trăng bảy bước làm thơ, bất tài vô đức, không hầu nổi Quốc công gia ngắm trăng.”
Phong Lưu sao có thể không hiểu Thanh Hề lại đang làm mình làm mẩy, hắn nắm lấy tay nàng, nói: “Tự mình không học làm thơ, lại cấm người khác làm sao?”
Thanh Hề càng nghe càng tức, vùng vằn một hồi mà không sao thoát nổi bàn tay của Phong Lưu, bị hắn nửa kéo nửa đẩy đến Tứ Tịnh Cư.
“Hừ!” Thù cũ chưa xong nợ mới đã tới, Thanh Hề lại nhớ tới bài thơ của Thương Nhược Văn, sao mà cả chị cả em đều là tài nữ.
Vào phòng, Thanh Hề liền quay đầu đi, không thèm để ý đến Phong Lưu. “Chàng đi tìm mấy người biết làm thơ ấy, lôi thiếp tới đây làm gì?”
“Ta tìm người biết làm thơ làm gì, muốn tìm người thật sự biết làm thơ, chẳng phải là xuống suối vàng tìm Lý DỊch An?” Nếu là trước kia, Phong Lưu chắc chắn đã cho Thanh Hề một trận, nhưng bây giờ, hắn lại thấy tính khí trẻ con của nàng rất thú vị.
“Việc gì phải bỏ gần cầu xa, chẳng phải chàng vẫn giữ mấy bài thơ của người ta đấy sao, không có chị thì đã có em, chẳng hợp ý chàng quá còn gì?” Thanh Hề mỉa mai.
Phong Lưu thấy Thanh Hề càng nói càng quá đáng thì nhéo mũi nàng, nghiêm nghị nói: “Nàng nói linh tinh chị chị em em gì thế, lời này mà nàng cũng nói được sao?”
Vừa nói xong, Thanh Hề đã biết mình quá lời, sao có thể gán ghép Phong Lưu với em dâu của mình được, nhưng vì quá tức giận nên nàng không kiềm chế được. “Thế chàng giữ thơ của cô ấy làm gì?”
Phong Lưu ôm Thanh Hề vào lòng, “Chẳng phải đã nói với nàng rồi sao? Ta cất giữ thơ của tứ đệ muội cũng vì coi cô ấy là người nhà, không chừng sau này có thể sưu tầm tất cả thơ do người trong phủ chúng ta làm để đóng thành một quyển tập, in ra cho mọi người thưởng thức, đó cũng là một việc phong nhã.”
Thanh Hề nửa tin nửa ngờ nhưng cũng hiểu nếu tiếp tục làm loạn lên thì chỉ tổ hỏng việc, biết dừng đúng lúc mới là khôn ngoan. Thế là nàng nói: “Vậy hôm nay chẳng phải lại có thơ để sưu tầm ư?”
Phong Lưu lại nhéo má nàng, nói: “Lan cô nương làm thơ vịnh trăng chỉ nói đến trăng, vẫn thiếu một phần cảnh giới.”
Không hiểu sao, khi nghe Phong Lưu nói như vậy, Thanh Hề liền thấy phấn chấn hẳn lên. “Vậy cũng coi là có tài rồi.”
“Mỗi người đều có sở trường sở đoản, không cần thiết phải ganh tị.”
“Vậy sở trường của thiếp là gì?” Thanh Hề hỏi.
Câu hỏi này có vẻ đã làm khó Phong Lưu.
Tính ra thì hai người đã không gặp nhau ba tháng, Phong Lưu ngắm kĩ Thanh Hề, bỗng nhiên có cảm giác xa lạ.
Vì hôm nay phải đi làm khách nên Thanh Hề ăn mặc trang điểm lộng lẫy hơn bình thường, xiêm y màu vàng nhạt in hình tram con bướm vờn hoa bằng chỉ kim tuyến, váy bằng lụa phi bóng màu xanh ngọc bích, thắt lưng treo hai dây tua kết hoa bằng chỉ kim tuyến, lồng vào hai chiếc vòng ngọc màu trắng ngà. Hôm nay, nàng vấn tóc kiểu phi tiên kế1, cài tram ngũ phượng quải châu khảm hồng ngọc, được người hầu dìu vào, tựa như tiên nữ giáng trần, nhất thời khiến người ta sững sờ kinh ngạc.
1. Kiểu tóc thịnh hành của phụ nữ Trung Quốc thời xưa, chia tóc thành hai phần đều nhau, quấn thành hình vòng tròn.
Nhất là làn da trắng nõn, lúm đồng tiền nhỏ xinh như hoa, bờ môi anh đào, vòng eo thon nhỏ, bộ ngực đẫy đà, hàng lông mày phong tình quyến rũ, đôi mắt long lanh ướt át, đúng là xinh hơn Tây thi, đẹp hơn Vương Tường.
Thái phu nhân thấy Phong Lưu ngây người nhìn Thanh Hề thì chỉ thấy buồn cười, nói: “Con về đúng lúc lắm, Phong Lưu cũng vừa về tới, con hầu hạ nó thay quần áo đi.”
Thanh Hề vâng lời, Phong Lưu đứng dậy đi ra ngoài, nàng theo sau, đến chỗ ngã rẽ, hắn không về Tứ Tịnh Cư mà đưa Thanh Hề về Lan Huân Viện.
“Đình Trực ca ca không về Tứ Tịnh Cư sao?”
“Ở Lan Huân Viện không có quần áo của ta sao?” Phong Lưu hỏi ngược lại.
“Tất nhiên là có.” Thanh Hề lẩm bẩm.
Về đến nơi, Phong Lưu muốn đi tắm, thấy Thính Tuyền đã đưa quà đến Lan Huân Viện, hắn liền dặn dò nàng: “Chờ ta trở lại rồi nàng hẵng mở hòm ra xem.”
Thanh Hề ngạc nhiên không hiểu ý của Phong Lưu, nàng thực sự không kiềm được muốn mở ra xem ngay lập tức, nhưng Phong Lưu đã nói như vậy, nàng chỉ có thể nhẫn nại. Lâm Lang, Thôi Xán bưng nước vào cho Thanh Hề rửa mặt.
Lâm Lang kê miếng lụa trắng dưới cằm Thanh Hề, nhỏ vào chậu nước hai giọt tinh dầu hoa tường vi và năm giọt tinh dầu bạc hà. Sau đó, Thanh Hề mới vốc nước rửa mặt. Thôi Xán mở hũ múc hai thìa sáp thơm đậu xanh thoa mặt đổ vào tay Thanh Hề để nàng tẩy trang. Rửa mặt xong, Thanh Hề tháo trâm cài đầu, rũ tóc, mát xa da đầu, nói: “Chải kiểu nào đơn giản thôi.”
Đến khi Thanh Hề thay quần áo xong xuôi, Phong Lưu cũng đã tắm xong. Hắn thấy Thanh Hề đã tẩy hết son phấn, cài một cây trâm hình quạt bằng bạch ngọc, mặt trên khắc mười hai bông hoa mẫu đơn dát vàng, ngoài ra không còn gì khác. Nàng cũng đã thay một bộ váy mỏng màu xanh thiên thanh, gấu váy khẽ bay, gợi nhớ hình ảnh tiên nữ thả diều bên hồ ngày nào, khiến người ta không khỏi nhớ đến một câu thơ: “Nhạt phấn nồng son, thảy tuyệt vời.”1
1. Nguyên văn tiếng Hán Việt: “Đạm trang nùng mạt tống tương nghi”, trích trong bài Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ của Tô Đông Pha. Câu thơ trên trích từ bản dịch của Nam Trân
Phong Lưu ôm eo Thanh Hề, hài lòng ôm vào cổ nàng, nói: “Sao nàng gầy đi vậy, có phải lại kén ăn không, mẹ lúc nào cũng chiều theo ý nàng.” Nghe những lời này, hình như Phong Lưu có chút bất mãn với mẹ mình.
“Xem Đình Trực ca ca mang quà gì về trước đã.” Thanh Hề có phần sốt ruột, Phong Lưu nhìn dáng vẻ kích động của nàng mà buồn cười, nếu không phải vì muốn thấy biểu cảm này thì việc gì hắn phải giao hẹn đợi hắn tắm xong mới được mở.
Lần trước Thanh Hề rất thích chiếc hộp của Tây dương, phấn son và các loại xà phòng thơm nên lần này tất nhiên phải có. Ngoài ra còn có mấy chiếc quạt, quạt xếp bằng ngà voi vải kim tuyến, quạt tròn bằng tơ mỏng thêu kim tuyến, kì lạ nhất là một chiếc quạt tròn của Tây dương, nan quạt được làm từ gỗ đàn hương, mặt quạt được làm bằng vải ren họa tiết hoa có màu trắng, vô cùng độc đáo.
Ngoài ra còn có rất nhiều đồ chơi, Thanh Hề chết mê chết mệt hộp nhạc với giai điệu thánh thót.
Rương còn lại đựng đầy vải tuyết quang sa.
“Sao toàn là tuyết quang sa vậy?” Đây là loại sa mới được dệt ở phương Nam, mỏng như cánh ve, sáng bóng như băng, mặc lên vô cùng nhẹ nhàng thoải mái. Thanh Hề rất thích loại sa này nhưng năm ngoái không mua được bao nhiêu.
“Hè năm nay, ta thấy nàng mặc bộ váy bằng tuyết quang sa hai lần nên nghĩ là nàng thích. Nàng chẳng thiếu thứ gì, thế nên ta bảo người hầu mua hẳn một rương tuyết quang sa.”
Thanh Hề hoàn toàn không ngờ từ một bộ váy áo nàng mặc mấy lần, Phong Lưu cũng có thể nhìn ra manh mối, trong lòng bỗng trào dâng cảm giác ngọt ngào, tưởng như uống thuốc cũng không cần nhậm kẹo nữa. Nàng quay lại thơm một cái vào má Phong Lưu.
Phong Lưu lặng người, người hầu bên cạnh biết ý đã lui xuống trước, còn không quên đóng cửa phòng. Phong Lưu cười, nói: “Người hầu của nàng cũng hiểu ý chủ đấy.”
Thanh Hề bị Phong Lưu đè xuống ghế dài, nũng nịu nói: “Thiếp lại thấy chúng nó chẳng hiểu ý chủ gì cả.”
Mấy lời hờn dỗi đưa đẩy này chỉ như lửa đổ thêm dầu. Phong Lưu cởi quần áo của Thanh Hề ra, vùi vào ngực nàng, khẽ nói: “Ta nhớ nàng chết mất.”
Thanh Hề bị hắn khiêu khích dữ dội, chỉ có thể để mặc hắn muốn làm gì thì làm, câu tiểu biệt thắng tân hôn thật chẳng sai, Thanh Hề chỉ cảm thấy hắn còn cuồng nhiệt hơn cả hôm trước khi lên đường, ép nàng phải gọi không biết bao nhiêu tiếng “ca ca tốt” mới buông tha.
Cuối cùng, Phong Lưu ôm nàng, nói: “Xem ra nàng đã khỏi hẳn rồi, như vừa rồi có thấy nàng kêu đau đâu.”
Cả người Thanh Hề đỏ như con tôm luộc, không đáp lời, giả vờ tai không nghe lòng không bận.
“Ta định hai ngày tới sẽ dọn về.” Phong Lưu vừa xoa ngực Thanh Hề vừa nói.
“Đợi thêm hai ngày nữa đi, căn phòng cũ của chị Ngọc Nhi vẫn chưa được dọn dẹp, thiếp định bố trí chỗ đó làm thư phòng cho chàng, rảnh rỗi tới đó đọc sách cũng tốt.”
Giọng nói Thanh Hề trở nên run rẩy dưới bàn tay trêu ghẹo của Phong Lưu, sau đó nàng mới gấp gáp nói: “Còn phía đông sẽ để cho chàng cất sách và tranh chữ.”
“Sao nàng không nhân lúc ta đi Giang Nam mà dọn dẹp?” Phong Lưu cắn vào thùy tai Thanh Hề, hỏi.
“Như thế khác nào bảo với thiên hạ thiếp sốt sắng, nóng ruột.” Thanh Hề giận dỗi oán trách.
“Thế nàng không nóng lòng ư?” Phong Lưu hỏi vặn Thanh Hề, lại một phen sóng gió quay cuồn.
Mãi đến khi thái phu nhân cho người gọi sang ăn tối, Thanh Hề mới có thể ngồi dậy.
Tết trung thu rất nhanh đã đến, trong phủ chăng đèn kết hoa. Hôm đó, thái phu nhân đích thân dẫn các con dâu ra vườn hoa ngắm trăng, còn bày tiệc ở Tê Phương Các.
Phong Lưu cùng Phong Dương, Phong Cẩm ngồi ở bàn hướng đông, thái phu nhân và Thanh Hề, nhị phu nhân, Thương Nhược Văn, Thương Nhược Lan ngồi riêng một bàn. Trung thu là tết đoàn viên, thái phu nhân còn đặc cách để Hà Ngôn, Hà Ngữ, Lâm Lang, Thôi Xán, các người hầu khác ngồi một bàn. Chớp mắt, Tê Phương Cát đã tràn ngập không khí náo nhiệt.
“Có rượu mà thiếu tửu lệnh sao được, chúng ta chơi trò tửu lệnh đi.” Thương Nhược Văn cười, khởi xướng. Dạo này cô ta có vẻ tươi vui hơn nhiều.
“Cũng được, con nói xem chơi như thế nào?” Thái phu nhân cũng có hứng thú góp vui.
“Hôm nay không chơi trò tửu lệnh bình thường nữa. Mấy hôm trước, con và Nhược Lan rảnh rỗi đã nghĩ ra một trò tửu lệnh mới cho Trung thu năm nay. Hôm nay chúng ta chơi tửu lệnh kiểu rút thăm, Nhược Lan đã chuẩn bị sẵn cây thăm rồi.”
“Tứ phu nhân, đừng chơi tửu lệnh nào khó quá, bọn người hầu chúng em không biết chơi đâu.” Hà Ngôn là a hoàn đắc lực của thái phu nhân nên nói chuyện với tứ phu nhân cũng có vẻ thoải mái hơn.
“Sang hèn củng thưởng thức, nếu không làm được thì tự phạt ba li là được rồi. Ai muốn làm quản lệnh?” Thương Nhược Văn hỏi.
Hà Ngữ không am hiểu thơ phú, liền xung phong làm quản lệnh. Một người hầu đã đi lấy ống thăm mà Thương Nhược Lan làm tới, đó là một ống tre khắc hình núi non, đựng khoảng hai, ba mươi cây thăm.
Hà Ngữ lấy xúc xắc cho thái phu nhân gieo, được ba con lục, ai cũng nói là điềm báo tốt. Đếm từ thái phu nhân đến chỗ nhị phu nhân là vừa hết. Nhị phu nhân rút một cây thăm.
Hà Ngữ đọc dõng dạc: “Ai rút được thăm này là hoa quế trên trăng, hoa quế rụng giữa tháng, hương thơm lan tỏa, tất cả đàn ông ở đây đều phải chúc một li rượu.”
Nhị phu nhân cười, nói: “Quả nhiên thú vị, ta còn đang đau đầu không biết là câu hỏi hóc búa gì, không ngờ lại được phạt rượu người khác.”
Đến lượt nhị phu nhân gieo xúc xắc, đếm đến Thương Nhược Lan. Cô ta rút một cây thăm, Hà Ngữ đọc: “Thẻ này rất hay. Ai rút được thẻ này là thiên thần cung trăng, phải làm một bài thơ vịnh trăng, giới hạn trong bảy bước, không làm được phạt ba li.”
“Thẻ này có vẻ khó đấy.” Nhị gia Phong Dương lên tiếng.
Thương Nhược Lan uyển chuyển đứng dậy, nói: “Tôi đành cố hết sức thôi.” Nói rồi cô ta rời khỏi chỗ ngồi, không ít không nhiều đi đúng bảy bước rồi cất tiếng đọc: “Hạo phách đương không bảo kính thăng, vân giang tiên lại tịch vô thanh; bình phân thu sắc nhất luân mãn, trường bạn vân cù thiên lí minh.” 1
1. Tạm dịch: “Vằng vặc trên cao một vầng gương, lặng lẽ đi về giữa gió tiên; Trung Thu thêm sắc tròn vành vạnh, ngàn dặm đường mây cùng sáng soi.”
“Hay, chỉ trong thời gian ngắn như vậy mà đã làm được một bài thơ, đúng là tài nữ, vừa khéo hôm nay là trung thu, “ngàn dặm đường mây cùng sáng soi”, hay cho câu “ngàn dặm đường mây cùng sáng soi” Nhị gia Phong Dương nhắc lại hai, ba lần, có vẻ rất tâm đắc, “đúng là rất có tài”
Thương Nhược Lan ngại ngùng cười: “Để mọi người chê cười rồi!”
“Đại ca thấy thế nào?” Phong Cẩm quay sang hỏi Phong Lưu.
“Đúng cảnh đúng vật, bảy bước thành thơ, đàn ông mà có tài như vậy e là cũng không nhiều.” Phong Lưu bình thản nhận xét.
Thế rồi mọi người hợp lại chúc Thương Nhược Lan một li rượu.
Đến canh ba, khi ai nấy đều đỏ mặt tía tai mới lục tục kéo nhau về.
Phong Lưu đưa Thanh Hề đi, đến ngã rẽ một bên dẫn đến Tứ Tịnh Cư, một bên dẫn đến Lan Huân Viện, hắn liền dừng bước, quay đầu đợi nàng. “Hôm nay trăng đẹp, có muốn cùng ta đến Tứ Tịnh Cư ngắm trăng không?”
Thanh Hề bảo Lâm Lang và Thôi Xán đứng đợi, một mình bước đến bên Phong Lưu nói: “Thiếp chẳng có bản lĩnh nhìn trăng bảy bước làm thơ, bất tài vô đức, không hầu nổi Quốc công gia ngắm trăng.”
Phong Lưu sao có thể không hiểu Thanh Hề lại đang làm mình làm mẩy, hắn nắm lấy tay nàng, nói: “Tự mình không học làm thơ, lại cấm người khác làm sao?”
Thanh Hề càng nghe càng tức, vùng vằn một hồi mà không sao thoát nổi bàn tay của Phong Lưu, bị hắn nửa kéo nửa đẩy đến Tứ Tịnh Cư.
“Hừ!” Thù cũ chưa xong nợ mới đã tới, Thanh Hề lại nhớ tới bài thơ của Thương Nhược Văn, sao mà cả chị cả em đều là tài nữ.
Vào phòng, Thanh Hề liền quay đầu đi, không thèm để ý đến Phong Lưu. “Chàng đi tìm mấy người biết làm thơ ấy, lôi thiếp tới đây làm gì?”
“Ta tìm người biết làm thơ làm gì, muốn tìm người thật sự biết làm thơ, chẳng phải là xuống suối vàng tìm Lý DỊch An?” Nếu là trước kia, Phong Lưu chắc chắn đã cho Thanh Hề một trận, nhưng bây giờ, hắn lại thấy tính khí trẻ con của nàng rất thú vị.
“Việc gì phải bỏ gần cầu xa, chẳng phải chàng vẫn giữ mấy bài thơ của người ta đấy sao, không có chị thì đã có em, chẳng hợp ý chàng quá còn gì?” Thanh Hề mỉa mai.
Phong Lưu thấy Thanh Hề càng nói càng quá đáng thì nhéo mũi nàng, nghiêm nghị nói: “Nàng nói linh tinh chị chị em em gì thế, lời này mà nàng cũng nói được sao?”
Vừa nói xong, Thanh Hề đã biết mình quá lời, sao có thể gán ghép Phong Lưu với em dâu của mình được, nhưng vì quá tức giận nên nàng không kiềm chế được. “Thế chàng giữ thơ của cô ấy làm gì?”
Phong Lưu ôm Thanh Hề vào lòng, “Chẳng phải đã nói với nàng rồi sao? Ta cất giữ thơ của tứ đệ muội cũng vì coi cô ấy là người nhà, không chừng sau này có thể sưu tầm tất cả thơ do người trong phủ chúng ta làm để đóng thành một quyển tập, in ra cho mọi người thưởng thức, đó cũng là một việc phong nhã.”
Thanh Hề nửa tin nửa ngờ nhưng cũng hiểu nếu tiếp tục làm loạn lên thì chỉ tổ hỏng việc, biết dừng đúng lúc mới là khôn ngoan. Thế là nàng nói: “Vậy hôm nay chẳng phải lại có thơ để sưu tầm ư?”
Phong Lưu lại nhéo má nàng, nói: “Lan cô nương làm thơ vịnh trăng chỉ nói đến trăng, vẫn thiếu một phần cảnh giới.”
Không hiểu sao, khi nghe Phong Lưu nói như vậy, Thanh Hề liền thấy phấn chấn hẳn lên. “Vậy cũng coi là có tài rồi.”
“Mỗi người đều có sở trường sở đoản, không cần thiết phải ganh tị.”
“Vậy sở trường của thiếp là gì?” Thanh Hề hỏi.
Câu hỏi này có vẻ đã làm khó Phong Lưu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook