Đôi Nhạn Quay Về
-
Chương 53: Đố kị
Type: Mai Sophie
Đến ngày đại thọ sáu mươi tuổi của lão thái thái nhà Vũ Huân Hầu, thái phu nhân dẫn Thanh Hề, Thương Nhược Văn và Thương Nhược Lan đến hầu phủ. Lão thái thái tuổi tác đã cao, thái phu nhân không câu nệ thân phận, đích thân đến phòng của thái thái chúc thọ.
Khúc lão thái thái mặc áo khoác tím đậm thêu tùng hạc diên niên, váy rộng màu tím nhạt, trên trán quấn một dải băng bằng lụa màu nâu thêu hoa cúc vàng, chính giữa đính một viên ngọc màu trắng ngà. Có lẽ là việc vui hiếm có trong đời nên hôm nay lão thái thái có vẻ hân hoan phấn khởi khác thường, nhìn thấy Thanh Hề, bà liền kéo nàng đến gần, xoa tay nàng, nói: “Theo ta thấy, trong đám tiểu bối, phu nhân Tề Quốc công là xinh đẹp nhất, trông rất có phúc.”
Lời này nếu là người khác nói ra thì có lẽ sẽ làm mếch lòng rất nhiều tiểu bối, nhưng cháu gái của Khúc lão thái thái là quý phi đường triều nên mọi người chỉ có thể tát nước theo mưa, gật gù tán đồng. Bất chợt Thanh Hề trở thành tiêu điểm của buổi tiệc, vô cùng nổi bật.
Đại thiếu phu nhân của Hoàng Ngự sử kéo Thương Nhược Văn sang một bên nói chuyện, Thương Nhược Lan đứng bên cạnh chỉ mỉm cười nhã nhặn, không vì bị bỏ rơi mà cáu kỉnh không vui, chỉ có điều hai mắt cứ dán chặt vào đôi khuyên tai ngọc trai Nam Hải to bằng hai hạt nhãn của Thanh Hề.
Chào hỏi xong, Khúc lão thái thái vốn ưa yên tĩnh nên chỉ giữ những người cùng độ tuổi với mình ở lại nói chuyện, còn Liên phu nhân, vợ của Vũ Huân Hầu và đại thiếu phu nhân của hầu phủ dẫn đám tiểu bối Thanh Hề đến phòng khách chơi.
Thương Nhược Lan lặng lẽ đứng một bên, tựa một đóa hoa lan trầm tĩnh. Một cô gái nhã nhặn, hiền lành như vậy chắc chắn không khiến người ta chán ghét, chưa kể cô ta lại đi cùng phu nhân và thái phu nhân của phủ Tề Quốc công, xiêm y cũng thuộc hàng thượng đẳng, chính vì thế, các phu nhân có con cháu trong nhà chưa đính hôn rất để mắt tới cô ta, nhiệt tình kéo cô ta lại hỏi han.
Liên thiếu phu nhân có một người em trai, năm nay mười bảy tuổi, vẫn chưa đính hôn. Cô ta kề tai hỏi nhỏ Thanh Hề: “Thương cô nương có lai lịch như thế nào?”
“Cô ấy là em họ của tứ đệ muội nhà ta.”
Nghe nói đó là em họ của Thương Nhược Văn, thái độ của Liên thiếu phu nhân bỗng nhạt đi đôi ba phần. Nhà họ Thương chẳng có mấy của cải, đương nhiên không thể lọt vào mắt xanh của chị dâu quý phi.
Nhưng người có yêu cầu cao như Liên thiếu phu nhân không nhiều, đa phần chỉ coi trọng hai yếu tố dung mạo và phầm hạnh, năm xưa, thái phu nhân cưới Thương Nhược Văn cho Phong Cẩm cũng là vì ưng ý dung mạo và phẩm hạnh của cô ta. Chính vì thế, Thương Nhược Lan nhất thời được quan tâm đặc biệt, có mấy người còn tỏ ý mời cô ta đến nhà chơi.
Thái phu nhân biết chuyện thì tỏ ra rất vui, bỏ tiền túi ra bảo nhị phu nhân gọi thợ may may thêm cho Thương Nhược Lan mấy bộ xiêm y mới để đi làm khách.
Nhắc đến chuyện may áo, thái phu nhân lại nhìn TN, nói: “Năm nay con may ít váy áo mùa hè, nhân dịp này may thêm mấy bộ đi.”
“Con còn mấy bộ may từ hè năm ngoái, vẫn chưa mặc lần nào.” Thanh Hề lắc đầu, nói.
“Làm gì có ai ngại nhiều quần áo, hồi ta bằng tuổi con, chỉ hận không có mười bộ quần áo mới để thay mỗi khi chuyển mùa, huống hồ mỗi năm lại có xu hướng khác.” Dứt lời, thái phu nhân quay sang bảo Hà Ngôn: “Mở hòm lấy mấy cây vải màu sắc tươi sáng đến đây cho Thanh Hề và Nhược Lan chọn.”
Vải của thái phu nhân đương nhiên đều là hàng cực phẩm, nào là hà ảnh sa, bích ba sa (*), thu hương la (**)… cứ gọi là hoa hết cả mắt.
(*) Lụa có màu xanh biếc như nước hồ.
(**) Lụa có mùi thơm như mùa thu.
Thanh Hề nhường Thương Nhược Lan chọn trước, Thương Nhược Lan lại năm lần bảy lượt nhường lại cho nàng, sau đó thái phu nhân và Thanh Hề cùng khuyên nhủ mãi, cô ta mới đành chọn trước, phân vân không biết nên lấy bích ba sa hay thu hương la. Hai cây vải này cô ta đều rất thích, hơn nữa cũng không quá đắt tiền, phù hợp với thân phận của cô ta.
Thanh Hề thấy Thương Nhược Lan hết nhìn cây vải này lại nhìn cây vải kia, bèn nói: “Bích ba sa nhẹ nhàng, thu hương la thanh nhã, đều rất hợp với Lan cô nương.”
Thái phu nhân cười, nói: “Cứ lấy hai cây vải này, dặn họ may cho Lan cô nương trước.”
Thương Nhược Lan luôn miệng cảm ơn.
Đến lúc này, thái phu nhân mới kéo Thanh Hề đến chọn vải. trước tiên, bà ướm thử một mảnh vải đỏ in hoa lên người nàng, nói: “Màu này rất tôn da con.”
Sau đó, bà lại lấy một mảnh màu xanh da trời đính kim sa và một mảnh dệt chìm chỉ bạc, nói: “Hai mảnh này phối được với nhau, mảnh dệt chỉ bạc ở trong, còn mảnh màu xanh này trùm ra ngoài, màu xanh mát mắt, rất hợp mặc mùa hè.”
Làm đẹp cho con gái là niềm vui của tất cả những người mẹ, thái phu nhân cũng không phải ngoại lệ. Bà chọn liền một lúc bốn, năm cây vải cho Thanh Hề, nào là vải sa dệt hoa văn đám mây màu hồng phấn, phù dung sa; vải bóng nhuộm màu khói thêu uyên ương, thiên tịnh sa; vải lụa in mây hạc và hoa mẫu đơn… Sau đó, bà lại cùng Thanh Hề bàn bạc xem may kiểu gì thì đẹp, cả buổi sáng chỉ để chọn vải và may áo.
Khi Thương Nhược Lan kể chuyện này cho chị họ nghe, Thương Nhược Văn chỉ bĩu môi, chẳng nói chẳng rằng, còn Thương Nhược Lan thì thầm thở dài, nghĩ bụng: Nếu mình cũng có một người mẹ chồng như vậy thì chết cũng không hối tiếc.
Xiêm y đã may xong mà thiệp mời vẫn chần chừ chưa tới, thỉnh thoảng có tiệc tùng, thái phu nhân đều dẫn theo Thương Nhược Lan, nhưng thái độ của các phu nhân kia đã thay đổi rất nhiều.
Trong khi đó, Thanh Hề vẫn được yêu quý như trước, vì nàng vốn tính hoạt bát, lại rất khéo miệng nên làm thân được với không ít phu nhân và thiếu phu nhân cùng độ tuổi. Thương Nhược Lan chẳng được ai đoái hoài tới, thi thoảng cũng có người dành một ánh mắt thiện cảm cho cô ta, nhưng đa phần là thương hại, khiến cô ta bất chợt nhớ đến người cha chờ hành quyết của mình.
Sự đối lập mãnh liệt đó khiến Thương Nhược Lan dù có được dạy dỗ, tu dưỡng tốt đến mấy đi chăng nữa cũng không khỏi chạnh lòng, nghĩ rằng nếu mình được làm phu nhân quốc công, trên có mẹ chồng yêu thương, dưới được Quốc công gia coi trọng, có khi còn được mọi người yêu quý hơn cả Mộ Thanh Hề cũng nên. Thương Nhược Lan vô cùng tự tin về điểm này, mấy ngày nay cô ta đứng một bên quan sát, cảm thấy vị phu nhân quốc công được ngàn vạn sủng ái này thực chẳng có gì tốt; lòng dạ độc ác hại chết con của người khác chưa nói, thường ngày cũng chỉ biết chơi bời nhõng nhẽo, nịnh nọt mẹ chồng, nữ công gia chánh không thông, quản lí nhà cửa không thạo; loại người như thế mà lại được yêu quý, thực sự khiến người khác không phục.
Dự tiệc trở về, thái phu nhân càng hết lời an ủi Thương Nhược Lan, nói là qua mùa thu, vụ án của cha cô ta được đưa ra xét xử là sẽ sáng tỏ.
Tết Đoan Ngọ mùng Năm tháng Năm, thiên hạ thái bình, Thánh thượng đặc biệt tổ chức hội đua thuyền rồng ở hồ Kim Nhạn, ngoại ô kinh thành. Mười hai đội đua dân gian cùng ba đội đua từ danh gia vong tộc và một đội đua của thị vệ hoàng cung cùng tranh tài.
Tin tức về hội đua thuyền tết Đoan Ngọ khiến ai nấy đều xôn xao, người nào không biết chi tiết về các đội thi đấu thì không dám ra khỏi cửa. Đến ngày đó, hoàng thân quốc thích đều nhận hoàng ân, dựng lều bên bờ hồ Kim Nhạn để cho gia quyến của mình nghỉ chân xem hội.
Trên núi trên cây xung quanh đó, dân chúng chên chúc đến xem cảnh nhộn nhịp, quán hàng rong nhiều không đếm xuể, ai cũng muốn mượn dịp này để kiếm thêm ít tiền.
Tề Quốc công Phong Lưu cùng nhị gia Phong Dương và tứ gia Phong Cẩm cưỡi ngựa hộ tống đoàn xe của thái phu nhân, Thanh Hề, nhị phu nhân, tứ phu nhân cùng các cháu trai cháu gái đến hồ Kim Nhạn. Nữ quyến vừa xuống xe thì phía sau đã có một đoàn xe khác tới, sau màn chào hỏi huyên náo, mọi người cùng dắt tay nhau đi.
Lúc này, thuyền rồng đã được tập kết dưới hồ, chiếc nào chiếc nấy màu sắc sặc sỡ, tỏa sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, tiếng cười ầm ĩ, khung cảnh vô cùng náo nhiệt.
Thanh Hề dìu thái phu nhân đi đầu, Thương Nhược Văn và Thương Nhược Lan theo sau. Đúng lúc này lại có một đoàn xe ngựa đi tới, chính là người nah2 của Trưởng Công chúa cùng đoàn tùy tùng khí thế hung hãn, lấy thịt đè người dọn đường giúp chủ nhân. Thương Nhược Lan bị đám người này đẩy xiêu đẩy vẹo, cô ta đi ngòai cùng, nagy sát mép hồ, bên hồ lại không có lan can nên suýt ngã xuống nước, may có Phong Lưu nhanh tay kéo lại.
Thương Nhược Lan đỏ mặt rút tay về, vội vàng cảm tạ. Phong Lưu chỉ cúi người đáp lễ rồi đi lê phía trước. Tình huống nguy hiểm vừa rồi đã thu hút không ít ánh nhìn, Thanh Hề cũng vén rèm mũ lên xem, bắt gặp Thương Nhược Lan đang ngản ngơ nhìn theo Phong Lưu.
Phong Lưu đi đến chỗ Thanh Hề, hạ rèm mũ của nàng xuống, nói: “Dìu mẹ vào trong đi, đừng đến gần hồ quá.”
Lều của phủ Tề Quốc công cách ngự đài nơi Hoàng đế ngồi xem đua thuyền không xa lắm, bên trong đã chuẩn bị sẵn trà, hoa quả và bánh điểm tâm. Thái phu nhân ngồi trên ghế bành giữa lều, Thanh Hề ngồi phía bên phải bà. Cuộc đua vẫn chưa bắt đầu, nữ quyến các nhà qua lại giữa các lều như con thoi, cười nói vui vẻ.
Thanh Hề đã xem đua thuyền rồng không ít lần, năm nào cũng vậy chẳng có gì mới, Ngũ thiếu phu nhân chạy đến bắt chuyện với nàng, nàng chỉ đáp câu được câu chăng, có vẻ mệt mỏi.
Đến khi Lâm Lang đến gọi nàng, nói là Quốc công gia có việc muốn nói thì nàng mới thoát được khỏi vụ công kích bằng nước bọt của Ngũ thiếu phu nhân.
“Một lúc nữa, cuộc đua mới bắt đầu, nhân lúc nắng chưa gắt, ta đưa nàng đi dạo, kẻo nàng lại thấy chán.” Phong Lưu đưa chiếc mũ rộng vành có rèm che cho Thanh Hề, nói.
“Sao chàng biết thiếp đang chán?” Thanh Hề cho rằng biểu cảm của mình vẫn rất đúng mực.
“Hễ buồn chán là hai chân nàng lại không chịu yên, cứ đưa ngang đưa dọc.”
Thanh Hề đỏ mặt ngượng ngùng. “Ôi dào, hôm nay trời nóng lắm, thiếp còn phải tiếp chuyện một đống người kia kìa.”
“Đi thôi, ta đã nói với mẹ rồi.” Dứt lời, Phong Lưu nắm lấy khuỷu tay Thanh Hề, hai người đi lối cửa sau ra ngoài.
Đến ngày đại thọ sáu mươi tuổi của lão thái thái nhà Vũ Huân Hầu, thái phu nhân dẫn Thanh Hề, Thương Nhược Văn và Thương Nhược Lan đến hầu phủ. Lão thái thái tuổi tác đã cao, thái phu nhân không câu nệ thân phận, đích thân đến phòng của thái thái chúc thọ.
Khúc lão thái thái mặc áo khoác tím đậm thêu tùng hạc diên niên, váy rộng màu tím nhạt, trên trán quấn một dải băng bằng lụa màu nâu thêu hoa cúc vàng, chính giữa đính một viên ngọc màu trắng ngà. Có lẽ là việc vui hiếm có trong đời nên hôm nay lão thái thái có vẻ hân hoan phấn khởi khác thường, nhìn thấy Thanh Hề, bà liền kéo nàng đến gần, xoa tay nàng, nói: “Theo ta thấy, trong đám tiểu bối, phu nhân Tề Quốc công là xinh đẹp nhất, trông rất có phúc.”
Lời này nếu là người khác nói ra thì có lẽ sẽ làm mếch lòng rất nhiều tiểu bối, nhưng cháu gái của Khúc lão thái thái là quý phi đường triều nên mọi người chỉ có thể tát nước theo mưa, gật gù tán đồng. Bất chợt Thanh Hề trở thành tiêu điểm của buổi tiệc, vô cùng nổi bật.
Đại thiếu phu nhân của Hoàng Ngự sử kéo Thương Nhược Văn sang một bên nói chuyện, Thương Nhược Lan đứng bên cạnh chỉ mỉm cười nhã nhặn, không vì bị bỏ rơi mà cáu kỉnh không vui, chỉ có điều hai mắt cứ dán chặt vào đôi khuyên tai ngọc trai Nam Hải to bằng hai hạt nhãn của Thanh Hề.
Chào hỏi xong, Khúc lão thái thái vốn ưa yên tĩnh nên chỉ giữ những người cùng độ tuổi với mình ở lại nói chuyện, còn Liên phu nhân, vợ của Vũ Huân Hầu và đại thiếu phu nhân của hầu phủ dẫn đám tiểu bối Thanh Hề đến phòng khách chơi.
Thương Nhược Lan lặng lẽ đứng một bên, tựa một đóa hoa lan trầm tĩnh. Một cô gái nhã nhặn, hiền lành như vậy chắc chắn không khiến người ta chán ghét, chưa kể cô ta lại đi cùng phu nhân và thái phu nhân của phủ Tề Quốc công, xiêm y cũng thuộc hàng thượng đẳng, chính vì thế, các phu nhân có con cháu trong nhà chưa đính hôn rất để mắt tới cô ta, nhiệt tình kéo cô ta lại hỏi han.
Liên thiếu phu nhân có một người em trai, năm nay mười bảy tuổi, vẫn chưa đính hôn. Cô ta kề tai hỏi nhỏ Thanh Hề: “Thương cô nương có lai lịch như thế nào?”
“Cô ấy là em họ của tứ đệ muội nhà ta.”
Nghe nói đó là em họ của Thương Nhược Văn, thái độ của Liên thiếu phu nhân bỗng nhạt đi đôi ba phần. Nhà họ Thương chẳng có mấy của cải, đương nhiên không thể lọt vào mắt xanh của chị dâu quý phi.
Nhưng người có yêu cầu cao như Liên thiếu phu nhân không nhiều, đa phần chỉ coi trọng hai yếu tố dung mạo và phầm hạnh, năm xưa, thái phu nhân cưới Thương Nhược Văn cho Phong Cẩm cũng là vì ưng ý dung mạo và phẩm hạnh của cô ta. Chính vì thế, Thương Nhược Lan nhất thời được quan tâm đặc biệt, có mấy người còn tỏ ý mời cô ta đến nhà chơi.
Thái phu nhân biết chuyện thì tỏ ra rất vui, bỏ tiền túi ra bảo nhị phu nhân gọi thợ may may thêm cho Thương Nhược Lan mấy bộ xiêm y mới để đi làm khách.
Nhắc đến chuyện may áo, thái phu nhân lại nhìn TN, nói: “Năm nay con may ít váy áo mùa hè, nhân dịp này may thêm mấy bộ đi.”
“Con còn mấy bộ may từ hè năm ngoái, vẫn chưa mặc lần nào.” Thanh Hề lắc đầu, nói.
“Làm gì có ai ngại nhiều quần áo, hồi ta bằng tuổi con, chỉ hận không có mười bộ quần áo mới để thay mỗi khi chuyển mùa, huống hồ mỗi năm lại có xu hướng khác.” Dứt lời, thái phu nhân quay sang bảo Hà Ngôn: “Mở hòm lấy mấy cây vải màu sắc tươi sáng đến đây cho Thanh Hề và Nhược Lan chọn.”
Vải của thái phu nhân đương nhiên đều là hàng cực phẩm, nào là hà ảnh sa, bích ba sa (*), thu hương la (**)… cứ gọi là hoa hết cả mắt.
(*) Lụa có màu xanh biếc như nước hồ.
(**) Lụa có mùi thơm như mùa thu.
Thanh Hề nhường Thương Nhược Lan chọn trước, Thương Nhược Lan lại năm lần bảy lượt nhường lại cho nàng, sau đó thái phu nhân và Thanh Hề cùng khuyên nhủ mãi, cô ta mới đành chọn trước, phân vân không biết nên lấy bích ba sa hay thu hương la. Hai cây vải này cô ta đều rất thích, hơn nữa cũng không quá đắt tiền, phù hợp với thân phận của cô ta.
Thanh Hề thấy Thương Nhược Lan hết nhìn cây vải này lại nhìn cây vải kia, bèn nói: “Bích ba sa nhẹ nhàng, thu hương la thanh nhã, đều rất hợp với Lan cô nương.”
Thái phu nhân cười, nói: “Cứ lấy hai cây vải này, dặn họ may cho Lan cô nương trước.”
Thương Nhược Lan luôn miệng cảm ơn.
Đến lúc này, thái phu nhân mới kéo Thanh Hề đến chọn vải. trước tiên, bà ướm thử một mảnh vải đỏ in hoa lên người nàng, nói: “Màu này rất tôn da con.”
Sau đó, bà lại lấy một mảnh màu xanh da trời đính kim sa và một mảnh dệt chìm chỉ bạc, nói: “Hai mảnh này phối được với nhau, mảnh dệt chỉ bạc ở trong, còn mảnh màu xanh này trùm ra ngoài, màu xanh mát mắt, rất hợp mặc mùa hè.”
Làm đẹp cho con gái là niềm vui của tất cả những người mẹ, thái phu nhân cũng không phải ngoại lệ. Bà chọn liền một lúc bốn, năm cây vải cho Thanh Hề, nào là vải sa dệt hoa văn đám mây màu hồng phấn, phù dung sa; vải bóng nhuộm màu khói thêu uyên ương, thiên tịnh sa; vải lụa in mây hạc và hoa mẫu đơn… Sau đó, bà lại cùng Thanh Hề bàn bạc xem may kiểu gì thì đẹp, cả buổi sáng chỉ để chọn vải và may áo.
Khi Thương Nhược Lan kể chuyện này cho chị họ nghe, Thương Nhược Văn chỉ bĩu môi, chẳng nói chẳng rằng, còn Thương Nhược Lan thì thầm thở dài, nghĩ bụng: Nếu mình cũng có một người mẹ chồng như vậy thì chết cũng không hối tiếc.
Xiêm y đã may xong mà thiệp mời vẫn chần chừ chưa tới, thỉnh thoảng có tiệc tùng, thái phu nhân đều dẫn theo Thương Nhược Lan, nhưng thái độ của các phu nhân kia đã thay đổi rất nhiều.
Trong khi đó, Thanh Hề vẫn được yêu quý như trước, vì nàng vốn tính hoạt bát, lại rất khéo miệng nên làm thân được với không ít phu nhân và thiếu phu nhân cùng độ tuổi. Thương Nhược Lan chẳng được ai đoái hoài tới, thi thoảng cũng có người dành một ánh mắt thiện cảm cho cô ta, nhưng đa phần là thương hại, khiến cô ta bất chợt nhớ đến người cha chờ hành quyết của mình.
Sự đối lập mãnh liệt đó khiến Thương Nhược Lan dù có được dạy dỗ, tu dưỡng tốt đến mấy đi chăng nữa cũng không khỏi chạnh lòng, nghĩ rằng nếu mình được làm phu nhân quốc công, trên có mẹ chồng yêu thương, dưới được Quốc công gia coi trọng, có khi còn được mọi người yêu quý hơn cả Mộ Thanh Hề cũng nên. Thương Nhược Lan vô cùng tự tin về điểm này, mấy ngày nay cô ta đứng một bên quan sát, cảm thấy vị phu nhân quốc công được ngàn vạn sủng ái này thực chẳng có gì tốt; lòng dạ độc ác hại chết con của người khác chưa nói, thường ngày cũng chỉ biết chơi bời nhõng nhẽo, nịnh nọt mẹ chồng, nữ công gia chánh không thông, quản lí nhà cửa không thạo; loại người như thế mà lại được yêu quý, thực sự khiến người khác không phục.
Dự tiệc trở về, thái phu nhân càng hết lời an ủi Thương Nhược Lan, nói là qua mùa thu, vụ án của cha cô ta được đưa ra xét xử là sẽ sáng tỏ.
Tết Đoan Ngọ mùng Năm tháng Năm, thiên hạ thái bình, Thánh thượng đặc biệt tổ chức hội đua thuyền rồng ở hồ Kim Nhạn, ngoại ô kinh thành. Mười hai đội đua dân gian cùng ba đội đua từ danh gia vong tộc và một đội đua của thị vệ hoàng cung cùng tranh tài.
Tin tức về hội đua thuyền tết Đoan Ngọ khiến ai nấy đều xôn xao, người nào không biết chi tiết về các đội thi đấu thì không dám ra khỏi cửa. Đến ngày đó, hoàng thân quốc thích đều nhận hoàng ân, dựng lều bên bờ hồ Kim Nhạn để cho gia quyến của mình nghỉ chân xem hội.
Trên núi trên cây xung quanh đó, dân chúng chên chúc đến xem cảnh nhộn nhịp, quán hàng rong nhiều không đếm xuể, ai cũng muốn mượn dịp này để kiếm thêm ít tiền.
Tề Quốc công Phong Lưu cùng nhị gia Phong Dương và tứ gia Phong Cẩm cưỡi ngựa hộ tống đoàn xe của thái phu nhân, Thanh Hề, nhị phu nhân, tứ phu nhân cùng các cháu trai cháu gái đến hồ Kim Nhạn. Nữ quyến vừa xuống xe thì phía sau đã có một đoàn xe khác tới, sau màn chào hỏi huyên náo, mọi người cùng dắt tay nhau đi.
Lúc này, thuyền rồng đã được tập kết dưới hồ, chiếc nào chiếc nấy màu sắc sặc sỡ, tỏa sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, tiếng cười ầm ĩ, khung cảnh vô cùng náo nhiệt.
Thanh Hề dìu thái phu nhân đi đầu, Thương Nhược Văn và Thương Nhược Lan theo sau. Đúng lúc này lại có một đoàn xe ngựa đi tới, chính là người nah2 của Trưởng Công chúa cùng đoàn tùy tùng khí thế hung hãn, lấy thịt đè người dọn đường giúp chủ nhân. Thương Nhược Lan bị đám người này đẩy xiêu đẩy vẹo, cô ta đi ngòai cùng, nagy sát mép hồ, bên hồ lại không có lan can nên suýt ngã xuống nước, may có Phong Lưu nhanh tay kéo lại.
Thương Nhược Lan đỏ mặt rút tay về, vội vàng cảm tạ. Phong Lưu chỉ cúi người đáp lễ rồi đi lê phía trước. Tình huống nguy hiểm vừa rồi đã thu hút không ít ánh nhìn, Thanh Hề cũng vén rèm mũ lên xem, bắt gặp Thương Nhược Lan đang ngản ngơ nhìn theo Phong Lưu.
Phong Lưu đi đến chỗ Thanh Hề, hạ rèm mũ của nàng xuống, nói: “Dìu mẹ vào trong đi, đừng đến gần hồ quá.”
Lều của phủ Tề Quốc công cách ngự đài nơi Hoàng đế ngồi xem đua thuyền không xa lắm, bên trong đã chuẩn bị sẵn trà, hoa quả và bánh điểm tâm. Thái phu nhân ngồi trên ghế bành giữa lều, Thanh Hề ngồi phía bên phải bà. Cuộc đua vẫn chưa bắt đầu, nữ quyến các nhà qua lại giữa các lều như con thoi, cười nói vui vẻ.
Thanh Hề đã xem đua thuyền rồng không ít lần, năm nào cũng vậy chẳng có gì mới, Ngũ thiếu phu nhân chạy đến bắt chuyện với nàng, nàng chỉ đáp câu được câu chăng, có vẻ mệt mỏi.
Đến khi Lâm Lang đến gọi nàng, nói là Quốc công gia có việc muốn nói thì nàng mới thoát được khỏi vụ công kích bằng nước bọt của Ngũ thiếu phu nhân.
“Một lúc nữa, cuộc đua mới bắt đầu, nhân lúc nắng chưa gắt, ta đưa nàng đi dạo, kẻo nàng lại thấy chán.” Phong Lưu đưa chiếc mũ rộng vành có rèm che cho Thanh Hề, nói.
“Sao chàng biết thiếp đang chán?” Thanh Hề cho rằng biểu cảm của mình vẫn rất đúng mực.
“Hễ buồn chán là hai chân nàng lại không chịu yên, cứ đưa ngang đưa dọc.”
Thanh Hề đỏ mặt ngượng ngùng. “Ôi dào, hôm nay trời nóng lắm, thiếp còn phải tiếp chuyện một đống người kia kìa.”
“Đi thôi, ta đã nói với mẹ rồi.” Dứt lời, Phong Lưu nắm lấy khuỷu tay Thanh Hề, hai người đi lối cửa sau ra ngoài.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook