Dịu Dàng Đến Vô Cùng
-
Chương 28
CAROL
KHÔNG NGỜ kỳ nghỉ Giáng sinh này cô lại đến thăm Tú Trân. Mẹ muốn đi viếng mộ
ông ấy ở sau núi quê Tú Trân, phải nhờ Tú Trân đưa về.
Sau ngày hỏa táng ông ấy, mẹ muốn lấy một ít tro hài cốt nhưng Tú Trân không đồng ý, bảo như vậy hài cốt bị phân tán, linh hồn sẽ không siêu thoát, chỉ đồng ý mẹ đi thăm mộ bất cứ lúc nào.
Carol không định đi, nhưng nghe nói có thể gặp Tú Trân, cô bỗng hiếu kỳ, muốn biết người đàn bà cướp ông ấy của mẹ và của mình có mấy đầu mấy tay.
Ngồi ô tô về huyện lị, rồi ngồi thuyền một tiếng đồng hồ mới đến quê của Tú Trân. Carol trông thấy bà Từ, mẹ của Tú Trân chưa già lắm, vẫn còn kiểu cách, bà rất khách quan thầm so sánh mẹ và Tú Trân, thật tình không thể nói ai hơn ai. Hai người khác nhau, một người khuê nữ nhà giàu, một nữa là ngọc bích nhà nghèo, có thể thấy cả hai lúc trẻ đều đẹp, nếu không ông ấy cũng không bỏ vợ bỏ con để lấy hai người này.
Tú Trân đưa hai mẹ con ra mộ ông ấy thắp hương, dâng vòng hoa và đốt vàng mã. Mẹ còn làm cái đàn dương cầm, đàn violon bằng giấy, đốt trước mộ ông ấy… Tú Trân thì chuẩn bị nào rượu, nào thức ăn cúng ông ấy.
Mẹ bảo Carol thắp hương, cô “hừm” một tiếng, vẫn ngồi im, mẹ cũng không ép.
Tú Trân thử khuyên:
- Cháu thắp hương lễ bố đi, vong linh bố sẽ phù hộ cho cháu…
- Thôi! – Carol rất thẳng thắn. –Hai người không đốt cho ông ấy mấy cô gái bằng giấy, để ông ấy ở dưới âm phủ không cô đơn.
Một câu nói làm cả hai người đàn bà phải giật mình sợ hãi. Tú Trân vội lầm rầm khấn ông ấy đừng chấp trẻ con, xin đừng vì Cảnh Thành nói dại mà không phù hộ cho mọi người.
Từ nghĩa trang về, Carol thấy một thanh niên chừng hai mươi tuổi, trông rất giống ông ấy nhưng cũng có điểm không giống. Cô đoán, đấy là con ông ấy và Tú Trân, tức là đứa em cùng cha khác mẹ nhỏ nhất của cô.
Qủa nhiên, Tú Trân giới thiệu:
- Đây là con tôi, tên là Cư Thành. Thành, chào bác đi con.
Cư Thành xấu hổ, lên tiếng “Chào bác ạ”, rồi rất tự nhiên nói chuyện với Carol:
- Chị có phải là chị Thành không? Em thấy rất nhiều ảnh của chị.
Carol nghe Cư Thành gọi mình bằng chị cảm thấy đầu óc tê dại, toàn thân nổi da gà, quan hệ bát nháo gì thế nhỉ, kéo cả mình vào đây? Nhưng Cư Thành đẹp trai, cặp môi đỏ tươi, răng trắng, hai má hồng hào, mi mắt cũng hồng, nhưng khuôn mặt và dáng người trông rất đàn ông, là sự kết hợp hoàn mĩ giữa ông ấy và Tú Trân.
Cô nhớ một câu nói, con riêng bao giờ cũng đẹp. Vì cha mẹ có thể rung động đến độ sinh con riêng, thứ nhất vì cả hai bên đều có sức hấp dẫn, thứ hai vì cả hai bên lúc quan hệ đạt đến cao trào mới tạo ra đứa bé sẽ hơn hẳn những đứa trẻ vốn là kết quả của một cặp vợ chồng chính đáng làm đúng làm đủ nghĩa vụ tạo nên. Đứa trẻ được thụ thai trước khi cưới, có thể nói, đấy là đứa con riêng.
Tú Trân rất tự hào giới thiệu, Cư Thành học trường điểm trên tỉnh, hôm nay về chơi. Sau đấy cô nói với con trai:
- Con thấy đấy, chị Thành của con rất giỏi, được đi Mỹ học đại học, con cũng phải học thật giỏi, cố gắng sau này cũng sang Mỹ học.
Cư Thành hơi ngượng, hỏi:
- Con không thông minh như chị Thành, chị học đại học B cơ mà.
Nói xong, nó quay sang hỏi chuyện Carol về trường đại học ở Mỹ, hình như rất muốn sang Mỹ học.
Carol cảm thấy không còn ghét thằng em này nữa. Nó đẹp trai, giọng nói nghe rất dễ chịu, cái vẻ xấu hổ khiến nó càng thêm đáng yêu. Carol theo cậu ta vào phòng ngủ, nghe cậu ta kéo violon, nghi ngờ nghĩ rằng, nếu ông ấy không ly hôn với mẹ, có thể mình cũng là một tay dương cầm giỏi.
Cậu ta kéo bản nhạc Nhớ quê của Mã Tư Thông, bảo đó là bản nhạc bố thích nhất. Carol nhớ, hồi nhỏ đã được nghe ông ấy chơi bản nhạc này rồi, cho dù hồi đó cô còn rất nhỏ nhưng cũng cảm nhận được giai điệu buồn của bản nhạc. Cô còn nhớ, ông ấy vẫn kéo đàn vào buổi sáng sớm, thường khi cô đã dậy nhưng vẫn uể oải nằm trên giường. Lúc ấy, cô nhắm mắt vờ ngủ, chờ bố chơi bản nhạc xong mới dậy hẳn, bố ngồi trên giường, vờ tự nhủ: “Ôi, hôm nay có người vẫn chưa dậy, mình đành đi chơi phố một mình vậy!”
Carol từ trong chăn chui ra, đưa hai tay ôm cổ bố, đu lên, bắt bố đưa đi quanh nhà, cho đến khi mỏi tay mới thôi.
Cư Thành có những ngón tay dài như của ông ấy, tư thế kéo đàn giống hệt ông ấy, không đung đưa, vẻ mặt trầm tư, thấy rõ những ngón đàn được ông ấy truyền dạy. Cô nhớ ông ấy hát bài Nhớ quê, tuy không hiểu ca từ nhưng nhớ rõ mỗi khi ông ấy hát xong đều chảy nước mắt. Carol hỏi Cư Thành:
- Em có hát được bài hát này không?
Cư Thành hơi ngượng, nói:
- Em hát không hay, chị muốn nghe không? Chị đệm đàn nhé, em hát.
Carol ngượng, nói:
- Chị không biết chơi violon, không biết chơi một loại đàn nào.
- Nghe bố nói, hồi nhỏ chị học piano, bố khen chị có năng khiếu âm nhạc, giọng hát cũng rất hay.
- Thế à? -Carol vui vẻ nói- Nhưng về sau chị không học nữa.
Cư Thành thấy Carol không vui, liền chuyển sang chuyện khác:
-Em hát chị nghe nhé, hát không hay, chị đừng cười.
Cậu ta hằng giọng, hát khẽ
Khi con chim đỗ uyên hót,
Tiếng hót oán hận quê hương,
Dòng sông Kham nức nở,
Những đứa trẻ phương nam giàu tình cảm.
Khi hoa hồng nở,
Những cánh hoa nhuốm sắc buồn,
Kẻ tha hương ơi,
Người còn bồi hồi bên sông Gia Lăng.
Nơi ấy là quê hương yêu thương của người,
Nơi có đàn chim bay lượn,
Có mây trắng in bóng làng quê,
Trẻ em sao chưa về?
Sao chưa về?
Cậu ta hát rất hay, thổi vào đấy rất nhiều tình cảm, tưởng chừng chan chứa nỗi buồn li biệt. Carol nghĩ, cậu ta còn ít tuổi, hơn nữa được học ở tỉnh, biết gì đến li biệt? Hoàn toàn là tình cảm tự nhiên, hoàn toàn giống với ông ấy, không biết sẽ làm hại bao nhiêu cô gái?
Cô vờ như không để ý, hỏi:
- Em đã có bạn gái chưa?
Mặt Cư Thành đỏ lên, không trả lời thẳng vào câu hỏi của Carol mà hỏi ngược lại:
- Chị ơi, một người thế nào để biết mình thích một người khác?
Carol nhớ từng nghe mọi người nói, con trai dễ đoán biết mình có thích một người con gái hay không, chỉ cần dựa vào phản ứng của mình khi gặp người con gái đó: người trẻ sẽ thấy “cương cứng” còn người lớn tuổi sẽ thấy mềm lòng. Nhưng cô không thể nói với Cư Thành như thế, cho nên chỉ trả lời lập lờ:
- Em nghĩ xem mình có muốn gặp cô ấy hay không, lúc ở cùng với cô ấy mình có vui hay không, lúc không ở cùng với cô ấy có buồn hay không, đó là biểu hiện mình có thích cô gái ấy hay không đó.
Cư Thành suy nghĩ giây lát rồi nói:
- Vậy là em biết mình chưa thích ai cả, vì hình như em chưa có cảm giác như thế đối với bất cứ cô gái nào.
Carol ngạc nhiên nhìn thẳng thằng em trai, chẳng phải cha nào con nấy hay sao? Một thanh niên đẹp trai ngời ngời, biết kéo violon, hát hay, lại thích gái đẹp.
- Vậy em làm thế nào? – Carol hỏi giọng khô cứng – Em không thể cùng lúc tìm được mấy cô bạn à?
Cư Thành cười thoải mái:
- Hiện tại em chưa tìm, có lúc em phải dùng ảnh của chị để nói dối với các bạn gái, bảo đây là bạn gái của em. Các bạn có đứa thấy xấu hổ thì bỏ đi – Cư Thành nói rồi tìm tập ảnh – Chị xem, từ nhỏ em đã biết chị rồi, em có ảnh các thời kỳ của chị. Nhưng chắc chắn chị không biết em.
Carol trông thấy những tập ảnh lớn nhỏ trong đó ngoài những tấm ảnh chụp Cư Thành cùng bố mẹ, còn có ảnh của cô mỗi thời kỳ từ nhỏ đến lớn, tấm ảnh nào phía sau cũng có dòng chữ của ông ấy viết rất ngay ngắn, nắn nót: “Thành Thành chụp tại…, ngày… tháng… năm…”
Mẹ thấy Carol xem ảnh, bà tỏ ra thiếu tự tin giải thích:
- Đều là ảnh bố xin mẹ, bố chỉ xin ảnh của con thôi. Mẹ mềm lòng, không giống như vợ trước của bố không cho biết tin tức gì của con trai, rất nhiều đêm bố phải rơi nước mắt trong mơ, vì bố trông thấy hai cậu con trai song sinh. Mẹ không muốn để bố phải buồn vì thương nhớ con, cho nên mẹ cho bố ảnh của con.
Tối hôm ấy Carol ngủ cùng phòng với mẹ. Tú Trân trải chăn đệm mới, thay gối mới cho hai mẹ con. Ngủ trong căn phòng xa lạ, bầu không khí xa lạ, gió bên ngoài cửa sổ cũng xa lạ, ngôi mộ sau núi xa lạ, Carol cảm thấy một tình cảm xa lạ tưởng như nghe thấy ông ấy ở một góc nào đó trong căn phòng đang chơi đàn bài Nhớ quê.
Chợt cô thấy nhớ da diết, nhưng không phải là nhớ nhà trên tỉnh mà là nhớ Jason và gia đình xa lạ của anh: “Jason, anh đang ở đâu, đang làm gì? Anh có biết ở nơi xa này em đang nhớ anh lắm hay không?’. Cảm giác nhớ nhung sao mà mãnh liệt đến mức cô chỉ muốn mọc thêm đôi cánh bay đến với anh. Không thể chung giường chung gối với anh, ít ra cũng có thể đứng bên cửa sổ nhìn anh ngủ.
Carol nghĩ, nhất định ông ấy rất thích bản nhạc Nhớ quê, có thể vì ông ấy nhớ gia đình cũ, nhớ những người đàn bà ông đã từng yêu hoặc vẫn yêu cùng những đứa con. Đôi mắt ông thường đẫm lệ vì ông nhớ những người đàn bà và những đứa con không thể ở cùng ông. Ông yêu người đàn bà và đứa con ở trước mặt nhưng cũng yêu cả những người đàn bà và những đứa con ông bỏ rơi, nhưng ông chỉ có thể sống cùng với một phần trong số đó. Ông đi trong thế giới này, trao gửi sự dịu dàng cho những người đàn bà ông gặp gỡ trên đường, họ bị vẻ ngoài và sự dịu dàng của ông mê hoặc và lao vào ông như thiêu thân lao vào lửa. Ông tiếp nhận, nhưng rồi vứt bỏ những đứa con của ông trong hoàn cảnh bối rối khổ đau. Bản thân ông cũng phải đau khổ trong li biệt, đúng là hại người cũng hại cả mình.
Cô nhớ đến Jason, anh có nhiều điểm giống ông ấy, cũng đẹp trai, có tài, anh dịu dàng, nhưng anh lại có thể kiềm chế được bản thân, không tiếp nhận những con thiêu thân bay tới. Nhưng anh cũng đem lại đau khổ cho những người con gái, đó là nổi đau có thể trông thấy nhưng không thể chạm đến, cái đau khổ yêu mà không được đến với nhau. Không biết đau khổ nào hơn đau khổ nào.
Sau ngày hỏa táng ông ấy, mẹ muốn lấy một ít tro hài cốt nhưng Tú Trân không đồng ý, bảo như vậy hài cốt bị phân tán, linh hồn sẽ không siêu thoát, chỉ đồng ý mẹ đi thăm mộ bất cứ lúc nào.
Carol không định đi, nhưng nghe nói có thể gặp Tú Trân, cô bỗng hiếu kỳ, muốn biết người đàn bà cướp ông ấy của mẹ và của mình có mấy đầu mấy tay.
Ngồi ô tô về huyện lị, rồi ngồi thuyền một tiếng đồng hồ mới đến quê của Tú Trân. Carol trông thấy bà Từ, mẹ của Tú Trân chưa già lắm, vẫn còn kiểu cách, bà rất khách quan thầm so sánh mẹ và Tú Trân, thật tình không thể nói ai hơn ai. Hai người khác nhau, một người khuê nữ nhà giàu, một nữa là ngọc bích nhà nghèo, có thể thấy cả hai lúc trẻ đều đẹp, nếu không ông ấy cũng không bỏ vợ bỏ con để lấy hai người này.
Tú Trân đưa hai mẹ con ra mộ ông ấy thắp hương, dâng vòng hoa và đốt vàng mã. Mẹ còn làm cái đàn dương cầm, đàn violon bằng giấy, đốt trước mộ ông ấy… Tú Trân thì chuẩn bị nào rượu, nào thức ăn cúng ông ấy.
Mẹ bảo Carol thắp hương, cô “hừm” một tiếng, vẫn ngồi im, mẹ cũng không ép.
Tú Trân thử khuyên:
- Cháu thắp hương lễ bố đi, vong linh bố sẽ phù hộ cho cháu…
- Thôi! – Carol rất thẳng thắn. –Hai người không đốt cho ông ấy mấy cô gái bằng giấy, để ông ấy ở dưới âm phủ không cô đơn.
Một câu nói làm cả hai người đàn bà phải giật mình sợ hãi. Tú Trân vội lầm rầm khấn ông ấy đừng chấp trẻ con, xin đừng vì Cảnh Thành nói dại mà không phù hộ cho mọi người.
Từ nghĩa trang về, Carol thấy một thanh niên chừng hai mươi tuổi, trông rất giống ông ấy nhưng cũng có điểm không giống. Cô đoán, đấy là con ông ấy và Tú Trân, tức là đứa em cùng cha khác mẹ nhỏ nhất của cô.
Qủa nhiên, Tú Trân giới thiệu:
- Đây là con tôi, tên là Cư Thành. Thành, chào bác đi con.
Cư Thành xấu hổ, lên tiếng “Chào bác ạ”, rồi rất tự nhiên nói chuyện với Carol:
- Chị có phải là chị Thành không? Em thấy rất nhiều ảnh của chị.
Carol nghe Cư Thành gọi mình bằng chị cảm thấy đầu óc tê dại, toàn thân nổi da gà, quan hệ bát nháo gì thế nhỉ, kéo cả mình vào đây? Nhưng Cư Thành đẹp trai, cặp môi đỏ tươi, răng trắng, hai má hồng hào, mi mắt cũng hồng, nhưng khuôn mặt và dáng người trông rất đàn ông, là sự kết hợp hoàn mĩ giữa ông ấy và Tú Trân.
Cô nhớ một câu nói, con riêng bao giờ cũng đẹp. Vì cha mẹ có thể rung động đến độ sinh con riêng, thứ nhất vì cả hai bên đều có sức hấp dẫn, thứ hai vì cả hai bên lúc quan hệ đạt đến cao trào mới tạo ra đứa bé sẽ hơn hẳn những đứa trẻ vốn là kết quả của một cặp vợ chồng chính đáng làm đúng làm đủ nghĩa vụ tạo nên. Đứa trẻ được thụ thai trước khi cưới, có thể nói, đấy là đứa con riêng.
Tú Trân rất tự hào giới thiệu, Cư Thành học trường điểm trên tỉnh, hôm nay về chơi. Sau đấy cô nói với con trai:
- Con thấy đấy, chị Thành của con rất giỏi, được đi Mỹ học đại học, con cũng phải học thật giỏi, cố gắng sau này cũng sang Mỹ học.
Cư Thành hơi ngượng, hỏi:
- Con không thông minh như chị Thành, chị học đại học B cơ mà.
Nói xong, nó quay sang hỏi chuyện Carol về trường đại học ở Mỹ, hình như rất muốn sang Mỹ học.
Carol cảm thấy không còn ghét thằng em này nữa. Nó đẹp trai, giọng nói nghe rất dễ chịu, cái vẻ xấu hổ khiến nó càng thêm đáng yêu. Carol theo cậu ta vào phòng ngủ, nghe cậu ta kéo violon, nghi ngờ nghĩ rằng, nếu ông ấy không ly hôn với mẹ, có thể mình cũng là một tay dương cầm giỏi.
Cậu ta kéo bản nhạc Nhớ quê của Mã Tư Thông, bảo đó là bản nhạc bố thích nhất. Carol nhớ, hồi nhỏ đã được nghe ông ấy chơi bản nhạc này rồi, cho dù hồi đó cô còn rất nhỏ nhưng cũng cảm nhận được giai điệu buồn của bản nhạc. Cô còn nhớ, ông ấy vẫn kéo đàn vào buổi sáng sớm, thường khi cô đã dậy nhưng vẫn uể oải nằm trên giường. Lúc ấy, cô nhắm mắt vờ ngủ, chờ bố chơi bản nhạc xong mới dậy hẳn, bố ngồi trên giường, vờ tự nhủ: “Ôi, hôm nay có người vẫn chưa dậy, mình đành đi chơi phố một mình vậy!”
Carol từ trong chăn chui ra, đưa hai tay ôm cổ bố, đu lên, bắt bố đưa đi quanh nhà, cho đến khi mỏi tay mới thôi.
Cư Thành có những ngón tay dài như của ông ấy, tư thế kéo đàn giống hệt ông ấy, không đung đưa, vẻ mặt trầm tư, thấy rõ những ngón đàn được ông ấy truyền dạy. Cô nhớ ông ấy hát bài Nhớ quê, tuy không hiểu ca từ nhưng nhớ rõ mỗi khi ông ấy hát xong đều chảy nước mắt. Carol hỏi Cư Thành:
- Em có hát được bài hát này không?
Cư Thành hơi ngượng, nói:
- Em hát không hay, chị muốn nghe không? Chị đệm đàn nhé, em hát.
Carol ngượng, nói:
- Chị không biết chơi violon, không biết chơi một loại đàn nào.
- Nghe bố nói, hồi nhỏ chị học piano, bố khen chị có năng khiếu âm nhạc, giọng hát cũng rất hay.
- Thế à? -Carol vui vẻ nói- Nhưng về sau chị không học nữa.
Cư Thành thấy Carol không vui, liền chuyển sang chuyện khác:
-Em hát chị nghe nhé, hát không hay, chị đừng cười.
Cậu ta hằng giọng, hát khẽ
Khi con chim đỗ uyên hót,
Tiếng hót oán hận quê hương,
Dòng sông Kham nức nở,
Những đứa trẻ phương nam giàu tình cảm.
Khi hoa hồng nở,
Những cánh hoa nhuốm sắc buồn,
Kẻ tha hương ơi,
Người còn bồi hồi bên sông Gia Lăng.
Nơi ấy là quê hương yêu thương của người,
Nơi có đàn chim bay lượn,
Có mây trắng in bóng làng quê,
Trẻ em sao chưa về?
Sao chưa về?
Cậu ta hát rất hay, thổi vào đấy rất nhiều tình cảm, tưởng chừng chan chứa nỗi buồn li biệt. Carol nghĩ, cậu ta còn ít tuổi, hơn nữa được học ở tỉnh, biết gì đến li biệt? Hoàn toàn là tình cảm tự nhiên, hoàn toàn giống với ông ấy, không biết sẽ làm hại bao nhiêu cô gái?
Cô vờ như không để ý, hỏi:
- Em đã có bạn gái chưa?
Mặt Cư Thành đỏ lên, không trả lời thẳng vào câu hỏi của Carol mà hỏi ngược lại:
- Chị ơi, một người thế nào để biết mình thích một người khác?
Carol nhớ từng nghe mọi người nói, con trai dễ đoán biết mình có thích một người con gái hay không, chỉ cần dựa vào phản ứng của mình khi gặp người con gái đó: người trẻ sẽ thấy “cương cứng” còn người lớn tuổi sẽ thấy mềm lòng. Nhưng cô không thể nói với Cư Thành như thế, cho nên chỉ trả lời lập lờ:
- Em nghĩ xem mình có muốn gặp cô ấy hay không, lúc ở cùng với cô ấy mình có vui hay không, lúc không ở cùng với cô ấy có buồn hay không, đó là biểu hiện mình có thích cô gái ấy hay không đó.
Cư Thành suy nghĩ giây lát rồi nói:
- Vậy là em biết mình chưa thích ai cả, vì hình như em chưa có cảm giác như thế đối với bất cứ cô gái nào.
Carol ngạc nhiên nhìn thẳng thằng em trai, chẳng phải cha nào con nấy hay sao? Một thanh niên đẹp trai ngời ngời, biết kéo violon, hát hay, lại thích gái đẹp.
- Vậy em làm thế nào? – Carol hỏi giọng khô cứng – Em không thể cùng lúc tìm được mấy cô bạn à?
Cư Thành cười thoải mái:
- Hiện tại em chưa tìm, có lúc em phải dùng ảnh của chị để nói dối với các bạn gái, bảo đây là bạn gái của em. Các bạn có đứa thấy xấu hổ thì bỏ đi – Cư Thành nói rồi tìm tập ảnh – Chị xem, từ nhỏ em đã biết chị rồi, em có ảnh các thời kỳ của chị. Nhưng chắc chắn chị không biết em.
Carol trông thấy những tập ảnh lớn nhỏ trong đó ngoài những tấm ảnh chụp Cư Thành cùng bố mẹ, còn có ảnh của cô mỗi thời kỳ từ nhỏ đến lớn, tấm ảnh nào phía sau cũng có dòng chữ của ông ấy viết rất ngay ngắn, nắn nót: “Thành Thành chụp tại…, ngày… tháng… năm…”
Mẹ thấy Carol xem ảnh, bà tỏ ra thiếu tự tin giải thích:
- Đều là ảnh bố xin mẹ, bố chỉ xin ảnh của con thôi. Mẹ mềm lòng, không giống như vợ trước của bố không cho biết tin tức gì của con trai, rất nhiều đêm bố phải rơi nước mắt trong mơ, vì bố trông thấy hai cậu con trai song sinh. Mẹ không muốn để bố phải buồn vì thương nhớ con, cho nên mẹ cho bố ảnh của con.
Tối hôm ấy Carol ngủ cùng phòng với mẹ. Tú Trân trải chăn đệm mới, thay gối mới cho hai mẹ con. Ngủ trong căn phòng xa lạ, bầu không khí xa lạ, gió bên ngoài cửa sổ cũng xa lạ, ngôi mộ sau núi xa lạ, Carol cảm thấy một tình cảm xa lạ tưởng như nghe thấy ông ấy ở một góc nào đó trong căn phòng đang chơi đàn bài Nhớ quê.
Chợt cô thấy nhớ da diết, nhưng không phải là nhớ nhà trên tỉnh mà là nhớ Jason và gia đình xa lạ của anh: “Jason, anh đang ở đâu, đang làm gì? Anh có biết ở nơi xa này em đang nhớ anh lắm hay không?’. Cảm giác nhớ nhung sao mà mãnh liệt đến mức cô chỉ muốn mọc thêm đôi cánh bay đến với anh. Không thể chung giường chung gối với anh, ít ra cũng có thể đứng bên cửa sổ nhìn anh ngủ.
Carol nghĩ, nhất định ông ấy rất thích bản nhạc Nhớ quê, có thể vì ông ấy nhớ gia đình cũ, nhớ những người đàn bà ông đã từng yêu hoặc vẫn yêu cùng những đứa con. Đôi mắt ông thường đẫm lệ vì ông nhớ những người đàn bà và những đứa con không thể ở cùng ông. Ông yêu người đàn bà và đứa con ở trước mặt nhưng cũng yêu cả những người đàn bà và những đứa con ông bỏ rơi, nhưng ông chỉ có thể sống cùng với một phần trong số đó. Ông đi trong thế giới này, trao gửi sự dịu dàng cho những người đàn bà ông gặp gỡ trên đường, họ bị vẻ ngoài và sự dịu dàng của ông mê hoặc và lao vào ông như thiêu thân lao vào lửa. Ông tiếp nhận, nhưng rồi vứt bỏ những đứa con của ông trong hoàn cảnh bối rối khổ đau. Bản thân ông cũng phải đau khổ trong li biệt, đúng là hại người cũng hại cả mình.
Cô nhớ đến Jason, anh có nhiều điểm giống ông ấy, cũng đẹp trai, có tài, anh dịu dàng, nhưng anh lại có thể kiềm chế được bản thân, không tiếp nhận những con thiêu thân bay tới. Nhưng anh cũng đem lại đau khổ cho những người con gái, đó là nổi đau có thể trông thấy nhưng không thể chạm đến, cái đau khổ yêu mà không được đến với nhau. Không biết đau khổ nào hơn đau khổ nào.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook