Diễm Cốt
-
Chương 23: Mai thời trả tuyết một vài thoáng hương
Type: Phương Phương
Tạ Thư Hiền sinh ra trong dòng dõi thư hương môn đệ(*), vốn đã đang khoa thi cử, nhưng chẳng may gặp buổi chiến loạn liên miên ba tháng, chiến sự Nam Man (*) nổ ra, nên buộc phải gác bút tòng quân.
( *) Thư hương môn đệ: chỉ gia tộc có truyền thống học hành.
(*) Nam Man: chỉ những bộ tộc thường gây chiến loạn ở phương Nam, Trung Quốc.
Bàn tay nhuốm đầy hương mực giữ thanh bảo kiếm, đôi mắt sáng trong như ngọc ngập sắc máu. Chàng ta thay chủ tướng lâm trận tháo chạy trấn giữ Vân Thành hai mươi ngày, nếu không có chàng ta, sẽ không có đại thắng Nam Man tháng Tám.
Nhưng khi tin thắng trận được báo về, người lĩnh đại công lại là tên chủ tướng nhát gan vô dụng kia.
Phụ thân của tên chủ tướng ấy là Binh bộ thị lang Triệu Khuếch, ông ta cố tình hẹn Tạ Thư Hiền đến lễ hội chọn mỹ nhân, trước hết là để ra sức trách cứ chàng ta không nên tự ý thay chủ tướng, sau đó, nhấp một ngụm trà Long Tỉnh, sai người dâng lên chàng ta ngàn lượng bạc trắng.
Ngân lượng bày trên mâm ngọc, ánh bạc trắng ngần rọi lên gương mặt ghê tởm của Triệu Khuyếch.
Vào sinh ra tử, máu nhuộm sơn hà, cuối cùng chẳng qua chỉ làm lợi cho hạng người này.
Giờ khắc ấy, nhiệt huyết trong người Tạ Thư Hiền bỗng chốc nguội lạnh.
Mãi tới khi một thanh âm át đi tiếng huyên náo của đám đông, vang lên trong lễ hội chọn mỹ nhân, song lại mang tới nhiều hơn những tiếng cười nhạo.
“Bốn lượng!”
Tạ Thư Hiền ngước đầu nhìn nữ tử đang đứng trên đài cao.
Nàng ta mang vẻ đẹp cô độc, như thể hoa mai nở trái mùa.
“Chẳng muốn giành xuân, cỏ hoa ganh sắc. Tan nát thành bùn rồi hóa bụi, mà hương vẫn như xưa.” (*)
(*) Trích trong bài từ Bốc toàn tử -Mai của tác giả Lục Du thời Nam Tống.
Ngắm dung nhan sầu muộn như nhìn thấu nhân thế của nàng ta, Tạ Thư Hiền bất chợt nảy sinh nỗi đồng cảm, đến khi định thần lại, người đã ở trên đài cao, dang rộng tấm áo bào lông cáo tựa như tuyết trắng tung bay, nhẹ nhàng choàng lên vai nàng.
Chàng ta mỉm cười nói với nàng: “Tiểu tướng là Tạ Thư Hiền, chỉ nhặt hoa rơi không nỡ hái”.
Ngàn lượng bạc bẩn, cuối cùng đã được chàng ta chất hết cả dưới chân Yên Chi, trở thành đá lót đường đẹp mắt cho nàng ta.
Chàng ta dịu dàng dìu tay Yên Chi, bế nàng ta lên thật cao. Chẳng ngờ về sau lại bị kẻ xấu hạ độc thủ.
Triệu Khuyếch gian trá xảo quyệt, con trai lão là thứ bất tài vô dụng.
Hắn cướp công lao cái thế của Tạ Thư Hiền, nhưng lại cảm thấy đó là lẽ đương nhiên. Hắn còn cảm thấy, Tạ Thư Hiền kia bỗng dưng vô cớ được nhận nhiều tiền như vậy từ nhà hắn, khiến hắn không nuốt nổi mối hận này. Vậy là hắn lấy danh nghĩa chủ tướng, hẹn chàng ta ra ngoài thành đua ngựa, trên đường đua, còn giả bộ bất cẩn quất roi vào mặt Tạ Thư Hiền, khiến chàng ta rơi xuống ngựa.
Đáng thương thay, Tạ Thư Hiền là một viên nho tướng, sau khi ngã ngựa, đã không thể mở mắt ra được nữa.
Đại thiếu gia của Triệu gia còn thấy chưa đủ, không những không vờ thu lượm thi thể, còn sai người mang chàng ta vào kỹ viện. Hắn nghĩ bụng, lúc còn sống ngươi giữ thân trong sạch, ta muốn thấy lúc chết ngươi dơ dáy thế nào, bổn thiếu gia ta tống ngươi vào trong kỹ viện, rồi sau sẽ cho người hồi báo rằng, ngươi cơm rượu no say xong thì chết trên người kỹ nữ thanh lâu.
Yên Chi không biết ân oán giữa họ. Nhưng nàng ta vẫn giữ thi thể nguội lạnh của Tạ Thư Hiền lại.
Không vì lý do nào khác, mà bởi ngày hôm đó Tạ Thư Hiền bỏ số tiền lớn ra để mua nàng ta, nhưng ngay tới một ngón tay của nàng ta cũng chưa động đến.
Nàng ta nợ Tạ Thư Hiền một đêm.
Đêm hôm ấy, Yên Chi khoác trên người hồng y như tân nương, lặng lẽ quỳ bên thi thể của Tạ Thư Hiền, nàng ta xắn tay áo, vớt khăn mặt trong thau bạc lên, vắt khô, rồi cẩn thận lau đi vết máu và bùn đất trên khuôn mặt chàng ta.
Hai tên gia đinh bên cạnh là người mà công tử Triệu gia sai ở lại để giám sát Yên Chi, đề phòng nàng ta nhận tiền mà không hành sự. Khi trời còn sớm bọn chúng vẫn ổn, nhưng khi màn đêm vừa buông xuống thì hai tên này đã đứng ngồi không yên.
Thanh lâu là chốn tiếp đón nam nhân, chứ không phải nơi tiếp đón nam nhân đã chết, lại cộng thêm việc sợ bị khách bắt gặp, nên tú bà đã bố trí để Yên Chi đến một lạc viện hẻo lánh. Nơi này nhiều năm không tu sửa, tường đổ vách nứt, thỉnh thoảng có vài cơn gió lạnh ùa vào, luồn qua cổ áo, lạnh lẽo mà mềm mại như mái tóc của nữ nhân, thực khiến người ta ớn lạnh.
Ngay từ đầu hai tên gia đinh đã cảm thấy chốn này hết sức ghê rợn rồi, chẳng ngờ ngay sau đó Yên Chi đã khiến bọn chúng còn kinh hãi hơn thế...
Nàng vác Tạ Thư Hiền lên, đặt lên giường...
“Ngươi, ngươi, ngươi...”, một tên gia đinh sợ thót tim mà thốt lên.
“Để các ngươi cười nhạo rồi”. Yên Chi thẹn thùng quay đầu lại: “Gia cảnh nô gia nghèo hèn, lúc trước từng cải trang thành nam nhi, một thời gian dài khuân vác thuê cho người ta...”.
“Ai lo chuyện ngươi làm cái gì!”, tên gia đinh khác sợ hãi đến nỗi hồn lìa khỏi xác: “Ngươi, ngươi, ngươi... ngay tới thi thể cũng không chịu bỏ qua hay sao? Cô nương, cô nương, người và quỷ khác biệt, chuyện hại thân như thế này...”
“Cũng không còn cách nào khác, nhận tiền thì phải hành sự, cũng phải tận tâm tận lực mà làm chứ.”
Dứt lời, Yên Chi đã hất bỏ đôi giày thêu hoa, trèo lên giường.
Giường rất nhỏ, Yên Chi chỉ có thể nằm áp sát Tạ Thư Hiền, mặt đối mặt, môi kề môi, ngực áp ngực.
Nam tử trước mắt trẻ trung anh tuấn, từ ngón tay đến ngọn tóc đều toát ra khí chất thanh tao cao quý. Yên Chi có ngắm nhìn thế nào cũng không thể tưởng tượng ra nổi dáng vẻ tung hoành sa trường của chàng ta. Nắm lấy ngón tay chàng ta mà ngửi, cũng chỉ thấy hương mực thoảng đưa.
Bị tấm lưng rộng lớn của Tạ Thư Hiền che khuất, hai tên gia đinh không thấy Yên Chi rốt cuộc đang làm gì, chỉ nghe thấy tiếng sột soạt, nghĩ bụng rằng nàng ta đang làm chuyện ân ái, nhất thời hồn lìa khỏi xác.
“Khẩu vị nặng quá! Thật nặng quá đi thôi!”, một tên gia đinh nước mắt đầm đìa.
“Dừng tay! Dừng tay đi!”, tên gia đinh khác khóc lóc không thôi: “Bọn ta sẽ ứng phó với công tử! Ngươi, ngươi bỏ qua cho vị này đi, cho hắn sớm được yên nghỉ”.
Yên Chi dở khóc dở cười, bàn tay đang nắm lấy tay Tạ Thư Hiền đành khẽ buông, sau đó lặng lẽ nằm xuống cạnh chàng ta.
Viền cổ áo màu xanh trên y phục màu trắng, dáng vẻ nhắm mắt ngủ của Tạ Thư Hiền, tựa như hoa mai trong tuyết, mây trôi bên trăng tỏ, thanh nhã vô song.
“Tướng quân, xin chàng hãy yên nghỉ”, Yên Chi nhắm mắt, khẽ nói: “Diễm cốt muội muội có vị ca ca là Chỉ huy sứ Cẩm y vệ, muộn ấy bảo rằng sẽ giúp chàng, sau này sẽ có người đòi lại công đạo cho chàng... Nô gia chỉ có thể làm cho chàng được bấy nhiêu thôi, trên đường tới hoàng tuyền, xin chàng hãy thong thả mà đi”.
Nàng không trông thấy, mi mắt Tạ Thư Hiền khẽ động đậy.
“Ngươi, ngươi, ngươi... đang làm gì vậy?”, hai tên gia đinh run sợ nói: “Sao lại vô cớ nói chuyện với người chết?’.
“Nô gia niệm kinh Phật không được hay sao?”, Yên Chi chỉ đành mở mắt, chẳng lấy gì làm dễ chịu đáp lời bọn chúng.
Hai tên gia đinh bấy giờ mới vỡ lẽ, sau khi dặn dò nàng niệm kinh lâu một chút thì lui đến bên góc tường cách hai người xa nhất, uống rượu lấy can đảm.
Yên Chi mỉm cười, lại nằm trở xuống, đối mắt với Tạ Thư Hiền, hơi thở kéo dài, một lát sau, bỗng nhiên “Hở” một tiếng.
“Lại… lại sao nữa thế?”, hai tên gia đinh đang trong trạng thái hoảng loạn, vừa nghe thấy thanh âm của Yên Chi, thì ngay tới rượu trong chén cũng tràn ra.
Yên Chi chẳng thèm để ý tới bọn chúng, nàng trở dậy, vạch y phục của chàng ta ra, áp mặt xuống.
“Ngươi muốn làm gì?”, hai tên gia đinh kinh hãi đến độ đụng đổ cả vò rượu.
Yên Chi chẳng qua là áp mặt trái lên ngực Tạ Thư Hiền.
Tim vẫn còn đập, tay chân vẫn còn ấm. Tuy sắc mặt trắng bệch, song Yên Chi từng ở bến phà khuân vác cho người ta, từng thấy thuyền gia cứu những người đuối nước, có người được kéo lên trên bờ, tuy không còn hơi thở nhưng vẫn chưa chết, mà chỉ là hơi thở không được lưu thông. Những thuyền gia giàu kinh nghiệm sẽ cậy miệng họ ra, ép cho nước ra ngoài, sau đó sẽ kề miệng tiếp ba hơi cho họ, nếu may mắn, người đó vẫn có thể sống lại.
Nghĩ tới đây, Yên Chi không dám chần chừ, hai tay giữ chặt mặt Tạ Thư Hiền, áp mặt lại gần.
“A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! Ngươi làm vậy sẽ bị xuống địa ngục đó!”, hai tên gia đinh chợt hét toáng lên.
Mây che trăng mờ, ánh nến chợt tắt, bọn chúng vừa dứt lời thì một cơn gió lạ thổi vào trong căn phòng rách, làm rơi trâm vàng trên đầu Yên Chi, xõa tung mái tóc đen dài, trông giống như diễm quỷ câu hồn vậy.
Cơn gió ấy vây lấy Tạ Thư Hiền, như bước chân của Hắc Bạch Vô Thường, chân không dính bụi trần, chỉ làm nổi lên những cơn gió âm giới, để báo cho nhân thế mau mau tránh đường, chớ có cản trở tiếng chuông gọi hồn.
Yên Chi đón lấy cơn gió lạ ấy, phục người xuống, bờ môi thoảng hương mai kề lên cánh môi lạnh băng như tuyết của chàng ta.
Buổi đầu gặp gỡ, chỉ nhặt hoa rơi không nỡ hái.
Đến ngày gặp lại, Tướng quân đã lìa trần như tuyết trắng.
Vì ơn chàng, mai thời trả tuyết một vài thoáng hương.
Trên giường, mười ngón tay của hai người dần đan vào nhau. Trong tiếng la thét của bọn gia đinh, Tướng quân Tạ Thư Hiền cuối cùng cũng dần mở đôi mắt sáng trong như ngọc ra.
Cơn gió lạ như câu hồn kia lúc này cũng đột nhiên dừng hắn, như thể là hơi thở, sượt qua tai Yên Chi, vút ra ngoài cửa sổ, nháy mắt đã không còn tung tích.
“Quỷ nhập tràng, á á á…!!!”, một tên gia đinh sợ tè ra quần lao ra ngoài.
“Không liên quan đến ta a! Ngươi muốn tìm thì cứ tìm công tử ấy! Tất cả đều do công tử không tốt”, tên gia đinh khác ròng ròng nước mắt toan bỏ chạy.
“Cút đi! Ngươi và ta phải chia nhau ra chạy mới phải!”, gia đinh kia rủa.
“Mau chết đi! Ta chỉ cần chạy nhanh hơn ngươi là được an toàn”, gia đinh nọ không chút giấu diếm lòng dạ hiểm ác của mình.
Hai tên đó, ngươi đuổi ta chạy, chẳng chóng đã mất dạng.
Trong căn phòng nhỏ rách nát, chỉ còn lại Yên Chi và Tạ Thư Hiền, bốn mắt nhìn nhau..
Ngọn nến đã lạnh, nàng ta như thể khoác lên mình ánh trăng lấp đầy đôi mắt Tạ Như Hiền.
“Chàng vẫn còn sống”, Yên chi nhìn chàng ta, mỉm cười nói: “Tốt quá”.
Tạ Thư Hiền yên lặng nhìn Yên Chi, mãi lâu sau mới cầm tay nàng ta đặt lên trên ngực.
Trái tim vì nhìn thấy sự đen tối chốn quan trường mà nguội lạnh, trái tim vì hồng trần thế tục mà mệt mỏi, chán chường, nay lại đập mạnh dưới đầu ngón tay nàng.
“Ta vẫn còn sống, tốt quá!”, ánh trăng như sương đêm rơi xuống đầu mày, chàng ta nhìn vào đôi mắt Yên Chi, dịu dàng mỉm cười nói: “Vẫn được nhìn thấy nàng, tốt quá…”
“E ấp trên cành nghiêng bóng nước, hương thầm lan tỏa lúc trăng lên.” (*)
(*) Hai câu thơ được trích trong bài Sơn viên tiểu mai của thi sĩ Lâm Bô đời Tống.
Hai người ở chốn này “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Còn Hoa Diễm Cốt sau khi trở về nơi ở của Hàn Quang, đem chuyện này kể cho cậu ta nghe, quả nhiên đã gây ra một phen chấn động quan trường.
Hàn Quang lo chuyện thưởng phạt tam quân theo mệnh lệnh của sư phụ, bức thư chiến báo về chuyện đại thiếu gia của Triệu Gia trấn thủ Vân Thành đã chuyển đến tay Hàn Quang.
Về chuyện này, Binh bộ thị lang Triệu Khuếch sớm đã lo liệu hết cho con trai, trừ phi tận mắt chứng kiến cảnh trấn giữ Vân Thành, bằng không sẽ không thể nào tìm ra được điểm sơ hở bất lợi nào cho con trai ông ta.
Nhưng tệ hại ở chỗ con trai ông ta duyên phúc quá bạc, bao kẻ không đụng, lại đụng tới Hoa Diễm Cốt.
Yêu nước, yêu nhà, yêu sư muội, động tới Hoa Diễm Cốt cũng có nghĩa là động tới Hàn Quang, động tới Hàn Quang… cũng có nghĩa là đã động tới Cẩm y vệ.
Mà cẩm y vệ là thế lực nào chứ? Như ruồi bu máu, như hổ đói vồ mồi… Tóm lại, bọn họ không lỗ nào không chui, cho dù một quả trứng không có khe cũng có thể bị bọn họ hút ra máu, huống chi Triệu gia kia vốn dĩ đã không sạch sẽ.
Không tra ra thì yên ổn, cứ hễ tra ra thì chân tướng sẽ bại lộ hết.
“Lừa gạt để lĩnh công trạng quân binh, lâm trận tháo chạy, nhận hối lộ, tham ô quân lương…”, Hàn Quang nhìn chồng tội chứng chất còn cao hơn người trước mắt, chắp tay sau lưng mà đứng dậy, lát sau mới quay đầu lại, cười với vẻ thần bí, nói với Hoa Diễm Cốt: “Lâu rồi không tịch thu tài sản, móng vuốt của Lang Nhi sắp cùn đi rồi đây này, không ngờ lão ta tự dâng đến cửa, hừm…”.
Hoa Diễm Cốt ngẫm nghĩ, nhận thấy chuyện này dính líu tới nhiều người, liên quan cả đến hai vị quan tam phẩm, không khỏi lo âu, nói: “Chuyện trong triều muội không hiểu lắm, song chuyện này liên quan đến nhiều người như vậy… Huynh thực sự không cần thông báo cho sư phụ sao? Không chừng sư phụ sẽ coi trọng đại cục, sẽ tạm thời chưa dò xét tới?”.
Hàn Quang nhìn nàng, nhặt ra một bức thư trong đống tội chứng, đưa cho nam tử trên vai họa hình én lượn ở phía sau, nói: “Bách Lý Độ, ngươi mang bức thư này tới cho Quốc sư”.
“Đó là gì vậy?”, Hoa Diễm Cốt hết sức tò mò, tội chứng nhiều như vậy, sao huynh ấy chỉ chọn bức thư nằm dưới cùng.
“Lúc tịch thu tài sản sẽ cho muội”, Hàn Quang vỗ vai nàng.
Ngay trong đêm hội ấy, Bách Lý Độ chuyên rong ruổi khắp nơi đã dâng bản tội chứng kia lên bàn của sư phụ.
Sư phụ chỉ thoáng đọc đã siết gãy bút lông trong tay.
“Hãy đi điều tra Binh bộ thị lang Triệu Khuếch cho ta”, sư phụ lạnh lùng nói.
“Quốc sư, người khi nào mới phế đế xưng vương… ờ, lão thần đi ngay đây”, viên tể tướng thấy sắc mặt của người không tốt, cũng không dám chạm tới chuyện không vui của người. Chỉ cảm thấy kì lạ, rốt cuộc là mật thư gì đã khiến Quốc sư hiếm khi tỏ thái độ lại nổi giận tới mức này.
Cho tới ba ngày sau, khi cuộc làm sạch Binh bộ bắt đầu, Triệu Khuếch là kẻ đầu tiên bị đem ra xử lý, tịch thu tài sản, trị gia diệt tộc, một nửa số gia sản được xung công, nửa còn lại ban cho tân nhiệm Tả bộ thị lang Tạ Thư Hiền.
Lúc ấy, Hàn Quang không chịu nổi sự truy vấn ráo riết của Hoa Diễm Cốt, bèn nói nội dung của bức mật thư này cho nàng hay.
Tạ Thư Hiền sinh ra trong dòng dõi thư hương môn đệ(*), vốn đã đang khoa thi cử, nhưng chẳng may gặp buổi chiến loạn liên miên ba tháng, chiến sự Nam Man (*) nổ ra, nên buộc phải gác bút tòng quân.
( *) Thư hương môn đệ: chỉ gia tộc có truyền thống học hành.
(*) Nam Man: chỉ những bộ tộc thường gây chiến loạn ở phương Nam, Trung Quốc.
Bàn tay nhuốm đầy hương mực giữ thanh bảo kiếm, đôi mắt sáng trong như ngọc ngập sắc máu. Chàng ta thay chủ tướng lâm trận tháo chạy trấn giữ Vân Thành hai mươi ngày, nếu không có chàng ta, sẽ không có đại thắng Nam Man tháng Tám.
Nhưng khi tin thắng trận được báo về, người lĩnh đại công lại là tên chủ tướng nhát gan vô dụng kia.
Phụ thân của tên chủ tướng ấy là Binh bộ thị lang Triệu Khuếch, ông ta cố tình hẹn Tạ Thư Hiền đến lễ hội chọn mỹ nhân, trước hết là để ra sức trách cứ chàng ta không nên tự ý thay chủ tướng, sau đó, nhấp một ngụm trà Long Tỉnh, sai người dâng lên chàng ta ngàn lượng bạc trắng.
Ngân lượng bày trên mâm ngọc, ánh bạc trắng ngần rọi lên gương mặt ghê tởm của Triệu Khuyếch.
Vào sinh ra tử, máu nhuộm sơn hà, cuối cùng chẳng qua chỉ làm lợi cho hạng người này.
Giờ khắc ấy, nhiệt huyết trong người Tạ Thư Hiền bỗng chốc nguội lạnh.
Mãi tới khi một thanh âm át đi tiếng huyên náo của đám đông, vang lên trong lễ hội chọn mỹ nhân, song lại mang tới nhiều hơn những tiếng cười nhạo.
“Bốn lượng!”
Tạ Thư Hiền ngước đầu nhìn nữ tử đang đứng trên đài cao.
Nàng ta mang vẻ đẹp cô độc, như thể hoa mai nở trái mùa.
“Chẳng muốn giành xuân, cỏ hoa ganh sắc. Tan nát thành bùn rồi hóa bụi, mà hương vẫn như xưa.” (*)
(*) Trích trong bài từ Bốc toàn tử -Mai của tác giả Lục Du thời Nam Tống.
Ngắm dung nhan sầu muộn như nhìn thấu nhân thế của nàng ta, Tạ Thư Hiền bất chợt nảy sinh nỗi đồng cảm, đến khi định thần lại, người đã ở trên đài cao, dang rộng tấm áo bào lông cáo tựa như tuyết trắng tung bay, nhẹ nhàng choàng lên vai nàng.
Chàng ta mỉm cười nói với nàng: “Tiểu tướng là Tạ Thư Hiền, chỉ nhặt hoa rơi không nỡ hái”.
Ngàn lượng bạc bẩn, cuối cùng đã được chàng ta chất hết cả dưới chân Yên Chi, trở thành đá lót đường đẹp mắt cho nàng ta.
Chàng ta dịu dàng dìu tay Yên Chi, bế nàng ta lên thật cao. Chẳng ngờ về sau lại bị kẻ xấu hạ độc thủ.
Triệu Khuyếch gian trá xảo quyệt, con trai lão là thứ bất tài vô dụng.
Hắn cướp công lao cái thế của Tạ Thư Hiền, nhưng lại cảm thấy đó là lẽ đương nhiên. Hắn còn cảm thấy, Tạ Thư Hiền kia bỗng dưng vô cớ được nhận nhiều tiền như vậy từ nhà hắn, khiến hắn không nuốt nổi mối hận này. Vậy là hắn lấy danh nghĩa chủ tướng, hẹn chàng ta ra ngoài thành đua ngựa, trên đường đua, còn giả bộ bất cẩn quất roi vào mặt Tạ Thư Hiền, khiến chàng ta rơi xuống ngựa.
Đáng thương thay, Tạ Thư Hiền là một viên nho tướng, sau khi ngã ngựa, đã không thể mở mắt ra được nữa.
Đại thiếu gia của Triệu gia còn thấy chưa đủ, không những không vờ thu lượm thi thể, còn sai người mang chàng ta vào kỹ viện. Hắn nghĩ bụng, lúc còn sống ngươi giữ thân trong sạch, ta muốn thấy lúc chết ngươi dơ dáy thế nào, bổn thiếu gia ta tống ngươi vào trong kỹ viện, rồi sau sẽ cho người hồi báo rằng, ngươi cơm rượu no say xong thì chết trên người kỹ nữ thanh lâu.
Yên Chi không biết ân oán giữa họ. Nhưng nàng ta vẫn giữ thi thể nguội lạnh của Tạ Thư Hiền lại.
Không vì lý do nào khác, mà bởi ngày hôm đó Tạ Thư Hiền bỏ số tiền lớn ra để mua nàng ta, nhưng ngay tới một ngón tay của nàng ta cũng chưa động đến.
Nàng ta nợ Tạ Thư Hiền một đêm.
Đêm hôm ấy, Yên Chi khoác trên người hồng y như tân nương, lặng lẽ quỳ bên thi thể của Tạ Thư Hiền, nàng ta xắn tay áo, vớt khăn mặt trong thau bạc lên, vắt khô, rồi cẩn thận lau đi vết máu và bùn đất trên khuôn mặt chàng ta.
Hai tên gia đinh bên cạnh là người mà công tử Triệu gia sai ở lại để giám sát Yên Chi, đề phòng nàng ta nhận tiền mà không hành sự. Khi trời còn sớm bọn chúng vẫn ổn, nhưng khi màn đêm vừa buông xuống thì hai tên này đã đứng ngồi không yên.
Thanh lâu là chốn tiếp đón nam nhân, chứ không phải nơi tiếp đón nam nhân đã chết, lại cộng thêm việc sợ bị khách bắt gặp, nên tú bà đã bố trí để Yên Chi đến một lạc viện hẻo lánh. Nơi này nhiều năm không tu sửa, tường đổ vách nứt, thỉnh thoảng có vài cơn gió lạnh ùa vào, luồn qua cổ áo, lạnh lẽo mà mềm mại như mái tóc của nữ nhân, thực khiến người ta ớn lạnh.
Ngay từ đầu hai tên gia đinh đã cảm thấy chốn này hết sức ghê rợn rồi, chẳng ngờ ngay sau đó Yên Chi đã khiến bọn chúng còn kinh hãi hơn thế...
Nàng vác Tạ Thư Hiền lên, đặt lên giường...
“Ngươi, ngươi, ngươi...”, một tên gia đinh sợ thót tim mà thốt lên.
“Để các ngươi cười nhạo rồi”. Yên Chi thẹn thùng quay đầu lại: “Gia cảnh nô gia nghèo hèn, lúc trước từng cải trang thành nam nhi, một thời gian dài khuân vác thuê cho người ta...”.
“Ai lo chuyện ngươi làm cái gì!”, tên gia đinh khác sợ hãi đến nỗi hồn lìa khỏi xác: “Ngươi, ngươi, ngươi... ngay tới thi thể cũng không chịu bỏ qua hay sao? Cô nương, cô nương, người và quỷ khác biệt, chuyện hại thân như thế này...”
“Cũng không còn cách nào khác, nhận tiền thì phải hành sự, cũng phải tận tâm tận lực mà làm chứ.”
Dứt lời, Yên Chi đã hất bỏ đôi giày thêu hoa, trèo lên giường.
Giường rất nhỏ, Yên Chi chỉ có thể nằm áp sát Tạ Thư Hiền, mặt đối mặt, môi kề môi, ngực áp ngực.
Nam tử trước mắt trẻ trung anh tuấn, từ ngón tay đến ngọn tóc đều toát ra khí chất thanh tao cao quý. Yên Chi có ngắm nhìn thế nào cũng không thể tưởng tượng ra nổi dáng vẻ tung hoành sa trường của chàng ta. Nắm lấy ngón tay chàng ta mà ngửi, cũng chỉ thấy hương mực thoảng đưa.
Bị tấm lưng rộng lớn của Tạ Thư Hiền che khuất, hai tên gia đinh không thấy Yên Chi rốt cuộc đang làm gì, chỉ nghe thấy tiếng sột soạt, nghĩ bụng rằng nàng ta đang làm chuyện ân ái, nhất thời hồn lìa khỏi xác.
“Khẩu vị nặng quá! Thật nặng quá đi thôi!”, một tên gia đinh nước mắt đầm đìa.
“Dừng tay! Dừng tay đi!”, tên gia đinh khác khóc lóc không thôi: “Bọn ta sẽ ứng phó với công tử! Ngươi, ngươi bỏ qua cho vị này đi, cho hắn sớm được yên nghỉ”.
Yên Chi dở khóc dở cười, bàn tay đang nắm lấy tay Tạ Thư Hiền đành khẽ buông, sau đó lặng lẽ nằm xuống cạnh chàng ta.
Viền cổ áo màu xanh trên y phục màu trắng, dáng vẻ nhắm mắt ngủ của Tạ Thư Hiền, tựa như hoa mai trong tuyết, mây trôi bên trăng tỏ, thanh nhã vô song.
“Tướng quân, xin chàng hãy yên nghỉ”, Yên Chi nhắm mắt, khẽ nói: “Diễm cốt muội muội có vị ca ca là Chỉ huy sứ Cẩm y vệ, muộn ấy bảo rằng sẽ giúp chàng, sau này sẽ có người đòi lại công đạo cho chàng... Nô gia chỉ có thể làm cho chàng được bấy nhiêu thôi, trên đường tới hoàng tuyền, xin chàng hãy thong thả mà đi”.
Nàng không trông thấy, mi mắt Tạ Thư Hiền khẽ động đậy.
“Ngươi, ngươi, ngươi... đang làm gì vậy?”, hai tên gia đinh run sợ nói: “Sao lại vô cớ nói chuyện với người chết?’.
“Nô gia niệm kinh Phật không được hay sao?”, Yên Chi chỉ đành mở mắt, chẳng lấy gì làm dễ chịu đáp lời bọn chúng.
Hai tên gia đinh bấy giờ mới vỡ lẽ, sau khi dặn dò nàng niệm kinh lâu một chút thì lui đến bên góc tường cách hai người xa nhất, uống rượu lấy can đảm.
Yên Chi mỉm cười, lại nằm trở xuống, đối mắt với Tạ Thư Hiền, hơi thở kéo dài, một lát sau, bỗng nhiên “Hở” một tiếng.
“Lại… lại sao nữa thế?”, hai tên gia đinh đang trong trạng thái hoảng loạn, vừa nghe thấy thanh âm của Yên Chi, thì ngay tới rượu trong chén cũng tràn ra.
Yên Chi chẳng thèm để ý tới bọn chúng, nàng trở dậy, vạch y phục của chàng ta ra, áp mặt xuống.
“Ngươi muốn làm gì?”, hai tên gia đinh kinh hãi đến độ đụng đổ cả vò rượu.
Yên Chi chẳng qua là áp mặt trái lên ngực Tạ Thư Hiền.
Tim vẫn còn đập, tay chân vẫn còn ấm. Tuy sắc mặt trắng bệch, song Yên Chi từng ở bến phà khuân vác cho người ta, từng thấy thuyền gia cứu những người đuối nước, có người được kéo lên trên bờ, tuy không còn hơi thở nhưng vẫn chưa chết, mà chỉ là hơi thở không được lưu thông. Những thuyền gia giàu kinh nghiệm sẽ cậy miệng họ ra, ép cho nước ra ngoài, sau đó sẽ kề miệng tiếp ba hơi cho họ, nếu may mắn, người đó vẫn có thể sống lại.
Nghĩ tới đây, Yên Chi không dám chần chừ, hai tay giữ chặt mặt Tạ Thư Hiền, áp mặt lại gần.
“A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! Ngươi làm vậy sẽ bị xuống địa ngục đó!”, hai tên gia đinh chợt hét toáng lên.
Mây che trăng mờ, ánh nến chợt tắt, bọn chúng vừa dứt lời thì một cơn gió lạ thổi vào trong căn phòng rách, làm rơi trâm vàng trên đầu Yên Chi, xõa tung mái tóc đen dài, trông giống như diễm quỷ câu hồn vậy.
Cơn gió ấy vây lấy Tạ Thư Hiền, như bước chân của Hắc Bạch Vô Thường, chân không dính bụi trần, chỉ làm nổi lên những cơn gió âm giới, để báo cho nhân thế mau mau tránh đường, chớ có cản trở tiếng chuông gọi hồn.
Yên Chi đón lấy cơn gió lạ ấy, phục người xuống, bờ môi thoảng hương mai kề lên cánh môi lạnh băng như tuyết của chàng ta.
Buổi đầu gặp gỡ, chỉ nhặt hoa rơi không nỡ hái.
Đến ngày gặp lại, Tướng quân đã lìa trần như tuyết trắng.
Vì ơn chàng, mai thời trả tuyết một vài thoáng hương.
Trên giường, mười ngón tay của hai người dần đan vào nhau. Trong tiếng la thét của bọn gia đinh, Tướng quân Tạ Thư Hiền cuối cùng cũng dần mở đôi mắt sáng trong như ngọc ra.
Cơn gió lạ như câu hồn kia lúc này cũng đột nhiên dừng hắn, như thể là hơi thở, sượt qua tai Yên Chi, vút ra ngoài cửa sổ, nháy mắt đã không còn tung tích.
“Quỷ nhập tràng, á á á…!!!”, một tên gia đinh sợ tè ra quần lao ra ngoài.
“Không liên quan đến ta a! Ngươi muốn tìm thì cứ tìm công tử ấy! Tất cả đều do công tử không tốt”, tên gia đinh khác ròng ròng nước mắt toan bỏ chạy.
“Cút đi! Ngươi và ta phải chia nhau ra chạy mới phải!”, gia đinh kia rủa.
“Mau chết đi! Ta chỉ cần chạy nhanh hơn ngươi là được an toàn”, gia đinh nọ không chút giấu diếm lòng dạ hiểm ác của mình.
Hai tên đó, ngươi đuổi ta chạy, chẳng chóng đã mất dạng.
Trong căn phòng nhỏ rách nát, chỉ còn lại Yên Chi và Tạ Thư Hiền, bốn mắt nhìn nhau..
Ngọn nến đã lạnh, nàng ta như thể khoác lên mình ánh trăng lấp đầy đôi mắt Tạ Như Hiền.
“Chàng vẫn còn sống”, Yên chi nhìn chàng ta, mỉm cười nói: “Tốt quá”.
Tạ Thư Hiền yên lặng nhìn Yên Chi, mãi lâu sau mới cầm tay nàng ta đặt lên trên ngực.
Trái tim vì nhìn thấy sự đen tối chốn quan trường mà nguội lạnh, trái tim vì hồng trần thế tục mà mệt mỏi, chán chường, nay lại đập mạnh dưới đầu ngón tay nàng.
“Ta vẫn còn sống, tốt quá!”, ánh trăng như sương đêm rơi xuống đầu mày, chàng ta nhìn vào đôi mắt Yên Chi, dịu dàng mỉm cười nói: “Vẫn được nhìn thấy nàng, tốt quá…”
“E ấp trên cành nghiêng bóng nước, hương thầm lan tỏa lúc trăng lên.” (*)
(*) Hai câu thơ được trích trong bài Sơn viên tiểu mai của thi sĩ Lâm Bô đời Tống.
Hai người ở chốn này “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Còn Hoa Diễm Cốt sau khi trở về nơi ở của Hàn Quang, đem chuyện này kể cho cậu ta nghe, quả nhiên đã gây ra một phen chấn động quan trường.
Hàn Quang lo chuyện thưởng phạt tam quân theo mệnh lệnh của sư phụ, bức thư chiến báo về chuyện đại thiếu gia của Triệu Gia trấn thủ Vân Thành đã chuyển đến tay Hàn Quang.
Về chuyện này, Binh bộ thị lang Triệu Khuếch sớm đã lo liệu hết cho con trai, trừ phi tận mắt chứng kiến cảnh trấn giữ Vân Thành, bằng không sẽ không thể nào tìm ra được điểm sơ hở bất lợi nào cho con trai ông ta.
Nhưng tệ hại ở chỗ con trai ông ta duyên phúc quá bạc, bao kẻ không đụng, lại đụng tới Hoa Diễm Cốt.
Yêu nước, yêu nhà, yêu sư muội, động tới Hoa Diễm Cốt cũng có nghĩa là động tới Hàn Quang, động tới Hàn Quang… cũng có nghĩa là đã động tới Cẩm y vệ.
Mà cẩm y vệ là thế lực nào chứ? Như ruồi bu máu, như hổ đói vồ mồi… Tóm lại, bọn họ không lỗ nào không chui, cho dù một quả trứng không có khe cũng có thể bị bọn họ hút ra máu, huống chi Triệu gia kia vốn dĩ đã không sạch sẽ.
Không tra ra thì yên ổn, cứ hễ tra ra thì chân tướng sẽ bại lộ hết.
“Lừa gạt để lĩnh công trạng quân binh, lâm trận tháo chạy, nhận hối lộ, tham ô quân lương…”, Hàn Quang nhìn chồng tội chứng chất còn cao hơn người trước mắt, chắp tay sau lưng mà đứng dậy, lát sau mới quay đầu lại, cười với vẻ thần bí, nói với Hoa Diễm Cốt: “Lâu rồi không tịch thu tài sản, móng vuốt của Lang Nhi sắp cùn đi rồi đây này, không ngờ lão ta tự dâng đến cửa, hừm…”.
Hoa Diễm Cốt ngẫm nghĩ, nhận thấy chuyện này dính líu tới nhiều người, liên quan cả đến hai vị quan tam phẩm, không khỏi lo âu, nói: “Chuyện trong triều muội không hiểu lắm, song chuyện này liên quan đến nhiều người như vậy… Huynh thực sự không cần thông báo cho sư phụ sao? Không chừng sư phụ sẽ coi trọng đại cục, sẽ tạm thời chưa dò xét tới?”.
Hàn Quang nhìn nàng, nhặt ra một bức thư trong đống tội chứng, đưa cho nam tử trên vai họa hình én lượn ở phía sau, nói: “Bách Lý Độ, ngươi mang bức thư này tới cho Quốc sư”.
“Đó là gì vậy?”, Hoa Diễm Cốt hết sức tò mò, tội chứng nhiều như vậy, sao huynh ấy chỉ chọn bức thư nằm dưới cùng.
“Lúc tịch thu tài sản sẽ cho muội”, Hàn Quang vỗ vai nàng.
Ngay trong đêm hội ấy, Bách Lý Độ chuyên rong ruổi khắp nơi đã dâng bản tội chứng kia lên bàn của sư phụ.
Sư phụ chỉ thoáng đọc đã siết gãy bút lông trong tay.
“Hãy đi điều tra Binh bộ thị lang Triệu Khuếch cho ta”, sư phụ lạnh lùng nói.
“Quốc sư, người khi nào mới phế đế xưng vương… ờ, lão thần đi ngay đây”, viên tể tướng thấy sắc mặt của người không tốt, cũng không dám chạm tới chuyện không vui của người. Chỉ cảm thấy kì lạ, rốt cuộc là mật thư gì đã khiến Quốc sư hiếm khi tỏ thái độ lại nổi giận tới mức này.
Cho tới ba ngày sau, khi cuộc làm sạch Binh bộ bắt đầu, Triệu Khuếch là kẻ đầu tiên bị đem ra xử lý, tịch thu tài sản, trị gia diệt tộc, một nửa số gia sản được xung công, nửa còn lại ban cho tân nhiệm Tả bộ thị lang Tạ Thư Hiền.
Lúc ấy, Hàn Quang không chịu nổi sự truy vấn ráo riết của Hoa Diễm Cốt, bèn nói nội dung của bức mật thư này cho nàng hay.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook