Điềm Báo Mạt Thế
Chương 7: Chết Người

Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!

Tai họa phát sinh ở phía Nam nước láng giềng dường như cách rất xa, mỗi ngày tivi đều cập nhật tình hình công tác cứu trợ, tình hình sau thiên tai, ai ai cũng chỉ coi là một tin tức trong ngày.

Nhưng ở trong thôn thì tin đồn tràn lan rộng rãi. Khác với sự kiện “lên đồng” trước đây của Tào nhị tiên, lần này rất hiếm thấy được cảnh túm năm tụm ba nghị luận bàn tán, cũng không thấy cảnh mọi người trên đường điên cuồng thu mua tích trữ hàng hoá. Chỉ là, buổi tối trong thôn tiếng chó sủa nhiều hơn.

Mấy anh em của ông nội, cả con cháu của họ, thỉnh thoảng cũng đến thăm cửa, sau đó nhỏ giọng bàn bạc, thậm chí có khi đuổi Diệp Cẩm Khê và Đại Bảo ra ngoài chơi.

So với gương mặt nghiêm túc của mấy người đó, ông nội Diệp bình thản hơn nhiều, Diệp Cẩm Khê cảm thấy trên người ông nội tản mát ra một loại ý chí chiến đấu, như đã sẵn sàng đối mặt với hết thảy nghịch cảnh.

Tuy mấy vị trưởng bối mở cuộc họp nhỏ sau lưng cậu, nhưng ông nội Diệp đối với đứa cháu là cậu thì không hề giấu giếm gì, thậm chí cả chú Hai Diệp và Cẩm Dương cũng bị gọi đến, vào lúc này người trẻ tuổi cần phải hiểu rõ mọi chuyện, mau chóng trưởng thành.

Mà cũng không phải chuyện thần bí gì, chỉ là mọi người cảm thấy tiên đoán trước đây của Tào nhị tiên dường như sắp ứng nghiệm. Lần này mọi người đều rất cẩn thận, một là không thể để người bên trên biết trong thôn có lời đồn như vậy, hai là tất cả đều muốn chừa một đường lui cho nhà mình. Thôn quê đã quen lối sống cửa nhà rộng mở, nhà người nào có cái gì, ai ai cũng biết, chẳng may thật sự đến lúc đường cùng vậy thì nguy rồi, ai có thể cam đoan xã hội tương lai sẽ an ninh trật tự, nếu bị người ta nhớ thương thì rước lấy phiền toái rồi. Cho nên tất cả đều phải âm thầm tiến hành.

Mấy anh em của ông nội đến là muốn bàn bạc nghiên cứu nên phòng hờ thế nào. Quả không hổ danh là anh em, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến đều là đào hầm, đem lương thực chôn. Đương nhiên chỉ là nói ra mà thôi, còn cụ thể ra sao thì không ai nói với nhau.

Sau vài ngày bàn bạc thì quyết định cứ như vậy, lần này đào hầm ngầm cũng không cần lén lén lút lút, có một nhà làm, nhà khác cũng làm theo, lúc này còn chưa tới thời điểm làm ruộng nên mọi người đều rãnh rỗi. Đường nhiên thời gian đào hầm mỗi nhà mỗi khác, người ngoài không thể biết rõ.

Chú Hai Diệp lại lái xe ba gác đi mua xi măng. Già trẻ trong thôn lũ lượt lên núi đập đá, cực kỳ có không khí sản xuất quy mô lớn. Kỳ thực nhà ở thôn quê nhiều phòng, mỗi gia đình đều có nhà kho, bình thường để lương thực ở đó cũng chả thấy gì, hiện tại đào hầm ngầm thì phải lén lút, dù sao nhất định nhà kho không thể an toàn bằng hầm ngầm.

Có lần kinh nghiệm đào hầm trước đó nên lần này dễ dàng hơn. Hầm này đào ở sau nhà, từ nhà bếp thông ra. Vì lần này không cần che lấp nên đào sâu hơn, rộng hơn, cuối cùng xây lấn cả lên trên mặt đất, giống như đắp nền dựng phòng, thế này không thể gọi là tầng hầm, là nhà dưới lòng đất thì đúng hơn. Căn hầm được chia thành ba gian, xây tường làm vách ngăn, mỗi gian còn gắn cửa, mái hầm kết cấu hình vòm, khung ngoài gồm các thanh gắn liền nhau như kiểu xếp gỗ, dù tải trọng bên trên cỡ nào cũng sẽ vì kết cấu mà càng ép càng chặt. Trong hầm trét vài tầng xi măng, chống thấm cả trong lẫn ngoài, bên trên hầm còn đào mấy đường mương dẫn nước, lúc trời mưa to, nước mưa sẽ theo đường mương chảy qua hai bên, hạn chế việc nước thấm vào hầm, bốn bức tường dày gần một mét, so với phòng ở trong nhà chính cứng cáp hơn nhiều.

Chỗ cao nhất của căn hầm cao năm mét, hai bên biên thấp hơn cũng đến ba mét rưỡi, hầm ngầm có quạt gió gắn liền từ nhà bếp, người ở trong hầm ngầm muốn sử dụng thì phải dùng tay, hơi phiền phức nhưng không cần lo chuyện thiếu không khí. Đến hiện tại căn hầm này không chỉ là hầm nữa, mà tương lai có thể trở thành chỗ cho cả nhà tránh nạn.

Ba gian trong căn hầm mỗi gian rộng hơn ba mươi mét vuông, gần như chiếm cứ một phần ba khoảnh sân sau nhà, sau khi mái căn hầm đã khô cứng thì đem đất đào lên lấp trở lại, tuy bị thấp hơn trước nửa mét, được cái là vẫn có thể trồng rau củ, không có bất kỳ ảnh hưởng gì.

Lần xây hầm này tốn hơn ba vạn đồng, chủ yếu là mua xi măng, sơn, vật liệu chống thấm, thừa dịp đại tu lần này, ban đêm họ lại lén gia cố căn hầm phía trước lần nữa. Bất quá thành quả rất tốt, nếu người khác có ý định đào từ bên ngoài vào thì rất khó đến được căn hầm đó.

Đến thời điểm trồng trọt thì công trình xây hầm trong thôn cũng hoàn thành, bên chỗ cậu tiến hành vô cùng thuận lợi, sóng êm gió lặng, người trẻ tuổi trong thôn thì cảm thấy làm vậy rất vô ích, phí mất thời gian ra ngoài làm thêm, bất quá sắp đến lúc trồng trọt, họ cũng không rời khỏi thôn được.

Lần này Cẩm Khê cũng theo ra đồng làm việc, mọi người trong thôn đã biết cậu vì vấn đề sức khoẻ nên phải tạm nghỉ học, nhìn cậu gầy như vậy nên không ai bàn tán gì, chỉ cảm thấy tiếc cho cậu, thậm chí còn xem cậu như người mắc bệnh nan y thời kỳ cuối, thấy cậu ra đồng làm việc thì đi theo khuyên cậu nên nghỉ ngơi thật tốt.

Hiện tại làm nông đều dùng máy móc. Đất trồng thì thuê máy cày hai lưỡi để thâm canh, khi đất đã tơi xốp thì bắt đầu gieo hạt giống vào từng rãnh, từ hốc này đến hốc khác. Nếu ước lượng số hạt giống không chính xác hoặc khoảng cách các hốc khá xa thì khi ruộng bắp lớn lên sẽ rất thưa thớt, lúc đó còn phải trồng dặm thêm. Cách gieo hạt đôi khi cũng thể hiện tính cách của một người. Trước đây có một cô vợ tính tình khá nhỏ nhen, cô muốn trồng thật nhiều loại bắp, bèn gieo hạt vừa nhiều lại san sát nhau, cuối cùng cây lớn lên không đủ chất dinh dưỡng. Từ đó, dựa vào sự phát triển của cây bắp liền có thể đoán được nhà nào có con dâu giỏi việc, vì ở thôn họ nam làm đất nữ gieo giống.

Cẩm Khê đi theo sau ông nội mình gieo hạt theo khoảng cách ông chỉ dẫn, ngoài lúc mới đầu còn khá dè dặt, sợ nắm bắt khoảng cách không đều thì đến hàng thứ hai đã quen tay hơn.

Giữa trưa, Đại Bảo đến đưa cơm, ông cháu cậu cùng cả nhà chú Hai đều ngồi ở hai bên bờ ruộng ăn. Trong nhà chỉ còn bà nội, Đại Bảo dẫn theo Hổ Tử, vụ mùa năm nay cả hai nhà cùng nhau làm, mấy năm rồi tuy hai nhà tách ra, nhưng chú Hai làm xong ruộng nhà mình thì sẽ sang hỗ trợ, cũng không hề phân chia rõ ràng, thím Hai cũng không phải là người so đo, nếu là người khác có khi đã sớm mặc kệ.

Cả nhà bận rộn trồng bắp và đậu nành mấy ngày liền. Mảnh ruộng nhà Cẩm Khê và nhà chú Hai liền nhau, từ bên này nhìn sang bên kia trải dài một mảng, nếu có thể thuận lợi thu hoạch thì tốt rồi. Cẩm Khê mong mỏi trong lòng.

Bên khu phía Tây nhà cậu còn bảy mẫu ruộng nữa. Lúc đầu vùng đất bên phía Tây đều là ruộng nước, nhưng mười năm gần đây nước trong đập chứa càng ngày càng ít, ruộng nước dần biến thành ruộng khô, chỉ có mấy chỗ gần đập chứa nước vẫn còn là ruộng nước, lúc trước phân ruộng bằng cách rút thăm, nhà nào lấy được ruộng nước là may mắn lắm, vận may của ông Diệp Cẩm Khê hơi kém, bốc được mảnh ruộng gần nhà nhưng không phải là ruộng nước nên không trồng lúa nước được.

Mấy năm trước chủ yếu chỉ trồng đậu nành và hai mẫu trồng khoai tây. Năm nay ông nội Diệp nghe theo Cẩm Khê, bốn mẫu trồng khoai tây, ba mẫu trồng dưa leo. Ruộng đất khu này hơi ẩm nên trồng vậy có hơi phí, trừ nhà họ ra thì không ai trồng như thế cả, Cẩm Khê chỉ là đi theo trực giác của mình. Cậu đã vạch kế hoạch xong xuôi, sau khi thu hoạch đợt này xong thì trồng cải trắng.

Ngày nắng vừa qua thì bầu trời hạ cơn mưa xuân đầu tiên tưới tiêu cả một cánh đồng.

Công việc trong nhà vẫn chưa xong, Cẩm Khê tiếp tục theo bà nội làm tương đậu, năm nay làm chừng năm mươi cân đậu tương, hai lu lớn một lu nhỏ, không sợ ăn không hết, tương đậu do bà nội Diệp ủ còn có thể mang đi bán, để chừng hai ba năm cũng không hư.



Tương ủ xong thì mặt trời cũng lên, liên tục bảy tám ngày trời nắng to nên tương lên men rất nhanh, mỗi ngày sáng tối đều quấy tương khiến hương thơm toả ra tứ phía.

Một cơn mưa xuân, trồng trọt kịp thời vụ, buổi tối còn được ngủ yên khiến lòng Cẩm Khê bình thản lại, có thể hết thảy chỉ là suy đoán của cậu mà thôi.

Việc nhà sớm đã không cần cậu nữa, mỗi ngày Cẩm Khê không có việc gì làm liền cùng Đại Bảo dắt ba con dê nhà mới mua đi ăn cỏ. Ban đêm không nằm mơ lại được bà nội cho ăn ngon Cẩm Khê cuối cùng cũng thoát khỏi tình trạng ốm o gầy gò.

Ngày dần trôi, trong nhà lại có thêm một chú dê con, Cẩm Khê cảm thấy buồn chán bèn tính toán tháng chín có nên đi học lại hay không.

Cậu ngồi ở chân núi, tay bện cọng cỏ đuôi chó thành con thỏ cho Đại Bảo, từ nơi này có thể thấy cả thôn trang yên tĩnh như một bức họa.

Con thỏ nhỏ sắp bện xong, đột nhiên một tảng đá bên cạnh lăn qua, tiếp đó cậu liền phát hiện cả thôn làng đang lắc lư.

Nguy rồi, là động đất. Cẩm Khê phản ứng kịp thời liền la lên “Đại Bảo ” Đại Bảo cách chỗ cậu ngồi không xa, bất quá Đại Bảo không đứng vững nên bị ngã, lại theo cơn chấn động lăn xuống dưới.

Cẩm Khê cảm thấy may là khổ người Đại Bảo lớn nên lăn không nhanh, cậu xiên xiên xẹo xẹo chạy tới, kéo Đại Bảo ngồi dưới đất, mắt nhìn lên núi quan sát mấy tảng đá đang lăn xuống, cẩn thận né tránh.

Lần chấn động này có năm phút, cũng không phải rất mạnh khiến người ta không thể đứng vững.

Mấy con dê thì chỉ có con dê mẹ bị tảng đá đè gãy chân, hai con còn lại thì kinh hoảng không ngớt

Người ta hay nói trước cơn địa chấn động vật thường cảm ứng được trước, nhưng lần địa chấn này mấy con dê một chút phản ứng cũng không có, trước đó chỉ ngoan ngoãn ăn cỏ.

Để Đại Bảo ôm con dê mẹ bị thương kia, Cẩm Khê kéo hai con dê còn lại, nắm tay Đại Bảo từ từ xuống núi, may là sức Đại Bảo lớn, không thì cậu đâu thể dẫn chúng về một lúc được.

Hai người chạy thục mạng về nhà. Vừa rồi ở trên núi thấy trong thôn chỉ có hai phòng ốc bị sụp, phòng nhà mình thì không có việc gì, bất quá tận mắt thấy vẫn yên tâm hơn.

Thím Hai đã ôm nhóc nhỏ tới, bà nội thì cầm tay chị dâu, thoạt nhìn chị dâu so với bà nội và thím Hai thì hoảng hốt hơn nhiều, có lẽ trước kia chị chưa từng trải qua chuyện này.

Thấy Cẩm Khê và Đại Bảo về, bà nội liền đi đến xem cả hai “Hai đứa không sao chứ?”

“Tụi con không sao đâu nội. Nhưng có một con dê bị gãy chân”. May mà hôm nay chỗ cậu đi phía trên toàn là cây, nếu là vùng núi đá bên kia thì bị đập trúng đã là nhẹ nhất rồi.

“Hai đứa không bị gì là tốt rồi, làm bà sợ muốn chết”

“Ông nội còn chưa về ạ?” Cẩm Khê hỏi.

“Chưa, sau khi cháu lên núi thì ông ấy đánh xe ra ngoài, nói là bên Tào gia thôn tìm xe chuyển gạch, chú Hai cháu và Cẩm Dương cũng ra ngoài chở thuê rồi”

Cẩm Khê liền thấy nôn nóng, vì trong nhà đã tích trữ được kha khá rồi nên mấy ngày nay ông nội và chú hai ra ngoài nhận chở thuê, ông nội chỉ có mỗi chiếc xe lừa nhưng cũng được coi là phương tiện di chuyển, nhà ai muốn vận chuyển chút đồ đều tìm ông nội, ông cũng thấy chả tốn mấy sức liền nhận chở thuê trong thôn, một ngày kiếm được chừng mười, hai mươi khối. Đừng thấy ông nội đã lớn tuổi chứ chả chịu ngồi yên một chỗ đâu. Cẩm Khê cũng biết đánh xe lừa, muốn thay ông nội nhưng nói gì ông cũng không cho. Cậu vừa lên tiếng thì ông nội liền dựng râu trợn mắt. Kỳ thực hắn đã hai mươi mốt đã là người trưởng thành rồi có được không.

“Bà nội, mọi người cứ ở trong sân đừng có vào nhà, con ra ngoài đón ông” Cẩm Khê thấy sốt ruột bèn dời ghế dài trong phòng ra ngoài cho mọi người ngồi rồi chạy ra ngoài.

“Được, cháu ra đường nhớ tránh xa mấy ngôi nhà một chút” Bà nội cũng thấy nôn.

Trong thôn náo loạn cả lên, người nào cũng chạy ra khỏi nhà, không ít người chạy đến mấy căn nhà bị sụp.

Cẩm Khê mới vừa ra đường cái thì nhìn thấy xe lừa của ông nội.



“Nội không sao chứ ạ?” Cẩm Khê thấy ông nội có chút chật vật, trên quần áo còn dính đất.

Ông lão lắc đầu, “Không có gì, trên đường về phải kéo bọn nó nên hơi vất vả, làm ông dính đầy bụi”

Cẩm Khê nhận lấy cây roi “Ông nồi lên xe đi, để con kéo cho ạ”. Cậu thấy sắc mặt ông nội không tốt cho lắm.

Ông lão cũng mệt lắm rồi, hồi nãy động đất, con lừa hoảng quá muốn bỏ chạy ông phải mất rất nhiều sức kéo kéo lại được, bèn nghe lời Cẩm Khê lên xe ngồi. Cẩm Khê đi phía trước kéo xe.

Hai ông vào thôn thì nghe thấy tiếng khóc từ đằng xa, “Đó là nhà ai vậy nội?” Cẩm Khê ra thành phố học nên không biết rõ chuyện trong thôn cho lắm.

Ông nội thở dài, “Nhà Triệu Sinh, vốn là ở Tào gia thôn sau chuyển đến đây, mua nhà cũ của Tam Cẩu gia. Xem ra là bị sụp rồi, chúng ta qua xem một chút đi, khóc như vậy không lẽ có người chết.”

Cẩm Khê kéo xe về bên đó, còn chưa đến đã nghe tiếng mắng chửi của người phụ nữ “Vương Tam Cẩu, mày trả mạng chồng tao lại đây, nếu không tao sẽ liều mạng với mày” Tiếp theo cả đám người xôn xao cả lên, từ xa nhìn thấy một người đàn bà đang dùng sức cào cấu một người đàn ông.

“Này, bà nói lý lẽ có được không, hồi đó lúc bán căn nhà này cho bà giá năm nghìn, tôi đã nói nó không vững cho lắm rồi, là các người muốn mua, đã qua mấy năm rồi giờ còn tới tìm tôi đòi nợ là sao” Vương Tam Cẩu bắt lấy tay của bà ta rồi giữ chặt không cho bà ta vùng vẫy rồi rùi ra sau “Được rồi, hôm nay nhà bà có người chết nên tôi không tính toán với bà, nói sao đi nữa thì lý lẽ cũng thuộc về tôi” Vương Tam Cẩu nói xong thì lui vào đám đông vẫn chưa giải tán.

Người đàn bà ngồi bệt dưới đất gào khóc, “Tôi không muốn sống nữa. Làm sao mà sống tiếp đây hả trời!”

Bí thư thôn Hác Xuân Hỉ đi tới, “Được rồi, vợ Triệu Sinh đừng gào khóc nữa, mau lo chuẩn bị hậu sự đi, còn đám nhỏ nữa đấy.”

“Bí thư, ông phải làm chủ cho chúng tôi.” Người đàn bà đó thấy có người đứng ra liền lao đến, ôm lấy đùi Hác Xuân Hỉ gào khóc làm cho gương mặt già nua của Hác Xuân Hỉ đỏ bừng.

Ông nội Diệp ngồi trên xe thở dài, “Được rồi Tiểu Khê, chúng ta về nhà thôi”

Về đến nhà ông nội Diệp cũng chưa vào phòng ngay, vì sợ lại bị động đất nữa cả gia đình ngồi ở bên ngoài, bà nội Diệp nghe nói Triệu Sinh đã mất cũng thở dài.

Thím Hai bĩu môi “Triệu Sinh chết là do bà ta hại chớ đâu, nếu không vì người đàn bà phá của đó thì nhà Triệu Sinh đã xây lại từ lâu”

“Được rồi! Người cũng đã chết, đừng có nói nữa” Ông lão Diệp ngăn lại, lỡ bị người khác nghe được truyền đi thì không tốt.

Sau đó Cẩm Khê lén hỏi thím Hai mới biết chuyện nhà của Triệu Sinh, Triệu Sinh vốn ở Tào gia thôn, sau khi lấy vợ thì chuyển đến đây, bà vợ này là người từ nơi khác nên người trong thôn không hiểu rõ mấy, bất quá nhìn bà như vậy cũng không giống là người tốt.

Mới đầu vẫn còn thành thật, sau khi quen thì thay hình đổi dạng, cả ngày không lo làm việc chỉ lo tìm người đánh mạt chược, việc trong việc ngoài đều do Triệu Sinh gánh vác, bà sinh được hai đứa con gái, mẹ Triệu Sinh lại muốn có cháu trai nên có đứa thứ ba, vốn nhà Triệu Sinh cũng khá giả, vì đứa con trai này nên bị phạt hết mấy vạn nên ra ngoài làm công kiếm tiền, không ngờ bà vợ ở nhà không thành thật lén vụng trộm với đàn ông khác, lúc đầu Triệu Sinh ra ngoài làm công không biết gì, trái lại người mẹ già ở nhà thì bị chọc tức đến sinh bệnh.

Năm ấy, Triệu Sinh về nhà sớm đúng lúc bắt gặp tại trận, dù chú có là người thành thật cách mấy cũng không kiềm chế nổi nữa, lần đó xém chút nữa Triệu Sinh đã đánh chết vợ, cũng là nghĩ đến ba đứa con nhỏ nên mới bỏ qua.

Sau mẹ Triệu Sinh mất, vì thanh danh ở trong thôn không tốt nên Triệu Sinh định chuyển đi nơi khác, Tào gia thôn cách Diệp gia thôn của họ không xa, coi như quay về làm ruộng. Cứ tưởng lấy người vợ thanh danh xấu như vậy sẽ không được người trong thôn tiếp nhận, ai ngờ danh tiếng của Triệu Sinh lại rất tốt, trung thực, tài giỏi lại nhiệt tình, nhà ai có chuyện tìm chú giúp đỡ chú luôn sẵn lòng nên mọi người đều lên tiếng vì chú, cộng thêm việc chú đánh bà vợ đến thành thật, người trong thôn liền chấp nhận họ.

Tam Cẩu gia xây nhà mới để đón cha mẹ già đến ở chung, căn nhà cũ thì đem bán, quan hệ giữa ông và Triệu Sinh tốt với lại căn nhà đã khá cũ nên chỉ lấy giá tượng trưng là năm nghìn. Khi đó ông đã nói rõ với Triệu Sinh nên phá căn nhà xây lại lần nữa. Triệu Sinh cũng tính toán ổn thoả, trên tay chú vẫn còn chút tiền, làm công thêm hai năm nữa là xây được nhà mới.

Người trong thôn đều biết vợ Triệu Sinh là dạng người gì nên rất ít tiếp xúc với bà, bất quá ở đâu có đánh bạc bà ta đều tìm tới được, Triệu Sinh có quản nghiêm đến mấy thì lúc ra ngoài cũng đâu quản được bà, may là người Diệp gia thôn đều rõ chuyện nên chẳng ai đi cắm sừng Triệu Sinh cả.

Chỉ là người vợ này rất không biết điều, suốt ngày ra ngoài đánh bạc. Nhà cửa không lo con cái không nhìn, có một lần cô con gái lớn dẫn em trai em trái lên núi chơi thì bị té xuống núi gãy chân.

Vì chữa cho con nên tiền trong nhà đều đem ra hết, kết quả kế hoạch xây nhà mới vào năm ngoái không thành. Ai mà ngờ cũng vì căn nhà không chắc, xà nhà rơi xuống đè chết Triệu Sinh.

Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương