Diary In Grey Tower
-
Chương 13
Tay phải tôi bị trật khớp, tay trái không sao lần đúng được ổ khóa. Andemund cầm tay tôi, giúp tôi mở cửa.
Anh ấy ôm lấy tôi từ sau lưng, chậm rãi lần tìm bàn tay trật khớp của tôi, mười ngón đan vào nhau. Cánh tay tôi bất lực rũ xuống, mặc cho anh ấy nắm. Rồi anh ấy buông bàn tay tôi ra, những ngón tay khẽ khàng trượt lên theo cổ tay. Động tác của Andemund rất dịu dàng, cách một lần áo khoác, dịu dàng như thể đang yên ủi tôi.
Đến khi anh ấy nắm được khuỷu tay bị thương của tôi, không còn kịp để hối hận nữa.
Andemund đột ngột siết chặt thắt lưng tôi, nói: “Alan, đôi mắt em đẹp lắm.”
Tôi chỉ cảm thấy cơn đau nhức nhối thô bạo lan đi từ tay phải, chân hầu như không đứng vững nữa. Nếu không phải có Andemund đỡ sau lưng tôi đã sớm ngã khuỵu xuống thềm.
Tai tôi nghe giọng anh ấy bập bùng như hư ảo vì đau: “Khớp khuỷu tay ổn rồi, tạm thời đừng dùng tay này.”
Tôi miễn cưỡng kéo dây bật bóng đèn treo dưới nhà. Bà chủ đã đi ngủ, phòng khách rộng trống trơn. Tôi đau không thở nổi, đành kéo cái ghế đệm hoa văn cổ lỗ sĩ trong góc nhà ra dạng chân ngồi vật xuống rồi chỉ chỗ bên cạnh, ra hiệu cho Andemund vào ngồi.
Nhưng Andemund chỉ đứng dựa khung cửa, không bước vào. Anh ấy mặc áo khoác đen, sau lưng là màn đêm đen tối, nước vẫn nhỏ tong tong từ những li áo, ảnh trông không khác gì ma quỷ thình lình đến viếng thăm trong cổ tích.
Anh ấy hỏi tôi: “Alan, em đồng ý đợi anh rồi đúng không?”
Tôi không trả lời anh ấy.
Anh ấy vẫn đứng đó, không bỏ đi, cũng không định bước vào.
Andemund đứng giữa ranh giới tử thần của ánh sáng và bóng tối, chìa tay mời gọi tôi.
Tôi chưa từng được thấy sự nghiêm túc đến thế ở anh ấy, thứ biểu cảm gần như khiến tôi tin rằng anh ấy đang đau khổ.
Nếu cho tôi một cơ hội làm lại, để tôi thực sự hiểu Andemund và bản chất tất cả những thứ đang diễn ra lúc này, tôi đã không hề do dự đồng ý đợi anh ấy. Dù đại dương khô cạn, nham thạch mục rữa tôi cũng sẽ vĩnh viễn đứng ở nơi này, đợi chiến tranh kết thúc.
Nhưng khi ấy tôi không biết anh ấy đã sẵn sàng đánh đổi những gì vì lời hứa hẹn đó, tôi chỉ nghĩ đến cảnh anh ấy sóng bước cùng Lindon vào chiếc xe che rèm đậu ngoài thư viện, nụ cười trên môi ảnh rạng rỡ như ánh dương tháng ba.
Tôi tuột cái áo măng-tô ướt sũng ra, vắt lên móc treo: “Cưng à, em hết yêu anh rồi.”
“Em đang nói dối, Alan.”
Bóng đèn đậu thành một điểm tối nhỏ bé bên kia sống mũi thẳng tắp của Andemund. Gương mặt thanh tú của anh ấy trắng bệch vì dầm mưa, tự dưng tôi thấy đau lòng. Tôi tìm một biểu cảm dịu dàng nhất có thể: “Arnold… bác sĩ tâm lý của anh khá lắm. Cưng à, ta chia tay rồi.”
Anh ấy vẫn cố chấp đứng bên cửa, không nhúc nhích. Đến khi tôi quay lưng bước lên cầu thang anh ấy mới lên tiếng, giọng run run khó diễn tả: “Nếu anh xin lỗi thì sao?”
Tôi thở dài: “Vô ích.”
Tôi đốt lò sưởi trong phòng cháy hừng hực, thay một bộ đồ khô, rót nước nóng uống một viên aspirin. Cánh tay vừa được nắn khớp lại rưng rức, tôi ngồi đọc một tập thơ Yeats bằng ánh lửa lò sưởi.
Cuốn này là Andemund tặng tôi hồi chúng tôi còn ở bên nhau, chữ in hoa hoa mỹ, trang bìa lót viết tên hai chúng tôi bằng mực màu lam. Tôi không rõ sở thích của Andemund lắm, ảnh có cả một giá sách chất đầy những cuốn bìa cứng dày cui, toàn những tác giả đã chết ít nhất một trăm năm trước. Tôi cũng không đọc thơ, nhưng ảnh cứ nhất quyết bắt tôi cầm cuốn này bằng được.
Bài đầu tiên là “Khi em đã già”.
Khi em đã già, mái tóc điểm bạc
Một mình em bên bếp lửa, cúi đầu
Em mở cuốn sách này, hãy đọc thật lâu
…
Biết bao kẻ yêu vẻ tươi vui trong phút chốc
Yêu vẻ đẹp của em, giả dối và chân thành
Nhưng chỉ một người yêu tâm hồn hành hương của em
Và yêu nét buồn đổi thay trên gương mặt.
…
Rất lâu sau đó không gian hoàn toàn tĩnh lặng, trong phòng chỉ nghe tiếng gỗ cháy lép bép và tiếng mưa rơi ngoài cửa sổ. Nghĩ Andemund đi rồi, tôi cầm sách xuống lầu khóa cửa. Nhưng anh ấy vẫn đứng đó, cố chấp chôn mình trước thềm nhà, bình thản nhìn tôi xuyên qua hiên cửa.
Một hồi lâu Andemund mới lên tiếng, giọng trầm trầm vẫn như chìm trong tiếng mưa.
“Alan, anh chỉ cần một lời hứa của em.”
“Mùa hè năm nay em sẽ tốt nghiệp, anh sẽ để em vào trang trại Plymton chứ?”
Lại một khoảng trầm lặng: “Không được.”
Tôi đứng trên cầu thang, đột nhiên cảm thấy thật khổ sở.
Anh ấy không thể tin tôi… nhưng lại muốn tôi đợi anh ấy.
Tôi bước xuống, chìa cuốn sách trên tay cho anh ấy.
“Cái này là anh cho em, vậy là chúng ta hết thật rồi.” Tôi nghe chính giọng mình nói: “Anh biết em chưa bao giờ thích thơ cả.”
Andemund không giơ tay cầm lại cuốn sách. Ánh mắt màu xanh sẫm vẫn bám trên gương mặt tôi.
Anh ấy nói: “Alan, trước kia anh đã nghĩ rằng, dù chúng ta không thể ở bên nhau, hy vọng em vẫn sẽ giữ cuốn sách này.”
Tôi cúi xuống, đặt nó dưới chân anh ấy.
“Alan, anh phải chịu trách nhiệm với tổ chức của anh. Em là một nhân vật nguy hiểm cần giám sát, anh chỉ đang làm mọi việc để em không phải biết đến sự thật, anh sẽ không để em đau khổ.”
“Sự thật nào?”
Đột nhiên Andemund á khẩu.
Anh ấy thở dài, chậm rãi quay lưng bỏ đi, bóng dáng dần dần biến mất trong màn mưa.
Anh ấy không lái xe, tôi không biết anh ấy tới bằng gì, cũng không biết anh ấy đã đi như thế nào.
Sáng hôm sau bà chủ nhà xuống mở cửa thì thấy tập thơ Yeats nằm lặng thinh trên thềm đá trước hiên. Không biết Andemund đi vội vàng để rơi ở đó hay anh ấy đã quay trở lại, đặt nó trước nhà chúng tôi.
Dù chuyện gì đã xảy ra, tôi bây giờ không thể biết được. Tôi đã đánh mất cơ hội cuối cùng để hỏi anh ấy rồi.
Hôm đó Arnold vừa cười tủm tỉm vừa băng bó cho tôi.
“Ngài Garcia bảo tay cậu bị trật khớp.” trông anh ta có vẻ rất hả hê: “Nghe nói là tán gái bậy bạ nên bị tụi nó tẩn cho hả?”
“Tôi là anh hùng cứu mỹ nhân đó.” tôi xị mặt.
Arnold dùng bông chấm cồn i-ốt sát trùng giùm tôi, miệng ngâm nga: “Ái chà, ngon đây, quả mắt này của cậu phải bầm một tuần là ít.”
Cánh tay trật khớp của tôi thì phải đeo băng vải tòn ten trên cổ.
“Ngài Garcia xử lý tốt lắm, ba tuần là khỏi hẳn thôi.”
Tôi hỏi anh ta: “Anh không phải bác sĩ tâm lý hả?”
Arnold đẩy cặp kính gọng vàng lên: “Bé Alan ơi, bác sĩ tâm lý cũng là bác sĩ chứ bộ.”
Chuyện này cứ thế dừng ở đó. Bởi vì dù nó có kết thúc hay không, chiến tranh cũng sẽ quét nó rơi khỏi sân khấu cuộc đời.
Andemund đã đúng.
Mùa xuân năm 1939 kết thúc, mùa hè cũng trôi qua, không một ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ tới.
Lễ tốt nghiệp mùa hè của chúng tôi vô cùng long trọng, đình đám.
Rốt cuộc mùa thu dịu dàng và tàn khốc đã đến.
Ngày 1 tháng 9, Đức phá vỡ Hiệp định Munich, xâm lược Ba Lan.
Ngày 3 tháng 9, chúng tôi tuyên chiến với Đức.
Nhưng chiến tranh vẫn chỉ tồn tại trên đài phát thanh, thứ chúng tôi cảm nhận được bằng mắt bằng tay mình chỉ là lạm phát và suy thoát.
Quân Đức chặn đứng nguồn cung cấp đường biển của chúng tôi, tàu ngầm của chúng tập kích tàu hàng của chúng tôi trên biển.
Hai tháng sau khi khai chiến, bà chủ nhà bắt đầu lèo nhèo với tôi rằng đường viên mắc mỏ lắm rồi, một tách cà phê chỉ được bỏ một viên nhỏ thôi.
Lượng xăng bán ra bị hạn chế, số ô tô riêng trên đường thưa dần.
Tôi bắt đầu tìm việc làm. Nhưng ngoài phố nhan nhản người thất nghiệp, những gương mặt ủ rũ tuyệt vọng xuất hiện khắp mọi nơi.
Trên đường về nhà tôi thấy rất nhiều người biểu tình mặc đồ đen tuyền. Đám đông tập hợp thành đội trùng trùng điệp điệp, ai nấy đều giơ cao lá cờ chữ thập ngoặc, miệng hát bài ca của Đảng Nazi.
Vô ý đụng ngã một người trong số họ, tôi cập rập xin lỗi.
Anh ta nghiêm mặt nhìn tôi: “Chủ nghĩa Nazi muôn năm, nước Anh muôn năm!”
Tôi kéo người qua đường lại hỏi: “Họ là ai thế?”
“Quân Áo Đen! Liên minh Anh – phát xít!” Người bị tôi lôi lại kinh ngạc đáp: “Anh không biết hả? Họ đang đòi ta đàm phán hòa bình với Đức đó…”
Chủ tiệm cà phê Lucy Poly vẫn phì phèo thuốc lá phàn nàn với đám khách vãng lai: “Toàn là tội của bọn Do Thái. Nếu người Do Thái không hùn cho lắm tiền vào Ba Lan đời nào nước mình ký cam kết chiến tranh với Ba Lan? Ngày trước chẳng chính bọn Do Thái phá hoại kinh tế Đức là gì… mà nói luôn nhé, riêng tôi là không có thành kiến với Hitler đâu.”
Xã hội bấy giờ chính trị rối loạn, những tin đồn ập đến từ khắp mọi nơi. Không ai đoán trước được năm sau sẽ ra sao, thậm chí họ cả ôm hy vọng bấu víu vào Nazi.
Mà Andemund của tôi… vẫn cách xa tôi hàng ngàn ngàn dặm.
Lindon nói với tôi, hệ thống mật mã tàu ngầm Đức đã bắn hạ tàu chở hàng của chúng tôi sử dụng chính là “Mê”.
Giờ Lindon là người phụ trách văn phòng số 1. Lần đầu tiên cậu ta chạy đến Cambridge giữa giờ làm, chặn đường tôi giữa thảm cỏ King’s College.
“Biết làm sao nữa, ngài Garcia đi công tác bí mật rồi.” cậu ta kéo tôi ra ngồi băng ghế ven đường, hai mắt sáng long lanh: “Alan, tự tôi giải được ‘Việt Quất’ rồi! Đột nhiên tôi nghĩ không có cậu tự tôi cũng có thể làm được hết!!”
“Tôi nhớ nó là mật mã cấp A của Ý hả.”
“Đích thân ngài Garcia bảo nó là cấp A đó.” cậu ta nói.
“Vậy từ sau đừng tới tìm tôi nữa.” tôi liếc mắt nhìn cậu ta: “Có tiền không? Tôi hết tiền đi bar rồi.”
Cậu ta miễn cưỡng móc ví ra: “Đi bar làm gì?”
“Tán gái.” tôi ngáp dài, “Không cho thì lần sau đừng nhờ tôi giúp.”
Lindon lầu bầu xòe tiền cho tôi.
Thực ra tôi không đến để tán gái, chẳng qua gần đây đã quen hằng ngày cầm mấy tờ báo tới một quán bar vắng người, tìm một bàn cạnh cửa sổ để ngồi rồi lôi giấy nháp ra tính toán. Tôi thích nghe tiếng chuông gió treo ngoài cửa quán bar, lanh canh êm ái.
Ngoài tìm việc, tôi dồn hầu hết thời gian và sức lực vào “Mê”.
Tôi không biết ai đã sáng tạo ra nó và kẻ đó đã giấu khóa giải mã ở đâu.
Tôi chỉ biết, nếu tôi và Andemund là thiên tài thì người phát minh ra “Mê” là thiên tài của những thiên tài!
Khốn nỗi lúc này mười xu một ly rượu gin, tôi càng ngày càng nghèo kiết.
Không còn Andemund, không có ai cho tôi tham khảo ý kiến, chỉ còn cách một mình mày mò tính toán suy diễn. Trước kia tôi quen nghĩ ra đủ ý tưởng, vứt cho anh ấy nghiệm chứng, đến giờ tự mình phải nghiệm chứng lại tôi mới nhận ra tính ngần ấy số rồi sẽ thành biến thái thật luôn.
Không có Andemund, tôi không tin mình có thể giải được nó nữa.
Từ khi chiến tranh bắt đầu, Arnold cũng không còn nhiều thời gian lêu lổng. Dù lâu lâu anh ta vẫn tới bar Anh Đào tìm gái tôi cũng chẳng thể long nhong đi cùng anh ta được nữa, cả giờ dạy cho thằng nhỏ hư đốn cũng phải dời tới dời lui.
Một buổi sáng tháng mười một, con cáo ấy lại rảnh rỗi đến xách tôi khỏi quán bar, chất vấn tôi tại sao không đến dạy em họ anh ta.
“Vì đồng bào thân yêu.” tôi cười bảo anh ta.
Arnold nheo mắt nhìn tôi nghi hoặc.
“Tôi đang viết luận văn. ‘Lý thuyết nhóm’, anh biết đấy.”
“Cái luận văn cậu viết bao nhiêu năm nay hả… mà nó là cái quỷ gì mới được?”
“Anh sẽ không thích nghe đâu.” tôi đáp rất chi thiếu thiện chí: “Hoán vị nhóm, tính đối xứng… tôi đang viết luận văn về những ứng dụng sâu của chúng.”
Đợi đã?!
Lý thuyết nhóm?
Giống như ta lê mòn gót khắp thế gian để tìm một nàng thơ, thì ra nàng thơ ấy lại đang ngồi trong chính nhà ta uống trà chiều.
Một giây lúc ấy tôi đã ngơ ngẩn dưới ánh dương nhạt nhẽo cuối thu.
Anh ấy ôm lấy tôi từ sau lưng, chậm rãi lần tìm bàn tay trật khớp của tôi, mười ngón đan vào nhau. Cánh tay tôi bất lực rũ xuống, mặc cho anh ấy nắm. Rồi anh ấy buông bàn tay tôi ra, những ngón tay khẽ khàng trượt lên theo cổ tay. Động tác của Andemund rất dịu dàng, cách một lần áo khoác, dịu dàng như thể đang yên ủi tôi.
Đến khi anh ấy nắm được khuỷu tay bị thương của tôi, không còn kịp để hối hận nữa.
Andemund đột ngột siết chặt thắt lưng tôi, nói: “Alan, đôi mắt em đẹp lắm.”
Tôi chỉ cảm thấy cơn đau nhức nhối thô bạo lan đi từ tay phải, chân hầu như không đứng vững nữa. Nếu không phải có Andemund đỡ sau lưng tôi đã sớm ngã khuỵu xuống thềm.
Tai tôi nghe giọng anh ấy bập bùng như hư ảo vì đau: “Khớp khuỷu tay ổn rồi, tạm thời đừng dùng tay này.”
Tôi miễn cưỡng kéo dây bật bóng đèn treo dưới nhà. Bà chủ đã đi ngủ, phòng khách rộng trống trơn. Tôi đau không thở nổi, đành kéo cái ghế đệm hoa văn cổ lỗ sĩ trong góc nhà ra dạng chân ngồi vật xuống rồi chỉ chỗ bên cạnh, ra hiệu cho Andemund vào ngồi.
Nhưng Andemund chỉ đứng dựa khung cửa, không bước vào. Anh ấy mặc áo khoác đen, sau lưng là màn đêm đen tối, nước vẫn nhỏ tong tong từ những li áo, ảnh trông không khác gì ma quỷ thình lình đến viếng thăm trong cổ tích.
Anh ấy hỏi tôi: “Alan, em đồng ý đợi anh rồi đúng không?”
Tôi không trả lời anh ấy.
Anh ấy vẫn đứng đó, không bỏ đi, cũng không định bước vào.
Andemund đứng giữa ranh giới tử thần của ánh sáng và bóng tối, chìa tay mời gọi tôi.
Tôi chưa từng được thấy sự nghiêm túc đến thế ở anh ấy, thứ biểu cảm gần như khiến tôi tin rằng anh ấy đang đau khổ.
Nếu cho tôi một cơ hội làm lại, để tôi thực sự hiểu Andemund và bản chất tất cả những thứ đang diễn ra lúc này, tôi đã không hề do dự đồng ý đợi anh ấy. Dù đại dương khô cạn, nham thạch mục rữa tôi cũng sẽ vĩnh viễn đứng ở nơi này, đợi chiến tranh kết thúc.
Nhưng khi ấy tôi không biết anh ấy đã sẵn sàng đánh đổi những gì vì lời hứa hẹn đó, tôi chỉ nghĩ đến cảnh anh ấy sóng bước cùng Lindon vào chiếc xe che rèm đậu ngoài thư viện, nụ cười trên môi ảnh rạng rỡ như ánh dương tháng ba.
Tôi tuột cái áo măng-tô ướt sũng ra, vắt lên móc treo: “Cưng à, em hết yêu anh rồi.”
“Em đang nói dối, Alan.”
Bóng đèn đậu thành một điểm tối nhỏ bé bên kia sống mũi thẳng tắp của Andemund. Gương mặt thanh tú của anh ấy trắng bệch vì dầm mưa, tự dưng tôi thấy đau lòng. Tôi tìm một biểu cảm dịu dàng nhất có thể: “Arnold… bác sĩ tâm lý của anh khá lắm. Cưng à, ta chia tay rồi.”
Anh ấy vẫn cố chấp đứng bên cửa, không nhúc nhích. Đến khi tôi quay lưng bước lên cầu thang anh ấy mới lên tiếng, giọng run run khó diễn tả: “Nếu anh xin lỗi thì sao?”
Tôi thở dài: “Vô ích.”
Tôi đốt lò sưởi trong phòng cháy hừng hực, thay một bộ đồ khô, rót nước nóng uống một viên aspirin. Cánh tay vừa được nắn khớp lại rưng rức, tôi ngồi đọc một tập thơ Yeats bằng ánh lửa lò sưởi.
Cuốn này là Andemund tặng tôi hồi chúng tôi còn ở bên nhau, chữ in hoa hoa mỹ, trang bìa lót viết tên hai chúng tôi bằng mực màu lam. Tôi không rõ sở thích của Andemund lắm, ảnh có cả một giá sách chất đầy những cuốn bìa cứng dày cui, toàn những tác giả đã chết ít nhất một trăm năm trước. Tôi cũng không đọc thơ, nhưng ảnh cứ nhất quyết bắt tôi cầm cuốn này bằng được.
Bài đầu tiên là “Khi em đã già”.
Khi em đã già, mái tóc điểm bạc
Một mình em bên bếp lửa, cúi đầu
Em mở cuốn sách này, hãy đọc thật lâu
…
Biết bao kẻ yêu vẻ tươi vui trong phút chốc
Yêu vẻ đẹp của em, giả dối và chân thành
Nhưng chỉ một người yêu tâm hồn hành hương của em
Và yêu nét buồn đổi thay trên gương mặt.
…
Rất lâu sau đó không gian hoàn toàn tĩnh lặng, trong phòng chỉ nghe tiếng gỗ cháy lép bép và tiếng mưa rơi ngoài cửa sổ. Nghĩ Andemund đi rồi, tôi cầm sách xuống lầu khóa cửa. Nhưng anh ấy vẫn đứng đó, cố chấp chôn mình trước thềm nhà, bình thản nhìn tôi xuyên qua hiên cửa.
Một hồi lâu Andemund mới lên tiếng, giọng trầm trầm vẫn như chìm trong tiếng mưa.
“Alan, anh chỉ cần một lời hứa của em.”
“Mùa hè năm nay em sẽ tốt nghiệp, anh sẽ để em vào trang trại Plymton chứ?”
Lại một khoảng trầm lặng: “Không được.”
Tôi đứng trên cầu thang, đột nhiên cảm thấy thật khổ sở.
Anh ấy không thể tin tôi… nhưng lại muốn tôi đợi anh ấy.
Tôi bước xuống, chìa cuốn sách trên tay cho anh ấy.
“Cái này là anh cho em, vậy là chúng ta hết thật rồi.” Tôi nghe chính giọng mình nói: “Anh biết em chưa bao giờ thích thơ cả.”
Andemund không giơ tay cầm lại cuốn sách. Ánh mắt màu xanh sẫm vẫn bám trên gương mặt tôi.
Anh ấy nói: “Alan, trước kia anh đã nghĩ rằng, dù chúng ta không thể ở bên nhau, hy vọng em vẫn sẽ giữ cuốn sách này.”
Tôi cúi xuống, đặt nó dưới chân anh ấy.
“Alan, anh phải chịu trách nhiệm với tổ chức của anh. Em là một nhân vật nguy hiểm cần giám sát, anh chỉ đang làm mọi việc để em không phải biết đến sự thật, anh sẽ không để em đau khổ.”
“Sự thật nào?”
Đột nhiên Andemund á khẩu.
Anh ấy thở dài, chậm rãi quay lưng bỏ đi, bóng dáng dần dần biến mất trong màn mưa.
Anh ấy không lái xe, tôi không biết anh ấy tới bằng gì, cũng không biết anh ấy đã đi như thế nào.
Sáng hôm sau bà chủ nhà xuống mở cửa thì thấy tập thơ Yeats nằm lặng thinh trên thềm đá trước hiên. Không biết Andemund đi vội vàng để rơi ở đó hay anh ấy đã quay trở lại, đặt nó trước nhà chúng tôi.
Dù chuyện gì đã xảy ra, tôi bây giờ không thể biết được. Tôi đã đánh mất cơ hội cuối cùng để hỏi anh ấy rồi.
Hôm đó Arnold vừa cười tủm tỉm vừa băng bó cho tôi.
“Ngài Garcia bảo tay cậu bị trật khớp.” trông anh ta có vẻ rất hả hê: “Nghe nói là tán gái bậy bạ nên bị tụi nó tẩn cho hả?”
“Tôi là anh hùng cứu mỹ nhân đó.” tôi xị mặt.
Arnold dùng bông chấm cồn i-ốt sát trùng giùm tôi, miệng ngâm nga: “Ái chà, ngon đây, quả mắt này của cậu phải bầm một tuần là ít.”
Cánh tay trật khớp của tôi thì phải đeo băng vải tòn ten trên cổ.
“Ngài Garcia xử lý tốt lắm, ba tuần là khỏi hẳn thôi.”
Tôi hỏi anh ta: “Anh không phải bác sĩ tâm lý hả?”
Arnold đẩy cặp kính gọng vàng lên: “Bé Alan ơi, bác sĩ tâm lý cũng là bác sĩ chứ bộ.”
Chuyện này cứ thế dừng ở đó. Bởi vì dù nó có kết thúc hay không, chiến tranh cũng sẽ quét nó rơi khỏi sân khấu cuộc đời.
Andemund đã đúng.
Mùa xuân năm 1939 kết thúc, mùa hè cũng trôi qua, không một ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ tới.
Lễ tốt nghiệp mùa hè của chúng tôi vô cùng long trọng, đình đám.
Rốt cuộc mùa thu dịu dàng và tàn khốc đã đến.
Ngày 1 tháng 9, Đức phá vỡ Hiệp định Munich, xâm lược Ba Lan.
Ngày 3 tháng 9, chúng tôi tuyên chiến với Đức.
Nhưng chiến tranh vẫn chỉ tồn tại trên đài phát thanh, thứ chúng tôi cảm nhận được bằng mắt bằng tay mình chỉ là lạm phát và suy thoát.
Quân Đức chặn đứng nguồn cung cấp đường biển của chúng tôi, tàu ngầm của chúng tập kích tàu hàng của chúng tôi trên biển.
Hai tháng sau khi khai chiến, bà chủ nhà bắt đầu lèo nhèo với tôi rằng đường viên mắc mỏ lắm rồi, một tách cà phê chỉ được bỏ một viên nhỏ thôi.
Lượng xăng bán ra bị hạn chế, số ô tô riêng trên đường thưa dần.
Tôi bắt đầu tìm việc làm. Nhưng ngoài phố nhan nhản người thất nghiệp, những gương mặt ủ rũ tuyệt vọng xuất hiện khắp mọi nơi.
Trên đường về nhà tôi thấy rất nhiều người biểu tình mặc đồ đen tuyền. Đám đông tập hợp thành đội trùng trùng điệp điệp, ai nấy đều giơ cao lá cờ chữ thập ngoặc, miệng hát bài ca của Đảng Nazi.
Vô ý đụng ngã một người trong số họ, tôi cập rập xin lỗi.
Anh ta nghiêm mặt nhìn tôi: “Chủ nghĩa Nazi muôn năm, nước Anh muôn năm!”
Tôi kéo người qua đường lại hỏi: “Họ là ai thế?”
“Quân Áo Đen! Liên minh Anh – phát xít!” Người bị tôi lôi lại kinh ngạc đáp: “Anh không biết hả? Họ đang đòi ta đàm phán hòa bình với Đức đó…”
Chủ tiệm cà phê Lucy Poly vẫn phì phèo thuốc lá phàn nàn với đám khách vãng lai: “Toàn là tội của bọn Do Thái. Nếu người Do Thái không hùn cho lắm tiền vào Ba Lan đời nào nước mình ký cam kết chiến tranh với Ba Lan? Ngày trước chẳng chính bọn Do Thái phá hoại kinh tế Đức là gì… mà nói luôn nhé, riêng tôi là không có thành kiến với Hitler đâu.”
Xã hội bấy giờ chính trị rối loạn, những tin đồn ập đến từ khắp mọi nơi. Không ai đoán trước được năm sau sẽ ra sao, thậm chí họ cả ôm hy vọng bấu víu vào Nazi.
Mà Andemund của tôi… vẫn cách xa tôi hàng ngàn ngàn dặm.
Lindon nói với tôi, hệ thống mật mã tàu ngầm Đức đã bắn hạ tàu chở hàng của chúng tôi sử dụng chính là “Mê”.
Giờ Lindon là người phụ trách văn phòng số 1. Lần đầu tiên cậu ta chạy đến Cambridge giữa giờ làm, chặn đường tôi giữa thảm cỏ King’s College.
“Biết làm sao nữa, ngài Garcia đi công tác bí mật rồi.” cậu ta kéo tôi ra ngồi băng ghế ven đường, hai mắt sáng long lanh: “Alan, tự tôi giải được ‘Việt Quất’ rồi! Đột nhiên tôi nghĩ không có cậu tự tôi cũng có thể làm được hết!!”
“Tôi nhớ nó là mật mã cấp A của Ý hả.”
“Đích thân ngài Garcia bảo nó là cấp A đó.” cậu ta nói.
“Vậy từ sau đừng tới tìm tôi nữa.” tôi liếc mắt nhìn cậu ta: “Có tiền không? Tôi hết tiền đi bar rồi.”
Cậu ta miễn cưỡng móc ví ra: “Đi bar làm gì?”
“Tán gái.” tôi ngáp dài, “Không cho thì lần sau đừng nhờ tôi giúp.”
Lindon lầu bầu xòe tiền cho tôi.
Thực ra tôi không đến để tán gái, chẳng qua gần đây đã quen hằng ngày cầm mấy tờ báo tới một quán bar vắng người, tìm một bàn cạnh cửa sổ để ngồi rồi lôi giấy nháp ra tính toán. Tôi thích nghe tiếng chuông gió treo ngoài cửa quán bar, lanh canh êm ái.
Ngoài tìm việc, tôi dồn hầu hết thời gian và sức lực vào “Mê”.
Tôi không biết ai đã sáng tạo ra nó và kẻ đó đã giấu khóa giải mã ở đâu.
Tôi chỉ biết, nếu tôi và Andemund là thiên tài thì người phát minh ra “Mê” là thiên tài của những thiên tài!
Khốn nỗi lúc này mười xu một ly rượu gin, tôi càng ngày càng nghèo kiết.
Không còn Andemund, không có ai cho tôi tham khảo ý kiến, chỉ còn cách một mình mày mò tính toán suy diễn. Trước kia tôi quen nghĩ ra đủ ý tưởng, vứt cho anh ấy nghiệm chứng, đến giờ tự mình phải nghiệm chứng lại tôi mới nhận ra tính ngần ấy số rồi sẽ thành biến thái thật luôn.
Không có Andemund, tôi không tin mình có thể giải được nó nữa.
Từ khi chiến tranh bắt đầu, Arnold cũng không còn nhiều thời gian lêu lổng. Dù lâu lâu anh ta vẫn tới bar Anh Đào tìm gái tôi cũng chẳng thể long nhong đi cùng anh ta được nữa, cả giờ dạy cho thằng nhỏ hư đốn cũng phải dời tới dời lui.
Một buổi sáng tháng mười một, con cáo ấy lại rảnh rỗi đến xách tôi khỏi quán bar, chất vấn tôi tại sao không đến dạy em họ anh ta.
“Vì đồng bào thân yêu.” tôi cười bảo anh ta.
Arnold nheo mắt nhìn tôi nghi hoặc.
“Tôi đang viết luận văn. ‘Lý thuyết nhóm’, anh biết đấy.”
“Cái luận văn cậu viết bao nhiêu năm nay hả… mà nó là cái quỷ gì mới được?”
“Anh sẽ không thích nghe đâu.” tôi đáp rất chi thiếu thiện chí: “Hoán vị nhóm, tính đối xứng… tôi đang viết luận văn về những ứng dụng sâu của chúng.”
Đợi đã?!
Lý thuyết nhóm?
Giống như ta lê mòn gót khắp thế gian để tìm một nàng thơ, thì ra nàng thơ ấy lại đang ngồi trong chính nhà ta uống trà chiều.
Một giây lúc ấy tôi đã ngơ ngẩn dưới ánh dương nhạt nhẽo cuối thu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook