Diary In Grey Tower
-
Chương 10
Không lâu sau khi Edgar rời khỏi Cambridge, khủng hoảng tài chính bùng nổ trên khắp châu Âu. Không ai có thể nói chắc rằng cuộc chiến trước mắt là căn nguyên của cuộc khủng hoảng, hay chính khủng hoảng kinh tế đã bắt nguồn cho chiến tranh thế giới thứ hai.
Bánh mì dài tăng giá lên mười xu, tiền thuê nhà tăng một phần ba, tôi buộc phải giảm bớt thời gian nghiên cứu “Mê” để đi kiếm một việc làm gia sư trên báo, coi như đỡ một phần gánh nặng cho nhà bác ở Bedford xa xôi.
Thực ra thời gian nghiên cứu nhiều hay ít cũng không khác nhau là mấy. Từ đó tới giờ mọi đột phá đều là kết quả tình báo của Andemund, còn tôi chẳng làm được gì ngoài viết công thức. Đầu tiên Andemund khẳng định ý tưởng giải mã thông qua công thức toán học là chính xác, tiếp đến thì anh ấy phủ định phép tính toán của tôi. Tôi phủ định lại phép tính của ảnh, đến lượt ảnh phủ định vấn đề tôi đưa ra. Đến lúc này, công thức ấy vẫn chưa thể sử dụng được.
Lindon mệt mỏi, tôi cũng mệt mỏi. Andemund dễ dàng an ủi Lindon, nói rằng trong bao nhiêu cộng sự chỉ có mình cậu ta theo kịp tư duy của ảnh, rồi thì không nên quá để tâm đến thất bại trước mắt.
Vậy là còn mình tôi sầu đời đi qua nửa Cambridge, đến địa chỉ đăng trong mẩu tin tuyển dụng trên báo tìm dinh thự Bradley.
Tôi đi rất lâu, cứ tưởng mình sắp đi tuốt đến London rồi, thì nghe được hai cô bé xách làn đi qua nói chuyện với nhau: “Dinh thự Bradley lại đăng báo tuyển gia sư đấy, cuối cùng cũng chẳng ai quản được cậu ấm ấy hén.”
“Còn gì nữa, ngày nào chẳng thấy nó ném đá chết mèo nhà hàng xóm.”
Vậy là tôi xán lại hỏi dinh thự Bradley ở đâu, hai cô em nhìn tôi từ đầu đến chân, cuối cùng một người che miệng cười khúc khích: “Cậu à, thế cậu nghĩ sau lưng cậu là cái gì?”
Tôi quay đầu lại nhìn tòa nhà kiểu baroque chễm trệ án ngữ suốt nửa con phố, xòe tay nói: “Cơ quan nhà nước à?”
“Đó chính là dinh thự của tướng quân Bradley nha.”
Tôi vẫn biết có thể tuyển gia sư đương nhiên phải là người giàu, mà không ngờ người ta là tướng quân luôn.
Lúc đó tôi không quan tâm đến quân sự mấy, thành ra chưa nghe danh Huân tước – tướng quân Bradley bao giờ, cũng không biết dinh thự của ông ta không ở London mà nằm giữa Cambridge ngợp màu học thuật này.
Tòa kiến trúc baroque đồ sộ, bậc thềm cao, thảm Ba Tư dày cộp và những khung cửa sổ sát sàn treo mành nhung thiên nga giữa ban ngày vẫn kéo nửa kín nửa hở đều làm tôi bị ấn tượng mãnh liệt. Mà dọa tôi chết khiếp nhất là cảnh tượng bảy gã cùng đọc được mẩu tin tìm gia sư và cùng mò đến đây ngồi trong phòng sách, chờ phu nhân Bradley đích thân kiểm tra. Bà ta là vợ tướng quân Bradley, một quý bà gần bảy mươi tuổi, thân thiện dễ gần. Sau tiết mục trình bày sơ yếu lý lịch, bọn tôi được yêu cầu giải một vài đề toán đơn giản, rồi thì trò chuyện riêng, cuối cùng đến khi tôi được đưa đến trước mặt cậu trẻ nhà Bradley, mặt trời đã xế bóng.
Nhà tướng quân Bradley có một trai một gái. Khá lâu trước con trai và con dâu ông ta bị tai nạn xe cộ, để lại một cậu ấm nhỏ cho nhà ông nội. Thằng nhóc đi học trường quý tộc, thi toán cuối kỳ được toàn trứng ngỗng. Một năm sau, rốt cuộc phiếu điểm cũng bị lộ, vừa lúc ông tướng già từ London về nhà nghỉ ngơi ít hôm, vậy là ổng nổi điên lên, đăng tin tìm gia sư trên tờ Times.
Mỗi tuần lễ tôi chỉ cần tới đây hai buổi sáng, phụ đạo phép nhân chia cho cậu trẻ. Một vị trí không hề vất vả, mà tiền lương vừa đủ bù đắp số thiếu hụt tiền thuê nhà của tôi. Vào thu giá cả lại tăng chóng mặt, tỷ lệ thất nghiệp cao chót vót, tôi may mắn lắm mới kiếm được khoản thu nhập ấy.
Dạy bù bài thì dễ, mà vấn đề to tát hơn là lôi được học sinh từ vườn hoa sau nhà về phòng học. Lần đầu gặp mặt, phu nhân tướng quân thân thiện đưa tôi đến phòng đọc sách, chưa tới nơi tôi đã nghe tiếng thú nuôi ở đâu cào cào cửa. Đến khi mở cửa ra thì bị một trái banh tóc đỏ lao thẳng vào bụng, hại tôi thiếu chút nữa ngã bật ngửa ra hành lang.
Trái banh tóc đỏ chồm lên người tôi, rồi lăn lông lốc ngược vào phòng, nó ỉu xìu ôm vở toán, ấm ức nói: “Con ghét học toán.” rồi nó bĩu môi nhìn tôi: “Còn nữa, con không thèm gia sư như con gái.”
Tôi mỉm cười mời phu nhân tướng quân tạm lui ra ngoài, cương quyết đóng cửa lại, khoan thai bước tới bên học sinh của mình, rồi ngồi xổm xuống trước mặt nó: “Chà, nhắc lại lần nữa coi.”
Trái banh khinh khỉnh hất mặt: “Nói một trăm lần cũng được, tôi ghét học toán!”
Tôi cười tủm tỉm nói: “Không phải câu đó, câu sau.”
“Tôi không thèm gia sư giống như con gái.”
Tôi lại tủm tỉm cười đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh phòng, cầm mấy cây màu sáp và tranh vẽ nguệch ngoạc trên bàn học lên, quay lại hỏi nó: “À, em thích vẽ sao?”
Thằng nhóc lập tức nhoi lên đòi lại bút: “Không cho động vào!”
Tôi móc hai ngón tay xách cổ nó lên, thảy đến trước bàn học, rồi kéo ghế lại ngồi xuống cạnh nó, vắt chân chữ ngũ, lắc lắc hộp sáp đủ màu trong tay: “Ngoan, chỗ này có một trăm phép tính nhân, làm xong tôi cho em một màu… chỉ được chọn màu em thích nhất thôi nha.”
Một giây lúc ấy tôi thấy mình giống Andemund kinh khủng.
Tranh cướp cắn xé húc đầu… không ăn thua, thằng nhỏ đành hai mắt lưng tròng ngoan ngoãn ngồi làm bài. Giờ nhớ lại tôi đặc biệt thích cảnh tượng lúc ấy: tôi ngồi trên cái ghế tựa lưng cao trong phòng đọc sách nhà Bradley, vắt chân nhìn thằng nhỏ mơ mộng thành họa sĩ làm toán. Bàn học gỗ lim rộng thênh thang, nhóc con mới tám tuổi, người ngợm nhỏ xíu, tay cầm bút mặt đầy ấm ức. Bậu cửa sổ đặt một chậu hoa kim tước vàng, lá lay lay trong gió.
Tôi hỏi nó: “Em tên gì nhỉ?”
“Joe Bradley.” thằng nhỏ hậm hực đáp.
Tôi giở mấy bức vẽ nguệch ngoạc trong tay, giơ một cái lên: “Cái hình tam giác ở dưới có hai cái que này là gì?”
“Váy bạn Jenney lớp tôi, bị gió thổi tốc lên.” nó thất vọng nói: “Nhưng mà tốc có một tẹo, chẳng thấy gì bên trong cả.”
“Em ngồi xổm xuống sẽ thấy hết.” tôi bảo nó. Hồi bé tôi làm vậy hoài.
Thằng nhỏ tròn mắt ngạc nhiên: “Anh họ em cũng bảo thế!”
Tôi lại lật lật coi tiếp đống tranh trừu tượng, cố gắng lôi ra một tấm khả dĩ: “Ừm, hình vẽ cặp kính này được lắm. Một đoạn thẳng nối hai hình tròn… này đây là cái kính đúng không?”
Thằng nhỏ ngẩng đầu nhìn bức tranh, lại khinh khỉnh đáp: “Đây mà là cặp kính? Anh họ em đấy.”
Con nít tư duy trừu tượng đến tầm cỡ này mà lại học dốt toán. Tôi nghĩ đây cũng hẳn là kỳ tích.
Định kỳ mỗi tuần tôi tới đây bổ túc toán học cho cậu trẻ Bradley hai buổi. Thằng nhỏ hư đốn vẽ nhăng vẽ cuội cả ngày, mà động nói đến làm toán thì mặt buồn rười rượi, ngồi cắn bút đến tội nghiệp. Nó rất có tài năng thiên bẩm, làm bài nhanh như chớp, năm mươi phép tính nhân sai dễ đến bốn lăm con. Thời gian tôi chạy đi tìm nó lòng vòng quanh nhà còn gấp vài mươi lần thời gian ngồi dạy nó học.
Hết cách, tôi đành vác một đống giáo trình phác họa Edgar để lại đến gạt nó, bảo nó học toán dốt đừng hòng làm họa sĩ.
“Tin anh đi, bạn anh là họa sĩ lừng danh ở quận Cambridge đó.” tôi thề thốt với nó.
Thằng nhỏ tin thật, bắt đầu xòe tay đếm: “Lúc vẽ tranh cần tính tỷ lệ nè, cần tính không gian lập thể nè… Alan, lập thể là gì hở?”
Tôi đánh điện hỏi Edgar, cậu ấy hồi âm cực nhanh: “Bạn yêu à, đúng là lập thể cần tính toán không gian thật, nhưng con người ta mới tám tuổi thôi… cậu dạy nó thuộc bảng cửu chương đi đã.”
Thằng nhỏ lâu lâu cũng do dự hỏi: “Nhưng mà anh họ em có người bạn học toán nhé. Ảnh nói anh đó đẹp trai lắm, mỗi tội ngày nào cũng bê tha ngồi trong xó nhà làm bài.”
Joe Bradley bị gã anh họ ấy đầu độc vô cùng nghiêm trọng. Hôm đầu nó bảo tôi giống con gái, chính thị là vì ông anh đã dạy nó, “Đẹp hơn con trai tức là con gái.” nghe đồn anh nó làm việc cho chính phủ, có một thằng bạn chuyên toán rất bê tha, và hồi xưa vì tán gái mà từng bị tướng quân xách ba-toong đuổi ra khỏi cửa.
Tôi vẫn tò mò gã ấy rốt cuộc là ai, cho đến một bữa tôi lại đi qua nửa Cambridge, đẩy cửa phòng đọc sách, và thấy một cặp kính gọng vàng trên mặt bàn.
Cuối cùng tôi đã hiểu vì sao thằng nhóc lại vẽ anh nó thành một cặp kính mắt.
Arnold nằm ngả trên ghế xoay cạnh bàn học, thằng nhỏ ngoan ngoãn ngồi xổm dưới chân anh ta. Gã bác sĩ tâm lý híp híp hai mắt, ngắm nghía bức tranh trừu tượng của thằng em, miệng lầm bầm oán thán: “Phân tích định lượng, phân tích định lượng… khó khăn lắm mới được kỳ nghỉ, Andemund anh tính cho tôi mệt chết rồi lên gặp Thượng Đế luôn sao? Dân số học toàn bọn biến thái.”
Anh ta lười biếng ngóc đầu dậy nhìn ra cửa, rồi cũng ngẩn người.
Lúc đó tôi đã dạy học ở đây được ba tháng, đang giữa mùa đông, bên ngoài tuyết rơi nặng hạt. Tôi cởi cái áo khoác bám đầy tuyết, treo lên giá, bước tới ngồi cạnh lò sưởi hơ tay, hết nửa ngày mới đỡ run giọng nói: “Arnold, lâu quá không gặp. Tôi là gia sư của Joe.”
Arnold kinh ngạc mất một hồi lâu, rồi mừng rỡ chồm đến ôm tôi: “Alan, tôi cứ tưởng chúng ta vĩnh viễn không gặp lại nhau nữa rồi chứ.”
Edgar nhập ngũ vào cuối mùa hè, sau đó thì tôi quyết tâm noi gương cậu ấy, chôn sâu tình cảm với Andemund trong tim. Andemund sẽ giống như bức tranh đẹp nhất của riêng tôi, nhưng lúc này tôi phải khóa nó lại, cất thật kỹ vào kho báu. Tôi nói với mình rằng, tôi phải nhớ về quãng thời gian chúng tôi ở bên nhau như nhớ về một người bạn cũ, để rồi tiếp tục cuộc sống bình thường như tất cả mọi người. Những lúc không đến phòng sinh hoạt câu lạc bộ số học hay đi dạy, tôi sẽ tới quán bar thường tới trước khi gặp Andemund, gọi một ly rượu táo ngồi ngắm các em bồi bàn mặc váy ca-rô. Ngắm đến khi các em không thèm lượn qua lượn lại trước mặt tôi nữa thì thôi.
Bởi vậy suốt mùa thu Arnold không tới tìm tôi đi uống cà phê tâm sự nữa, tôi cũng đã nghĩ chúng tôi sẽ không bao giờ gặp lại nhau.
Bánh mì dài tăng giá lên mười xu, tiền thuê nhà tăng một phần ba, tôi buộc phải giảm bớt thời gian nghiên cứu “Mê” để đi kiếm một việc làm gia sư trên báo, coi như đỡ một phần gánh nặng cho nhà bác ở Bedford xa xôi.
Thực ra thời gian nghiên cứu nhiều hay ít cũng không khác nhau là mấy. Từ đó tới giờ mọi đột phá đều là kết quả tình báo của Andemund, còn tôi chẳng làm được gì ngoài viết công thức. Đầu tiên Andemund khẳng định ý tưởng giải mã thông qua công thức toán học là chính xác, tiếp đến thì anh ấy phủ định phép tính toán của tôi. Tôi phủ định lại phép tính của ảnh, đến lượt ảnh phủ định vấn đề tôi đưa ra. Đến lúc này, công thức ấy vẫn chưa thể sử dụng được.
Lindon mệt mỏi, tôi cũng mệt mỏi. Andemund dễ dàng an ủi Lindon, nói rằng trong bao nhiêu cộng sự chỉ có mình cậu ta theo kịp tư duy của ảnh, rồi thì không nên quá để tâm đến thất bại trước mắt.
Vậy là còn mình tôi sầu đời đi qua nửa Cambridge, đến địa chỉ đăng trong mẩu tin tuyển dụng trên báo tìm dinh thự Bradley.
Tôi đi rất lâu, cứ tưởng mình sắp đi tuốt đến London rồi, thì nghe được hai cô bé xách làn đi qua nói chuyện với nhau: “Dinh thự Bradley lại đăng báo tuyển gia sư đấy, cuối cùng cũng chẳng ai quản được cậu ấm ấy hén.”
“Còn gì nữa, ngày nào chẳng thấy nó ném đá chết mèo nhà hàng xóm.”
Vậy là tôi xán lại hỏi dinh thự Bradley ở đâu, hai cô em nhìn tôi từ đầu đến chân, cuối cùng một người che miệng cười khúc khích: “Cậu à, thế cậu nghĩ sau lưng cậu là cái gì?”
Tôi quay đầu lại nhìn tòa nhà kiểu baroque chễm trệ án ngữ suốt nửa con phố, xòe tay nói: “Cơ quan nhà nước à?”
“Đó chính là dinh thự của tướng quân Bradley nha.”
Tôi vẫn biết có thể tuyển gia sư đương nhiên phải là người giàu, mà không ngờ người ta là tướng quân luôn.
Lúc đó tôi không quan tâm đến quân sự mấy, thành ra chưa nghe danh Huân tước – tướng quân Bradley bao giờ, cũng không biết dinh thự của ông ta không ở London mà nằm giữa Cambridge ngợp màu học thuật này.
Tòa kiến trúc baroque đồ sộ, bậc thềm cao, thảm Ba Tư dày cộp và những khung cửa sổ sát sàn treo mành nhung thiên nga giữa ban ngày vẫn kéo nửa kín nửa hở đều làm tôi bị ấn tượng mãnh liệt. Mà dọa tôi chết khiếp nhất là cảnh tượng bảy gã cùng đọc được mẩu tin tìm gia sư và cùng mò đến đây ngồi trong phòng sách, chờ phu nhân Bradley đích thân kiểm tra. Bà ta là vợ tướng quân Bradley, một quý bà gần bảy mươi tuổi, thân thiện dễ gần. Sau tiết mục trình bày sơ yếu lý lịch, bọn tôi được yêu cầu giải một vài đề toán đơn giản, rồi thì trò chuyện riêng, cuối cùng đến khi tôi được đưa đến trước mặt cậu trẻ nhà Bradley, mặt trời đã xế bóng.
Nhà tướng quân Bradley có một trai một gái. Khá lâu trước con trai và con dâu ông ta bị tai nạn xe cộ, để lại một cậu ấm nhỏ cho nhà ông nội. Thằng nhóc đi học trường quý tộc, thi toán cuối kỳ được toàn trứng ngỗng. Một năm sau, rốt cuộc phiếu điểm cũng bị lộ, vừa lúc ông tướng già từ London về nhà nghỉ ngơi ít hôm, vậy là ổng nổi điên lên, đăng tin tìm gia sư trên tờ Times.
Mỗi tuần lễ tôi chỉ cần tới đây hai buổi sáng, phụ đạo phép nhân chia cho cậu trẻ. Một vị trí không hề vất vả, mà tiền lương vừa đủ bù đắp số thiếu hụt tiền thuê nhà của tôi. Vào thu giá cả lại tăng chóng mặt, tỷ lệ thất nghiệp cao chót vót, tôi may mắn lắm mới kiếm được khoản thu nhập ấy.
Dạy bù bài thì dễ, mà vấn đề to tát hơn là lôi được học sinh từ vườn hoa sau nhà về phòng học. Lần đầu gặp mặt, phu nhân tướng quân thân thiện đưa tôi đến phòng đọc sách, chưa tới nơi tôi đã nghe tiếng thú nuôi ở đâu cào cào cửa. Đến khi mở cửa ra thì bị một trái banh tóc đỏ lao thẳng vào bụng, hại tôi thiếu chút nữa ngã bật ngửa ra hành lang.
Trái banh tóc đỏ chồm lên người tôi, rồi lăn lông lốc ngược vào phòng, nó ỉu xìu ôm vở toán, ấm ức nói: “Con ghét học toán.” rồi nó bĩu môi nhìn tôi: “Còn nữa, con không thèm gia sư như con gái.”
Tôi mỉm cười mời phu nhân tướng quân tạm lui ra ngoài, cương quyết đóng cửa lại, khoan thai bước tới bên học sinh của mình, rồi ngồi xổm xuống trước mặt nó: “Chà, nhắc lại lần nữa coi.”
Trái banh khinh khỉnh hất mặt: “Nói một trăm lần cũng được, tôi ghét học toán!”
Tôi cười tủm tỉm nói: “Không phải câu đó, câu sau.”
“Tôi không thèm gia sư giống như con gái.”
Tôi lại tủm tỉm cười đứng dậy, đưa mắt nhìn quanh phòng, cầm mấy cây màu sáp và tranh vẽ nguệch ngoạc trên bàn học lên, quay lại hỏi nó: “À, em thích vẽ sao?”
Thằng nhóc lập tức nhoi lên đòi lại bút: “Không cho động vào!”
Tôi móc hai ngón tay xách cổ nó lên, thảy đến trước bàn học, rồi kéo ghế lại ngồi xuống cạnh nó, vắt chân chữ ngũ, lắc lắc hộp sáp đủ màu trong tay: “Ngoan, chỗ này có một trăm phép tính nhân, làm xong tôi cho em một màu… chỉ được chọn màu em thích nhất thôi nha.”
Một giây lúc ấy tôi thấy mình giống Andemund kinh khủng.
Tranh cướp cắn xé húc đầu… không ăn thua, thằng nhỏ đành hai mắt lưng tròng ngoan ngoãn ngồi làm bài. Giờ nhớ lại tôi đặc biệt thích cảnh tượng lúc ấy: tôi ngồi trên cái ghế tựa lưng cao trong phòng đọc sách nhà Bradley, vắt chân nhìn thằng nhỏ mơ mộng thành họa sĩ làm toán. Bàn học gỗ lim rộng thênh thang, nhóc con mới tám tuổi, người ngợm nhỏ xíu, tay cầm bút mặt đầy ấm ức. Bậu cửa sổ đặt một chậu hoa kim tước vàng, lá lay lay trong gió.
Tôi hỏi nó: “Em tên gì nhỉ?”
“Joe Bradley.” thằng nhỏ hậm hực đáp.
Tôi giở mấy bức vẽ nguệch ngoạc trong tay, giơ một cái lên: “Cái hình tam giác ở dưới có hai cái que này là gì?”
“Váy bạn Jenney lớp tôi, bị gió thổi tốc lên.” nó thất vọng nói: “Nhưng mà tốc có một tẹo, chẳng thấy gì bên trong cả.”
“Em ngồi xổm xuống sẽ thấy hết.” tôi bảo nó. Hồi bé tôi làm vậy hoài.
Thằng nhỏ tròn mắt ngạc nhiên: “Anh họ em cũng bảo thế!”
Tôi lại lật lật coi tiếp đống tranh trừu tượng, cố gắng lôi ra một tấm khả dĩ: “Ừm, hình vẽ cặp kính này được lắm. Một đoạn thẳng nối hai hình tròn… này đây là cái kính đúng không?”
Thằng nhỏ ngẩng đầu nhìn bức tranh, lại khinh khỉnh đáp: “Đây mà là cặp kính? Anh họ em đấy.”
Con nít tư duy trừu tượng đến tầm cỡ này mà lại học dốt toán. Tôi nghĩ đây cũng hẳn là kỳ tích.
Định kỳ mỗi tuần tôi tới đây bổ túc toán học cho cậu trẻ Bradley hai buổi. Thằng nhỏ hư đốn vẽ nhăng vẽ cuội cả ngày, mà động nói đến làm toán thì mặt buồn rười rượi, ngồi cắn bút đến tội nghiệp. Nó rất có tài năng thiên bẩm, làm bài nhanh như chớp, năm mươi phép tính nhân sai dễ đến bốn lăm con. Thời gian tôi chạy đi tìm nó lòng vòng quanh nhà còn gấp vài mươi lần thời gian ngồi dạy nó học.
Hết cách, tôi đành vác một đống giáo trình phác họa Edgar để lại đến gạt nó, bảo nó học toán dốt đừng hòng làm họa sĩ.
“Tin anh đi, bạn anh là họa sĩ lừng danh ở quận Cambridge đó.” tôi thề thốt với nó.
Thằng nhỏ tin thật, bắt đầu xòe tay đếm: “Lúc vẽ tranh cần tính tỷ lệ nè, cần tính không gian lập thể nè… Alan, lập thể là gì hở?”
Tôi đánh điện hỏi Edgar, cậu ấy hồi âm cực nhanh: “Bạn yêu à, đúng là lập thể cần tính toán không gian thật, nhưng con người ta mới tám tuổi thôi… cậu dạy nó thuộc bảng cửu chương đi đã.”
Thằng nhỏ lâu lâu cũng do dự hỏi: “Nhưng mà anh họ em có người bạn học toán nhé. Ảnh nói anh đó đẹp trai lắm, mỗi tội ngày nào cũng bê tha ngồi trong xó nhà làm bài.”
Joe Bradley bị gã anh họ ấy đầu độc vô cùng nghiêm trọng. Hôm đầu nó bảo tôi giống con gái, chính thị là vì ông anh đã dạy nó, “Đẹp hơn con trai tức là con gái.” nghe đồn anh nó làm việc cho chính phủ, có một thằng bạn chuyên toán rất bê tha, và hồi xưa vì tán gái mà từng bị tướng quân xách ba-toong đuổi ra khỏi cửa.
Tôi vẫn tò mò gã ấy rốt cuộc là ai, cho đến một bữa tôi lại đi qua nửa Cambridge, đẩy cửa phòng đọc sách, và thấy một cặp kính gọng vàng trên mặt bàn.
Cuối cùng tôi đã hiểu vì sao thằng nhóc lại vẽ anh nó thành một cặp kính mắt.
Arnold nằm ngả trên ghế xoay cạnh bàn học, thằng nhỏ ngoan ngoãn ngồi xổm dưới chân anh ta. Gã bác sĩ tâm lý híp híp hai mắt, ngắm nghía bức tranh trừu tượng của thằng em, miệng lầm bầm oán thán: “Phân tích định lượng, phân tích định lượng… khó khăn lắm mới được kỳ nghỉ, Andemund anh tính cho tôi mệt chết rồi lên gặp Thượng Đế luôn sao? Dân số học toàn bọn biến thái.”
Anh ta lười biếng ngóc đầu dậy nhìn ra cửa, rồi cũng ngẩn người.
Lúc đó tôi đã dạy học ở đây được ba tháng, đang giữa mùa đông, bên ngoài tuyết rơi nặng hạt. Tôi cởi cái áo khoác bám đầy tuyết, treo lên giá, bước tới ngồi cạnh lò sưởi hơ tay, hết nửa ngày mới đỡ run giọng nói: “Arnold, lâu quá không gặp. Tôi là gia sư của Joe.”
Arnold kinh ngạc mất một hồi lâu, rồi mừng rỡ chồm đến ôm tôi: “Alan, tôi cứ tưởng chúng ta vĩnh viễn không gặp lại nhau nữa rồi chứ.”
Edgar nhập ngũ vào cuối mùa hè, sau đó thì tôi quyết tâm noi gương cậu ấy, chôn sâu tình cảm với Andemund trong tim. Andemund sẽ giống như bức tranh đẹp nhất của riêng tôi, nhưng lúc này tôi phải khóa nó lại, cất thật kỹ vào kho báu. Tôi nói với mình rằng, tôi phải nhớ về quãng thời gian chúng tôi ở bên nhau như nhớ về một người bạn cũ, để rồi tiếp tục cuộc sống bình thường như tất cả mọi người. Những lúc không đến phòng sinh hoạt câu lạc bộ số học hay đi dạy, tôi sẽ tới quán bar thường tới trước khi gặp Andemund, gọi một ly rượu táo ngồi ngắm các em bồi bàn mặc váy ca-rô. Ngắm đến khi các em không thèm lượn qua lượn lại trước mặt tôi nữa thì thôi.
Bởi vậy suốt mùa thu Arnold không tới tìm tôi đi uống cà phê tâm sự nữa, tôi cũng đã nghĩ chúng tôi sẽ không bao giờ gặp lại nhau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook