Dị Năng Trọng Sinh: Thiếu Nữ Bói Toán Thiên Tài
-
Chương 11: Mắt Phong Thủy (1)
“Thuật Tàng” là quyển sách bao gồm tất cả mọi thứ trong đó và vô cùng tinh thâm, những kiến thức và nội dung cần phải nắm nhiều vô kể. Tuy Dương Tử Mi có thiên bẩm hơn người nhưng một ngày cũng chỉ có thể tiếp thu được hơn mười trang sách thôi, hơn nữa đọc xong còn phải hiểu các điểm mấu chốt trong đó nữa.
Mấy ngày này, Dương Tử Mi vừa học thuộc “Thuật Tàng” vừa theo sư phụ học Đạo Học Thuật, ngày nào cũng bận rộn với việc học hành và đọc sách nên cô cảm thấy thời gian trôi rất nhanh, mới đó mà đã nửa năm rồi. Trong nửa năm này, cô đã nắm vững được rất nhiều lý luận, kiến thức về thiên văn, lịch pháp, số học, chiêm tinh, lục nhâm, thái ất, kỳ môn, chiêm hầu, bốc thệ, mệnh lý, tướng pháp, phong thủy, phù chú, chọn ngày, xem bói, thuật dưỡng sinh, thuật phòng trung, tạp thuật… chỉ là cô vẫn chưa thực hành qua thôi.
Lúc này, Ngọc Thanh đạo trưởng cũng quyết định dẫn cô theo học hỏi các kiến thức về bố cục phong thủy trên thực tế.
Phong thủy, vốn là một thuật học về hình dáng đất đai, nhà cửa, là một cách khảo sát, đánh giá địa lý thực địa và còn có tên gọi khác là Địa Tướng, thời xưa gọi là Kham Dư Thuật. Tương truyền, sư tổ của thuật phong thủy là Cửu Thiên Huyền Nữ, đến thời Chiến Quốc, thuật phong thủy bắt đầu được hoàn thiện hơn. Thuật phong thủy là một huyền thuật có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Cách gọi Thanh Điểu, Thanh Nang cũng là một cách gọi khác của phong thủy, còn Kham Dư là cách gọi mang tính học thuật của nó.
Cách gọi phong thủy xuất phát từ cách gọi của Quách Phác thời Tấn trong đoạn văn sau: “Khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ. Cổ nhân tụ chi sứ bất tán, hành chi sứ hữu chỉ, cố vị chi phong thủy.”
Phong thủy chủ yếu chia thành hai loại là phong thủy dương và phong thủy âm.
Phong thủy dương là phong thủy dùng để chọn đất đai, nhà cửa để ở hay văn phòng làm việc cho người sống. Ngoài nhà cửa ra, còn phải chú ý đến những thứ xung quanh hoặc bày trí trong nhà như đường xá, nước thải, vị trí cửa, trục chính trong nhà, vị trí gian thờ, vị trí đặt Ông Táo, vị trí chỗ ngồi làm việc… khái quát hơn thì phong thủy dương là để chỉ cách xem xét, bày trí các phòng ốc, vật dụng, hoàn cảnh môi trường xung quanh của các tòa nhà ba tầng trở lên. Đương nhiên, cũng sẽ có các trường hợp ngoại lệ vì nguyên nhân địa lý đặc thù nào đó, trong đó bao gồm cả các nguyên nhân liên quan đến các nguyên lý phong thủy cao thâm của phong thủy âm. Phong thủy dương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thành, bại của tất cả những người trong nhà.
Phong thủy âm là phong thủy dùng để chọn nơi chôn cất cho người chết, bao gồm hướng núi, hướng nước, huyệt vị, độ chôn nông hay sâu, ngoài ra còn phải chú trọng việc chọn ngày, giờ chôn cất sao cho hợp tuổi với người sống lẫn người chết cũng như tất cả các nhân tố liên quan đến vị trí huyệt mộ như tinh tú, núi non… “Táng Kinh” có nói rằng, họa phúc của con cháu đời sau hoàn toàn quyết định ở nơi chôn cất của các thế hệ trước. Những nơi chôn cất tốt có thể giúp cho người chết được thanh thản, người sống thì giàu sang phú quý. Nói đơn giản hơn thì nơi an táng của người chết có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người sống. Các bậc tiền nhân và con cháu đời sau là cùng một khí, cùng khí ắt có tương cảm. Xương cốt cần phải sinh khí thì người còn sống mới được hưởng phúc.
Tồn tại tức là hợp lý. Phong thủy học có ảnh hưởng cả ngàn năm đến đời sống của người dân Trung Hoa, thậm chí cho đến nay, phong thủy vẫn luôn được người người tin tưởng. Điều này cho thấy phong thủy không phải là một dạng mê tín của thời phong kiến. Ngoài ra, từ góc độ khoa học mà nói thì phong thủy chính là một loại khoa học về từ trường của trái đất, có ảnh hưởng rất lớn đến sự may mắn của con người.
Ngọc Thanh đạo trưởng dẫn Dương Tử Mi đến trước một ngôi mộ mới xây.
Vừa nhìn thấy ngôi mộ này, mắt Dương Tử Mi nhíu nhíu lại.
Cô biết, ngôi mộ này chính là ngôi mộ an táng ông bà của tên trưởng thôn Dương Đức Minh độc ác kia.
- Đệ tử à, con nhìn chỗ này đi.
Ngọc Thanh đạo trưởng đứng trước mộ rồi nhìn quanh nói:
- Nơi này thế núi hanh thông, sáng sủa, không khí, gió và mạch nước cũng đủ đầy, quả là một nơi có phong thủy âm rất tốt, thế nên con cháu của họ nhất định sẽ được giàu sang, phú quý.
Dương Tử Mi liền nghĩ ngay đến bốn anh em nhà trưởng thôn kia.
Anh trai cả của trưởng thôn là Dương Đức Kiệt, hiện đang là bí thư thành ủy thành phố A, anh ba Dương Đức Chí là phó chủ nhiệm tỉnh ủy, anh tư Dương Đức Khánh là doanh nghiệp có tiếng ở thành phố A, có khối tài sản thuộc hàng triệu phú, còn Dương Đức Minh vì vụ cải cách văn hóa kia nên không được đi học đến nơi đến chốn thế nên thanh thế cũng không hiển hách như các anh mình. Nhưng nhờ quan hệ của các anh nên một người tính tình độc ác, nham hiểm như ông ấy cũng trở thành trưởng thôn của Dương Gia thôn.
Mấy ngày này, Dương Tử Mi vừa học thuộc “Thuật Tàng” vừa theo sư phụ học Đạo Học Thuật, ngày nào cũng bận rộn với việc học hành và đọc sách nên cô cảm thấy thời gian trôi rất nhanh, mới đó mà đã nửa năm rồi. Trong nửa năm này, cô đã nắm vững được rất nhiều lý luận, kiến thức về thiên văn, lịch pháp, số học, chiêm tinh, lục nhâm, thái ất, kỳ môn, chiêm hầu, bốc thệ, mệnh lý, tướng pháp, phong thủy, phù chú, chọn ngày, xem bói, thuật dưỡng sinh, thuật phòng trung, tạp thuật… chỉ là cô vẫn chưa thực hành qua thôi.
Lúc này, Ngọc Thanh đạo trưởng cũng quyết định dẫn cô theo học hỏi các kiến thức về bố cục phong thủy trên thực tế.
Phong thủy, vốn là một thuật học về hình dáng đất đai, nhà cửa, là một cách khảo sát, đánh giá địa lý thực địa và còn có tên gọi khác là Địa Tướng, thời xưa gọi là Kham Dư Thuật. Tương truyền, sư tổ của thuật phong thủy là Cửu Thiên Huyền Nữ, đến thời Chiến Quốc, thuật phong thủy bắt đầu được hoàn thiện hơn. Thuật phong thủy là một huyền thuật có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Cách gọi Thanh Điểu, Thanh Nang cũng là một cách gọi khác của phong thủy, còn Kham Dư là cách gọi mang tính học thuật của nó.
Cách gọi phong thủy xuất phát từ cách gọi của Quách Phác thời Tấn trong đoạn văn sau: “Khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ. Cổ nhân tụ chi sứ bất tán, hành chi sứ hữu chỉ, cố vị chi phong thủy.”
Phong thủy chủ yếu chia thành hai loại là phong thủy dương và phong thủy âm.
Phong thủy dương là phong thủy dùng để chọn đất đai, nhà cửa để ở hay văn phòng làm việc cho người sống. Ngoài nhà cửa ra, còn phải chú ý đến những thứ xung quanh hoặc bày trí trong nhà như đường xá, nước thải, vị trí cửa, trục chính trong nhà, vị trí gian thờ, vị trí đặt Ông Táo, vị trí chỗ ngồi làm việc… khái quát hơn thì phong thủy dương là để chỉ cách xem xét, bày trí các phòng ốc, vật dụng, hoàn cảnh môi trường xung quanh của các tòa nhà ba tầng trở lên. Đương nhiên, cũng sẽ có các trường hợp ngoại lệ vì nguyên nhân địa lý đặc thù nào đó, trong đó bao gồm cả các nguyên nhân liên quan đến các nguyên lý phong thủy cao thâm của phong thủy âm. Phong thủy dương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thành, bại của tất cả những người trong nhà.
Phong thủy âm là phong thủy dùng để chọn nơi chôn cất cho người chết, bao gồm hướng núi, hướng nước, huyệt vị, độ chôn nông hay sâu, ngoài ra còn phải chú trọng việc chọn ngày, giờ chôn cất sao cho hợp tuổi với người sống lẫn người chết cũng như tất cả các nhân tố liên quan đến vị trí huyệt mộ như tinh tú, núi non… “Táng Kinh” có nói rằng, họa phúc của con cháu đời sau hoàn toàn quyết định ở nơi chôn cất của các thế hệ trước. Những nơi chôn cất tốt có thể giúp cho người chết được thanh thản, người sống thì giàu sang phú quý. Nói đơn giản hơn thì nơi an táng của người chết có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người sống. Các bậc tiền nhân và con cháu đời sau là cùng một khí, cùng khí ắt có tương cảm. Xương cốt cần phải sinh khí thì người còn sống mới được hưởng phúc.
Tồn tại tức là hợp lý. Phong thủy học có ảnh hưởng cả ngàn năm đến đời sống của người dân Trung Hoa, thậm chí cho đến nay, phong thủy vẫn luôn được người người tin tưởng. Điều này cho thấy phong thủy không phải là một dạng mê tín của thời phong kiến. Ngoài ra, từ góc độ khoa học mà nói thì phong thủy chính là một loại khoa học về từ trường của trái đất, có ảnh hưởng rất lớn đến sự may mắn của con người.
Ngọc Thanh đạo trưởng dẫn Dương Tử Mi đến trước một ngôi mộ mới xây.
Vừa nhìn thấy ngôi mộ này, mắt Dương Tử Mi nhíu nhíu lại.
Cô biết, ngôi mộ này chính là ngôi mộ an táng ông bà của tên trưởng thôn Dương Đức Minh độc ác kia.
- Đệ tử à, con nhìn chỗ này đi.
Ngọc Thanh đạo trưởng đứng trước mộ rồi nhìn quanh nói:
- Nơi này thế núi hanh thông, sáng sủa, không khí, gió và mạch nước cũng đủ đầy, quả là một nơi có phong thủy âm rất tốt, thế nên con cháu của họ nhất định sẽ được giàu sang, phú quý.
Dương Tử Mi liền nghĩ ngay đến bốn anh em nhà trưởng thôn kia.
Anh trai cả của trưởng thôn là Dương Đức Kiệt, hiện đang là bí thư thành ủy thành phố A, anh ba Dương Đức Chí là phó chủ nhiệm tỉnh ủy, anh tư Dương Đức Khánh là doanh nghiệp có tiếng ở thành phố A, có khối tài sản thuộc hàng triệu phú, còn Dương Đức Minh vì vụ cải cách văn hóa kia nên không được đi học đến nơi đến chốn thế nên thanh thế cũng không hiển hách như các anh mình. Nhưng nhờ quan hệ của các anh nên một người tính tình độc ác, nham hiểm như ông ấy cũng trở thành trưởng thôn của Dương Gia thôn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook