Đế Phi Khuynh Thiên Hạ
-
Chương 10: Sóng ngầm khởi động [4]
Coi như là trải qua giả dối thâm độc trong hậu cung, ta rất muốn quay về phủ, chí ít nơi đó không có người muốn mưu hại ta, cũng không cần phải tính toán phỏng đoán.
Những ngày sau này cũng thanh thản dễ chịu.
Ta ở trong cung ngây ngô 7 ngày thì lên xe quay về nhà.
“Nhiễm Nhi, nếu rảnh lại đến nha!” Cô cô cầm tay ta nói. Tuy ta ngoài miệng đáp ứng, nhưng thật lòng không muốn kinh tâm động phách thêm một lần nữa.
“Tỷ tỷ, không thể ở thêm vài ngày nữa sao?”
“Không được, lần khác tỷ lại vào.” Ta kiên quyết từ chối.
“Đem mọi thứ lên xe nhé!”
“Được, con nhất định truyền đạt ý tốt của nương nương đến cho cha và nương.” Đồ cô cô bảo ta mang về cho cha và nương chất đầy nửa chiếc xe ngựa, trong đó nào là nhân sâm của Trường Bạch sơn, Thiên Sơn tuyết liên…
Lại dặn dò thêm vài câu rồi ta lên xe quay về.
Về tới phủ cũng đã chạng vạng tối, cha nương đứng ngoài cửa phủ chờ ta. Vừa xuống xe ta đã sà vào lòng nương, nương vuốt đầu của ta nói chắc do ta quá nhớ nhà, chưa từng rời khỏi nhà đi đâu lâu như vậy. Mà trong lòng ta rõ ràng còn có một nguyên nhân lớn hơn chính là lời “đe dọa” của Tư chiêu nghi kia.
Sau này ta lại ra vào cung thêm 2 lần nữa, nhưng so với lần đó thong thả hơn nhiều, chí ít Tư chiêu nghi kia không đến làm phiền ta.
Năm ta 13 tuổi, tiên sinh đi thi cao trung, vào triều làm quan, hai năm giao tình không tính là cạn, bình thường tiên sinh vẫn hay đến quý phủ ngồi chơi, uống chút trà. Có lúc còn ra vài đề khảo nghiệm ta.
“Tiên sinh đã vào triều làm quan rồi sao lại còn bất cẩn như vậy?” Ta nhặt túi tiền tiên sinh làm rơi trên đất lên đưa lại cho tiên sinh.
Tiên sinh sờ sờ bên hông, cười nói: “Sao lại rớt nhỉ?” Sau đó lúng túng cười cười.
Tâm tình ta lúc này rất vui vẻ, bởi vì ta nhìn thấy tiên sinh vẫn chưa đổi túi tiền mới.
Cái túi tiền kia là ta đặc biệt thêu cho tiên sinh, hình thêu bên trên rất đơn giản, chỉ là những vệt hoa văn nước màu xanh, bên trên mặt nước có mấy cây sậy non.
Lúc đầu, tiên sinh hỏi ta, vì sao lại tốn thời gian thêu cái này tặng tiên sinh, ta chỉ cười nói: “Vì nhìn như vậy rất mát mẻ.” Kỳ thực nguyên nhân chân chính là:
Lau lách xanh tươi và rậm rạp,
Móc làm sương phủ khắp mọi nơi.
Người mà đang nói hiện thời,
Ở vùng nước biếc cách vời một phương.(*)
(*)蒹葭 1
蒹葭蒼蒼,
白露為霜。
所謂伊人,
在水一方。
溯洄從之,
道阻且長;
溯游從之,
宛在水中央。
Kiêm Gia 1
Kiêm gia thương thương,
Bạch lộ vi sương.
Sở vị y nhân,
Tại thuỷ nhất phương.
Tố hồi tùng chi,
Đạo trở thả trường,
Tố du tùng chi,
Uyển tại thuỷ trung ương.
Dịch nghĩa
Lau lách rườm rà xanh tốt,
Móc trắng làm sương,
Người mà mình nói đến
Thì ở về một phương nào của vùng nước mênh mông.
Đi ngược dòng mà theo cùng,
Đường đi hiểm trở, lại xa dài.
Đi xuôi dòng mà theo cùng.
Thì thấy nghiễm nhiên ở giữa vùng nước mênh mông ấy (mà không thể đến gần được).
Ta mong tiên sinh có thể phát hiện bí mật phía sau hình thêu kia, lại sợ tiên sinh vô tâm. Khi thêu, nhớ đến hình ảnh lúc tiên sinh dạy ‘Kinh Thi. Kiêm gia’ cho ta khi còn bé, bất giác nở nụ cười, nếu sau này có một ngày được ở cạnh tiên sinh, ta rất muốn nói cho tiên sinh biết, khi đó là ta cố ý hỏi như vậy, còn muốn nói cho tiên sinh biết lúc ấy tiên sinh đã xấu xí ra sao.
Đúng vậy, chính xác là ta yêu thích tiên sinh. Ta ngưỡng mộ tài văn chương của hắn, khí phách của hắn, tuấn lãng của hắn. Ta đang mong đợi có một ngày hắn sẽ đến cửa cầu hôn ta. Ta muốn hắn biết ta có ý định với hắn, trong lúc cùng tiên sinh nói chuyện phiếm, cuối cùng ta cũng làm bộ vô tình nói: “Thanh sầu quân chẳng biết.” Nhưng lại không thấy hắn có phản ứng gì, chỉ cười nói: “Lớn rồi mà cứ như hồi bé, chẳng mong ngươi ngâm bài thơ nào ra hồn.” Chẳng lẽ hắn vô tình không hiểu lòng ta? Cũng không hiểu có phải là hắn cố ý tránh né hay không? Nhưng mỗi khi nghe hắn nói như vậy, càng khiến trái tim ta lạnh giá.
Trước đó vài ngày, cha hỏi chuyện chung thân của hắn, nghĩ nay hắn đã 23 tuổi rồi mà vẫn chưa có thê thất. Thế nhưng hắn vẫn thuận theo ý của cha. Khi biết được tin tức này, ta đánh rơi cả thìa trên tay.
Ta rất muốn đi hỏi hắn xem có thật hắn vô tình vô nghĩa với ta, hay trước nay chỉ mình ta tự đa tình. Nhưng lại sợ nếu hắn thật sự vô tình thì sao ta chịu nổi. Do dự suốt cả đêm vẫn không nghĩ ra cách nào vẹn cả đôi đường.
Những ngày sau này cũng thanh thản dễ chịu.
Ta ở trong cung ngây ngô 7 ngày thì lên xe quay về nhà.
“Nhiễm Nhi, nếu rảnh lại đến nha!” Cô cô cầm tay ta nói. Tuy ta ngoài miệng đáp ứng, nhưng thật lòng không muốn kinh tâm động phách thêm một lần nữa.
“Tỷ tỷ, không thể ở thêm vài ngày nữa sao?”
“Không được, lần khác tỷ lại vào.” Ta kiên quyết từ chối.
“Đem mọi thứ lên xe nhé!”
“Được, con nhất định truyền đạt ý tốt của nương nương đến cho cha và nương.” Đồ cô cô bảo ta mang về cho cha và nương chất đầy nửa chiếc xe ngựa, trong đó nào là nhân sâm của Trường Bạch sơn, Thiên Sơn tuyết liên…
Lại dặn dò thêm vài câu rồi ta lên xe quay về.
Về tới phủ cũng đã chạng vạng tối, cha nương đứng ngoài cửa phủ chờ ta. Vừa xuống xe ta đã sà vào lòng nương, nương vuốt đầu của ta nói chắc do ta quá nhớ nhà, chưa từng rời khỏi nhà đi đâu lâu như vậy. Mà trong lòng ta rõ ràng còn có một nguyên nhân lớn hơn chính là lời “đe dọa” của Tư chiêu nghi kia.
Sau này ta lại ra vào cung thêm 2 lần nữa, nhưng so với lần đó thong thả hơn nhiều, chí ít Tư chiêu nghi kia không đến làm phiền ta.
Năm ta 13 tuổi, tiên sinh đi thi cao trung, vào triều làm quan, hai năm giao tình không tính là cạn, bình thường tiên sinh vẫn hay đến quý phủ ngồi chơi, uống chút trà. Có lúc còn ra vài đề khảo nghiệm ta.
“Tiên sinh đã vào triều làm quan rồi sao lại còn bất cẩn như vậy?” Ta nhặt túi tiền tiên sinh làm rơi trên đất lên đưa lại cho tiên sinh.
Tiên sinh sờ sờ bên hông, cười nói: “Sao lại rớt nhỉ?” Sau đó lúng túng cười cười.
Tâm tình ta lúc này rất vui vẻ, bởi vì ta nhìn thấy tiên sinh vẫn chưa đổi túi tiền mới.
Cái túi tiền kia là ta đặc biệt thêu cho tiên sinh, hình thêu bên trên rất đơn giản, chỉ là những vệt hoa văn nước màu xanh, bên trên mặt nước có mấy cây sậy non.
Lúc đầu, tiên sinh hỏi ta, vì sao lại tốn thời gian thêu cái này tặng tiên sinh, ta chỉ cười nói: “Vì nhìn như vậy rất mát mẻ.” Kỳ thực nguyên nhân chân chính là:
Lau lách xanh tươi và rậm rạp,
Móc làm sương phủ khắp mọi nơi.
Người mà đang nói hiện thời,
Ở vùng nước biếc cách vời một phương.(*)
(*)蒹葭 1
蒹葭蒼蒼,
白露為霜。
所謂伊人,
在水一方。
溯洄從之,
道阻且長;
溯游從之,
宛在水中央。
Kiêm Gia 1
Kiêm gia thương thương,
Bạch lộ vi sương.
Sở vị y nhân,
Tại thuỷ nhất phương.
Tố hồi tùng chi,
Đạo trở thả trường,
Tố du tùng chi,
Uyển tại thuỷ trung ương.
Dịch nghĩa
Lau lách rườm rà xanh tốt,
Móc trắng làm sương,
Người mà mình nói đến
Thì ở về một phương nào của vùng nước mênh mông.
Đi ngược dòng mà theo cùng,
Đường đi hiểm trở, lại xa dài.
Đi xuôi dòng mà theo cùng.
Thì thấy nghiễm nhiên ở giữa vùng nước mênh mông ấy (mà không thể đến gần được).
Ta mong tiên sinh có thể phát hiện bí mật phía sau hình thêu kia, lại sợ tiên sinh vô tâm. Khi thêu, nhớ đến hình ảnh lúc tiên sinh dạy ‘Kinh Thi. Kiêm gia’ cho ta khi còn bé, bất giác nở nụ cười, nếu sau này có một ngày được ở cạnh tiên sinh, ta rất muốn nói cho tiên sinh biết, khi đó là ta cố ý hỏi như vậy, còn muốn nói cho tiên sinh biết lúc ấy tiên sinh đã xấu xí ra sao.
Đúng vậy, chính xác là ta yêu thích tiên sinh. Ta ngưỡng mộ tài văn chương của hắn, khí phách của hắn, tuấn lãng của hắn. Ta đang mong đợi có một ngày hắn sẽ đến cửa cầu hôn ta. Ta muốn hắn biết ta có ý định với hắn, trong lúc cùng tiên sinh nói chuyện phiếm, cuối cùng ta cũng làm bộ vô tình nói: “Thanh sầu quân chẳng biết.” Nhưng lại không thấy hắn có phản ứng gì, chỉ cười nói: “Lớn rồi mà cứ như hồi bé, chẳng mong ngươi ngâm bài thơ nào ra hồn.” Chẳng lẽ hắn vô tình không hiểu lòng ta? Cũng không hiểu có phải là hắn cố ý tránh né hay không? Nhưng mỗi khi nghe hắn nói như vậy, càng khiến trái tim ta lạnh giá.
Trước đó vài ngày, cha hỏi chuyện chung thân của hắn, nghĩ nay hắn đã 23 tuổi rồi mà vẫn chưa có thê thất. Thế nhưng hắn vẫn thuận theo ý của cha. Khi biết được tin tức này, ta đánh rơi cả thìa trên tay.
Ta rất muốn đi hỏi hắn xem có thật hắn vô tình vô nghĩa với ta, hay trước nay chỉ mình ta tự đa tình. Nhưng lại sợ nếu hắn thật sự vô tình thì sao ta chịu nổi. Do dự suốt cả đêm vẫn không nghĩ ra cách nào vẹn cả đôi đường.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook