Đế Mộng
-
Chương 44: Sự tích Hồ Tây
Đế Mộng
Chương 44
Sự tích Hồ Tây
Chuyện Lộc Tùng "tổ tiên nhập" phán một câu xanh rờn về đất thiêng Đại La rồi tiếp tục nằm im như thóc làm đám ngư dân kinh hồn vãi chưởng. Mọi người chưa kịp hoàn hồn thì có một tiếng "oanh" từ dưới đầm vang lên, một vị tiên có cốt linh rùa bước lên bờ bảo mọi người tránh ra:
"Ta là Kim Quy lão tiên (lúc này Kim Quy mới đạt tu vi cấp tiên, 200 năm sau mới lên cấp Á Thần), đại thiếu gia sẽ thăng thần tịch diệt nếu các người mang cậu ấy đi đến Tàng Kinh. Ta sẽ cho cậu ấy mượn tạm linh đan để cầm cự trên đường tới đó"
Dứt lời Kim Quy vận linh lực ói ra linh đan của mình và đặt vào Hồn Môn của Lộc Tùng
Nhờ vậy mà đại thiếu gia họ Lộc vẫn còn hy vọng sống sót
Kiệu khiêng Lộc Tùng rời đi chừng ba dặm thì gặp ngay Lộc Tục cùng tùy thuộc đang lùng sục khắp nơi để tìm thi thể sư huynh. Mọi người vội trao Lộc Tùng lại cho tiểu thiếu gia rồi nhắc lại chuyện gặp Kim Quy và lời nó nói "sảng" khi Lộc Tùng hồi dương. Lộc Tục bèn lấy linh đan của mình thay thế, rồi hối thúc tùy tùng mang đại thiếu gia về Tàng Kinh gấp, còn mình trực tiếp mang linh đan trả lại cho lão tiên Kim Quy.
Khi hoạn nạn mới hay nhân tình thế thái, Lộc Tục cám cảnh Kim Quy đã hết lòng vì gia tộc Lộc thị nên liền xuất tặng Kim Quy một thanh gươm. Tục còn dặn dò:
"Gươm này có linh khí của loài long, bên trong chuôi là bí thư tuyệt học được viết bằng chữ viết Thiên giới. Nó giúp nhà ngươi tu luyện nhanh tinh tấn, sau này nếu có đắc đạo hãy nhớ tìm người mà truyền thừa lại, kẻo uổng phí linh nguyên và công phu của trời đất."
Kim Quy bái tạ rồi cầm gươm báu rời khỏi đầm đi đâu không ai biết.
[ do Kim Quy rời khỏi đầm, ít lâu sau có một con hồ ly chín đuôi từ phương bắc chui vào sinh sống, càng về sau nó càng bá đạo, quấy nhiễu dân lành. Lạc Long Quân (con trai Lộc Tục) phải bơm nước vô đầm tiêu diệt. Cái đầm từ đó thành một cái hồ rộng có tên hồ Xác Cáo (Hồ Tây bây giờ)]
Ta có thể thấy, khi thấy Lộc Tùng bị nạn. Lộc Tục đã nhìn xa trông rộng, đi rải bảo pháp khắp nơi ở Xích Quả để đời sau con cháu có chuyện lấy ra mà xài. Ông không cất giữ bên mình vì như vậy sẽ dễ tạo tâm lý chủ quan cho những người kế nhiệm.(18 đời sau toàn là dân phá gia chi tử)
Để đọc giả khỏi phải lăn tăn tác tôi xin nói đôi dòng về vị trí địa lý thành Đại La.
Nó không phải là thành Thăng Long như mọi người lầm tưởng. Thành Đại La tọa lạc ở phía bắc núi Ba Vì hiện nay. Lúc này vị trí thành Thăng Long chỉ là một bãi lau sậy ngút ngàn, quanh năm bao phủ bởi sương mù lam chướng.
Thi thể Lộc Tùng về tới lầuTàng Kinh trong sự cuồng nộ vô song của Lộc Đà. Nhưng khi đám sai nha bẩm báo: đại thiếu gia vẫn còn ngậm linh đan của Lộc Tục thì Lộc Đà mới hết cả hồn la lên:
"Gọi nó về đây gấp, nó muốn chết hay sao mà bỏ linh đan ra ngoài rồi đi lanh hoanh như một tên phàm nhân tìm giếng nước"
Thánh thần mà bỏ linh đan ngoài thì linh lực mất 90%, tạm thời trở thành phàm nhân. Nếu chẳng may đụng độ ác thú hay yêu ma thì sẽ ra bã đậu ngay tức khắc
Cũng may là Lộc Tục vừa về đến, trên người không mất cọng lông nào. Sự nháo nhào băm bổ lúc đầu của Lộc Đà từ từ lắng xuống. Ông vội ói linh đan quý giá ra để hộ thể cho đứa cháu đích tôn, mồm thì rủa xả không ngớt lời về ông sui mất nết Bàng Cổ Lệnh sư
Giờ thì lão tổ Minh Hư trở thành một lão già quản gia tầm thường, không có linh đan thì không có chuyện "chơi khô máu" với đám con cháu đầu gấu giang hồ và tay sui gia xỏ lá. Chuyện trả thù được đỗ sang cho hậu tổ Lạc Yên Tử Sùng Khanh. Sùng Khanh cứ chần chờ không dám động binh, anh có ý chờ Thánh Mẫu La Sát quay về.(sợ vợ là bản chất "tốt" của đàn ông Bách Việt, vợ mình thì mình sợ, có sợ vợ người ta đâu mà lo bà con nhỉ)
Tức khí lão tổ đi kích động Lộc Tục xuất quân. Nhưng khi nghe những lời Tục phân tích Lộc Đà liền buông xuôi. Tục tuy trẻ tuổi nhưng khá là chính chắn và cẩn trọng:
"Ngoại tổ từ ngoài xa về làm kinh động gia môn ắt không phải là một kế hoạch sơ sài ngẫu hứng. Chuyện người phế tận chi giao, tuyệt ân phụ tử sát hại đại thiếu gia chắc chắn có siêu cường giả ngoài Thiên giới chống lưng hòng soán đoạt Xích Quả châu và Địa cầu. Ta ở ngoài sáng, giặc núp trong tối, nóng vội ra quân là sẽ sa ngay vào bẫy hung thần. Mong tổ phụ gia gia suy nghĩ cho tận, há để cơ nghiệp vừa hưng lại tan theo gió thoảng"
Lão tổ mắt sáng như sao khi nghe hết những lời Lộc Tục thốt ra. Ông nghĩ trong cuộc đời ông có quá nhiều may mắn. Mà phần thưởng cuối đời chính là đứa cháu Lộc Tục. Mẫn tiệp và uy vũ lủ khủ những thứ tốt tươi đều đổ dồn về thằng ku này. Ta còn lăn tăn chi nữa chuyện truyền thụ hết những gì tinh túy nhất cho nó chứ
Rốt cuộc không có sự thần kỳ gì ở đây cả. Chỉ có cái đức của họ Lộc thị chưa tận, nên Kim Quy mới ra tay rồi mới sinh chuyện duy trì mạng sống của Lộc Tùng. Cuối cùng cơn "khùng" của Lộc Đà cũng đi qua và Bàng Cổ Lệnh sư vẫn ngồi vuốt râu chờ sung rụng
Chương 44
Sự tích Hồ Tây
Chuyện Lộc Tùng "tổ tiên nhập" phán một câu xanh rờn về đất thiêng Đại La rồi tiếp tục nằm im như thóc làm đám ngư dân kinh hồn vãi chưởng. Mọi người chưa kịp hoàn hồn thì có một tiếng "oanh" từ dưới đầm vang lên, một vị tiên có cốt linh rùa bước lên bờ bảo mọi người tránh ra:
"Ta là Kim Quy lão tiên (lúc này Kim Quy mới đạt tu vi cấp tiên, 200 năm sau mới lên cấp Á Thần), đại thiếu gia sẽ thăng thần tịch diệt nếu các người mang cậu ấy đi đến Tàng Kinh. Ta sẽ cho cậu ấy mượn tạm linh đan để cầm cự trên đường tới đó"
Dứt lời Kim Quy vận linh lực ói ra linh đan của mình và đặt vào Hồn Môn của Lộc Tùng
Nhờ vậy mà đại thiếu gia họ Lộc vẫn còn hy vọng sống sót
Kiệu khiêng Lộc Tùng rời đi chừng ba dặm thì gặp ngay Lộc Tục cùng tùy thuộc đang lùng sục khắp nơi để tìm thi thể sư huynh. Mọi người vội trao Lộc Tùng lại cho tiểu thiếu gia rồi nhắc lại chuyện gặp Kim Quy và lời nó nói "sảng" khi Lộc Tùng hồi dương. Lộc Tục bèn lấy linh đan của mình thay thế, rồi hối thúc tùy tùng mang đại thiếu gia về Tàng Kinh gấp, còn mình trực tiếp mang linh đan trả lại cho lão tiên Kim Quy.
Khi hoạn nạn mới hay nhân tình thế thái, Lộc Tục cám cảnh Kim Quy đã hết lòng vì gia tộc Lộc thị nên liền xuất tặng Kim Quy một thanh gươm. Tục còn dặn dò:
"Gươm này có linh khí của loài long, bên trong chuôi là bí thư tuyệt học được viết bằng chữ viết Thiên giới. Nó giúp nhà ngươi tu luyện nhanh tinh tấn, sau này nếu có đắc đạo hãy nhớ tìm người mà truyền thừa lại, kẻo uổng phí linh nguyên và công phu của trời đất."
Kim Quy bái tạ rồi cầm gươm báu rời khỏi đầm đi đâu không ai biết.
[ do Kim Quy rời khỏi đầm, ít lâu sau có một con hồ ly chín đuôi từ phương bắc chui vào sinh sống, càng về sau nó càng bá đạo, quấy nhiễu dân lành. Lạc Long Quân (con trai Lộc Tục) phải bơm nước vô đầm tiêu diệt. Cái đầm từ đó thành một cái hồ rộng có tên hồ Xác Cáo (Hồ Tây bây giờ)]
Ta có thể thấy, khi thấy Lộc Tùng bị nạn. Lộc Tục đã nhìn xa trông rộng, đi rải bảo pháp khắp nơi ở Xích Quả để đời sau con cháu có chuyện lấy ra mà xài. Ông không cất giữ bên mình vì như vậy sẽ dễ tạo tâm lý chủ quan cho những người kế nhiệm.(18 đời sau toàn là dân phá gia chi tử)
Để đọc giả khỏi phải lăn tăn tác tôi xin nói đôi dòng về vị trí địa lý thành Đại La.
Nó không phải là thành Thăng Long như mọi người lầm tưởng. Thành Đại La tọa lạc ở phía bắc núi Ba Vì hiện nay. Lúc này vị trí thành Thăng Long chỉ là một bãi lau sậy ngút ngàn, quanh năm bao phủ bởi sương mù lam chướng.
Thi thể Lộc Tùng về tới lầuTàng Kinh trong sự cuồng nộ vô song của Lộc Đà. Nhưng khi đám sai nha bẩm báo: đại thiếu gia vẫn còn ngậm linh đan của Lộc Tục thì Lộc Đà mới hết cả hồn la lên:
"Gọi nó về đây gấp, nó muốn chết hay sao mà bỏ linh đan ra ngoài rồi đi lanh hoanh như một tên phàm nhân tìm giếng nước"
Thánh thần mà bỏ linh đan ngoài thì linh lực mất 90%, tạm thời trở thành phàm nhân. Nếu chẳng may đụng độ ác thú hay yêu ma thì sẽ ra bã đậu ngay tức khắc
Cũng may là Lộc Tục vừa về đến, trên người không mất cọng lông nào. Sự nháo nhào băm bổ lúc đầu của Lộc Đà từ từ lắng xuống. Ông vội ói linh đan quý giá ra để hộ thể cho đứa cháu đích tôn, mồm thì rủa xả không ngớt lời về ông sui mất nết Bàng Cổ Lệnh sư
Giờ thì lão tổ Minh Hư trở thành một lão già quản gia tầm thường, không có linh đan thì không có chuyện "chơi khô máu" với đám con cháu đầu gấu giang hồ và tay sui gia xỏ lá. Chuyện trả thù được đỗ sang cho hậu tổ Lạc Yên Tử Sùng Khanh. Sùng Khanh cứ chần chờ không dám động binh, anh có ý chờ Thánh Mẫu La Sát quay về.(sợ vợ là bản chất "tốt" của đàn ông Bách Việt, vợ mình thì mình sợ, có sợ vợ người ta đâu mà lo bà con nhỉ)
Tức khí lão tổ đi kích động Lộc Tục xuất quân. Nhưng khi nghe những lời Tục phân tích Lộc Đà liền buông xuôi. Tục tuy trẻ tuổi nhưng khá là chính chắn và cẩn trọng:
"Ngoại tổ từ ngoài xa về làm kinh động gia môn ắt không phải là một kế hoạch sơ sài ngẫu hứng. Chuyện người phế tận chi giao, tuyệt ân phụ tử sát hại đại thiếu gia chắc chắn có siêu cường giả ngoài Thiên giới chống lưng hòng soán đoạt Xích Quả châu và Địa cầu. Ta ở ngoài sáng, giặc núp trong tối, nóng vội ra quân là sẽ sa ngay vào bẫy hung thần. Mong tổ phụ gia gia suy nghĩ cho tận, há để cơ nghiệp vừa hưng lại tan theo gió thoảng"
Lão tổ mắt sáng như sao khi nghe hết những lời Lộc Tục thốt ra. Ông nghĩ trong cuộc đời ông có quá nhiều may mắn. Mà phần thưởng cuối đời chính là đứa cháu Lộc Tục. Mẫn tiệp và uy vũ lủ khủ những thứ tốt tươi đều đổ dồn về thằng ku này. Ta còn lăn tăn chi nữa chuyện truyền thụ hết những gì tinh túy nhất cho nó chứ
Rốt cuộc không có sự thần kỳ gì ở đây cả. Chỉ có cái đức của họ Lộc thị chưa tận, nên Kim Quy mới ra tay rồi mới sinh chuyện duy trì mạng sống của Lộc Tùng. Cuối cùng cơn "khùng" của Lộc Đà cũng đi qua và Bàng Cổ Lệnh sư vẫn ngồi vuốt râu chờ sung rụng
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook