Đệ Đệ
-
Quyển 2 - Chương 13
Hoàng tử thân yêu ơi, tôi phải rời anh thôi, nhưng tôi sẽ nhớ anh lắm đấy và mùa xuân tới tôi sẽ mang về cho anh 2 viên kim cương đẹp mà anh đã cho đi. Ruby sẽ đỏ hơn cả một đóa hồng nhung còn viên sapphire sẽ xanh như đại dương gợn sóng.
—— Hoàng tử vui vẻ
1989
“Xin chào quý vị khán giả, hôm nay là thứ sáu ngày 19 tháng 5 năm 1989, nhằm ngày 15 tháng 4 âm lịch, hoan nghênh mọi người xem chương trình thời sự. Nội dung chính hôm nay có: Tổng bí thư Triệu Tử Dương phát biểu bài nói chuyện quan trọng tai quảng trường Thiên An Môn, hô hào các sinh viên du hành đình chỉ tuyệt thực; Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev kết thúc chuyến viếng thăm tốt đẹp tại Hoa quốc, tối hôm qua đã ngồi chuyên cơ rời khỏi Bắc Kinh… rẹt rẹt… Tiếp theo mời xem… rẹt rẹt…”
Hứa Bình dùng bàn tay ướt vỗ vỗ cái TV màu 19 inch trong phòng khách, tín hiệu đứt đoạn, cậu kéo hai cây anten phía trên đầu TV xoay về các hướng suốt nửa ngày, màn ảnh vẫn là một mảnh nhiễu hột.
“TV sao lại bỗng nhiên hỏng rồi?” Cậu tự lẩm bẩm.
Nồi áp suất trong phòng bếp truyền đến thanh âm ‘xì xì’, Hứa Bình không để ý kiểm tra TV nữa, vội vàng chạy vào bếp.
Trong nồi áp suất đang hầm sườn heo khoai tây, chốt thông hơi không ngừng xoay tròn, hương vị thơm ngọt khiến bụng kêu vang phiêu đãng khắp nơi.
Hứa Bình hít sâu một hơi, đem nổi bắt khỏi bếp gas.
Cơm đã nấu chính, Hứa Bình lấy từ trong giỏ đi chợ ra một bó rau xanh, mở vòi nước rửa sạch, lại phi chút tỏi chuẩn bị xào. Lúc cho rau vào chảo có vài giọt nước trước nhỏ vào dầu sôi, phát ra thanh âm lách tách như phóng pháo.
“Tiểu Chính, ăn cơm!” Cậu vừa cho thức ăn ra đĩa vừa gọi to.
Mở nồi áp suất, hơi nước bên trong đập vào mặt, kính mắt bị ố đến mơ hồ, Hứa Bình lui về phía sau một bước va vào lồng ngực ấm áp suýt nữa ngã quỵ, bị người phía sau đỡ lấy.
Không cần quay đầu lại Hứa Bình cũng biết người kia là em trai, tuy rằng so với mình thì nhỏ hơn ba tuổi thế nhưng đã cao hơn cả một đoạn, đường nét gương mặt đối phương cũng không còn là trắng noãn khả ái như khi còn bé mà lại giống như cây non qua đợt trổ mầm, hiện tại dù còn chút non nớt nhưng đã mơ hồ thấy được phong thái sau này.
Hứa Chính đúng là con của cha mà.
Hứa Bình kéo vạt áo lau lau mắt kính, nói: “Sau này đừng lại không lên tiếng đứng sau lưng anh, đạp phải em thì làm sao đây?”
Hứa Chính chậm rãi nói: “Em có gọi, là anh hai không nghe.”
Hứa Bình đeo mắt kính lên sống mũi, dùng tay lau lau mồ hôi trên đầu: “Ăn cơm đi, hôm nay có sườn hầm khoai tây.”
Hai anh em ngồi xuống cái bàn tròn tại phòng khách, Hứa Bình gắp cho em trai một đũa thức ăn.
“… Các bạn vẫn còn trẻ, còn nhiều thời gian phía trước, các bạn phải sống khoẻ mạnh, và chứng kiến ngày khi Trung Quốc hoàn thành cuộc bốn hiện đại hóa. Các bạn không như chúng tôi, chúng tôi đã già, nó không còn quá quan trọng với chúng tôi nữa. Không dễ dàng để đất nước này và cha mẹ các bạn cung cấp phương tiện cho các bạn học tập ở các trường đại học. Hiện tại tất cả các bạn đều đang ở lứa tuổi 20, và muốn hy sinh cuộc sống một cách quá dễ dàng, các sinh viên, hôm nay tôi đến đây không phải để đối thoại, hôm nay tôi đến đây là khuyên các em phải lý trí suy nghĩ một chút…[1]” Trong TV một lão nhân mặc bộ áo Tôn Trung Sơn tay cầm loa đồng màu đỏ, giọng nói mang khẩu âm Hà Nam dầy đặc đang hướng về phía đám đông hô to.
Hứa Bình nâng đũa chuyên chú nghe lãnh đạo nói chuyện, có chút ngẩn ngơ, quay đầu hỏi em trai: “TV sao lại tốt rồi? Là em sửa?”
Hứa Chính vụng về dùng muỗng múc một miếng khoai tây cho vào miệng, bị câu hỏi này làm cho giật mình, khoai tây lần nữa rơi vào trong bát.
Hứa Bình cười nhẹ, vươn tay xoa xoa đầu em trai.
“Reng reng reng —— “
Hứa Bình buông đũa nhận điện thoại: “Alo?”
“Alo? Hứa Bình, cha đây.” Bên kia đầu dây truyền đến thanh âm quen thuộc.
Hứa Bình che ống nghe lại ra hiệu cho em trai đem thanh âm của TV chỉnh nhỏ một chút.
“Cha, cha quay phim thế nào?”
“Rất tốt, rất tốt. Cha còn đang ở Duyên An quay ngoại cảnh, hôm nay không có phần diễn nên cha xin đoàn phim đến bưu điện gọi điện thoại cho hai đứa. Trong nhà vẫn ổn hết chứ?”
“Dạ, đều rất tốt, bọn con đang ăn cơm chiều đây, sườn hầm khoai tây. Khi nào cha mới về?”
“Còn phải vài hôm nữa, quay xong đoạn này đạo diễn còn muốn bổ sung mấy màn ảnh. Cha với đạo diễn Vương là bạn cũ, cha nói với bác ấy năm nay con của cha phải thi đại học, bác ấy liền đồng ý chuyển phần diễn của cha lên trước, quay xong cha sẽ tranh thủ trở về.”
Hứa Bình mỉm cười: “Cha cũng đừng gấp như vậy, tuy rằng lần này chỉ là nam số 2 nhưng nam 2 này chính là Thủ tướng Chu Ân Lai vĩ đại của chúng ta, cha phải diễn cho tốt, đừng làm mất mặt Thủ tướng.”
Hứa Xuyên ở đầu bên kia hừ nhẹ trong lỗ mũi một tiếng: “Cha làm mất mặt?! Con tưởng giải Kim Kê của cha con là dưng không mà đến chắc?! Bất quá là vì cha hơi gầy, nhìn qua không giống Chủ tịch Mao vĩ đại của chúng ta, nếu không nam chính nhất định là cha của con!”
Hứa Bình giơ điện thoại ngửa đầu lên cười ha hả.
Năm thứ hai sau khi tìm lại được em trai, Xưởng phim 81 cử một đạo diễn đến tìm Hứa Xuyên, mời ông diễn một trong ‘Hai thanh dao phay nháo cách mạng’[2], Hạ Long. Hứa Xuyên liền nuôi một hàm râu mép, lại tìm người học thổ ngữ Hà Nam, bên hông đeo hai cái túi giắt cặp súng do tự ông dùng gỗ đẽo thành, lúc ở nhà rảnh rỗi liền ‘đoàng đoàng’ luyện súng, nếu không sẽ dùng khẩu ngữ Hà Nam kể chuyện cười cho con trai. Sau khi điện ảnh được công chiếu, tiếng hoan nghênh nhiệt liệt, cư nhiên nhận được giải ‘Nam phụ xuất sắc nhất’ liên hoan phim Kim Kê năm đó. Hứa Xuyên tại ba mươi tám tuổi bắt đầu nghênh đón mùa xuân trong sự nghiệp diễn viên, từ nay về sau chính thức đi lên màn ảnh rộng.
“Tiền trong nhà có đủ không?”
“Dạ đủ, con và Tiểu Chính cũng không mua cái gì đắt đỏ, chỉ mua đồ ăn hằng ngày thì tốn được bao nhiêu.”
“Con ôn tập thế nào?”
“Mỗi ngày đều làm bài tập, cách ba ngày lại thi thử một lần, dựa theo trình độ bình thường mà phát huy, thi đậu đại học hẳn không phải vấn đề.”
Hứa Xuyên dừng một chút, cẩn thận hỏi con trai: “Con định thi trường nào?”
Hứa Bình không lên tiếng.
“Hai hôm trước chủ nhiệm lớp của con có gọi điện thoại cho cha, cô nói thành tích thi thử của con đã được đưa ra, cuối tháng này phải nộp hồ sơ nguyện vọng rồi. Cô nói với cha rằng thành tích của con rất tốt, trường học hy vọng con có thể ghi danh Đại học Bắc Kinh, muốn cha nhiều ủng hộ con.” Hứa Xuyên dừng một chút, hỏi: “Con trai, con vẫn nghe chứ?”
Hứa Bình nói: “Con đang nghe.”
Hứa Xuyên ngẫm nghĩ một chút, chậm rãi nói: “Đã nhiều năm như vậy rồi, mẹ con mất, em trai lại là tình huống này, nếu không phải con từ nhỏ đã hiểu chuyện cái nhà này thực sự không chống đỡ nổi. Con giỏi giang hơn cha rất nhiều, con có trách nhiệm, có chủ kiến, bất kể là chăm sóc em trai hay học hành cho tới bây giờ đều chưa từng khiến cha bận lòng. Cha vẫn luôn chưa nói với con một tiếng cảm ơn.”
Hứa Bình cắt lời ông: “Cha! Cha nói lời khách sáo như vậy làm gì!”
Hứa Xuyên tiếp tục nói: “Con trai, con hiện tại đã lớn rồi, có mấy lời cha phải nói với con. Cha con không có bản lĩnh, chỉ biết đóng phim không biết buôn bán, không làm nổi vạn nguyên hộ, thế nhưng mấy năm nay cha không ngừng nhận phim chạy diễn cũng để dành được không ít tiền, vạn đồng không có, mấy nghìn đồng vẫn là không thành vấn đề. Cha chỉ muốn nói là, con hiện tại còn nhỏ, cuộc sống mới chỉ vừa bắt đầu, cha cũng chưa già đâu, có chút trọng trách vẫn chưa đến lượt con phải gánh. Nhà chúng ta không giống người khác, thế nhưng cho dù có không giống thế nào người làm cha mẹ vẫn muốn tốt cho con cái. Cha chỉ muốn nói lúc con điền nguyện vọng không cần phải áp lực, mặc kệ con muốn học trường nào cha cũng ủng hộ con. Thế giới bên ngoài rất lớn, con thừa dịp còn trẻ cứ đi nhiều hơn một chút, mở rộng tầm mắt. Tiểu Chính có cuộc đời của Tiểu Chính, con có cuộc đời của con, hai đứa đều là con trai cha.”
Hứa Bình mắt đỏ vành mắt cười nói: “Được rồi, cha! Cha đọc lời thoại sao?! Con cũng sắp nổi da gà hết rồi. Tiền điện thoại không rẻ, cha nói tiết kiệm thôi, có số tiền đó còn không bằng mua chút đặc sản mang về.”
Hứa Xuyên nào đồng ý: “Ai! Cha nói thằng quỷ này, cha vừa rồi là trịnh trọng nghiêm túc nói chuyện với con, cái gì mà học lời thoại!”
Hứa Bình vội vàng gật gù: “Dạ dạ dạ, Tổng thống Chu xin nói tiếp.”
Cơn giận của Hứa Xuyên bị con trai trêu ghẹo đến xì hơi, làm thế nào cũng không nhấc lên được, yếu ớt nói: “Quên đi, thằng quỷ này càng lớn càng không nghe lời, bất quá cha nhắc hai đứa một câu, mấy hôm nay bên ngoài không yên ổn, phong trào học sinh sinh viên huyên náo đến chỗ cao nguyên hoàng thổ bên này cũng nghe nói, đều là một đám thanh niên bốc đồng bị phản động kích thích, con đừng có gia nhập vào!”
Hứa Bình nói: “Chỉ còn một tháng nữa đã thi tốt nghiệp rồi, con lấy đâu ra thời gian?!”
Hứa Xuyên yên tâm, nói: “Người trẻ tuổi các con cái gì cũng chưa nhìn thấy, đâu biết sự lợi hại của làm chính trị.”
Hứa Bình hỏi: “Cha, cha muốn nói hai câu với Tiểu Chính sao?”
Hứa Xuyên sửng sốt một chút, nói: “Được.”
Hứa Bình giữ ống nghe gọi em trai.
Hứa Chính ăn rất nhanh, bát sớm đã trống không, lúc này đang đặt hai tay lên đùi ngồi nghiêm trang như học sinh tiểu học nhìn thẳng vào TV không có tiếng động. Ánh mắt của cậu rất chuyên chú, hoàn toàn không khác gì với khi còn nhỏ, ngoại trừ không có đuôi ra thì hoàn toàn giống hệt một con chó lớn giống Golden.
“Tiểu Chính, là cha này.”
Hứa Chính rướn cổ lên, thân thể bất động chỉ có cái đầu chậm rãi xoay quanh.
“Nói vài câu với cha nha? Hỏi thăm sức khỏe của cha có tốt không.” Hứa Bình vuốt đầu em trai, nhẹ nhàng nói.
Hứa Chính nhìn anh hai, ngơ ngác đứng dậy cầm điện thoại.
“Alo!” Cậu lớn tiếng quát vào ống nghe.
———————-
Editor: Chương này có rất nhiều chi tiết liên quan đến chính biến Thiên An Môn và tình hình chính trị đương thời của TQ, mình sẽ lý giải rõ một chút cho các bạn muốn tìm hiểu, còn với những bạn cảm thấy chuyện này quá phức tạp thì chỉ cần biết đây là một biến động lớn trong xã hội TQ, đã có rất nhiều sinh viên bị chính quyền tàn sát ngay giữa thủ đô Bắc Kinh và đến tận bây giờ chính quyền TQ vẫn còn lừa gạt nhân dân của mình, bảo rằng sự kiện đó hoàn toàn không có thật. Sau sự kiện này, hơn 2000 sinh viên đã chết và hàng loạt người bị ‘mang đi điều tra rồi mất tích’ sau đó, bạn Hứa Bình nhà chúng ta rất có thể sẽ liên quan đến chi tiết này. (Đây chỉ là suy đoán của mèo dựa trên cách tác giả cấy tình tiết, không hẳn là thật).
Và sau đây là màn múa vuốt của mèo về chính trị TQ nhá.
Bối cảnh và diễn biến của sự kiện Thiên An Môn.
Tháng 4 năm 1989, khi Hồ Diệu Bang qua đời, dân chúng Trung Quốc đã nhân tang lễ ông, tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình. Chính thức là để tỏ lòng thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách, song các cuộc biểu tình này thực ra là để phản đối lạm phát và nạn tham nhũng. Vào thời điểm ấy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là Mikhail Gorbachyov đến thăm Bắc Kinh sau nhiều năm gián đoạn quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc.
Đây là biến cố quốc tế nên đông đảo truyền thông thế giới có mặt để tường thuật. Các cuộc biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng. Vì muốn thách thức Gorbachyov tiến hành cải cách nên họ không dám ngăn chặn biểu tình, trong khi nhiều đảng viên cao cấp lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ dân biểu tình.
Đến khi sự việc xảy ra quá tầm kiểm soát của chính quyền thì họ chỉ còn giải pháp là “tắt đèn nổ súng”. Triệu Tử Dương muốn can cả hai, chính quyền và dân biểu tình, mà không nổi. Ông xuất hiện lần cuối, giữa đám biểu tình vào ngày 19 tháng 5 năm 1989, với nước mắt lưng tròng và tay cầm loa để nói là mình đến quá trễ.
Hơn 10 ngày sau, quân đội tiến vào thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu báo chí rút lui và rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán.
Ngày 22/4/1989, ngày diễn ra tang lễ của ông Hồ Diệu Bang. Khi bình minh chưa ló dạng, hơn 80.000 sinh viên của 20 trường đại học diễu hành tiến đến quảng trường Thiên An Môn.
Trong khi chỉ vì muốn đề xuất chính kiến của mình mà sinh viên bị tờ “Nhân dân Nhật báo” quy kết cho là các phần tử “bạo loạn”, “phản động” và “làm chính trị”. Sinh viên bỗng chốc trở thành tội phạm của quốc gia, thành những phần tử đối nghịch với Đảng.
Ngày 27/4/1989, đoàn người biểu tình kéo nhau đi khắp thành phố Bắc Kinh, giương cao những tấm biểu ngữ và hô vang “tự do dân chủ muôn năm.” Hàng trăm ngàn người đứng ngoài cũng cổ vũ và hô to theo đoàn người biểu tình, trong đó có nhiều người còn cẩn thận nhắc nhở cảnh sát đừng đánh sinh viên.
Sau cuộc diễu hành, họ tụ tập về quảng trường Thiên An Môn, lúc này con số đã lên đến 150.000 người.
Nội bộ ĐCSTQ chia làm 2 phe rõ rệt, một phe theo Tổng Bí thư Triệu Tử Dương muốn thương lượng với sinh viên, và một phe theo Thủ tướng Lý Bằng muốn dập tắt cuộc biểu tình nhưng chưa tìm được biện pháp mạnh nào.
Ngày 4/5/1989 là ngày kỷ niệm phong trào ngũ tứ (biểu tình phản đối việc giao tỉnh Sơn Đông cho Nhật Bản), có đến nửa triệu người tập trung ở quảng trường Thiên An Môn tưởng niệm cuộc biểu tình này.
Ngày 17/5/1989, một triệu người đổ về Thiên An Môn bằng các phương tiện khác nhau, bao gồm sinh viên, công nhân, trí thức, nhân viên nhà nước, nhà báo của tờ “Nhân dân Nhật báo”, đài truyền hình nhà nước và cả những cảnh sát trẻ tuổi … Họ giơ cao biểu ngữ “Đặng, anh già rồi”hay ”Giá cả tăng, lương teo lại.”
Trong khi ông Triệu Tử Dương hoàn toàn không có ý định đàn áp sinh viên thì các vị lãnh đạo lão thành lại muốn tiến hành đàn áp. Ông Đặng Tiểu Bình nói “Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người đểđổi lấy 20 năm ổn định”. Ý tưởng của ông Đặng Tiểu Bình phù hợp với mục đích căn bản của ĐCSTQ là nắm quyền cai trị độc tài, vì vậy nó đã được ĐCSTQ chấp thuận.
Ông Triệu Tử Dương muốn đàm phán với sinh viên và không đồng ý tiến hành đàn áp. Điều này không phù hợp với mục đích của Đảng. Do đó, ông bị cách chức, cách ly và bị giam lỏng tại gia cho đến ngày qua đời.
Ngày 20/5/1989, Thủ tướng Lý Bằng huy động 22 sư đoàn với xe tăng và đại bác, tổng cộng 180.000 quân tiến vào thủ đô.
Các sinh viên trong doanh trại chỉ huy cuộc biểu tình tuyệt thực phân phát một tờ truyền đơn mà trong đó họ yêu cầu “chống lại cuộc tiến quân của quân đội”. Hơn 270 chiếc xe buýt được đẩy ra ngã tư và xì hơi lốp để làm chướng ngại vật.
Đến lúc này vẫn còn 500 ngàn người tại Thiên An Môn, sinh viên vẫn đang kiểm soát quảng trường này.
Ngày 29/5/1989, cuộc biểu tình kéo dài làm nhiều sinh viên kiệt sức, không khí cuộc biểu tình đã giảm hẳn xuống. Nhiều sinh viên tin rằng mình đã chuyển tải được thông điệp đến các lãnh đạo Đảng và người dân toàn xã hội rồi.
Trong lúc tinh thần của sinh viên đang chùng xuống, thì lúc 22 giờ 30, sinh viên của Học viện Nghệ thuật Trung ương đẩy “Nữ thần tự do” ra Thiên An Môn. Đây là một bức tượng cao 10m bằng thạch cao được tạc theo bức tượng Nữ thần Tự do ở New York. Bức tượng được khai mạc vào sáng hôm sau và được đặt bên cạnh đài kỷ niệm của những người anh hùng. Điều này khiến cho tinh thần sinh viên phấn chấn hơn lên.
Ngày 2/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình nói, “Tôi đề nghịđể cho quân đội khẩn cấp thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay và kết thúc trong vòng hai ngày.”
0 giờ ngày 3/6/1989, quân đội đang đóng ở ngoại ô được lệnh tiến vào thành phố. Những người lính này được thông báo rằng Bắc Kinh có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải bị tiêu diệt.
Sau này những người lính mới hiểu rằng đấy chỉ là thông tin bịa đặt, nhiều người vì điều này mà cho đến ngày nay vẫn còn bị dằn vặt trong nước mắt.
Nhiệm vụ kiểm soát Thiên An Môn được giao cho sư đoàn 112 và 113, sư đoàn xe tăng số 6 của quân đoàn 38.
Quân lính mặc thường phục giả dạng người dân để dọn dẹp các chướng ngại trên đường phố cho xe quân sự và xe tăng tiến vào.
1 giờ sáng, sinh viên nhận được tin quân đội đang tiến vào, thông tin được loan báo nhanh chóng đến quảng trường Thiên An Môn và các trường đại học, nhiều người đã tụ tập tại các ngã tư đường để cản xe quân đội.
18h30 chính quyền thành phố Bắc Kinh ra thông báo: “Đừng ra đường phố vàđến Thiên An Môn. Tất cả các công nhân phải ở lại nơi làm việc và tất cả các công dân phải ở trong nhàđể bảo vệ cho tính mạng của mình.”.
21 giờ 00, nhiều sinh viên và người dân đã trở về nhà sau những lời cảnh báo, một số khác kéo đến các khu phố ngoại thành để chặn đường quân lính. Đại lộ Trường An vắng vẻ, chỉ còn khoảng 1.000 người biểu tình đứng ở đó. Nhưng vẫn còn vài chục ngàn người chiếm giữ Thiên An Môn.
22 giờ 30, gần cầu Mộc Tê Địa, khoảng 10.000 người chặn một đoàn xe tải quân đội lại. Những chiếc xe tải dừng lại cách đám đông 20 hay 30 mét. “Phát xít! Quân giết người!” tiếng người dân hô vang lên, người dân ném gạch đá và chai lọ vào binh lính.
Quân lính bất thình lình bắn vào đám đông, hàng trăm người dân và sinh viên đã gục xuống trong vũng máu.
23 giờ, xe tải chở quân đội tiến vào thành phố, để lại hàng trăm người chết và bị thương nằm la liệt, nhiều người dân cố gắng đẩy những chiếc xe buýt đang bị cháy lên cầu Mộc Tê Địa để chặn các đoàn xe chở quân tiếp theo.
Chủ nhật lúc 1 giờ sáng ngày 4/6/1989, quân đội được trang bị súng AK 47 cùng xe tải và xe tăng xông vào quảng trường Thiên An Môn từ mọi hướng. Những người lính đã bị lừa dối rằng, sinh viên trong quảng trường là bè lũ phản động, chống đối Đảng cần phải bị tiêu diệt.
4 giờ sáng bất thình lình trời tối sầm lại, đèn điện trong quảng trường Thiên An Môn bị tắt hết. Quân lính tiến vào quảng trường, người biểu tình không thấy do trời tối.
4h30 đèn điện lại vụt sáng trở lại, lúc này các sinh viên mới giật mình khi phát hiện mình đã bị quân lính bao vây chặt, gồm cả xe tăng cũng tiến vào.
Một số sinh viên chạy thoát được ra ngoài bị xe tăng bám theo. Phương Chính là một sinh viên của Đại học Thể dục Thể thao Bắc Kinh. Anh cũng có mặt ở Thiên An Môn lúc đó nói rằng: “Khoảng 6 giờ ngày 4/6, chúng tôi rút khỏi quảng trường. Sau khi đi qua quảng trường, những chiếc xe tăng đã vòng lại lao về phía các sinh viên và bao vây họ, những người đang trên đường trở về trường của mình. Tôi là một trong những nạn nhân. Xe tăng đã cán qua chân tôi. Nhiều sinh viên của Đại học Bắc Kinh đã bị xe tăng cán chết. Một số thậm chí còn bị nghiền nát.”
Sau đó ĐCSTQ lập hồ sơ tất cả các sinh viên tham gia biểu tình với quy kết họ đã “làm chính trị”, một số sinh viên chạy trốn được ra nước ngoài và kể lại cuộc đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn.
Đến nay ĐCSTQ vẫn che dấu và không thừa nhận cuộc đàn áp này với người dân Trung Quốc. Hàng năm cứ đến ngày 4/6, chính quyền lại kiểm soát chặt chẽ thông tin tưởng niệm cuộc biểu tình này, internet cũng được kiểm soát rất chặt.
Mèo làm chương này vào ngày 14/06/2018, tức là chỉ ngay vài ngày sau khi người dân VN xuống đường phản đối luật đặc khu hành chính. Mèo không nói việc này là đúng hay sai, bởi vì nhà nước ta có một trò rất buồn cười là ra luật mà không trưng cầu dân ý, dân chưa hiểu gì hết thì luật đã ra, vậy nên có nhiều người sợ hãi, luật chưa ra liền nhắm mắt mà phản đối. Việc đặc khu hành chính có tốt, có xấu, quan trọng là được nhà nước hướng theo đường lối nào, các ông ấy không công bố thông tin cho dân, cứ tẩm ngẩm tầm ngầm làm như thế dân sợ là phải rồi. Việc quan trọng là xuống đường biểu tình, bởi vì VN không thông qua luật biểu tình, vậy nên bản chất của sự kiện này cũng là ‘làm chính trị’, ‘quấy rối trật tự nơi công cộng’… theo đúng luật chính phủ có thể đàn áp. Mèo có nên cảm thấy may mắn vì đây đã là năm 2018, có livestream, có mạng xã hội nên chính phủ không dám làm liều hay không?
P/S: Có vài tác phẩm đam mỹ cũng nhắc tới sự kiện này, bất quá ấn tượng đậm nhất trong lòng mèo là ‘Câu chuyện Bắc Kinh’, đây cũng là một tác phẩm ngược tâm xuất sắc và gần như kinh điển, đã được dựng thành phim với Hồ Quân và Lưu Diệp đóng chính, nếu các bạn có hứng thú hãy tìm đọc.
Những nhân vật và sự kiện khác được nêu ra trong chương
Phong trào tứ hóa: Công nghiệp hiện đại hoá, nông nghiệp hiện đại hoá, quốc phòng hiện đại hoá, khoa học kỹ thuật hiện đại hoá
Tổng bí thư Triệu Tử Dương: Triệu Tử Dương (giản thể: 赵紫阳; phồn thể: 趙紫陽; bính âm: Zhào Zǐyáng; Wade-Giles: Chao Tzu-yang; 17 tháng 10 năm 1919 – 17 tháng 1 năm 2005) là một chính trị gia Trung Quốc. Ông từng giữ chức vụ Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1980 tới 1987 và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 tới 1989. Là một quan chức cao cấp trong chính phủ, ông đã lãnh đạo phe cải cách tiến hành những biện pháp cải cách thị trường đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất và tìm kiếm các biện pháp giải quyết tình trạng quan liêu cũng như chiến đấu chống tham nhũng. Từng được đề cử là người kế tục Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương đã bị thanh trừng vì có tình cảm với những sinh viên tham gia biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sống mười lăm năm cuối cuộc đời trong hoàn cảnh bị quản thúc tại gia và chức vụ Tổng bí thư Đảng được thay thế bởi Giang Trạch Dân, người cũng đã đàn áp các vụ phản kháng tương tự tại Thượng Hải nhưng với ít đổ máu hơn.
Triệu Tử Dương tiếp tục bị giám sát chặt chẽ và chỉ được cho phép rời nhà hay tiếp khách với sự cho phép từ các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng. Thỉnh thoảng có những thông báo về việc ông tham gia lễ tang của một trong các đồng chí của ông đã qua đời hoặc thăm những vùng khác của Trung Quốc hay chơi golf tại các sân golf ở Bắc Kinh, nhưng chính phủ thực sự đã thành công trong việc giữ kín ông khỏi báo giới và những cuốn sách lịch sử. Trong giai đoạn đó, chỉ một số bức ảnh chụp một Triệu Tử Dương tóc hoa râm tới được tay báo giới. Ít nhất hai lần Triệu Tử Dương đã viết thư, gửi tới chính phủ Trung Quốc, trong đó ông đưa ra đề xuất đánh giá lại cuộc Thảm sát Thiên An Môn. Một trong những bức thư đó đã xuất hiện trước Đại hội thứ 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bức khác xuất hiện trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1998 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton. Không bức nào được xuất bản tại Trung Hoa lục địa.
Bài phát biểu của ông Triệu Tử Dương đã được tác giả trích dẫn:
Các sinh viên, chúng tôi đến quá trễ. Chúng tôi xin lỗi. Các bạn nói về chúng tôi, chỉ trích chúng tôi, đóđều làviệc cần thiết. Lý do tôi đến đây không phải để yêu cầu các bạn tha thứ cho chúng tôi. Tất cả những điều tôi muốn nói là các sinh viên đang trở nên yếu ớt, đây đã là ngày thứ 7 của cuộc tuyệt thực, các bạn không thể tiếp tục như vậy. Khi thời gian trôi qua, nó sẽảnh hưởng tới thân thể các bạn một cách không thể phục hồi, nó có thểrất nguy hiểm tới tính mạng các bạn. Hiện nay điều quan trọng nhất là chấm dứt cuộc tuyệt thực này. Tôi biết, cuộc tuyệt thực của các bạn diễn ra với hy vọng Đảng và Chính phủ sẽđưa ra cho các bạn một câu trả lời thích đáng. Tôi cảm thấy rằng sự trao đổi giữa chúng ta là mở. Một số vấn đề chỉ có thểđược giải quyết sau một sốquy trình. Ví dụ, các bạn đãđề cập tới bản chất vụ việc, vấn đề trách nhiệm, tôi cảm thấy rằng các vấn đềđócuối cùng sẽđược giải quyết, chúng ta có thểđạt tới một thoả thuận hai bên. Tuy nhiên, các bạn cũng phải biết rằng tình hình rất phức tạp, đó sẽ là một quá trình dài. Các bạn không thể tiếp tục cuộc tuyệt thực tới ngày thứ 7, và vẫn đòi hỏi một câu trả lời thích đáng trước khi chấm dứt nó.
Các bạn vẫn còn trẻ, còn nhiều thời gian phía trước, các bạn phải sống khoẻ mạnh, và chứng kiến ngày khi Trung Quốc hoàn thành cuộcbốn hiện đại hóa. Các bạn không như chúng tôi, chúng tôi đã già, nó không còn quá quan trọng với chúng tôi nữa. Không dễ dàng đểđất nước này và cha mẹ các bạn cung cấp phương tiện cho các bạn học tập ở các trường đại học. Hiện tại tất cả các bạn đều đang ở lứa tuổi 20, và muốn hy sinh cuộc sống một cách quá dễ dàng, các sinh viên, chẳng lẽ các bạn không biết suy nghĩ một cách lôgíc? Hiện tại tình thế rất nghiêm trọng, các bạn đều biết, Đảng vàđất nước rất lo ngại, cả xã hội đang lo lắng. Bên cạnh đó, Bắc Kinh làthủđô, tình hình đang xấu đi và xấu đi ở mọi nơi, điều này không thể tiếp diễn, nhưng nếu nó tiếp diễn, mất kiểm soát, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở nhiều nơi.
Tôi kết luận, tôi chỉ có một mong muốn. Nếu các bạn dừng cuộc tuyệt thực, Chính phủ sẽ không đóng cánh cửa đối thoại, không bao giờ! Những vấn đề các bạn đưa ra, chúng ta có thể tiếp tục thảo luận. Dù có thể hơi chậm, nhưng chúng ta đang đạt tới một số thoả thuận về một số vấn đề. Hôm nay tôi chỉ muốn gặp các sinh viên, vàbày tỏ các tình cảm của chúng tôi. Hy vọng các sinh viên sẽ trầm tư suy nghĩ về vấn đề này. Điều này không thểđược xem xét thấu đáo trong những hoàn cảnh phi lôgíc. Tất cả các bạn đều có sức mạnh đó, sau tất cả các bạn là những người trẻ tuổi. Trước kia chúng tôi cũng từng có tuổi trẻ, chúng tôi đã phản kháng, nằm chặn các tuyến đường sắt, khi ấy chúng tôi không bao giờ nghĩ vềđiều sẽ xảy ra trong tương lai. Cuối cùng, một lần nữa tôi muốn cầu xin các bạn sinh viên, hãy trầm tư suy nghĩ về tương lai. Có nhiều điều có thểđược giải quyết. Tôi hy vọng các bạn sẽ chấm dứt cuộc tuyệt thực này sớm, cảm ơn.
Tổng thống Chu Ân Lai (giản thể: 周恩来; phồn thể: 周恩來; bính âm: Zhōu Ēnlái; Wade-Giles: Chou En-lai) (5 tháng 3 năm 1898 – 8 tháng 1 năm 1976), là một lãnh đạo xuất chúng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng giữ chức Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ 1949 cho tới khi ông qua đời tháng 1 năm 1976, và Bộ trưởng Ngoại giao từ năm 1949 tới năm 1958. Chu Ân Lai đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực của Đảng Cộng sản, và sau này trong việc xây dựng nền kinh tế Trung Quốc cũng như tái cơ cấu xã hội Trung Quốc. Trên bình diện quốc tế, Chu Ân Lai là một nhà ngoại giao tài năng, là người ủng hộ sự sống chung hoà bình và từng tham gia vào Hội nghị Geneva năm 1954. Nhờ phẩm chất đạo đức của mình, ông rất được lòng dân chúng, và cái chết của Chu Ân Lai khiến sự ủng hộ của dân chúng tăng mạnh trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc từ Mao Trạch Đông sang Đặng Tiểu Bình.
Chu Ân Lai thường được coi là một nhà thương thuyết có tài, một bậc thầy về thực hiện chính sách, một nhà cách mạng toàn tâm, một chính khách thực tế với sự kiên nhẫn vô biên và sự chú trọng đặc biệt tới các chi tiết công việc. Ông cũng nổi tiếng về lao động không mệt mỏi và đạo đức. Ông được coi là vị chính khách cuối cùng của tư tưởng Khổng giáo truyền thống. Phong cách chính trị của Chu Ân Lai cần được xem xét theo triết lý chính trị và nhân cách của ông. Ở mức độ lớn hơn, Chu Ân Lai là một nhân vật kết hợp giữa chính khách cộng sản và nền giáo dục Trung Hoa truyền thống: từng có tư tưởng bảo thủ và cực đoan, thực dụng và có ý thức hệ, đồng thời có niềm tin vào trật tự và sự hoà hợp cũng như một lòng tin vào sự phản kháng và cách mạng.
Dù là người có lòng tin tưởng nhiệt thành vào các lý tưởng Cộng sản, lý tưởng cơ bản của nhà nước Trung Hoa hiện đại, Chu Ân Lai thường được nhiều người cho là có ảnh hưởng ôn hoà trên một số tư tưởng thái quá của chế độ Mao, dù ông không có quyền lực cần thiết để có thể chống lại những chính sách của Mao. Có những ý kiến cho rằng ông đã sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ một số địa điểm tôn giáo và hoàng gia cổ Trung Quốc khỏi những cuộc cướp phá của lực lượng Hồng vệ binh cũng như bảo vệ nhiều tướng lĩnh và lãnh đạo hàng đầu chính phủ khỏi các cuộc thanh trừng. Dù trong những năm gần đây Mao bị đánh giá lại, rất ít người Trung Quốc cũng như cộng đồng Hoa Kiều ở nước ngoài phê phán Chu nặng nề như Mao. Chu để lại cảm tình khá tốt trong dân chúng và giới học giả Trung Quốc.
Ông là một trong số ít nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện sự tôn trọng đúng mực đối với các nước nhỏ như Việt Nam. Chu Ân Lai đã từng nói: “Nếu các bạn không thích thì chúng tôi sẽ ra đi ngay” khi Việt Nam khéo léo phản ứng việc Hồng vệ binh Trung Quốc hô hào các khẩu hiệu của Đại cách mạng văn hóa vô sản ở Hà Nội năm 1967. Và chính ông cũng nhận Hồ Chí Minh là “lão đại ca”.
Chủ tịch Mao vĩ đại: Không cần nói nhiều, đó chính là Mao Trạch Đông (Trung văn phồn thể: 毛澤東; giản thể: 毛泽东; bính âm: Máo Zédōng; 26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976), tự Nhuận Chi ban đầu là Vịnh Chi, bút danh: Tử Nhậm. Ông là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
Ông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông (Những người theo chủ nghĩa này được gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist)
Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, mở đầu công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, nhưng cũng bị phê phán về những chính sách sai lầm dẫn tới nạn đói 1959–1961 và những thiệt hại xã hội của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa.
Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch. Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).
Là một nhân vật gây tranh cãi, Mao được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại,và cũng được biết đến như một nhà lý thuyết, nhà chiến lược quân sự, nhà thơ và lãnh đạo có tầm nhìn xa. Những người ủng hộ Mao cho rằng ông đã có công đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc ra khỏi Trung Quốc, chấm dứt Bách niên quốc sỉ (100 năm Trung Hoa bị các nước ngoại quốc sỉ nhục), hiện đại hóa Trung Quốc và xây dựng nước này thành một cường quốc, nâng cao vị thế phụ nữ, cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ và tăng tuổi thọ trung bình khi dân số Trung Quốc tăng từ 550 triệu lên trên 900 triệu dưới sự lãnh đạo của ông. Ngược lại, các nhà phê bình phương Tây cáo buộc Mao Trạch Đông là một nhà độc tài, người đã phá huỷ văn hoá truyền thống Trung Quốc và thi hành các chính sách vi phạm nhân quyền. Họ ước tính rằng các sai lầm của Mao Trạch Đông trong điều hành kinh tế đã góp phần gây ra nạn đói năm 1959–1961 khiến hàng chục triệu người chết
Nguyên soái Hạ Long: Cái tên này có lẽ rất xa lạ với các bạn, nhưng nếu là một người thích đọc tiểu thuyết nam tần và giới giải trí của TQ chắc không xa lạ với bộ phim Lượng Kiếm và nhân vật Chu Văn Long được phóng tác từ cuộc đời của chính vị tướng quân này. Ông chính là hình mẫu tướng quân nông dân lưu manh điển hình trong giai cấp tướng tá của Cộng sản TQ.
Hạ Long (giản thể: 贺龙; phồn thể: 賀龍; bính âm: Hè Lóng; Wade-Giles: Ho Lung) (22 tháng 3 năm 1896 – 8 tháng 6 năm 1969) là một lãnh đạo quân sự của Trung Quốc. Ông là một nguyên soái và là phó thủ tướng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Hạ Long, tên thật là Hạ Văn Thường, tự Vân Khanh sinh năm 1896 tại Tang Thực, Hồ Nam.
Năm 1914, gia nhập Trung Hoa Cách mạng đảng của Tôn Trung Sơn.
Năm 1926, tham gia Bắc phạt với chức danh Sư trưởng.
Năm 1927, là Tổng chỉ huy quân khởi nghĩa trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương. Cũng trong năm 1927, Hạ Long gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ năm 1927 đến năm 1936, ông giữ chức Tổng chỉ huy Phương diện quân số 2 của Hồng quân.
Năm 1935, Hạ Long tham gia Vạn lý Trường chinh Từ năm 1937 đến 1946 tức thời kỳ Quốc-Cộng hợp tác lần thứ hai chống Nhật, Hạ Long là Sư trưởng kiêm Chính ủy Sư đoàn 120 của Bát Lộ quân.
Năm 1942, làm Tư lệnh Liên quân Biên khu Thiểm Cam Ninh.
Năm 1945, khi Nhật đầu hàng, Hạ Long giữ các chức: Tư lệnh Quân khu Tây Bắc, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Thành phố Tây An.
Năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Hạ Long giữ chức Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng,
Năm 1955, được phong hàm Nguyên soái. Năm 1956, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị.
Từ năm 1959, là Phó chủ tịch thường trực Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Công nghiệp quốc phòng.
Trong Cách mạng Văn hóa, Khang Sinh phao tin nhảm với Tổ cách mạng văn hóa Trung ương rằng: “Hạ Long tự điều động quân đội để làm “Binh biến tháng Hai xây lô cốt ở ngoại ô Bắc Kinh”… pháo đặt ở Thập Sa Hải, miệng súng nhằm đúng Trung Nam Hải… mưu hại Mao Chủ tịch”.
Để đề phòng bất trắc, Chu Ân Lai đón Hạ Long đến ở phòng Tây Hoa. Ngay lập tức, Lâm Bưu hạ lệnh bắt ngay Hạ Long và lập tổ chuyên án điều tra. Hạ Long bị giam ở Tượng Tỵ Tử Câu, những thứ thuốc cần dùng mà Hạ Long đã chuẩn bị cho mình bị tịch thu, sức khỏe ông ngày một suy yếu. Được đưa tới bệnh viện nhưng không được chữa trị. Hạ Long từ trần lúc 15 giờ 4 phút ngày 9 tháng 6 năm 1969.
—— Hoàng tử vui vẻ
1989
“Xin chào quý vị khán giả, hôm nay là thứ sáu ngày 19 tháng 5 năm 1989, nhằm ngày 15 tháng 4 âm lịch, hoan nghênh mọi người xem chương trình thời sự. Nội dung chính hôm nay có: Tổng bí thư Triệu Tử Dương phát biểu bài nói chuyện quan trọng tai quảng trường Thiên An Môn, hô hào các sinh viên du hành đình chỉ tuyệt thực; Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev kết thúc chuyến viếng thăm tốt đẹp tại Hoa quốc, tối hôm qua đã ngồi chuyên cơ rời khỏi Bắc Kinh… rẹt rẹt… Tiếp theo mời xem… rẹt rẹt…”
Hứa Bình dùng bàn tay ướt vỗ vỗ cái TV màu 19 inch trong phòng khách, tín hiệu đứt đoạn, cậu kéo hai cây anten phía trên đầu TV xoay về các hướng suốt nửa ngày, màn ảnh vẫn là một mảnh nhiễu hột.
“TV sao lại bỗng nhiên hỏng rồi?” Cậu tự lẩm bẩm.
Nồi áp suất trong phòng bếp truyền đến thanh âm ‘xì xì’, Hứa Bình không để ý kiểm tra TV nữa, vội vàng chạy vào bếp.
Trong nồi áp suất đang hầm sườn heo khoai tây, chốt thông hơi không ngừng xoay tròn, hương vị thơm ngọt khiến bụng kêu vang phiêu đãng khắp nơi.
Hứa Bình hít sâu một hơi, đem nổi bắt khỏi bếp gas.
Cơm đã nấu chính, Hứa Bình lấy từ trong giỏ đi chợ ra một bó rau xanh, mở vòi nước rửa sạch, lại phi chút tỏi chuẩn bị xào. Lúc cho rau vào chảo có vài giọt nước trước nhỏ vào dầu sôi, phát ra thanh âm lách tách như phóng pháo.
“Tiểu Chính, ăn cơm!” Cậu vừa cho thức ăn ra đĩa vừa gọi to.
Mở nồi áp suất, hơi nước bên trong đập vào mặt, kính mắt bị ố đến mơ hồ, Hứa Bình lui về phía sau một bước va vào lồng ngực ấm áp suýt nữa ngã quỵ, bị người phía sau đỡ lấy.
Không cần quay đầu lại Hứa Bình cũng biết người kia là em trai, tuy rằng so với mình thì nhỏ hơn ba tuổi thế nhưng đã cao hơn cả một đoạn, đường nét gương mặt đối phương cũng không còn là trắng noãn khả ái như khi còn bé mà lại giống như cây non qua đợt trổ mầm, hiện tại dù còn chút non nớt nhưng đã mơ hồ thấy được phong thái sau này.
Hứa Chính đúng là con của cha mà.
Hứa Bình kéo vạt áo lau lau mắt kính, nói: “Sau này đừng lại không lên tiếng đứng sau lưng anh, đạp phải em thì làm sao đây?”
Hứa Chính chậm rãi nói: “Em có gọi, là anh hai không nghe.”
Hứa Bình đeo mắt kính lên sống mũi, dùng tay lau lau mồ hôi trên đầu: “Ăn cơm đi, hôm nay có sườn hầm khoai tây.”
Hai anh em ngồi xuống cái bàn tròn tại phòng khách, Hứa Bình gắp cho em trai một đũa thức ăn.
“… Các bạn vẫn còn trẻ, còn nhiều thời gian phía trước, các bạn phải sống khoẻ mạnh, và chứng kiến ngày khi Trung Quốc hoàn thành cuộc bốn hiện đại hóa. Các bạn không như chúng tôi, chúng tôi đã già, nó không còn quá quan trọng với chúng tôi nữa. Không dễ dàng để đất nước này và cha mẹ các bạn cung cấp phương tiện cho các bạn học tập ở các trường đại học. Hiện tại tất cả các bạn đều đang ở lứa tuổi 20, và muốn hy sinh cuộc sống một cách quá dễ dàng, các sinh viên, hôm nay tôi đến đây không phải để đối thoại, hôm nay tôi đến đây là khuyên các em phải lý trí suy nghĩ một chút…[1]” Trong TV một lão nhân mặc bộ áo Tôn Trung Sơn tay cầm loa đồng màu đỏ, giọng nói mang khẩu âm Hà Nam dầy đặc đang hướng về phía đám đông hô to.
Hứa Bình nâng đũa chuyên chú nghe lãnh đạo nói chuyện, có chút ngẩn ngơ, quay đầu hỏi em trai: “TV sao lại tốt rồi? Là em sửa?”
Hứa Chính vụng về dùng muỗng múc một miếng khoai tây cho vào miệng, bị câu hỏi này làm cho giật mình, khoai tây lần nữa rơi vào trong bát.
Hứa Bình cười nhẹ, vươn tay xoa xoa đầu em trai.
“Reng reng reng —— “
Hứa Bình buông đũa nhận điện thoại: “Alo?”
“Alo? Hứa Bình, cha đây.” Bên kia đầu dây truyền đến thanh âm quen thuộc.
Hứa Bình che ống nghe lại ra hiệu cho em trai đem thanh âm của TV chỉnh nhỏ một chút.
“Cha, cha quay phim thế nào?”
“Rất tốt, rất tốt. Cha còn đang ở Duyên An quay ngoại cảnh, hôm nay không có phần diễn nên cha xin đoàn phim đến bưu điện gọi điện thoại cho hai đứa. Trong nhà vẫn ổn hết chứ?”
“Dạ, đều rất tốt, bọn con đang ăn cơm chiều đây, sườn hầm khoai tây. Khi nào cha mới về?”
“Còn phải vài hôm nữa, quay xong đoạn này đạo diễn còn muốn bổ sung mấy màn ảnh. Cha với đạo diễn Vương là bạn cũ, cha nói với bác ấy năm nay con của cha phải thi đại học, bác ấy liền đồng ý chuyển phần diễn của cha lên trước, quay xong cha sẽ tranh thủ trở về.”
Hứa Bình mỉm cười: “Cha cũng đừng gấp như vậy, tuy rằng lần này chỉ là nam số 2 nhưng nam 2 này chính là Thủ tướng Chu Ân Lai vĩ đại của chúng ta, cha phải diễn cho tốt, đừng làm mất mặt Thủ tướng.”
Hứa Xuyên ở đầu bên kia hừ nhẹ trong lỗ mũi một tiếng: “Cha làm mất mặt?! Con tưởng giải Kim Kê của cha con là dưng không mà đến chắc?! Bất quá là vì cha hơi gầy, nhìn qua không giống Chủ tịch Mao vĩ đại của chúng ta, nếu không nam chính nhất định là cha của con!”
Hứa Bình giơ điện thoại ngửa đầu lên cười ha hả.
Năm thứ hai sau khi tìm lại được em trai, Xưởng phim 81 cử một đạo diễn đến tìm Hứa Xuyên, mời ông diễn một trong ‘Hai thanh dao phay nháo cách mạng’[2], Hạ Long. Hứa Xuyên liền nuôi một hàm râu mép, lại tìm người học thổ ngữ Hà Nam, bên hông đeo hai cái túi giắt cặp súng do tự ông dùng gỗ đẽo thành, lúc ở nhà rảnh rỗi liền ‘đoàng đoàng’ luyện súng, nếu không sẽ dùng khẩu ngữ Hà Nam kể chuyện cười cho con trai. Sau khi điện ảnh được công chiếu, tiếng hoan nghênh nhiệt liệt, cư nhiên nhận được giải ‘Nam phụ xuất sắc nhất’ liên hoan phim Kim Kê năm đó. Hứa Xuyên tại ba mươi tám tuổi bắt đầu nghênh đón mùa xuân trong sự nghiệp diễn viên, từ nay về sau chính thức đi lên màn ảnh rộng.
“Tiền trong nhà có đủ không?”
“Dạ đủ, con và Tiểu Chính cũng không mua cái gì đắt đỏ, chỉ mua đồ ăn hằng ngày thì tốn được bao nhiêu.”
“Con ôn tập thế nào?”
“Mỗi ngày đều làm bài tập, cách ba ngày lại thi thử một lần, dựa theo trình độ bình thường mà phát huy, thi đậu đại học hẳn không phải vấn đề.”
Hứa Xuyên dừng một chút, cẩn thận hỏi con trai: “Con định thi trường nào?”
Hứa Bình không lên tiếng.
“Hai hôm trước chủ nhiệm lớp của con có gọi điện thoại cho cha, cô nói thành tích thi thử của con đã được đưa ra, cuối tháng này phải nộp hồ sơ nguyện vọng rồi. Cô nói với cha rằng thành tích của con rất tốt, trường học hy vọng con có thể ghi danh Đại học Bắc Kinh, muốn cha nhiều ủng hộ con.” Hứa Xuyên dừng một chút, hỏi: “Con trai, con vẫn nghe chứ?”
Hứa Bình nói: “Con đang nghe.”
Hứa Xuyên ngẫm nghĩ một chút, chậm rãi nói: “Đã nhiều năm như vậy rồi, mẹ con mất, em trai lại là tình huống này, nếu không phải con từ nhỏ đã hiểu chuyện cái nhà này thực sự không chống đỡ nổi. Con giỏi giang hơn cha rất nhiều, con có trách nhiệm, có chủ kiến, bất kể là chăm sóc em trai hay học hành cho tới bây giờ đều chưa từng khiến cha bận lòng. Cha vẫn luôn chưa nói với con một tiếng cảm ơn.”
Hứa Bình cắt lời ông: “Cha! Cha nói lời khách sáo như vậy làm gì!”
Hứa Xuyên tiếp tục nói: “Con trai, con hiện tại đã lớn rồi, có mấy lời cha phải nói với con. Cha con không có bản lĩnh, chỉ biết đóng phim không biết buôn bán, không làm nổi vạn nguyên hộ, thế nhưng mấy năm nay cha không ngừng nhận phim chạy diễn cũng để dành được không ít tiền, vạn đồng không có, mấy nghìn đồng vẫn là không thành vấn đề. Cha chỉ muốn nói là, con hiện tại còn nhỏ, cuộc sống mới chỉ vừa bắt đầu, cha cũng chưa già đâu, có chút trọng trách vẫn chưa đến lượt con phải gánh. Nhà chúng ta không giống người khác, thế nhưng cho dù có không giống thế nào người làm cha mẹ vẫn muốn tốt cho con cái. Cha chỉ muốn nói lúc con điền nguyện vọng không cần phải áp lực, mặc kệ con muốn học trường nào cha cũng ủng hộ con. Thế giới bên ngoài rất lớn, con thừa dịp còn trẻ cứ đi nhiều hơn một chút, mở rộng tầm mắt. Tiểu Chính có cuộc đời của Tiểu Chính, con có cuộc đời của con, hai đứa đều là con trai cha.”
Hứa Bình mắt đỏ vành mắt cười nói: “Được rồi, cha! Cha đọc lời thoại sao?! Con cũng sắp nổi da gà hết rồi. Tiền điện thoại không rẻ, cha nói tiết kiệm thôi, có số tiền đó còn không bằng mua chút đặc sản mang về.”
Hứa Xuyên nào đồng ý: “Ai! Cha nói thằng quỷ này, cha vừa rồi là trịnh trọng nghiêm túc nói chuyện với con, cái gì mà học lời thoại!”
Hứa Bình vội vàng gật gù: “Dạ dạ dạ, Tổng thống Chu xin nói tiếp.”
Cơn giận của Hứa Xuyên bị con trai trêu ghẹo đến xì hơi, làm thế nào cũng không nhấc lên được, yếu ớt nói: “Quên đi, thằng quỷ này càng lớn càng không nghe lời, bất quá cha nhắc hai đứa một câu, mấy hôm nay bên ngoài không yên ổn, phong trào học sinh sinh viên huyên náo đến chỗ cao nguyên hoàng thổ bên này cũng nghe nói, đều là một đám thanh niên bốc đồng bị phản động kích thích, con đừng có gia nhập vào!”
Hứa Bình nói: “Chỉ còn một tháng nữa đã thi tốt nghiệp rồi, con lấy đâu ra thời gian?!”
Hứa Xuyên yên tâm, nói: “Người trẻ tuổi các con cái gì cũng chưa nhìn thấy, đâu biết sự lợi hại của làm chính trị.”
Hứa Bình hỏi: “Cha, cha muốn nói hai câu với Tiểu Chính sao?”
Hứa Xuyên sửng sốt một chút, nói: “Được.”
Hứa Bình giữ ống nghe gọi em trai.
Hứa Chính ăn rất nhanh, bát sớm đã trống không, lúc này đang đặt hai tay lên đùi ngồi nghiêm trang như học sinh tiểu học nhìn thẳng vào TV không có tiếng động. Ánh mắt của cậu rất chuyên chú, hoàn toàn không khác gì với khi còn nhỏ, ngoại trừ không có đuôi ra thì hoàn toàn giống hệt một con chó lớn giống Golden.
“Tiểu Chính, là cha này.”
Hứa Chính rướn cổ lên, thân thể bất động chỉ có cái đầu chậm rãi xoay quanh.
“Nói vài câu với cha nha? Hỏi thăm sức khỏe của cha có tốt không.” Hứa Bình vuốt đầu em trai, nhẹ nhàng nói.
Hứa Chính nhìn anh hai, ngơ ngác đứng dậy cầm điện thoại.
“Alo!” Cậu lớn tiếng quát vào ống nghe.
———————-
Editor: Chương này có rất nhiều chi tiết liên quan đến chính biến Thiên An Môn và tình hình chính trị đương thời của TQ, mình sẽ lý giải rõ một chút cho các bạn muốn tìm hiểu, còn với những bạn cảm thấy chuyện này quá phức tạp thì chỉ cần biết đây là một biến động lớn trong xã hội TQ, đã có rất nhiều sinh viên bị chính quyền tàn sát ngay giữa thủ đô Bắc Kinh và đến tận bây giờ chính quyền TQ vẫn còn lừa gạt nhân dân của mình, bảo rằng sự kiện đó hoàn toàn không có thật. Sau sự kiện này, hơn 2000 sinh viên đã chết và hàng loạt người bị ‘mang đi điều tra rồi mất tích’ sau đó, bạn Hứa Bình nhà chúng ta rất có thể sẽ liên quan đến chi tiết này. (Đây chỉ là suy đoán của mèo dựa trên cách tác giả cấy tình tiết, không hẳn là thật).
Và sau đây là màn múa vuốt của mèo về chính trị TQ nhá.
Bối cảnh và diễn biến của sự kiện Thiên An Môn.
Tháng 4 năm 1989, khi Hồ Diệu Bang qua đời, dân chúng Trung Quốc đã nhân tang lễ ông, tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình. Chính thức là để tỏ lòng thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách, song các cuộc biểu tình này thực ra là để phản đối lạm phát và nạn tham nhũng. Vào thời điểm ấy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là Mikhail Gorbachyov đến thăm Bắc Kinh sau nhiều năm gián đoạn quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc.
Đây là biến cố quốc tế nên đông đảo truyền thông thế giới có mặt để tường thuật. Các cuộc biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo Bắc Kinh lúng túng. Vì muốn thách thức Gorbachyov tiến hành cải cách nên họ không dám ngăn chặn biểu tình, trong khi nhiều đảng viên cao cấp lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ dân biểu tình.
Đến khi sự việc xảy ra quá tầm kiểm soát của chính quyền thì họ chỉ còn giải pháp là “tắt đèn nổ súng”. Triệu Tử Dương muốn can cả hai, chính quyền và dân biểu tình, mà không nổi. Ông xuất hiện lần cuối, giữa đám biểu tình vào ngày 19 tháng 5 năm 1989, với nước mắt lưng tròng và tay cầm loa để nói là mình đến quá trễ.
Hơn 10 ngày sau, quân đội tiến vào thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu báo chí rút lui và rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán.
Ngày 22/4/1989, ngày diễn ra tang lễ của ông Hồ Diệu Bang. Khi bình minh chưa ló dạng, hơn 80.000 sinh viên của 20 trường đại học diễu hành tiến đến quảng trường Thiên An Môn.
Trong khi chỉ vì muốn đề xuất chính kiến của mình mà sinh viên bị tờ “Nhân dân Nhật báo” quy kết cho là các phần tử “bạo loạn”, “phản động” và “làm chính trị”. Sinh viên bỗng chốc trở thành tội phạm của quốc gia, thành những phần tử đối nghịch với Đảng.
Ngày 27/4/1989, đoàn người biểu tình kéo nhau đi khắp thành phố Bắc Kinh, giương cao những tấm biểu ngữ và hô vang “tự do dân chủ muôn năm.” Hàng trăm ngàn người đứng ngoài cũng cổ vũ và hô to theo đoàn người biểu tình, trong đó có nhiều người còn cẩn thận nhắc nhở cảnh sát đừng đánh sinh viên.
Sau cuộc diễu hành, họ tụ tập về quảng trường Thiên An Môn, lúc này con số đã lên đến 150.000 người.
Nội bộ ĐCSTQ chia làm 2 phe rõ rệt, một phe theo Tổng Bí thư Triệu Tử Dương muốn thương lượng với sinh viên, và một phe theo Thủ tướng Lý Bằng muốn dập tắt cuộc biểu tình nhưng chưa tìm được biện pháp mạnh nào.
Ngày 4/5/1989 là ngày kỷ niệm phong trào ngũ tứ (biểu tình phản đối việc giao tỉnh Sơn Đông cho Nhật Bản), có đến nửa triệu người tập trung ở quảng trường Thiên An Môn tưởng niệm cuộc biểu tình này.
Ngày 17/5/1989, một triệu người đổ về Thiên An Môn bằng các phương tiện khác nhau, bao gồm sinh viên, công nhân, trí thức, nhân viên nhà nước, nhà báo của tờ “Nhân dân Nhật báo”, đài truyền hình nhà nước và cả những cảnh sát trẻ tuổi … Họ giơ cao biểu ngữ “Đặng, anh già rồi”hay ”Giá cả tăng, lương teo lại.”
Trong khi ông Triệu Tử Dương hoàn toàn không có ý định đàn áp sinh viên thì các vị lãnh đạo lão thành lại muốn tiến hành đàn áp. Ông Đặng Tiểu Bình nói “Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người đểđổi lấy 20 năm ổn định”. Ý tưởng của ông Đặng Tiểu Bình phù hợp với mục đích căn bản của ĐCSTQ là nắm quyền cai trị độc tài, vì vậy nó đã được ĐCSTQ chấp thuận.
Ông Triệu Tử Dương muốn đàm phán với sinh viên và không đồng ý tiến hành đàn áp. Điều này không phù hợp với mục đích của Đảng. Do đó, ông bị cách chức, cách ly và bị giam lỏng tại gia cho đến ngày qua đời.
Ngày 20/5/1989, Thủ tướng Lý Bằng huy động 22 sư đoàn với xe tăng và đại bác, tổng cộng 180.000 quân tiến vào thủ đô.
Các sinh viên trong doanh trại chỉ huy cuộc biểu tình tuyệt thực phân phát một tờ truyền đơn mà trong đó họ yêu cầu “chống lại cuộc tiến quân của quân đội”. Hơn 270 chiếc xe buýt được đẩy ra ngã tư và xì hơi lốp để làm chướng ngại vật.
Đến lúc này vẫn còn 500 ngàn người tại Thiên An Môn, sinh viên vẫn đang kiểm soát quảng trường này.
Ngày 29/5/1989, cuộc biểu tình kéo dài làm nhiều sinh viên kiệt sức, không khí cuộc biểu tình đã giảm hẳn xuống. Nhiều sinh viên tin rằng mình đã chuyển tải được thông điệp đến các lãnh đạo Đảng và người dân toàn xã hội rồi.
Trong lúc tinh thần của sinh viên đang chùng xuống, thì lúc 22 giờ 30, sinh viên của Học viện Nghệ thuật Trung ương đẩy “Nữ thần tự do” ra Thiên An Môn. Đây là một bức tượng cao 10m bằng thạch cao được tạc theo bức tượng Nữ thần Tự do ở New York. Bức tượng được khai mạc vào sáng hôm sau và được đặt bên cạnh đài kỷ niệm của những người anh hùng. Điều này khiến cho tinh thần sinh viên phấn chấn hơn lên.
Ngày 2/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình nói, “Tôi đề nghịđể cho quân đội khẩn cấp thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay và kết thúc trong vòng hai ngày.”
0 giờ ngày 3/6/1989, quân đội đang đóng ở ngoại ô được lệnh tiến vào thành phố. Những người lính này được thông báo rằng Bắc Kinh có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải bị tiêu diệt.
Sau này những người lính mới hiểu rằng đấy chỉ là thông tin bịa đặt, nhiều người vì điều này mà cho đến ngày nay vẫn còn bị dằn vặt trong nước mắt.
Nhiệm vụ kiểm soát Thiên An Môn được giao cho sư đoàn 112 và 113, sư đoàn xe tăng số 6 của quân đoàn 38.
Quân lính mặc thường phục giả dạng người dân để dọn dẹp các chướng ngại trên đường phố cho xe quân sự và xe tăng tiến vào.
1 giờ sáng, sinh viên nhận được tin quân đội đang tiến vào, thông tin được loan báo nhanh chóng đến quảng trường Thiên An Môn và các trường đại học, nhiều người đã tụ tập tại các ngã tư đường để cản xe quân đội.
18h30 chính quyền thành phố Bắc Kinh ra thông báo: “Đừng ra đường phố vàđến Thiên An Môn. Tất cả các công nhân phải ở lại nơi làm việc và tất cả các công dân phải ở trong nhàđể bảo vệ cho tính mạng của mình.”.
21 giờ 00, nhiều sinh viên và người dân đã trở về nhà sau những lời cảnh báo, một số khác kéo đến các khu phố ngoại thành để chặn đường quân lính. Đại lộ Trường An vắng vẻ, chỉ còn khoảng 1.000 người biểu tình đứng ở đó. Nhưng vẫn còn vài chục ngàn người chiếm giữ Thiên An Môn.
22 giờ 30, gần cầu Mộc Tê Địa, khoảng 10.000 người chặn một đoàn xe tải quân đội lại. Những chiếc xe tải dừng lại cách đám đông 20 hay 30 mét. “Phát xít! Quân giết người!” tiếng người dân hô vang lên, người dân ném gạch đá và chai lọ vào binh lính.
Quân lính bất thình lình bắn vào đám đông, hàng trăm người dân và sinh viên đã gục xuống trong vũng máu.
23 giờ, xe tải chở quân đội tiến vào thành phố, để lại hàng trăm người chết và bị thương nằm la liệt, nhiều người dân cố gắng đẩy những chiếc xe buýt đang bị cháy lên cầu Mộc Tê Địa để chặn các đoàn xe chở quân tiếp theo.
Chủ nhật lúc 1 giờ sáng ngày 4/6/1989, quân đội được trang bị súng AK 47 cùng xe tải và xe tăng xông vào quảng trường Thiên An Môn từ mọi hướng. Những người lính đã bị lừa dối rằng, sinh viên trong quảng trường là bè lũ phản động, chống đối Đảng cần phải bị tiêu diệt.
4 giờ sáng bất thình lình trời tối sầm lại, đèn điện trong quảng trường Thiên An Môn bị tắt hết. Quân lính tiến vào quảng trường, người biểu tình không thấy do trời tối.
4h30 đèn điện lại vụt sáng trở lại, lúc này các sinh viên mới giật mình khi phát hiện mình đã bị quân lính bao vây chặt, gồm cả xe tăng cũng tiến vào.
Một số sinh viên chạy thoát được ra ngoài bị xe tăng bám theo. Phương Chính là một sinh viên của Đại học Thể dục Thể thao Bắc Kinh. Anh cũng có mặt ở Thiên An Môn lúc đó nói rằng: “Khoảng 6 giờ ngày 4/6, chúng tôi rút khỏi quảng trường. Sau khi đi qua quảng trường, những chiếc xe tăng đã vòng lại lao về phía các sinh viên và bao vây họ, những người đang trên đường trở về trường của mình. Tôi là một trong những nạn nhân. Xe tăng đã cán qua chân tôi. Nhiều sinh viên của Đại học Bắc Kinh đã bị xe tăng cán chết. Một số thậm chí còn bị nghiền nát.”
Sau đó ĐCSTQ lập hồ sơ tất cả các sinh viên tham gia biểu tình với quy kết họ đã “làm chính trị”, một số sinh viên chạy trốn được ra nước ngoài và kể lại cuộc đàn áp đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn.
Đến nay ĐCSTQ vẫn che dấu và không thừa nhận cuộc đàn áp này với người dân Trung Quốc. Hàng năm cứ đến ngày 4/6, chính quyền lại kiểm soát chặt chẽ thông tin tưởng niệm cuộc biểu tình này, internet cũng được kiểm soát rất chặt.
Mèo làm chương này vào ngày 14/06/2018, tức là chỉ ngay vài ngày sau khi người dân VN xuống đường phản đối luật đặc khu hành chính. Mèo không nói việc này là đúng hay sai, bởi vì nhà nước ta có một trò rất buồn cười là ra luật mà không trưng cầu dân ý, dân chưa hiểu gì hết thì luật đã ra, vậy nên có nhiều người sợ hãi, luật chưa ra liền nhắm mắt mà phản đối. Việc đặc khu hành chính có tốt, có xấu, quan trọng là được nhà nước hướng theo đường lối nào, các ông ấy không công bố thông tin cho dân, cứ tẩm ngẩm tầm ngầm làm như thế dân sợ là phải rồi. Việc quan trọng là xuống đường biểu tình, bởi vì VN không thông qua luật biểu tình, vậy nên bản chất của sự kiện này cũng là ‘làm chính trị’, ‘quấy rối trật tự nơi công cộng’… theo đúng luật chính phủ có thể đàn áp. Mèo có nên cảm thấy may mắn vì đây đã là năm 2018, có livestream, có mạng xã hội nên chính phủ không dám làm liều hay không?
P/S: Có vài tác phẩm đam mỹ cũng nhắc tới sự kiện này, bất quá ấn tượng đậm nhất trong lòng mèo là ‘Câu chuyện Bắc Kinh’, đây cũng là một tác phẩm ngược tâm xuất sắc và gần như kinh điển, đã được dựng thành phim với Hồ Quân và Lưu Diệp đóng chính, nếu các bạn có hứng thú hãy tìm đọc.
Những nhân vật và sự kiện khác được nêu ra trong chương
Phong trào tứ hóa: Công nghiệp hiện đại hoá, nông nghiệp hiện đại hoá, quốc phòng hiện đại hoá, khoa học kỹ thuật hiện đại hoá
Tổng bí thư Triệu Tử Dương: Triệu Tử Dương (giản thể: 赵紫阳; phồn thể: 趙紫陽; bính âm: Zhào Zǐyáng; Wade-Giles: Chao Tzu-yang; 17 tháng 10 năm 1919 – 17 tháng 1 năm 2005) là một chính trị gia Trung Quốc. Ông từng giữ chức vụ Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1980 tới 1987 và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 tới 1989. Là một quan chức cao cấp trong chính phủ, ông đã lãnh đạo phe cải cách tiến hành những biện pháp cải cách thị trường đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất và tìm kiếm các biện pháp giải quyết tình trạng quan liêu cũng như chiến đấu chống tham nhũng. Từng được đề cử là người kế tục Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương đã bị thanh trừng vì có tình cảm với những sinh viên tham gia biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sống mười lăm năm cuối cuộc đời trong hoàn cảnh bị quản thúc tại gia và chức vụ Tổng bí thư Đảng được thay thế bởi Giang Trạch Dân, người cũng đã đàn áp các vụ phản kháng tương tự tại Thượng Hải nhưng với ít đổ máu hơn.
Triệu Tử Dương tiếp tục bị giám sát chặt chẽ và chỉ được cho phép rời nhà hay tiếp khách với sự cho phép từ các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng. Thỉnh thoảng có những thông báo về việc ông tham gia lễ tang của một trong các đồng chí của ông đã qua đời hoặc thăm những vùng khác của Trung Quốc hay chơi golf tại các sân golf ở Bắc Kinh, nhưng chính phủ thực sự đã thành công trong việc giữ kín ông khỏi báo giới và những cuốn sách lịch sử. Trong giai đoạn đó, chỉ một số bức ảnh chụp một Triệu Tử Dương tóc hoa râm tới được tay báo giới. Ít nhất hai lần Triệu Tử Dương đã viết thư, gửi tới chính phủ Trung Quốc, trong đó ông đưa ra đề xuất đánh giá lại cuộc Thảm sát Thiên An Môn. Một trong những bức thư đó đã xuất hiện trước Đại hội thứ 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bức khác xuất hiện trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1998 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton. Không bức nào được xuất bản tại Trung Hoa lục địa.
Bài phát biểu của ông Triệu Tử Dương đã được tác giả trích dẫn:
Các sinh viên, chúng tôi đến quá trễ. Chúng tôi xin lỗi. Các bạn nói về chúng tôi, chỉ trích chúng tôi, đóđều làviệc cần thiết. Lý do tôi đến đây không phải để yêu cầu các bạn tha thứ cho chúng tôi. Tất cả những điều tôi muốn nói là các sinh viên đang trở nên yếu ớt, đây đã là ngày thứ 7 của cuộc tuyệt thực, các bạn không thể tiếp tục như vậy. Khi thời gian trôi qua, nó sẽảnh hưởng tới thân thể các bạn một cách không thể phục hồi, nó có thểrất nguy hiểm tới tính mạng các bạn. Hiện nay điều quan trọng nhất là chấm dứt cuộc tuyệt thực này. Tôi biết, cuộc tuyệt thực của các bạn diễn ra với hy vọng Đảng và Chính phủ sẽđưa ra cho các bạn một câu trả lời thích đáng. Tôi cảm thấy rằng sự trao đổi giữa chúng ta là mở. Một số vấn đề chỉ có thểđược giải quyết sau một sốquy trình. Ví dụ, các bạn đãđề cập tới bản chất vụ việc, vấn đề trách nhiệm, tôi cảm thấy rằng các vấn đềđócuối cùng sẽđược giải quyết, chúng ta có thểđạt tới một thoả thuận hai bên. Tuy nhiên, các bạn cũng phải biết rằng tình hình rất phức tạp, đó sẽ là một quá trình dài. Các bạn không thể tiếp tục cuộc tuyệt thực tới ngày thứ 7, và vẫn đòi hỏi một câu trả lời thích đáng trước khi chấm dứt nó.
Các bạn vẫn còn trẻ, còn nhiều thời gian phía trước, các bạn phải sống khoẻ mạnh, và chứng kiến ngày khi Trung Quốc hoàn thành cuộcbốn hiện đại hóa. Các bạn không như chúng tôi, chúng tôi đã già, nó không còn quá quan trọng với chúng tôi nữa. Không dễ dàng đểđất nước này và cha mẹ các bạn cung cấp phương tiện cho các bạn học tập ở các trường đại học. Hiện tại tất cả các bạn đều đang ở lứa tuổi 20, và muốn hy sinh cuộc sống một cách quá dễ dàng, các sinh viên, chẳng lẽ các bạn không biết suy nghĩ một cách lôgíc? Hiện tại tình thế rất nghiêm trọng, các bạn đều biết, Đảng vàđất nước rất lo ngại, cả xã hội đang lo lắng. Bên cạnh đó, Bắc Kinh làthủđô, tình hình đang xấu đi và xấu đi ở mọi nơi, điều này không thể tiếp diễn, nhưng nếu nó tiếp diễn, mất kiểm soát, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở nhiều nơi.
Tôi kết luận, tôi chỉ có một mong muốn. Nếu các bạn dừng cuộc tuyệt thực, Chính phủ sẽ không đóng cánh cửa đối thoại, không bao giờ! Những vấn đề các bạn đưa ra, chúng ta có thể tiếp tục thảo luận. Dù có thể hơi chậm, nhưng chúng ta đang đạt tới một số thoả thuận về một số vấn đề. Hôm nay tôi chỉ muốn gặp các sinh viên, vàbày tỏ các tình cảm của chúng tôi. Hy vọng các sinh viên sẽ trầm tư suy nghĩ về vấn đề này. Điều này không thểđược xem xét thấu đáo trong những hoàn cảnh phi lôgíc. Tất cả các bạn đều có sức mạnh đó, sau tất cả các bạn là những người trẻ tuổi. Trước kia chúng tôi cũng từng có tuổi trẻ, chúng tôi đã phản kháng, nằm chặn các tuyến đường sắt, khi ấy chúng tôi không bao giờ nghĩ vềđiều sẽ xảy ra trong tương lai. Cuối cùng, một lần nữa tôi muốn cầu xin các bạn sinh viên, hãy trầm tư suy nghĩ về tương lai. Có nhiều điều có thểđược giải quyết. Tôi hy vọng các bạn sẽ chấm dứt cuộc tuyệt thực này sớm, cảm ơn.
Tổng thống Chu Ân Lai (giản thể: 周恩来; phồn thể: 周恩來; bính âm: Zhōu Ēnlái; Wade-Giles: Chou En-lai) (5 tháng 3 năm 1898 – 8 tháng 1 năm 1976), là một lãnh đạo xuất chúng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng giữ chức Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ 1949 cho tới khi ông qua đời tháng 1 năm 1976, và Bộ trưởng Ngoại giao từ năm 1949 tới năm 1958. Chu Ân Lai đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực của Đảng Cộng sản, và sau này trong việc xây dựng nền kinh tế Trung Quốc cũng như tái cơ cấu xã hội Trung Quốc. Trên bình diện quốc tế, Chu Ân Lai là một nhà ngoại giao tài năng, là người ủng hộ sự sống chung hoà bình và từng tham gia vào Hội nghị Geneva năm 1954. Nhờ phẩm chất đạo đức của mình, ông rất được lòng dân chúng, và cái chết của Chu Ân Lai khiến sự ủng hộ của dân chúng tăng mạnh trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc từ Mao Trạch Đông sang Đặng Tiểu Bình.
Chu Ân Lai thường được coi là một nhà thương thuyết có tài, một bậc thầy về thực hiện chính sách, một nhà cách mạng toàn tâm, một chính khách thực tế với sự kiên nhẫn vô biên và sự chú trọng đặc biệt tới các chi tiết công việc. Ông cũng nổi tiếng về lao động không mệt mỏi và đạo đức. Ông được coi là vị chính khách cuối cùng của tư tưởng Khổng giáo truyền thống. Phong cách chính trị của Chu Ân Lai cần được xem xét theo triết lý chính trị và nhân cách của ông. Ở mức độ lớn hơn, Chu Ân Lai là một nhân vật kết hợp giữa chính khách cộng sản và nền giáo dục Trung Hoa truyền thống: từng có tư tưởng bảo thủ và cực đoan, thực dụng và có ý thức hệ, đồng thời có niềm tin vào trật tự và sự hoà hợp cũng như một lòng tin vào sự phản kháng và cách mạng.
Dù là người có lòng tin tưởng nhiệt thành vào các lý tưởng Cộng sản, lý tưởng cơ bản của nhà nước Trung Hoa hiện đại, Chu Ân Lai thường được nhiều người cho là có ảnh hưởng ôn hoà trên một số tư tưởng thái quá của chế độ Mao, dù ông không có quyền lực cần thiết để có thể chống lại những chính sách của Mao. Có những ý kiến cho rằng ông đã sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ một số địa điểm tôn giáo và hoàng gia cổ Trung Quốc khỏi những cuộc cướp phá của lực lượng Hồng vệ binh cũng như bảo vệ nhiều tướng lĩnh và lãnh đạo hàng đầu chính phủ khỏi các cuộc thanh trừng. Dù trong những năm gần đây Mao bị đánh giá lại, rất ít người Trung Quốc cũng như cộng đồng Hoa Kiều ở nước ngoài phê phán Chu nặng nề như Mao. Chu để lại cảm tình khá tốt trong dân chúng và giới học giả Trung Quốc.
Ông là một trong số ít nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện sự tôn trọng đúng mực đối với các nước nhỏ như Việt Nam. Chu Ân Lai đã từng nói: “Nếu các bạn không thích thì chúng tôi sẽ ra đi ngay” khi Việt Nam khéo léo phản ứng việc Hồng vệ binh Trung Quốc hô hào các khẩu hiệu của Đại cách mạng văn hóa vô sản ở Hà Nội năm 1967. Và chính ông cũng nhận Hồ Chí Minh là “lão đại ca”.
Chủ tịch Mao vĩ đại: Không cần nói nhiều, đó chính là Mao Trạch Đông (Trung văn phồn thể: 毛澤東; giản thể: 毛泽东; bính âm: Máo Zédōng; 26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976), tự Nhuận Chi ban đầu là Vịnh Chi, bút danh: Tử Nhậm. Ông là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
Ông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông (Những người theo chủ nghĩa này được gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist)
Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, mở đầu công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, nhưng cũng bị phê phán về những chính sách sai lầm dẫn tới nạn đói 1959–1961 và những thiệt hại xã hội của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa.
Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch. Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).
Là một nhân vật gây tranh cãi, Mao được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại,và cũng được biết đến như một nhà lý thuyết, nhà chiến lược quân sự, nhà thơ và lãnh đạo có tầm nhìn xa. Những người ủng hộ Mao cho rằng ông đã có công đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc ra khỏi Trung Quốc, chấm dứt Bách niên quốc sỉ (100 năm Trung Hoa bị các nước ngoại quốc sỉ nhục), hiện đại hóa Trung Quốc và xây dựng nước này thành một cường quốc, nâng cao vị thế phụ nữ, cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ và tăng tuổi thọ trung bình khi dân số Trung Quốc tăng từ 550 triệu lên trên 900 triệu dưới sự lãnh đạo của ông. Ngược lại, các nhà phê bình phương Tây cáo buộc Mao Trạch Đông là một nhà độc tài, người đã phá huỷ văn hoá truyền thống Trung Quốc và thi hành các chính sách vi phạm nhân quyền. Họ ước tính rằng các sai lầm của Mao Trạch Đông trong điều hành kinh tế đã góp phần gây ra nạn đói năm 1959–1961 khiến hàng chục triệu người chết
Nguyên soái Hạ Long: Cái tên này có lẽ rất xa lạ với các bạn, nhưng nếu là một người thích đọc tiểu thuyết nam tần và giới giải trí của TQ chắc không xa lạ với bộ phim Lượng Kiếm và nhân vật Chu Văn Long được phóng tác từ cuộc đời của chính vị tướng quân này. Ông chính là hình mẫu tướng quân nông dân lưu manh điển hình trong giai cấp tướng tá của Cộng sản TQ.
Hạ Long (giản thể: 贺龙; phồn thể: 賀龍; bính âm: Hè Lóng; Wade-Giles: Ho Lung) (22 tháng 3 năm 1896 – 8 tháng 6 năm 1969) là một lãnh đạo quân sự của Trung Quốc. Ông là một nguyên soái và là phó thủ tướng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Hạ Long, tên thật là Hạ Văn Thường, tự Vân Khanh sinh năm 1896 tại Tang Thực, Hồ Nam.
Năm 1914, gia nhập Trung Hoa Cách mạng đảng của Tôn Trung Sơn.
Năm 1926, tham gia Bắc phạt với chức danh Sư trưởng.
Năm 1927, là Tổng chỉ huy quân khởi nghĩa trong cuộc khởi nghĩa Nam Xương. Cũng trong năm 1927, Hạ Long gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ năm 1927 đến năm 1936, ông giữ chức Tổng chỉ huy Phương diện quân số 2 của Hồng quân.
Năm 1935, Hạ Long tham gia Vạn lý Trường chinh Từ năm 1937 đến 1946 tức thời kỳ Quốc-Cộng hợp tác lần thứ hai chống Nhật, Hạ Long là Sư trưởng kiêm Chính ủy Sư đoàn 120 của Bát Lộ quân.
Năm 1942, làm Tư lệnh Liên quân Biên khu Thiểm Cam Ninh.
Năm 1945, khi Nhật đầu hàng, Hạ Long giữ các chức: Tư lệnh Quân khu Tây Bắc, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Thành phố Tây An.
Năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Hạ Long giữ chức Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng,
Năm 1955, được phong hàm Nguyên soái. Năm 1956, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị.
Từ năm 1959, là Phó chủ tịch thường trực Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Công nghiệp quốc phòng.
Trong Cách mạng Văn hóa, Khang Sinh phao tin nhảm với Tổ cách mạng văn hóa Trung ương rằng: “Hạ Long tự điều động quân đội để làm “Binh biến tháng Hai xây lô cốt ở ngoại ô Bắc Kinh”… pháo đặt ở Thập Sa Hải, miệng súng nhằm đúng Trung Nam Hải… mưu hại Mao Chủ tịch”.
Để đề phòng bất trắc, Chu Ân Lai đón Hạ Long đến ở phòng Tây Hoa. Ngay lập tức, Lâm Bưu hạ lệnh bắt ngay Hạ Long và lập tổ chuyên án điều tra. Hạ Long bị giam ở Tượng Tỵ Tử Câu, những thứ thuốc cần dùng mà Hạ Long đã chuẩn bị cho mình bị tịch thu, sức khỏe ông ngày một suy yếu. Được đưa tới bệnh viện nhưng không được chữa trị. Hạ Long từ trần lúc 15 giờ 4 phút ngày 9 tháng 6 năm 1969.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook