[Đạo Mộ Bút Ký] Lão Cửu Môn
-
Chương 29: Mèo cào
Chuyển ngữ: Earl Grey
“Lão Bát.” Trương Khải Sơn bình thản gọi một tiếng, Tề Thiết Chủy lập tức gật đầu, giơ cây đuốc lên soi trước bích họa. Trên đoạn hành lang xây bằng gạch, có thể nhìn thấy trên mỗi viên gạch lại có những hoa văn đối xứng hình thoi rất đặc biệt, hắn bèn nghiêm túc nói: “Gạch đúc khuôn khắc hoa văn, thời Nam Bắc Triều, đây là cách mai táng thời Nam Triều. Nếu tôi đoán không lầm, trước mộ còn xây điện thờ, trước điện là cửa lăng, cổng tam quan, trái phải nối liền với tường lăng. Tương tự với cỗ quan tài chúng ta tìm thấy trên chiếc xe lửa.”
“Hành lang trong cổ mộ thời Nam Triều lại có bích họa lớn đến thế này sao?” Trương Khải Sơn hỏi: “Tôi nhớ trước kia cũng từng thấy rồi, toàn bộ các viên gạch đều vẽ tranh, mỗi viên gạch lại vẽ một chút, cả mặt tường liền trở thành một bức bích họa cỡ lớn…”
Tề Thiết Chủy cũng lắc đầu, nhìn từng hình vẽ cổ nhân hai mặt trên tường. Bức bích họa đã bị bong tróc gần hết, phần lớn chẳng nhìn ra được cái gì, cho nên không thể biết được nội dung bức tranh đó là gì. Thực ra hắn lại tương đối hiểu biết về bích họa, cũng thường hay phỏng lại nhiều bức tranh, cho nên, nếu đó là tranh vẽ theo lối truyền thống thì hắn vẫn có thể suy đoán ra được. Nhưng đằng này, bích họa trên mặt tường kia thật sự rất khó để nhìn ra cái gì với cái gì. Chỉ có duy nhất một điểm có thể khẳng định, đây quả thực đúng là gạch thời Nam Triều, nhưng tranh vẽ trên gạch lại chưa chắc đã thuộc thời Nam Triều.
“Chỗ này đúng là một mộ rỗng, chúng ta lên phía trước xem xem, biết đâu lại có nhiều manh mối hơn.” Hắn nói: “Ở đây bị khai khoáng suốt nhiều năm, ngôi mộ cổ này có lẽ đã bị thợ mỏ phát hiện ra từ lâu về trước rồi, những bích họa này có lẽ là do thợ mỏ thuộc mấy triều đại về sau sáng tác nên.”
“Bích họa này sống động như thế, thợ mỏ chắc không có kỹ thuật tốt đến thế đâu.” Viên phụ tá nói. Tề Thiết Chủy chỉ lườm anh ta một cái, rồi không thèm để ý đến nữa, cả đoàn người tiếp tục tiến bước men theo tuyến đường sắt. Các thân binh đều đã lên đạn, sắp xếp đứng ở các vị trí có thể thuận tiện yểm trợ và tiếp ứng cho nhau. Trương Khải Sơn từ đầu đến cuối vẫn cứ nhìn chằm chằm vào bức bích họa, tất cả các nhân vật trong tranh đều có hai khuôn mặt. Ông ta không khỏi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết thời Thanh.
Truyện kể rằng, vào thời Đường có một vị tú tài tên là Đường Ngao vào kinh ứng thí, thi đỗ Thám Hoa. Đúng lúc đó Từ Kính Nghiệp khởi binh đánh Võ Tắc Thiên, có người bèn vu cáo Đường Ngao có mối giao tình với Từ Kính Nghiệp, hại chàng bị tước mất công danh. Đường Ngao nản lòng thoái chí, ra biển chu du, đến được một nơi có tên là nước Hai Mặt. Người dân nước này ai ai cũng có hai khuôn mặt, một khuôn mặt hiền lành lương thiện, một khuôn mặt độc ác nham hiểm. Ở đó chàng gặp một người bạn cũ vốn bị kẹt lại ở nước Hai Mặt không rời đi được, tên là Từ Thừa Chí. Để giúp Từ Thừa Chí về lại quê hương, chàng bèn giấu bạn vào trong một chiếc quan tài giả vờ nhập liệm an táng, nhưng đến bước ngoặt cuối cùng, Từ Thừa Chí lại không chịu đi nữa, bởi vì anh ta đã ở lại nước Hai Mặt quá lâu, sau gáy cũng dần dần mọc ra thêm khuôn mặt thứ hai rồi. Anh ta bảo bạn mau rời khỏi đây, nếu không số phận sẽ giống như anh ta vậy.
Bức bích họa trước mặt này phức tạp như thế, nhưng lại nom giống như một khung cảnh ở nước Hai Mặt. Tuy nhiên thời Nam Bắc Triều lại cách thời Thanh quá xa, vả lại không có lý do gì để tin rằng có người lại hứng chí lên vẽ minh họa truyện Kính Hoa Duyên ở một nơi như thế này.
Nhìn ngắm hồi lâu, đột nhiên Tề Thiết Chủy khựng lại, hắn cũng nhìn chằm chằm bức bích họa, rồi lại quay đầu nhìn Trương Khải Sơn: “Phật gia.”
“Sao thế?” Trương Khải Sơn hỏi, Tề Thiết Chủy nói: “Xem chỗ này.” Nói đoạn, hắn chỉ vào một chi tiết trong bức bích họa, đó là một nhân vật cực kỳ bé nhỏ. Nhân vật này chỉ cao khoảng tầm từ hổ khẩu bàn tay đến đầu ngón tay. Nhân vật này khác biệt với tất cả những nhân vật khác trong tranh, đó là người duy nhất chỉ có một khuôn mặt.
Các cây đuốc bèn tập hợp lại, Tề Thiết Chủy tiến sát lại gần nhìn cho kỹ, người này không những chỉ có một khuôn mặt, mà còn có một điểm khác biệt với tất cả các nhân vật xung quanh nữa. Người này không hề quay về bất cứ hướng nào trong bức bích họa, mà quay về phía ngoài bức bích họa, nói cách khác, người này đang nhìn thẳng vào Tề Thiết Chủy. Tề Thiết Chủy dựa theo ánh mắt của nhân vật sĩ quan này, từ từ quay đầu lại, nhìn về phía mặt tường đối diện hành lang.
“Người sĩ quan này, là nhân vật chính của cả bức bích họa, thế mà sao lại chỉ bé có từng này, lại còn nhìn vào vách tường đối diện nữa.” Đám người lập tức nhào qua vách tường mộ bên kia hành lang, trên vách tường đó cũng có bức bích họa giống y hệt, cũng ở vị trí tương đồng, lại không có nhân vật nào cả, mà chỉ có một hàng chữ.
Tức là, nhân vật sĩ quan chỉ có một khuôn mặt kia, đang nhìn hàng chữ này.
Nét chữ lờ mờ không rõ, chỉ nhìn được sáu chữ, viết: “Thiên thùy tượng, thiên cổ minh.”
“Ngũ Hành gia(*) cho rằng, thiên thùy tượng, thiên cổ minh, tức là thiên thạch rơi xuống đất này, ý chỉ tai họa khủng khiếp.” Tề Thiết Chủy nói, rồi đột như nhớ ra điều gì, nhìn lên trần: “Xem trên trần, xem bích họa trên trần.”
Một loạt các cây đuốc được giơ lên cao, mọi người nhìn thấy bích họa còn được kéo dài lên tận phía trên, trên trần đoạn hành lang này còn nhiều tranh vẽ khác nữa, nhưng không chiếu sáng rõ được. Trong đó có một phần vẽ núi cao sông rộng, hình như mấu chốt chính là ở chỗ này.
—
(*) Ngũ Hành gia là một học phái thời cổ, chuyên nghiên cứu giải thích các hiện tượng của con người và vũ trụ.
“Lão Bát.” Trương Khải Sơn bình thản gọi một tiếng, Tề Thiết Chủy lập tức gật đầu, giơ cây đuốc lên soi trước bích họa. Trên đoạn hành lang xây bằng gạch, có thể nhìn thấy trên mỗi viên gạch lại có những hoa văn đối xứng hình thoi rất đặc biệt, hắn bèn nghiêm túc nói: “Gạch đúc khuôn khắc hoa văn, thời Nam Bắc Triều, đây là cách mai táng thời Nam Triều. Nếu tôi đoán không lầm, trước mộ còn xây điện thờ, trước điện là cửa lăng, cổng tam quan, trái phải nối liền với tường lăng. Tương tự với cỗ quan tài chúng ta tìm thấy trên chiếc xe lửa.”
“Hành lang trong cổ mộ thời Nam Triều lại có bích họa lớn đến thế này sao?” Trương Khải Sơn hỏi: “Tôi nhớ trước kia cũng từng thấy rồi, toàn bộ các viên gạch đều vẽ tranh, mỗi viên gạch lại vẽ một chút, cả mặt tường liền trở thành một bức bích họa cỡ lớn…”
Tề Thiết Chủy cũng lắc đầu, nhìn từng hình vẽ cổ nhân hai mặt trên tường. Bức bích họa đã bị bong tróc gần hết, phần lớn chẳng nhìn ra được cái gì, cho nên không thể biết được nội dung bức tranh đó là gì. Thực ra hắn lại tương đối hiểu biết về bích họa, cũng thường hay phỏng lại nhiều bức tranh, cho nên, nếu đó là tranh vẽ theo lối truyền thống thì hắn vẫn có thể suy đoán ra được. Nhưng đằng này, bích họa trên mặt tường kia thật sự rất khó để nhìn ra cái gì với cái gì. Chỉ có duy nhất một điểm có thể khẳng định, đây quả thực đúng là gạch thời Nam Triều, nhưng tranh vẽ trên gạch lại chưa chắc đã thuộc thời Nam Triều.
“Chỗ này đúng là một mộ rỗng, chúng ta lên phía trước xem xem, biết đâu lại có nhiều manh mối hơn.” Hắn nói: “Ở đây bị khai khoáng suốt nhiều năm, ngôi mộ cổ này có lẽ đã bị thợ mỏ phát hiện ra từ lâu về trước rồi, những bích họa này có lẽ là do thợ mỏ thuộc mấy triều đại về sau sáng tác nên.”
“Bích họa này sống động như thế, thợ mỏ chắc không có kỹ thuật tốt đến thế đâu.” Viên phụ tá nói. Tề Thiết Chủy chỉ lườm anh ta một cái, rồi không thèm để ý đến nữa, cả đoàn người tiếp tục tiến bước men theo tuyến đường sắt. Các thân binh đều đã lên đạn, sắp xếp đứng ở các vị trí có thể thuận tiện yểm trợ và tiếp ứng cho nhau. Trương Khải Sơn từ đầu đến cuối vẫn cứ nhìn chằm chằm vào bức bích họa, tất cả các nhân vật trong tranh đều có hai khuôn mặt. Ông ta không khỏi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết thời Thanh.
Truyện kể rằng, vào thời Đường có một vị tú tài tên là Đường Ngao vào kinh ứng thí, thi đỗ Thám Hoa. Đúng lúc đó Từ Kính Nghiệp khởi binh đánh Võ Tắc Thiên, có người bèn vu cáo Đường Ngao có mối giao tình với Từ Kính Nghiệp, hại chàng bị tước mất công danh. Đường Ngao nản lòng thoái chí, ra biển chu du, đến được một nơi có tên là nước Hai Mặt. Người dân nước này ai ai cũng có hai khuôn mặt, một khuôn mặt hiền lành lương thiện, một khuôn mặt độc ác nham hiểm. Ở đó chàng gặp một người bạn cũ vốn bị kẹt lại ở nước Hai Mặt không rời đi được, tên là Từ Thừa Chí. Để giúp Từ Thừa Chí về lại quê hương, chàng bèn giấu bạn vào trong một chiếc quan tài giả vờ nhập liệm an táng, nhưng đến bước ngoặt cuối cùng, Từ Thừa Chí lại không chịu đi nữa, bởi vì anh ta đã ở lại nước Hai Mặt quá lâu, sau gáy cũng dần dần mọc ra thêm khuôn mặt thứ hai rồi. Anh ta bảo bạn mau rời khỏi đây, nếu không số phận sẽ giống như anh ta vậy.
Bức bích họa trước mặt này phức tạp như thế, nhưng lại nom giống như một khung cảnh ở nước Hai Mặt. Tuy nhiên thời Nam Bắc Triều lại cách thời Thanh quá xa, vả lại không có lý do gì để tin rằng có người lại hứng chí lên vẽ minh họa truyện Kính Hoa Duyên ở một nơi như thế này.
Nhìn ngắm hồi lâu, đột nhiên Tề Thiết Chủy khựng lại, hắn cũng nhìn chằm chằm bức bích họa, rồi lại quay đầu nhìn Trương Khải Sơn: “Phật gia.”
“Sao thế?” Trương Khải Sơn hỏi, Tề Thiết Chủy nói: “Xem chỗ này.” Nói đoạn, hắn chỉ vào một chi tiết trong bức bích họa, đó là một nhân vật cực kỳ bé nhỏ. Nhân vật này chỉ cao khoảng tầm từ hổ khẩu bàn tay đến đầu ngón tay. Nhân vật này khác biệt với tất cả những nhân vật khác trong tranh, đó là người duy nhất chỉ có một khuôn mặt.
Các cây đuốc bèn tập hợp lại, Tề Thiết Chủy tiến sát lại gần nhìn cho kỹ, người này không những chỉ có một khuôn mặt, mà còn có một điểm khác biệt với tất cả các nhân vật xung quanh nữa. Người này không hề quay về bất cứ hướng nào trong bức bích họa, mà quay về phía ngoài bức bích họa, nói cách khác, người này đang nhìn thẳng vào Tề Thiết Chủy. Tề Thiết Chủy dựa theo ánh mắt của nhân vật sĩ quan này, từ từ quay đầu lại, nhìn về phía mặt tường đối diện hành lang.
“Người sĩ quan này, là nhân vật chính của cả bức bích họa, thế mà sao lại chỉ bé có từng này, lại còn nhìn vào vách tường đối diện nữa.” Đám người lập tức nhào qua vách tường mộ bên kia hành lang, trên vách tường đó cũng có bức bích họa giống y hệt, cũng ở vị trí tương đồng, lại không có nhân vật nào cả, mà chỉ có một hàng chữ.
Tức là, nhân vật sĩ quan chỉ có một khuôn mặt kia, đang nhìn hàng chữ này.
Nét chữ lờ mờ không rõ, chỉ nhìn được sáu chữ, viết: “Thiên thùy tượng, thiên cổ minh.”
“Ngũ Hành gia(*) cho rằng, thiên thùy tượng, thiên cổ minh, tức là thiên thạch rơi xuống đất này, ý chỉ tai họa khủng khiếp.” Tề Thiết Chủy nói, rồi đột như nhớ ra điều gì, nhìn lên trần: “Xem trên trần, xem bích họa trên trần.”
Một loạt các cây đuốc được giơ lên cao, mọi người nhìn thấy bích họa còn được kéo dài lên tận phía trên, trên trần đoạn hành lang này còn nhiều tranh vẽ khác nữa, nhưng không chiếu sáng rõ được. Trong đó có một phần vẽ núi cao sông rộng, hình như mấu chốt chính là ở chỗ này.
—
(*) Ngũ Hành gia là một học phái thời cổ, chuyên nghiên cứu giải thích các hiện tượng của con người và vũ trụ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook