Đào Hoa Trong Gió Loạn
Chương 3: Thăng long! bất chiến tự nhiên thành

Thành Thăng LOng vốn là đất kinh kỳ của nước Việt từ thời nhà Lý, trải gần ngàn năm nơi đây vẫn nổi tiếng là nơi văn vật lắm trai thanh gái lịch, dinh thự lầu các tòa ngang dãy dọc. Nhưng gần đây do những thay đổi của triều đại từ họ Hồ chuyên quyền phá bớt qui mô diện vũ xây để lại Tây đô ở Thanh Hoá với mưu đồ di đô, đến họ Mạc cướp ngôi xưng đế rồi cuối cùng tháo chạy lên Cao Bằng để lại họa vua Lê chúa Trịnh tranh giành quyền binh.

Khi chúa Trịnh Sâm qua đời, loạn kiêu binh đã lộng hành tùy ý phá phủ đệ của người nào mà chúng không bằng lòng, ngay phủ đệ của tham tụng Nguyễn Khản ở phường Bích Câu cũng bị chúng đết trụi, đến khi Trịnh Bồng về giành lại ngôi chúa hắn ti tiện đến độ phá huỷ sạch các cung điện của triều Lê đã dồn biết bao công sức của nhân dần xầy dựng tữ mấy trăm năm trước.

Gần đây tin báo về quân Mãn Thanh đã tràn qua biên giới sắp xâm chiếm kinh đô lại càng làm nhân tâm xao xác. Nhịp sống kinh kỳ lúc nào cũng như lên cơn sốt. Giá gạo bị tăng lên vùn vụt gạo thóc khan hiếm không sao tìm ra đâu một thúng gạo, hàng phố đóng cữa im lìm vì ai cũng sợ một ngày nào đó bọn quân Tàu lếch thếch kéo đến, xông vào tất cả mọi nhà để mang đi tất cả mọi thứ mà chúng thấy được, từ con gà con vịt, cái nồi niêu đến tử giường ghế ...

Buổi sáng thật sớm Nguyễn Đại Thạch và Thanh Nhạn đến cửa ngõ Thăng Long. Trời đã sáng rõ hai bên đường là ruộng lúa xanh tươi mơn mởn đang bắn ngọn vươn lên nhưng đường vắng tanh không cớ một bóng người. Những hàng quán xiêu vẹo ở bờ đê đầu làng cũng lặng lẽ như bàng hoàng vì không hiểu mọi người bỗng nhiên biến đi đâu mất hết. Xa xa lũy tre làng vẫn ngả nghiêng trong gió sớm. Đại Thạch chỉ cho Thanh Nhạn thấy bóng ngôi làng ở xa lẫn vào trong màu xanh của đám tre va lúa trải gần đến chân trời chàng nói:

- Khi xưa đó là nơi mà tôi ra đời và sống bơ vơ cho đến ngày nay!

Nghe giọng có vê hoài cảm của bạn đường. Thanh Nhạn dường như cũng chạnh lòng, nàng tiếp:

- ...Nhưng hình như nó đã bắt đầu chấm dứt tữ mấy hôm rồi ...

- Cám ơn tiểu thư, nhưng lòng tôi vẫn còn cảm thấy vẫn chưa có gì thay đổi cả!

- Đại ca nói nghe ngậm ngùi quá, chẳng lẽ mấy hôm nay tôi không làm cho đại ca quên được chút nào dĩ vãng của đại ca sao?

Đại Thạch thở dài:

- Tiểu thư đẹp đẽ quá, cao xa quá ... Còn tôi là kẻ nghèo hèn làm sao dám với tới?

Thanh Nhạn gạt đi:

- Tôi cấm đại ca nói kiểu đó, nếu đại ca còn nói vậy tôi xin chia tay đại ca.

Đại Thạch đành dàn hòa:

- Thì thôi vậy ấy là tôi nói đùa vậy thôi. Đã tới Kinh rồi đó, hay mình ngồi xuống bờ đá này nghỉ chân chốc lát rồi vào thành?

Đại Thạch chỉ tảng đá lớn nàm trơ vơ trên đê ruộng, Thanh Nhạn vủi vê:

- Phải đấy đại ca! ở đây gió mát.

Nàng chưa hết lời thì hướng Thăng Long đã tiến lại bốn bóng ngưa chiến bờm và lông đen tuyền, trên yên là bốn tay ky mã mặc áo chẽn, tên nào cũng giắt chùy thủ. Áo họ mặc cùng một màu đen trước ngực có thêu chữ "Lê" to tướng. Đại Thạch nói với Thanh Nhạn:

- Bọn tay chân của nhà Lê cũ đấy ...

Bọn ky sĩ đã đến trước mặt Đại Thạch, chúng ghìm cương hỏi trổng:

- Có thấy lão tăng nào vừa cởi ngựa qua đây không?

Đại Thạch và Thanh Nhạn đều im lặng? Một tên khác quát to hơn:

- Này vợ chồng tên kia nghe chúng ta hỏi chứ?

Thanh Nhạn vừa quay mặt lại, cả bọn vệ sĩ vô cùng ngạc nhiên. Tên thứ hai khẽ huýt sáo miệng:

- Tên điếc này có vợ đẹp quá nhị ca à, hay là ...

Tên đi đầu được gọi là nhị ca im lặng ngắm Thanh Nhạn, chẳng cần đàn em đề nghị, nhìn mắt hắn là đã lộ rõ dã tâm muốn cướp vợ người, hắn lấy chân hất một hòn đá bắn vào người Đại Thạch:

- Này tên điếc kia, nghe đại nhân hỏi gì chứ?

Đại Thạch lại càng trêu ngươi, chàng vờ lắc đầu trỏ vào tai:

- Tôi hơi lãng tai, xin các ông hỏi lại cho rõ.

Tên nhị ca chắc lưỡi:

- Lãng tai mà sao lấy được vợ đẹp thế, khéo mất có ngày ...

- Mi có thấy lão tăng nào phi ngựa qua đây không?

Đại Thạch giả vờ ú ớ:

- Lão vương làm sao phải phi ngựa qua đây?

Mấy tên đi sau tỏ ý sốt ruột:

- Trời ơi nhị ca hỏi han chi tên điếc này cho mất thì giờ.

Đang nổi nóng tên nhị ca cầm roi ngựa tiện tay đập xuống người Đại Thạch:

- Thằng điếc này nói xỏ đại vương của ta đây mà!

Đại Thạch nhẹ nhàng chộp lấy đầu ngọn roi quăng luôn nhị ca xuống ngựa.

Hắn lồm cồm ngồi dậy bị quăng trước mặt bọn đàn em và mỹ nhân nên hắn ngượng cả mặt, hắn gầm lên:

- Thằng này gớm thật, dám liều mạng vời nhị ca đây ...ấy là mày muốn tìm chỗ chết chớ ông không có ý giết mày đâu.

Hắn rút phăng mũi nhọn lên bưng đâm tới, nhưng chưa kịp chạm tới Đại Thạch đã ăn một cước như trời giáng của Thanh Nhạn, hắn buông rơi mũi đao, la to:

- A! Con tiện ti gớm thật. Các tiểu đệ mau tóm cổ hai đứa nhà quê này cho ta!

Cả bọn đều đã xuống ngựa và rút vũ khi. Đại Thạch cười to:

- Lão vương Lê Chiêu Thống dẫn bọn ăn hại này về đây làm gì rồi bỏ đi đâu để đến nỗi nước mất nhà tan quả là điềm mất ngôi đế ...

Một tên võ sĩ đế râu mép quát lên:

- Tiểu ti ăn nói cẩn thận! Vua ta sắp trở về Thăng Long! Và đuổi bọn Nguyễn Quang Bình về Xứ Qui Nhơn.

Nghe tên này nói xấu Tây Sơn, Thanh Nhạn nóng mặt hỏi vặn lại:

- À thì ra vua Lê cõng bọn rắn Tàu về để vỗ yên trăm họ nhưng bọn Tàu đâu phải ngu mà giúp Chiêu Thống không công, hay là chúng lại cưởi lẽn đầu lên cổ tên vua bán nước ấy?

Tên được gọi nhị ca gầm to:

- Im ngay! Cấm không được hỗn với vua ta, tụi bây bịt mõm hai đứa chúng nó lại!

Ngay tức thì, cả bốn mũi đao ngắn nhắm thẳng Đại Thạch và Thanh Nhạn phóng tới. Người Đại Thạch như một chiếc bóng đột nhiên vụt đến gần nhị ca, hai tay chàng như hai gọng kềm xiết chặt lấy cổ tay đối phương và đoạt đao một cách dễ dàng.

Đột nhiên Đại Thạch nghe đằng sau có tiếng gió lạ rít lên, chưa kịp phản ứng thì lưng chàng đã bị một thiết trượng đập mạnh một cái, xô chàng chúi xuống theo đó là tiếng gầm:

- Tất cả bọn cho má hãy coi trượng pháp của lão tăng đây!

Tất cả bọn võ sĩ triều Lê đều kinh ngạc kêu lên:

- Thiên Long đại sư!

Một lão sư sừng sững hiện ra từ lúc nào, trên tay vẫn đang múa cây thiền trượng vun vút, vừa điều động vũ khí lão tăng vừa cười ha hả:

- Chính là Thiền Long mà các ngươi đang định đi tìm để xin ta đưa cả bọn lên Niết bàn một lúc đây!

Lão tăng bỗng dừng tay chống thiền trượng xuống đất chỉ vào Đại Thạch:

- Đáng lẽ lão sẽ chiều ý mà đưa cả bọn các ngươi lên Niết bàn nhưng bọn bay phải cám ơn tên nhà quê mà lão vừa gặp đây đã không cho lão có thì giờ làm việc ấy nữa. Đợi dịp khác vậy nhé.

Đại Thạch nhìn lão tăng, chàng thấy hoàn toàn không có nét quen thuộc nào cả mà sao lão nói như đã có quen chàng. Chàng vội hỏi:

- Lão tăng muốn gì ở ta?

Lão tăng lằng lặng không đáp thò tay vào túi móc ra một vật gì đó đưa cho Đại Thạch coi. Nét mặt chàng run lên chàng hỏi:

- Tống Sơn bí lệnh! Lão tăng là ai.

- Ngươi chẳng cần biết ta là ai, đã thấy "bí lệnh" thì phải có bổn phận tuân lệnh ta mà thôi!

- Lão tăng muốn tại hạ phải làm gì?

- Theo ta về Tống Sơn!

- Ngay bây giờ?

- Phải! Ngay bây giờ, thôi ta lên đường.

Lão tăng vừa dứt lời tay phải đã vươn ra dùng trào pháp nắm chặt lấy bả vai Nguyễn Đại Thạch đẩy tới. Đại Thạch chĩ kịp nói với Thanh Nhạn:

- Tiểu thư! Xin tạm biệt ta sẽ gặp lại sau ... Tôi phải về Tống Sơn đây ...

Nhưng bọn võ sỉ nhà Lê không chịu đứng yên, chúng đã bao vây Đại Thạch và Thiên Long hòa thượng. Lão hòa thượng cười dài lên một tiếng thiền trượng như con rồng nhỗ uốn lượn chung quanh tạo thành mỗt bức tường sắt bảo vệ hai người đồng thời lão giục:

- Cứ bình tỉnh lên đường đừng thèm để ý đến bọn chúng!

Thực sự không cần lão dặn Đại Thạch cũng đư biết bọn võ sĩ này không thể đụng được tới lông chân lão tăng võ công quá cao cường này, bởi vậy chàng bình thản theo lão tiến về phương Nam. Riêng Thanh Nhạn trong lúc kẻ địch vây quanh như thế này cũng không biết phản ứng ra sao đành cứ đứng trông theo Đại Thạch và lão tăng khuất bóng. Nàng chợt sực nhớ tới tình trạng nguy hiểm bản thân mình nên nhân cơ hội cả bọn võ sĩ đang bận giao đấu với lão tăng liền nhanh chân nhảy lên lưng một con ngựa ra roi chạy luôn về hướng Nam.

Tất cả bọn võ sĩ đều biết nhưng không rảnh tay để cản trở đành để Thanh Nhạn thoát thân.

Mặt trời đã lên tới đỉnh đầu chiếu những tia nắng dữ dội của buổi trưa tháng năm vừa nóng vừa ngột ngạt bởi ngọn gió hừng hực nảy lửa. Trong cái nắng kinh khủng ấy chàng và lão tăng đi bạ trên đường thiên lý độ mười dặm người đã mệt lả. Lão tăng tuy vẫn bình thường nhưng thấy Đại Thạch lưng áo ướt đẫm mồ hôi lão bèn nói:

- Ta và ngươi hãy vào quán rượu kia nghỉ chân và kiếm gì thọ trai đi!

Đại Thạth tỏ ý không bằng lòng:

- Tôi không biết ăn chay đâu, lão cứ để cho tôi ăn mặn cũng được.

Lão gật gù dẫn Đại Thạch vào tửu điếm. Một tên tửu bảo đã vồn vã chạy ra đón ngay tậri cửa:

- Kính mời lão sư và công tử vào nghỉ chân.

Nhìn thấy trước cửa quán có mót con ngựa sắc đen tuyền, Đại Thạch biết Thanh Nhạn ngồi sẵn ở trong đó nên chàng mừng thầm trong bụng. Đúng như dự đoán khi chàng vừa theo lão tăng bước vào, ở phía bàn cuối cùng Thanh Nhạn đang ngồi tư lự trước một điã cơm và ấm trà nghi ngút khói. Thanh Nhạn lên tiếng trước.

- Vì đại ca có hẹn gặp lại nên tôi đến chờ đại ca ở đây trước.

Sư Thiền Long có vẻ không bằng lòng, lão nói:

- Thôi được nhưng chỉ nên gặp một tý thôi vì chúng ta nghỉ xong là phải lên đường ngay!

Thanh Nhạn bực mình phản đối:

- Chuyện riêng chúng tôi cớ phiền gì tới lão sư. Nếu đại ca của tôi thích gặp tôi lâu thì sao?

Lão tăng sa sầm nét mặt:

- Thấy cô nương còn trẻ tuổi lão không nở nặng lời. Nhưng cô nương cứ giữ tính dấm dắng vời lão tăng thì e không còn lưởi để nói chuyện nữa đó!

Không nói không rằng Thanh Nhạn cầm ngay ấm trà ném về phía sư Thiền Long. Tay áo sư phất nhẹ và ấm trà rơi ngay xuống đất vỡ tan tành. Nguyễn Đại Thạch đành lên tiếng:

- Đại sư hãy ngừng tay. Tôi sẽ xin nói chuyện với cô nương đây ít lời rồi theo đại sư lên đường ngay!

Thanh Nhạn chưa chịu thua, nàng lườm Đại Thạch:

- Việc gì đại ca phải sợ ác tăng này đữ vậy? Với võ công của mình nếu đấu tận lực chưa biết thế nào ...

Đại Thạch gạt đi:

- Tôi tự biết sức tôi! Tiểu thư hãy im, đừng nên gây gổ mà lôi thôi.

Thanh Nhạn đành nói qua chuyện khác:

- Đại ca đành bỏ tôi đi đâu vậy?

- Tôi bắt buộc phải tuân theo "Tống Sơn bí lệnh đành phải vắng mặt nàng một thời gian vì đó là gia pháp của đòng họ tôi. Xin tiểu thư thứ lỗi và cho biết chỗ ở để sau này tôi tìm tới!

Thanh Nhạn đáp, giọng ngậm ngùi:

- Thân gái bèo bọt như tôi biết ở chỗ nào, muốn nhắn xin đại ca cứ ghé Biện Sơn hỏi ... tin nhạn vậy thôi!

Lão tăng đã kêu rượu thịt cho Nguyễn Đại Thạch còn riêng lão, lão chĩ kêu một đĩa cơm trắng ăn với chút ít muối tiêu mà hình như lão đã mang sẵn ở trong túi. Đại Thạch cũng không dám uống ruợu vì sợ say trong lúc đi đường xa, chàng chỉ ăn cơm với một đùi gà lớn. Đây là một quán cơm giữa đường nên chàng đang cố nhai trệu trạo cho đỡ đói thì ngoài cửa đã xuất hiện thêm hai người mặc áo bào màu vàng ra vẻ đạo sĩ trên lưng vác hai cái túi lớn. Nhìn thấy Thiền Long mặc cà sa nâu, lão đạo sĩ đi đầu râu để xồm xoàm hỏi ngay:

- Tên thầy chùa kia ở chùa nào vậy?

Lão tăng bị hỏi châm chọc trả đũa ngay:

- Tống Sơn Thiền Long đại sư là mỗ! Còn hai con rùa ở đâu leo lên đó?

Đạo sĩ râu xỗm bị gọi là con rùa liền xông thằng tới đập xuống liên tiếp hai vòng sắt lớn đeo ở bên vai. Sư Thiền Long thoái bộ hai bước, chiếc bàn gỗ dưới sức nặng công phá của vòng sắt chịu không nổi quị hẵn bốn chân xuống, mặt bàn gãy răng rắc. Thiền Long quát.

- Đạo sĩ ác ma là người ở đâu mà dám vọng động?

- Đạo si đi sau cũng đã tiến tới, quạt chướng pháp vào mặt Thiền Long:

- Giang Nam song long là bọn ta đây. Khôn hồn hãy đưa ra đây "Tống Sơn bí lệnh" mau.

Cả sư Thiền Long lẫn Nguyễn Đại Thạch đều kinh ngạc vì không hiểu sao hai đạo sĩ này lại biết họ có "Tống Sơn bí lệnh" trong người. Lúc bấy giờ sư Thiền Long đã lui vào một góc quán dùng hai tấm vách che chở hai bên mình, sư huy động thiền trượng như mây bay nước chảy làm cả hai địch thủ đều không dám tiến gần. Lão nói nhỏ:

- Bọn tà ma đã biết được "Tống Sơn bí lệnh" nhà ta thì nên cút mau không thì sẽ bỏ mạng tại nơi đây đó!

Quả thật trước uy lực của thiền trượng hai lão đạo sĩ có vẻ núng thế. Tên râu xồm nhân lúc đỡ một đòn nói khẽ với đồng bọn:

- Đệ hãy tóm lấy con nhỏ ngồi bên kia làm con tin rồi ta chờ dịp khác!

Hiểu ý nhau tên đạo sĩ nọ liền nhảy một bước lại sát bên Thanh Nhạn đưa tay chộp lấy gáy nàng. Nhạn mặc dù đang chú tâm theo dõi trận chiến cũng kịp đề phòng, nàng né đầu sang một bên đông thời xuất kiếm chém ngang một đường. Không ngờ nàng cũng có võ công, bàn tay lão đạo sĩ đã bị chém đứt lìa máu tuôn ra xối xả.

Lão vừa kêu rú lên thì Nguyên Đại Thạch cũng vừa bắn hai khí tới trúng ngay con mắt trái của lão. Bị liên tiếp hai đòn nặng, lão rống lên vọt ra khỏi cửa quán. Lão râu xổm thấy huynh đệ của mình bị trọng thương không còn tinh thần giao đấu nữa, lão lùi ra gầm gừ:

- Bọn Nam man gớm thật! Nhưng nghe lão nói đây đố bọn mi ngày hôm nay đến được Tống Sơn. Tiên doanh của đại soái Tôn Sĩ Nghị đã ra bá cáo khắp nơi tưởng thưởng trọng hậu cho ai bắt được tên nhãi này và con tiện tì kia!

Nguyễn Đại Thạch nghe mấy lời ấy mới vỡ lẽ đây là bọn ở tướng của Tôn Sĩ Nghị theo bắt mình để trừng trị cái tội đại náo doanh trấn của hắn. Đợi cho cã hai chạy khuất. Đại Thạch mới nói với sư Thiền Long và Thanh Nhạn:

- Nay bọn ta đang trong tình cảnh nguy nan vì khó mà thoát lưới bọn cướp nước, chẳng hay tôn ý của đại sư và tiểu thư ra sao?

Sư Thiền Long nói ngay:

- Mặc kệ bọn chúng, ta và ngươi cứ bực chỉ Tống Sơn, còn cô nương đây thì ... ta ... ta khuyên nên về khuê phòng mà may vá!

Thanh Nhạn tức tối "hứ" lên một tiếng rồi chẳng nói chắng rằng phóng ngay kiếm vào mặt Thiền Long. Sư nhẹ nhàng dùng tay áo đẩy mũi kiếm nàng qua một bên. Tuy hành động như đùa chơi nhưng kình lực đủ làm cho mũi kiếm của Thanh Nhạn chấn động mạnh, tay nàng đau buốt tận xương và nàng đành buông rơi lưỡi kiếm. Sư Thiền Long cười khẩy:

- Lần sau cô nương đừng đùa nữa.

Quay sang Đại Thạch, lão hố lớn:

- Thôi lên đường.

Vừa dứt tiếng thân pháp lão sư đã ra đến ngoài cữa quán kéo theo luôn Đại Thạch. Tên tữu bảo ngay lúc ấy níu lại:

- Lão sư ôi! Lão sư quên trả tiền cơm cho quán sao?

- Tiểu thư nên lên đường. Hôm nay xin tạm biệt và chắc chắn sẽ gặp lại một ngày không xa.

Thanh Nhạn móc bọc lấy ra một nén bạc thảy trên bàn, xốc lại hành lý ra cửa tháo cương ngựa và ra roi chạy ngược về phía Thăng Long. Sực nhớ tới trách nhiệm của mình có lúc Đại Thạch đã hỏi sư Thiền Long:

- Chúng ta về Tống Sơn làm gì? Thế còn tình trạng Thăng Long bị giặc giày xéo thì sao?

Sư Thiền Long cả cười, khoát tay một vòng về phía chân trời:

- Bọn Tôn Sĩ Nghị chiếm Thăng long chỉ được ngủ tạm một đêm mà thôi.

Mai đây khi Nguyễn Huệ kéo quân trở lại Bắc Hà thì chẳng còn một cái đầu đuôi sam nào ở đó cả. Đó không phải là việc của ta đâu. Hà! Thăng Long bất chiến tự nhiên thành mà! Để rổi coi ...

Nguyễn Đại Thạch chẳng hiểu gì cả, chàng đoán già đoán non chắc lão sư này có gì bí ẩn muốn giấu chàng. Chàng tự nhủ:

"lão sư này tuy là người tu hành nhưng tâm địa rất hiểm ác, không phải là người ta nên gần, nhưng với võ công cao siêu như lão làm sao ta thoát được vòng kiềm chế của lão được?".

Với tâm trạng bất ổn suốt hai ngày đường, cả hai đã đến làng Gia Miêu huyện Tống Sơn là nơi xưa kia chàng đã chào đời.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương